Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Giáo dục đạo đức mới cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở huyện thoại sơn, tỉnh an giang hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
--------

HUỲNH NGỌC DANH

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC MỚI CHO CÁN BỘ
CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ Ở HUYỆN THOẠI SƠN,
TỈNH AN GIANG HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
--------

HUỲNH NGỌC DANH

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC MỚI CHO CÁN BỘ
CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ Ở HUYỆN THOẠI SƠN,
TỈNH AN GIANG HIỆN NAY
Chuyên ngành : Triết học
Mã số

: 60.22.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC


Người hướng dẫn khoa học:TS. NGUYỄN THỊ VÂN

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam
đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và
các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả

Huỳnh Ngọc Danh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .................................................................. 4
3. Mục đích nghiên cứu ........................................................................... 10
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .................................................... 10
5. Giả thuyết khoa học ............................................................................ 10
6. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 11
7. Phạm vi nghiên cứu............................................................................. 11
8. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 11
9. Cấu trúc của luận văn .......................................................................... 11
10. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn ................. 11
Chương 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC MỚI CHO CÁN BỘ
CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ Ở HUYỆN THOẠI SƠN, TỈNH AN GIANG
HIỆN NAY ................................................................................................. 13


1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 13
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................ 13
1.1.2. Tầm quan trọng của giáo dục đạo đức mới cho cán bộ chủ
chốt cấp cơ sở ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang hiện nay ......... 35
1.1.3. Nội dung của giáo dục đạo đức mới cho cán bộ chủ chốt
cấp cơ sở ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang hiện nay................. 38
1.2.Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 46
1.2.1. Một số nét khái quát về huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang hiện nay ......... 46
1.2.2. Đặc điểm cơ bản của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của huyện
Thoại Sơn, tỉnh An Giang hiện nay ................................................ 54
Chương 2: GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC MỚI CHO CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP
CƠ SỞ Ở HUYỆN THOẠI SƠN, TỈNH AN GIANG HIỆN NAY
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP .................................................... 58

2.1. Thực trạng giáo dục đạo đức mới cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở
huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang hiện nay .............................................. 58


2.1.1. Những thành tựu giáo dục đạo đức mới cho cán bộ chủ chốt
cấp cơ sở ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang hiện nay ................ 58
2.1.2. Những hạn chế của việc giáo dục đạo đức mới cho cán bộ chủ
chốt cấp cơ sở ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang hiện nay ........... 74
2.1.3. Nguyên nhân của thực trạng giáo dục đạo đức mới cho cán
bộ chủ chốt cấp cơ sở ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang
hiện nay ......................................................................................... 79
2.2. Giải pháp cơ bản nhằm giáo dục hiệu quả đạo đức mới cho cán bộ
chủ chốt cấp cơ sở ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang hiện nay ............ 88
2.2.1. Phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, tạo môi trường thuận
lợi giáo dục hiệu quả đạo đức mới cho cán bộ chủ chốt cấp

cơ sở ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang hiện nay ...................... 88
2.2.2. Nâng cao vai trò của các tổ chức Đoàn, Hội trong giáo dục
đạo đức mới cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở huyện Thoại
Sơn, tỉnh An Giang hiện nay ........................................................ 93
2.2.3. Đổi mới nội dung, chương trình, cải tiến phương pháp, đa
dạng hoá các hình thức giáo dục đạo đức mới cho cán bộ
chủ chốt cấp cơ sở ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang hiện
nay ................................................................................................. 95
2.2.4. Phát huy có hiệu quả phong trào học tập và làm theo tư
tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh .................................... 100
2.2.5. Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động trong học tập, rèn
luyện đạo đức mới của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở huyện
Thoại Sơn, tỉnh An Giang hiện nay ............................................ 104
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 110


Bản đồ hành chính huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục đạo đức mới cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở huyện Thoại
Sơn, tỉnh An Giang trong bối cảnh toàn cầu hóa là vấn đề mang tính lý luận
và thực tiễn cấp bách.
Thứ nhất, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những
nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng
xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được
thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã

hội. Đạo đức có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi con người,
hướng con người vươn tới cái chân, cái thiện, cái mỹ. Đạo đức là nhu cầu, cội
nguồn hạnh phúc của con người và xã hội loài người. Nó góp phần thúc đẩy
sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Nó được nảy sinh từ các hoạt động
kinh tế nhưng có sự tác động trở lại kinh tế và có vai trò tích cực trong đời
sống xã hội. V.I.Lênin nói rằng: Đạo đức giúp xã hội loài người tiến lên cao
hơn, thoát khỏi ách bóc lột lao động.
Thứ hai, bước vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
và hội nhập quốc tế, một nền đạo đức mới đã và đang hình thành. Nền đạo
đức ấy vừa phát huy được những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc như
tình yêu quê hương đất nước, thương người, sống nghĩa tình trọn vẹn, cần,
kiệm, liêm, chính, chí công vô tư với những yêu cầu mới, những nội dung
mới do đòi hỏi của dân tộc và thời đại. Đạo đức mới là đạo đức chiến đấu vì
sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì sự tiến bộ của nhân loại, vì tự do hạnh phúc
của mỗi người. Mục đích cuối cùng của nó là góp phần giải phóng triệt để con
người, trước hết là giai cấp công nhân và nhân dân lao động thoát khỏi mọi áp
bức bất công trong xã hội. Do vậy đạo đức cách mạng là đạo đức trong hành
động cải tạo xã hội, khẳng định phẩm chất cao quý của người lao động trong


