MỞ ĐẦU
Chăn nuôi là một bộ phận có vai trò không kém phần quan trọng trong
cơ cấu ngành nông nghiệp, có nhiệm vụ tạo ra thịt, sữa, trứng, những loại thực
phẩm thiết yếu không thể thiếu được trong nhu cầu thực phẩm tiêu dùng hằng
ngày của mỗi người trong chúng ta. Trước tình hình giá cả vật tư nguyên liệu
phục vụ cho chăn nuôi ngày càng gia tăng, gây bất lợi cho người sản xuất, lãnh
đạo tỉnh đã có các chính sách hỗ trợ người chăn nuôi, ngành chủ quản đã có chỉ
đạo đa dạng hoá vật nuôi, chú trọng đặc biệt đến các loại gia súc ăn cỏ như trâu,
bò, dê, thỏ...để giảm nhẹ chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản
xuất.
Để gia súc có thể tồn tại, và phát triển, việc đầu tiên cần làm là phải giải
quyết tốt nguồn thức ăn cho chúng. Thức ăn cho gia súc nhai lại rất đa dạng và
dể tìm, có thể là đồng cỏ tự nhiên dùng cho chăn thả hoặc thu cắt cho ăn tại
chuồng, có thể là các phụ phẩm trong nông nghiệp, hoặc đồng cỏ được trồng
chuyên canh để dùng làm thức ăn cho gia súc. Tuy nhiên, trong thực tiễn lại có
những nghịch lý, Hậu Giang cũng giống như một số tỉnh lân cận ở vùng Đồng
Bằng Sông Cửu Long, đó là các nguồn thức ăn cho gia súc ăn cỏ đang cạn kiệt
dần, đồng cỏ tự nhiên ngày càng bị thu hẹp (vì nhiều lý do: vấn đề đô thị hoá,
sự phát triển các khu công nghiệp, vấn đề thâm canh tăng vụ trong sản xuất cây
lương thực ...); phụ phẩm nông nghiệp hiện đang bị nhiều loại gia súc gia cầm
khác cạnh tranh một cách gay gắt; diện tích cỏ trồng (đồng cỏ chuyên canh) thì
lại không đáng kể so với tốc độ phát triển đàn, điều này có thể do người dân
chưa thấy rõ lợi ích của đồng cỏ chuyên canh dùng cho chăn nuôi, cũng có thể
do tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ lâu đời, chưa nhận thức đúng mức về lợi ích của
chăn nuôi thâm canh, cho nên toàn tỉnh hiện có 2.490 con bò, 1.205 con trâu
nhưng việc thiếu cỏ cho trâu bò ăn là có thật; việc nuôi trâu, bò mang lại lợi
nhuận cao là điều đã được minh chứng, thế nhưng nhiều hộ chăn nuôi trong
tỉnh đã không thể tăng đàn, thậm chí phải bán bớt đi đàn gia súc của mình cũng
chính vì không đãm đương nổi nguồn thức ăn cho chúng.
Theo chủ trương của tỉnh, đến năm 2020 toàn tỉnh sẽ có tổng đàn bò là
15.000 con, đàn trâu là 2.200 con (ở đây chưa kể đến các loại gia súc ăn cỏ
khác như dê, thỏ ...), với số lượng đàn gia súc như trên, ước tính lượng cỏ cần
có để nuôi chúng phải lên đến 430 tấn mỗi ngày. Làm sao có thể giải quyết
được nhu cầu cỏ (thức ăn xanh) hàng ngày như nêu trên cho đàn gia súc theo kế
hoạch đề ra? Các hộ chăn nuôi sẽ trồng giống cỏ nào, mức đầu tư, và kỹ thuật
chăm sóc ra sao ?
Để có nguồn thức ăn ổn định, làm nền tảng cho việc phát triển chăn nuôi
gia súc ăn cỏ, việc chủ động giải quyết thức ăn phù hợp với điều kiện đặc thù
1
của tỉnh Hậu Giang là một nhu cầu bức xúc đang đặt ra, nhằm giải quyết kịp
thời vấn đề thiếu cỏ ở hầu hết các điểm chăn nuôi trâu, bò của tỉnh hiện nay.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài có tựa đề “Đánh giá khả năng sinh trưởng và giá trị dinh dưỡng của cỏ voi
(Penisetum purpureum), cỏ sả (Panicum maximum), cỏ paspalum (Paspalum
atratum), cỏ ruzi (Brachiaria ruziziensis), cỏ lông tây (Brachiaria mutica) và
cỏ superdan (Sorghum sudanense) trên đất Hậu Giang”.
Mục tiêu của đề tài cũng chính là nhằm đánh giá năng suất chất xanh,
chất khô, và chất lượng dùng làm thức ăn gia súc của các loại cỏ nói trên trong
điều kiện trồng ở một số mật độ khác nhau, sử dụng phân đạm ở một số mức độ
khác nhau, qua đó, có thể giới thiệu cho bà con nông dân ứng dụng vào thực
tiễn sản xuất, nhằm góp phần giải quyết tốt nguồn thức ăn xanh cho gia súc ăn
cỏ trong giai đoạn hiện nay ở tỉnh Hậu Giang.
2
CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 SƠ LƯỢC VỀ CÁC GIỐNG CỎ ĐƯỢC TRỒNG TRONG THÍ NGHIỆM
1.1.1 Cỏ voi (Pennisetum purpureum)
1.1.1.1 Nguồn gốc, đặc điểm
Cỏ voi có nguồn gốc từ Nam Phi và phân bố rộng rãi ở khắp các nước
nhiệt đới trên thế giới. Cỏ được nhập vào nuớc ta từ rất lâu, hiện được trồng tại
nhiều nơi trên cả nước. Cỏ voi có nhiều dòng như Merkeron, Selection 1, King
grass ... đây là một trong những giống cỏ cho năng suất chất xanh cao nhất
trong điều kiện thâm canh hiện nay ở Việt Nam (Nguyễn Thiện, 2003).
Là loại cỏ đa niên, thân đứng, có thể cao đến 4 - 6 m, thân có nhiều lóng
như cây mía, rậm lá, sinh trưởng nhanh, những lóng phía bên dưới thường ra rể,
hình thành thân ngầm và phát triển thành búi to. Cỏ voi chịu được khô hạn, giai
đoạn sinh trưởng chính là trong mùa hè khi nhiệt độ và ẩm độ cao, sinh trưởng
chậm trong mùa đông, nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng từ 25 - 40 0C, lượng
mưa trung bình 1.500 mm . Cỏ voi yêu cầu về đất tương đối khắt khe, ưa đất
màu, giàu dinh dưỡng và thoáng, đất có tầng canh tác sâu, pH = 6 - 7, không ưa
đất cát và không chịu ngập úng. Cỏ voi thường được trồng bằng hom, nếu
được chăm sóc tốt, trồng một lần có thể cho thu hoạch nhiều năm liền (Phùng
Quốc Quảng, 2002). Trong điều kiện quản lý bình thường, tình trạng cỏ dại
xâm chiếm, cỏ voi lụi tàn dần sau hai đến ba năm, vì thế cần được cày xới và
trồng lại (FAO, afris/default.htm ).
1.1.1.2 Tiềm năng năng suất
Tuỳ vào điều kiện đất đai, quản lý chăm sóc, mức đầu tư phân bón,
khoảng cách giửa hai lần cắt... cỏ voi có thể cho năng suất chất xanh từ 300 500 tấn, trung bình 100 - 200 tấn/ ha/ năm (Nguyễn Thị Hồng Nhân, 2000).
Nếu bón 15 - 20 tấn phân chuồng, 250 - 300 kg super lân, 150 - 200 kg
K2O, 500 kg Urea cho mỗi ha, với tám lần thu cắt trong năm, cỏ voi có thể cho
năng suất chất xanh khoảng 255 tấn/ ha/ năm, (Lê Hà Châu, 1999).
