Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

THỰC PHẨM BIẾN ĐỔI GEN, SỰ KIỆN CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN GA21

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1020.94 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM.

TIỂU LUẬN MÔN HỌC: THỰC PHẨM BIẾN ĐỔI GEN.
SỰ KIỆN CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN GA21

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Tiến Thành.
Nhóm sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Liên – 20132244
Nguyễn Thị Hồng - 20131685
Lại Ngọc Dung – 20130574
Nguyễn Thị Thảo – 20131229
Nguyễn Thu Hà – 20131169
Nguyễn Thị Hưng - 20131955

HÀ NỘI, THÁNG 12 - 2016


PHẦN MỞ ĐẦU.
Cây trồng biến đổi gen là một thành tựu lớn của công nghệ sinh học hứa hẹn mang lại nhiều lợi
ích to lớn cho ngành nông nghiệp tuy nhiên tính an toàn của cây trồng biến đổi gen và thực
phẩm biến đổi gen đang là vấn đề được cả thế giới quan tâm. Việt Nam cũng là một trong những
nước rất chú trọng đến vấn đề quản lý an toàn sinh học và an toàn thực phẩm đối với cây trồng
và thực phẩm biến đổi gen, ở nước ta vấn đề nay đã được đưa vào các luật nhằm đảm bảo tính an
toàn cho con người, động thực vật, hệ sinh thái và đa dạng sinh học nói chung. Ở nước ta đã có
một số cây trồng được cấp phép cho trồng và sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi trong
đó sự kiện về cây ngô GA21 là một trong những sự kiện tiêu biểu.
Do đó, nhóm em xin phép chọn đề tài về “Sự kiện cây trồng biến đổi cây ngô GA21” để tìm hiểu
trong tiểu luận này. Nhóm em có sáu thành viên và phân công nội dung tìm hiểu cho từng thành
viên như sau:
STT
1


2
3
4
5

Họ và tên
Nguyễn Thị Liên
Nguyễn Thị Hồng
Lại Ngọc Dung
Nguyễn Thị Thảo
Nguyễn Thu Hà

MSSV
20132244
20131685
20130574
20131229
20131169

6

Nguyễn Thị Hưng

20131955

Nội dung tìm hiểu.
Tổng quan về sự kiện
Thông tin chung về phương pháp chuyển gen
Vector chuyển gen
Đánh giá hiệu quả chuyển gen

Đánh giá nguy cơ của cây trồng biến đổi gen
với môi trường và đa dạng sinh học
Đánh giá an toàn thực phẩm và thức ăn chăn
nuôi
Quản lý rủi ro và phòng ngừa.

Trong quá trình tìm hiểu để hoàn thành bài tiểu luận này, chúng em đã nhận được rất nhiều sự
giảng dạy, chỉ bảo của thầy Nguyễn Tiến Thành, chúng em xin chân thành cảm ơn!


PHẦN NỘI DUNG
Tổng quan
Tên sự kiện: Sự kiện chuyển gen GA21
Cây trồng BĐG: Ngô
Sự kiện chuyển gen: GA21, có gen biến đổi 5-enol pyruvylshikimate-3-phosphate synthase

I.
-

(mepsps) là từ enzyme EPSPS từ ngô được biến đổi, enzyme này là enzyme phổ biến có trong
thực vật và vi sinh vật nhưng không xuất hiện ở động vật. enzyme m PSPS là enzyme được biến
-

đổi với các đặc tính nhận biết là giống với enzyme gốc trong ngô tới 99,3%
Tính trạng đưa vào: kháng thuốc trừ cỏ với đặc tính biểu hiện: Ngô GA21 mang đặc tính có
lợi là chống chịu được thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất glyphosate, với tính năng sử dụng linh hoạt
khi chúng ta có thể phun thuốc trừ cỏ glyphosate trùm lên cây ngô GA21 trong khoảng 16 đến
40 ngày sau gieo hoặc trước khi khép tán (tùy vào mùa vụ và giống ngô). Sau khi phun cỏ sẽ

-


chết còn cây ngô mang sự kiện GA21 vẫn sống và sinh trưởng bình thường.
Đơn vị khảo nghiệm: Công ty TNHH Syngenta Việt Nam Trung tâm khảo kiểm nghiệm
giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Nam Bộ và Viện Bảo vệ Thực vật Khả năng kháng
thuốc trừ cỏ Glyphosate của ngô NK66GA21trong khảo nghiệm diện rộng tại: Hưng Yên, Sơn

-

La, BRVT và Đăk Lăk
Những tính trạng và đặc điểm mới của ngô biến đổi gen so với ngô thông thường
Giống Ngô biến đổi gen GA21 có 1 tính trạng khác biệt so với ngô truyền thống khả năng kháng
thuốc trừ cỏ: Glyphosate, có khả năng phòng trừ cỏ dại trên ngô.

-

Đặc điểm giống nền sử dụng khảo nghiệm ở Việt Nam Giống nền NK66 :



Ngô hay còn gọi là bắp có tên khoa học là Zea mays L., thuộc chi Maydeae, họ hoà thảo
(Poaceae hay gramineae), bộ hoà thảo (Poales hay Graminales), lớp một lá mầm
(Monocotylens), ngành hạt kín (Angiospermatophyta), phân giới thực vật bậc cao
(Cosmobionia).

-



Được tạo từ tổ hợp lai giữa 2 dòng ngô có nguồn gốc nhiệt đới NP5024/NP5063




Dạng hình cây gọn sinh trưởng phát triển rất khoẻ, bộ lá xanh lâu tàn, cứng cây và ít đổ ngã



Không chống chịu được thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất glyphosate
Giống đã được thương mại hóa vào năm 2006, với một số đặc điểm nông sinh học và chế độ

canh tác:
 Giống thích nghi rộng, có thể trồng trến tất cả các
 vùng sinh tái và mùa vụ khác nhau.
 Cho năng suất cao, ổn định.


 Thời gian sinh trưởng: 95-100 ngày.

