Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

DSpace at VNU: Liên thông đào tạo trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.09 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC QIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM VĂN LÂM

LIÊN THÔNG ĐÀO TẠO TRONG VIỆC NÂNG CAO
CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

HÀ NỘI, NĂM 2008

1


ĐẠI HỌC QUỐC QIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM VĂN LÂM

LIÊN THÔNG ĐÀO TẠO TRONG VIỆC NÂNG CAO
CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Ngành: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Mã số : 603472

HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN VĂN KHÁNH


HÀ NỘI, NĂM 2008

2


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU. ............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..............................................................................5
3. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................................6
4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................6
5. Mẫu khảo sát................................................................................................................7
6. Câu hỏi nghiên cứu .....................................................................................................7
7. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................................7
8. Phƣơng pháp chứng minh giả thuyết ......................................................................7
9. Kết cấu của Luận văn.................................................................................................8
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC KH&CN VÀ LIÊN
THÔNG ĐÀO TẠO....................................................................................................... 10
1.1. Khái niện và một số tiêu chí về nguồn nhân lực KH&CN ........................ 10
1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực............................................................................. 10
1.1.2. Khái niệm về nguồn nhân lực KH&CN ....................................................... 11
1.1.3. Khái niệm về nguồn nhân lực KH&CN ....................................................... 12
1.1.4. Chất lượng nguồn nhân lực KH&CN .......................................................... 12
1.1.5. Tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực KH&CN............................ 14
1.2. Khái niệm liên thông trong đào tạo.................................................................... 15
1.2.1. Hệ thống giáo dục .......................................................................................... 15
1.2.2. Liên thông trong đào tạo ................................................................................. 16
1.2.3. Khái niệm về kế thừa ....................................................................................... 19
1.2.4. Tính kế thừa ...................................................................................................... 20

1.2.5. Cách kế thừa ..................................................................................................... 24
1.2.6. Tổ chức quản lý đào tạo liên thông. ......................................................... 24
1.2.7. Yêu cầu phát triển nguồn nhân lực KH&CN .............................................. 26
1.2.8. Lợi ích của liên thông đào tạo......................................................................... 27
3


1.2.9. Phát triển nguồn nhân lực KH&CN ở tỉnh Hải Dương............................. 27
Tiểu kết Chƣơng 1.........................................................................................................29
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG LIÊN THÔNG ĐÀO TẠO ĐỐI VỚI NGUỒN
NHÂN LỰC KH&CN . ................................................................................................. 30
2.1. Thực trạng nguồn nhân lực KH&CN ở Hải Dƣơng ...................................... 30
2.1.1. Số lượng và cơ cấu phân theo trình độ đào tạo ............................................ 30
2.1.2. Phân theo hình thức đào tạo........................................................................... 31
2.1.3. Nhận xét và đánh giá chung .. ...................................................... 32
2.2. Liên thông đào tạo đối với nguồn nhân lực KH&CN ở tỉnh Hải Dƣơng.... 35
2.2.1. Số lƣợng và cơ cấu nguồn nhân lực KH&CN qua liên thông đào tạo .. 35
2.2.2. Nguồn nhân lực qua liên thông đào tạo phân theo hình thức đào tạo ..... 40
2.3. Thực trạng đào tạo liên thông ở Trƣờng Cao đẳng nghề Hải Dƣơng và
Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ...................................................................... 43
2.3.1. Một số nét về Trường Cao đẳng nghề Hải Dương ..................................... 43
2.3.2. Thực trạng đào tạo liên thông từ trình độ Trung cấp nghề lên trình độ Cao
đẳng nghề, nghề Điện công nghiệp của Trường Cao đẳng nghề Hải Dương ........ 47
2.3.3. Một số nét về Trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ................................ 58
2.3.4. Đào tạo liên thông từ trình độ Trung cấp nghề lên Cao đẳng nghề, ngành
Công nghệ cơ khí của Trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ ................................ 62
2.3.5. Nhận xét, đánh giá ........................................................................................... 72
2.4. Đánh giá của thị trƣờng lao động về nguồn nhân lực KH&CN qua đào tạo
liên thông ở tỉnh Hải Dƣơng .......................................................................................... 74
Tiểu kết Chƣơng 2........................................................................................................ 77

CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP LIÊN THÔNG ĐÀO TẠO ĐƢỢC THỰC HIỆN
DỰA TRÊN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NHẰM ĐẠT MỤC TIÊU GẮN
VỚI NHU CẦU THỊ TRƢỜNG LAO ĐỘNG......................................................... 78
3.1. Mục tiêu đào tạo gắn với thị trƣờng lao động .............................................. 78
3.2. Chƣơng trình liên thông xuất phát từ mục tiêu đào tạo................................. 88
3.3. Đổi mới liên thông đào tạo bắt đầu từ giáo viên........................................... 89
4


3.4. Đổi mới quy trình đào tạo liên thông ................................................................. 92
3.5. Đổi mới phƣơng pháp dạy và học trong liên thông......................................... 94
3.6. Đổi mới cách đánh giá trong đào tạo liên thông .............................................. 96
3.7. Đổi mới về đầu tƣ và cơ chế tài chính................................................................ 97
3.8. Thử nghiệm các giải pháp trên....................................................................... 99
Tiểu kết Chƣơng 3...................................................................................................... 101
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................................ 102
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 102
KHUYẾN NGHỊ........................................................................................................... 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................. 104
PHỤ LỤC............................................................................................... 108

5


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Việt Nam đã chính thức là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới
(WTO). Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đã tạo ra cho nước ta

những cơ hội và thách thức mới. Phát triển kinh tế - xã hội bền vững là nhiệm
vụ trọng tâm, phấn đấu đến năm 2020 đất nước ta trở thành nước công
nghiệp. Với vai trò to lớn của KH&CN cùng với giáo dục và đào tạo, Đại hội
X của Đảng tiếp tục khẳng định: “Phát triển KH&CN cùng với phát triển giáo
dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực cho công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, nước ta có cơ hội thuận lợi để tận
dụng những thành tựu của cách mạng KH&CN hiện đại, tiếp thu tri thức, các
nguồn lực và kinh nghiệm của nước ngoài; đi thẳng vào những công nghệ
hiện đại để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hơn 20 năm đổi
mới, nền kinh tế nước ta đã liên tục có tốc độ tăng trưởng cao. Đây là điều
kiện thuận lợi để tăng đầu tư cho phát triển KH&CN, đồng thời thúc đẩy đổi
mới công nghệ và ứng dụng thành tựu KH&CN trong nền kinh tế.
Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với sự phát triển KH&CN nước ta
hiện nay là phải nhanh chóng phát triển nguồn nhân lực KH&CN cả về số
lượng và chất lượng để nâng cao năng lực KH&CN, rút ngắn quá trình CNH,
HĐH đất nước. Hiện nay, trình độ chuyên môn, khả năng nghiên cứu, hiệu
quả sử dụng nhân lực khoa học công nghệ còn hạn chế.
Nghiên cứu khoa học và tham gia đào tạo là chức năng, nhiệm vụ chính
của đội ngũ cán bộ KH&CN chất lượng cao. Nhưng tỷ lệ nhân lực tham gia
trực tiếp vào quá trình nghiên cứu khoa học còn thấp. Cụ thể: ở đề tài cấp nhà
nước chỉ có 30% cán bộ được tham gia, tương ứng đề tài cấp bộ có 48,1% và
6