2
sự nghiệp đấu tranh tự giải phóng mình. Đạo đức đó được đánh giá qua hiệu
quả đóng góp cho xã hội chứ không chỉ dừng lại ở tu thân, ở những giáo huấn
hay lời cầu nguyện. Đạo đức mới đã đưa ra những chuẩn mực mới, yêu cầu
mới cho người cán bộ trong giai đoạn hiện nay.
Thứ ba,sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm và đề cao việc
giáo dục đạo đức cho cán bộ. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là hệ thống
những quan điểm, chuẩn mực đạo đức có tính khoa học, thấm đượm tính
nhân văn cao cả. Tư tưởng đạo đức đó được xây dựng trên nền tảng tư
tưởng đạo đức của chủ nghĩa Mác - Lênin, những truyền thống tốt đẹp của

dân tộc Việt Nam kết hợp chặt chẽ với những tinh hoa văn hóa nhân loại. Đạo
đức đó của Người là đạo đức mới - đạo đức cách mạng. Hồ Chí Minh luôn coi
đạo đức mới - đạo đức cách mạng là gốc, là nền tảng của người cách mạng. Vì
thế trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn
quan tâm đến vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cho cán bộ đảng viên, thanh
niên và nhân dân ta. Người quan niệm rằng: “Đạo đức cách mạng. Đạo đức đó
không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không
phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của
loài người” [63, tr. 252].
Thứ tư, nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò và tầm quan trọng của đạo đức
cách mạng, chúng ta xác địnhnhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng
Đảng trong giai đoạn 2016 - 2020 là tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng;
ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu
hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ
cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy
tín (Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII). Hội nghị lần thứ IX Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa X đã tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết
Trung ương 3 khóa VIII về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp


3
hóa, hiện đại hóa đất nước và ban hành kết luận tiếp tục đẩy mạnh thực hiện
nghị quyết quan trọng này đến năm 2020. Trong những năm qua, tỉnh An
Giang cũng rất quan tâm tới vấn đề giáo dục đạo đức mới cho đội ngũ cán bộ
chủ chốt cấp cơ sở. Thực hiện Kế hoạch số 30-KH/HU ngày 21-07-2016 của
Ban thường vụ Huyện uỷ Thoại Sơn về việc tổ chức học tập, quán triệt Nghị
quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng. Ngày 28-9, huyện Phú Tân phối hợp với
Trường Chính trị Tôn Đức Thắng tổ chức Hội thảo khoa học đóng góp đề tài
“Xây dựng phong cách làm việc cho đội ngũ cán bộ ở cấp xã, huyện Phú Tân,
tỉnh An Giang giai đoạn hiện nay”. Mục đích của các sự kiện trên là muốn

tăng cường giáo dục và bồi dưỡng đạo đức mới cho cán bộ đảng viên;đẩy lùi
sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng bộ và những
biểu hiện sai trái, thù địch, những nhận thức lệch lạc trong cán bộ, đảng viên
trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Thứ năm, Thoại Sơn có diện tích tự nhiên 46.885,52 ha, trong đó có
41.261,22 ha đất canh tác. Toàn huyện có 42.267 hộ với 180.951 nhân khẩu,
được phân bố trên 14 xã, 3 thị trấn (Núi Sập, Óc Eo và Phú Hoà), với 76 ấp
(số liệu thống kê ngày 31-12-2010). Huyện Thoại Sơn ngày nay là một trong
11 huyện thị của tỉnh An Giang, nằm về phía đông nam tứ giác Long Xuyên;
huyện lỵ đặt tại thị trấn Núi Sập. Phía Bắc giáp huyện Châu Thành, Tây Bắc
giáp huyện Tri Tôn, Đông giáp thành phố Long Xuyên, Nam giáp huyện Vĩnh
Thạnh (Cần Thơ), Tây và Tây Nam giáp huyện Tân Hiệp và Hòn Đất (Kiên
Giang). Thời gian qua, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Thoại Sơn có
bước trưởng thành và tiến bộ về nhiều mặt, đã tích luỹ được nhiều kinh
nghiệm trong thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế. Số đông cán bộ giữ vững được bản lĩnh chính
trị, phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, gắn bó với nhân dân. Tuy nhiên,
bên cạnh những cán bộ chủ chốt luôn “tận trung với nước, tận hiếu với dân”,


4
xứng đáng “vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân
dân” biết “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, thật thà, khiêm tốn, không
kèn cựa địa vị, không công thần, quan liêu, không kiêu ngạo, không sa đoạ,
hủ hoá... thì vẫn còn một bộ phận không nhỏ những cán bộ bàng quan, đứng
ngoài thời cuộc; thậm chí còn suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối
sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, quan liêu, tham nhũng, lãng
phí, thiếu trách nhiệm, thiếu tự giác rèn luyện, phấn đấu, thiếu tinh thần đồng
chí… Điều này đòi hỏi chúng ta phải nhận thức rõ tính tất yếu, tầm quan
trọng và những yêu cầu đặt ra cho việc Giáo dục đạo đức mới cho cán bộ chủ

