Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

DSpace at VNU: Đổi mới chính sách thu hút nhân lực khoa học và công nghệ theo dự án (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.97 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
………***……..

ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH THU HÚT
NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THEO DỰ ÁN
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TỈNH HẢI DƢƠNG)

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Mã số: 60.34.72
Khóa 2005 - 2008

Ngƣời thực hiện:

Đoàn Đức Vinh

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Anh Thu

Hà Nội, 2008


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu của tôi nêu trong luận án là trung
thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu sai,
tôi xin chịu mọi trách nhiệm.
Tác giả luận văn

Đoàn Đức Vinh


2


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện đƣợc luận văn này, tác giả đã nhận đƣợc sự giúp đỡ quý
báu của các Thầy, Cô trong Khoa Khoa học quản lý, Trƣờng Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Anh Thu, ngƣời
hƣớng dẫn khoa học đã tận tình hƣớng dẫn và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS Vũ Cao Đàm,
PGS.TS Phạm Huy Tiến, PGS.TS Phạm Ngọc Thanh, PGS.TS Mai Hà, TS
Nguyễn Phú Hùng và ThS Đào Thanh Trƣờng, những ngƣời thầy đã quam
tâm, giúp đỡ, giảng dạy, tạo điều kiện và đóng góp cho tôi rất nhiều ý kiến
trong quá trình học tập và làm luận văn.
Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Tỉnh uỷ, UBND
tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nội vụ tỉnh Hải Dƣơng, các tổ chức, cá
nhân cùng các bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập khoá học và hoàn thành luận văn này.
Do hạn chế về thời gian và năng lực của bản thân cho nên luận văn này
chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết. Tôi mong nhận đƣợc sự thông cảm và hy
vọng sẽ đƣợc tiếp tục nghiên cứu trong một dịp khác.
Tác giả luận văn
Đoàn Đức Vinh

3


MỤC LỤC


TRANG PHỤ BÌA ..................................................................................... 1
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................... 2
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................ 3
MỤC LỤC ................................................................................................. 4
MỞ ĐẦU ................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................ 6
2. Lịch sử nghiên cứu ............................................................................. 9
3. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................... 9
4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 9
5. Vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 10
6. Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................... 10
7. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................. 11
8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ............................................. 12
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THU HÚT NHÂN LỰC KH&CN
THEO DỰ ÁN ........................................... Error! Bookmark not defined.
1.1. Khái niệm về quản lý nhân lực theo dự ánError! Bookmark not defined.
1.1.1. Khái niệm dự án, các loại dự án ...... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Quản lý nhân lực trong dự án .......... Error! Bookmark not defined.
1.2. Quản lý nhân lực KH&CN theo dự ánError! Bookmark not defined.
1.2.1. Đặc điểm dự án KH&CN ................. Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Quản lý, thu hút nhân lực trong dự án KH&CNError! Bookmark not defined
1.3. Nhân lực KH&CN ........................... Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Khái niệm nhân lực KH&CN ........... Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Các nhóm nhân lực KH&CN trong dự ánError! Bookmark not defined.
1.4. Thu hút nhân lực KH&CN theo dự ánError! Bookmark not defined.
1.4.1. Các hình thức thu hút nhân lực KH&CN theo dự ánError! Bookmark not def
1.4.2. Những mặt mạnh của thu hút nhân lực KH&CN theo dự ánError! Bookmark
Kết luận Chƣơng 1 ................................. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2 HIỆN TRẠNG THU HÚT NHÂN LỰC KH&CN CỦA TỈNH
HẢI DƢƠNG ............................................. Error! Bookmark not defined.