đề tài cấp cơ sở là 65,1%. Điều này hợp lý ở chỗ cấp đề tài càng cao, càng đòi hỏi
khả năng nghiên cứu của số cán bộ có trình độ chuyên môn cao. Tuy nhiên, xét
tổng thể thì số lượng cán bộ KH&CN được tham gia nghiên cứu khoa học mới đạt
65,1%, còn lại 34,9% không tham gia, đó là sự lãng phí rất lớn.
Các đề tài nghiên cứu KH&CN của nước ta còn nhiều điểm chưa tiếp

cận được trình độ KH&CN thế giới, khả năng hội nhập còn hạn chế. Việc
tham gia hội thảo và các kết quả nghiên cứu được công bố trên các tạp chí
khoa học có danh tiếng trên thế giới còn ít. Số bằng phát minh, sáng chế của
Việt Nam rất hạn chế. Thời kỳ 2001- 2005, Việt Nam chỉ có 11 đơn đăng ký
sáng chế ở nước ngoài. Trong khi đó Indonexia có 36, Thái Lan có 39,
Philipin có 85, Hàn Quốc có 15.000, Nhật Bản có 87.620 và Mỹ có 206.710.
Nếu căn cứ vào số lượng các công trình nghiên cứu khoa học được đăng trên
tạp chí quốc tế và bằng sáng chế được quốc tế công nhận thuộc 27 môn khoa
học, thì Việt Nam chưa lọt vào danh sách của 50 nước được tính đến
(Singapo, Malaisia và Thái Lan đã có tên trong danh sách này). Điều đó có
nghĩa là, trình độ nguồn nhân lực KH&CN nước ta còn rất thấp.
Hệ thống giáo dục và đào tạo ở mỗi quốc gia có vai trò đòn bẩy phát
triển nền kinh tế và quyết định sự phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn
nhân lực KH&CN. Chỉ có hệ thống giáo dục và đào tạo phát triển, tiên tiến
mới tạo ra nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao.
Công cuộc đổi mới đất nước, giáo dục và đào tạo luôn được Đảng, Nhà
nước và cả xã hội quan tâm. Ngành giáo dục cũng đã qua nhiều lần chấn hưng
và đổi mới nhưng kết quả đạt được rất hạn chế. Để đáp ứng yêu cầu nguồn
nhân lực cho CNH, HĐH, nền giáo dục nước ta cần phải nhanh chóng đổi mới
và phát triển, đặc biệt là giáo dục nghề nghiệp. Sự lạc hậu, trì trệ kém phát
triển của giáo dục nước ta so với các nước trong khu vực như: Thái Lan,
Trung Quốc, Malaisia, Singapore, Philipin, Indonexia,... đã thấy được vị trí
giáo dục Việt Nam còn khoảng cách rất xa so với các nước phát triển. Trong
xu thế hội nhập, phát triển nền kinh tế tri thức, nguồn nhân lực không chỉ còn
7


ở mỗi quốc gia, mà là nguồn nhân lực toàn cầu. Những lợi thế về nguồn tài
nguyên thiên nhiên, giá lao động rẻ đã nhường chỗ cho lợi thế về nguồn nhân
lực có trình độ chuyên môn giỏi, có năng lực sáng tạo. Nếu không sớm nâng

cao chất lượng nguồn nhân lực sẽ không có khả năng cạnh tranh với các nước
trong khu vực về thu hút đầu tư và các công nghệ tiên tiến từ bên ngoài.
Trước những cơ hội và thách thức trong thời kỳ hội nhập, nếu không có
những quyết sách đột phá về đổi mới giáo dục, đặc biệt là giáo dục nghề
nghiệp để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và những biện pháp mạnh mẽ
tăng cường năng lực KH&CN quốc gia, thì nguy cơ tụt hậu về kinh tế - xã hội
ngày càng xa là khó tránh khỏi.
Chất lượng nguồn nhân lực KH&CN được đánh giá qua hệ thống giáo
dục: Giáo dục yếu kém, lạc hậu không thể tạo ra nguồn nhân lực KH&CN
chất lượng cao. Vì vậy, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KH&CN rất
cần phải đổi mới và phát triển giáo dục, đặc biệt là giáo dục nghề nghiệp.
Liên thông đào tạo trong giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực KH&CN đã được các nước phát triển thực hiện và có hiệu quả từ nhiều
năm. Sự kế thừa kiến thức, kỹ năng, phương pháp... ở các bậc học đã được
thực hiện hoàn hảo, nên chất lượng và hiệu quả của giáo dục rất cao.
Ở Việt Nam, liên thông đào tạo đã được triển khai và thực hiện từ lâu,
nhưng chất lượng và hiệu quả còn rất thấp và có quá nhiều vấn đề bất cập.
Tác giả của luận văn cũng như rất nhiều người khác đã trải qua quá trình giáo
dục ở Việt nam từ mầm non đến sau đại học, có rất nhiều lý do để khẳng định
tính kế thừa của quá trình giáo dục không tốt, kỹ năng và phương pháp đều
lạc hậu. Chẳng hạn: môn Chính trị, được đề cập đến từ chương trình THPT,
trong giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, các lớp lý luận trung cấp, cao
cấp đều dập khuôn một chương trình và lý luận gần như tương tự. Những lý
luận đó sau 20, 30 năm thay đổi không đáng là bao. Kết quả là người học khó
tiếp thu, nhàm chán với những lý luận lạc hậu, chất lượng đào tạo không cao.
Môn ngoại ngữ, được giảng dạy từ THCS đến sau đại học, ở cấp học nào
8


