Pháp luật về tổ chức và hoạt động của doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ đưa người lao động
Việt Nam ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng
Lê Thị Vân Anh
Khoa Luật
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 01 07
Người hướng dẫn: TS. Trần Ngọc Liêm
Năm bảo vệ: 2014
Keywords. Luật kinh tế; Luật doanh nghiệp; Pháp luật Việt Nam; Xuất khẩu lao động
Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước có nguồn lao động trẻ và dồi dào, hàng năm có hàng triệu lao
động cần việc làm. Quá trình đổi mới kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã tạo
nhiều cơ hội việc làm cho NLĐ, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. Tuy nhiên tình
trạng thất nghiệp và thiếu việc làm còn chiếm tỷ lệ lớn, thu nhập của đại bộ phận dân cư vẫn
còn ở mức thấp. Hiện nay, đất nông nghiệp đang bị thu hẹp, lao động nông thôn dư thừa ngày
càng nhiều. Đồng thời, tại các khu vực công nghiệp, dịch vụ, do sức ép cạnh tranh, nhiều DN
không đứng vững buộc phải thu hẹp qui mô sản xuất hoặc thay đổi công nghệ, dẫn đến hậu quả
là một bộ phận lớn NLĐ bị dôi dư đang thiế u việc làm, ảnh hưởng đến đời sống của chính bản
thân và gia đình họ cũng như toàn xã hội.
Trong khi đó, nhiều quốc gia, nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới lại đang trong tình trạng
thiếu lao động hoặc giá nhân công tại chỗ quá cao. Họ cần tuyển lao động từ các quốc gia khác
sang làm việc. Từ đó phát sinh nhu cầu cung ứng sức lao động và di chuyển lao động từ quốc
gia này sang quốc gia khác. Đây là một nhu cầu tất yếu xuất phát từ sự vận động khách quan
của thị trường lao động quốc tế. Vì vậy, đẩy mạnh XKLĐ là một trong những giải pháp giải
quyết việc làm được nhiều nước đang phát triển trên thế giới quan tâm và khai thác tối đa.
Để giải quyết việc làm cho NLĐ trong nước và cải thiện đời sống của họ cũng như gia
đình họ, Việt Nam đã có nhiều chính sách giải quyết việc làm, trong đó có hoạt động đưa NLĐ
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Nhờ những chính sách quan tâm, hỗ trợ NLĐ Việt Nam ra
nước ngoài làm việc, trong khoảng 20 năm qua, Việt Nam đã trở thành nước có di cư lao động
lớn đến các thị trường lao động quốc tế ở Đông Á, Đông Nam Á và Trung Đông. Chương trình
lao động di trú quốc tế, thường được gọi là XKLĐ được coi là một phần trong chính sách phát
triển kinh tế - xã hội của Đảng và nhà nước ta. Đối với những NLĐ di trú thì đó là cách thức để
có việc làm, cùng với một mức thu nhập cao hơn cho bản thân, nâng cao mức sống của họ và
gia đình.
Trước đây, hoạt động đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài được
qui định trong mục 5a chương XI của BLLĐ và các văn bản dưới luật khác. Nhưng nhìn chung
các quy định này còn rất sơ sài, thiế u cụ thể và còn nhiều điểm không phù hợp. Điều này đã gây
nhiều bất cập trong việc áp dụng pháp luật, gây thiệt hại cho NLĐ và tạo ra nhiều tranh chấp
phức tạp trong quá trình đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Trước tình hình đó, tháng 11 năm
2006 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng (có hiệu lực từ 01 tháng 7 năm 2007). Sau đó, hàng loạt các nghị định và
thông tư hướng dẫn đã được ban hành.