chốt cấp cơ sở ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang trong bối cảnh toàn cầu
hoá.
Năm luận điểm trên chính là cơ sở để tác giả mạnh dạn lựa chọn vấn đề
"Giáo dục đạo đức mới cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở huyện Thoại Sơn,
tỉnh An Giang hiện nay" làm đề tài luận văn thạc sĩ triết học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thứ nhất, những đề tài nghiên cứu về đạo đức, đạo đức mới
Về sách nước ngoài có cuốn của A.F.Shishkin đã viết "Nguyên lý đạo đức
học mác xít", đây có thể coi là cuốn "giáo khoa" về đạo đức học. Ông đặc biệt
nhấn mạnh vai trò của đạo đức, coi "những phẩm chất đạo đức chính là điều cốt
yếu nhất ở con người, ở tính cách của nó". Hay G.Bandzeladze đã có công trình
"Đạo đức học" (2 tập). Trong hai tập sách này, G.Bandzeladze đã nghiên cứu và
làm rõ những vấn đề của khoa học đạo đức, như: Đạo đức là gì; đạo đức phát
sinh, phát triển ra sao, nội dung những phạm trù đạo đức học là gì v.v…
Ở nước ta, năm 2003, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia đã dịch cuốn
"Tu dưỡng đạo đức tư tưởng", do GS. La Quốc Kiệt (chủ biên). Trong cuốn
giáo trình này, tập thể tác giả Trung Quốc làm rõ vai trò của đạo đức và giáo
dục đạo đức cho sinh viên, những nội dung cơ bản, hiện đại trong việc bồi


5
dưỡng phẩm chất đạo đức mới cho sinh viên Trung Quốc hiện nay. Cuốn sách
này được coi như một tài liệu tham khảo bổ ích đối với công tác giáo dục đạo
đức cho đối tượng trong độ tuổi học sinh, sinh viên nước ta hiện nay.
“Nguyên lý đạo đức học mácxít” của A.F.Sishkin. Trong cuốn sách này,
ông đặc biệt nhấn mạnh vai trò của đạo đức, coi những phẩm chất đạo đức
chính là điều cốt yếu nhất ở con người, ở tính cách của nó.
“Đạo đức học” của G.Bandzelaze, Nxb Giáo dục, 2 tập, H, 1985.
Trong bộ sách này ông đã nghiên cứu và làm rõ những vấn đề của khoa học
đạo đức, như: Đạo đức là gì; đạo đức phát sinh, phát triển ra sao; nội dung

phạm trù của đạo đức học là gì….
“Đạo đức mới” do GS Vũ Khiêu chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, 1974.
Trong tác phẩm này, vấn đề đạo đức, đạo đức mới và giáo dục đạo đức mới
đã được làm sáng tỏ trên những nét cơ bản.
“Chủ động và tích cực xây dựng đạo đức mới” của Tương lai, Nxb Sự
thật, 1983. Trong cuốn sách này, tuy còn những hạn chế nhất định nhưng có
thể coi đây là tài liệu tham khảo bổ ích về lĩnh vực đạo đức học.
“Hồ Chí về đạo đức cách mạng”, Nxb Sự thật 1976; “Chủ tịch Hồ Chí
Minh với vấn đề đạo đức cách mạng”, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1986;“Học
tập đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh”, Nxb Thông tấn, Hà Nội, 2004.
Thứ hai, những đề tài nghiên cứu về giáo dục đạo đức mới cho cán
bộ, đảng viên, thanh niên
“Giáo dục đạo đức cho cán bộ đảng viên trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” của Ban tư tưởng - văn hoá Trung ương,
Nxb CTQG, H, 2004. Trong cuốn sách này đã đề cập một cách hệ thống nội
dung lý luận cũng như thực tiễn đạo đức xã hội của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời, đã khái quát một cách cô đọng những chuẩn
mực, giá trị đạo đức của dân tộc ta, những nguyên tắc phương hướng và giải


6
pháp xây dựng đạo đức mới cho đội ngũ cán bộ, đảng viên nhằm thực hiện
thắng lợi đường lối cách mạng Việt Nam.
“Xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa” của TS Trịnh Duy Huy, Nxb CTQG, H, 2009. Công trình này tác
giả đã tập trung xem xét tác động của kinh tế thị trường đối với xã hội, chuẩn
mực đạo đức hiện nay và thực trạng đạo đức ở nước ta, từ đó đề xuất một số
giải pháp góp phần hạn chế mặt tiêu cực của kinh tế thị trường đối với đời
sống đạo đức xã hội.
“Đạo đức sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay ở Việt Nam

- Thực trạng và giải pháp” của Vũ Thanh Hương, Luận văn Thạc sĩ, 2004. Luận
văn đã nêu rõ thực trạng đạo đức sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường hiện
nay ở Việt Nam với cách đánh giá khách quan, trung thực cả về mặt tích cực và
hạn chế, đồng thời, tác giả đã đưa ra những giải pháp cơ bản, hiệu quả.
“Vấn đề giáo dục đạo đức mới cho sinh viên Vĩnh Long hiện nay ” của
Trần Văn Chín, Luận văn Thạc sĩ, 2008. Luận văn đã làm sáng rõ cơ sở lý
luận và thực tiễn của vấn đề đạo đức cho sinh viên tỉnh Vĩnh Long. Trên cơ
sở đó đề ra những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả
công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Vĩnh Long hiện nay.
“Vấn đề giáo dục đạo đức mới cho sinh viên ở Nghệ An trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay” của Nguyễn Thị
Hương, Luận văn thạc sĩ, 2010. Công trình này cũng đã làm nổi bật những cơ
sở lý luận và thực tiễn của vấn đề giáo dục đạo đức mới cho sinh viên ở Nghệ
An trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Đồng thời, luận văn cũng đề xuất những giải pháp mang tính thực tiễn, nhằm
nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức mới cho sinh viên Nghệ An hiện nay.
“Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam
hiện nay”tác giả Doãn Thị Chín, luận văn thạc sĩ năm 2004. Tác giả bài viết