Theo kết quả điều tra của chương trình IDRC năm 1992 - 1993 (Đinh
Huỳnh và Lê Hà Châu, 1995) nông dân ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh
trồng cỏ voi chỉ đạt năng suất khoảng 70 - 100 tấn chất xanh/ ha/ năm, và cũng
theo Đinh Huỳnh và Lê Hà Châu (1995), nếu trồng thâm canh với mật độ dày
(50 cm x 30 cm), phân bón với mức: 20 - 30 tấn phân chuồng + 80 kg P 2O5 +
80 kg K2O và 100 kgN dùng để bón sau mổi lần cắt, tưới nước đầy đủ trong
3
mùa khô, thời gian cắt thích hợp là 30 - 40 ngày, trong hai năm đầu, cỏ voi có
thể cho năng suất chất xanh đến 321 tấn/ ha/ năm, với chín đến mười lần cắt.
Theo Nguyễn Thị Mùi và ctv. (2005), với mức đầu tư phân bón: 20 tấn
phân chuồng + 500 kg super lân + 250 kg Clorua Kali dùng bón lót và sử dụng
50 kgN/ ha bón thúc sau mỗi lần cắt, năng suất chất xanh có thể đạt 176 tấn/ ha
năm thứ nhất và 320 tấn/ ha ở năm thứ hai trên vùng đất Thái Nguyên.
Theo Vũ Duy Giảng và ctv. (1995), trong điều kiện thuận lợi, cỏ voi có
thể đạt 20 - 30 tấn chất khô/ ha/ năm với bảy đến tám lứa cắt.
Thái Lan, một nước Đông Nam Á, có điều kiện gần giống như Việt
Nam, việc nghiên cứu về cây thức ăn gia súc đã được tiến hành từ nhiều năm
qua, kết quả nghiên cứu cho thấy cỏ voi là một trong những giống có nhiều
triển vọng, tùy theo vùng đất, kỹ thuật canh tác, mức đầu tư phân bón mà năng
suất chất khô của cỏ voi có thể đạt 10 - 20 tấn/ ha/ năm (Chaisang Phaikaew et
al., 2003).
1.1.1.3 Thành phần hoá học
Manyawu et al. (2003), khi xác định năng suất, giá trị dinh dưỡng, và
hàm lượng carbohydrate hoà tan (mức phân bón sử dụng là 60 kg N/ ha/ sáu
tuần), thấy năng suất cỏ voi tăng theo ngày tuổi, giá trị dinh dưỡng giảm khi
tăng khoảng cách thu hoạch, đặc biệt hàm lượng protein thô giảm một cách
nhanh chóng, từ 204 g/ kg chất khô ở hai tuần xuống còn 92 g/ kg chất khô ở
tám tuần (P < 0,001). Sự thay đổi giá trị dinh dưỡng xảy ra sau sáu tuần tăng
trưởng, từ đó Mayawu khuyến cáo nên thu hoạch cỏ voi ở sáu đến bảy tuần sau
lứa trước, lúc này sẽ gia tăng hàm lượng chất khô, năng suất đạt tối ưu mà
không ảnh hưởng lớn đến giá trị dinh dưỡng lẫn hàm lượng carbohydrate hoà
tan.
Năng suất chất khô của cỏ voi biến động từ 27,3 - 37,1 tấn/ ha trong
nhiều vùng với lượng mưa hàng năm trên 1.250 mm. Năng suất chất khô gia
tăng theo ngày tuổi, với trung bình 4,85 và 7,27 tấn/ ha khi thu hoạch ở 45 và
60 ngày tuổi theo trình tự. Trong suốt mùa nước, cỏ không được bón phân chỉ
cho năng suất trung bình ở mức 3,2 - 5,3 tấn/ ha, và 2,4 - 4,4 tấn/ ha ở mùa khô.
Tóm tắt nhiều nghiên cứu trước đây, Bogdan (1977), ( trích từ nguồn James
A .Duke, 1983) kết luận rằng năng suất thực tế ở các nông trại chỉ vào khoảng 2
- 10 tấn chất khô/ ha/ năm đối với trường hợp bón phân ít hoặc không bón
phân, và từ 6 - 30 tấn/ ha/ năm ở những nông trại có bón phân tốt.
Miyagi (1980), (trích từ nguồn James A .Duke, 1983) thu được năng suất
chất xanh 500 tấn/ ha và 70 tấn chất khô/ ha với khoảng cách trồng 50 cm x 50
cm, cao hơn so với báo cáo của Bogdan (1977). Một số kết quả nghiên cứu về
năng suất chất khô đạt khá cao cũng được báo cáo như 66 tấn ở Brasil, 58 tấn ở
4
Costarica, 85 tấn ở Elsalvardo, 48 tấn ở Kenya, và 76 tấn ở Thái Lan (Duke,
1981), ( trích từ nguồn James A .Duke, 1983).
Trong điều kiện trồng xen với cây ăn trái, so với cỏ sả, cỏ ruzi thì cỏ voi
cho năng suất cao nhất (Wira Cheetarak, 2000).
Bảng 1: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cỏ voi
Đặc điểm mẫu
Tươi, độ cao 80 cm
(Tanzania)
Tươi, độ cao 240 cm
(Tanzania)
Tươi, 8 tuần tuổi
(Malaysia)
Tươi, 8 tuần tuổi 135
cm (Thailand)
Tươi, 8 tuần tuổi 150
cm (Thailand)
DM
% DM
CP
CF
Ash
EE
NFE
20,0
9,0
28,6
14,8
1,1
46,5
25,0
7,2
36,1
12,4
1,0
43,3
19,5
9,7
33,3
16,4
1,5
39,1
18,3
8,7
32,8
10,9
3,3
44,3
18,5
6,5
33,0
11,4
2,7
46,0
Nguồn: Nguyễn Thiện, 2002
Ghi chú: DM: vật chất khô, CP: protein thô, CF: xơ thô, NFE: chiết chất không
đạm, Ash: tro, EE chiết chất ê te.
1.1.2 Cỏ sả (Panicum maximum)
1.1.2.1 Nguồn gốc, đặc điểm
Cỏ sả còn có tên gọi khác là cỏ Ghi nê. Là một loại cỏ đa niên, có nguồn
gốc từ miền Đông Châu Phi, nay thấy phát triển khắp nơi ở vùng nhiệt đới, á
nhiệt đới. Là cỏ thân bụi, chịu được sự dẫm đạp nên đôi khi được trồng để làm
đồng cỏ dùng cho chăn thả (Nguyễn Thị Hồng Nhân, 2000) , cỏ sả sinh trưởng
mạnh, thân có thể cao 2 - 3 m , không có thân bò, chỉ sinh nhánh và tạo thành
bụi, bẹ lá quanh gốc có màu tím, cả bẹ và lá có nhiều lông nhỏ, cỏ phát triển
nhanh trong mùa mưa, có thể trồng để thu cắt làm thức ăn xanh, khô, hoặc ủ
chua, có thể trồng riêng hoặc trồng xen với cây họ đậu (Nguyễn Thiện, 2003).
Là giống cỏ cho năng suất cao, chịu hạn khá, chịu được bóng râm, dể
trồng, phù hợp với chân ruộng cao, đất pha cát, không chịu được ngập úng (Lê
Hà Châu, 1999).
5
1.1.2.2 Tiềm năng năng suất
Cỏ sả lá lớn, nếu được trồng thâm canh, năng suất có thể tương đương
với cỏ voi, mỗi năm cho thu hoạch 8 - 10 lứa, mỗi ha có thể đạt 100 - 200 tấn
chất xanh (Phùng Quốc Quảng, 2002).