cũng học ngoại ngữ, thời gian học mất trên chục năm, nhưng số đông vẫn

chưa nghe, nói được. Trong khi đó người ta có thể học thời gian 09 tháng đến
01 năm ở cơ sở giáo dục chất lượng là có thể nghe, nói, viết. Môn toán học, ở
THPT học vi phân, tích phân, lên đại học học lại vi phân, tích phân. Người
học như một anh thợ giải toán, giải hết cách này đến cách khác, nhưng không
hề biết ứng dụng bài toán, cách giải toán đó vào đâu. Môn vật lý, ở giáo dục
nghề nghiệp và giáo dục đại học đều học lại các định luật, quy tắc ở phổ
thông đã học. Cử nhân kinh tế không cần thiết phải học môn hoá học ở THPT
nhiều đến vậy. Rất nhiều môn học khác cũng ở tình trạng tương tự. Chương
trình đào tạo không thống nhất nên liên thông gặp rất nhiều khó khăn. Chẳng
hạn như cùng trình độ Trung cấp ngành kế toán, nhưng mỗi trường đào tạo
theo một chương trình nên khi liên thông lên Cao đẳng hay Đại học rất khó, vì
không biết nên kế thừa nội dung của trường nào. Liên thông ở các cấp học rất
yếu kém nên kết quả đào tạo chất lượng không cao, không đáp ứng được yêu
cầu. Cụ thể, phần lớn các kỹ sư, cử nhân khi ra trường không làm việc được,
mà phải qua quá trình đào tạo lại. Mặc dù, giáo dục đã nhiều lần cải cách, thí
điểm, đề án này chưa xong, đề án khác lại ra đời, tiêu tốn biết bao tiền của
nhưng chất lượng giáo dục vẫn đang trong thời kỳ chấn hưng.
Hải Dương là tỉnh có trên 1,7 triệu dân, nằm ở phía đông thủ đô Hà
Nội, có 8 khu công nghiệp và 13 cụm công nghiệp phát triển, nhu cầu lao
động kỹ thuật có chất lượng hàng năm lên đến trên 60 ngàn người. Nhưng
thực tế nguồn lao động kỹ thuật ở Hải Dương trình độ còn thấp, nên nhiều
doanh nghiệp phải sử dụng lao động kỹ thuật ở nơi khác đến. Đào tạo nguồn
nhân lực ở Hải Dương còn nhiều hạn chế, đặc biệt là liên thông đào tạo chưa
đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực KH&CN và thị trường lao động.
Vậy việc chỉ ra những nguyên nhân yếu kém và đề ra các biện pháp
liên thông đào tạo trên cơ sở đổi mới tư duy đào tạo, để nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực KH&CN, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động là rất cần thiết.
Đó là lý do tôi chọn đề tài “Liên thông đào tạo trong việc nâng cao chất
lƣợng nguồn nhân lực KH&CN ”.
9