7
đã làm rõ tầm quan trọng của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho
sinh viên. Trên cơ sở đó, người viết đề xuất những giải pháp nâng cao giáo
dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay.
“Quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung cấp nghề trong Quân
đội” tác giả Thái Doãn Trí, Luận văn thạc sĩ năm 2010. Luận văn đã trình bày
một cách khách quan thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung
cấp nghề trong trường Quân đội. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra những giải
pháp nâng cao quản lý hoạt động dạy học ở các trường này.
“Lý tưởng đạo đức và việc giáo dục lý tưởng đạo đức cho sinh viên trong

điều kiện hiện nay” của Đoàn Văn Khiêm, Tạp chí Triết học, số 2, 2001. Bài viết
đã làm rõ khái niệm, những nội dung cơ bản của việc giáo dục lý tưởng đạo đức
cho sinh viên trong điều kiện hiện nay một cách khái quát và hệ thống, từ đó
cũng đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này.
“Vấn đề xây dựng đạo đức trong bối cảnh phát triển kinh tế thị
trường” của Đỗ Lan Hiền, Tạp chí Triết học, số 4, 2002. Tác giả bài viết đã
chỉ ra những nội dung cơ bản của đạo đức và xây dựng đạo đức, trên cơ sở đó
đưa ra những kiến nghị cho việc xây dựng đạo đức trong bối cảnh phát triển
kinh tế thị trường hiện nay.
“Kết hợp chặt chẽ giáo dục lý luận với xây dựng đạo đức mới của người
cán bộ quản lý” của Nguyễn Ngọc Long, Tạp chí Lý luận chính trị, số 4, 2001.
Tác giả bài viết đã trình bày rõ cơ sở thực tiễn và cơ sở lý luận của việc kết hợp
giáo dục lý luận với xây dựng đạo đức. Trên cơ sở đó đề ra quy trình và các biện
pháp kết hợp một cách khoa học và có hiệu quả nhằm đạt được hiệu quả trong xây
dựng đạo đức mới cho đội ngũ cán bộ quản lý.
“Đạo đức mới - đạo đức cách mạng từ các cách tiếp cận khác nhau”
của Trịnh Duy Huy, Tạp chí Triết học, số 1, 2006. Bài viết đã làm rõ khái


8
niệm, nội dung cơ bản của đạo đức mới - đạo đức cách mạng từ nhiều góc
nhìn khác nhau một cách khoa học, hệ thống và toàn diện.
“Về việc tạo ra bước chuyển mạnh mẽ trong xây dựng nền đạo đức mới ở
nước ta hiện nay” của Nguyễn Văn Phúc, Tạp chí Triết học, số 11, 2006. Bài
viết đã phân tích một cách khách quan những biến động của đạo đức trong điều
kiện kinh tế thị trường, tác giả đã luận chứng một số giải pháp cơ bản trong việc
xây dựng nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay.
“Đi vào thế kỷ XXI phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ
CNH-HĐH đất nước”,tác giảPhạm Minh Hạc Tạp chí Lao động - Xã hội, số
215, năm 2003; “Kết hợp giáo dục lý luận với giáo dục lý tưởng đạo đức cho

sinh viên hiện nay” của Nguyễn Ngọc Thu, Tạp chí Cộng sản số 92 năm
2005; “Xây dựng lối sống văn hoá cho thanh niên hiện nay” của Nguyễn Thị
Mỹ Trang Tạp chí Cộng sản số 06 năm 2006;“Về tính quy luật của sự hình
thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới”, của Nguyễn Văn Phúc, Tạp chí
Triết học, số 3, năm 2007;
Các luận án liên quan: “Kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây
dựng nhân cách con người Việt Nam”, tác giả Cao Thu Hằng, H, 2001. Tác giả
bài viết đã phân tích và luận giải những vấn đề lý luận về giá trị đạo đức cũng như
nhân cách và tính tất yếu của việc kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống, trên cơ
sở đó, người viết đưa ra phương hướng và những giải pháp thiết thực trong việc
xây dựng nhân cách con người Việt Nam.
Quan hệ biện chứng giữa thống nhất và hiện đại trong giáo dục đạo đức
cho thanh niên Việt Nam hiện nay, tác giả Lê Thị Hoài Thanh, H. 2003. Làm rõ
mối quan hệ giữ truyền thống và hiện đại trong sự phát triển đạo đức, vận dụng
mối quan hệ này vào hoạt động giáo dục đạo đức cho thanh niên. Trên cơ sở đó đề
xuất hướng và giải pháp chủ yếu kết hợp truyền thống và hiện đại nhằm xây dựng
đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay.


9
“Ý thức đạo đức sinh viên” tác giả Võ Minh Tuấn, 2004. Tác giả đã làm rõ
khái niệm công cụ sinh viên và ý thức sinh viên, thực trạng và xu hướng vận động
của đạo đức sinh viên hiện nay. Trên cơ sở đó người viết đưa ra các giải pháp xây
dựng và rèn luyện ý thức đạo đức cho sinh viên.
“Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp cận kinh tế tri thức ở Việt
Nam”, tác giả Lê Thị Ngân, luận án tiến sỹ kinh tế chính trị xã hội chủ nghĩa, Học
viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2004. Tác giả làm rõ lý luận về nguồn
nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực, các yếu tố cấu thành nguồn nhân lực và
vai trò của nó trong sự phát triển kinh tế - xã hội, trong xu thế hội nhập kinh tế
quốc tế và toàn cầu hoá.

