Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tiểu luận tiền lương tối thiểu khu vực công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.31 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
Chương 1 : Cơ sở lý luận về tiền lương tối thiểu khu vực công ( TL cơ sở)
1.1 : Một số khái niệm
1.1.1 : Khái niệm tiền lương ...........................................................................1
1.1.2 : Khái niệm tiền lương tối thiểu .............................................................1
1.1.3 : Khái niệm chính sách tiền lương tối thiểu.............................................1
1.2 : Vai trò của chính sách tiền lương tối thiểu...........................................................1
1.3 : Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tiền lương tối thiểu................................2
Chương 2 : Thực trạng chính sách tiền lương tối thiểu khu vực công ( TL cơ sở ) ở
Việt Nam giai đoạn 2004 – nay
2.1 : Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tiền lương tối thiểu ( TL cơ sở) ..............2
2.2 : Thực trạng chính sách tiền lương tối thiểu ( TL cơ sở) ở Việt Nam
giai đoạn 2004 – nay
2.2.1 : Các văn bản quản lý ...............................................................................3
2.2.2 : Thực trạng tiền lương tối thiểu (TL cơ sở) ở Việt Nam giai đoạn
2004 - nay ...........................................................................................4
2.3 : Đánh giá chung về chính sách tiền lương tối thiểu ( TL cơ sở) ở Việt Nam
2.3.1 : Ưu điểm ....................................................................................................7
2.3.2 : Hạn chế.....................................................................................................8
Chương 3 : Một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện chính sách tiền lương tối thiểu
ở Việt Nam ................................................................9
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI MỞ ĐẦU
Thế giới thay đổi , đất nước ta cũng có nhiều thay đổi. Xu thế thế giới là hội nhập của
toàn cầu. Hòa chung xu thế đấy , Việt Nam cũng đang thay đổi, tạo điều kiện để đất nước
hội nhập tốt hơn, theo kịp bạn bè năm châu.


Thời thế hội nhập tạo rất nhiều thuận lợi cho Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế,
xã hội đất nước. Nền kinh tế những năm qua không ngừng tăng trưởng nhanh và rất nhanh,
tốc độ tăng trưởng khá cao, vượt chỉ tiêu đề ra rất nhiều. Bên cạnh đó, trình độ khoa học kỹ
thuật của đất nước cũng không ngừng tăng nhanh bắt kịp với khoa học thế giới.
Xu thế hội nhập đã tạo điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển, nhưng bên cạnh những
thuận lợi đó cũng không tránh khỏi nhiều khó khăn mà chúng ta gặp phải như: Mức sống
của người dân còn thấp, so với thế giới mức thu nhập còn rất thấp. Bên cạnh đó, tình trạng
lạm phát vẫn còn tồn tại, mức sống và mức tiêu dùng tối thiểu so với thu nhập thực tế là rất
cao. Đó là điều bất lợi với nền kinh tế, kìm hãm rất nhiều cho sự phát triển của kinh tế đất
nước.
Thêm vào đó, các công ty nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam ngày càng nhiều. Để thu
hút lao động có trình độ, họ không ngại đưa ra chính sách tiền lương hấp dẫn. Gây khó
khăn không nhỏ cho chính sách lao động của các doanh nghiệp trong nước. Mức thu nhập
thấp cũng là một nguyên nhân gây nên vấn đề chảy máu chất xám những năm vừa qua, là
vấn đề khá đau đầu với Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Trước tình hình đấy, để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong nước và tình hình
chung của thế giới , Đảng và nhà nước đã không ngừng thay đổi và ban hành mới các quy
định về tiền lương tối thiểu là một trong những vấn đề quan trọng được các ngành, các cấp,
đoàn thể, cá nhân người lao động trong cả nước quan tâm tới. Một chính sách tiền lương
tối thiểu hợp lý sẽ là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước, cũng
như tiến trình hội nhập. Vì vậy em chọn đề tài “ Chính sách tiền lương tối thiểu khu vực
công ( TL cơ sở) ở Việt Nam” nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tiền lương tối thiểu
cũng như thực tiễn áp dụng chế độ tiền lương này, đồng thời cũng chỉ ra những bất cập của
pháp luật cũng như một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về tiền lương
tối thiểu trong hệ thống pháp luật lao động ở Việt Nam.