 Nồng độ m EPSPS trên mẫu đo còn tươi trên cây nhận được từ ngô GA21

-

Thông tin phương pháp chuyển gen
Muốn tạo một sinh vật biến đổi gen (genetically modified organism-GMO) cần phải có phương

-

pháp thích hợp để đưa DNA ngoại lai (foreign DNA) vào trong tế bào của chúng.
Ở vi khuẩn, tế bào được xử lý bằng dung dịch muối calcium chloride. +Ở tế bào nấm men, sự

-


tiếp nhận DNA tăng lên khi tế bào tiếp xúc với lithium chloride hoặc lithium acetate.
Tuy nhiên, đối với phần lớn sinh vật bậc cao cần phải có các phương pháp khác tinh vi hơn.
Chuyển gen ở thực vật đã phát triển cùng với sự phát triển của các kỹ thuật nuôi cấy mô và tế

II.

bào thực vật. Nó đã trở thành phương tiện quan trọng để nghiên cứu cơ bản trong sinh học thực
vật. Ngoài việc mở ra triển vọng chuyển các gen có ý nghĩa kinh tế vào cây trồng, các kỹ thuật
này còn cho phép nghiên cứu cấu trúc và điều khiển hoạt động của gen.
 Mô tả quá trình tạo ra sinh vật biến đổi gen gồm mô tả sơ bộ phương pháp chuyển gen
- Ngô biến đổi gen mang sự kiện GA21 được tạo ra từ dòng bố mẹ ban đầu bằng phương pháp
bắn gen sử dụng plasmid pDPG434 mang gen 5’- enolpyruvylshikimate -3 Phosphate Synthase
-

cải biến (mepsps) là vật liệu ban đầu.
Plasmid pDPG434 được sử dụng để tạo ra dòng ngô GA21 qua biến nạp bằng súng bắn gen có

-

nguồn gốc từ vectơ pSK, được sử dụng rộng rãi trong sinh học phân tử.
Phân đoạn giới hạn NotI này còn chứa đoạn peptide vận chuyển tối ưu mang chức năng hướng
protein mEPSPS chuyển tới lục lạp.


Phân đoạn gen chuyển vào môi trường mô tế bào cây ngô không chứa ADN lẫn tạp bao gồm

-

gen chỉ thị kháng kháng sinh và đoạn khởi động sao mã ColE1cũng như gen bla hoặc trình tự

gen lacZ.
1. Thông tin gen chuyển

1.1. Đánh giá chung
-

Trình tự chuỗi axit amin của protein mEPSPS giống đến 99,3% so với protein EPSPS là
enzyme quan trọng trong con đường axit shikimic và enzyme này được tìm thấy trong tự

-

nhiên ở tất cả thực vật, nấm, vi khuẩn.
So sánh trình tự chuỗi axit amin của protein mEPSPS với trình tự của các protein độc tố
trong ngân hàng dữ liệu thông tin cho thấy mEPSPS không tương đồng với bất kỳ độc tố đã

-

biết nào.
Ngoài ra, các nghiên cứu còn chỉ ra rằng protein mEPSPS dễ dàng bị thủy phân trong môi
trường giống như ruột của người và mất hoạt tính ở nhiệt độ cao. Đánh giá nguồn tác nhân
gây dị ứng không thấy có nguy cơ do trình tự protein không tương đồng với bất kỳ tác nhân
dị ứng nào đã biết. Cùng với sự có mặt với nồng độ thấp của protein này trên ngô, mức phơi
nhiễm của người và động vật đối với chúng là thấp.
1.2 Cấu trúc

-

EPSP synthase là một enzyme monomeric có khối lượng phân tử khoảng 46.000. Nó bao
gồm hai lĩnh vực mà sự tham gia của các sợi protein. Sợi này đóng vai trò như một bản lề, và
có thể mang hai lĩnh protein gần nhau hơn. Khi một chất nền liên kết với các enzyme, phối tử

liên kết gây ra hai phần của các enzyme để kiểm soát xung quanh các chất nền trong các

-

trang web hoạt động.
EPSP synthase đã được chia thành hai nhóm theo độ nhạy glyphosate.


+ Lớp tôi men, chứa trong nhà máy và trong một số vi khuẩn, ức chế ở nồng độ glyphosate
micromolar thấp.
+ Trong khi lớp II enzyme được tìm thấy ở các vi khuẩn khác, có khả năng chống sự ức chế của
glyphosate.
1.3 Đường Shikimate
-

EPSP

synthase

tham

gia

vào

quá

trình

tổng


hợp

của thơm axit

amin phenylalanine , tyrosine và tryptophan qua các con đường shikimate trong vi khuẩn, nấm và
thực vật. EPSP synthase chỉ là sản phẩm của thực vật và vi sinh vật; các gen mã hóa cho nó không
có trong hệ gen động vật có vú
1.4.Phản ứng
-EPSP synthase xúc tác các phản ứng mà chuyển shikimate-3-phosphate cộng phosphoenolpyruvate
đến 5 enolpyruvylshikimate-3-phosphate (EPSP).

5-enolpyruvylshikimate-3-phosphate (EPSP) synthase là một enzyme được sản xuất bởi các nhà
máy và các vi sinh vật
Đó là mục tiêu sinh học của thuốc diệt cỏ glyphosate , và một phiên bản kháng glyphosate của gen
này đã được sử dụng trong cây ngô biến đổi gen-GA21.
Vị trí epsps


->The Roundup Ready gene uses the 35S promoter to give expression in all cells. It also has
the EPSPS (Roundup resistance) coding region with the addition of the CTP coding segment
to direct the EPSPS protein to the chloroplasts
2.Các bước tiến hành trong kỹ thuật chuyển gen.
2.1 Một số nguyên tắc cơ bản của việc chuyển gen
- Khi đặt ra mục đích và thực hiện thí nghiệm chuyển gen cần chú ý một số vấn đề sinh học ảnh

hưởng đến quá trình chuyển gen như sau:
• Không phải toàn bộ tế bào đều thể hiện tính toàn năng (totipotency).
• Các cây khác nhau có phản ứng không giống nhau với sự xâm nhập của một gen ngoại
lai.

• Cây biến nạp chỉ có thể tái sinh từ các tế bào có khả năng tái sinh và khả năng thu nhận
gen biến nạp vào genome.
- Mô thực vật là hỗn hợp các quần thể tế bào có khả năng khác nhau. Cần xem xét một số vấn
đề như: chỉ có một số ít tế bào có khả năng biến nạp và tái sinh cây. Ở các tế bào khác có hai
trường hợp có thể xảy ra: một số tế bào nếu được tạo điều kiện phù hợp thì trở nên có khả
năng, một số khác hoàn toàn không có khả năng biến nạp và tái sinh cây.
- Thành phần của các quần thể tế bào được xác định bởi loài, kiểu gen, từng cơ quan, từng giai
đoạn phát triển của mô và cơ quan.
- Thành tế bào ngăn cản sự xâm nhập của DNA ngoại lai. Vì thế, cho đến nay chỉ có thể chuyển
gen vào tế bào có thành cellulose thông qua Agrobacterium, virus và bắn gen hoặc phải phá
bỏ thành tế bào để chuyển gen bằng phương pháp xung điện, siêu âm và vi tiêm.
- Khả năng xâm nhập ổn định của gen vào genome không tỷ lệ với sự biểu hiện tạm thời của
gen.
- Các DNA (trừ virus) khi xâm nhập vào genome của tế bào vật chủ chưa đảm bảo là đã liên kết
-

ổn định với genome.
Các DNA (trừ virus) không chuyển từ tế bào này sang tế bào kia, nó chỉ ở nơi mà nó được

đưa vào.
- Trong khi đó, DNA của virus khi xâm nhập vào genom cây chủ lại không liên kết với genome
mà chuyển từ tế bào này sang tế bào khác ngoại trừ mô phân sinh (meristem).
2.2 Quá trình chuyển gen được thực hiện qua các bước sau :
- Xác định gen liên quan đến tính trạng cần quan tâm.
- Phân lập gen (PCR hoặc sàng lọc từ thư viện DNA hoặc từ thư viện genomic DNA).
- Gắn gen vào vector biểu hiện (expression vector) để biến nạp.
- Biến nạp vào E. coli.
- Tách chiết DNA plasmid.



