Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

DSpace at VNU: Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo phát triển y tế (1986 - 2005)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.54 KB, 25 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------

TRẦN DANH NAM

ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HOÁ
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN Y TẾ (1986-2005)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------

TRẦN DANH NAM

ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HOÁ
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN Y TẾ (1986-2005)
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.56

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HỒ KHANG

HÀ NỘI – 2008



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình này là do tôi tự nghiên cứu. Công trình
được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Hồ Khang.
Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, đảm bảo
tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2008
Tác giả

Trần Danh Nam


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình, tôi đã nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ của các các nhân, tập thể và các ban ngành.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tơi thầy giáo PGS.TS Hồ
Khang-người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong khoa Lịch sử- Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân Văn Hà Nội, Phòng Tư liệu khoa Lịch sử, Thư viện
trường....
Tôi xin trân trọng cảm ơn các quý cơ quan đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong công tác sưu tầm tư liệu như: Thư viện Khoa học Tổng hợp tỉnh Thanh
Hóa, Sở Y tế Thanh Hóa, Tỉnh ủy Thanh Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa,...
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình và
bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu đó.
Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng, song do thời gian và năng lực có hạn
nên luận văn khó tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của các quý thầy cô giáo và các bạn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2008

Tác giả

Trần Danh Nam


BẢNG QUY ƢỚC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÀI

- BHYT

Bảo hiểm y tế

- CS&BVSKND

Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

- TTYT

Trung tâm y tế

- UBND

Ủy ban nhân dân

- YHCT

Y học cổ truyền

- YTDP

Y tế dự phòng



MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu.................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 7
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................... 7
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................. 8
7. Bố cục của luận văn ................................................................................. 9
CHƢƠNG 1. VÀI NÉT VỀ THANH HOÁ VÀ SỰ NGHIỆP Y TẾ DƢỚI SỰ
LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH TRƢỚC NĂM 1986

1.1 Vài nét khái quát về Thanh Hoá ............................................................ 10
1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên...................................................................... 10
1.1.2 Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội ..................................................................... 16

1.2 Sự nghiệp phát triển y tế ở Thanh Hoá trước năm 1986.......................... 19
1.2.1 Y tế Thanh Hoá trước cách mạng tháng Tám 1945 ........................................ 19
1.2.2 Y tế Thanh Hoá trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)...... 21
1.2.3 Y tế Thanh Hoá trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước
(1954-1975) ................................................................................................................... 23
1.2.4 Y tế Thanh Hoá trong thời kỳ khôi phục, phát triển kinh tế, văn hoá,
xây dựng và bảo vệ CNXH (1975-1985) ................................................................... 27
CHƢƠNG 2. ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HOÁ LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN
Y TẾ (1986-2005)

2.1 Đường lối phát triển y tế của Đảng và Nhà nước thời kỳ đổi mới ........... 32

2.1.1 Đường lối phát triển y tế của Đảng và Nhà nước ......................................... 32
2.1.2 Chủ trương phát triển y tế của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá ............................ 41

2.2 Quá trình chỉ đạo thực hiện chủ trương phát triển y tế của tỉnh ............... 47
2.2.1 Xây dựng mạng lưới y tế và nguồn nhân lực ................................................... 47
2.2.2 Công tác y tế dự phòng ...................................................................................... 55
2.2.3 Công tác phòng chống các bệnh xã hội ............................................................ 68


2.2.4 Công tác khám chữa bệnh .................................................................................. 72
2.2.5 Công tác dược, vật tư y tế .................................................................................. 78
2.2.6 Một số mặt công tác khác của ngành y tế Thanh Hoá .................................... 81
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

3.1 Thành tựu và hạn chế ........................................................................... 89
3.1.1 Những thành tựu đạt được .................................................................................. 89
3.1.2 Những hạn chế tồn tại ......................................................................................... 99

3.2 Một số bài học kinh nghiệm................................................................ 105
3.3 Một số vấn đề đặt ra ........................................................................... 109
Kết luận .................................................................................................120
Tài liệu tham khảo .................................................................................124
Phần Phụ lục ..........................................................................................134


LỜI NÓI ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người, là một trong những điều cơ bản
để con người sống hạnh phúc, là mục tiêu và là nhân tố quan trọng trong việc
phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những

chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Bảo vệ sức khỏe là sự
nghiệp của toàn dân. Tất cả công dân có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh
những quy định của pháp luật về bảo vệ sức khỏe nhân dân để giữ gìn sức
khoẻ cho mình và cho mọi người. Đồng thời, đó cũng là trách nhiệm của các
cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể, các tổ chức xã hội, trong
đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt về chuyên môn kỹ thuật.
Lịch sử y học luôn gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người. Trong
quá trình đấu tranh để tồn tại và phát triển, con người dần khám phá ra những
bí mật và quy luật vận động của tự nhiên như sự tuần hoàn của ngày đêm, thời
tiết bốn mùa, quy luật sinh, lão, bệnh, tử….Con người cũng dần dần phát hiện
thấy một số loại hoa quả, cây cỏ, động vật, khoáng vật ngoài việc sử dụng làm
thực phẩm còn có tác dụng phòng và chữa một số chứng bệnh. Dần dần,
những kinh nghiệm đúc kết và lưu truyền từ đời này sang đời khác trở thành
vốn văn hóa và tri thức giúp con người chống chọi lại bệnh tật và điều kiện tự
nhiên khắc nghiệt. Y tế Thanh Hoá cũng không nằm ngoài quy luật chung đó.
Thanh Hoá là một tỉnh rộng lớn, lại có điều kiện tự nhiên khá đặc biệt, bao
gồm đường biên giới, miền núi, vùng cao, bờ biển và hải đảo, lại chịu chi
phối bởi nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau, vì thế việc kiểm soát các loại
dịch bệnh và công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân gặp rất nhiều
khó khăn. Điều kiện đất đai, sông ngòi bị chia cắt nhiều, nắng lắm mưa nhiều,
lũ lụt thường xuyên, giao thông, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là
vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn. Tất cả những đặc điểm đó đã ảnh hưởng
không nhỏ đến sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh nói chung và sự nghiệp y
tế nói riêng. Do đó, tìm kiếm những giải pháp nhằm không ngừng nâng cao


chất lượng công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân (CS&BVSKND)
trong tỉnh là một yêu cầu bức bách khách quan.
Trong suốt nửa thế kỷ qua, từ sau cách mạng tháng Tám thành công và
nhất từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho cán bộ ngành y tế

(27/02/1957). Thấm sâu lời dạy của Người, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các
cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, sự giúp đỡ của Bộ Y tế, sự phối hợp chặt
chẽ giữa các cấp, các ngành, y tế Thanh Hoá đã ngày càng lớn mạnh và
trưởng thành về mọi mặt, thu được những thành tựu quan trọng trong sự
nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân trong tỉnh và góp một phần
xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cũng như công cuộc đổi
mới vĩ đại của dân tộc do Đảng khởi xướng, tổ chức và lãnh đạo.
Khi chính quyền cách mạng về tay giai cấp công nhân, nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa ra đời đã mở ra một trang sử mới, ngành y tế Thanh Hóa
cũng đắm mình trong dòng chảy của cách mạng. Chúng ta đã tiếp thu một gia
tài coi như không đáng kể, lại còn phải chịu đựng và đương đầu với muôn vàn
khó khăn: nạn đói năm 1945, hạn hán, lũ lụt liên miên…..và rồi cuộc chiến
tranh chống thực dân Pháp, đánh đuổi đế quốc Mỹ rất ác liệt suốt 30 năm
ròng, tình hình bệnh tật, vết thương chiến tranh và hậu quả của chiến
tranh….là những gánh nặng đè trĩu trên vai cả dân tộc và toàn ngành y tế tỉnh
Thanh Hóa.
Để gánh vác và hoàn thành trọng trách nặng nề song rất vẻ vang là chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, ngành y
tế đã đem hết sức mình để xây dựng màng lưới y tế rộng khắp từ tỉnh đến cơ
sở, nhanh chóng đào tạo các chủng loại cán bộ theo yêu cầu của từng giai
đoạn cách mạng, cố gắng sản xuất tự túc một phần lượng thuốc cần thiết bằng
các nguồn dược liệu sẵn có, phát triển các chuyên khoa và trang thiết bị y
tế…..Ra sức rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và nêu cao tinh
thần thái độ, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ y tế đối với người bệnh.
Gương mẫu và động viên cả cộng đồng tham gia rèn luyện sức khỏe, giữ gìn


vệ sinh và chăm sóc sức khỏe cho bộ đội, dân công và đồng bào các dân tộc
trong tỉnh.
Từ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp đến giai đoạn kháng chiến

chống Mỹ cứu nước, nhiều thế hệ cán bộ y tế tỉnh nhà đã vượt lên mọi khó
khăn gian khổ, có mặt ở mọi nẻo đường của quê hương, của Tổ quốc và cả
các nước bạn Lào, Cam-pu-chia anh em để phục vụ, chăm sóc sức khỏe bộ
đội, dân công và nhân dân. Đặc biệt là trong chiến tranh phá hoại của đế quốc
Mỹ, cán bộ y tế Thanh Hóa luôn luôn nâng cao ý chí ngoan cường, bám trụ tại
các trọng điểm thường xuyên bị oanh tạc, để phục vụ, chiến đấu và sản xuất.
Các đội cấp cứu đã dũng cảm băng qua sông dưới mưa bom bão đạn của đế
quốc Mỹ, nhanh chóng đến từng trận địa để cấp cứu và tham gia chiến đấu,
không chỉ những bằng trí tuệ, lương tâm và trách nhiệm cao cả của người cán
bộ y tế tỉnh Thanh, mà còn cả bằng xương máu của mình. Trong chiến đấu có
nhiều đóng y, bác sỹ đã hy sinh anh dũng, để cùng cả dân tộc làm nên những
chiến công vang dội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc
và thống nhất đất nước.
Thực hiện quá trình đổi mới do Đảng đề xướng và lãnh đạo, sau 20 năm
đất nước ta đã giành được nhiều thành tựu tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực, nền
kinh tế đã có nhiều bước phát triển đáng kể, trong đó công tác bảo vệ và chăm
sóc sức khoẻ cho nhân dân có vai trò hết sức quan trọng. Quán triệt và thực
hiện thắng lợi đường lối y tế của Đảng, y tế tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều
phong trào đi đầu như phong trào 5 dứt điểm, phong trào “sạch làng tốt
ruộng”, “sạch bản tốt nương”, phong trào sinh đẻ có kế hoạch, phong trào
vườn cây thuốc Nam, khóm thuốc gia đình…..
Đặc biệt, từ khi có Nghị quyết 04 của Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa VII (14/01/1993), tỉnh Thanh Hoá càng gắn chặt công tác chăm sóc sức
khỏe nhân dân với sự nghiệp phát triển kinh tế và ổn định chính trị, xã hội.
Nhờ đó, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở Thanh Hoá đã đạt
được nhiều thành tích quan trọng. Mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở ngày
càng được cũng cố và phát triển, nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế


và đẩy lùi, các dịch vụ y tế ngày càng đa dạng, nhiều công nghệ mới được

nghiên cứu và ứng dụng trong cả phòng bệnh, chẩn đoán và điều trị, việc
cung ứng thuốc và trang thiết bị y tế đã có nhiều tiến bộ mới. Nhân dân ở hầu
hết các vùng miền trong tỉnh đã được chăm sóc sức khoẻ tốt hơn.
Tìm hiểu những thành quả y tế Thanh Hoá trong 20 năm đổi mới là một
vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. Trên cơ sở đánh giá những thành tựu
và những mặt còn hạn chế tồn tại trong công tác lãnh đạo phát triển y tế của
tỉnh, chúng ta có thể đúc rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực, từ đó
đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác CS&BVSKND
trong tỉnh, góp phần đáng kể vào thắng lợi của công cuộc đổi mới trên quê
hương Thanh Hóa. Là một người con sinh ra trên quê hương xứ Thanh, tác
giả rất quan tâm đến vấn đề này. Đó cũng là lý do để tác giả quyết định chọn
đề tài “Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lãnh đạo phát triển y tế (1986-2005)” làm
luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Công trình nghiên cứu: “Địa chí Thanh Hoá, tập 2” (2004), Nxb VHXH,
Hà Nội được biên soạn dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ-HĐND-UBND
tỉnh Thanh Hoá giới thiệu một cách toàn diện các mặt văn hóa, xã hội liên
quan đến mảnh đất, con người xứ Thanh. Về công tác y tế, cuốn sách tập
trung giới thiệu một cách khái quát quá trình ra đời, phát triển của của y học
phương Đông và phương Tây trên mảnh đất Thanh Hoá. Về phần y tế từ sau
cách mạng tháng Tám 1945, cuốn sách giới thiệu về quá trình phát triển của
nền y tế cách mạng qua các thời kỳ lịch sử, nhấn mạnh đến hệ thống tổ chức
của y tế Thanh Hoá, những thành quả về điều trị, phòng chống các bệnh xã
hội, thực hiện các chương trình y tế quốc gia, về công tác dược và vật tư y tế.
Sách “Ngành Y tế Thanh Hoá 60 năm xây dựng và trưởng thành” (2005),
Nxb Thanh Hoá do Sở Y tế Thanh Hoá biên soạn, đây là cuốn sách ra đời
nhân kỷ niệm 60 năm thành lập ngành y tế Thanh Hoá kể từ sau cách mạng
tháng Tám 1945. Cuốn sách này đã khái quát về quá trình xây dựng và trưởng
thành của ngành y tế Thanh Hoá kể từ khi được thành lập cho đến năm 2005.



Nội dung sách mang tính liệt kê các sự kiện liên quan đến công tác y tế trong
tỉnh qua các thời kỳ lịch sử nhằm giới thiệu truyền thống của ngành mà không
đi sâu vào việc phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn chế trong quá trình
xây dựng và trưởng thành, không đề cập những bài học kinh nghiệm rút ra
trong công tác CS&BVSKND trong tỉnh cũng như đưa ra các giải pháp nhằm
đẩy mạnh hơn nữa công tác y tế trong thời kì tiếp theo.
Sách “Những sự kiện lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá (1975-2000)”
(2005), Nxb Thanh Hoá do Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo
biên soạn là cuốn sách giới thiệu một cách có chọn lọc những sự kiện tiêu
biểu về chính trị, kinh tế, xã hội, xã hội, an ninh, quốc phòng, xây dựng hệ
thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá từ năm 1975
đến năm 2000. Trong cuốn sách này, phần về y tế được giới thiệu chiếm một
số lượng bài rất ít, trải đều qua các năm.
Sách “Thanh Hóa-thế và lực mới trong thế kỷ XXI” (2003), Nxb CTQG,
Hà Nội do tác giả Chu Viết Luân (chủ biên) trình bày một cách có hệ thống,
ngắn gọn, không chỉ cung cấp những thông tin cơ bản, mà còn cho thấy được
bức tranh toàn cảnh trong sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh cũng như các
huyện, thị, thành phố, doanh nghiệp tiêu biểu, các gương mặt mới, những
nhân tố mới trong sản xuất, kinh doanh và trong các lĩnh vực hoạt động xã
hội, từ đó hình dung rõ hơn về hướng đi tới của Thanh Hóa trong tương lai.
Trong cuốn sách này, phần y tế được đề cập đến qua các bài giới thiệu khái
quát về Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Hội đông y, Công ty cổ phần Dược-Vật tư y
tế Thanh Hoá, Bệnh viện Phụ sản Thanh Hoá.
Các công trình nêu trên là nguồn tư liệu có giá trị, cung cấp cho chúng ta
có một cái nhìn khái quát về ngành y tế Thanh Hoá kể từ khi được thành lập.
Tuy nhiên, các công trình đó mới chỉ tập trung giới thiệu mang tính chất liệt
kê các sự kiện liên quan đến hoạt động chuyên môn y tế mà không đánh giá
những mặt đạt được, những mặt hạn chế trong quá trình phát triển sự nghiệp y
tế của tỉnh. Đặc biệt, các công trình không đúc rút tổng kết kinh nghiệm trong