Chương 1 : Cơ sở lý luận về chính sách tiền lương trong khu vực công ( TL cơ sở)
1.1 : Một số khái niệm.
1.1.1 : Khái niệm tiền lương

Theo Điều 90 Bộ luật lao động Việt Nam năm 2012 quy định: “ Tiền lương là khoản tiền
mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.
Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh công việc , phụ cấp lương
và các khoản bổ sung khác.Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức
lương tối thiểu do Chính phủ quy định”.
1.1.2 : Khái niệm tiền lương tối thiểu
Theo Điều 91 Bộ luật lao động năm 2012 quy định: “ Mức lương tối thiểu là mức thấp
nhất trả cho người lao động làm công việc đơn giản nhất, trong điều kiện lao động bình
thường và phải đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Mức
lương tối thiểu được xác định theo tháng, ngày, giờ và được xác lập theo vùng, ngành”.
“ Mức lương cơ sở” là mức lương thấp nhất do nhà nước quy định áp dụng đối với cán
bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các
cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng , Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và có tính
chất đặc thù ở Trung ương, Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện, quận, thị xã,
thành phố trực thuộc tỉnh (cấp huyện), xã, phường, thị trấn (cấp xã) và lực lượng vũ trang.
1.1.3 : Khái niệm chính sách tiền lương tối thiểu
Chính sách tiền lương tối thiểu là quan điểm, phương thức, cách tính toán để xác định
mức tiền lương tối thiểu trong một phạm vi nhằm đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho
người lao động.
1.2 : Vai trò của chính sách tiền lương tối thiểu
- Chính sách tiền lương tối thiểu được xem như một văn bản pháp luật nên có thể
đảm bảo có tính pháp lý của nhà nước đối với người lao động trong mọi ngành nghề,
đảm bảo đời sống tối thiểu cho họ phù hợp với khả năng của nền kinh tế.
- Xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ người lao động khi tham gia quan hệ lao động , Nhà
nước quy định tiền lương tối thiểu nhừ là một sự đảm bảo về mặt pháp lý đối với
người lao động.
- Là cơ sở tính tiền lương , phụ cấp lương theo quy định của nhà nước.
- Đảm bảo sức mua cho mức tiền lương khác dưới sự gia tăng của lạm phát và các
yếu tố kinh tế khác.
- Phòng ngừa xung đột, tranh chấp lao động thúc đẩy kinh tế phát triển.

1


1.3 : Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tiền lương tối thiểu
- Quan điểm của nhà nước , chủ trương của đảng
- Kinh tế - chính trị - xã hội
- Hệ thống pháp luật
Chương 2 : Thực trạng chính sách tiền lương tối thiểu khu vực công ( TL cơ sở) ở Việt
Nam giai đoạn 2004 – nay
2.1 : Các nhân tố ảnh hưởng
 Điều kiện Kinh tế - Chính trị - Xã hội.
- Sự phát triển của nền kinh tế : Tăng lương tối thiểu hợp lý có thể coi đó là biện
pháp kích cầu lành mạnh để thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần tăng trưởng
chung của nền kinh tế.
- Ngân sách nhà nước: nguồn ngân sách nhà nước có tiềm lực và ổn định thì mức
lương tối thiều mới được cải thiện. Ngược lại nguồn ngân sách hạn hẹp thì phải
dùng biện pháp như tinh giảm biên chế, giảm nhẹ bộ máy cải cách tài chính để
đáp ứng được mức lương tối thiểu chung.
- Ngành nghề : xác định tiền lương tối thiểu theo ngành dựa vào yếu tố lao động
đặc thù của từng ngành nghề sao cho tiền lương tối thiểu theo ngành ít nhất
cũng phải bằng hoặc cao hơn tiền lương tối thiểu chung.Nhằm đảm bảo khả
năng tái sản xuất lao động giản đơn cho người lao động và gia đình họ với yêu
cầu mức độ phức tạp và trình độ tay nghề thấp nhất trong một ngành mà các yếu
tố này chưa thể hiện ở mức lương tối thiểu chung
- Giá cả sinh hoạt :khi xác định mức lương tối thiểu cần xem xét đến yếu tố biến
động của giá cả sinh hoạt. Tiền lương tối thiểu dựa trên nhu cầu tối thiểu của
người lao động và gia đình họ. Vì vậy nếu lạm phát tăng làm giá cả sinh hoạt tăng
tất yếu đòi hỏi tiền lương tối thiểu cũng phải tăng để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt
hằng ngày của người lao động.
- Quan hệ cung cầu về lao động trên thị trường lao động cả nước

- Mức sống trung bình của dân cư : tiền lương tối thiểu còn ảnh hưởng đến mức
sống trung bình của dân cư. Nếu mức sống của người dân ngày càng tăng đòi hỏi
thu nhập cũng cần tăng tương ứng để đáp ứng nhu cầu tối thiểu. Do đó tiền
lương tối thiểu tăng lên là điều tiết yếu.
- Luật pháp : Hằng năm , Nhà nước có những điều chỉnh trong chính sách tiền
lương tối thiểu nhằm đảm bảo phù hợp giữa tiền lương với điều kiện kinh tế chính trị - xã hội. Căn cứ vào các chính sách , sự thay đổi của Nhà nước trong
từng thời kỳ mà các đơn vị , tổ chức cũng phải cập nhật và thay đổi để điều chỉnh
tiền lương trả cho người lao động tại đơn vị.
2