- Biến nạp vào mô hoặc tế bào thực vật bằng một trong các phương pháp khác nhau đã kể trên.
- Chọn lọc các thể biến nạp trên môi trường chọn lọc.
- Tái sinh cây biến nạp.
- Phân tích để xác nhận cá thể chuyển gen (PCR hoặc Southern blot) và đánh giá mức độ biểu hiện
của chúng (Northern blot, Western blot, ELISA hoặc các thử nghiệm in vivo khác...).
-> Tóm lại, các bước chính tạo GMO:
Lựa chọn gen và sinh vật cho gen-> Tách gen từ sinh vật cho gen-> Thiết kế cấu trúc biểu hiện gen> Đưa gen lên các phương tiện vận chuyển->Chuyển gen vào tế bào đích->Sàng lọc tế bào đạt yêu
cầu
2.2.2. Phân lập gen
2.2.2.1.Tách gen từ sinh vật cho
-

Thu gen nguyên vẹn, không lẫn tạp chất, hiệu suất thu hồi cao
 Phương pháp:

+Phá màng TB, màng nhân( enzym, cơ học)
+Tách ADN khỏi các thành phần khác( trích ly, cột silica)
+Thu nhận ADN (kết tủa ly tâm, rửa giải trên màng silica)
2.2.2.2 Phương pháp nhân gen PCR
+PCR- Polymerasa Chain Reaction cho phép khuyeesch đại một số lượng rất lớn bản sao của
gen trong một thời gian ngắn
+Nguyên tắc: dựa trên sự biến tính, hồi tính của ADN và nguyên lí tổng hợp ADN
+Cơ sở: trình tự ADN khuôn, mồi xuôi (PrimerF) và mồi ngược (PrimerR), enzym ADN
polymerase, các Nu tự do
*Primers and Probes


Chuỗi phản ứng liên tục

->Phương pháp chạy PCR gồm 3 giai đoạn:

- Biến tính ở 94-96oC
- Bắt cặp ở 55-65OC
- Kéo dài tại 72oC

-

*Các yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng PCR
ADN khuôn: tinh sạch, kích thước<3kb
Nu tự do: tỉ lệ G-C, nồng độ mõi loại
Mồi: không quá ngắn, trình tự mồi có tính đặc hiệu cao, nồng độ,
Nhiệt độ tiếp hợp mồi được tính toán theo công thức:
Nhiệt độ tiếp hợp mồi = [(A + T ) x 2] + [(G + C) x 4]
Enzym ADN Polymerase: đặc hiệu tùy loại, hàm lượng thích hợp


- Dung dịch đệm: đảm bảo cho hoạt động enzym( các muối..ảnh hưởng khả năng bắt cặp, gắn

mồi)
2.3 Vector chuyển gen.
- Gen sau khi được nhân lên với số lượng lớn bằng phương pháp PCR sẽ biến nạp vào vecto để
-

-

lưu trữ gen.
Vecto được sử dụng là pDPG434 với cấu tạo gồm 2 thành phần chính:
• Phần T-DNA chứa gen đã biến đổi và những vùng lân cận cần thiết.
• Phần backbone có nguồn gốc từ vecto PUC19 của E.coli ER2272

Phần backbone:

• Gen LacZ:
 Mã hóa enzyme β-galactosidase của vi khuẩn E.coli.
 Khi có mặt chất cảm ứng IPTG (chất đồng đẳng của đường lactose) và X-gal,
enzyme thủy phân X-gal có màu xanh, nếu cài đọan DNA vào giữa gen LacZ sẽ làm
mất hoạt tính và các khuẩn lạc phát triển màu trắng.
• Gen Bla:
 Mã hóa gen β-lactamase kháng ampicillin và các penicilen khác.
 Khi môi trường được bổ sung các chất kháng sinh, các tế bào chứa vecto tái tổ hợp
có chứa gen kháng kháng sinh nên vẫn phát triển được, những tế bào không chứa
vecto tái tổ hợp không phát triển được.


-

-

-

-

-

→ Kết hợp 2 gen để làm chỉ thị nhận biết những tế bào chứa vecto tái tổ hợp cho hiệu quả cao.
ColE1 ori:
• Khởi đầu sao mã DNA từ plasmid PUC19 của vi khuẩn E.coli, cho phép plasmid tự nhân
lên trong tế bào.
• PUC19 của E.coli thường được sử dụng làm vecto để biến nạp do có số lượng bản sao
cao.
Phần T-DNA:
• Promoter:

 Là đầu 5’ của gen actin trong lúa .
 Intron là những đoạn trong gen nhưng không tham gia vào quá trình mã hóa protein.
 Promoter có vai trò khởi đầu phiên mã.
• Transit peptide:
 Định hướng gen mEPSPS chuyển tới lục lạp, vì thế gen này được tìm thấy nhiều
trong lá.
Gen mEPSPS:
• Đây là đoạn gen đã gây đột biến để tạo ra khả năng chống chịu chế phẩm thuốc trừ cỏ
glyphosate.
• Đoạn gen này có 2 vị trí thay đổi riêng biệt so với protein EPSPS của ngô dạng dại tại vị
trí axit amin 102 (threonine thành isoleucine) và 106 (proline thành serine)
Đoạn Nos 3’:
• Đoạn gen này chính là terminater có nhiệm vụ kết thúc phiên mã.
• Có nguồn gốc từ Agrobacterium tumefacines.
Sử dụng phương pháp bắn gen
• Sau khi tạo vecto tái tổ hợp sẽ được đưa vào tế bào vi khuẩn E.coli để giữ gen. Khi sử
dụng, chúng ta sẽ loại bỏ gen LacZ và Bla và sử dụng súng bắn gen để đưa gen vào tế bào
của cây ngô.
• Súng bắn gen bao gồm 2 buồng thép không gỉ nối với 2 bơm chân không.
• DNA được gắn vào các hạt vàng có kích thước rất nhỏ và đặt trên 1 cái đĩa ở mặt trong
của súng. Khi bắn, đĩa sẽ lao về phía trước với tốc độ của viên đạn và bị 1 tấm chắn giữ
lại còn các hạt vàng được phóng về phía tế bào đích, xuyên qua vách tế bào và phóng
thích các phân tử DNA.
• Sau khi bắn gen, gen sẽ được gắn vào các NST trong nhân.