Thứ ba, những nghiên cứu về giáo dục đạo đức mới cho cán bộ chủ
chốt ở tỉnh An Giang
Trong những năm qua, tỉnh An Giang cũng rất quan tâm tới vấn đề giáo
dục đạo đức mới cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Nhiều chỉ thị, quy
định được ban hành và nhiều kỳ cuộc được tổ chức hiệu quả nhằm giáo dục
đạo đức mới cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Thực hiện Kế hoạch số 30KH/HU ngày 21-07-2016 của Ban thường vụ Huyện uỷ Thoại Sơn về việc tổ
chức học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng. Ngày 28-9,
huyện Phú Tân phối hợp với Trường Chính trị Tôn Đức Thắng tổ chức Hội
thảo khoa học đóng góp đề tài “Xây dựng phong cách làm việc cho đội ngũ
cán bộ ở cấp xã, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang giai đoạn hiện nay”. Ngày 059-2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 26/CT-TTg về "Tăng
cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp". Ban
Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang xin đăng toàn văn Chỉ thị trên thông tin công tác
tư tưởng của Ban tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang đã nghiêm túc hướng dẫn cán
bộ cấp cơ sở nội dung của chỉ thị này. Tân Châu phát động “Hưởng ứng tuần
lễ học tập suốt đời năm 2016”. Sáng ngày 30-9-2016, Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về triển khai chương


10
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Dự điểm
cầu An Giang có Bí thư Tỉnh ủy Võ Thị Ánh Xuân; Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Lâm Quang Thi, cùng thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình Quốc gia nông
thôn mới tỉnh, các huyện, thị, thành phố, xã…
Những tài liệu trên đã nghiên cứu đạo đức mới và giáo dục đạo đức
mới ở nhiều góc độ, đối tượng khác nhau. Đây là nguồn tư liệu quý báu để tác
giả có cơ sở nghiên cứu. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu vấn đề giáo
dục đạo đức mới cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang
trong bối cảnh toàn cầu hoá một cách hệ thống, chuyên sâu. Đây thực sự là một
khoảng trống đòi hỏi tác giả phải nghiên cứu và làm rõ.
3. Mục đích nghiên cứu

Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giáo dục đạo đức mới cho cán
bộ chủ chốt cấp cơ sở ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang trong bối cảnh toàn cầu hoá
từ đó đề xuất giải pháp cơ bản nhằm nâng cao đạo đức cho cán bộ chủ chốt
cấp cơ sở đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong giai đoạn hiện nay ở huyện Thoại
Sơn, tỉnh An Giang.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở huyện Thoại Sơn,
tỉnh An Giang.
Đối tượng nghiên cứu là giáo dục đạo đức mới cho cán bộ chủ chốt cấp
cơ sở ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang hiện nay.
5. Giả thuyết khoa học
Giáo dục đạo đức mới cho cán bộ chủ chốt là vấn đề trọng tâm của cấp
cơ sở. Thực hiện hiệu quả các giải pháp của đề tài sẽ góp phần xây dựng
những người cán bộ cấp cơ sở vừa hồng vừa chuyên, gìn giữ được những giá
trị đạo đức truyền thống tốt đẹp và đáp ứng được yêu cầu mới của thời đại
trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế.


11
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ một số khái niệm công cụ, như: đạo đức, đạo đức mới, giáo
dục đạo đức mới, toàn cầu hoá
- Đánh giá tầm quan trọng và nội dung cụ thể của giáo dục đạo đức mới
cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang trong bối
cảnh toàn cầu hoá.
- Đánh giá thực trạng của việc giáo dục đạo đức mới cho cán bộ chủ
chốt cấp cơ sở ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang trong bối cảnh toàn cầu hoá
- Nêu lên một số giải pháp chủ yếu nhằm giáo dục đạo đức mới cho cán
bộ chủ chốt cấp cơ sở ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang trong bối cảnh toàn
cầu hoá một cách hiệu quả.

7. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài làgiáo dục đạo đức mới cho cán bộ chủ
chốt cấp cơ sở ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang trong bối cảnh toàn cầu hoá
(tính từ năm đại hội Đảng VI, năm 1986 cho đến nay).
8. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp luận chung của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như
phương pháp phân tích, tổng hợp; lôgic, lịch sử; khái quát hoá; thống kê ... để
thực hiện mục đích và nhiệm vụ đề tài đặt ra.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn gồm 2 chương 5 tiết.
10. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn
Những luận điểm cơ bản
Đạo đức có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi con người,
hướng con người vươn tới cái chân, cái thiện, cái mỹ. Đạo đức mới là đạo đức


12
chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì sự tiến bộ của nhân loại, vì tự do
hạnh phúc của mỗi người. Mục đích cuối cùng của nó là góp phần giải phóng
triệt để con người, trước hết là giai cấp công nhân và nhân dân lao động thoát
khỏi mọi áp bức bất công trong xã hội. Giáo dục, thấm nhuần đạo đức mới
trong bối cảnh toàn cầu hoá là vấn đề sống còn của các cấp các ngành trong
công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ vừa có đức vừa có tài đáp ứng nhu cầu
mới của thời đại. Huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang cũng rất trăn trở về vấn đề
trên trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế như vũ bão.
Đóng góp mới của tác giả
- Tác giả làm rõ một số khái niệm cơ bản: Đạo đức, đạo đức mới, giáo

