Nghiên cứu sự biế n đổ i của hiê ̣n tươ ̣ng Phơn
trên khu vực Bắ c Trung Bô ̣
Trịnh Lan Phương
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS Chuyên ngành: Khí tượng và Khí hậu học; Mã số 60 44 02 22
Người hướng dẫn: TS. Trầ n Quang Đức
Năm bảo vệ: 2013
Abstract. Nghiên cứu các đặc trưng nắ ng nóng và Phơn cho ta th ấy được mối quan hệ
mật thiết giữa hiện tượng nắ ng nóng và phơn . Nắng nóng càng ngày càng cực đoan
hơn trước. Thời điể m bắ t đầ u nắ ng nóng ngày càng sớm hơn, thời điểm kết thúc nắ ng
nóng ngày càng mu ộn hơn, mùa nắ ng nóng ngày càng dài . Mức độ kéo dài của nắng
nóng lớn hơn phơn tương đối nhiều . Số ngày có nắ ng nóng ngày càng tăng , trung bình
mùa độ dài đợt nắ ng nóng tăng lên nhiề u so v ới phơn. Thời điểm bắt đầu phơn ngày
càng muộn hơn, thời điểm kết thúc phơn ngày càng muộn hơn, mùa phơn ngày càng
dài. Mức độ tăng ngày kết thúc phơn nhanh gần gấp hai lần mức độ tăng ngày bắt đầu.
Số ngày có phơn ngày càng tăng, trung bình mùa độ dài đợt phơn tăng. Có vẻ như tính
liên tục của phơn khu vực Hương Khê, Hà Tĩnh rất bất thường trong những năm gần
đây. Xu thế tăng, giảm số nhịp phơn không thật rõ ràng trong cả giai đoạn. Cường độ
phơn yếu, trung bình và mạnh tăng, trong khi xu thế cường độ nói chung không đổi.
Có thể nói cường độ phơn ngày càng cực đoan hơn . Đưa ra đươ ̣c chỉ số phơn ở khu
vực Bắ c Trung Bô ̣ Viê ̣t Nam . Đồng thời cũng đã đưa ra đinh
̣ nghiã ngày bắ t đầ u và
ngày kết thúc nắng nóng và phơn ở khu vực Bắc Trung Bộ
Viê ̣t Nam thông qua chỉ
tiêu khí tươ ̣ng nhiê ̣t đô ̣ cực đa ̣i và đô ̣ ẩ m cực tiể u và bước đầ u đã mô tả đươ ̣c sự khác
biê ̣t đố i với các đă ̣c trưng nắ ng nóng và phơn . Lựa cho ̣n và xây dựng đươ ̣c chỉ số xác
đinh
̣ hiê ̣n tươ ̣ng phơn là c hỉ số Tmax /Umin.Viê ̣c mô phỏng cho thấ y chỉ số này cho
kế t quả tố t hơn hẳ n so với trên cơ sở các trường khí tươ ̣ng liên quan trực tiế p tới hiê ̣n
tươ ̣ng phơn như trường khí áp , trường đô ̣ ẩ m , trường nhiê ̣t đô ̣ và trư ờng gió. Trong
các chỉ số Tmax /Umin 0.6 1 thì chỉ số Tmax/Umin 0.8 và 0.6, với các ngưỡng
cho kết quả mô phỏng hiện tượng phơn tương đối chính xác sát với thực tế nhấ t (xác
suất phát hiện chính xác các ngày có hiện tượng phơn là gần 70% khi sử du ̣ng số liê ̣u
tái phân tích của mô hình WRFARW).
Keywords. Khí tượng; Khí hậu học; Hiện tượng Phơn; Bắc Trung bộ.
Content
MỞ ĐẦU
Lãnh thổ Việt Nam nằm ở vị trí khá đặc biệt : ở tận cùng phía đông nam của một đại lục
rô ̣ng nhấ t thế giới , lãnh thổ hẹp ngang chạy dài theo phương kinh tuyến , tiế p giáp với Thái
Bình Dương, lại nằm hoàn toàn trong khu vực nội chí tuyến của bán cầu Bắc , những điề u kiê ̣n
đó đã ta ̣o thành khí hâ ̣u nước ta với nhiề u nét đô ̣c đáo , hầ u như không so sánh đươ ̣c với bấ t kỳ
mô ̣t nơi nào khác trên thế giới.
Vùng Bắc Trung Bộ nước ta là vùng chiụ tác dụng rõ nét của hiệu ứng phơn.
Gió Tây Nam khô nóng là thuật ngữ mà mô ̣t số nhà chuyên môn ở Việt Nam dùng để
chỉ hiê ̣u ứng này . Gió thổi từ vịnh Thái Lan, di chuyển theo hướng Tây Nam - Đông Bắc qua
Campuchia và Lào. Sau khi tiếp cận dãy núi Trường Sơn thì gió có thể vượt qua và tràn
xuống vùng Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ . Gió thường xuất hiện từ đầu tháng 4 đến giữa
tháng 9, thường bắt đầu thổi từ 8 đến 9 giờ sáng cho đến chiều tối, thổi mạnh nhất từ khoảng
gần giữa trưa đến xế chiều. Gió khô và nóng nên làm cho khí hậu các vùng nói trên trở nên
khắc nghiệt. Độ ẩm có khi xuống 30% trong khi nhiệt độ có khi lên tới 430C. Với bầu trời
nắng chói chang, gió lại thổi đều đều như quạt lửa nên cây cỏ héo khô, ao hồ cạn kiệt, con
người và gia súc bị ngột ngạt, rất dễ sinh hoả hoạn.
