Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

DSpace at VNU: VAI TRÒ CỦA VỐN TỰ NHIÊN TRONG VIỆC ĐẠT ĐƯỢC CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Kim Thi Thuy Ngoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.21 KB, 9 trang )

VAI TRÒ CỦA VỐN TỰ NHIÊN TRONG VIỆC ĐẠT ĐƯỢC CÁC MỤC
TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
TS. Kim Thị Thúy Ngọc – Viện Chiến lược, Chính sách
tài nguyên và môi trường
TS. Nguyễn Văn Tài – Tổng cục Môi trường
The Sustainable Development Goals is in the development processes.
Environmental protection, biodiversity and climate change have been
considered as priority objectives under SDGs, reflecting in SDG 13 (Take
urgent action to combat climate change and its impacts), SDG 14 (Conserve
and sustainably use the oceans, sea and marine resources to sustainable
development) and and SDG15 (protect, restore and promote sustainable use of
terrestial ecosystem, sustainably manage forests, combat desertification, and
halt and reverse land degradation and hold biodiversity loss).
Natural capital is the collection of ecosystem assets that, in combination with
built, human, and social capital, generates a flow of services essential for
sustaining socioeconomic development and supporting human well-being.
Natural capital includes both living plants and animals, and nonliving
components of nature, such as water and minerals. The flow of ecosystem
services from ecosystem assets generates streams of benefits, such as food,
water, recreational and cultural benefits, pollination, climate regulation, air
quality regulation, and disease control.
Natural capital plays important role to achieve SDGs. Natural capital
underpins the socioeconomic development and the achievement of inclusive and
sustainable growth. Natural capital supports key economic sectors such as
agriculture, fisheries, forestry, and mining. Natural capital underpins energy,
food, and water security. Ecosystems – a main component of natural capital is
vitally important for climate resilience through providing different types of
ecosystem services such as climate regulation, flood regulation and carbon
sequestration. Sustainable management and restoration of natural capital play
crucial roles to achieve the Sustainable Development Goals.
1. Chương trình Nghị sự sau năm 2015 và các mục tiêu phát triển bền vững


(SDGs).
Trong hơn một thập kỷ thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) vừa
qua, thế giới đã đạt được nhiều thành tựu, tiến bộ trên mọi lĩnh vực như giảm một
nửa tình trạng đói nghèo cùng cực, đạt được kết quả khả quan trong phòng chống


bệnh sốt rét, giảm bất bình đẳng giới và tiếp cận nguồn nước sạch cho 2,3 tỷ người
(Báo cáo thực hiện MDGs, 2015).
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên hiệp quốc về Phát triển bền vững (Rio+20) tháng
6/2012 tại Rio de Janeiro, các nước đã tái khẳng định cam kết đối với phát triển
bền vững. Khái niệm bền vững ở đây được nhất trí là phát triển cân bằng giữa ba
trụ cột là kinh tế - xã hội – môi trường. Hội nghị Rio+20 đã thống nhất tiến hành
xây dựng các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).Sau Hội nghị Rio+20 đã hình
thành các kênh chính/các tiến trình sau về xây dựng Chương trình Nghị sự sau năm
2015 và các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).Văn kiện cuối cùng về SDGs đã
được hoàn thiện vào tháng 7/2014, bao gồm 17 Nhóm mục tiêu (Goals) và 169 chỉ
tiêu (Targets) cụ thể.
Vấn đề môi trường, đa dạng sinh học (ĐDSH), biến đổi khí hậu (BĐKH) tiếp tục là
các ưu tiên trong SDGs.Trước đây, chỉ một mục tiêu trong số 7 mục tiêu của
MDGs liên quan đến môi trường. Tuy nhiên, hiện nay 11 trong số 17 mục tiêu và
50 chỉ tiêu của SDGs liên quan đến môi trường nói chung và vốn tự nhiên nói
riêng. Mục tiêu 13 tập trung vào ứng phó và giảm các các tác động của BĐKH. Hai
mục tiêu SDGs (mục tiêu 14 và 15) tập trung vào bảo vệ các hệ sinh thái. Các mục
tiêu liên quan đến môi trường và vốn tự nhiên, cùng với các chỉ tiêu liên quan,
được trình bày trong Bảng 1.
Bảng1: Các mục tiêu phát triển bền vững liên quan đến môi trường và các chỉ tiêu liên
quan
Các
mục
tiêu

