Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

BÁC BỎ HUYỀN THOẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.55 KB, 5 trang )

BÁC BỎ HUYỀN THOẠI
Ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta đã từng không chỉ một lần nghe những giai thoại kiểu
như nhà bác học người Hy Lạp Archimedes đã phát minh ra định luật nổi tiếng của
ông về sức đẩy của chất lỏng khi đang nằm trong bồn tắm, chuyện nhà bác học vĩ đại
người Anh Isaac Newton bị một quả táo rơi trúng đầu nên mới phát minh ra định
luật vạn vật hấp dẫn, hay chuyện danh họa thời Phục hưng Leonardo Da Vinci
chuyện gì cũng linh cảm được trước, hay chuyện nhà bác học Einstein luôn thè lưỡi
trêu đời...
Tuy nhiên, không phải giai thoại nào cũng trùng khít với sự thật.
Leonardo Da Vinci; Isaac
Newton; Sigmund Freud và
Alfred Nobel.
Huyền thoại 1: Freud tạo dựng lý thuyết phân tích tâm lý
Nhà tâm lý học người Do Thái của nước áo, Sigmund Freud, thường thích so sánh mình
với Copernik và Darwin khi nói rằng, Copernik đã tước bỏ của trái đất vai trò làm trung
tâm vũ trụ, Darwin loại bỏ con người khỏi vị trí trung tâm trong thế giới động vật, còn ông
thì đã tự bác bỏ vai trò của trí tuệ trong tâm lý.
Thế nhưng, có không ít người trong giới khoa học đã tỏ ý hoài nghi thiên tài của Freud,
trong đó có nhà nghiên cứu nổi tiếng về sự nghiệp của ông, Eugene F. Mallowe, người
từng được nhận nhiều giải thưởng chuyên môn.
Trong cuốn sách "Những sai lầm và trò bịp của Freud" (The Faults and Frauds of Freud),
Mallowe khẳng định rằng, tác giả của học thuyết phân tích tâm lý đã ngụy tạo ra những
chứng cớ - Freud xây dựng nên học thuyết của mình chỉ bằng 6 bệnh nhân.
Để so sánh nên biết rằng, nhà tâm lý học người Italia Cesare Lombroso (1836-1909) để
xây dựng nguyên tắc xác định những xu hướng phạm tội theo cấu tạo sọ não đã phải làm
việc với hàng trăm người. Thêm vào đó, giữa những bệnh nhân của Freud chủ yếu chỉ là
những phụ nữ trẻ nhưng tính tình không ổn định xuất thân từ những gia đình danh giá của
thành Vienna.
Những người phê phán Freud cho rằng, có thể bản thân nhà khoa học lúc đó đang chớm
tuổi già đã là một người bị mắc chứng vĩ cuồng về sự lớn lao của giới mày râu nên đã "bịa"
ra những trục trặc tình dục đa dạng của các thiếu nữ xinh xắn và hấp dẫn... Và họ cũng