quá trình thực hiện nhiệm vụ CS&BVSKND trong tỉnh, không nhấn mạnh


đến các giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa công tác y tế trong thời kỳ mới
nhằm đáp ứng yêu cầu được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân. Từ
thực tế đó, nhằm đánh giá một cách toàn diện sự nghiệp y tế tỉnh Thanh Hoá
dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh trong thời kỳ đổi mới, đúc rút kinh nghiệm
trong quá trình lãnh đạo cũng như đề xuất kiến nghị những giải pháp nhằm
đẩy mạnh hơn nữa công tác y tế trong thời kỳ tiếp theo, tác giả đã quyết định
chọn đề tài này làm luận văn nghiên cứu khoa học.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá
lãnh đạo sự nghiệp BV&CSSKND trong thời kỳ đổi mới. Từ đó thấy được
các thành tựu, hạn chế của sự nghiệp đó. Trên cơ sở đó rút ra các bài học kinh
nghiệm quý báu để đề xuất một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự
nghiệp BV&CSSKND trong tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để giải quyết những vấn đề đặt ra trong đề tài, luận
văn có nhiệm vụ thu thập, bổ sung và xử lý nguồn tư liệu về đề tài một cách
khoa học để phục vụ mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở đó phân tích và đánh
giá một cách khách quan quá trình Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá nhận thức và thể
hiện bằng chủ trương, nghị quyết về phát triển y tế.
Trình bày quá trình xây dựng, phát triển sự nghiệp y tế từ sau đổi mới trên
các lĩnh vực: xây dựng mạng lưới y tế, công tác YTDP, phòng chống các
bệnh xã hội, khám chữa bệnh, vật tư y tế và một số mặt công tác khác.
Qua nghiên cứu về chủ trương và việc tổ chức thực hiện sẽ cho chúng ta
thấy được bước tiến triển, thành quả đạt được cũng như những hạn chế trong
công tác BV&CSSKND ở Thanh Hoá.
Từ thực tiễn đó đúc kết ra được các bài học kinh nghiệm trong quá trình
lãnh đạo y tế của Đảng bộ tỉnh trong 20 năm đổi mới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Phát triển sự nghiệp y tế thời kỳ đổi mới là một
trong những mặt lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thanh Hoá
trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện mọi mặt tình tình kinh tế, chính trị,


xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh. Do đó, đối tượng đề tài tập trung vào đó
là quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá đối với sự nghiệp y tế trong
thời kỳ đổi mới, được thể hiện qua quá trình đề ra đường lối và lãnh đạo thực
hiện đường lối đó.
Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về quá trình lãnh đạo của Đảng bộ
tỉnh Thanh Hóa với sự nghiệp y tế trong 20 năm đổi mới. Đồng thời, để đảm
bảo tính hệ thống của vấn đề, đề tài đề cập một cách khái quát về Thanh Hoá
và sự nghiệp y tế dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh trước năm 1986 để người
đọc có cái nhìn bao quát hơn về vấn đề.
- Không gian: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu ở tỉnh Thanh Hóa.
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
Nguồn tài liệu: Để thực hiện nghiên cứu đề tài này, tôi đã khai thác và sử
dụng một số nguồn tài liệu khác nhau. Cụ thể là:
- Nguồn tài liệu thành văn:
+ Các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về y tế thời kỳ
đổi mới.
+ Các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng bộ, Uỷ ban nhân dân (UBND)
tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến nay có liên quan đến công tác y tế.
+ Các tài liệu chỉ đạo công tác y tế của Sở Y tế Thanh Hóa
+ Các tác phẩm có liên quan đến đề tài như: Lịch sử Đảng bộ Thanh Hóa,
Địa chí Thanh Hóa, Lịch sử Thanh Hóa,….
+ Các bài viết, công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài đăng
trên các sách báo, tạp chí.
- Nguồn tài liệu tranh ảnh, sơ đồ, thống kê…..mang tính chất minh họa

làm phong phú nội dung, từ đó có cái nhìn khái quát hơn về luận văn.
Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành luận văn này, tôi đã sử dụng tổng
hợp các phương pháp nghiên cứu: phương pháp luận sử học Mác xít làm nền
tảng; phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc là hai phương pháp được sử
dụng chủ yếu trong luận văn. Bên cạnh đó, tôi còn sử dụng một số phương