Phân tích trình tự đoạn DNA trong ngô GA21 cho thấy đoạn gen mEPSPS dạng đầy đủ
và các vùng xung quanh hợp nhất vào hệ gen ngô GA21 có 6 vùng liên tục có nguồn gốc
từ đoạn cắt NotI của plasmid pDPG343. Tức là đoạn gen biến nạp có 6 bản sao.

III.


Đánh giá hiệu quả chuyển gen

3.1 Khả năng di truyền
a. Thí nghiệm chứng minh
- Tiến hành đo nồng độ protein mEPSPS trên lá cây ngô biến đổi gen GA21 qua ba thế hệ lai hồi
giao.
b. Kết quả


Bảng 1: Nồng độ mEPSPS trong lá ngô GA21 từ ba thế hệ lai hồi giao
Thế hệ lai

Phạm vi trung bình mEPSPS (

Phạm vi trung bình mEPSPS (

hồi giao

μg/g gam chất tươi )

μg/g gam chất khô )

BC1

12,61

82,25

BC2


13,6

95,71

quả

BC3

13,1

83,93

khảo

(Theo
“Báo
cáo kết

nghiệm
đánh giá rủi ro ngô GA21 đối với môi trường và đa dạng sinh học” của Công ty Syngenta Việt
Nam)
c. Kết luận
-

Nồng độ mEPSPS tương tự nhau qua ba thế hệ phân tích chứng minh sự biểu hiện ổn định của
protein mEPSPS qua nhiều thế hệ.

3.2 Biểu hiện protein biến đổi (mEPSPS) trong cây ngô GA21
a. Cách xác định

-

Dựa vào phương pháp ELISA xác định nồng độ pretein biến đổi trên mô cây và trên toàn bộ cây
ngô ở 4 giai đoạn sinh trưởng (ra lá, nở hoa, hạt chín, cây già).

b. Kết quả
Bảng 2: Nồng độ mEPSPS trên mẫu đo ngô còn tươi GA21(μg/g)
Bộ phận



Giai đoạn phát triển
Ra lá

Ra hoa

Hạt chín

Cây già

11,98

14,94

< 0,46

< 0,24


Rễ


6,71

6,72

3,05

2,21

Hạt

-

-

6,61

7,40

Toàn bộ thân

7,2

9,6

5,31

5,17

(Theo “Báo cáo kết quả khảo nghiệm đánh giá rủi ro ngô GA21 đối với môi trường và đa dạng sinh

học” của Công ty Syngenta Việt Nam)
Bảng 3: Nồng độ mEPSPS trên mẫu đo khô trong cây ngô GA21(μg/g)
Bộ phận

Giai đoạn phát triển
Ra lá

Ra hoa

Hạt chín

Cây già



70,41

70,94

< 1,02

< 0,3

Rễ

43,83

43,00

17,19


12,44

Hạt

-

-

9,54

9,50

Toàn bộ thân

67,71

63,23

13,38

11,93

(Theo “Báo cáo kết quả khảo nghiệm đánh giá rủi ro ngô GA21 đối với môi trường và đa dạng sinh
học” của Công ty Syngenta Việt Nam)

c. Kết luận
- Hàm lượng protein mEPSPS biểu hiện trên các bộ phận khác nhau của cây ngô ở các giai

đoạn khác nhau là khác nhau khi phân tích ở cả mẫu tươi và mẫu khô của ngô chuyển gen

-

GA21.
Ở mẫu ngô tươi GA21
+ Nồng độ protein biến đổi trong lá chiếm tỷ lệ cao nhất so với các bộ phận khác của cây như
rễ hay thân cây trong 2 giai đoạn đầu trong quá trình phát triển của cây là giai đoạn ra lá và ra
hoa.
+ Ở giai đoạn hạt chín và cây già, nồng độ protein biến đổi ở lá giảm mạnh, chiếm một tỷ lệ
rất nhỏ trong khi hàm lượng mEPSPS trong hạt lại cao nhất so với các bộ phận khác của cây

-

như rễ hay thân.
Ở mẫu ngô khô GA21


+ Nồng độ protein biến đổi trong lá cũng chiếm tỷ lệ cao nhất so với các bộ phận khác của
cây như rễ hay thân cây trong 2 giai đoạn cây ra lá và ra hoa.
+ Nồng độ protein biến đổi trong hạt lại chiếm tỷ lệ thấp hơn trong giai đoạn hạt chín và cây
già so với rễ và thân cây. Nồng độ protein biến đổi trong lá cũng giảm dần trong hai giai đoạn
này.
3.3 So sánh tính trạng của cây ngô chuyển gen GA21 và cây ngô không chuyển gen cùng
dòng.
a. Khảo nghiệm tiến hành
- Các tính trạng được nghiên cứu
Có tới 20 tính trạng khác nhau được đánh giá
+ Đặc điểm hình thái: Thời gian sinh trưởng, chiều cao, kích thước bắp, hình dạng lá, hình
dạng hạt,...
+ Thành phần dinh dưỡng: hàm lượng protein, chất béo, cacbonhydrat, các axit amin, axit
béo, các chất khoáng,…

+ Khả năng nhạy cảm về bệnh: khảo sát các bệnh thường gặp trên cây ngô như bệnh khô vằn,
bệnh khảm, bệnh gỉ sắt, bệnh đốm lá,…
+ Khả năng kháng thuốc trừ cỏ gốc Glyphosate
+ Năng suất


b. Kết quả khảo nghiệm
- Các tính trạng tương tự
Đặc tính
1.

Đặc

Đặc điểm tính trạng
điểm

hình thái

Tương tự nhau giữa ngô thường và ngô chuyển gen như chiều
cao cây, màu sắc, dạng hạt,…
Năng suất giữa 2 loại ngô là tương tự nhau.

2. Thành phần
dinh dưỡng
3.

Khả

Không có sự khác biệt đáng kể về các thành phần dinh dưỡng
như protein, chất béo, cacbonhydrat, chất khoáng,…


năng

Không có dấu hiệu nào khác nhau về khả năng nhạy với bệnh

nhạy cảm về

hại như bệnh đốm lá do nấm, bệnh gỉ sắt, bệnh khảm, bệnh khô

bệnh

vằn,…

4. Đánh giá an
toàn TP/TACN
5. Đánh giá an
toàn sinh học

Ngô GA21 an toàn để sử dụng làm thực phẩm cho người và
thức ăn chăn nuôi giống như ngô không chuyển gen.
Ngô GA21 hoàn toàn không gây ảnh hưởng bất lợi đến môi
trường tự nhiên và đa dạng sinh học tương tự với ngô thường.