2.1. Đội ngũ nhân lực KH&CN của TỉnhError! Bookmark not defined.
2.1.1. Hiện trạng đội ngũ KH&CN tỉnh Hải DươngError! Bookmark not defined.
2.1.2 Nhận xét về đội ngũ cán bộ KH&CN trên địa bàn tỉnhError! Bookmark not de

4


2.2 Hiện trạng thu hút nhân lực KH&CN của TỉnhError! Bookmark not defined.
2.2.1 Các chính sách hiện hành về thu hút nhân lựcError! Bookmark not defined.
2.2.2 Hiện trạng thi hành chính sách thu hút nhân lực KH&CNError! Bookmark no
2.2.3. Những tồn tại chính sách thu hút nhân lực KH&CN của TỉnhError! Bookmar
2.3. Thực trạng bố trí nhân lực KH&CN tại Tỉnh Hải DƣơngError! Bookmark no
2.3.1. Bố trí nhân lực KH&CN tại Tỉnh Hải DươngError! Bookmark not defined.
2.3.2 Lựa chọn người chủ trì các nhiệm vụ KH&CNError! Bookmark not defined.
2.4 Hiện trạng thu hút nhân lực KH&CN theo dự án của TỉnhError! Bookmark no
2.4.1 Một số mô hình thu hút nhân lực KH&CN theo dự ánError! Bookmark not de
2.4.2 Một số vấn đề đặt ra trong việc thực hiện thu hút nhân lực theo dự
án KHCN ........................................................... Error! Bookmark not defined.
Kết luận Chƣơng 2 ................................. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THU HÚT NHÂN LỰC
KH&CN THEO DỰ ÁN ............................ Error! Bookmark not defined.
3.1. Kinh nghiệm thu hút nhân lực KH&CN ở một số nƣớc trong Khu
vực ............................................................. Error! Bookmark not defined.
3.1.1 Trung Quốc ....................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2 Thái Lan ............................................ Error! Bookmark not defined.
3.1.3 Singapore ......................................... Error! Bookmark not defined.
3.2 Giải pháp tăng cƣờng thu hút nhân lực KH&CN theo dự án trên địa
bàn Tỉnh Hải Dƣơng .................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.1 Đổi mới chính sách tuyển dụng ........ Error! Bookmark not defined.
3.2.2 Đổi mới cơ chế quản lý hoạt động KH&CNError! Bookmark not defined.

2.3.4 Nhóm giải pháp về đổi mới cơ chế, chính sách tài chính cho dự án
KHCN. ............................................................... Error! Bookmark not defined.
Kết luận Chƣơng 3 ................................. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............. Error! Bookmark not defined.
3.1 Kết luận ............................................ Error! Bookmark not defined.
3.2 Khuyến nghị ..................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 13
PHỤ LỤC .................................................. Error! Bookmark not defined.

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong mọi thời đại, nguồn lực con ngƣời luôn luôn đƣợc coi là nguồn tài
nguyên quý giá. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trƣờng, nguồn “vốn nhân
lực” (Human capital) đóng vai trò quyết định thắng lợi trong sự cạnh tranh
của các doanh nghiệp. “Vốn rất quý giá còn nguồn nhân lực không đáng giá
bằng. Nhưng hiện nay cuộc chiến thu hút nhân tài đã thay đổi quan niệm này
một cách triệt để. Bây giờ nguồn nhân lực được coi trọng hơn tiền vốn, và
nguồn nhân lực ngày càng hiếm. Nhân tài là yếu tố quan trọng để tiến tới
thành công. Nếu không nhận thức được điều này chắc chắn bạn sẽ thành
người thua cuộc”1
Phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực KH&CN nói
riêng là vấn đề có tầm quan trọng chiến lƣợc hàng đầu của các quốc gia trên
thế giới. Kinh nghiệm thực tế đã chỉ ra rằng nhiều nƣớc giàu tài nguyên
nhƣng không phát triển đƣợc vì không có nguồn nhân lực KH&CN. Trái lại
có những nƣớc không có tài nguyên nhƣng có chính sách đúng đắn về phát
triển nguồn nhân lực KH&CN, biết phát huy nguồn nhân lực, vận dụng tốt
các thành tựu KH&CN của thế giới đã tạo nên sự phát triển mạnh mẽ về