 Quan điểm của nhà nước, chủ trương của Đảng.
- Thẩm quyền công bố quyết định mức lương tối thiểu chung thuộc về chính phủ.
- Thành lập hội đồng tiền lương quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính
phủ. Hội đồng tiền lương quốc gia thực hiện các chức năng tư vấn cho Chính phủ
về điều chỉnh, công bố mức lương tối thiểu.
- Tiền lương tối thiểu là công cụ điều tiết cuả nhà nước trên phạm vi toàn xã hội và
trong từng đơn vị sử dụng lao động nhằm loại bỏ sự bóc lột có thể xảu ra đối với
người làm công ăn lương trước sức ép của thị trường.
- Coi việc trả lương đúng cho người lao động là thực hiện đầu tư cho phát triển ,
tạo động lực để phát triển kinh tế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà
nước.
- Đảm bảo nhu cầu tiêu dùng ở mức tối thiểu cần thiết nhất cho người lao động
và gia đình của họ. Đảm bảo cho người lao động có thể mua được những tư liệu
sinh hoạt thiết yếu để tái sản xuất sức lao dộng của bản thân.
- Đảm bảo tính pháp lý của nhà nước đối với người lao động trong mọi ngành
nghề, khu vực...
- Tạo ra khung pháp lý an toàn cho người lao động tuộc các thành phần kinh tế
- Thiết lập mối quan hệ ràng buộc kinh tế trong lĩnh vực sử dụng lao động
2.2 : Thực trạng về tiền lương tối thiểu trong khu vực công ( TL cơ sở ) tại Việt Nam trong

giai đoạn 2004 – nay
2.2.1 : Các văn bản quản lý tiền lương tối thiểu trong khu vực công( TL cơ sở ) tại Việt
Nam giai đoạn 2004 – nay.
- 14/12/2004, Chính phủ ra Nghị định số 203/2004/ NĐ-CP quy định mức lương
tối thiểu
- 15/09/2005, Chính phủ ký Nghị định 118/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh mức
lương tối thiểu chung. Thời điểm áp dụng 1/10/2005. Thông tư hướng dẫn số
105/2005/TTLT/BNV-BTC.
- 7/9/2006, Chính phủ ban hành Nghị định 94/2006/NĐ-CP điều chỉnh mức lương
tối thiểu chung. Thời điểm áp dụng 1/10/2006.
- 16/11/2007, Chính phủ ban hành Nghị định 166 /2007/NĐ-CP về mức lương tối
thiểu chung cho người lao động. Thời điểm áp dụng 1/1/2008
- Nghị định 33/2009/ NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung thực hiện từ
ngày 1/5/2009.
- 25/3/2010 , Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Nghị định số 28/2010/NĐ-CP quy
định mức lương tối thiểu chung. Thời điểm áp dụng 1/5/2010
- Nghị định số 22/2011/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung thực hiện từ
ngày 01/05/2011.
3


-

Nghị định số 31/2012/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung thực hiện từ
ngày 01/05/2012.
- Nghị định 66/2013/NĐ-CP về mức lương cơ sở , mức lương tối thiểu chung . Thời
điểm áp dụng 1/7/2013. Thông tư 07/2013/TT-BNV hướng dẫn thực hiện Nghị
định 66.
- Nghị định 47/2016/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ công
chức,viên chức và lực lượng vũ trang. Áp dụng từ ngày 01/05/2016

2.2.2 : Thực trạng Tiền lương tối thiểu trong khu vực công (TL cơ sở) ở Việt Nam
giai đoạn 2004 – nay
Từ năm 2004 trở lại đây, Nhà nước quy định mức lương tối thiểu và được điều
chỉnh theo từng năm theo mức độ trượt giá để nhằm bù đắp tiền lương thực tế và
cải thiện đời sống theo mức độ tăng tỷ trọng GDP. Cụ thể như sau:
ĐVT : Việt Nam đồng
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016

Tiền lương tối thiểu chung
310 000
350 000
450 000
450 000
540 000
650 000
730 000
830 000