Theo Đinh Huỳnh và Lê Hà Châu (1995), khi trồng trên đất xám
Tp.HCM, khoảng cách trồng 50 cm x 50 cm, bón lót: 80 kg P 2O5 + 80 kg K2O
và bón 100 kg N/ ha sau mỗi lần cắt, phân chuồng được bón lót ở mức 10 tấn/
ha/ năm, năng suất chất xanh có thể đạt trên 350 tấn/ ha/ năm, với mười lần cắt.
Theo Nguyễn Thị Mùi và ctv. (2005), khi bón phân với mức: bón lót 20
tấn phân hữu cơ, super lân 500 kg, Clorua Kali 250 kg, và bón thúc phân đạm
50 kg N sau mỗi lần cắt, cỏ sả có thể cho năng suất chất xanh là 134 tấn/ ha/
năm ở năm thứ nhất và 210 tấn/ ha/ năm ở năm thứ hai trên vùng đất Thái
Nguyên.
Ở vùng đất bị ngập trong mùa nước (Đông Bắc Thái Lan), với mức bón
cho mỗi ha: N = 20 kg, P = 20 kg, K = 50 kg, S = 20 kg, tất cả được bón ngay
sau khi trồng, mỗi lần thu hoạch được bón lại một lượng phân tương đương như
trên, thu hoạch ba đến bốn lần trong mùa nước (tháng 5 - 10), và hai đến ba lần
trong mùa khô (tháng 11 - 4), nhận thấy: đối với các vị trí ít bị ngập nước, năng
suất chất khô của cỏ sả tương đương với cỏ paspalum và S. sphacelata, cá biệt
có thể lên đến 33 tấn chất khô/ ha trong sáu tháng mùa nước, ngay cả trong mùa
khô, ở vùng đất thấp, tác giả cũng chưa thấy giống cỏ nào cho năng suất chất
khô cao hơn cỏ sả. Cỏ sả là một trong những giống cỏ tốt nhất được Cục Chăn
Nuôi Thái Lan khuyến cáo nông dân trồng quanh nhà để làm cỏ khô hoặc ủ
chua (Hare et al., 2003).
1.1.2.3 Thành phần hoá học
Thành phần hoá học của cỏ sả được trình bày trong Bảng 2. Qua Bảng 2
ta thấy hàm lượng vật chất khô của cỏ sả có khuynh hướng tăng lên khi gia tăng
ngày tuổi thu hoạch, với hàm lượng protein thô thì ngược lại.
6
Bảng 2: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cỏ sả
Ngày, mùa
Hamill, 30
ngày, mùa
mưa
45 ngày,
mùa mưa
60 ngày,
mùa mưa
30 ngày,
mùa khô
45 ngày,
mùa khô
60 ngày,
mùa khô
% DM
n
%
DM
CP
CF
EE
5
20,10
14,30
31,00
1,80
6
21,00
13,00
35,20
2,70
5
22,40
10,70
37,30
5
15,10
15,80
4
17,10
3
16,90
Ash
NDF
ADF
67,90
39,40
8,40
68,90
42,50
2,20
9,50
71,80
41,60
31,60
2,20
7,70
68,80
37,10
12,80
34,10
2,50
9,70
70,00
42,50
9,00
36,20
3,10
8,40
68,70
37,20
8,50
Nguồn: Nguyễn Nghi và Vũ Văn Độ, 1995
Ghi chú: DM: vật chất khô, CP: protein thô, CF: xơ thô, NFE: chiết chất không
đạm, Ash: tro, EE chiết chất ê te, NDF: xơ trung tính, ADF: xơ tan trong a xít.
1.1.3 Cỏ paspalum (Paspalum atratum)
1.1.3.1 Nguồn gốc, đặc điểm
Paspalum atratum phân bố rộng rãi ở vùng có khi hậu ôn hoà cho đến
nhiệt đới, đặc biệt ở tây bán cầu, khá phong phú ở Trung, Nam Brasil, Tây
Bolivia,
Paraguay,
Bắc
Argentina
và
Uruguay
(FAO,
www.fao.org/ag/AGP/AGPC/doc/Pasture /Pizzaro. htm). Paspalum atratum
mọc hoang tự nhiên ở bang Mato Grosso do Sul, Brasil, được thu thập bởi Valls
vào năm 1986 và đặt tên là BRA 009610. Thái lan bắt đầu nghiên cứu giống cỏ
này từ tháng 11 năm 1994 tại trường Đại Học Ubon Ratchathani, nên còn có tên
gọi Ubon paspalum, qua nghiên cứu nhận thấy giống cỏ này khá phù hợp với
vùng đất phèn, nghèo dinh dưỡng, đất trồng có một khoảng thời gian bị ngập
trong mùa nước như vùng Đông Bắc Thái Lan. Là cỏ bụi, tán lá có thể cao đến
1 m, thân và phát hoa có thể cao đến 2 m, lá rộng, phiến lá đứng có thể dài đến
50 cm, rộng 3 - 4 cm, rìa các lá thấp có lông, rìa các lá già rất sắc bén. (Hare et
al., 2001).
Cỏ Paspalum chỉ mới được nhập vào nước ta trong một vài năm trở lại
đây, chưa có nhiều nghiên cứu về giống cỏ này.
7
1.1.3.2 Tiềm năng năng suất
Theo Nguyễn Thị Mùi và ctv. (2005), khi trồng và bón phân ở mức: bón
lót 20 tấn phân chuồng, super Lân 500 kg/ ha, Clorua Kali 250 kg/ ha ( bón lót
2/3 và 1/3 dùng cho bón thúc ), cộng với 50 kg N/ ha dùng bón thúc cho mỗi
lứa cắt. Cỏ paspalum có thể cho năng xuất chất xanh đến 179 tấn/ ha/ năm ở
năm thứ nhất và 260 tấn/ ha/ năm ở năm thứ hai trên vùng đất Thái Nguyên.
Theo Kalmbacher et al. (1997), năng suất của Paspalum atratum qua
theo dõi tại hai địa điểm Ona và Immokalee, Florida, khi cắt cách mặt đất 10
cm và 25 cm, các ngày cắt là 20, 40, và 60, cho thấy năng suất chất khô có ảnh
hưởng theo năm và địa điểm trồng, với 14,8 và 13,9 tấn/ ha ở Ona trong năm
1992, 1993 và 8,3 và 6,0 tấn/ ha ở Immokalee trong năm 1993, 1994, có đến
80% năng suất chất khô được tạo ra trong mùa mưa. Địa điểm trồng và khoảng
cách thu hoạch có tương tác đến năng suất chất khô, độ cao của gốc được chừa
lại khi thu hoạch không ảnh hưởng đến năng suất chất khô hàng năm.
Đất trồng bị ngập trong mùa nước như ở vùng Đông Bắc Thái Lan,
Paspalum atratum là giống cỏ tốt nhất cả về mặt năng suất lẫn sự tồn tại qua
mùa nước lẫn mùa khô, năng suất chất khô đạt được 20 tấn/ ha trong sáu tháng
mùa nước (Hare et al., 1999).
Khi bón phân N ở mức 20 kg/ ha cho mỗi 30 ngày, việc bón phân được
thực hiện liên tục trong suốt mùa nước, qua khảo sát đánh giá ở bốn nghiệm
thức, thấy năng suất tăng 90 % ở một nghiệm thức và một nghiệm thức khác
năng suất tăng đến 250 % , và tác giả cũng thấy rằng khi áp dụng mức phân N
cao hơn (40 - 80 kg/ ha), năng suất chất khô sẽ tiếp tục gia tăng, nhưng sự gia
tăng chất khô trên mỗi đơn vị N lại bị giảm (Hare et al., 1999).