pháp có liên quan đến đề tài luận văn như: thống kê, tổng hợp, so sánh, đối
chiếu, phân tích, đánh giá, sưu tầm và chọn lọc tư liệu, …nhằm giải quyết
những vấn đề mà đề tài đặt ra. Trên cơ sở đó, người nghiên cứu rút ra những
kết luận chính xác, khoa học về các nội dung nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận văn
Về mặt khoa học: Luận văn tập trung trình bày về quá trình lãnh đạo của
Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đối với sự nghiệp y tế trong 20 năm đổi mới trên các
lĩnh vực: xây dựng mạng lưới y tế và nguồn nhân lực, đẩy mạnh công tác y tế
dự phòng (YTDP) và phòng chống các bệnh xã hội, khám chữa bệnh, dược và
vật tư y tế và một số công tác khác, qua đó nêu bật lên được những thành tựu,
hạn chế trong quá trình lãnh đạo của Đảng bộ Thanh Hoá trong công tác
CS&BVSKND trong tỉnh. Trên cơ sở đó làm sáng tỏ vai trò, đóng góp của
Đảng bộ Thanh Hóa đối với sự nghiệp phát triển y tế của tỉnh. Trên cơ sở
đánh giá những thành tựu, hạn chế, người viết đúc rút ra những bài học kinh
nghiệm bổ ích cũng như đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự
nghiệp y tế của tỉnh trong thời kỳ tiếp theo.
Về mặt thực tế: Luận văn bổ sung thêm nguồn tư liệu về quá trình lãnh đạo
của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đối với y tế địa phương. Nó là cuốn tài liệu cần
thiết cho những ai quan tâm đến công tác y tế tỉnh Thanh Hoá. Đồng thời bổ
sung nguồn tư liệu tham khảo cho việc giảng dạy lịch sử địa phương. Từ đó
nâng cao sự hiểu biết, trách nhiệm của mọi người dân cả nước nói chung và
người dân Thanh Hoá nói riêng về công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
nhân dân.

7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm
các phần sau:
Chƣơng 1: Vài nét về Thanh Hoá và sự nghiệp y tế dƣới sự lãnh đạo
của Đảng bộ tỉnh trƣớc năm 1986.
Chƣơng 2: Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lãnh đạo phát triển y tế (1986 2005)


Chƣơng 3: Một số nhận xét và bài học kinh nghiệm


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (1995), Chỉ thị số 52-CT/TU về lãnh đạo
công tác phòng chống AIDS, Hà Nội.
2. Ban chỉ đạo phòng chống sốt rét Thanh Hoá (2006), Báo cáo tổng kết
công tác phòng chống sốt rét 2001-2005, triển khai kế hoạch 2006-2010,
Thanh Hoá.
3. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hoá (2006), Tài liệu nghiệp vụ công tác
tuyên giáo (tập 1)-Công tác khoa giáo, Nxb Thanh Hoá.
4. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy (1991), Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt
Nam tỉnh Thanh Hóa (Sơ thảo), tập 1 (1930-1945).
5. BCH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2005), Những sự kiện lịch sử Đảng bộ
tỉnh Thanh Hóa (1975-2000), Nxb Thanh Hoá.
6. BCHTW Đảng (1993), Nghị quyết Hội Nghị lần thứ 4 BCHTW Đảng
(khoá VII) về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp CS&BVSKND, Hà
Nội.
7. BCHTW Đảng (2002), Chỉ thị số 06-CT/TW của Ban Bí thư về cũng cố
và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, Hà Nội.
8. BCHTW Đảng (2005), Nghị quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính trị về
công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình

mới, Hà Nội.
9. BCHTW Đảng (2005), Nghị quyết số 47-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp
tục thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, Hà Nội.
10. BCHTW Đảng (2005), Chỉ thị số 54-CT/TW của Ban Bí thư về tăng
cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới, Hà
Nội.
11. Bộ Y Tế (1996), Chỉ thị số 02/BYT-CT của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng
cường công tác trật tự vệ sinh an toàn thực phẩm, Hà Nội.
12. Bộ Y tế (1998), Chỉ thị số 04/1998/CT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc
tăng cường sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, tiết kiệm tại các cơ sở khám
chữa bệnh, Hà nội.


13. Bộ Y tế (1997), Chỉ thị số 06/BYT-CT của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng
cường công tác quản lý, sử dụng vắc xin, sinh phẩm miễn dịch, Hà nội.
14. Bộ Y tế (1997), Chỉ thị số 10/BYT-CT của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng
cường công tác phòng chống nhiễm HIV/AIDS, Hà nội.
15. Bộ Y tế (2002), Quyết định số 370/2002/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế
về việc ban hành “Chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001-2010”, Hà
nội.
16. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa (2002), Những chặng đường phát
triển của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa (1899-2002), Nxb VHTT,
Hà Nội.
17. Chính phủ (2005), Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP về đẩy mạnh xã hội hoá
các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao, Hà nội.
18. Chính phủ (1994), Nghị định số 06/CP của Chính phủ về cụ thể hoá một
số điều trong pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân, Hà nội.
19. Chính phủ (2002), Quyết định số 108/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Dược giai đoạn đến
2010, Hà nội.