KH&CN để từ đó có đƣợc sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế xã hội, chẳng hạn
nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan,…Cựu Thủ tƣớng Singgapo Lý
Quang Diệu còn khẳng định trên tờ Straits Times Weekly, ngày 21/8/1999
rằng: "Nhân tài nước ngoài là chìa khoá bước tới tương lai". Vì vậy, quản lý
và phát triển nguồn nhân lực bao giờ cũng là chiến lƣợc hàng đầu của tất cả
các quốc gia, chính vì thế, “các công ty cần các nhân tài hàng đầu để cạnh
tranh trên toàn cầu”. Tiến sĩ Vũ Minh Khƣơng, giảng viên Trƣờng Chính
sách Quản lý “Lý Quang Diệu” (ĐH QG Singapore) trả lời phỏng vấn
VietNamNet về những kinh nghiệm của các nƣớc tiên tiến trong thu hút ngƣời

6


tài vào bộ máy lãnh đạo. Đó là:“Trong tất cả các nỗ lực nhằm thúc đẩy phát
triển kinh tế, trọng dụng và thu hút tài năng là vấn đề cốt tử và cấp bách nhất.
Một cơ quan sẽ không thể thực sự thu hút được tài năng chân chính nếu họ
không trọng dụng được những tài năng đã có trong tay..."2
Nguồn nhân lực nói chung và nhân lực khoa học và công nghệ nói
riêng là nền tảng xây dựng nền khoa học và công nghệ hiện đại của mỗi nƣớc.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ƣơng ĐCSVN khóa VIII,
ngày 24/12/1996 về định hƣớng chiến lƣợc phát triển khoa học và công nghệ
trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhiệm vụ đến năm 2000 đã đánh
giá khái quát nguồn nhân lực khoa học và công nghệ nƣớc ta là “Đội ngũ cán
bộ khoa học và công nghệ tuy tǎng về số lượng, nhưng tỷ lệ trên số dân còn
thấp so với các nước trong khu vực, chất lượng chưa cao, còn thiếu nhiều cán
bộ đầu ngành, chuyên gia giỏi, đặc biệt là các chuyên gia về công nghệ. Số
đông cán bộ có trình độ cao đều đã đứng tuổi, đang có nguy cơ hẫng hụt cán
bộ. Không ít cán bộ khoa học và công nghệ chuyển đi làm việc khác hoặc bỏ
nghề, gây nên sự lãng phí chất xám nghiêm trọng. Cơ cấu và việc phân bố
cán bộ khoa học và công nghệ chưa cân đối. có nhiều bất hợp lý. Nông thôn

và miền núi còn thiếu nhiều cán bộ khoa học và công nghệ.”. Đồng thời đề ra
nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, đó là: “Có chính
sách lương thoả đáng đối với cán bộ nghiên cứu khoa học và triển khai. Có
chế độ thưởng, phụ cấp và trợ cấp cho các công trình khoa học và công nghệ
có giá trị. Có cơ chế để cán bộ khoa học và công nghệ bảo đảm thu nhập
thích đáng thông qua việc tham gia các hợp đồng nghiên cứu- triển khai”.
Tuy nhiên, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 (khóa VIII), tại
Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ƣơng khoá IX về tiếp tục thực
hiện Nghị quyết Trung ƣơng 2 khoá VIII, phƣơng hƣớng phát triển giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ từ nay đến năm 2005 và đến năm 2010 đánh
giá “Hoạt động khoa học chưa gắn kết chặt chẽ với quá trình phát triển kinh

1
2

Mike Johnson: 7 cách để thu hút nhân tài, NXB Lao động XH 2007, tr7
:Vũ Minh Khƣơng, Muốn thu hút người tài, phải trọng dụng nhân tài có sẵn, 20.6.2006

7


tế - xã hội. Đầu tư ngân sách và đầu tư của xã hội cho phát triển khoa học và
công nghệ còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học và công nghệ
phục vụ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trình độ công nghệ, cơ sở
vật chất và kỹ thuật của nước ta hiện nay còn thấp so với các nước trong khu
vực. Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ còn thiếu; cơ cấu ngành nghề và
phân bố còn nhiều bất hợp lý”. Đồng thời cũng chỉ ra nguyên nhân của những
tồn tại, hạn chế đó là: “Công tác quản lý khoa học và công nghệ còn mang
tính hành chính; thị trường khoa học và công nghệ chưa phát triển; chưa có
cơ chế, chính sách đủ mạnh để vừa khuyến khích, vừa đòi hỏi doanh nghiệp
đổi mới công nghệ; thiếu chính sách đối với cán bộ khoa học và công nghệ,