Cho đến nay, sau hơn năm năm thực hiện, Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng vẫn bộc lộ nhiều bất cập làm ảnh hưởng tới lợi ích của NLĐ, gây khó khăn
cho các DN đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, cũng như chưa thực sự thúc đẩy sự hợp tác
giữa chính phủ Việt Nam với chính phủ các nước trong lĩnh vực này. Vai trò của các DN dịch
vụ trong quá trình đưa NLĐ Việt Nam đi nước ngoài làm việc theo hợp đồng là vô cùng quan
trọng bởi đây là lực lượng chủ yếu đưa NLĐ ra thị trường ngoài nước làm việc. Do đó, viê ̣c
hoàn thiện pháp luật Việt Nam về tổ chức và hoạt động của DN đưa NLĐ đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng đặt trong mối quan hệ với việc nghiên cứu tổng quan hoạt động đưa NLĐ
Việt Nam ra nước ngoài làm việc, cũng như thực trạng ban hành và thực thi pháp luật Việt Nam
điều chỉnh hoạt động này là cần thiết. Đó chính là lý do để tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về
tổ chức và hoạt động của DN cung cấp dịch vụ đưa NLĐ Việt Nam ra nước ngoài làm việc
theo hợp đồng” làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay, đã có một số ít công trình nghiên cứu khoa học pháp lý đề cập đến đề tài
này như:
- Pháp luật về đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
: Khoá luận tốt nghiệp / Hoàng Thị Quỳnh Trang; Người hướng dẫn: TS Đỗ Ngân Bình, 2007
- Những điểm mới của luật NLĐ Việt Nam đi làm theo hợp đồng có thời hạn ở nước ngoài :
Khoá luận tốt nghiệp / Nguyễn Thị Ngân; Người hướng dẫn: TS Trần Thị Thuý Lâm, 2007
Ngoài ra, có một số tạp chí, bài viết liên quan đến vấn đề này như: Bài “Xuất khẩ u lao
động Viê ̣t Nam trước yê u cầ u hội nh ập” của TS. Nguyễn Quố c Luâ ̣t đăng trên báo Người lao
đô ̣ng ngày 25 tháng 1 năm 2008; Bài “Kinh nghiệm quản lý nhà nước về XKLĐ của một số
nước” của PGS.TS.Phan Huy Đường đăng trên tạp chí Quản lý nhà nước. Học viện hành
chính, Số163(8/2009); Bài “Hoạt động XKLĐ: thực trạng và một số khuyến nghị” của
Nguyễn Thị Phượng đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp. Văn phòng quốc hội,
Số22(11/2009); Bài “Sử dụng hợp lý nguồn nhân lực sau XKLĐ trong hội nhập kinh tế quốc
tế” của Phạm Đức Chính đăng trên Tổ chức nhà nước. Bộ nội vụ. Số 6/2010…
Như vậy, đến nay vẫn có rất ít công trình cấp độ luận văn, luận án nghiên cứu đề tài này. Ở
mức độ nhấ t đinh,
̣ các công trình nêu trên đã phân tích , đánh giá và đưa ra những kiế n nghi ̣liên
quan đế n việ c nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về đưa NLĐ Việt Nam ra nước ngoài làm
việc. Nhưng hầ u như các bài viết nói trên chưa đánh giá được một cách toàn diện những bấ t câ ̣p
của pháp luật Việt Nam về DN hoạt động dịch vụ đưa NLĐ Viê ̣t Nam đi làm việc ở nước ngoài
theo hơ ̣p đồ ng.
Bên cạnh đó, do mục đích và phạm vi nghiên cứu, những công trình trên hoặc nghiên
cứu quá rộng về pháp luật đưa NLĐ Việt Nam đi nước ngoài nói chung, hoặc chỉ tập trung vào
những điểm mới của Luật NLĐ Việt Nam đi làm theo hợp đồng có thời hạn ở nước ngoài. Tuy
vậy, đây vẫn là những tài liệu nghiên cứu quan trọng được tác giả lựa chọn tham khảo khi thực
hiện việc nghiên cứu đề tài luận văn của mình.
Trong phạm vi đề tài này, trên cơ sở có tiếp thu và kế thừa các công trình nghiên cứu trước
đây, tác giả đặt vấn đề nghiên cứu trong mối liên hệ chặt chẽ với yêu cầu của thực tiễn hiện tại để
làm rõ những bất cập của pháp luật Việt Nam trong việc đưa NLĐ Việt Nam ra nước ngoài làm
việc theo hợp đồng của DN dịch vụ, qua đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong lĩnh
vực này. Tác giả cho rằng luận văn “Pháp luật về tổ chức và hoạt động của DN cung cấp dịch vụ
đưa NLĐ Việt Nam ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng” sẽ là một công trình nghiên cứu tương
đối hệ thống về tổ chức, hoạt động của DN đưa NLĐ Việt Nam đi làm viê ̣c ở nước ngoài theo hợp
đồng kể từ khi Luâ ̣t về vấ n đề này có hiê ̣u lực (01/7/2007) cho đế n nay. Trên cơ sở đó đánh giá
những tác đô ̣ng, ảnh hưởng của pháp luật Việt Nam vớithực tiễn điề u chỉnh quan hệ đưaNLĐ Việt
Nam đi làm viê ̣c ở nước ngoài theo hợp đồng nhằm đề xuất những giải pháp , kiế n nghi ̣khả thi
hướng tới việc hoàn thiê ̣n pháp luâ ̣t Việt Nam về đưaNLĐ Viê ̣t Nam đi làm viê ̣c ở nước ngoài theo
hợp đồng của DN dịch vụ, phù hợp với xu thế vận động của thị trường lao động quốc .tế
3. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn hướng tới mục đích nghiên cứu tổng quan hoạt động đưa NLĐ Việt Nam ra nước
ngoài làm việc theo hợp đồng của DN dịch vụ, qua đó phân tích thực trạng ban hành và thực thi
pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động này để tìm ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật trong
thời gian tới, nêu lên sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả pháp luật về đưa NLĐ Việt Nam ra nước
ngoài làm việc, từ đó, luận văn đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật, tăng cường sự
hỗ trợ của nhà nước đối với hoạt động này. Mục đích lớn nhất của luận văn là nhằm đóng góp
những giải pháp hữu hiệu nhất để giải quyết những bất cập trong hoạt động XKLĐ theo hợp đồng
của DN dịch vụ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu trong phạm vi các qui đinh
̣ của pháp
luâ ̣t Việt Nam về DN dịch vụ đưa NLĐ Việt Nam đi làm viê ̣c ở nước ngoài theo hợp đồng dưới
góc độ của pháp luật lao động. Do đó, tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu một số vấn đề lý luận chủ
yếu về DN đưa NLĐ Việt Nam ra nước ngoài làm việc được quy định tại Luật NLĐ Việt Nam
đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006, phân tích thực trạng những hạn chế, vướng
mắc của các quy định pháp luật về vấn đề đó để đưa ra một số kiến nghị về lập pháp và tư pháp.