SDG
SDG 1
SDG 6

Miêu tả

Chỉ tiêu

Giảm nghèo tại các tất cả các khu vực
Đảm bảo sự sẵn có và quản lý bền vững về nước và
vệ sinh

Chỉ tiêu1a
6.1, 6.3, 6.4, 6.5, 6.6.
6.a, 6.b.
7.2
7.a
Chỉ tiêu 8.1, 8.3, 8.4 8.10,
8.a

SDG 7

Đảm bảo tiếp cận với các nguồn năng lượng bền
vững, hiện đại và sẵn có

SDG 8

Thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững và toàn diện

SDG 9


Xây dựng cơ sở hạ tầng chống chịu, thúc đẩy công
nghiệp toàn diện và bền vững và thúc đẩy sáng tạo
Hỗ trợ các thành phố và nơi định cư cho con người
một cách toàn diện, an toàn, chống chịu và bền
vững
Đảm bảo kiểu mẫu sản xuất và tiêu dùng bền vững

SDG 11

SDG 12

Chỉ tiêu: 9.2, 9.3
Chỉ tiêu: 11.1, 11.3, 11.6,
11 b


SDG 13
SDG 14
SDG 15

SDG 17

Triển khai các hành động cấp bách để chống lại
biến đổi khí hậu và các tác động của BĐKH
Bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên đại dương,
biển và ven biển để phát triển bền vững
Bảo vệ, phục hồi và tăng cường sử dụng bền vững
các hệ sinh thái đất liền, quản lý rừng bền vững,
chống lại sa mạc hóa, dừng lại và đảo chiều suy

thoái đất và mất mát về đa dạng sinh học.
Tăng cường các phương tiên thực hiện và thúc đẩy
đối tác toàn cầu cho phát triển bền vững

Chỉ tiêu: 13.2, 13.a
14.1, 4.2, 14.3, 14.4, 14.5,
14.6, 14.7. 14 a.
15.1, 15.2, 15.3, 15.4,
15.5, 15.6, 15.7, 15.8,
15.9.
15.a, 15.b, 15.c.
Chỉ tiêu: 17.3, 17.5, 17.7,
17.10, 17.11, 17.13, 17.14,

Nguồn: United Nations, 2015
Mục tiêu số 14, chỉ tiêu 14.1 xác định rằng đến năm 2025, ô nhiễm biển từ các loại
hình, đặc biệt các hoạt động từ đất liền, bao gồm rác thải và ô nhiễm chất dinh
dưỡng cần được phòng tránh và giảm đáng kể. Chỉ tiêu 14.5 đề cập rằng đến năm
2020, ít nhất 10% các khu vực biển và ven biển sẽ được bảo tồn dựa trên các thông
tin khoa học, phù hợp với luật lệ quốc gia và quốc tế. Mục tiêu 15, tập trung vào
bảo vệ, phục hồi và thúc đẩy sử dụng bền vững các hệ sinh thái trên đất liền, quản
lý bền vững rừng, chống suy thoái đất, dừng lại và đảo ngược suy thoái đất và
dừng việc suy giảm đa dạng sinh học thông qua khai thác và sử dụng bền vững tài
nguyên thiên nhiên, đặc biệt nguồn tài nguyên không tái tạo. Phòng tránh, kiểm
soát và khôi phục các điểm suy thoái và ô nhiễm môi trường, tăng cường chất
lượng môi trường, bảo vệ và phát triển rừng và bảo tồn đa dạng sinh học. Chỉ tiêu
15.9 đề cập rằng đến năm 2020, các giá trị của hệ sinh thái và đa dạng sinh học
phải được lồng ghép vào các kế hoạch quốc gia và địa phương, các quá trình xây
dựng kế hoạch và các chiến lược giảm nghèo.
2. Khái niệm về vốn tự nhiên

