Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

DSpace at VNU: Giải thể doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần JM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.53 KB, 4 trang )

Giải thể doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam
và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần JM
Dissolution enterprises according to Vietnam law and the applying in JM joint stock company in
the fact
NXB H. : Khoa Luật, 2013 Số trang 88tr. +

Hoàng Thị Huế
Khoa Luật
Luận văn ThS ngành: Luật Kinh tế; Mã số: 60 58 50
Người hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Như Phát
Năm bảo vệ: 2013
Keywords: Giải thể doanh nghiệp; Pháp luật Việt Nam; Công ty cổ phần
Content
1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Chủ thể chủ yếu của nền kinh tế thị trường chính là các doanh nghiệp. Bởi vậy, nhu cầu điều
chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp trong đời sống kinh tế - xã hội là cần thiết. Do đó, nhu cầu
hiểu biết pháp luật doanh nghiệp càng trở nên thiết yếu.
Cũng giống như các sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội, doanh nghiệp có “đời sống”
riêng của nó. Doanh nghiệp ra đời, phát triển, thay đổi và cũng có thể sẽ mất đi ở một thời điểm nhất
định. Các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều có thể phải trải qua các giai đoạn giống nhau của một
vòng đời, mặc dù thời gian của các giai đoạn này có thể dài ngắn khác nhau. Hiểu biết pháp luật
doanh nghiệp không chỉ bó hẹp trong phạm vi lúc doanh nghiệp bắt đầu hoạt động mà phải là hiểu
biết toàn diện bao gồm về thời kỳ chấm dứt số phận pháp lý doanh nghiệp bằng thủ tục giải thể, phá
sản…
Doanh nghiệp có thể chấm dứt sự tồn tại dưới nhiều cách thức trong đó chủ yếu là hai hình
thức giải thể hoặc phá sản. Giải thể doanh nghiệp được coi là việc “khai tử’ doanh nghiệp.
Khi một doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng buộc phải giải thể làm nảy sinh nhiều mối quan
hệ phức tạp cần được giải quyết. Chẳng những quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp,


quan hệ nợ nần giữa các chủ nợ với doanh nghiệp, quan hệ giữa doanh nghiệp giải thể với người lao
động. Vì vậy, việc giải quyết kịp thời các vấn đề của việc giải thể doanh nghiệp có ý nghĩa quan
trọng nhằm thiết lập một trật tự cần thiết để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đồng thời đảm bảo quyền
và lợi ích của các bên liên quan.
Hơn nữa hiện nay, trong tình trạng kinh tế khủng hoảng sâu và rộng trên toàn cầu, số lượng
doanh nghiệp giải thể ngày càng nhiều. Nhu cầu thực hiện thủ tục giải thể của các doanh nghiệp tăng
lên đáng kể, trong khi đó, việc thi hành pháp luật về giải thể doanh nghiệp vẫn còn nhiều điểm
vướng mắc. Xuất phát từ thực tiễn như vậy, tác giả chọn đề tài “Giải thể doanh nghiệp theo pháp
luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần JM” làm đề tài nghiên cứu để thực hiện luận
văn thạc sĩ luật học.
Các vấn đề cơ bản của giai đoạn giải thể doanh nghiệp đã được quy định khá cụ thể trong
pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới và pháp luật Việt Nam. Các công trình nghiên cứu có tính
chất độc lập, chuyên sâu hay tổng quát về vấn đề này cũng không ít. Tuy nhiên, đề tài luận văn thông
qua việc phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật giải thể tại một công ty cụ thể để nêu bật lên những

1


điểm vênh giữa luật và thực tiễn áp dụng. Đề tài này về cơ bản cũng không trùng lặp với những công
trình nghiên cứu đã có trong giới luật học.
2.