Hình 1: Cây ngô NK 66

Ngô GA21

Hình 2: Cây ngô GA21



Đặc điểm khác biệt
Tính trạng khác biệt duy nhất giữa cây ngô chuyển gen GA21 và cây ngô không chuyển gen

chính là khả năng kháng thuốc trừ cỏ gốc glyphosate.
• Cây ngô thông thường sẽ bị chết hoàn toàn sau khi phun Glyphosate từ 5 đến 10 ngày trong
khi cây ngô chuyển gen GA21 vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường.
• Sự khác nhau về thành phần gen
Ngô thông thường

Ngô chuyển gen GA21


Thành

Chứa gen biểu thị enzyme EPSPS

Chứa gen biểu thị enzyme mEPSPS

phần gen

– enzyme tham gia vào quá trình

với các đặc tính nhận biết là giống

tổng hợp các axit amin thơm.

với enzyme gốc trong ngô tới

Trình


tự

axit amin

Vị trí axit amin 102 là threonine
Vị trí axit amin 106 là proline

99,3%.
Vị trí axit amin 102 là isoleucine
Vị trí axit amin 106 là serine.

3.4 Cơ chế kháng thuốc trừ cỏ Glyphosate của ngô chuyển gen GA21

Threonin→isoleucine
Prolin→Serin

-

EPSP là một enzyme phổ biến trong thực vật, vi sinh vật nhưng không có ở động vật. Enzym
này được tổng hợp trong tế bào và di chuyển vào lục lạp để tham gia vào con đường axit
shikimic xúc tác tổng hợp các axit amin thơm giúp thực vật sinh trưởng và phát triển bình
thường.


Khi phun thuốc trừ cỏ glyphosate, các glyphosate có cấu trúc tương tự với cơ chất đặc hiệu
của enzyme EPSPS nên nó sẽ kết hợp với enzyme này làm nó mất khả năng tổng hợp các
-

axit amin thơm cho cây.

Đối với enzyme EPSPS biến đổi được đưa vào cây ngô chuyển gen GA21, trình tự các axit
amin đã có sự thay đổi tại vị trí axit amin 102 (Threonin → isoleucine) và vị trí axit amin 106
(Prolin → Serin). Chính sự thay đổi trình tự axit amin này đã làm thay đổi cấu trúc không
gian của EPSPS không còn tương ứng với glyphosate nữa.
Vì vậy, glyphosate không thể kết hợp với mEPSPS để làm vô hoạt enzyme này. Enzym này
vẫn tham gia vào quá trình tổng hợp các axit amin giúp cây sinh trưởng và phát triển bình
thường.

Hình vẽ: Hiệu quả kháng thuốc trừ cỏ của cây ngô chuyển gen
IV. Thông tin về đánh giá nguy cơ ảnh hưởng của cây trồng biến đổi gen đối với môi trường và
đa dạng sinh học.
1. Nguyên lí chung đánh giá rủi ro đối với cây trồng chuyển gen:

-

Công thức đánh giá rủi ro: Để xác định rủi ro có thể xảy ra đối với một sinh vật tới môi
trường, con người và động vật thì chúng ta dựa trên các nguyên tắc sau:
Nguy cơ (Hazard) x Điều kiện phơi nhiễm (Exposure) = Rủi ro (Risk).

-

Nguy cơ và điều kiện phơi nhiễm là hai điều kiện cần và đủ để rủi ro có thể xảy ra. Nếu có
nguy cơ nhưng không có điều kiện phơi nhiễm để nguy cơ bùng phát hoặc ngược lại nếu có


điều kiện để nguy cơ bùng phát nhưng lại không có nguy cơ được xác định thì sẽ không có rủi
ro.
-

Việc đánh giá rủi ro của cây trồng chuyển gen phải đảm bảo tính khoa học, minh bạch và được

tiến hành theo các phương pháp, kỹ thuật trong nước và quốc tế được cơ quan có thẩm quyền
công nhận.

-

Việc đánh giá rủi ro của cây trồng chuyển gen được tiến hành theo từng trường hợp cụ thể phụ
thuộc vào sinh vật chuyển gen, mục đích sử dụng và môi trường tiếp nhận sinh vật chuyển gen
đó, đồng thời cần tính đến các yêu cầu đặc thù về trồng trọt và sự có mặt của cây trồng khác
trong môi trường.

-

Rủi ro của cây trồng chuyển gen được đánh giá trên cơ sở so sánh sự khác biệt giữa cây trồng
chuyển gen và cây trồng đối chứng thích hợp trong cùng điều kiện. Giả thiết cơ bản của đánh
giá so sánh đối với các cây chuyển gen đó là đặc điểm sinh học của cây trồng truyền thống và
các cây này được sử dụng làm vật liệu để tạo ra các cây trồng chuyển gen. Trong đánh giá an
toàn môi trường, cần sử dụng thích hợp các kiến thức và kinh nghiệm trước đó và các đối
chứng để nhấn mạnh sự khác biệt liên quan đến cây chuyển gen trong môi trường.

-

Đối với đánh giá an toàn của cây trồng chuyển gen đối với môi trường, những sai khác không
có ý nghĩa thống kê giữa cây chuyển gen và các đối chứng thích hợp của nó về kết quả không
mong muốn cần được đánh giá đặc biệt về đặc điểm sinh học và khả năng gây tác động xấu
đến môi trường. Kết quả của đánh giá an toàn dựa vào việc sử dụng phương pháp so sánh cho
phép quyết định các đặc tính đã được xác định cần phải được đánh giá về khả năng gây tác
động bất lợi tiềm năng trong môi trường, không kể chúng là các kết quả mong muốn hay
không mong muốn và các kết quả này sẽ giúp để thiết kế các nội dung tiếp theo của đánh giá
rủi ro môi trường.


2. Cơ sở lý luận cho việc đề nghị các nghiên cứu đánh giá rủi ro cho khảo nghiệm hạn chế và

diện rộng của ngô GA21 đối với môi trường và đa dạng sinh học ở Việt Nam:
-

Ngô chuyển gen GA21 chống chịu thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất glyphosate đã được đánh giá
trên rất nhiều nước và được chứng nhận là an toàn đối với môi trường, làm thức ăn và thực
phẩm. Các hồ sơ, báo cáo đã được đệ trình, phê duyệt và kết luận từ các nước phê duyệt đều
kết luận ngô GA21 không có tác động bất lợi đến môi trường và đa dạng sinh học và bằng
chứng về sự an toàn của ngô GA21 chính là tính an toàn của protein mEPSPS đã được chứng
minh là an toàn từ những nghiên cứu trước đây trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng ruộng.

-

Theo Ủy Ban An Toàn Thực Phẩm Châu Âu (EFSA), các nội dung chủ yếu trong đánh giá


an toàn sinh học của cây trồng chuyển gen đối với môi trường bao gồm:


Xác định khả năng phát tán gen



Xác định khả năng trở thành cỏ dại hoặc xâm lấn đối với môi trường tự nhiên



Xác định khả năng gây tác động bất lợi đến các sinh vật không chủ đích




Xác định khả năng gây tác động bất lợi đến các quá trình sinh học tự nhiên của hệ
sinh thái đất



Xác định khả năng gây tác động không mong muốn khác liên quan đến đa dạng
sinh học.