dục đạo đức mới; Cán bộ, cán bộ chủ chốt.
- Luận văn phân tích tầm quan trọng của giáo dục đạo đức mới cho cán bộ
chủ chốt cấp cơ sở ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang hiện nay.
- Luận văn xác định nội dung của giáo dục đạo đức mới cho cán bộ chủ
chốt cấp cơ sở ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang hiện nay.
- Luận văn nêu một số nét khái quát về huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang
hiện nay và những đặc điểm cơ bản của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nơi đây.
- Luận văn đánh giá trung thực, khách quan thực trạng giáo dục đạo
đức mới cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang
hiện nay.
- Luận văn mạnh dạn đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm giáo dục
hiệu quả đạo đức mới cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở huyện Thoại Sơn, tỉnh
An Giang trong bối cảnh toàn cầu hoá.
Kết quả của luận văn là tài liệu hữu ích cho những người học tập và
nghiên cứu về các phân môn: Đạo đức, công tác cán bộ, quản lý hành chính
nhà nước...


13
Chương 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC MỚI
CHO CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ Ở HUYỆN THOẠI SƠN,
TỈNH AN GIANG HIỆN NAY
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Đạo đức
Các hình thái ý thức xã hội, các quan hệ và hành vi của con người diễn
ra vô cùng đa dạng và phong phú trong đời sống xã hội loài người. Con người
vừa là chủ thể của những hoạt động sản xuất vật chất, vừa sáng tạo ra những
hoạt động tinh thần.

Đạo đức ra đời là yêu cầu tất yếu khách quan, được nảy sinh, tồn tại và
phát triển trong đời sống hiện thực của con người, là sản phẩm của mối quan
hệ giữa người với người, giữa người với xã hội, nó phản ánh chính quá trình
sinh sống, lao động, giao tiếp của con người, đồng thời phản ánh những đòi
hỏi của quá trình phát triển xã hội, bị chi phối bởi điều kiện kinh tế xã hội.
Trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau, đạo đức luôn có sự biến đổi, nó thể hiện
rõ tính giai cấp, tính lịch sử.
Với tư cách là một bộ phận của tri thức triết học, những tư tưởng đạo
đức đã xuất hiện hơn 26 thế kỷ trước đây ở cả Phương Đông và Phương Tây,
đặc biệt trong triết học Trung Quốc, Ấn Độ, Hy lạp cổ đại [76, tr.7].
Ở Phương Đông, các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc cổ
đại xuất hiện trong các quan niệm về “đạo” và “đức” của họ. Theo họ, “Đạo”
có nghĩa là con đường, đường đi. Hay còn có nghĩa là đường sống của con
người trong xã hội. “Đức” lần đầu xuất hiện trong Kinh văn đời nhà Chu,
dùng để nói đến nhân đức, đức tính và nhìn chung là biểu hiện của “đạo”, là


14
đạo nghĩa, là nguyên tắc luân lý. Như vậy “đạo đức” của người Trung Quốc
cổ đại chính là những yêu cầu, những nguyên tắc do cuộc sống đặt ra mà mỗi
người phải tuân theo, nó đưa ra những nguyên tắc, những chuẩn mực khuyên
răn con người làm điều thiện.
Ở Phương Tây, khái niệm đạo đức bắt nguồn từ tiếng La tinh là “mos”
(moris) - lề thói (moralis nghĩa là có liên quan với lề thói, đạo nghĩa), đồng
thời còn có thuật ngữ “luân lý” đồng nghĩa với đạo đức có nguồn gốc từ tiếng
Hy Lạp là “ethicos” - lề thói, tập tục. Vậy đạo đức ở đây tức là lề thói và tập
tục biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa người với người trong sự giao tiếp
với nhau hàng ngày.
Vấn đề đạo đức từ lâu đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà tư tưởng ở
phương Tây. Cho đến ngày nay, người ta vẫn coi Xôcrát (469- 399 TCN) là

ông tổ của đạo đức học. Còn Arixtốt (384- 322) đã viết bộ sách đạo đức học
với 10 cuốn, trong đó, ông đặc biệt quan tâm đến phẩm chất con người. Nội
dung của phẩm hạnh chính là chỗ biết định hướng đúng, biết làm việc thiện.
Đạo đức được chủ nghĩa duy tâm coi là nguyên tắc chuẩn mực do thần
thánh tạo ra để răn dạy con người. Theo họ, đạo đức như là những năng lực
“tiên thiên” của lý trí con người. Vì thế, họ cho rằng sự điều chỉnh hành vi,
cách ứng xử đạo đức của con người trong đời sống xã hội là do sự sắp đặt, an
bài của thượng đế, cái thiện, cái ác là hiện thân của đấng tối cao và là quyền
uy của Chúa trời.
C.Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng một học thuyết đạo đức có tính
khoa học và cách mạng. Học thuyết đã gắn các quan hệ đạo đức với các
phương thức sản xuất và cho rằng “đạo đức” là sản phẩm của những điều kiện
sinh hoạt vật chất của xã hội, nó được nẩy sinh do nhu cầu của đời sống xã
hội, “Xét cho đến cùng mọi học thuyết đạo đức đã có từ trước đến nay đều là
sản phẩm của tình hình kinh tế xã hội lúc bấy giờ” [49, tr.20].