20. Chính phủ (2003), Chỉ thị số 11/2003/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ
về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp
do Virut (SARS), Hà nội.
21. Chính phủ (2004), Quyết định số 182/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ về việc tính thời gian công tác để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối
với cán bộ y tế xã, phường, thị trấn, Hà nội.
22. Chính phủ (2003), Quyết định số 222/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Chính sách quốc gia về Y Dược cổ truyền đến năm
2020, Hà nội.
23. Chính phủ (2004), Quyết định số 36/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt
Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2020, Hà nội.


24. Chính phủ (1996), Nghị quyết số 37/CP của Chính phủ về định hướng
chiến lược CS&BVSKND trong thời gian 1996-2000 và Chính sách quốc
gia về thuốc của Việt Nam, Hà nội.
25. Chính phủ (1994), Quyết định số 58/TTg của Thủ tướng Chính phủ quy
định một số vấn đề về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở, Hà
nội.
26. Chính phủ (1997), Nghị quyết số 90/CP của Chính phủ về phương hướng
và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, Hà nội.
27. Phan Huy Chúc (Chủ biên) (1996), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, tập
2 (1954-1975), Nxb CTQG, Hà Nội.
28. Cục Thống kê Thanh Hoá (2002), Niên giám thống kê (2000-2001).
29. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (1976), Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
về công tác y tế, Thanh Hoá.
30. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VI, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
31. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VII, Nxb CTQG, Hà Nội.
32. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII, Nxb CTQG, Hà Nội.
33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội.
34. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội.
35. ĐCSVN, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (1983), Văn kiện Đại hội Đại biểu
Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XI, Nxb Thanh Hóa.
36. ĐCSVN, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (1986), Văn kiện Đại hội Đại biểu
Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XII, Nxb Thanh Hóa.
37. ĐCSVN, Tỉnh ủy Thanh Hóa (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ
tỉnh lần thứ XIII, Nxb Thanh Hóa.


38. ĐCSVN, Tỉnh ủy Thanh Hóa (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ
tỉnh lần thứ XIV, Nxb Thanh Hóa.
39. ĐCSVN, Tỉnh ủy Thanh Hóa (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ
tỉnh lần thứ XV, Nxb Thanh Hóa.
40. ĐCSVN, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu
Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Nxb Thanh Hóa.
41. HĐND,UBND tỉnh Thanh Hoá (1992), Quy định số 1013 VX/UBTH tạm
thời về vệ sinh phòng bệnh, Thanh Hoá.
42. HĐND,UBND tỉnh Thanh Hoá (1992), Quyết định số 1059 VX/UBTH
của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc thành lập Ban chỉ đạo Chương trình
phòng chống bệnh bướu cổ, Thanh Hoá.
43. HĐND,UBND tỉnh Thanh Hoá (1992), Quyết định số 1138 VX/UBTH
của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc BHYT, Thanh Hoá.
44. HĐND,UBND tỉnh Thanh Hoá (1992), Quyết định số 1387 TC/UBTH
của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc thành lập BHYT Thanh Hoá, Thanh

Hoá.
45. HĐND,UBND tỉnh Thanh Hoá (1991), Chỉ thị số 374 VX/UBTH về một
số biện pháp khẩn cấp trong công tác phòng chống dịch, Thanh Hoá.
46. HĐND,UBND Tỉnh Thanh Hoá (1991), Quyết định số 711 VX/UBTH của
UBND tỉnh Thanh Hoá về việc thành lập Ban chỉ đạo quản lý sản xuất
lưu thông thuốc chữa bệnh, Thanh Hoá.
47. HĐND,UBND tỉnh Thanh Hoá (1993), Quyết định số 750 VX/UBTH của
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc thành lập Ban chỉ đạo phòng
chống SIDA, Thanh Hoá.
48. Chu Viết Luân (Chủ biên) (2003), Thanh Hóa thế và lực trong thế kỷ XXI,
Nxb CTQG, Hà Nội.
49. Sở VHTT Thanh Hóa (2000), Đảng bộ Thanh Hóa từ Đại hội đến Đại
hội, Nxb Thanh Hóa.
50. Sở Y tế Thanh Hóa (1998), Lịch sử Bệnh viện Y học Cổ truyền Dân tộc
Thanh Hóa (1967-1997), Bệnh viện YHCTDT Thanh Hóa.


51. Sở Y tế Thanh Hoá (2005), Ngành Y tế Thanh Hoá: 60 năm xây dựng và
trưởng thành (1945-2005), Nxb Thanh Hoá.
52. Sở Y Tế Thanh Hoá, (1997), Báo cáo thực trạng mạng lưới y tế cơ sở tỉnh
Thanh Hoá, Thanh Hoá.
53. Sở Y Tế Thanh Hoá, (1996), Báo cáo tổng kết công tác y tế năm 1996 và
định hướng công tác năm 1997, Thanh Hoá.
54. Sở Y Tế Thanh Hoá (1996), Báo cáo số 06/YT-QLD về hoạt động công
tác dược ngành y tế năm 1996, Thanh Hoá.
55. Sở Y Tế Thanh Hoá (1996), Công văn số 155/YTCS về việc tăng cường
chỉ đạo toàn diện mạng lưới y tế cơ sở, Thanh Hoá.
56. Sở Y Tế Thanh Hoá (1996), Báo cáo số 156/YTCS về thực trạng và
những giải pháp chủ yếu để không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động
y tế xã, phường, thị trấn, Thanh Hoá.