-

Căn cứ trên những quy định của EFSA và những nghiên cứu đã được tiến hành và báo cáo và
phê chuẩn trên thế giới ở các cấp độ phòng thí nghiệm, nhà lưới nhà kính và ngoài ruộng và
theo hướng dẫn của nghị định 69 và Thông tư 69. Công ty TNHH Syngenta Việt Nam đã đề
xuất kế hoạch khảo nghiệm đánh giá rủi ro ngô GA21 đối với môi trường và đa dạng sinh học
ở Việt Nam để làm rõ tính an toàn của ngô chuyển gen GA21 đồng thời khẳng định tính an
toàn của nó trong điều kiện khảo nghiệm ở Việt Nam. Các nghiên cứu và dữ liệu sau đây nhằm
trả lời những vấn đề đặt ra là có hay không ngô chuyển gen GA21 ảnh hưởng đến môi trường
và đa dạng sinh học, đồng thời xác định những nghiên cứu cần thiết phải tiến hành ở Việt Nam
để đề xuất, đánh giá, thẩm định từ đó làm căn cứ để chính phủ xem xét cho thương mại sản
phẩm chuyển gen ngô GA21 chống chịu thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất glyphosate ở Việt Nam.
a) Khả năng phát tán gen của ngô GA21:

-

Sự phát tán gen là sự di chuyển của các hệ gen của sinh vật hoặc giữa các môi trường. Sự phát
tán gen là hiện tượng sinh học bình thường xảy ra qua sự thụ phấn chéo trong và giữa các loài
có sự tương hợp về giới tính, tạo ra con cháu, sự chuyển gen từ sinh vật không phải họ hàng
không thông qua giao phối hoặc các thể sinh dưỡng vào môi trường mới.


-

Ngô là cây giao phấn chéo nhờ gió điển hình. Các nghiên cứu thực hiện nhằm tìm hiểu về
nguy cơ phát tán gen của cây trồng chuyển gen được tiến hành với các nội dung liên quan đến
một số điều kiện để sự phát tán gen có thể diễn ra gồm:


Các cây trồng tương hợp về mặt sinh sản thuộc cùng loài hoặc họ hàng gần phải đang tồn tại
ở gần vị trí cây trồng chuyển gen.



Các cây trồng này phải nằm trong phạm vi phát tán hạt phấn đối với cây trồng chuyển gen.



Thời gian tung phấn của cây trồng chuyển gen phải trùng với thời điểm có thể được nhận
của cây trồng nhận phấn.



-

Các con cháu tạo ra phải sống sót và hữu dục.

Khi đánh giá khả năng phát tán gen của ngô GA21 thông qua giao phấn chéo nhờ gió các vấn
đề liên quan đến sự phát tán hạt phấn cần quan tâm là khả năng tồn tại của hạt phấn và các yếu
tố hạn chế khác. Trên đồng ruộng, phần lớn hạt phấn ngô rơi trong khoảng 5m so với bờ ruộng.
Các nghiên cứu khác về ảnh hưởng của kích thước, hình dạng cánh đồng, hướng gió và các

điều kiện môi trường khác đến sự phát tán hạt phấn cũng được thực hiện và rút ra kết luận: khả
năng phát tán gen của ngô GA21 đến các loài sinh vật tương thích khác trong môi trường là
không có.

-

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chỉ cần áp dụng các biện pháp trồng trọt tốt và thu hoạch
thông thường cũng giúp hạn chế sự phát tán gen của ngô GA21.

-

Các nghiên cứu đánh giá về khả năng phát tán gen của ngô GA21 đã được công ty Syngenta
thực hiện và kết quả có thể tóm tắt trong bảng sau:
STT

Yếu tố xem xét

Kết quả

1

Nguy cơ trôi gen đến các loài
hoang dã tương thích về mặt sinh
sản ở Việt Nam.

Không xảy ra do các loài hoang dại cùng chi
Zea không tồn tại ở Việt Nam.

2


Lai xa giữa các chi cùng tông
Maydeae.

Việt Nam không có và cũng không trồng các
loài họ hàng với ngô nên không có nguy cơ
phát tan gen trong điều kiện canh tác cũng
như trong tự nhiên.

3

Về mặt cấu tạo.

Thời gian phát tán phấn của ngô ngắn, khoảng
cách không gian tương đối hẹp nên làm giảm
nguy cơ phát tán gen.

4

Về mặt truyền thống canh tác

Ngô trồng ở Việt Nam được thu hoạch triệt để,
nông dân không còn tập quán tái sử dụng ngô
thương phẩm là giống nên hạn chế nguy cơ
phát tán gen


-

Như vậy, nhìn chung, tất cả các lí do trên đã chứng minh cho khả năng trôi gen, phát tán gen
của ngô biến đổi gen GA21 sang các cây trồng không chuyển gen và các loài họ hàng khác

là không có trong điều kiện canh tác ngô ở Việt Nam.

-

Tuy nhiên có một số ý kiến quan ngại về hiện tượng truyền gen tới các vi sinh vật do một
số vi khuẩn có khả năng trao đổi vật chất di truyền trực tiếp, thậm chí với các sinh vật khác
loài thông qua tiếp hợp tế bào, chuyển nạp qua virut/ thực khuẩn hay biến nạp tự nhiên. Liên
quan đến vấn đề này, cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu ) đã nhận định rất khó có khả năng
ADN tái tổ hợp được truyền từ ngô GA21 tới các loài vi sinh vật trong đất hoặc trong bộ máy
tiêu hoá của người và động vật do quá trình này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: nồng độ và
chất lượng ADN tái tổ hợp, vi khuẩn nhận có khả năng tạo ra các biến nạp tự nhiên (ví dụ: khả
năng thu nhận ADN ngoại bào), khả năng gắn kết của ADN tái tổ hợp vào hệ gen của vi
khuẩn, ưu thế chọn lọc của tính trạng được mã hoá, biểu hiện protein trong tế bào vi khuẩn…
Trong thực phẩm, ADN tái tổ hợp bị phân huỷ rất nhanh trong quá trình chế biến và tiếp tục bị
phân huỷ trong bộ máy tiêu hoá của người và động vật. Do vậy, các ADN bị cắt nhỏ và hiện
tượng truyền gen nguyên vẹn tới vi sinh vật là khó có thể xảy ra. Một số vi khuẩn trong đất
được cho là có khả năng phơi nhiễm với ADN ngoại bào được truyền từ tế bào cây vào đất.
Tuy nhiên, ADN bị phân huỷ rất nhanh và chỉ là một thành phần tạm thời với nồng độ rất thấp
trong toàn bộ nguồn ADN dồi dào trong đất. Do vậy để xảy ra biến nạp tự nhiên, ADN tái tổ
hợp từ cây phải có ưu thế chọn lọc rất cao. Điều này khó có thể xảy ra do vi khuẩn luôn được
tiếp xúc với rất nhiều nguồn ADN gần gũi và tương đồng hơn trong đất. Cho tới nay, chưa có
bằng chứng nào ghi nhận hiện tượng truyền gen ngang từ cây ngô GA21 sang các vi sinh
vật trong đất cũng như trong bộ máy tiêu hóa của người, động vật.
b) Khả năng trở thành cỏ dại xâm lấn môi trường tự nhiên.

