Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

DSpace at VNU: Nhiễu trong thông tin vệ tinh, kết quả đo và một số giải pháp hạn chế nhiễu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.22 KB, 3 trang )

Nhiễu trong thông tin vệ tinh, kết quả đo và
một số giải pháp hạn chế nhiễu
Bùi Ngọc Thạch
Trường Đại học Công nghệ
Luận văn Thạc sĩ ngành: Kỹ thuật vô tuyến và thông tin liên lạc; Mã số: 2 07 00
Người hướng dẫn: TS. Trần Minh Tuấn
Năm bảo vệ: 2008
Abstract: Trình bày tổng quan về ứng dụng, dịch vụ, công nghệ, kỹ thuật và một số
vấn đề của thông tin vệ tinh. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống,
các thông số đánh giá chất lượng hệ thống và một số phương pháp tính nhiễu. Đưa ra
các thông tin chung về các nguồn nhiễu, các con số thống kê về nguyên nhân gây
nhiễu. Mô tả, đánh giá ảnh hưởng của mỗi loại nhiễu đến chất lượng dịch vụ, phân
tích nguyên nhân với mỗi loại nhiễu, sau đó đưa ra một số biện pháp để khắc phục, sử
dụng các kết quả đó để minh họa. Tính toán công suất bức xạ đẳng hướng tương
đương của mỗi sóng mang khi phát một, nhiều sóng trên một bộ phát đáp. Tính toán
công suất trạm mặt đất khi phát bão hòa bộ phát đáp.
Keywords: Nhiễu thông tin; Thông tin vệ tinh; Điện tử viễn thông
Content
MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, lĩnh vực thông tin viễn thông có những bước tiến rất
nhanh, đóng vai ngày càng quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Không nằm ngoài
xu hướng đó, thông tin vệ tinh cũng không ngừng phát triển với các ứng dụng, dịch vụ cho
các ngành, lĩnh vực như: quân sự, viễn thông, khí tượng thủy văn, hàng hải, khác thác dầu,
giáo dục, y tế, phát thanh, truyền hình...đặc biệt là sự bùng nổ của truyền hình DTH. Với nhu
cầu ngày càng lớn, các công nghệ, kỹ thuật trong lĩnh vực thông tin vệ tinh cũng được tìm
hiểu nghiên cứu, ứng dụng vào thực tiễn rất nhiều.
Để đáp ứng nhu cầu rất lớn về dịch vụ thông tinh vệ tinh, số lượng quả vệ tinh trên
quỹ đạo được phóng lên ngày càng nhiều, khoảng cách giữa các quả vệ tinh cũng bị thu hẹp
từ khoảng cách 40, 20 trước đây, hiện nay tại một vị trí quỹ đạo có thể có vài quả vệ tinh, các
dải tần vệ tinh C, Ku, Ka được sử dụng một cách tối đa, công nghệ phủ sóng spotbeam cũng


được nhiều nhà khai thác vệ tinh sử dụng.


Với việc khai thác tối đa nguồn tài nguyên thông tin vệ tinh, khả năng xuất hiện, gây
nhiễu trong cùng hệ thống cũng như giữa các hệ thống càng dễ xảy ra. Trong thông tin vệ tinh
tác động, ảnh hưởng của nhiễu đến chất lượng dịch vụ rất lớn. Các nguồn nhiễu như: nhiễu
sóng mang lân cận, nhiễu vệ tinh lân cận, nhiễu do chính hệ thống của khách hàng, nhiễu
xuyên phân cực, nhiễu mặt trời và nhiều loại nhiễu khác.
Vì vậy, việc tìm hiểu nghiên cứu về nhiễu trong thông tin vệ tinh là rất cần thiết, đặc
biệt hiện nay nước ta đã phóng vệ tinh VINASAT-1 và sẽ phóng thêm những quả vệ tinh
khác trong tương lai.
Với các yêu cầu đó đề tài “Nhiễu trong thông tin vệ tinh, kết quả đo và một số giải pháp
hạn chế nhiễu” được lựa chọn để nghiên cứu, phân tích ứng dụng thực tế, làm cơ sở xây
dựng nên các quy trình xử lý nhiễu, nó rất hữu ích đối với những người khai thác và khách
hàng sử dụng dịch vụ thông tin vệ tinh.
Nội dung luận văn này gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về thông tin vệ tinh
Trình bày về ứng dụng, dịch vụ, công nghệ, kỹ thuật và một số vấn đề của thông tin vệ
tinh.
Chương 2: Nhiễu trong hệ thống thông tin vệ tinh
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống, các tham số đánh giá chất
lượng hệ thống và một số phương pháp tính nhiễu.
Chương 3: Nhiễu trong thông tin vệ tinh các kết quả đo và giải pháp hạn chế nhiễu
Đưa ra các thông tin chung về các nguồn nhiễu, loại nhiễu, các con số thống kê về
nguyên nhân gây nhiễu. Sau đó, với mỗi loại nhiễu được mô tả, đánh giá ảnh hưởng đến chất
lượng dịch vụ, phân tích nguyên nhân và đưa ra biện pháp hạn chế khắc phục, có sử dụng kết
quả đo để minh họa.
Tính toán công suất bức xạ đẳng hướng tương đương của mỗi sóng mang khi phát
một, nhiều sóng mang trên một bộ phát đáp. Tính toán công suất trạm mặt đất khi phát bão
hòa bộ phát đáp.

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình
của thầy giáo TS.Trần Minh Tuấn và các thầy cô giáo Khoa Điện tử Viễn thông - Trường Đại
học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội và các đồng nghiệp của mình. Vì đây là một lĩnh
vực khó nên các nội dung không tránh khỏi còn hạn chế và thiếu sót.
Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, phê bình của các thầy cô giáo cũng như các đồng
nghiệp để có thể bổ sung vào nội dung của luận văn này.

2


References
Tiếng Việt
1. Nguyễn Đình Lương và Phạm Văn Đương (2007), Công nghệ thông tin vệ tinh, Nhà xuất
bản Khoa học Kỹ thuật.
Tiếng Anh
2. Bruce R. Elbert (2004), The Satellite Communication Applications Handbook Second
Edition, Artech House, Inc.Boston London.
3. Michael O. Kolawole (2002), Satellite Communication Engineering,

Jolade Pty.

Ltd.Melbourne, Australia.
4.

Abramson, Norman (1990), VSAT Data Networks, IEEE.

5. Dennis Roddy (2001), Satellite Communications, Mac Graw-Hill.
6. Regis J. Bates (2000), Broadband Telecommunications Handbook, McGraw-Hill.

3




×