nhất là đối với các nhà khoa học có tài năng và trình độ cao”.
Thực trạng này, nhất là tình trạng thiếu nhân lực KH&CN đang trở
thành phổ biến ở các tỉnh, đặc biệt là những tỉnh nhỏ, điểm xuất phát thấp nhƣ
tỉnh Hải Dƣơng. Mặc dù, ngay từ những năm 1990, Hải Dƣơng đã có chính
sách thu hút nhân tài nhƣng nguồn nhân lực nói chung, đặc biệt nguồn nhân
lực KH&CN nói riêng còn mỏng về số lƣợng, yếu về chất lƣợng, thiếu cán bộ
KH&CN đầu đàn, chuyên gia giỏi ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh.
Theo điều tra của Sở KH&CN năm 2005, tại 30 đơn vị (cơ quan
quản lý nhà nước và doanh nghiệp liên quan đến hoạt động KH&CN) cho
thấy: có tới 2/3 số ý kiến cho rằng nhân lực KH&CN của đơn vị mình còn yếu
về chất lƣợng và nói chung cần đến sự hợp tác với các cơ sở KH&CN bên
ngoài (kể cả ngoài Tỉnh, Trung ương và nước ngoài). Sự phối hợp và tƣ vấn
về nghiên cứu khoa học công nghệ từ bên ngoài là rất cần thiết. Đặc biệt có
tới 20% số ý kiến đƣợc phỏng vấn cho rằng cơ quan chủ trì đề tài, dự án chỉ
có thể làm nhiệm vụ bên A và thuê cơ quan bên ngoài thực hiện nhiệm vụ
khoa học công nghệ. Do vậy, việc nghiên cứu đề xuất đƣợc giải pháp về chính
sách thu hút nhân lực KH&CN là một vấn đề cấp bách.
Bởi vậy, việc chọn nghiên cứu đề tài “Đổi mới chính sách thu hút
nhân lực khoa học và công nghệ theo dự án” (nghiên cứu trường hợp tỉnh
8


Hải Dương)” hiện nay thực sự là một vấn đề mang tính khoa học, cần đƣợc
nghiên cứu một cách nghiêm túc.
Đề tài luận văn này nhằm nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề nêu trên qua
khảo sát và phân tích thực trạng chính sách thu hút nhân tài tỉnh Hải Dƣơng;
đồng thời bƣớc đầu đề xuất đổi mới chính sách thu hút nhân tài thông qua dự
án, nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ trên địa
bàn tỉnh Hải Dƣơng
2. Lịch sử nghiên cứu

Phát triển nhân lực khoa học và công nghệ là một vấn đề hết sức quan
trọng thƣờng xuyên nghiên cứu không những ở Việt Nam, mà từ lâu các
nƣớc, nhiều tổ chức trên thế giới cũng đã nghiên cứu vấn đề này. Đã có một
số tác giả nghiên cứu về lĩnh vực liên quan đến vấn đề phát triển nguồn nhân
lực KH&CN nhƣ: “Hiện trạng chính sách phát triển nhân lực KH&CN ở Việt
Nam” của Đinh Văn Thái; “Chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN
trong lực lượng Công an nhân dân tỉnh Bình Dương” của Nguyễn Thị Thu
Hà … Các đề tài chủ yếu tập trung vào việc thu thập số liệu hoặc đƣa ra giải
pháp đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trong một số ngành chủ yếu, nhƣng
chƣa nêu đƣợc những bất cập về chính sách thu hút nhân lực KH&CN của địa
phƣơng, cũng nhƣ việc thu hút nhân lực KH&CN theo dự án. Bởi vậy, việc
chọn nghiên cứu đề tài “Đổi mới chính sách thu hút nhân lực khoa học và
công nghệ theo dự án” là cần thiết.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Luận giải đƣợc những vấn đề cơ bản để có thể làm cơ sở, căn cứ để
thu hút nhân lực KH&CN theo dự án.
- Đƣa ra bức tranh hiện trạng về thu hút nhân lực KH&CN của tỉnh Hải
Dƣơng.
- Đề xuất những giải pháp tăng cƣờng thu hút nhân lực KH&CN theo
dự án.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: địa bàn tỉnh Hải Dƣơng
9