trách Freud về việc ông đã chỉ quan hệ với những bệnh nhân giàu có và các kết quả nghiên
cứu của ông không có ích gì đối với những người nghèo...
Bản thân Freud càng về cuối đời càng thấy rõ sự không bền vững trong các lập luận khoa
học của mình. Ông từng đặt hy vọng rất lớn vào phương pháp trị liệu bằng thôi miên do
chính ông nghĩ ra.
Ông từng cho rằng, các triệu chứng của bệnh thần kinh có thể biến mất nếu bác sĩ thôi
miên bệnh nhân và tìm hiểu về những nguyên nhân vô thức đã dẫn tới căn bệnh đó rồi
phân tích cùng bệnh nhân về chúng.
Thế nhưng, các bệnh nhân ngay cả nếu như khi bị thôi miên đã nhớ lại được những sự việc
bi thảm từng diễn ra với họ trong quá khứ, thì khi hết bị thôi miên, họ sẽ quên ngay những
chuyện đó. Hơn nữa, như thực tế cho thấy, cõi vô thức của con người có thể đánh đồng
chuyện bịa với chuyện thật.
Phương pháp chữa bệnh bằng trò chuyện, khi bệnh nhân thư giãn nằm trên ghế và "chơi trò
liên tưởng" - tức là nói với bác sĩ mọi chuyện đang đến với đầu của mình - cũng chỉ cho
những kết quả không mấy chắc chắn. Việc lý giải những liên tưởng đó cho tới giờ vẫn gây
nên những tranh luận nhiều chiều.
Sinh thời, Freud có lúc đã như bị nghiện cái trò liên tưởng trong mọi hình ảnh của các cơ
quan sinh dục. Thế nhưng, hệ thống các biểu tượng theo kiểu này mà Freud đã xây dựng
tới cuối đời ông cũng đã làm cho chính ông cảm thấy chán ngán. Đến mức, có lần ông đã
phải cáu kỉnh thốt lên: "Đôi khi điếu xì gà chỉ gợi lên hình ảnh của chính điếu xì gà mà
thôi!".
Huyền thoại 2: Newton bị quả táo rơi trúng đầu
Người kể chuyện dường như đã có quả táo rơi xuống đầu Newton nên ông mới tìm ra được
định luật vạn vật hấp dẫn là một người bạn của nhà bác học vĩ đại tên là Stukeley. Và nhờ
thế nên cây táo ở trong vườn nhà Newton đã trở thành vật bảo tàng cả trăm năm liền. Thế
nhưng, một người bạn khác tên là Lemberton đã tỏ ý hoài nghi câu chuyện này.
Theo lời kể của Stukeley, việc quả táo rơi xuống đầu Newton xảy ra năm 1666. Thế nhưng,
Newton đã tìm ra định luật vạn vật hấp dẫn sau năm đó khá lâu. Những nhà nghiên cứu
tiểu sử của Newton khẳng định rằng, nếu quả thực Newton đã có lần nào đó bị táo rơi
trúng đầu thì việc này chỉ có thể xảy ra vào năm 1726, khi ông đã 84 tuổi và chỉ còn được

sống trên cõi đời thêm một năm nữa.
Richard Westfall, một trong những tác giả chuyên nghiên cứu tiểu sử của Newton, nhận
xét: "Bản thân ngày tháng không bác bỏ tính xác thực của sự việc. Nhưng nếu tính tới tuổi
tác của Newton lúc đó thì rất khó để ông có thể nhớ rõ những kết luận của ông khi ấy, nhất
là khi trong các bản thảo của mình, ông lại kể những câu chuyện hoàn toàn khác".
Newton đã nghĩ ra câu chuyện cổ tích về quả táo cho cô cháu gái yêu quý Catherine Barton
Conduitt để giải thích một cách dễ hiểu cho cô về bản chất của định luật vạn vật hấp dẫn,
từng giúp ông trở nên lừng lẫy tên tuổi.
Đối với nhà bác học vĩ đại nhưng khó tính, Catherine là người duy nhất trong gia tộc được
ông đối xử ấm áp và là người phụ nữ duy nhất mà ông cho lại gần mình (theo các nhà
nghiên cứu tiểu sử, Newton không bao giờ gần gụi xác thịt với bất cứ một người phụ nữ
nào).
Ngay cả Voltaire cũng đã viết: "Thời trẻ, tôi đã nghĩ rằng, Newton thành công bằng chính
những nỗ lực của mình... Hoá ra hoàn toàn không phải thế: không có cô cháu gái xinh đẹp
đó thì vi phân và định luật vạn vật hấp dẫn cũng hoàn toàn vô ích".
Huyền thoại 3: Leonardo Da Vinci thiết kế máy tương lai
Giáo sư vật lý nổi tiếng ở Pháp Nicolas Witkowski và nhà nghiên cứu lịch sử toán học
Charles Trusdell đã tỏ ý hoài nghi những lời truyền tụng về năng lực sáng tạo bách khoa
trên cả mức dồi dào của danh họa thời Phục hưng này.
Nghiên cứu kỹ càng các cuốn sổ tay của Da Vinci, họ đi tới kết luận: Leonardo quả thực có
khả năng tiên cảm vô tiền khoáng hậu nhưng dẫu sao, cũng không thể ghi công cho ông bất
cứ một phát minh khoa học nào.
Ngoài ra, họ cũng phát hiện ra rằng, trong lĩnh vực kỹ thuật, Leonardo thường hay tìm lại
những ý tưởng của các vị tiền bối, thí dụ như Mariano Tackola (tập bản thảo từ thế kỷ XIII
"Về máy móc" hiện được lưu giữ trong thư viện quốc gia Bavaria ở Munich) hay của
Francesco Di Giorgi, họa sĩ, kiến trúc sư, kỹ sư, nhà lý thuyết của thế kỷ XV và đôi khi
danh họa cải tiến thêm chút ít chi tiết.
Nói chung, Leonardo đã vay mượn ý tưởng của vô số những nhà phát minh, sáng chế sống
trước ông. Nhà sử học Bdertran Gile trong cuốn "Các kỹ sư của thời Phục hưng" đã lập ra
một danh sách cực dài những nhà sáng chế mà Leonardo đã vay mượn ý tưởng.