Những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nhưng do
pháp luật của quốc gia tiếp nhận lao động điều chỉnh, hoặc được sự điều chỉnh của các hiệp
định quốc tế về lao động, của các Công ước quốc tế về lao động di trú sẽ không được nghiên
cứu trong phạm vi của đề tài này mà chỉ được tiếp cận theo hướng so sánh, tiếp thu những giá
trị pháp lý đó vào pháp luật Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu của luâ ̣n văn
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu có nền tảng là chủ nghĩa duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Ngoài ra, Luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như: phân tích
qui phạm, mô hình hóa và điển hình hóa các quan hệ xã hội, phương pháp phân tích tình huống,
thống kê, tổng hợp các kiến thức từ pháp luật thực định và phân tích thực tiễn để nhận thức và
đánh giá thực trạng điều chỉnh pháp luật và thực thi pháp luật. Để phân tích và lý giải sâu vấn
đề, luận văn còn sử dụng các phương pháp như: so sánh pháp luật, lịch sử, phương pháp đối
chiếu, diễn giải, quy nạp, xã hội học pháp luật…
6. Những đóng góp của luâ ̣n văn
Hoạt động đưa NLĐ Việt Nam ra nước ngoài làm việc là vấn đề đã được một số chuyên
gia ở các lĩnh vực khác nhau nghiên cứu và xuất bản dưới dạng sách hoặc các bài viết, bài tham
luận, bình luận, chuyên khảo được đăng trên các tạp chí, bài báo và các trang thông tin điện tử.
Tuy nhiên, trước những thay đổi từ thực tiễn khách quan , tác giả nhận thấy cần phải tiếp tục
nghiên cứu sâu hơn nữa đề tài này trên cơ sở tiếp thu các thành quả, giá trị khoa học của các đề
tài nghiên cứu trước đó, đồng thời đặt vấn đề nghiên cứu trong mối liên hệ chặt chẽ với yêu cầu
của thực tiễn hiện tại để làm rõ những bất cập của Pháp luật Việt Nam trong việc đưa NLĐ Việt
Nam ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng của DN dưới cả góc độ lý luận và thực tiễn. Trên cơ
sở đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị mang tính tổng quan và cập nhật từ những yêu cầu thực
tiễn, nhằm góp một phần hoàn thiện hơn nữa cơ chế pháp lý về vấn đề này.
7. Kế t cấ u của luận văn
Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục từ
viết tắt, luận văn được chia làm ba chương với nội dung cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan về DN dịch vụ đưa NLĐ Việt Nam ra nước ngoài làm việc theo
hợp đồng
Chương 2: Thực trạng pháp luật về tổ chức và hoạt động của DN dịch vụ đưa NLĐ Việt
Nam ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam về tổ chức và
hoạt động của DN đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
References
1. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2007), Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH ngày
08/10/2007 hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc
ở nước ngoài theo hợp đồng.
2. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2013), Thông tư số 21/2013 ngày 10-10-2013 của
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định mức trần tiền ký quỹ và thị trường lao
động mà doanh nghiệp dịch vụ được thỏa thuận ký quỹ với người lao động.
3. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2013), Thông tư số 22/2013 ngày 15-10-2013 của
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định mẫu và nội dung Hợp đồng cung ứng lao
động, Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
4. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính (2007), Thông tư liên tịch số
16/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 04/09/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội - Bộ Tài chính quy định cụ thể về tiền môi giới và tiền dịch vụ trong hoạt động đưa
lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
5. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Ngoại giao (2013), Thông tư liên tịch số
32/2013 của liên bộ Lao động, Thương binh và Xã hội – Bộ Ngoại giao ngày 6-12-2013
hướng dẫn trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định
tại Điểm a, Điểm b, Điểm c, Khoản 2 Điều 35 của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 228-2013 của Chính phủ.
6. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính (2013), Thông tư liên tịch số
31/2013 giữa Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính ngày 12-11-2013
hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1465/QĐ-TTg ngày 21-8-2013 của Thủ tướng Chính
phủ về việc thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc
theo Chương trình EPS.
7. Bộ lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Tư pháp (2007), Thông tư liên tịch số
08/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTP ngày 11/7/2007 của Bộ lao động - Thương binh và Xã hội
- Bộ Tư pháp hướng dẫn chi tiết một số vấn đề nội dung hợp đồng bảo lãnh cho người
lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
8. Chính phủ (2007), Nghị định số 126/2007/ NĐ- CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
9. Chính phủ (2007), Nghị định số 144/2007/NĐ-CP ngày 10/09/2007 của Chính phủ quy
định chi tiết về việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người Việt Nam đi
làm việc ở nước ngoài.
10. Chính phủ (2013), Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/08/2013 của Chính phủ về việc
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao
động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
11. Phạm Đức Chính (2010), “Sử dụng hợp lý nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động trong
hội nhập kinh tế quốc tế”, Tổ chức nhà nước, Bộ nội vụ, Số 6/2010, tr.39 – 41
12. Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, (2009), “Tình
hình thực hiện nhiệm vụ xuất khẩu lao động năm 2009 và phương hướng năm 2010”,
www.dolab.gov.vn
13. Nguyễn Duy, (2009), “Xuất khẩu lao động: Vi phạm tràn lan”,
www.baomoi.com/Home/LaoDong/nld.com.vn.
14. Lê Đạt, (2009), “Hậu xuất ngoại: Thất nghiệp”, www.tienphong.vn
15. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội
16. .Đảng Cộng sản Việt Nam, (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. PGS.TS.Phan Huy Đường (2009), “Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động
của một số nước”, Quản lý nhà nước, Học viện hành chính, Số163(8/2009), tr. 69 – 74
18. Hội luật gia Việt Nam (2008), Bảo vệ quyền của người lao động di trú - Pháp luật &
thực tiễn quốc tế, khu vực và quốc gia, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.
19. Lê Hồng Huyên, (2008), Tác động của di chuyển lao động quốc tế đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, Hội thảo quốc tế Việt Nam học
lần thứ ba: Việt Nam hội nhập và phát triển.
20. Lan Hương, (2008), “Những lãnh địa “cát cứ” trong tuyển xuất khẩu lao động”,
www.dantri.com.vn.
21. Liên minh bài trừ nô lệ mới ở Á Châu (CAMSA) (2010), “Số liệu xuất khẩu lao động của
Việt Nam năm 2010”, [cập nhật ngày 30/3/2011].
22. Nhóm tác giả Khoa Luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội (2010), Quyền của người lao động di
trú (Công ước của Liên Hợp Quốc và những văn kiện quan trọng của ASEAN), NXB
Hồng Đức, Hà Nội
23. Nguyễn Thị Phượng (2009), “Hoạt động xuất khẩu lao động: thực trạng và một số
khuyến nghị”, Nghiên cứu lập pháp,Văn phòng quốc hội, Số22(11/2009), tr.53 – 56
24. Quốc Hội khóa XI (2006), Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo
hợp đồng của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 số 72/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm
2006
25. Quốc Hội khóa XIII (2012), Bộ luật lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 2012.
26. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 1465/QĐ-TTg ngày 21-8-2013 của Thủ tướng
Chính phủ về việc thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc
theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (chương trình
EPS).
27. Tổng Cục thống kê (2011), “Số liệu thống kê dân số và lao động”,
nhật ngày 30/3/2011].
28. Ủy ban Thường vụ Quốc Hội (2010), Báo cáo số 365/2010 của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội Việt Nam về việc tổ chức, thực hiện chính sách, pháp luật về người lao động Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 28 tháng 9 năm 2010.
29. />30. />31. />32. />33. />34. />nhung-buc-xuc-cua-cong-nhan-lao-dong-hien-nay-va-bien-phap-giaiquyet&catid=51:cac-bai-vit-lien-quan-n-hot-ng-cong-oan&Itemid=73
35. />36. />37. />38. />39. />40. />41. />42. />