- Đối tƣợng nghiên cứu: Giải pháp về mặt chính sách nhằm nâng cao
hiệu quả thu hút nhân lực KH&CN theo dự án
- Khách thể nghiên cứu: Nhân lực KH&CN có trình độ từ cao đẳng trở
lên trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng.
- Thời gian nghiên cứu: giới hạn thời gian nghiên cứu trong 05 năm gần

đây (từ năm 2003 đến nay)
- Thời gian tiến hành nghiên cứu: 09/2007 – 10/2008
5. Vấn đề nghiên cứu
- Thế nào là thu hút nhân lực KH&CN theo dự án ?
- Mặt tích cực của thu hút nhân lực KH&CN theo dự án ?
- Làm thế nào để tăng cƣờng thu hút nhân lực KH&CN theo dự án ?
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Thu hút nhân lực KH&CN bằng nhiều cách, nhƣng thu hút bằng mô
hình dự án là phù hợp nhất trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng (nhân lực
KH&CN không nhất thiết làm tại địa bàn tỉnh; thu hút được nhiều nhà khoa
học tham gia nghiên cứu đề tài khoa học của tỉnh …”
- Mô hình dự án (cấu trúc ma trận) làm cấu trúc chức năng đƣợc mềm dẻo
hơn; sử dụng nhân lực KH&CN hiệu quả hơn; tính khả thi cao trong điều kiện
nền kinh tế thị trƣờng (không làm biến động tổ chức; người tài làm nhiều nơi,
không thể sở hữu họ được; thu hút được nhiều người tài, không phải trả
lương khi không có dự án; đề xuất nhiều đề tài thúc đẩy phát triển kinh tế của
tỉnh …”
Lần đầu tiên lý thuyết về dự án, quản lý dự án đƣợc vận dụng để nghiên
cứu tạo lập luận cứ khoa học cho chính sách thu hút nhân lực KH&CN theo
dự án. Thông qua việc nhận diện thực trạng chính sách thu hút nhân lực
KH&CN theo truyền thống, trong nghiên cứu này sẽ làm rõ một số đặc điểm
có tính qui luật về thu hút nhân lực KH&CN theo dự án tại các địa phƣơng.
Từ tiếp cận chính sách thu hút nhân lực KH&CN theo dự án, đề xuất
đƣợc một số giải pháp có tính khả thi về thu hút nhân lực KH&CN theo dự án
cho tỉnh Hải Dƣơng nói riêng và của các địa phƣơng lân cận nói chung.
10


7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phƣơng pháp cụ thể tiến hành nghiên cứu chủ yếu là: nghiên cứu

tài liệu, phỏng vấn sâu, phƣơng pháp chuyên gia.
Phân tích tài liệu
Nghiên cứu tài liệu để kế thừa lý luận có liên quan đến quản lý và thu
hút nhân lực KH&CN theo dự án.
Phân tích các nguồn tƣ liệu, số liệu sẵn có về thực trạng thu hút nhân
lực KH&CN trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng.
Phỏng vấn bằng bảng hỏi
Điều tra thực tế về tác động của chính sách thu hút nhân lực KH&CN
(trong việc thu hút, sử dụng và đãi ngộ), cụ thể ở một số sở, ngành, cơ quan
nghiên cứu và một số doanh nghiệp bằng bảng hỏi.
Bảng hỏi đƣợc xây dựng gồm các câu hỏi nhằm làm rõ những thông tin
cơ bản sau:
+ Thực trạng chính sách thu hút nhân lực KH&CN của tỉnh Hải Dƣơng
+ Một số nguyên nhân và các yếu tố ảnh hƣởng đến chính sách thu hút
nhân lực KH&CN theo dự án trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng
+ Các giải pháp tăng cƣờng thu hút nhân lực KH&CN theo dự án
Chọn mẫu
Dung lƣợng mẫu khảo sát đƣợc xác định ban đầu là 50 ngƣời dành cho
các đối tƣợng là cán bộ khoa học; cán bộ nghiên cứu đang công tác tại các
đơn vị trên địa bàn Tỉnh Hải Dƣơng. Trong quá trình khảo sát thực địa, có
một số đối tƣợng không thực hiện phỏng vấn đƣợc vì lý một số lý do khách
quan và chủ quan. Có những trƣờng hợp, ngƣời đƣợc phỏng vấn tìm cách
tránh không trả lời câu hỏi. Tổng số ngƣời tham gia trả lời câu hỏi là 43
ngƣời.
Dung lƣợng mẫu đƣợc xác định trên cơ sở lựa chọn ngẫu nhiên. Theo
đó số ngƣời đƣợc hỏi tập trung ở các đơn vị sau:
 Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
 Ban QLDA nƣớc sạch nông thôn
11