1 050 000
1 150 000
1 150 000
1 150 000
1 210 000

 Xét trong giai đoạn 2004 – 2012: Mức lương tối thiểu
Mặc dù tiền lương tối thiểu đã tăng hơn so với gia đoạn trước đó. Tuy nhiên lần tăng
lương này là giải pháp trước mắt về tiền lương. Trước tình hình giá cả leo thang liên tục đòi
hỏi phải có một chính sách tiền lương mới toàn diện, hợp lý hơn, đảm bảo được giá trị của
đồng lương thực tế. Do đó nước ta đã thành lập ban nghiên cứu chính sách tiền lương mới.
Ngày 19/3/2003 Trưởng ban chỉ đạo nghiên cứu chính sách tiền lương mới phải toàn diện,
lâu dài, liên tục , mở ra một giai đoạn mới của việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu ở Việt
Nam , kéo dài liên tục, từng bước trong vòng 2 năm 2004 đến 2005.
4


Ngày 14/12/2004 , Chính phủ ra nghị định số 203/204/NĐ-CP quy định mức lương
tối thiểu tăng lên 310 000đồng/tháng. Tiếp đó theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội , Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tài chính , ngày 15/9/2005
Chính phủ ra nghị định số 118/2005/NĐ-CP điều chỉnh mức lương tối thiểu chung lên
350 000đồng/tháng.
Như vậy, lần cải cách chính sách tiền lương này kéo dài suốt 2 năm và được cải cách
theo nhiều bước , vừa đảm bảo cuộc sống của người lao động và gia đình họ, vừa không
tạo gánh nặng cho quỹ lương nhà nước và người sử dụng lao động, đảm bảo tính hợp lý và
hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia quan hệ lao động.
Để đảm bảo đời sống của người lao động phù hợp với tình chung của nền kinh tế đất
nước , năm 2006 Nhà nước đã có thay đổi về chính sách tiền lương ngày 07/09/2006 Chính
phủ ban hành nghị định số 94/2006/NĐ-CP điều chỉnh mức lương tối thiểu chung, nâng
mức lương tối thiểu chung lên 450 000đồng/tháng. Cuối năm 2006, Việt Nam ra nhập WTO.

Cùng với sự kiện này, yêu cầu đặt ra là phải thay đổi mức lương tối thiểu làm sao cho không
những phù hợp với tình hình chung của đất nước mà còn phải phù hợp với tình hình thế
giới và nhu cầu hội nhập.
Chính phủ ban hành ba Nghị định 166, 167 và 168/2007/NĐ-CP, ngày 16/11/2007 về
mức lương tối thiểu chung cho người lao động. Từ 1-1-2008, người lao động thuộc khối cơ
quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được
hưởng mức lương tối thiểu là 540.000 đồng/tháng (tăng 20% so với mức lương tối thiểu là
450.000 đồng).
Ngày 6/4, Chính phủ đã ban hành Nghị định 33/2009/NĐ-CP quy định mức lương tối
thiểu chung thực hiện từ ngày 1/5/2009 là 650.000 đồng/ tháng. Mức lương tối thiểu được
điều chỉnh trên cơ sở ngân sách nhà nước phải đảm bảo từ các nguồn thu chi
Ngày 25/3; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Nghị định số 28/2010/NĐ-CP quy định
mức lương tối thiểu chung. Ngày 1.5.2010 tăng từ 650.000 lên 730.000 đ/tháng, (tăng
80.000đ.)
Nghị định Số: 22/2011/NĐ-CP Quy định mức lương tối thiểu chung thực hiện từ ngày
01 tháng 5 năm 2011 là 830.000 đồng/tháng. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
19 tháng 5 năm 2011. Các quy định nêu tại Nghị định này được tính hưởng từ ngày 01
tháng 5 năm 2011. Bãi bỏ Nghị định số 28/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của
Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung
5


Nghị định 31/2012/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung thực hiện từ ngày 01
tháng 5 năm 2012 là 1.050.000 đồng/tháng, Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01 tháng 6 năm 2012. Các quy định nêu tại Nghị định này được tính hưởng từ ngày 01
tháng 5 năm 2012. Bãi bỏ Nghị định số 22/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2011 của
Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung.
Đặc biệt từ năm 2004 – 2012 , chỉ trong vòng 9 năm, Nhà nước đã phải điều chỉnh
tiền lương tối thiểu đến 8 lần. Xét về mặt bản chất, việc điều chỉnh tiền lương tối
thiếu đó có cả yếu tố tăng thu nhập thực tế cho người lao động, và có cả yếu tố bù