Và ông nhật xét: "Có lẽ chỉ những ai có sự thất học vô cùng tận và một trí tưởng tượng phi
lý mới có thể biến Leonardo thành một nhà sáng chế năng suất cao trái với ý muốn của
ông".
Huyền thoại 4: Alfred Nobel lập giải thưởng dành cho các nhà toán học là để trả thù
tình địch
Giải Nobel hiện giờ được trao cho các nhà vật lý học, hoá học, sinh học và các nhà kinh tế
học. Không có giải Nobel dành cho các nhà toán học nên họ đành phải bằng lòng với giải
Fields với số tiền kèm theo kém hơn nhiều so với giải Nobel.
Có một giai thoại kể rằng, khi Alfred Nobel soạn di chúc về giải thưởng mang tên ông, ứng
cử viên có cơ hội lớn nhất để giành lấy giải thưởng dành cho các nhà toán học, nếu có, là
nhà toán học Thụy Điển Mittag - Leffler, người tình của vợ Nobel. Chính vì thế nên dường
như là Nobel đã không lập ra giải thưởng dành cho các nhà toán học để tình địch không
được hưởng thêm một niềm vui trần thế...
Thế nhưng, sự thực thì Nobel chưa bao giờ lập gia đình. Thậm chí ông còn không có cả
người tình nào lâu dài bởi cả đời thích sống đơn lẻ. Các nhà nghiên cứu tiểu sử của cự phú
giàu lòng nhân ái này chỉ biết có chuyện tình gần như là duy nhất của Nobel khi ông 18
tuổi và ở Paris đã phải lòng mặt nữ văn sĩ Bertha Kinsky (giải Nobel hòa bình năm 1905)
và một mối quan hệ yêu đương khác khi đã về già của ông với người đẹp Sofie Hess của
thành Vienna.
Tuy nhiên, Mittag - Leffler lại không bao giờ có quan hệ gì với Sofie Hess... Thêm vào đó,
Mittag-Leffler cũng chưa bao giờ là một nhà toán học lớn. Theo một số nhà nghiên cứu,
khi được biết về những môn khoa học lọt vào "mắt xanh" Alfred Nobel, bản thân Mittag -
Leffler cảm thấy thất vọng vì không có toán học trong số đó.
Và có thể để tự an ủi mình, Mittag - Leffler đã bịa ra chuyện rắc rối trên tình trường giữa
ông ta với Nobel, người hơn ông ta tới 15 tuổi... Tất cả những ai biết Nobel một cách gần
gụi đều khẳng định rằng, khi lập di chúc, Nobel chỉ quan tâm tới phúc lộc dành cho nhân
loại và chắc chắn không để cho những chuyện riêng tư xen lẫn vào.
Lý giải về quyết định không trao giải Nobel cho các nhà toán học có lẽ là đơn giản hơn thế.
Là một kỹ sư, Nobel chỉ quan tâm tới thực nghiệm chứ không phải tới lý thuyết. Những
phát minh và sáng chế mà ông định trao cho giải thưởng phải hữu ích đối với tất cả mọi

người.
Ngay cả nhà khoa học vĩ đại Albert Einstein cũng được trao giải thưởng Nobel vật lý năm
1921 nhờ những giải thích về hiệu ứng quang điện, chứ không phải nhờ thuyết tương đối
mà lúc ấy vẫn còn gây nên nhiều tranh cãi.
Điều đó có nghĩa là giải thưởng toàn cầu đã được nhà phát minh lớn Nobel lập ra để dành
cho các nhà sáng chế và ông đã loại bỏ toán học khỏi danh sách của mình vì sự trừu tượng
của môn khoa học đó
(Sưu tầm từ Internet)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×