57. Sở Y Tế Thanh Hoá (1998), Quy định số 232/TTr-YT về việc tổ chức tiếp
dân trong ngành y tế, Thanh Hoá.
58. Sở Y Tế Thanh Hoá (1996), Báo cáo số 321/YT-BC về thực trạng hành
nghề y dược tư nhân và những yêu cầu trong công tác quản lý, Thanh
Hoá.
59. Sở Y Tế Thanh Hoá (2003), Công văn số 370/YT-TC về việc quy hoạch,
đào tào, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành y tế, Thanh Hoá.
60. Sở Y Tế Thanh Hoá (2006), Quyết định số 379/QĐ-SYT về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của bệnh viện đa khoa huyện, thị xã,
thành phố, Thanh Hoá.
61. Sở Y Tế Thanh Hoá (2006), Công văn số 399/SYT-QLD về việc chấn
chỉnh công tác quản lý thuốc tại các cơ sở y tế, Thanh Hoá.
62. Sở Y Tế Thanh Hoá (1996), Báo cáo số 454/TC-YT về tình hình tổ chức
và hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở trong 3 năm 1993-1995, Thanh
Hoá.
63. Sở Y Tế Thanh Hoá (2003), Công văn số 493/YT-QLD về việc chấn chỉnh
việc cung ứng, quản lý, sử dụng thuốc tại bệnh viện, Thanh Hoá.


64. Sở Y Tế Thanh Hoá (1999), Báo cáo số 602/YT-BC về tổng kết 6 năm
thực hiện Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân, Thanh Hoá.
65. Sở Y Tế Thanh Hoá (1998), Báo cáo số 714/KH-YT về tổng quát tình
hình thực hiện kế hoạch năm 1998 và định hướng kế hoạch năm 1999 ,
Thanh Hoá.
66. Sở Y Tế Thanh Hoá (1998), Báo cáo số 82/98/YT-NV về hoạt động khám
chữa bệnh năm 1997 và triển khai kế hoạch năm 1998, Thanh Hoá.
67. Sở Y tế Thanh Hoá (2006), Báo cáo tổng kết công tác y tế năm 2005,
phương hướng, nhiệm vụ bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân năm 2006
ngành y tế Thanh Hoá, Thanh Hoá.
68. Sở Y Tế Thanh Hoá (2001), Đề án một số vấn đề về thực trạng và giải

pháp khai thác và quản lý sử dụng các nguồn thực hiện xã hội hoá hoạt
động sự nghiệp y tế tại Thanh Hoá, Thanh Hoá.
69. Sở Y Tế Thanh Hoá (2005), Kế hoạch sự nghiệp y tế Thanh Hoá năm
2006 và giai đoạn 2006-2010, Thanh Hoá.
70. Sở Y Tế Thanh Hoá, Trạm Da liễu (1996), Báo cáo hoạt động phòng
chống bệnh Phong của tỉnh Thanh Hoá từ 1983-1995 và phương hướng
nhiệm vụ năm 1996-2000, Thanh Hoá.
71. Sở Y Tế Thanh Hoá, Trạm VSPD (1995), Báo cáo số 554/PDTH về kết
quả vận động VSPD năm 1995, phương hướng nhiệm vụ công tác VSPD
năm 1996, Thanh Hoá.
72. Sở Y Tế Thanh Hoá, Trung tâm PCB Da liễu (2005), Báo cáo số
23/DLTH về công tác phòng chống bệnh Phong tại Thanh Hoá từ năm
1998 đến nay, Thanh Hoá.
73. Sở Y Tế Thanh Hoá, Trung tâm YTDP (2005), Báo cáo công tác YTDP
năm 2005 và kế hoạch công tác YTDP năm 2006, Thanh Hoá.
74. Sở Y Tế Thanh Hoá, Trung tâm YTDP (2005), Báo cáo công tác YTDP 5
năm (2001-2005), Thanh Hoá.
75. Sở Y Tế Thanh Hoá (1995), Báo cáo về tình hình công tác y tế năm 1995,
phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 1996, Thanh Hoá.


76. Sở Y tế Thanh Hoá (2006), Kế hoạch số 753/KH-SYT hành động thực
hiện Chỉ thị 54-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về tăng cường
lãnh đạo công tác phòng chống HIV/AIDS trong tình hình mới”, Thanh
Hoá.
77. Tỉnh ủy Thanh Hóa (1980), Năm mươi năm hoạt động của Đảng bộ Đảng
Cộng sản Việt Nam tỉnh Thanh Hóa (1930-1980), Nxb Thanh Hóa.
78. Tỉnh ủy Thanh Hóa (2001), Chỉ thị số 02-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh
ủy về tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác phòng, chống các tệ nạn
ma túy, mại dâm và HIV/AIDS, Thanh Hoá.