Vốn tự nhiên là tập hợp các tài sản của hệ sinh thái, kết hợp với các các nguồn vốn
khác (vốn xã hội, vốn con người) tạo ra các dịch vụ thiết yếu cho phát triển kinh tế
- xã hội và hỗ trợ phúc lợi của con người (Costanza vàDaly 1992).
Nguồn vốn là một khái niệm trong kinh tế học, đề cập đến của cải vật chất hay tài
chính có thể sử dụng để tạo ra thu nhập, hàng hóa hay các dịch vụ. “Nguồn vốn tự
nhiên” là một khái niệm được mở rộng để miêu tả các cấu phần của môi trường tự
nhiên có thể tạo ra thu nhập, hàng hóa và các dịch vụ. Các nhà kinh tế học đã miêu
tả môi trường tự nhiên như là tài sản tự nhiên kể từ những năm đầu thập niên 70.
Tuy nhiên, chỉ đến những năm gần đây, Chính phủ và các khu vực tư nhân mới bắt
đầu sử dụng khái niệm vốn tự nhiên trong các quá trình ra quyết định. Ưu điểm
cách tiếp cận dựa trên vốn tự nhiên là xem xét môi trường tự nhiên như các tài sản
có giá trị, cần được quản lý, định giá, hạch toán và xem xét đến những tác nhân có


thể ảnh hưởng đến tài sản vốn tự nhiên trong việc cung cấp các hàng hóa và dịch
vụ trong tương lai.
Vốn tự nhiên bao gồm sinh vật (động vật và thực vật) và các cấu phần vật chất của
tự nhiên, như nước và khoáng sản. Các dịch vụ hệ sinh thái (HST) từ các tài sản
của HST tạo ra các lợi ích (Costanza et al. 1997; Millennium Ecosystem
Assessment 2005), như lương thực, nước, các lợi ích giải trí và văn hóa, thụ phấn,
điều tiết khí hậu, điều tiết chất lượng không khí và kiểm soát dịch bệnh). Để đảm
bảo các dịch vụ này tiếp tục hỗ trợ phúc lợi và cuộc sống con người, các tài sản
nguồn vốn tự nhiên này cần được bảo tồn.
Nguồn vốn tự nhiên luôn là nền tảng để con người xây dựng nền kinh tế, xã hội và
sự thịnh vượng. Hàng hóa và dịch vụ được cung cấp từ nguồn vốn tự nhiên có giá
trị quan trọng cho đời sống và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, nguồn vốn
này thường được xem xét là tài sản miễn phí và được định giá kinh tế không phù
hợp, dẫn đến việc quản lý không bền vững. Bên cạnh đó, nếu vai trò của vốn tự
nhiên được ghi nhận thì các yếu tố cụ thể liên quan đến vốn tự nhiên, như sử dụng
như thế nào và việc sử dụng vốn tự nhiên sẽ ảnh hưởng như thế nào đến phúc lợi

con người vẫn chưa được xem xét đầy đủ.
Nguồn vốn tự nhiên bao gồm nhiều hợp phần cụ thể, có thể phân loại hoặc khái
niệm hóa theo các cách thức khác nhau.Một cách phân loại đơn giản của các trữ
lượng và hàng hóa và dịch vụ liên quan của vốn tự nhiên được thể hiện trong hình
dưới đây:
VỐN TỰ NHIÊN

Nguồn vốn vật chất

Nguồn vốn sinh thái

Tính chất và chu trình vật chất

Hệ thống & các quá trình sinh thái

Hàng hóa
Khoáng sản, các
nguyên tố của trái đất,
nguyên liệu hóa thạch,
v.v..

Dịch vụ
Cung cấp năng lượng,
phương tiện vận tải,
v.v..

Hàng hóa
Sản phẩm từ cấu trúc
và chức năng của hệ
sinh thái


Dịch vụ
- Dịch vụ hỗ trợ
- Dịch vụ cung cấp
- Dịch vụ điều tiết
- Dịch vụ văn hóa

Hình 1: Các dạng của vốn tự nhiên (UNEP, 2011)
3. Vai trò của vốn tự nhiên trong việc đạt được các mục tiêu phát triển bền
vững
Vốn tự nhiên là nền tảng của phát triển kinh tế xã hội để đạt được tăng
trưởng bền vững và toàn diện