Như vậy, ta có thể thấ y phơn có ảnh hưởng quan trọng đến đời số ng và phát triể n kinh
tế, xã hội ở khu vực Bắ c Trung Bô ̣ nên việc tìm hiểu sự biến đổi của gió phơn ở khu vực này
là cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn lớn. Vì vậy tôi đề xuất đề tài “Nghiên cứu sự biế n đổ i của
hiện tượng phơn trên khu vực Bắ c Trung Bộ” để góp phần giải quyết vấn đề trên.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được bố cục như sau:
Chương 1. Tổng quan về phơn.
Chương 2. Phương pháp và số liệu nghiên cứu.
Chương 3. Sự biến đổi của gió phơn điển hình khu vực Bắc Trung Bộ.
Chương 4. Nghiên cứu xây dựng chỉ số phơn.
Reference
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiế ng Viê ̣t
1. Hoàng Xuân Cơ , Phạm Ngọc Hồ (1991), Giáo trình Khí tượng cơ sở - Tập 1, 2, 3,
NXB Khoa ho ̣c và Kỹ thuâ ̣t.
2. Phan Tấ t Đắ c , Phạm Ngọc Toàn (1993), Khí hậu Việt Nam , NXB Khoa ho ̣c và Kỹ
thuâ ̣t.
3. Nguyễn Tro ̣ng Hiê ̣u , Nguyễn Đức Ngữ (2004), Khí hậu và tài nguyên khí hậu Việt
Nam, NXB Khoa ho ̣c và Kỹ thuâ ̣t.
4. Vũ Tự Lập (1999), Đi ̣a lý tự nhiên Viê ̣t Nam, NXB Giáo du ̣c.
5. Phan Văn Tân (2003), Các phương pháp thống kê trong khí hậu , NXB Đa ̣i ho ̣c Quố c
gia Hà Nô ̣i.
6. Phan Văn Tân (2003), Khí hậu học và khí hậu Việt Nam, NXB Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà
Nô ̣i.
7. Trung tâm Khí tươ ̣ng tỉnh Hà Tiñ h (2013), Đặc điểm khí hậu tỉnh Hà Tĩnh.
8. Trung tâm Khí tươ ̣ng tin̉ h Nghê ̣ An (2013), Đặc điểm khí hậu tỉnh Nghệ An.
9. Trung tâm Khí tượng tỉnh Quảng Bình
(2013), Đặc điểm khí hậu tỉnh Quảng
Bình.
Tiế ng Anh
10. W. Alpers (2011), “Investigation of Bora and Foehn winds over the Black Sea using
Envisat synthetic aperture radar images”, Climate research, 13, pp. 2011-2144.
11. S. Drechsel, G.J. Mayr (2008), “Objective Forecasting of Foehn Winds for a SubgridScale Alpine Valley”, Climate research, 23, pp.245-264.
12. D.M. Gaffind (2002), “Unexpected Warming Induced by Foehn Winds in the Lee of
the Smoky Mountains”, Weather Forecasting, 17, pp.150-186.
13. D.M.Gaffin (2007), “Foehn Winds That Produced Large Temperature Differences
near the Southern Appalachian Mountains”, Weather Forecasting, 22, pp.201-210.
14. D. M. Gaffin (2009), “On High Winds and Foehn Warming associated with MountainWave Events in the Western Foothills of the Southern Appalachian Mountains”,
Weather Forecasting, 22, pp. 1-23.
15. A. Gohm (2000), “MAPping Foehn Winds in the Austrian Alps”, Journal of climate,
19, pp.1545-1556.
16. P. Hächler (2005), “Strong foehn as a type of severe weather”, Climate research, 49,
pp.87-100.
17. O. H. Hoover (2008), “Effects of chinook (foehn) winds on snow cover and runoff”,
Weather Forecasting, 25, pp.337-350.
18. M.K. MacDonald, R.L.H. Essery, J.W. Pomeroy (2012), “Effects of Chinook winds
(foehn) on snow cover in western Canada”, Weather Forecasting, 14, pp.41-44.
19. J.Sharples (2010), “Foehn winds and Fire danger anomalies over S.E.AUSTRALIA”,
Fire note, 62, pp.1-4 .
20. C. Simpson (2012), “Numerical Modeling of Wildland Fire Behaviour under Foehn
Winds in New Zealand”, Weather Forecasting , 25, 392-413.
21. D.F.Steinhoff, D.H.Bromwich, J.C. Speirs, H.A.McGowan, A.J. Monaghan (2010),
“Foehn winds in the MCMURDO DRY VALLEYS of ANTARCTICA”, J.
Climate, 19, pp.1545-1556.
22. P.Videnov, A.Tzenkova, A.Gamanov (2006), “Some results from atmospheric
sounding in cases with foehn in Sofia Valley”, Weather Forecasting, 8, 79-84.