1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
* Ý nghĩa lý thuyết:
- Làm rõ ý nghĩa và triết lý của liên thông đào tạo đối với nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực KH&CN, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.
- Bổ sung thêm lý luận về:
+ Liên thông đào tạo ở các cấp trình độ
+ Kế thừa trong liên thông đào tạo về chương trình, kiến thức, kỹ năng,
hành vi, tổ chức quản lý, phương pháp dạy, phương pháp học...
* Ý nghĩa thực tiễn:
Góp phần phát triển giáo dục và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
KH&CN để đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KH&CN của các nước phát triển
có nền kinh tế thị trường năng động được thực hiện rất hiệu quả bằng biện
pháp liên thông đào tạo.
Liên thông trong đào tạo đã có lịch sử gần 100 năm. Xuất phát từ nhu
cầu người học muốn tiếp tục học lên mà không phải học lại những gì đã học.
Đây là một hình thức đào tạo tiết kiện thời gian, tiền bạc và công sức mà vẫn
đảm bảo chất lượng.
Trên thế giới, việc liên thông giữa các cơ sở đào tạo được ghi nhận ở
một số nước như: Anh, Đài loan, Nhật bản, New Zealand, Australia... và Hoa
kỳ. Lịch sử của sự liên thông đào tạo được nhắc đến Giáo sư William R.
Harper (1856 - 1906), Viện trưởng Đại học Chicago. Năm 1907 Đại học
California - Berkeley đào tạo liên thông “nới rộng”. Những năm tiếp theo liên
thông đào tạo được hoàn thiện và rộng khắp ở nhiều trường của Hoa kỳ và các
nước có nền giáo dục phát triển.
10



Ở Việt Nam, trước năm 1975 liên thông được đề cập đến ở hầu hết các
trường đại học ở miền Bắc theo mô hình trường đại học chuyên ngành, đào
tạo theo yêu cầu của ngành. Việc liên thông diễn ra thường dưới hình thức tổ
chức các lớp chuyên tu, hoàn chỉnh. Ở miền Nam áp dụng theo mô hình các
viện đại học đa ngành của Viện đại học Đông dương do người Pháp thành lập
Đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng,
chỉ thị của Chính phủ, đào tạo liên thông được đặt ra, nhất là khi thực hiện
chương trình đào tạo hai giai đoạn và việc thành lập hai đại học quốc gia và ba
đại học vùng. Cuối thập niên 90, việc liên thông giáo dục đại cương và chuyên
nghiệp trở thành bình thường trong một nhà trường. Ngoài ra, một số trường
thực hiện liên thông cấp bằng hai hoặc tiếp tục cấp bằng chuyên tu, tại chức
hoặc hoàn chỉnh... Năm 2005 Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp chỉ tiêu đào tạo thí
điểm liên thông cho 31 trường.
Liên thông đào tạo ở nước ta còn rất nhiều hạn chế, mỗi trường đào tạo theo
một chương trình khác nhau, thiếu tham khảo và thống nhất. Phần lớn đào tạo xong
mới tính chuyện liên thông. Đào tạo theo tín chỉ thuận lợi cho đào tạo liên thông,
nhưng số ít trường đủ điều kịên làm và làm chưa tốt. Chỉ tiêu đào tạo liên thông bó
hẹp, vì liên thông là sự linh hoạt trong đào tạo để thích nghi với nền kinh tế thị
trường năng động. Tuy nhiên, liên thông ở nước ta mới chỉ đề cập ở các cấp giáo
dục nghề nghiệp và đại học.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp liên thông dựa trên chương trình đào tạo nhằm thực
hiện mục tiêu đào tạo gắn với nhu cầu thị trường lao động.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi quy mô không gian: nghiên cứu về liên thông đào tạo ở chuyên
ngành Điện công nghiệp ở Trường Cao dẳng nghề Hải Dương và Công nghệ cơ khí
ở Trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
- Phạm vi thời gian: 05 năm trở lại đây
11