15
Theo V.I.Lênin: "Đạo đức đó là những gì góp phần phá huỷ xã hội
cũ của bọn bóc lột và góp phần đoàn kết tất cả những người lao động
chung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới của những người
cộng sản"[43, tr.396].
Tất cả những luận giải trên đều nhận thấy, đạo đức như những triết lý
nhân sinh và hành động của con người để làm người ở đời, nó là sản phẩm
của quan hệ vật chất của xã hội và nó luôn luôn biến đổi theo đời sống vật
chất Ph. Ăngghen: “Con người dù tự giác hay không tự giác, rút cuộc đều rút
ra những quan niệm đạo đức của mình từ những quan hệ thực tiễn đang làm
cơ sở cho vị trí giai cấp của mình, tức là những quan hệ kinh tế trong đó
người ta sản xuất và trao đổi ” [49].
Như vậy, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, nó phản ánh và chịu

sự quy định của tồn tại xã hội. Các chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức mà con
người đặt ra nhằm điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội chính là
phản ánh những điều kiện tồn tại xã hội, đó là phương thức sản xuất, điều
kiện địa lý và dân cư nơi con người sinh sống.
Tóm lại, Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những
nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách
ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng
được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư
luận xã hội[76, tr.6].
Từ định nghĩa trên, có thể hiểu đạo đức ở những khía cạnh sau:
Một là, đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, nó phản ảnh
tồn tại xã hội, phản ánh hiện thực đời sống xã hội. Đạo đức cũng như các quan
điểm triết học, chính trị, nghệ thuật, tôn giáo đều mang tính chất của kiến trúc
thượng tầng. Chế độ kinh tế, xã hội là nguồn gốc của các quan điểm đạo đức con
người. Khi tồn tại xã hội thay đổi thì đạo đức cũng thay đổi theo, tồn tại xã hội


16
khác nhau thì có những kiểu đạo đức xã hội khác nhau như: đạo đức cộng sản
nguyên thuỷ, đạo đức chiếm hữu nô lệ, đạo đức phong kiến, đạo đức tư bản chủ
nghĩa và đạo đức cộng sản chủ nghĩa.
Hai là, đạo đức còn chịu sự tác động của các yếu tố khác cũng thuộc kiến
trúc thượng tầng như chính trị, pháp luật, giáo dục... Sự phát triển và biến đổi
của các lĩnh vực này đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự biến đổi, phát
triển của đạo đức trong lịch sử, nhưng xét đến cùng thì triết học, nghệ thuật,
khoa học đều bị quy định bởi những điều kiện kinh tế - xã hội.
Ba là, đạo đức là một trong những phương thức điều chỉnh hành vi của
con người, hướng con người vươn tới cái chân, cái thiện, cái mỹ. Với tư cách
là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức bao gồm những nguyên tắc, chuẩn
mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi

ích, hạnh phúc của mình và sự tiến bộ xã hội trong mối quan hệ giữa người
với người, giữa con người với tự nhiên. Loài người đã tạo ra nhiều phương
thức điều chỉnh hành vi: pháp luật, chính trị, tôn giáo, đạo đức, nghệ thuật.v.v.
Trong đó, đạo đức là phương thức điều chỉnh hành vi đặc biệt.Bởi vì, đạo đức
điều chỉnh hành vi con người trên cơ sở tự nguyện do chính chủ thể tiến hành.
Sự điều chỉnh này thông qua các con đường bên ngoài: các chuẩn mực đạo
đức, nghĩa vụ đạo đức, dư luận xã hội, và các con đường bên trong: sự hối
thúc của lương tâm và danh dự. Trên cơ sở nhận thức được các chuẩn mực,
quy tắc, nghĩa vụ đạo đức, từ hoạt động thực tiễn và qua giáo dục bản thân
chủ thể đạo đức sẽ tự nguyện thực hiện, tự điều chỉnh các hành vi đạo đức cho
phù hợp với yêu cầu xã hội. Từ đó sẽ giúp họ nhận thức và hành động theo cái
chân, cái thiện, cái mỹ.
Bốn là, đạo đức là nhu cầu, cội nguồn của hạnh phúc, nó sẽ góp phần
nhân đạo hoá con người và xã hội loài người. Quá trình hoạt động sống của
con người là quá trình đấu tranh không ngừng để cải tạo tự nhiên, cải tạo xã


17
hội, chống lại những lực lượng cản trở sự phát triển xã hội. Đó cũng là quá
trình để thoả mãn nhu cầu của bản thân con người, đem lại cho con người
niềm vui, những cảm giác sung sướng. Nhưng không phải mọi sự thoả mãn
đều là hạnh phúc theo đúng nghĩa của nó, mà chỉ có sự thoả mãn những nhu
cầu đạo đức, những nhu cầu chính đáng thì mới tạo nên hạnh phúc chân chính
cho con người. Khi thoả mãn những nhu cầu đạo đức sẽ làm cho con người
thanh thản lương tâm, tự hào về cuộc sống và những giá trị cao đẹp của nó.
Từ đó họ sẽ biết sống thân ái, vì nhau, biết thương yêu chia sẻ lẫn nhau, giúp
đỡ nhau, hướng tới cuộc sống tốt đẹp của nhau. Cũng từ đây, ý thức nghĩa vụ,
lương tâm trách nhiệm của con người được nâng cao, họ sẽ tích cực cống hiến
nhiều hơn để đem lại hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội. Một xã hội
chỉ thật sự có hạnh phúc khi mà ở đó con người biết sống thiện với nhau và