1.1.3.3 Thành phần hoá học
Theo Nguyễn Thị Mùi và ctv. (2005), hàm lượng protein thô của
Paspalum atratum khá thấp, chỉ ở mức 5,44 % khi trồng thuần và 3,56 % khi
trồng xen.
Wira Cheetarak (2000), phân tích thấy hàm lượng protein thô của P.
atratum là 8,6 % khi thực hiện thí nghiệm trồng xen giống cỏ này trong vườn
cây ăn trái ở Chiangmai, Thái lan.
Trong một đánh giá về giống P. atratum ở Trường Đại Học bang Florida,
Hoa Kỳ (FAO, www.fao.org/ag/AGP/AGPC/doc/Pasture /Pizzaro. htm), chất
hữu cơ tiêu hoá in vitro biến động từ 50 - 68 % và trung bình protein thô là
11%.
8Costa
et
al.,
(1999),
(trích
từ
FAO,
www.fao.org/ag/AGP/AGPC/doc/Pasture /Pizzaro.htm), thấy năng suất chất
8
khô biến động từ 1,4 – 6,4 tấn/ ha/ năm và hàm lượng protein thô khoảng 6 - 12
%.
Theo Hare et al. (2001), Paspalum atratum khi được thu hoạch ở khoảng
cách 20 - 30 ngày/ lần sẽ cho giá trị dinh dưỡng cao hơn so với 60 ngày (gia
tăng protein thô, giảm xơ) ở mùa nước, nếu ở mùa khô thì khoảng cách này có
thể mở rộng ra đến 40 ngày.
Kalmbacher et al. (1997), nhận thấy protein thô trong cỏ paspalum thay
đổi theo ngày cắt: 97,82, và 52 g/ kg ứng với 20, 40, 60 ngày cắt , và chất hữu
cơ tiêu hoá in vitro cũng giảm 578 g , 552 g, và 520 g/ kg ứng với 20, 40, và 60
ngày theo trình tự, nói chung là protein thô và chất hữu cơ tiêu hoá in vitro có
khuynh hướng giảm khi khoảng cách thu hoạch gia tăng.
1.1.4 Cỏ lông tây (Brachiaria mutica)
1.1.4.1 Nguồn gốc, đặc điểm
Cỏ lông tây có nguồn gốc nam Mỹ (Brasil), châu Phi và nhiều nước nhiệt đới,
được đưa vào Australia năm 1980, vào nước ta Nam Bộ 1875, Trung Bộ năm 1930 rồi
sau đó ra Bắc Bộ. Là loài cỏ lâu năm, thân bò, có thể cao (dài) 1,5 m. Thân và lá đều có
lông ngắn, thân chia thành nhiều đốt, to, rỗng ruột, đốt dài 10 – 15 cm, mắt hai đầu đốt có
màu xanh. Các mắt có khả năng đâm chồi và ra rể dài. Lá dài đầu nhọn như hình tim ở gốc;
bẹ lá dài, lưỡi bẹ ngắn. Nhiệt độ sinh trưởng trung bình là thích hợp 21 0C, có thể sinh
trưởng ở những vùng cao tới 1.000 m so với mực nước biển. Thích hợp với những vùng có
lượng mưa cao nhưng cũng có thể tồn tại ở những vùng có lượng mưa thấp 500 mm/ năm.
Phát triển mạnh ở chổ đất bùn lầy, chịu được ngập nước (tới 60 cm) nên xuất hiện nhanh ở
cả bờ sông, suối, cống rãnh. Có thể sinh trưởng ở đất đỏ, đất mặn, đất phèn… nhưng ưa
phù sa, đồng bằng (Nguyễn Thiện 2003).
1.1.4.2 Tiềm năng năng suất
Tùy theo loại đất, trung bình cho một ha đất trồng cỏ bón như sau: phân
chuồng: 15 – 20 tấn/ ha, phân lân: 250 – 300 kg/ ha, phân kali: 150 – 200 kg/
ha. Các loại phân trên bón lót toàn bộ theo hàng trồng cỏ. Hàng năm có thể sử
dụng 400 kg urê/ ha chia đều cho bón thúc và sau mỗi lần thu hoạch (Nguyễn
Thiện, 2003).
Năng suất cỏ lông tây biến động khá lớn, tuỳ thuộc vào mức đầu tư phân bón và
kỹ thuật chăm sóc, có nơi đạt 120 tấn/ ha trong năm lần cắt (Havard và Duclos, 1969),
theo Nguyễn Văn Tuyền (1971), cỏ lông tây có thể cho 60 – 150 tấn chất xanh/ ha/ năm
với 8 – 10 lần thu cắt. Hàm lượng protein thô khi thu hoạch ở 6 tuần tuổi là 14%. Năng
suất thay đổi theo tuổi thu hoạch, thu hoạch lúc 4 tuần tuổi, năng suất chất khô đạt 11,5
9
tấn/ ha; thu hoạch lúc 6 tuần tuổi năng suất chất khô đạt 14,4 tấn/ ha và thu hoạch lúc 8
tuần tuổi năng suất chất khô đạt 17,1 ± 0,71 tấn/ ha (Nguyễn Thiện, 2003).
Ở Fiji, Philippines, năng suất chất xanh cỏ lông tây dao động từ 83 – 91
tấn/ ha và hàm lượng CP dao động từ 5,5 – 15% tính theo vật chất khô. Tại
South Johnstone bang bắc Queensland thu được 29,818 tấn DM/ năm.
1.1.4.3 Thành phần hoá học
Bảng 3: Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của cỏ lông tây
Đặc điểm mẫu
DM
Tươi, 6 tuần (Ấn Độ)
% DM
CP
CF
Ash
EE
NFE
29,5
14,2
26,6
12,4
1,9
44,9
Tươi, 10 tuần (Ấn Độ)
39,8
13,2
29,4
12,0
1,5
43,9
Tươi, 14 tuần (Ấn Độ)
36,3
11,9
28,5
11,3
1,8
46,5
Khô, 35 ngày (Venezuela)
-
10,9
30,5
8,7
1,8
48,1
Khô, 45 ngày (Venezuela)
-
12,0
27,3
10,7
2,9
47,1
Khô, 55 ngày (Venezuela)
-
10,4
27,9
9,9
3,0
48,8
Tươi, giữa ra hoa (Trinidad)
29,0
9,4
30,8
9,9
2,0
50,9
Nguồn: Nguyễn Thiện, 2002
Ghi chú: DM: vật chất khô, CP: protein thô, CF: xơ thô, NFE: chiết chất không
đạm, Ash: tro.
1.1.5 Cỏ Ruzi (Brachiaria ruziziensis)
1.1.5.1 Nguồn gốc, đặc điểm
Cỏ ruzi có nguồn gốc ở châu Phi, hiện nay đã xuất hiện ở hầu khắp các
nước nhiệt đới, du nhập vào nước ta từ năm 1968 từ Cuba, 1980 từ Australia và gần
đây Thái Lan năm 1996 (Nguyễn Thiện, 2003).
Là giống cỏ lâu năm thuộc họ hòa thảo, thân bò, rễ chùm bám chặt vào đất, thân
lá dài mềm có lông mịn, thích hợp với nhiều loại đất, chịu được sự giẫm đạp nên
thường được trồng để làm bãi chăn thả. Cây có thể mọc cao từ 1,5 – 2 m, bẹ lá mọc
quanh gốc. Có khả năng chịu hạn như cỏ sả nhưng phát triển thích hợp nhất là vào mùa
10
mưa, có thể mọc ở độ cao 2.000m so với mực nước biển. Độ pH = 5,3 – 6,6 là thích
hợp, sinh trưởng mạnh trong mùa mưa.