đắp phần thu nhập thực tế bị mất đi do giá cả của nhiều mặt hàng thiết yếu tăng lên.
Tất nhiên đây là một sự nỗ lực rất lớn của Đảng và Nhà nước trong việc chăm lo đời
sống của người lao động trong khu vực Nhà nước.
Tuy nhiên, nhìn vào diễn biến của chỉ số lạm phát tiền tệ trong những năm đó thì
chỉ số giá tiêu dùng vẫn còn cao, do vậy tác động làm tăng thu nhập thực tế cho
người lao động qua các lần điểu chỉnh tiền lương tối thiểu vẫn chưa đủ độ để bù đắp
phần tiền thu thực tế bằng tiền lương bị giảm sút do tốc độ tăng giá vẫn cao hơn tốc
độ tăng của tiền lương. Để khắc phục nhược điểm này, có thể có nhiều biện pháp
khác nhau. Trong các số biện pháp đó thì hoặc là ổn định được giá cả hoặc là tiền
lương tối thiểu cần được điều chỉnh kịp thời hơn mỗi khi giá cả hàng hóa – dịch vụ
tiêu dùng tăng lên.Do vậy, ý nghĩa của việc xác định tiền lương tối thiểu là rất lớn.
 Giai đoạn 2013 – nay : Chính phủ bắt đầu áp dụng Mức lương cơ sở


Theo Nghị định 66/2013/NĐ-CP về mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu chung sẽ
chính thức tăng 100.000 đồng từ ngày 1/7/2013.Như vậy, tiền lương làm căn cứ trong các
cơ quan, đơn vị nhà nước và tiền lương làm căn cứ đóng BHYT sẽ thực hiện theo mức
1.150.000 đồng/tháng.Nghị định 66 thay thế Nghị định 31/2012/NĐ-CP về lương tối thiểu
chung.
Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật. Tính các khoản
trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở. Theo nghị định 47/2006/NĐ-CP quy
định mức lương cơ sở . Từ ngày 01 tháng 5 năm 2016 mức lương cơ sở là 1.210.000
đồng/tháng. Mức lương cơ sở được điều chỉnh trên cơ sở khả năng ngân sách nhà nước,
chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
 Như vậy từ năm 2013 – 2016 trong vòng 4 năm, Nhà nước điều chỉnh 2 lần tiền
lương cơ sở, tiền lương tối thiểu chung. Mức lương cơ sở 1 150 000đồng/tháng
được giữ ổn định trong suốt 3 năm liên tiếp. Điều đó cho thấy sự nỗ lực rất lớn của

6



Đảng và nhà nước ta trong việc bình ổn giá cả hàng hóa và giảm tối thiểu việc lạm
phát xảy ra.
Tuy nhiên Tuyệt đại đa số công chức, viên chức hiện nay chỉ có thu nhập từ nguồn duy
nhất là tiền lương, không có bất cứ nguồn thu nhập nào khác. Nếu nguồn thu nhập chính
đáng không đủ trang trải cho cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình, vì cuộc sống
mưu sinh, nhiều công chức, viên chức phải tìm mọi cách để kiếm nguồn thu nhập ngoài
lương.
Lương không đủ sống cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tiêu cực trong
một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, ít thì làm việc theo kiểu như dân gian gọi là
“sáng cắp ô đi tối cắp về”, dành thời gian làm việc khác kiếm thêm thu nhập; gây khó dễ
trong việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công để tổ chức, cá nhân, doanh
nghiệp phải “bôi trơn”; nhiều thì lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham ô, tham nhũng… để
thực hiện lộ trình cải cách tiền lương, bảo đảm người làm việc trong khu vực Nhà nước phải
có được cuộc sống tối thiểu thì phải tinh giản bộ máy hành chính theo hướng gọn nhẹ, hiệu
quả; tiết giảm chi tiêu công, mua sắm công; hạn chế tối đa chi tiêu không cần thiết như lễ
hội, khánh tiết, hội nghị, công tác…
2.3 Đánh giá chính sách tiền lương tối thiểu ( TL cở sở)
2.3.1 : Ưu điểm
Tiền lương tối thiểu bảo đảm tái sản xuất sức lao động giản đơn và một phần
để tích luỹ tái sản xuất sức lao động mở rộng cho những người lao động làm
công ăn lương, phù hợp với khả năng của nền kinh tế, khả năng chi trả của người
sử dụng lao động và bảo đảm quan hệ hợp lý với mặt bằng tiền công trên thị
trường và mức sống của các tầng lớp dân cư trong xã hội.
Tiền lương tối thiểu bảo vệ những người lao động không có trình độ tay nghề
hoặc những người lao động trong các ngành, nghề có cung- cầu lao động bất lợi
trong thị trường hưởng mức tiền lương thấp nhất. Các mức tiền lương tối thiểu
do Nhà nuớc qui định có tác động ổn định mức sống cho người lao động ở mức
tối thiểu, là một trong các biện pháp bảo vệ người lao động thoát khỏi sự nghèo
đói