 Ban quản lý dự án các công trình giao thông
 Chi cục tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng
 Liên Hiệp các hội KH&KT tỉnh Hải Dƣơng
 Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dƣơng
 Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Hải Dƣơng
 Viện cây Lƣơng thực và cây Thực phẩm
 Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật Hải Dƣơng
Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu một số trƣờng hợp là cán bộ quản lý và hoạch định
chính sách của tỉnh Hải Dƣơng và một số cán bộ khoa học và công nghệ đã
tham gia trực tiếp một số dự án trên địa bàn tỉnh.
8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm một số
vấn đề lý luận về chính sách thu hút nhân tài nói chung và thu hút nhân lực
khoa học và công nghệ nói riêng.
Kết quả nghiên cứu lý luận của đề tài cũng góp phần làm rõ cơ sở
khách quan, khoa học trong việc hoạch định chính sách thu hút nhân lực
KH&CN tại các địa phƣơng nói chung và riêng tỉnh Hải Dƣơng nói riêng.
Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần mô tả thực trạng chính sách
thu hút nhân lực KH&CN tỉnh Hải Dƣơng, chỉ ra những hạn chế chính sách
thu hút nhân lực KH&CN, đồng thời phân tích làm rõ những nguyên nhân của
những hạn chế đó; trên cơ sở đó đổi mới chính sách chính sách thu hút nhân
tài nói chung và thu hút nhân lực KH&CN nói riêng tại các địa phƣơng hiện
nay.

12



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb KH&KT.
Hà Nội- 1999.
2. Vũ Cao Đàm: Lý thuyết hệ thống, Hà Nội, 2003.
3. Vũ Cao Đàm, Đánh giá Nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và Kỹ
thuật, HN, 2005.
4. Vũ Cao Đàm, Lý thuyết Xã hội học KH&CN, Hà Nội, 2006
5. Nguyễn Trọng Điều, Quản trị nguồn nhân lực, NXB Chính trị quốc
gia, HN, 2002.
6. Trần Xuân Định. Giáo trình Phát triển nguồn nhân lực KH&CN.
7. Trần Khánh Đức. Nhân lực khoa học công nghệ trong các lĩnh vực
công nghệ ưu tiên của nước ta - Tạp chí Hoạt động Khoa học số
3/2002.
8. Hoàng Xuân Long. Vấn đề nhân lực thực hiện nhiệm vụ KH&CN ở địa
phương, Tạp chí Hoạt động Khoa học số 12 - 2005
9. Hoàng Xuân Long. Góp bàn về chính sách thu hút cán bộ khoa học có
học hàm, học vị của các địa phương, Tạp chí Hoạt động Khoa học số
09 - 2003
10.Đặng Duy Thịnh, Đề cương bài giảng về chính sách KH&CN.
11.Nguyễn Thị Anh Thu (chủ biên): Đổi mới chính sách sử dụng nhân lực
khoa học và công nghệ trong cơ quan nghiên cứu và phát triển, NXB
KHXH, HN, 2000.
12.Nguyễn Thị Anh Thu. Kinh nghiệm về thu hút cán bộ nghiên cứu có
trình độ cao, Tạp chí Hoạt động Khoa học số 9-2004
13. Nguyễn Thị Anh Thu. Đổi mới chính sách tài chính đối với KH&CN,
Tạp chí Hoạt động Khoa học số 3/2006.