- Phạm vi nội dung:
+ Thực trạng của liên thông đào tạo
+ Giải pháp liên thông dựa trên chương trình đào tạo nhằm đạt mục tiêu
đào tạo gắn với nhu cầu thị trường lao động.
5. Mẫu khảo sát
Một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Liên thông đào tạo như thế nào để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
KH&CN, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trên địa bàn tỉnh Hải Dương ?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Liên thông phải được thực hiện dựa trên chương trình đào tạo nhằm đạt
mục tiêu đào tạo gắn với nhu cầu thị trường lao động. Được triển khai bằng
các biện pháp sau:
+ Đào tạo liên thông gắn với thị trường lao động;
+ Chương trình liên thông đào tạo xuất phát từ mục tiêu đào tạo;
+ Đổi mới liên thông đào tạo bắt đầu từ giảng viên;
+ Đổi mới quy trình đào tạo liên thông;
+ Đổi mới phương pháp dạy và học trong liên thông đào tạo;
+ Đổi mới cách đánh giá trong đào tạo liên thông;
+ Đổi mới về đầu tư và cơ chế tài chính trong liên thông;
8. Phƣơng pháp chứng minh giả thuyết
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra dùng bảng câu hỏi
12



- Thực nghiệm
- Xử lý kết quả: phân tích hệ thống, tổng hợp, so sánh, tổng kết thực
tiễn, khái quát hoá.
Luận cứ:
- Luận cứ lý thuyết:
Các cơ sở lý luận, khai thác tài liệu, công trình khoa học để chứng minh liên
thông là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KH&CN.
- Luận cứ thực tiễn:
Thu thập từ trong thực tế bằng cách quan sát, thực nghiệm, phỏng vấn
điều tra để tìm kiếm luận cứ và dùng luận cứ chứng minh luận điểm liên
thông đào tạo.
Kết luận và khuyến nghị
- Kết luận của việc nghiên cứu:
Liên thông phải được thể hiện dựa trên chương trình đào tạo xuất phát
từ mục tiêu đào tạo gắn với nhu cầu thị trường lao động, nhằm nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực KH&CN.
- Các khuyến nghị rút ra từ kết quả nghiên cứu:
+ Đổi mới tư duy trong đào tạo liên thông;
+ Tăng cường đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực KH&CN thông qua
liên thông đào tạo.
9. Kết cấu của Luận văn
Danh mục các từ viết tắt
Phần mở đầu
Phần nội dung
Chương 1. Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực KH&CN và liên thông đào tạo
13


Chương 2. Thực trạng nguồn nhân lực KH&CN và liên thông đào tạo
Chương 3. Giải pháp liên thông đào tạo được thực hiện dựa trên

chương trình đào tạo nhằm đạt mục tiêu gắn với nhu cầu thị trường lao động.
- Kết luận:
- Khuyến nghị:
- Danh mục tài liệu tham khảo
- Phụ lục

14


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội: Chính sách mới về Đào tạo Dạy nghề xuất khẩu lao động và quy định mới nhất cần biết, NXB Lao động Xã hội, 2008
2. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội: Hội nghị phát triển nguồn nhân
lực qua đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của doanh nghệp trong vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ, Hải Phòng, 2008
3. Cục thống kê tỉnh Hải Dương: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương
2007, NXB Thống kê, 2008
4. Nguyễn Ngọc Dũng : Tìm hiểu Luật Giáo dục năm 2005, NBX
Chính trị Quốc gia, 2005
5. Vũ Cao Đàm: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học
và Kỹ thuật, 2005
6. Vũ Cao Đàm: Suy nghĩ về khoa học và giáo dục trong xã hội đương
đại Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2007.
7. Nhóm tác giả ELICOM: Công nghệ cao cơ hội không của riêng ai, NXB
Hà Nội, 2000
8. : Nguyễn Hùng, 5 điều cần biết về đào tạo
liên thông, 15/02/2008
9. Tạ Bá Hưng và cộng sự: Khoa học và công nghệ thế giới, xu thế và chính
sách những năm đầu thế kỷ XXI, NXB Trung tâm thông tin khoa học và công
nghệ Quốc gia, 2004