Tiền lương tối thiểu căn cứ để trả công lao động, mức tiền lương tối thiểu
được coi là mức sàn thấp nhất để người sử dụng lao động không được trả công
thấp hơn mức đó; dùng làm căn cứ tính các mức lương khác của hệ thống thang,
bảng lương và phụ cấp lương trong khu vực nhà nước.
Chính sách tiền lương tối thiểu đi vào cuộc sống đã phát huy vai trò của nó
trong cải thiện đời sống người lao động .Tiền lương tối thiểu được điều chỉnh
tăng dần (trên 20% mỗi lần điều chỉnh) đã từng bước thực hiện tiền tệ hóa tiền
7


-

lương, thay đổi cơ cấu nhu cầu của mức sống tối thiểu theo hướng được cải
thiện hơn, do đó, làm cho mức sống của người lao động làm công ăn lương được
nâng lên phù hợp với mức sống chung ngày được cải thiện của toàn xã hội.
Quá trình thực hiện, tiền lương tối thiểu đã thực sự tham gia vào điều tiết
quan hệ cung-cầu lao động trên thị trường; làm cho thị trường lao động phát
triển sôi động trên cơ sở chính sách tiền lương linh hoạt hơn. Thông qua việc quy
định tiền lương tối thiểu, tiền lương trong khu vực sản xuất kinh doanh dần trả
đúng giá trị lao động, phụ thuộc vào năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh
doanh

2.3.2 : Hạn chế
- Việc xác định và điều chỉnh mức lương tối thiểu và cơ chế áp dụng mức lương
tối thiểu chưa được pháp luật quy định cụ thể, dẫn đến trong quá trình thực hiện
còn thiếu nhất quán, thiếu căn cứ khoa học và có tính áp đặt, chưa sát với tình
hình thực tế và yêu cầu khách quan của cuộc sống.
Việc xác định mức lương tối thiểu chung vẫn bị phụ thuộc bởi ngân sách Nhà
nước, chưa gắn với nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và sát với mức
tiền công trên thị trường để đảm bảo tiền lương tối thiểu đủ sống. Một thực tế

cho thấy, mặc dù trong những năm gần đây, việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu
đã được thực hiện thường xuyên, tuy nhiên, mức tiền lương tối thiểu do nhà
nước quy định không đáp ứng được cuộc sống tối thiểu cho người lao động.
Chính sách tiền lương tối thiểu thấp đã gây ra những hệ quả tiêu cực, làm cho
người hưởng lương không sống được bằng tiền lương và thu nhập ngoài lương
chiếm tỷ lệ cao, lại không được kiểm soát, làm cho chính sách tiền lương bị bóp
méo. Chính sách tiền lương tối thiểu bị ràng buộc bởi nhiều quan hệ kinh tế,
quan hệ lao động, quan hệ xã hội (chính sách BHXH, chế độ đóng BHXH trong các
doanh nghiệp, trợ cấp thôi việc, bồi thường tai nạn lao động, …). Đây là những
mắt xích, những nút trói buộc chính sách tiền lương làm cho nó khó thoát ra khỏi
cơ chế hành chính, bao cấp để đi vào đời sống xã hội.
Tiền lương tối thiểu khu vực hành chính Nhà nước gắn liền với tiền lương tối
thiểu chung là một sự bất hợp lý trong quan hệ tiền lương, làm cho tiền lương
khu vực này luôn thấp hơn khu vực thị trường, và do đó dẫn đến dòng di chuyển
lao động từ khu vực Nhà nước sang khu vực có tiền lương cao hơn, đồng thời là
một trong những nguyên nhân gây tiêu cực, tham nhũng. Mặt khác, khu vực dịch
vụ công (nhất là sự nghiệp công) với cơ chế tiền lương tối thiểu hiện hành chưa
thúc đẩy mạnh lao động khu vực này tham gia thị trường lao động và trở thành
lực cản mạnh nhất trong cải cách hành chính ở nước ta hiện nay.
8


-

Việc quy định căn cứ để điều chỉnh lương tối thiểu còn chưa đầy đủ. Ngoài yếu
tố lạm phát của tiền tệ thì việc tăng mức lương tối thiểu cũng cần được xem xét
điều chỉnh khi năng suất lao động trung bình của xã hội tăng lên và theo sự tăng
trưởng của nền kinh tế. Song, các quy định của pháp lụât và thực tế điều chỉnh
tiền lương tối thiểu trong hơn chục năm qua chưa xác định yếu tố này. Như vậy,
pháp luật chưa có sự đảm bảo để người hưởng lương tối thiểu nói riêng và

người lao động nói chung được tham gia đầy đủ vào sự phồn vinh của nền kinh
tế.