-

Trong các cây trồng chuyển gen thương mại hiện nay, nguy cơ phát triển thành cỏ dại được
đặc biệt quan tâm. Các nhà khoa học mong đợi các gen chuyển chống chịu được với thuốc trừ
cỏ sẽ không làm tăng đặc tính cỏ dại của các loài hoang dại liên quan, bởi vì những gen này có

thể gây hại hoặc trung tính đối với các loài hoang dại có quan hệ họ hàng.

-

Một cây trồng thương mại trở thành cỏ dại nếu nó sống sót lâu hơn đời sống kinh tế của nó
hoặc toàn bộ hạt có thể nảy mầm và can thiệp đến một cây trồng thay thế trong chu kì sinh
trưởng tiếp theo. Cây ngô không có khả năng tồn tại trong môi trường hoang dã sau một quá
trình thuần hóa. Mặc dù ngô từ vụ trước có thể nảy mầm trong vụ tiếp theo nhưng nó không
thể tồn tại như một cây cỏ dại. Ngô không có khả năng duy trì sinh sản nếu không có sự chăm
sóc của con người.

-

Những dữ liệu về đặc tính nông học và kiểu hình của các khảo nghiệm mà công ty Syngenta
thực hiện ở nhiều vị trí đại diện không cho thấy bất cứ sự thay đổi nào về các đặc điểm của
ngô GA21. Điều này cho thấy, ngô GA21 không có khả năng tồn tại dai dẳng hay có tính xâm
lấn.

-

Căn cứ vào những nghiên cứu đã thực hiện và các lý luận khoa học, xét thấy ngô GA21
không có nguy cơ trở thành cỏ dại xâm lấn môi trường tự nhiên.


c) Đánh giá khả năng gây tác động bất lợi đế các sinh vật không chủ đích.
-

Đối với cây ngô chuyển gen chống chịu thuốc trừ cỏ nói chung và cây ngô GA21 nói riêng thì
đều được coi là không có tác động độc hại trực tiếp đến các sinh vật không chủ đích vì các
enzyme chống chịu thuốc trừ cỏ thông thường vẫn có mặt ở thực vật và chưa phát hiện chúng

có bất kỳ thuộc tính gây độc nào.

-

Ngô GA21 với gen cải biến từ enzyme ngô EPSPS là gen mục tiêu quy định tính trạng chống
chịu với thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất glyphosate. Các sinh vật không chủ đích được lựa chọn
để khảo nghiệm đánh giá phải đại diện cho các nhóm phân loại/ chức năng khác nhau có khả
năng phơi nhiễm với protein trong ngô chuyển gen. Từ đó, cơ sở lựa chọn và kết quả khảo
nghiệm đánh giá ảnh hưởng của protein mEPSPS tới một số sinh vật đại diện cho hệ sinh thái
ruộng ngô (bao gồm các loại chân khớp: nhóm sâu ăn lá, sâu hút chích, thiên địh bắt mồi ăn
thịt, sinh vật vãng lai,..) được thực hiện ở Việt Nam với nội dung chính như sau: Nghiên cứu
đánh giá mức độ phong phú về thành phần loài; tính đa dạng, đồng đều; chỉ số ưu thế của quần
thể loài chân khớp có nguy co phơi nhiễm với enzyme mEPSPS và diễn biến mật độ của bốn
nhóm chính:

-



Nhóm sâu hại (nhóm miệng nhai, nhóm chích hút).



Nhóm thiên địch (bắt mồi ăn thịt).



Nhóm thụ phấn,ăn phấn.




Nhóm sinh vật đất (bọ đuôi bật collembolan).

Kết quả nghiên cứu:




-

Ảnh hưởng của ngô GA21 đến quần thể sinh vật đại diện:


Nhóm động vật chân khớp không bao gồm các loài chân khớp, rệp muội hại ngô,
một số loài thiên địch quan trọng với nhiều loại sâu hại ngô: kết quả khảo
nghiệm tại Việt Nam cũng như trên thế giới chỉ ra rằng thành phần và mật độ các
loài côn trùng đại diện thuộc nhóm này diễn biến tương tự nhau trên ngô GA21
và ngô không biến đổi gen.



Nhóm sinh vật đất: Các nghiên cứu ghi nhận protein mEPSPS không làm ảnh
hưởng tới các thành phần vi sinh vật trong đất.

Ảnh hưởng của ngô GA21 đến các bệnh hại ngô: các kết quả điều tra về thành phần
bệnh hại và mức độ hại của một số loại bệnh chính trên ngô như khô vằn, gỉ sắt, đốm
lá, khảm virut và một số bệnh khác được tổng hợp lại từ các khảo nghiệm với mục đích
đánh giá có hay không ảnh hưởng của ngô GA21đến nhóm sinh vật gây bệnh hại dựa
trên so sánh với kết quả điều tra trên giống ngô nền NK66. Kết quả đã ghi nhận các
bệnh hại chính trên ngô đều xuất hiện trên cả ngô GA21 và ngô nền NK66. Một số

bệnh chưa được ghi nhận trên ngô GA21 do tần suất bắt gặp ít và tỷ lệ bệnh thấp.

Theo yêu cầu của EFSA, công ty Syngenta đã cung cấp thông tin dữ liệu ở cả phòng thí
nghiệm và đồng ruộng. Các nghiên cứu trên sinh vật không chủ đích do công ty Syngenta thực
hiện và nộp lên EFSA cho thấy không có tác động bất lợi nào từ ngô GA21 hoặc phấn của nó
đến các loài khác nhau của động vật ăn cỏ, động vật ăn thịt và côn trùng thụ phấn. Như vậy có
thể kết luận: Ngô biến đổi gen mang sự kiện GA21 mang các đặc tính nông sinh học giống


ngô truyền thống, không mang nguy cơ trở thành cỏ dại xâm lấn, không tác động đến
quần thể sinh vật đại diện.
d) Xác định khả năng gây tác động bất lợi của ngô GA21 đến các quá trình sinh học tự

nhiên của hệ sinh thái đất.
-

Protein mEPSPS biểu hiện trong ngô GA21 có thể được truyền vào đất thông qua các tàn dư
từ mô cây và thông qua phân hủy của các tế bào trong suốt quá trình phát triển của cây trồng,
từ các tàn dư thực vật phân hủy còn lại trên đồng ruộng sau thu hoạch và có thể thông qua dịch
tiết từ rễ cây. Kết quả là sự phơi nhiễm của các sinh vật không chủ đích trong đất với protein
mEPSPS. Phơi nhiễm gián tiếp thông qua phân bón và phân động vật ăn ngô GA21 cũng được
xem xét mặc dù hầu hết protein mEPSPS sẽ bị phân hủy bởi hoạt động của enzyme đường ruột
và sau đó là bởi quá trình phân hủy vi sinh vật trong phân.