Mục tiêu nghiên cứu:

Thông qua việc tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam, có sự so sánh, đối chiếu, luận
văn hướng tới mục đích nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ các quy định trong lĩnh vực giải
thể doanh nghiệp. Từ đây có thể tìm kiếm và phát hiện những tiến bộ, thiếu sót của pháp luật Việt
nam, làm định hướng để đưa ra những kiến nghị hoàn thiện khung pháp luật về vấn đề này. Để thực
hiện được mục đích nêu trên thì trước hết luận văn có những mục tiêu cụ thể sau:
Nghiên cứu cơ sở lý luận chung về doanh nghiệp, đặc biệt là giải thể doanh nghiệp. Xác

định vấn đề “giải thể doanh nghiệp” là vấn đề trung tâm của luận văn, cần đào sâu tìm hiểu một cách
đúng đắn và toàn diện.
Nghiên cứu các vấn đề pháp lý đặc thù của giải thể doanh nghiệp, trong đó tập trung vào vấn
đề mang tính bản chất của giải thể doanh nghiệp.
-

Phân tích và đánh giá thực tiễn áp dụng, thi hành pháp luật giải thể tại công ty cổ phần JM.

-

Kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về giải thể doanh nghiệp.

3.

Tình hình nghiên cứu đề tài

Cho đến nay, pháp luật về doanh nghiệp đã có khá nhiều công trình nghiên cứu cũng như
sách, tạp chí chuyên ngành như: Giáo trình Luật thương mại - Đại học Luật Hà Nội; Giáo trình Luật
kinh tế - Khoa Luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội; “Luật Thương mại Việt Nam dẫn giải” của nhóm tác
giả Lê Tài Triển (chủ biên) Nguyễn Vạng Thọ và Nguyễn Tân; “Hợp đồng thành lập công ty ở Việt
Nam” - Luận án tiến sĩ luật học của Ngô Huy Cương;…. Tương tự pháp luật về chấm dứt hoạt động
mà cụ thể là giải thể doanh nghiệp không ít như: Một số ý kiến về giải thể phá sản doanh nghiệp tư
nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn của Phạm Quý Ty, Những quy định về thành lập và giải thể
doanh nghiệp nhà nước,….Tuy vậy, chưa có một đề tài nào, đi sâu phân tích thực tiễn thi hành pháp
luật giải thể trong trường hợp cụ thể này.
4.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:

Chế định pháp luật về doanh nghiệp là một chế định rộng, liên quan đến nhiều yếu tố pháp lý

lẫn thực tiễn như: các loại hình doanh nghiệp, các học thuyết pháp lý về bản chất doanh nghiệp,
thành lập, hoạt động., giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp.…Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài,
tác giả không nghiên cứu toàn bộ quy định này mà chỉ tập trung vào giai đoạn chấm dứt hoạt động
doanh nghiệp cụ thể là “giải thể doanh nghiệp” để làm rõ các vấn đề có tính bản chất cần thiết cho
việc xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực này.
Luận văn cũng làm rõ sự khác biệt giữa giải thể và phá sản doanh nghiệp, cùng là quy định
về chấm dứt hoạt động, tư cách pháp nhân của doanh nghiệp. Do đó, tác giả trong phạm vi nghiên
cứu của đề tài, không làm rõ về các quy định về giai đoạn thành lập, hoạt động của công ty. Dù vậy,
để có thể phân tích và hiểu vấn đề một cách toàn diện đề tài nghiên cứu, một số vấn đề liên quan đến
hoạt động thành lập, hoạt động của doanh nghiệp cũng được đưa ra xem xét. Bởi các vấn đề này nằm
trong một quan hệ nhân quả, vòng đời của doanh nghiệp.
Tác giả trên cơ sở phân tích thực tiễn thi hành pháp luật giải thể tại một công ty cụ thể, để
đưa ra các khía cạnh cần điều chỉnh khi thi hành, áp dụng pháp luật giải thể doanh nghiệp tại Việt
Nam.
Về thời gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trong thời gian từ tháng 6/2011 đến tháng
7/2013.
5.