Chương 3: Một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện chính sách tiền lương tối thiểu ở
Việt Nam
 Đặt ra những mục tiêu trong năm tới
Thực hiện triệt để nguyên tắc phân phối theo lao động, đồng thời tôn trọng sự
tồn tại của các hình thức phân phối khác theo luật pháp cho phép áp dụng đối
với người lao động.
Phân phối theo lao động được coi là nguyên tắc quan trọng nhất. Trong đó
phân phối tiền lương là một tiêu chuẩn của việc phân phối theo lao động một
cách công bằng. Theo nguyên tắc này , thu nhập của người lao động phụ thuộc
vào kết quả công việc của họ. Do đó, tiền lương tối thiểu phải được tính toán sao
cho vừa đáp ứng nhu cầu tối thiểu của người lao động vừa phù hợp với giá trị
sức lao động mà họ bỏ ra.
- Tiền lương tối thiểu phải được tính đúng, tính đủ để trở thành “ lưới an toàn
chung” cho người lao động trong xã hội, không phân biệt thành phần và khu vực.
Bảo đảm mối quan hệ thực sựu giữa mức lương tối thiểu , trung bình và tối đa
để chống lại xu hướng gia tăng sự chênh lệch bất hợp lý giữa các lao động vi
phạm nguyên tắc phân phối theo lao động đảm bảo mức sống tối thiểu thực tế
cho người hưởng mức lương tối thiểu.
- Tiền lương tối thiểu phải là một căn cứ quan trọng nhất để hình thành mức tiền
công trên thị trường lao động. Tạo điều kiện mở rộng môi trường đầu tư và hòa
nhập quốc tế.
- Tăng khả năng cạnh tranh cảu tiền lương và tăng cường tính hiệu lực của chính
sách tiền lương tối thiểu chung.
 Định hướng cơ bản để hoàn thiện pháp luật tiền lương tối thiểu,
9



-

Xác định tiền lương tối thiểu phải đảm bảo sức mua của nó trên cơ sở giá cả tiêu
dùng của từng thời kỳ
- Xây dựng phương thức để quy định và áp dụng mức lương tối thiểu theo giờ,
ngày,tháng.
- Phải kịp thời trong việc điều chỉnh lương tối thiểu cho phù hợp với mức độ trượt
giá của thị trường.
 Một số kiến nghị
- Thứ nhất, về hình thức văn bản pháp luật.
Hiện nay, hệ thống văn bản quy định về tiền lương tối thiểu ở nước ta là khá nhiều, tuy
nhiên các quy định còn chung chung, chưa hợp lý thậm chí là chồng chéo, mâu thuẫn với
nhau và nằm rải rác ở nhiều vấn đề khác nhau. Thực tế trên yêu cầu cần đến một văn bản
quy phạm pháp luật có tính thống nhất cao luật tiền lương tối thiểu điều chỉnh toàn bộ các
vấn đề về tiền lương tối thiể.
-

Thứ hai, về vấn đề xác định tiền lương tối thiểu

Thực tế ở nước ta tiền lương được tiền tệ hóa ở mức thấp, không đáp ứng được các
nhu cầu trong cuộc sống của người lao động và gia đình họ. Cho nên xảy ra tình trạng người
lao động đòi hỏi các khoản thu nhập ngoài lương, có lúc các khoản thu nhập đó còn lớn hơn
lương. Lúc đó tiền lương không đủ mạnh để thực hiện các chức năng của mình. Điều đó kéo
theo nhiều tiêu cực trong xã hội. Do đó khi xác định tiền lương tối thiểu cần phải:

-

+ Đánh giá một cách khách quan mức sống thực tế và tối thiểu để có các
phương án tiền lương tối thiểu đảm bảo các yêu cầu của đất nước, đảm bảo tiền
lương thực sự đáp ứng được các nhu cầu và phản ánh cuộc sống của người lao

động tránh tình trạng “ lương chỉ là phụ” như hiện nay.
+ Một thực tế là lao động Việt Nam luôn được trả lương với giá rất thấp so với
các nước khác là thấp. Cho nên phải tiến hành điều tra mức lương tối thiểu thực
tế áp dụng ở các nước trên thế giới có điều kiện kinh tế - xã hội tương đương với
Việt Nam. Trên cơ sở đó tính toán mức lương tối thiểu ở Việt Nam sao cho bằng
với các nước khác. Đảm bảo sự bình đẳng giữa người lao động Việt Nam với lao
động các nước trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay.
Thứ ba, về điều chỉnh lương tối thiểu.