1.1.5.2 Tiềm năng năng suất và thành phần dưỡng chất
Cỏ ruzi có thể đạt năng suất từ 60 – 90 tấn/ ha/ năm. Tùy thuộc vào khả năng
chăm sóc và quản lý cũng như điều kiện đất đai, có thể thu hoạch cỏ từ 5 – 7 lứa/ năm.
Khi phơi khô, cỏ khô đều và nhanh hơn cỏ sả nên cỏ ruzi còn là cây chủ lực cho việc
trồng cắt và phơi khô làm thức ăn dự trữ cho mùa thiếu cỏ tươi.
Theo Thái Thị Phương Anh (2007), trồng cỏ ruzi tại xã Diễn Phú, Diễn
Châu, Nghệ An từ tháng 9 năm 2005 đến tháng 9 năm 2007. Đã thu được kết
quả: cỏ ruzi đạt 88,5 tấn/ ha/ năm với 7 lứa cắt/ năm.
Theo Nguyễn Thị Mùi (2003), năng suất xanh của cỏ ruzi biến động từ
50 – 65 tấn/ha/năm, tại đồng bằng Nam Bộ và vùng Đắc Lắc, năng suất vật chất
khô khoảng 14,5 tấn/ ha/ năm.
Bảng 4: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng cỏ ruzi
Ngày tuổi
DM
Cỏ ruzi
Cỏ ruzi 40 ngày
Cỏ ruzi 45 ngày
Cỏ ruzi 50 ngày
Cỏ ruzi tái sinh 40 ngày
Cỏ ruzi tái sinh 45 ngày
Cỏ ruzi tái sinh 50 ngày
22,43
21,95
22,93
25,85
23,79
25,41
29,17
CP
2,91
2,39
2,19
2,14
1,64
1,41
1,51
% DM
EE
0,32
0,31
0,58
0,54
0,34
0,31
0,29
CF
7,11
7,21
7,82
9,22
8,78
9,77
1,13
NFE
10,73
10,75
10,93
12,53
11,66
12,46
24,44
Nguồn: Viện chăn nuôi quốc gia, 2001
Ghi chú: DM: vật chất khô, CP: protein thô, EE: chiết chất ê te, CF: xơ thô,
NFE: chiết chất không đạm.
Qua bảng 4 cho thấy hàm lượng vật chất khô của cỏ ruzi có xu hướng
tăng lên khi ngày tuổi thu hoạch lớn, trong khi đó hàm lượng protein thô có xu
hướng ngược lại. Cùng ngày tuổi thu hoạch thì hàm lượng vật chất khô ở các
lứa tái sinh cao hơn lứa đầu tiên và hàm lượng protein thô thì có xu hướng
ngược lại.
1.1.6 Cỏ superdan (Sorghum sudanense)
1.1.6.1 Nguồn gốc, đặc điểm
Cỏ superdan là giống cỏ mới được du nhập vào Việt Nam trong vài năm
trở lại đây, chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu về giống cỏ này.
Theo Aus West, superdan là tên thương phẩm, nó còn có các tên khác
như sudan grass hybrid hay sorghum sudanense. Theo L.’t Mannetje, Superdan
11
hay sudan grass là một giống/ dòng phân ly được chọn từ tổ hợp lai giữa S.
bicolor và S.arundinaceum. Tổ hợp lai này cho ra nhiều dòng nhưng không ổn
định. Giống cỏ lai này (superdan) khởi nguồn từ khu vực phía nam Ai cập cho
đến Sudan, nó được giới thiệu vào Hoa kỳ từ những năm 1909 và trở thành cây
thức ăn gia súc phổ biến một cách nhanh chóng. Superdan cũng được trồng
rộng rãi ở Nga và các nước Đông Âu. Là loại cây hằng năm, mọc thành từng
bụi, thân đứng cao đến 3m, đường kính thân từ 3-9 mm, nhiều lá, phiến lá hình
lưỡi mác, phát hoa mở, chùm hoa hình kim tự tháp có từ hai đến ba tầng.
Superdan thích hợp ở điều kiện khí hậu ấm với ẩm độ thấp, lượng mưa
trung bình hàng năm là 600 – 900 mm, không chịu được điều kiện ẩm ướt nhiệt
đới và nhạy cảm với sương giá. Superdan có thể được trồng trên nhiều loại đất,
từ đất màu mỡ cho đến đất có kết cấu nặng, tuy nhiên, đáp ứng tốt trên loại đất
có kết cấu nhẹ, được tưới nước và có bón phân. Nhu cầu phân bón được khuyến
cáo: 80 – 100 kgN/ ha, 125 – 250 kg/ ha super phosphate (bón lót), và 50 kg N/
ha bón thúc sau mỗi lần cắt.
1.1.6.2 Tiềm năng năng suất và thành phần dưỡng chất
Superdan được trồng để làm đồng cỏ chăn thả, cắt cho ăn trực tiếp hoặc
chế biến thành cỏ khô hay ủ chua.
Điều đặc biệt cần quan tâm là sự tích tụ HCN. Như các dòng sorghum
khác, superdan còn non có thể tích tụ HCN ở mức độ cao nếu như được bón
nhiều phân đạm, hoặc có nhiều N trong đất cùng với sự thiếu hụt lượng
phosphate dường như làm gia tăng lượng độc chất (Jame A. Duke. 1983) dễ
làm cho gia súc bị ngộ độc, tuy nhiên, nếu bón một lượng đầy đủ phân lân sẽ
làm cho tối thiểu hoá độc chất HCN có trong cỏ. Thời điểm thu hoạch cỏ tốt
nhất vào lúc cỏ đạt chiều cao 80 – 100 cm.
Để tái sinh tốt, khi thu hoạch không nên chừa gốc thấp hơn 15 cm, năng
suất chất khô có thể đạt 15 – 25 tấn/ ha.
Theo Miller (trích từ nguồn Jame A. Duke. 1983), superdan có thành
phần như sau: DM 21,8%; CP 12,7%; EE 2,2%; CF 44,3%; Tro 9,6% và NFE
46,6%.
12
1.2 MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
CỦA CÂY THỨC ĂN GIA SÚC
1.2.1 Khí hậu
Khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta có ảnh hưởng rất lớn đến khả
năng sinh trưởng và phát triển của cây thức ăn gia súc nói chung. Với cỏ hoà
thảo, hầu hết đều sinh trưởng nhanh vào mùa hè, ra hoa kết trái vào mùa thu và
gần như ngừng sinh trưởng vào mùa đông, đến mùa xuân thì phát triển nhanh
và cho nhiều lá. Cỏ hoà thảo có ưu điểm là sinh trưởng nhanh, năng suất cao
nhưng nhược điểm cơ bản là nhanh hoá xơ, giá trị theo đó cũng giảm nhanh.
(Vũ Duy Giảng và ctv., 1995).
1.2.2 Đất đai
Độ phì nhiêu của đất đai là một yếu tố vô cùng quan trọng, là khả năng
đáp ứng của đất đối với nhu cầu của cây trồng về các chất dinh dưỡng, với số
lượng, dạng và tỷ lệ thích hợp để cây có thể sinh trưởng và tạo ra sinh khối lớn
nhất. Đất có khả năng đáp ứng nhu cầu cây trồng cao, cho năng suất cao thì
được xem là phì nhiêu và ngược lại. Có nhiều cách đánh giá độ phì nhiêu của
đất. Đối với Đồng Bằng Sông Cứu Long, thường sử dụng một số thang đánh
giá chính như dung trọng, độ pH, chất hữu cơ, % đạm tổng số, % lân tổng số,
% kali tổng số… (Ngô Ngọc Hưng, 2004).