-

Các nghiên cứu của Syngenta đã kết luận rằng không có tác động trực tiếp đến quá trình sinh
địa hóa và môi trường phi sinh học của ngô GA21 do sự biểu hiện của protein mEPSPS.
Protein chuyển đổi mEPSPS không làm thay đổi các quá trình sinh hóa học quan trọng trong
đất như quá trình chuyển hóa Cacbon, Nito… vì protein mEPSPS trong ngô GA21 là tương tự

như các prtein EPSPS tìm thấy trong thực vật và vi sinh vật nên nó không làm ảnh hưởng đến
vi sinh vật đất do đó không làm ảnh hưởng đến quá trình sinh địa hóa.

-

Kết luận của EFSA đã đưa ra là ngô chuyển gen GA21 không gây tác động bất lượi nào đến
các quá trình sinh học tự nhiên của đất.
e) Xác định khả năng gây tác động không mong muốn khác liên quan đến đa dạng sinh

học.
-

Các phân tích phân tử và đánh giá An toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của ngô GA21 đã
không đưa ra mối quan ngại nào đến an toàn đối với sức khỏe con người và động vật. (Các
nghiên cứu này sẽ được trình bày trong phần sau).

Vậy căn cứ vào các nghiên cứu mà công ty Syngenta đã thực hiện có thể kết luận ngô GA21
hoàn toàn không có khả năng gây tác động không mong muốn khác liên quan đến đa
dạng sinh học như với người, động vật, thực vật, côn trùng không chủ đích, quá trình
sinh hóa đất.
V. Đánh giá an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi:
-

-

Ngô GA21 hoàn toàn giống như ngô không chuyển gen chỉ có khác biệt là chúng có protein
mEPSPS tương đồng tới 99,3% với enzyme EPSPS ban đầu.

-


Phân tích trình tự axit amin cho thấy mEPSPS có trình tự axit amin không giống với bất kỳ
protein có tính độc nào hay các tác nhân gây dị ứng nào đã biết.

-

Protein này cũng rất dễ bị phân huỷ bởi enzyme pepsin và mất hoạt tính ở nhiệt độ cao.
1. Đánh giá độ độc cấp tính của protein mEPSPS :
-

Nghiên cứu đánh giá độ độc cấp tính của protein mEPSPS tiến hành trên 5 con chuột cái
và 5 chuột đực. Kết quả cho thấy, với liều cho ăn 2000 mg protein mEPSPS/kg trọng
lượng cơ thể không gây ra ảnh hưởng bất lợi đến chuột (Barnes, 2005).


-

Cũng từ một thí nghiệm trên 12 chuột đực và 12 chuột cái được cho ăn khẩu phần chứa
từ 10 - 41.5% hạt ngô GA21 có xử lý glyphosate. Kết quả theo dõi sau 90 ngày, chuột ăn
ngô GA21 không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ tác động bất lợi nào khi so sánh với thức ăn
thông thường (EFSA Journal 2011; 9 (12):2480).

=>

Ngô GA21 không thể có bất cứ ảnh hưởng làm thay đổi đời sống sức khỏe con người

và động vật sống xung quanh ngay cả khi ăn phải bộ phận của cây ngô GA21.
2. Thử nghiệm dinh dưỡng:
-

Thực hiện trên gà giò trong 49 ngày kết hợp theo dõi cân nặng, tỷ lệ chết, hiệu quả chuyển

hoá thức ăn… và đã chứng minh được rằng ngô GA21 cũng an toàn và giàu dinh dưỡng như

-

ngô thông thường.
Các đánh giá trong phòng thí nghiệm cũng cho thấy thành phần dinh dưỡng trong ngô GA21

không khác gì với ngô thường.
VI. Quản lý rủi ro và phòng ngừa:
1 Chương trình khảo sát chung các tác động bất lợi không lường trước của ngô GA21:
- Sử dụng mạng lưới giám sát ở các cấp độ và các kênh thông tin sẵn có nhằm xây dựng một
chương trình giám sát, đánh giá, phân tích và cung cấp thông tin về những nguy cơ bất lợi
-

chưa được tính đến.
Xây dựng hệ thống các câu hỏi khảo sát đưa cho nông dân để đánh giá tình hình canh tác

thường niên với mục đích theo dõi và phát hiện bất kỳ nguy cơ rủi ro tiềm ẩn.
- Phát hành tài liệu Hướng dẫn kỹ thuật thực hành nông nghiệp chất lượng cho nông dân
2 Báo cáo kết quả giám sát:
Tổ chức giám sát và quản lý của công ty tập hợp, phân tích số liệu và báo cáo kết quả giám sát
thường xuyên. Nếu phát hiện ra bất kỳ rủi ro nào, ngay lập tức báo cáo cho các cơ quan chức
năng để tìm ra hướng giải quyết.
3 Các biện pháp xử lý và hạn chế rủi ro:
- Khoanh vùng nơi xảy những tác động xấu đến môi trường và sức khỏe người, động vật.
- Tiến hành thu hoạch và tiêu hủy cây trồng giống như đối với ngô thường như sử dụng thuốc
-

trừ cỏ, băm nhỏ, đốt hoặc nấu chín trước khi chôn.
Cày ải ruộng sau khi chấm dứt canh tác.

Để đất không theo dõi hoặc trồng cây khác loại trên nền ruộng ngô cũ
Trong vòng 3 tháng sau thu hoạch, nhân viên quản lý giám sát tiến hành kiểm tra và nhổ bỏ những
cây ngô mọc lại trên nền đất ruộng đã kết thúc canh tác. Cách thức tiêu hủy những cây này giống
như phương pháp đã nêu ở trên. Quá trình giám sát được thực hiện thường xuyên (1-2 tuần/lần).


KẾT LUẬN
Trên đây là báo cáo của nhóm về sự kiện cây trồng biến đổi gen “cây ngô GA21” của công ty
TNHH Syngenta. Theo các nghiên cứu lý thuyết cũng như tiến hành khảo nghiệm tại nhiều
nơi, cây ngô biến đổi gen mang sự kiện GA21 là hoàn toàn an toàn với con người, động thực
vật, môi trường sinh thái và đa dạng sinh học. Đây là một trong những sự kiện cây trồng biến
đổi gen tiêu biểu đã được bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận và cho phép
trồng, sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Chúng em đã đọc và tìm hiểu nhiều tài
liệu về sự kiện này tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong thầy giáo xem
xét, góp ý để bài làm của nhóm được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Nhóm sinh viên thực hiện.
(Nhóm 8)

TÀI LIỆU THAM KHẢO.
-

Báo cáo kết quả khảo nghiệm đánh giá rủi ro ngô GA21 đối với môi trường và đa dạng sinh
học – SYNGENTA


×