Theo quy định của pháp luật thì khi chỉ số giá sinh hoạt tăng lên làm cho tiền lương thực
tế của người lao động bị giảm sút, khi đó Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu để đảm
bảo tiền lương thực tế. Nhưng trên thực tế khi chỉ số giá sinh hoạt tăng thì chưa chắc lương
tối thiểu đã được tăng, nếu có tăng thì tăng như thế nào so với mức tăng giá cũng chưa có
quy định cụ thể. Bản chất của tiền lương tối thiểu là giá cả của sức lao động được hình
10


thành trên cơ sở giá trị sức lao động cho nên luôn chịu tác động của các quy luật nền kinh
tế thị trường. Nhưng nước ta tiền lương không được điều chỉnh theo thị trường mà có sự
can thiệp quá sâu của Nhà nước nên chỉ điều chỉnh mức lương tối thiểu khi có sức ép của
xã hội và cứ nói đến tiền lương là nói đến cân đối ngân sách. Thực tế đặt ra yêu cầu, phải
xây dựng một cơ chế kiểm soát và điều chỉnh mức lương tối thiểu, sao cho lương tối thiểu
xuyên theo yếu tố thị trường.
-

Thứ tư, quản lý nhà nước về tiền lương tối thiểu

Tăng cường quản lý nhà nước về tiền lương tối thiểu bằng cách xây dựng văn bản vi phạm
pháp luật tiền lương tối thiểu quy định rõ thẩm quyền chung, cơ quan chuyên trách và các
cơ quan có liên quan. Đồng thời , phải tăng cường năng lực cho các cơ quan hoạch định,

nghiên cứu chính sách tiền lương.
-

Thứ năm, vấn đề xử lý vi phạm pháp luật về tiền lương tối thiểu

11


KẾT LUẬN
Tiền lương tối thiểu là vấn đề quan trọng không chỉ với đời sống của cá nhân người lao
động mà đối với toàn xã hội bởi lẽ nó là cơ sở để thuê mướn, trả công lao động trong nền
kinh tế thị trường.
Tiền lương tối thiểu được coi là “lưới an toàn” cho những người lao động làm công ăn
lương. Nó là công cụ pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động khi tham gia
vào quan hệ lao động. Hơn thế, tiền lương tối thiểu còn thiết lập nên mối quan hệ ràng
buộc giữa người lao động và người sử dụng lao động, góp phần thúc đẩy sản xuất phát
triển. Tuy nhiên, tiền lương tối thiểu áp dụng cho người lao động hiện nay còn thấp, chưa
đảm bảo được chức năng, vai trò là nguồn thu nhập chính của người lao động. Chính vì vậy,
cần từng bước nghiên cứu, rà soát lại các yếu tố cơ bản làm căn cứ xác định lương tối thiểu,
bổ sung các yếu tố mà trước đây chưa được tính hoặc chưa được tính đầy đủ (như tiền
nhà, tiền điện thoại, các dịch vụ xã hội...) để bảo vệ người lao động đúng mức.
Trước thực trạng đó, việc tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về tiền lương tối
thiểu là vấn đề cần thiết. Trên cơ sở các yêu cầu hoàn thiện đang đặt ra phù hợp với từng
giai đoạn hiện nay, hệ thống pháp luật tiền lương nói chung và tiền lương tối thiểu nói riêng
cần được sửa đổi, bổ sung để bảo vệ người lao động hợp lý, linh hoạt và bền vững.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Giáo trình Tiền lương – Tiền công, PGS. TS . Nguyễn Tiệp , nhà xuất bản Lao động- xã hội.
2, Đề cương chi tiết Luật lao động, năm 2014, Trường Đại học Lao động – Xã hội.

3, Nghị định 203/ 2004/ NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu
4, Nghị định 118/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu chung
5, Nghị định 94/2006 /NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ về mức lương tối thiểu
chung.
6, Nghị định số 266/2006/NĐ-CP ngày 16/11/2006 của Chính phủ quy định về mức lương
tối thiểu chug.
7, Nghị định 33/2009/ NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung.
8, Nghị định số 28/2010/NĐ-CP ngày 25/03/2010 quy định mức lương tối thiểu chung
9, Nghị định số 22/2011/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung.
10, Nghị định số 31/2012/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung .
11, Nghị định 66/2013/NĐ-CP về mức lương cơ sở , mức lương tối thiểu chung .
12, Thông tư 07/2013/TT-BNV hướng dẫn thực hiện Nghị định 66/2013/NĐ-CP
13, Nghị định 47/2016/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ công chức,viên
chức và lực lượng vũ trang. Áp dụng từ ngày 01/05/2016



×