1.2.3 Kỹ thuật canh tác
Chuẩn bị đất là khâu đầu tiên và không thể thiếu khi ta muốn tạo lập
đồng cỏ. Trong hầu hết các nghiên cứu cũng như trong sản xuất đại trà, các tác
giả như Đinh Huỳnh và Lê Hà Châu (1995), Phùng Quốc Quảng (2002),
Nguyễn Thiện (2003)… đều cho rằng cần phải làm đất kỹ trước khi xuống
giống, điều này nhằm mục đích tạo cho đất trồng có độ tơi xốp nhất định, tạo
điều kiện thuận lợi giúp cho bộ rể phát triển, đồng thời trong quá trình chuẩn bị
đất, cỏ dại được dọn sạch để tránh bị cạnh tranh về dưỡng chất, ánh sáng, mật
độ…, việc làm sạch cỏ dại không chỉ thực hiện ở mỗi một lần trước khi xuống
giống mà cần phải được làm vài lần khi cỏ còn trong giai đoạn cây con cũng
như lúc vừa thu hoạch.
1.2.4 Phân bón
Cây trồng lấy dưỡng chất từ đất để sinh trưởng và phát triển, tuy nhiên,
dưỡng chất có được trong đất là giới hạn, để cây trồng có thể phát triển tốt và
cho năng suất tối đa, việc bổ sung các thành phần dưỡng chất theo nhu cầu cây
trồng là việc không thể thiếu được. Phân bón được sử dụng có thể là phân hữu
cơ, có thể là phân vô cơ và cũng có thể được kết hợp cả hai loại trên. Với phân
hữu cơ, phân chuồng là một trong những loại phân thường được sử dụng nhất.
13
Bón phân chuồng có nhiều tác dụng như: tăng độ xốp của đất, cải tạo chế độ
nước và không khí của đất, tăng thêm dưỡng chất đa, vi lượng cho đất, đồng
thời về lâu dài làm tăng tỉ lệ mùn, tích lũy nhiều lân, kali tổng số cho đất, tạo
tiền đề cho đất có độ phì nhiêu cao hơn, lượng phân bón dẫu có thừa cũng
không đến nổi tác hại như phân hoá học, lượng dưỡng chất dư thừa cây không
sử dụng hết có thể được dùng tiếp cho các vụ sau. Tuy nhiên, phân chuồng
cũng có mặt hạn chế của nó như: do tỉ lệ dưỡng chất thấp nên cần khối lượng
lớn khi bón, cồng kềnh, thành phần của phân chuồng thường không ổn định, tác
dụng của phân chuồng nói chung là chậm so với phân hoá học (Lê Văn Căn,
1982).
Đối với phân vô cơ, tuỳ theo nhà sản xuất và nhu cầu của thị trường mà
phân hoá học được sản xuất có thể là phân đơn (chỉ chứa một loại dưỡng chất)
hoặc phân hỗn hợp (loại chứa nhiều dưỡng chất). Các dưỡng chất chứa trong
phân hoá học thường là những chất dể tiêu, khi bón vào đất là cây trồng có thể
hấp thu ngay. Hàm lượng dưỡng chất trong phân hoá học thường rất cao cho
nên khi sử dụng cũng cần chú ý đến liều lượng, nếu thừa rất dể gây hại cho cây
trồng, nhất là phân đạm, (Võ Thị Gương, 2004).
Một số loại phân hoá học thường thấy trên thị trường như phân Urea
(chứa 46 % N), Phân Kali (chứa 63,2% K 2O), phân super lân (chứa 16 - 50%
P2O5), phân NPK 16-16-8 (chứa 16% N, 16% P2O5, và 8% K2O )…
14
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
2.1. VẬT LIỆU THÍ NGHIỆM
2.1.1 Địa điểm và thời gian
Thí nghiệm được tiến hành tại Trung Tâm Giống nông nghiệp Hậu
giang. Đất dùng làm thí nghiệm là khu đất trước đây được trồng lúa, nay được
lên liếp trồng cỏ (cây thức ăn gia súc).
Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 06. 2006 đến tháng 09. 2008.
2.1.2 Chuẩn bị đất
Bảng 5: Kết quả phân tích mẫu đất thí nghiệm
pH
(1:2,5)
EC (1:2,5)
CHC (%)
Bbray (mg/100g)
NH4-N
(mg/kg)
3,69
1,02
1,30
0,06
15,8
Kết quả phân tích cho thấy: giá trị EC = 1,02 meq/ 100 g đất cho ta thấy
khả năng trao đổi của đất là rất kém; dung trọng trung bình: 1,32 g/ cm3 (đất sét
nặng), tổng chất hữu cơ chỉ ở mức 1,3%; lân 0,06 mg P 2O5/ 100 g đất; đạm 15,8
mgNH4+/ kg đất, pH: 3,69; từ các thông số trên cho thấy đất dùng để thí nghiệm
là đất phèn, đất nghèo chất hữu cơ, có nhiều bất lợi đối với cây trồng.
Sau khi lên liếp xong, đất được cuốc xáo lên phơi khô trước 20 ngày,
chan sửa mặt bằng, dọn sạch cỏ dại, đánh rảnh khoảng cách hàng theo quy định
và dùng bùn bã mía để bón lót.
2.1.3 Giống
- Cỏ voi được lấy từ nông trại khu 2 Đại Học Cần thơ
- Hạt giống cỏ sả, cỏ ruzi mua từ Viện Khoa Học Nông Nghiệp miền
Nam
- Cỏ paspalum lấy từ Nông Trường Sông Hậu
- Cỏ lông tây thu tại địa phương.
- Cỏ superdan mua từ công ty giống cây trồng miền nam
15
2.1.4 Phân bón
Phân bón được bố trí theo từng thí nghiệm.
2.1.5 Kỹ thuật canh tác
- Đất được dọn sạch cỏ dại, đánh luống theo quy định, bón lót bùn bả
mía, phân lân và phân kali theo liều lượng cho mỗi thí nghiệm.
- Cỏ voi được trồng bằng hom thân, mỗi hom dài 30 cm, hom được đặt
ngang theo luống, hom cách hom theo quy định.
- Cỏ sả, cỏ ruzi được gieo trực tiếp vào những luống, khi cây con mọc
đều sẽ tiến hành giặm tỉa lại theo khoảng cách quy định.
- Cỏ paspalum và cỏ lông tây được trồng bằng hom gốc, mỗi hốc trồng
ba hom, trồng theo khoảng cách quy định.
Khi mới trồng, cỏ được tưới nước ngày hai lần sáng và chiều, không tưới
vào những ngày có mưa. Khi cỏ được 30 ngày tuổi, việc tưới được giảm lại còn
ngày một lần vào buổi sáng.
16
2.2. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
2.2.1 Thí nghiệm 1.
Thí nghiệm về ảnh hưởng của khoảng cách lên năng suất cây trồng.
2.2.1.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, với ba
lần lặp lại, lô thí nghiệm có kích thước 5m x 5m.
a. Khoảng cách trồng:
Các giống cỏ trong thí nghiệm được trồng với các khoảng cách như sau:
- Hàng cách hàng:
50 cm X 50 cm
- Cây cách cây có bốn mức độ: 20, 30, 40, và 50 cm.
b. Phân bón.
Các giống cỏ đều được bón phân giống như nhau, với liều lượng:
- Bùn bã mía: 20 tấn/ ha : Bón lót toàn bộ trước khi trồng
- Phân lân Long Thành (16% P2O5): 500 kg/ ha : Bón lót toàn bộ trước
khi trồng
- Phân ka li (60% K2O): 50 kg/ ha : Bón lót toàn bộ trước khi trồng
- Phân đạm: 140 kg N/ ha: dùng bón thúc, mỗi lứa 20 kg N, dự kiến thu
hoạch cỏ 7 lứa/ năm.