79. Tỉnh ủy Thanh Hóa (2006), Hướng dẫn số 07/HD/TG về kế hoạch triển
khai thực hiện Chỉ thị 54-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa
IX) “Về tăng cường lãnh đạo công tác phòng chống HIV/AIDS trong tình
hình mới”, Thanh Hoá.
80. Tỉnh ủy Thanh Hoá, Ban Tuyên giáo (2004), Báo cáo số17-BC/TG về
tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 52-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương
Đảng (khóa VII) “Về lãnh đạo công tác phòng chống AIDS”, Thanh Hoá.
81. Tỉnh ủy Thanh Hoá, Ban Tuyên giáo (2006), Báo cáo số 43-BC/TG về
tình hình thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng
và Nghị quyết 46-NQ/TW của Bộ chính trị, Thanh Hoá.
82. Tỉnh ủy-HĐND-UBND tỉnh Thanh Hóa (2000), Địa chí Thanh Hóa, tập 1
(Địa lý và Lịch sử), Nxb VHTT, Hà Nội.
83. Tỉnh ủy-HĐND-UBND tỉnh Thanh Hóa (2004), Địa chí Thanh Hóa, tập 2
(Văn hóa-xã hội), Nxb KHXH, Hà Nội.
84. UBDS-KHHGĐ (1994), Báo cáo số 176/UBDS về tóm tắt tình hình thực
hiện kế hoạch 4 năm 1991-1994 về DS-KHHGĐ, kế hoạch năm 1995 và
định hướng 1996-2000, Thanh Hoá.
85. UBND tỉnh Thanh Hóa (2004), Quyết định số 3776/QĐ-CT của Chủ tịch
UBND tỉnh về việc phê duyệt “Chương trình hành động thực hiện chiến
lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm
nhìn 2020” tại Thanh Hóa, Thanh Hoá.


86. UBND tỉnh Thanh Hoá (1998), Quyết định số 1236/1998/QĐ/UB/TC của
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc thành lập Ban điều hành mục
tiêu phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em, Thanh Hoá.
87. UBND tỉnh Thanh Hoá (1994), Thông báo số 135 VX/UBND tỉnh Thanh
Hoá về việc quản lý kinh phí y tế, Thanh Hoá.
88. UBND tỉnh Thanh Hoá (1997), Quyết định số 1356 QĐ TC/UBND của
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc thành lập Ban chỉ đạo phòng

chống bệnh sốt xuất huyết, Thanh Hoá.
89. UBND tỉnh Thanh Hoá (1993), Quyết định số 1729/VX/UBTH của Chủ
tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về những mục tiêu chủ yếu và những giải
pháp nhằm phát triển sự nghiệp y tế 2 năm 1994-1995 và đến năm 2000,
Thanh Hoá.
90. UBND tỉnh Thanh Hoá (1996), Công văn số 1758 CV-VX/UBND tỉnh
Thanh Hoá về việc xây dựng các trạm y tế, Thanh Hoá.
91. UBND tỉnh Thanh Hoá (1996), Quyết định số 1838 TC/UBND tỉnh Thanh
Hoá của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc thành lập Ban chỉ đạo
về tăng cường công tác quản lý hành nghề y, dược tư nhân, Thanh Hoá.
92. UBND tỉnh Thanh Hoá (1996), Chỉ thị số 19 CT VX/UBND của Chủ tịch
UBND tỉnh Thanh Hoá về việc tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác
hành nghề y dược tư nhân, Thanh Hoá.
93. UBND tỉnh Thanh Hoá (1999), Chỉ thị số 24 CT/UB-VX của Chủ tịch
UBND tỉnh Thanh Hoá về việc tăng cường công tác đảm bảo chất lượng
an toàn vệ sinh thực phẩm, Thanh Hoá.
94. UBND tỉnh Thanh Hoá (1995), Quyết định số 3123 QĐ/UBND của Chủ
tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về quy định, tổ chức, hoạt động và chế độ
chính sách đối với cán bộ y tế xã, phường, thị trấn, Thanh Hoá.
95. UBND tỉnh Thanh Hoá (1995), Quyết định số 3220 VX/UBND tỉnh Thanh
Hoá của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc thu một phần viện phí, Thanh
Hoá.


96. UBND tỉnh Thanh Hoá (1999), Chỉ thị số 33/1999/CT-UB của Chủ tịch
UBND tỉnh Thanh Hoá về việc đẩy mạnh công tác y dược học cổ truyền,
Thanh Hoá.
97. UBND tỉnh Thanh Hoá (1994), Quyết định số 37 VX/UBND của UBND
tỉnh Thanh Hoá về những nội dung cơ bản đề án dân số kế hoạch hoá gia
đình đến năm 2000, Thanh Hoá.

98. UBND tỉnh Thanh Hoá (1999), Quyết định số 900/1999/QĐ-UB của Chủ
tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc thành lập Trung tâm Truyền thông
giáo dục sức khoẻ, Thanh Hoá.
99. UBND tỉnh Thanh Hoá (1996), Quyết định số 910 TC/UBND
của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc ban hành quy định tạm thời
nhiệm vụ, tổ chức hoạt động, chế độ chính sách đối với y tế chòm, bản,
thôn xóm và nghiệp vụ phí, hành chính phí của trạm y tế xã, phường, thị
trấn, Thanh Hoá.


×