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu chủ yếu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, dựa vào các văn bản pháp luật của Việt Nam và
thế giới về doanh nghiệp và giải thể doanh nghiệp, các sách, báo, bài viết tham khảo có liên quan…

2


Ngoài phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mac –
Lênin, tác giả còn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu nhằm làm rõ vấn đề.
6.


Kết quả nghiên cứu của đề tài

Hiện nay, ở nước ta các quy định pháp lý điều chỉnh vấn đề giải thể doanh nghiệp được quy
định khá nhiều. Luận văn kế thừa những công trình nghiên cứu đã có về các vấn đề liên quan nhưng
vẫn phần nào thể hiện được tính mới của đề tài. Đặc biệt trong bối cảnh thi hành pháp luật giải thể
tại một trường hợp cụ thể, đề tài mang ý nghĩa lý luận cho việc xây dựng những quy phạm pháp luật
đầy đủ và toàn diện hơn, làm cơ sở lý luận cho việc thi hành, áp dụng pháp luật giải thể doanh
nghiệp. Những phân tích và kiến nghị của đề tài hy vọng sẽ có ý nghĩa thiết thực trong quá trình xây
dựng và hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp của Việt Nam đảm bảo thực tiễn thi hành, áp dụng pháp
luật.
7.

Bố cục luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, bố cục luận văn được chia làm hai (02) chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về giải thể doanh nghiệp
Chương 2: Thực tiễn thi hành pháp luật về giải thể doanh nghiệp tại công ty cổ phần JM
References
1. Bộ Tài Chính (2013), Thông tư 213/2013/TT-BTC ngày 6 tháng 12 năm 2012 hướng dẫn hoạt
động của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Hà Nội.
2. Bộ Tài Chính (2012), Thông tư 80/2012/TT-BTC ngày 22 tháng 5 năm 2012 hướng dẫn Luật
Quản lý thuế về đăng ký thuế, Hà Nội.
3. Chính phủ (2010), Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 04 năm 2010 về đăng ký doanh
nghiệp, Hà Nội.
4. Chính phủ (2010), Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 1 tháng 10 năm 2010 hướng dẫn chi
tiết thi hành một số điều Luật Doanh nghiệp, Hà Nội.
5. Chính phủ (2006), Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đầu tư, Hà Nội.
6. Chính phủ (2007), Nghị định số 69/2007/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2007 về việc nhà đầu tư

nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam, Hà Nội.
7. Chính phủ (2007), Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 7 tháng 6 năm 2007 quy định việc xử lý vi
phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, Hà Nội.
8. Hồ
Hường
(2012),
“Giải
thể
doanh
nghiệp”,
/>9. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật kinh tế, tr. 250-270, NXB Đại học quốc gia Hà Nội,
Hà Nội.
10. Quốc Hội (2005), Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, Hà Nội.
11. Quốc Hội (1999), Luật Doanh nghiệp số13/1999/QH10 ngày 12 tháng 6 năm 1999, Hà Nội.
12. Quốc Hội (2005), Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005
13. Quốc Hội (2006), Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006, Hà Nội.
14. Quốc Hội (2011), Bộ luật Tố tụng dân số 65/2011/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ
luật Tố tụng dân sự số 24/2004/QH1, Hà Nội.
15. Quốc Hội (2006), Phụ lục Nghị quyết 71/2006/QH11 về phê chuẩn Nghị định thư gia nhập
WTO, Hà Nội.

3


16. Tân Thịnh (2010), “Các giai đoạn của tiến trình kinh doanh”, />17. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định 55/2009/QĐ-TTg ngày 15/4/2009 về tỷ lệ tham gia của
nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán, Hà Nội.
18. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật thương mại, NXB Công an nhân dân, Hà
Nội.
19. Viện nghiên cứu phát triển doanh nghiệp (2012), Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam
năm 2011, NXB Thông tin và truyền thông, Hà Nội.

20. Viện nghiên cứu phát triển doanh nghiệp (2013), Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam
năm 2012, NXB Thông tin và truyền thông, Hà Nội.

4



×