2.2.1.2 Các chỉ tiêu theo dõi
- Đo chiều cao cỏ ở lứa đầu tiên và các lứa tái sinh (7 ngày/ lần).
Đo từ mặt đất đến chổ cao nhất của thân cây hoặc dài nhất khi vuốt
thẳng lá (cỏ có thân bò ), mỗi lô thí nghiệm chọn ngẫu nhiên 10 bụi để đo.
- Tốc độ nảy chồi ở lứa đầu tiên và các lứa tái sinh (7 ngày/lần)
Đếm tất cả các chồi sinh ra trên bụi cỏ cần lấy chỉ tiêu, mỗi lô chọn 10
bụi để đếm số chồi.
- Năng suất chất khô các giống cỏ được trồng trong thí nghiệm.
Thu hoạch 5 điểm trên mỗi lô thí nghiệm, mỗi điểm 1m 2 tính trung bình
rồi quy ra năng suất chất xanh tính trên hecta. Thu hoạch vào lúc trời nắng ráo.
* Năng suất chất xanh, chất khô, protein /ha / năm.
Từ năng suất chất xanh quy đổi thành năng suất chất khô theo
công thức: NSCX x % VCK
Tính năng suất Protein bằng công thức: NSCK x % CP trạng thái
khô.
* Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng làm thức ăn gia súc. (Thành phần hoá
học theo Weende, ADF, NDF ).
Lấy ngẫu nhiên 1-2 kg cỏ tươi đem sấy khô rồi nghiền, sau đó đen phân
tích thành phần hoá học. Việc phân tích được thực hiện ba lần lặp lại.
17
2.2.2 Thí nghiệm 2
Thí nghiệm về ảnh hưởng của phân đạm lên năng suất cây trồng
2.2.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, với ba
lần lặp lại, lô thí nghiệm có kích thước 5m X 5m.
2.2.2.2 Giống và phân bón
a. Giống và khoảng cách trồng.
Sau khi thu hoạch lứa đầu tiên và ba lứa tái sinh ở thí nghiệm 1 ta chọn
được ba giống cỏ và mật độ trồng cho năng suất chất khô cao nhất để đưa vào
tiến hành thí nghiệm 2.
b. Phân bón.
- Bùn bã mía, phân Lân và phân Kali giống như ở thí nghiệm 1.
- Phân đạm được bón thúc ở bốn mức độ : 10 kgN, 20 kgN, 30 kgN, và
40 kgN.
2.2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi
Tương tự ở thí nghiệm 1
- Đo chiều cao cỏ ở lứa đầu tiên và các lứa tái sinh (7 ngày/ lần).
- Tốc độ nảy chồi ở lứa đầu tiên và các lứa tái sinh (7 ngày/ lần)
- Năng suất chất khô của ba giống được trồng
2.2.3 Thu thập và xử lý số liệu
Số liệu được thu thập theo định kỳ, dùng chương trình Minitab verson
13 để xử lý.
18
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1 THÍ NGHIỆM 1
ẢNH HƯỞNG CỦA KHOẢNG CÁCH LÊN NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG
3.1.1 Sự phát triển chiều cao của các giống cỏ
Sự phát triển chiều cao của các giống cỏ được trình bày trong Bảng 6
Bảng 6. Sự phát triển chiều cao của các giống cỏ
Loại cỏ
Cỏ voi
K.C.T
(cm)
20*50
30*50
40*50
50*50
Cỏ sả
20*50
30*50
40*50
50*50
Cỏ
20*50
paspalum 30*50
40*50
50*50
Cỏ
20*50
lông tây 30*50
40*50
50*50
Cỏ ruzi
20*50
30*50
40*50
50*50
Cỏ
20*50
superdan 30*50
40*50
50*50
Ngày lấy chỉ tiêu
7
35,83
39,59
31,99
38,67
38,00
40,26
41,10
35,10
30,56
32,68
31,95
29,75
41,49
40,64
40,96
36,28
27,70
27,40
27,30
27,48
34,09
31,03
28,58
31,38
14
21
28
35
45
53,75 69,22 85,98 108,63 140,32a
62,45 77,80 92,11 110,35 137,63ab
53,15 70,10 85,08 106,29 133,99ab
62,18 76,59 88,85 106,65 129,43b
52,22 61,77 74,16 87,18 104,16a
51,38 59,56 74,39 87,37 100,83ab
52,44 59,41 70,33 81,00 98,51ab
43,83 53,26 63,94 75,65
88,79b
48,68 60,31 65,73 72,45
85,45
48,32 57,39 62,73 69,80
82,90
47,33 59,20 64,73 72,37
81,86
46,67 56,13 61,30 68,00
76,83
75,05 110,06 142,96 170,43 202,19a
75,48 109,78 142,14 167,66 191,30ab
74,69 107,01 136,78 161,72 190,20ab
64,96 95,86 125,54 149,20 179,31b
32,66 40,73 50,20 59,01
72,34
31,32 39,62 48,02 56,30
69,06
32,50 40,51 47,56 55,61
67,11
32,22 39,52 47,26 54,27
66,27
57,02 77,39 96,58 114,06 141,20a
53,09 73,12 92,66 109,18 139,22a
49,30 66,21 80,74 94,83 120,94b
51,55 66,80 80,48 95,15 120,41b
P
P=0,035
P=0,031
P=0,179
P=0,008
P=0,850
P=0,004
Các số trung bình cùng 1 cột (ngày lấy chỉ tiêu thứ 45) mang ít nhất 1 chữ số mũ giống nhau thì không sai
khác (P>0,05) theo phép thử Tukey
19
Giai đoạn đầu của thí nghiệm cây trồng bị chết nhiều, và phát triển chậm
do ảnh hưởng của phèn và tình trạng vật lý của đất, đặc biệt đối với cỏ
superdan, giai đoạn sau, nhìn chung, cây trồng phát triển khá tốt. Qua quan sát,
chúng tôi chưa thấy xuất hiện bệnh hại cây trồng. Theo chúng tôi, điều này do
khu vực xung quanh ruộng cỏ được dọn sạch nên hạn chế được sự lây lan của
nấm bệnh, khoảng ngày thứ 20 - 25 ở hầu hết các lứa, có hiện tượng cào cào
cắn phá trên cỏ voi, cỏ superdan và cỏ paspalum nhưng mức độ thiệt hại không
đáng kể.
3.1.1.1 Sự phát triển chiều cao của cỏ voi (Pennisetum purpureum).
Qua bảng 6 ta thấy, tốc độ tăng trưởng trung bình/ngày ở NT1, NT2,
NT3, và NT4 là 3,11 cm, 3,05 cm, 2,97 cm và 2,87 cm theo trình tự, có sự khác
biệt giữa NT1 và NT4 và sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (P = 0,035).
Sự khác biệt này, theo chúng tôi, do cạnh tranh về ánh sáng, thường khi trồng ở
mật độ dầy hơn (như 20*50 so với 50*50) cây trồng có khuynh hướng phát
triển theo chiều cao nhiều hơn, điều này chúng ta cũng thường bắt gặp trong tự
nhiên. Sự phát triển chiều cao của cỏ voi được minh họa ở Hình 1
Hình 1: Sự phát triển chiều cao cỏ voi (Pennisetum purpureum).
20
3.1.1.2 Sự phát triển chiều cao của cỏ sả (Panicum maximum).
Qua bảng 6 cho thấy tốc độ tăng trưởng trung bình của cỏ sả ở NT1,
NT2, NT3, NT4 là 2,31 cm/ ngày, 2,24 cm/ ngày, 2,18 cm/ ngày và 1,97 cm/
ngày theo trình tự, 3 nghiệm thức đầu không có sự khác biệt, nhưng giữa NT1
và NT4 là có sự khác biệt, và sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (P =
0,031). Trong cùng điều kiện thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy cỏ sả có tốc độ
tăng trưởng về chiều cao chậm hơn so với cỏ voi. Sự phát triển chiều cao của cỏ
sả được minh họa qua Hình 2
Hình 2: Sự phát triển chiều cao cỏ sả (Panicum maximum).