13



14.Nguyễn Thị Anh Thu. Hoàn thiện quản lý Nhà nước về KH&CN, Tạp
chí Hoạt động Khoa học số 2-2006
15.Phạm Huy Tiến, Đề cương bài giảng về tổ chức KH&CN
16.Phạm Huy Tiến, Nhân tài và trọng dụng nhân tài, Tạp chí Hoạt động
Khoa học số 5-2004
17.Đào Thanh Trƣờng, Di động xã hội của cán bộ khoa học Trường
ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN (luận văn ThS xã hội học), Khoa Xã hội
học, Trƣờng ĐHKHXH&NV, 2004.
18.Tỉnh ủy Hải Dƣơng. Chương trình hành động số 31-Ctr/TU ngày
24/10/2008.
19.Trung tâm Viện công nghệ Châu Á tại Việt Nam - AITCV. Giới thiệu
dự án và quản lý dự án.
20. Lƣu Quang Tuấn, Chuyển dịch nhân lực KH&CN Việt Nam, Tạp chí
Cộng sản, số 121-2007
21.Harold Koontz, Cyril odnnell, Heinz Weihrich, Những vấn đề cốt yếu
quản lý . Nxb KHKT. Hà nội 1999.
22.Phạm Minh Hạc: Chính sách phát triển nhân tài khoa học - công nghệ
phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Hà Nội, 2/2006.
23.Paul Hersey, Ken Blanc Hard. Quản lý nguồn nhân lực. Nxb CTQG.
Hà Nội 1995.
24. Hỏi và đáp các kết luận của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung
ƣơng Đảng khoá IX. Nxb CTQG . Hà nội – 2002.
25.Kế hoạch KH-CN tỉnh Hải Dƣơng năm 2006-2010
26.Kỷ yếu Hội nghị KH&CN vùng ĐBSH lần thứ VI. Tháng 10 năm 2007,
Tại Quảng Ninh
27.Luật KH&CN và Nghị định hƣớng dẫn thi hành. Nxb CTQG. Hà nội2003.
28.Mike Johnson: 7 cách để thu hút nhân tài, NXB Lao động XH 2007
29.Nghị định 119/1999/NĐ-CP của chính phủ về một số chính sách và cơ
chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ vào hoạt động

KH&CN.
30.Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dƣơng lần thứ XIV và Báo cáo
chính trị tại Đại hội.
14


31.Nghị quyết TW 2 khoá VIII về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào
tạo.
32.Quyết định số 272/2003/QĐ-TTg ngày 31/12/2003 của Thủ tƣớng
Chính phủ phê duyệt Chiến lƣợc phát triển KH&CN Việt Nam đến năm
2010.
33.Quyết định số 2502/QĐ-BKHCN ngày 21/9/2005 của Bộ Khoa học và
Công nghệ
34.Quyết định số 2430/2005/QĐ-UBND ngày 13/6/2005 của UBND tỉnh
Hải Dƣơng về việc ban hành Quy định quản lý các nhiệm vụ khoa học
và công nghệ cấp tỉnh.
35.Quyết định số 255/2006/QĐ-UBND ngày 16/01/2006 của UBND tỉnh
Hải Dƣơng về việc ban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Quỹ
phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dƣơng
36.Sở KH&CN Hải Dƣơng. Báo cáo kết quả hoạt động KH&CN các năm
2003 - 2007.
37.Thông tƣ Liên tịch số 15/2003/TTLT-BKHCN-BNV ngày 15/7/2003
hướng dẫn chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ
quan quản lý nhà nước về KH&CN ở địa phương.
38.UBND tỉnh Hải Dƣơng. Định hướng chiến lược phát triển KTXH tỉnh
Hải Dương tới năm 2010 và tầm nhìn năm 2020.
39. Văn kiện Hội nghị lần thứ hai BCH Trung ương (khoá VIII)- NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1997
40. Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu BCH Trung ương (khoá IX) - NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002


15



×