Vốn tự nhiên đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với phúc lợi của con người.
Những dịch vụ hệ sinh thái như nguồn nước, lương thực, năng lượng là nguồn lực
trụ cột để phát triển kinh tế, tuy nhiên đóng góp của các dịch vụ này hiện nay vẫn
còn chưa được đánh giá đúng mức trong tài khoản quốc gia.
Có sự liên quan giữa đa dạng sinh học, các dịch vụ hệ sinh thái, sức khỏe con
người và phát triển. Các dịch vụ HST cung cấp lương thực, nước, không khí, các
dịch vụ văn hóa và tinh thần và hỗ trợ điều tiết dịch bệnh và khí hậu.
Về các nhu cầu cơ bản, đa dạng sinh học cung cấp lương thực và chất dinh dưỡng,
sức khỏe, bền vững môi trường và nước, tạo ra các lợi ích trực tiếp để chống lại sự
không ổn định về an ninh lương thực và suy dinh dưỡng, xây dựng các hệ thống
sản xuất bền vững và hiệu quả cho nông nghiệp vaf thủy sản; tăng cường khả năng
chống chịu của sinh kế với các cú sốc và khủng hoảng; cải thiện kinh tế nông thôn
và hộ gia đình; và hỗ trợ giảm các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng đến suy thoái đất,
các chu trình nước và đa dạng nguồn gen.
Hầu hết các kế hoạch kinh tế vĩ mô mặc dù không trực tiếp liên quan nhưng vẫn
ảnh hưởng gián tiếp đến môi trường và vốn tự nhiên do mối liên kết chặt chẽ giữa

hệ sinh thái và các hoạt động kinh tế. Cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế là sự
suy giảm nguồn vốn tự nhiên cũng như khả năng duy trì dịch vụ của các hệ sinh
thái. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu tăng gấp trên hai lần kể từ năm 1981
nhưng 60% hệ sinh thái toàn cầu đã và đang bị suy thoái, đồng thời lượng khí thải
nhà kính cũng cao hơn gấp 5 lần khả năng hấp thụ của trái đất. Ước tính cho đến
năm 2050, nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế không thể ”tách rời” so với mức độ tiêu
thụ tài nguyên thiên nhiên, con người sẽ cần khoảng 140 tỷ tấn khoáng sản, quặng,
nhiên liệu hóa thạch và sinh khối mỗi năm – gấp 3 lần mức tiêu thụ hiện nay. Nhu
cầu khai thác tài nguyên của con người cao hơn khả năng cung ứng của trái đất
25%.
Giá trị kinh tế của các dịch vụ hệ sinh thái có thể được ước tính, và giá trị hiện
tại của các dịch vụ hệ sinh thái là một phần cơ bản của "vốn tự nhiên". Tài
sản thiên nhiên như rừng, đất ngập nước và lưu vực sông là các thành phần thiết
yếu của vốn tự nhiên ở mỗi cấp độ hệ sinh thái. Những thành tố này của tự nhiên
có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định của chu trình nước và lợi ích
đối với nông nghiệp, chu kỳ các-bon và vai trò trong giảm nhẹ khí hậu, độ màu mỡ
của đất và giá trị đối với sản xuất cây trồng, điều tiết khí hậu địa phương cho môi
trường sống an toàn, v.v. Đó là tất cả những yếu tố quan trọng đóng góp vào tăng
trưởng xanh ở mỗi quốc gia.


Bảng 2: Vốn tự nhiên-Những hợp phần cấu thành và các minh họa về dịch vụ và giá
trị
Đa dạng sinh học

Hàng hóa và dịch vụ hệ sinh Giá trị kinh tế (ví dụ)
thái (ví dụ)

Hệ sinh thái (loại hình và - Giải trí
diện tích/quy mô)

- Điều hòa nước

Tránh phát thải khí nhà kính (KNK)
thông qua bảo tồn rừng: 3,7 nghìn tỷ
USD (NPV) (Eliash, 2008)

- Lưu giữ các-bon
Các loài sinh vật (mức - Thức ăn, sợi, nhiên liệu
độ phong phú, đa dạng)
- Cảm hứng thiết kế

Các côn trùng giúp thụ phấn đã đóng góp
cho sản lượng nông nghiệp: khoảng 190
tỷ USD/năm (Gallai, 2009)

- Thụ phấn
Nguồn gen (khả năng - Khám phá trong y học
biến đổi và dân số)
- Kháng bệnh

25-50% thị trường dược phẩm Mỹ (trị
giá 640 tỷ USD) được trích từ nguồn gen
(TEEB, 2009)

- Khả năng thích nghi

Nguồn: UNEP, 2011
Lồng ghép vốn tự nhiên, đặc biệt các dịch vụ HST vào khung phát triển bền vững
trong tương lai là thiết yếu, để đảm bảo rằng các chính sách phát triển không ảnh
hưởng đến các nỗ lực duy trì đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái.