10. Nguyễn Thế Long: Đổi mới tư duy, phát triển giáo dục Việt Nam
trong kinh tế thị trường, NXB Lao động, 2006

15


11. : Ngô Tấn Lực, Trường Cao đẳng Cộng
Đồng với chức năng đào tạo nghề, liên thông và giáo dục thường xuyên ,
08.01.2007
12. Nghị định số 139/2006/NĐ-CP ngày 20/11/2006 của Chính phủ về
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và Bộ
luật Lao động về dạy nghề.
13. Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ về
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục
14. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIV, 2005
15. TS Trần Thị Phấn: Một số vấn đề về tâm lý học sư phạm và dạy
nghề, ĐHSPKT Hưng Yên, 2002
16. : GS Phạm Phụ, Giáo dục đại học và cơ chế
thị trường, 09/5/2006
17. Quốc Hội khóa XI, kỳ họp thứ 10: Luật Dạy nghề số 76/2006/QH11,
2006
18. Quyết định số 06/2008/QĐ-BGDĐT ngày 13/02/2008 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc Quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học
29. Quyết định số 53/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 06/5/2008 của Bộ Lao
động - Thương binh và xã hội về việc ban hành Quy định đào tạo liên thông
giữa các trình độ dạy nghề
20. Quyết định số 51/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 05/5/2008 của Bộ Lao
động - Thương binh và xã hội về việc ban hành Điều lệ các mẫu trường cao đẳng
nghề
21. Quyết định 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ Giáo dục

và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính
quy theo hệ thống tín chỉ
22.
/>16


021153060/attachments/2091_trang%2012.rtf: Diệp Văn Sơn, Đào tạo nguồn
nhân lực theo định hướng đầu ra
23. TS Lê Đình Tiến và cộng sự: Liên kết giữa nghiên cứu và triển khai với
đào tạo say đại học ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2001
24. Thông tư số 09/2008/TT-BLĐTBXH ngày 27/6/2008 của Bộ Lao
động - Thương binh và xã hội về việc Hướng dẫn chế độ làm việc của giáo viên
dạy nghề
25. TS Nguyễn Thị Anh Thu: Tập bài giảng về Quản lý và phát triển
nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, Hà Nội, 2006
26. ThS Nguyễn Anh Tuấn: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao, Tạp chí KHCN số tháng 4-2008 (trang 23)
27. : GS.TSKH Lê Ngọc Trà, Học để làm người
và học để sống với nhau, 21/10/2004
28. Trung tâm nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực: Từ chiến lược
phát triển giáo dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực, NXB Giáo dục,
2002
29. Lương Đức Trụ: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
nguồn nhân lực KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH,HĐH tỉnh Hải Dương, năm
2005
30. Văn kiện Đại hội Đảng X, NXB Chính trị Quốc gia, 2007
31. Quyết định số 272/2003/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2003 của Thủ
tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm
2010
32. Quyết định số 688/2005/QĐ-UBND ngày 24/2/2005 của UBND

tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt “Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
2006 - 2010 tỉnh Hải Dương
33. : Theo Tạp chí khoa học, Đôi điều về
thống kê nhân lực Khoa học và công nghệ, 17/04/2007
17


34. : Nguồn lực khoa học công nghệ Yếu tố quyết định phát triển bền vững, 02/07/2008
35. Tạp chí khoa học công nghệ: 5 giải pháp đào tạo nguồn nhân lực
khoa học và công nghệ để phát triển kinh tế và hội nhập,tháng 8 năm 2007
36.
/>
Về

việc áp dụng học chế tín chỉ trên thế giới và ở Việt Nam
37.
/>Name.2004-04-22.2018/2004/2004_00052/MItem.2004-12-22.2241/MArticle.2004-1222.2324, Huy động nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ đổi mới
38.

/>
Đào tạo nhân lực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ theo nhu
cầu doanh nghiệp

18



×