3.1.1.3 Sự phát triển chiều cao của cỏ paspalum (Paspalum atratum).
Qua bảng 6 ta thấy cỏ paspalum tăng trưởng khá đồng đều ở cả 4
nghiệm thức, tốc độ tăng trưởng trung bình ở NT1, NT2, NT3 và NT4 là 1,89
cm/ ngày, 1,84 cm/ ngày, 1,81 cm/ ngày và 1,70 cm/ ngày theo trình tự ( P =
0,179). So sánh với cỏ voi và cỏ sả, tốc độ tăng trưởng chiều cao của cỏ
paspalum là chậm hơn. Sự phát triển chiều cao của cỏ paspalum được minh họa
qua Hình 3.
21
Hình 3: Sự phát triển chiều cao cỏ paspalum (Paspalum atratum).
3.1.1.4 Sự phát triển chiều cao của cỏ lông tây (Brachiaria mutica)
Qua bảng 6 ta thấy, tốc độ tăng trưởng cỏ lông tây ở 3 nghiệm thức đầu
NT1, NT2, NT3 là tương tự nhau, có sự khác biệt giữa NT1 và NT4, và sự khác
biệt này là có ý nghĩa thống kê (P = 0,008). Tốc độ tăng trưởng trung bình/
ngày ở NT1, NT2, NT3, NT4 là 4,49 cm, 4,25 cm, 4,22 cm và 3,98 cm theo
trình tự. So sánh với cỏ voi, cỏ sả, cỏ paspalum trong cùng điều kiện thí
nghiệm, chúng tôi nhân thấy cỏ lông tây có tốc độ phát chiều cao (dài) nhanh
nhất. Sự phát triển chiều cao của cỏ lông tây được minh họa qua Hình 4.
Hình 4: Sự phát triển chiều cao cỏ lông tây (Brachiaria mutica)
22
3.1.1.5 Sự phát triển chiều cao của cỏ ruzi (Brachiaria ruziziensis)
Với cỏ ruzi, qua bảng 6 ta thấy mức tăng trưởng ở cả 4 nghiệm thức là
khá giống nhau, tốc độ tăng trưởng trung bình ở NT1, NT2, NT3, NT4 là 1,60
cm/ ngày, 1,53 cm/ ngày, 1,49 cm/ ngày và 1,47 cm/ ngày theo trình tự (P =
0,850). So với các giống cỏ được trồng trong cùng thí nghiệm, tốc độ phát triển
của ruzi chậm hơn so với cỏ voi, sả, lông tây, gần giống với cỏ paspalum. Sự
phát triển chiều cao cỏ ruzi được minh họa qua Hình 5
Hình 5: Sự phát triển chiều cao của ruzi (Brachiaria ruziziensis)
3.1.1.6 Sự phát triển chiều cao của cỏ superdan (Sorghum sudanense)
Với cỏ superdan, ở lứa thứ nhất cỏ phát triển rất chậm, chết nhiều, điều
này có thể bị ảnh hưởng bởi đất trồng, chúng tôi phải lập lại thí nghiệm, lần hai
cỏ phát triển có tốt hơn. Qua bảng 6 ta thấy, tốc độ tăng trưởng trung bình ở
NT1, NT2 là giống nhau (3,13 cm/ ngày và 3,09 cm/ ngày), và NT3, NT4 là
giống nhau (2,68 cm/ ngày và 2,67 cm/ ngày). Giữa NT1, NT2 và NT3, NT4 là
có sự khác biệt, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (P = 0,004). So với các
giống cỏ được trồng trong cùng thí nghiệm, tốc độ phát triển chiều cao của
superdan là khá nhanh, chậm hơn so với cỏ lông tây, gần giống với cỏ voi,
nhanh hơn so với cỏ sả, ruzi và paspalum. Sự phát triển chiều cao cỏ ruzi được
minh họa qua Hình 6
23
Hình 6: Sự phát triển chiều cao của superdan (Sorghum sudanense)
Tóm lại, qua đo đạt khảo sát ở thí nghiệm 1 chúng tôi nhận thấy: khoảng
cách trồng có ảnh hưởng đến sự phát triển về chiều cao, ở khoảng cách dầy
hơn, cỏ có khuynh hướng phát triển về chiều cao nhiều hơn và trong số các
giống cỏ được trồng trong thí nghiệm, cỏ lông tây phát triển nhanh nhất, kế đến
là superdan, cỏ voi, cỏ sả, cỏ paspalum. Cỏ ruzi có tốc độ phát triển chậm nhất.
3.1.2 Khả năng nảy chồi của các giống cỏ
Khả năng nảy chồi là một trong các yếu tố có ảnh hưởng đến năng suất
của cây thức ăn gia súc. Khả năng nảy chồi của các giống cỏ trồng trong thí
nghiệm được trình bày ở Bảng 7.
24
Bảng 7: Khả năng nẩy chồi các giống cỏ thí nghiệm 1
Loại cỏ
Cỏ voi
Cỏ sả
Cỏ
paspalum
Cỏ
lông tây
Cỏ ruzi
Cỏ
superdan
Ngày lấy chỉ tiêu
K.C.T
(cm)
7
14
21
28
20*50
30*50
40*50
50*50
20*50
30*50
40*50
50*50
20*50
30*50
40*50
50*50
20*50
30*50
40*50
50*50
20*50
30*50
40*50
50*50
20*50
30*50
40*50
50*50
6,48
10,13
6,98
7,18
19,80
22,50
16,92
17,63
23,04
21,73
38,75
35,38
24,63
26,98
28,61
31,71
34,22
44,86
45,98
54,53
10,29
11,15
13,47
14,50
10,31
13,79
9,34
12,98
24,18
27,48
20,47
21,57
24,68
23,33
42,43
38,54
37,26
44,49
43,82
42,22
44,43
56,37
64,54
71,17
11,03
12,33
14,12
16,42
11,82
15,59
11,58
14,40
26,61
29,30
22,51
23,25
26,08
24,78
44,44
41,05
43,20
50,55
49,98
48,43
49,70
62,53
70,93
77,41
11,68
12,98
14,34
17,37
12,69
16,52
12,42
15,35
28,06
30,74
23,54
24,42
28,75
26,75
47,75
46,00
47,53
54,67
54,14
52,31
57,00
73,50
80,19
86,43
11,96
13,08
14,42
17,62
P
P=0,381
P=0,728
P=0,056
P=0,225
P=0,210
P=0,410
Các số trung bình cùng 1 cột (ngày lấy chỉ tiêu thứ 28) mang ít nhất 1 chữ số mũ giống nhau thì
không sai khác (P>0,05) theo phép thử Tukey
3.1.2.1 Khả năng nẩy chồi của cỏ voi
Từ Bảng 7 ta thấy: kết quả trung bình của 4 lứa, tốc độ nảy chồi của cỏ
voi tăng nhanh ở tuần thứ hai (3,9 chồi), qua đến tuần thứ ba và thứ tư là chậm
lại (1,74 và 0,89 chồi), hiện tượng này xảy ra ở cả 4 nghiệm thức. Trung bình
tính đến tuần thứ tư ở NT1, NT2, NT3, NT4 có 12,69 chồi, 16,52 chồi, 12,42
chồi và 15,35 chồi theo trình tự. Chúng ta thấy có sự khác biệt về số chồi giữa
các nghiệm thức, nhưng sự khác biệt này là không có ý nghĩa thống kê (P=
0,381). Khả năng nảy chồi của cỏ voi được minh họa qua Hình 7.
25