Vốn tự nhiên là nền tảng cho năng lượng, lương thực và an ninh nước
Các nghiên cứu khác nhau đã chứng minh tầm quan trọng của vốn tự nhiên nhằm
đảm bảo năng lượng, lương thực và an ninh nước và giảm đói nghèo (TEEB 2011).
Hầu hết các hộ gia đình ở nông thôn phụ thuộc vào việc tiếp cận đất đai, nước và
rừng cho hoạt động nông nghiệp, đánh bắt, sản xuất năng lượng sinh học và thu
nhặtcác sản phẩm ngoài gỗ.
Vốn tự nhiên là hợp phần quan trọng cho sinh kế nông thôn. Hơn 60 triệu người
dân nông thôn phụ thuộc trực tiếp vào nguồn vốn tự nhiên liên quan đến năng
lượng, lương thực, nước và các nhu cầu thu nhập. Việc suy giảm các dịch vụ HST
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng lượng, lương thực, an toàn nguồn nước của bộ
phận dân cư này. Suy giảm đất, nước và đất liên quan đến việc giảm năng suất
nông nghiệp, có thể ảnh hưởng đến những nhóm người dễ bị tổn thương như
những người nghèo và phụ nữ.
Vốn tự nhiên hỗ trợ các ngành kinh tế chủ chốt
Vốn tự nhiên hỗ trợ các ngành kinh tế chủ chốt, như nông nghiệp, đánh bắt cá, lâm
nghiệp và khai khoáng. Vốn tự nhiên cũng hỗ trợ các ngành sản xuất và dịch vụ.
Ngành du lịch cũng phụ thuộc vào các giá trị cảnh quan của thiên nhiên.


Vốn tự nhiên và các dịch vụ HST cung cấp các lợi ích kinh tế đáng kể. Tổng kinh
tế của dịch vụ thụ phấn trên toàn thế giới ước tính 150/năm trong năm 2005. Trong
năm 2000, các dịch vụ HST đóng góp $400 triệu cho ngành công nghiệp gỗ, $80
triệu cho ngành khai thác thủy sản biển và $57 tỷ cho nuôi trồng thủy sản (MA,
2005). Tổng cung cấp của dịch vụ hệ sinh thái cho phúc lợi con người là $124
nghìn tỷ/năm– vượt xa tổng sản phẩm quốc nội của thế giới (GDP) là $84 nghìn tỷ
năm 2012 (Costanza et al. 2014).
Vốn tự nhiên có vai trò quan trọng đối với thích ứng với biến đổi khí hậu
Vốn tự nhiên, đặc biệt là hệ sinh thái (HST) cung cấp các dịch vụ đa dạng cho con
người và nền kinh tế, từ các dịch vụ cung cấp như nước và thức ăn đến các dịch vụ
điều tiết như điều tiết khí hậu địa phương (MA, 2005). Bảo vệ và khôi phục các hệ