biết hành động vì nhau. Như vậy, lý tưởng tối cao của đạo đức là hạnh phúc,
muốn có hạnh phúc thì con người cần phải biết đấu tranh chống lại cái ác, cái
phi đạo đức, cái lạc hậu, bảo thủ và phải không ngừng học tập, lao động, sáng
tạo nhằm xây dựng xã hội tốt đẹp, văn minh cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Đây chính là nguồn gốc hạnh phúc chân chính của con người.
Năm là, đạo đức góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã
hội. Đạo đức được nảy sinh từ các hoạt động kinh tế nhưng nó có sự tác động
trở lại kinh tế và có vai trò tích cực trong đời sống xã hội. Lịch sử đã chứng
minh sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội không thể thiếu vai trò của đạo
đức. Khi xã hội loài người có giai cấp, có áp bức, bất công thì việc đấu tranh
cho cái thiện, đẩy lùi cái ác trở thành ước mơ, khát vọng, động lực kích thích,
cổ vũ nhân loại vươn lên. V.I.Lênin nói rằng: “Đạo đức giúp xã hội loài
người tiến lên cao hơn, thoát khỏi ách bóc lột lao động”[42, tr.371]. Đạo đức
tác động đến các lĩnh vực hoạt động kinh tế nhiều hay ít phụ thuộc vào những
yếu tố: bản thân ý thức đạo đức tiến bộ hay lạc hậu; ý thức đạo đức thâm nhập


18
vào quần chúng nhiều hay ít; khả năng giai cấp cầm quyền hiện thực hoá tư
tưởng và ý thức đạo đức của mình đối với xã hội, đất nước đến đâu. Nếu đạo
đức tiến bộ thì nó sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Bởi vì đạo đức là nền tảng
cho việc hoàn thiện và phát triển nhân cách cá nhân, đạo đức tiến bộ là điều
kiện để con người thoát khỏi những cái thấp hèn, hướng tới cái chân, thiện,
mỹ. Khi những giá trị đạo đức tốt đẹp được hình thành, tính tích cực của
người lao động được phát huy sẽ tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển.
Đồng thời họ tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh vì con người, chống lại
thái độ vô nhân đạo, chống lại đói nghèo, lạc hậu, góp phần tạo ra những điều
kiện nhất định để con người thực hiện nhu cầu của mình. Chính hoạt động lao
động sáng tạo và đấu tranh của con người sẽ mang lại những giá trị đạo đức
ngày càng tiến bộ, làm cho quan hệ giữa người với người trở nên thân thiện

hơn, xã hội sẽ phát triển hài hoà, lành mạnh cả về vật chất lẫn tinh thần. Đây
chính là điều kiện thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
Đạo đức đã, đang và sẽ có một vai trò vô cùng to lớn đối với sự nghiệp
cách mạng nước ta hiện nay. Đồng thời, đạo đức là động lực tinh thần của
người cách mạng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Muốn
hoàn thành nhiệm vụ được giao phó đòi hỏi người cách mạng phải có đạo đức
và phải không ngừng rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng. Hồ Chí Minh
nhấn mạnh: “Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới
hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” [57, tr.283]. Khi có đạo đức
cách mạng thì sẽ chiến thắng được những thói hư, tật xấu, những tiêu cực và
chủ nghĩa cá nhân trong mỗi con người.
Trước sự tác động mạnh mẽ của toàn cầu hoá và hội nhập thế giới cùng
với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta, đạo đức đang trở thành mối quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Đạo
đức có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế thị trường ở nước ta


19
hiện nay. Nó sẽ góp phần xác định, củng cố định hướng xã hội chủ nghĩa cho
nền kinh tế và điều tiết các quan hệ lợi ích trong nền kinh tế đó. Đồng thời sẽ
hình thành nên những con người làm kinh tế biết tuân thủ pháp luật và các
chuẩn mực đạo đức. Trong nền kinh tế thị trường, các tiêu chuẩn đạo đức và
các quan niệm về giá trị đạo đức là những yếu tố cấu thành và là tiền đề nhân
văn trong các hoạt động của chủ thể kinh tế. Với các chủ thể thị trường khác
nhau thì sẽ có quan niệm đạo đức khác nhau dẫn đến phương thức cạnh tranh
khác nhau. Vì vậy khoảng cách giữa cái tốt với cái xấu, giữa cái thiện với cái
ác là hết sức mong manh. Nếu người nào thiếu bản lĩnh, thiếu kiến thức văn
hoá và lương tâm nghề nghiệp thì khó mà giữ được khoảng cách đó. Cho nên
kinh tế thị trường đòi hỏi con người phải năng động, sáng tạo, có lòng trung
thành, tận tâm với công việc, biết tôn trọng kỷ cương, tuân thủ pháp luật.

Nhiệm vụ của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát
huy tiềm lực, tiềm năng của con người, của đất nước và tăng cường ý thức trách
nhiệm, tính chủ động sáng tạo của người lao động. Từ đó góp phần hoàn thiện
nền văn hoá mới, con người mới xã hội chủ nghĩa. Điều này sẽ là động lực để
xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và thực hiện mục tiêu vì sự tự do, dân
chủ, bình đẳng của con người, vì sự tiến bộ xã hội. Do đó, nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa được củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa,
củng cố, xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch vững mạnh khi những giá trị đạo
đức mới được phát triển mạnh. Đồng thời, nó còn góp phần điều tiết các quan hệ
riêng - chung, cá nhân - tập thể - xã hội, kết hợp hài hoà lợi ích giữa các thành
viên, tầng lớp, giai cấp trong xã hội, làm giảm sự phân hoá giàu nghèo và những
tiêu cực khác phát sinh từ nền kinh tế trường.
Có thể khẳng định rằng: giữa đạo đức và nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại với nhau.
Trong đó đạo đức mới trở thành một động lực để thúc đẩy nền kinh tế thị


×