sinh thái là phương pháp hiệu quả, kinh tế và bền vững để bù đắp các tác động của
biến đổi khí hậu (BĐKH).Tăng cường quản lý hệ sinh thái sẽ góp phần tăng khả
năng phục hồi trước biến đổi khí hậu, bảo vệ bể chứa các-bon và đóng góp vào các
chiến lược thích ứng với BĐKH.
Biến đổi khí hậu ngày càng tác động nhiều hơn đến con người thông qua việc tăng
các áp lực lên tính thống nhất, chức năng và dịch vụ HST. Bảo vệ và khôi phục các
hệ sinh thái là phương pháp hiệu quả, kinh tế và bền vững để bù đắp các tác động
của biến đổi khí hậu (BĐKH). Việc thất bại trong đầu tư vào bảo vệ HST cung cấp
nước và thức ăn, bảo vệ các vùng biển và có chức năng quan trọng sẽ đe dọa cuộc
sống của hàng triệu người và sinh kế (UNEP, 2011). Với việc nhận thức ngày càng
tăng về vai trò của HST đối với đời sống cộng đồng và sức chống chịu với BĐKH,
nỗ lực để quản lý bền vững HST để thích ứng với BĐKH ngày càng gia tăng.
Các HST, như rừng đầu nguồn, đất ngập nước, rừng ngập mặn và các đụn cát, cung
cấp các dịch vụ điều tiết vô giá trị, hỗ trợ ứng phó với các tác động của các hiện
tượng thời thiết cực đoan, như bão và hạn hán. Có thể thấy rằng, các cộng đồng
nông thôn phụ thuộc vào thiên nhiên (như rừng và ĐNN) như một phần chiến lược
để đối phó và phục hồi từ các cú sốc từ tự nhiên và con người.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các cách tiếp cận dựa vào hệ sinh thái – như bảo tồn
và khôi phục rừng, ĐNN và đất than bùn; bảo tồn vùng biển; áp dụng các biện
pháp nông nghiệp thân thiện với môi trường là những ứng phó hiệu quả về mặt chi
phí đối với BĐKH. Một nghiên cứu so sánh về các giải pháp bảo về lũ lụt cho các
khu vực ngập lụt ở Việt Nam đối với các vùng dễ bị ngập lụt ở Việt Nam, ước tính
rằng với mực nước biển dâng 12 cm vào năm 2020 sẽ cần 138.8 triệu USD/đầu
người để xây dựng đê biển so sánh với 1.7 triệu USD/người trong trường hợp đầu
tư vào các chương trình phục hồi và bảo tồn (WWF và WB, 2013).
4. Kết luận


Các mục tiêu phát triển bền vững đang trong quá trình xây dựng với sự tham dự
của các quốc gia. Các mục tiêu về môi trường, đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu

được xác định là các ưu tiên trong SDGs, đặc biệt là mục tiêu 13 (tập trung vào
ứng phó và giảm các tác động của BĐKH), mục tiêu 14 và 15 (tập trung vào bảo
vệ các hệ sinh thái).
Vốn tự nhiên bao gồm sinh vật (động vật và thực vật) và các cấu phần vật chất của
tự nhiên (như nước và khoáng sản), kết hợp với các các nguồn vốn khác (vốn xã
hội, vốn con người) tạo ra các dịch vụ thiết yếu cho phát triển kinh tế - xã hội, là
nền tảng của phát triển kinh tế xã hội để đạt được tăng trưởng bền vững và toàn
diện. Vốn tự nhiên hỗ trợ phát triển các ngành kinh tế chủ chốt (nông nghiệp, công
nghiệp, thủy sản, du lịch, v.v…). Đồng thời, vốn tự nhiên là nền tảng của năng
lượng, lương thực và an ninh nước. Các hệ sinh thái – cấu phần của vốn tự nhiên
có vai trò quan trọng trong thích ứng với BĐKH thông qua việc cung cấp các dịch
vụ hệ sinh thái như điều tiết khí hậu, điều tiết lũ lụt, hấp thụ các-bon.
Sử dụng bền vững và phục hồi các nguồn vốn tự nhiên có vai trò quan trọng trong
việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt các mục tiêu liên quan đến
phát triển kinh tế toàn diện và bền vững, mục tiêu về môi trường, đa dạng sinh học,
biến đổi khí hậu.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2015. Những kết quả chủ yếu thực hiện các mục tiêu phát
triển thiên niên kỷ (MDGs) của Việt Nam
2. Costanza R., R. d'Arge, R. de Groot, S. Farber, M. Grasso, B. Hannon, K. Limburg, S.
Naeem, R.V. O'Neill, J. Paruelo, R.G. Raskin, P. Sutton and M. van den Belt (1997),
"The Value of the World's Ecosystem Services and Natural Capital", Nature, (387),
pp. 253-259.
3. Costanza, R., R. de Groot, P. Sutton, S. van der Ploeg, S. Anderson, I. Kubiszewski,
S. Farber, and R. K. Turner. 2014. Changes in the Global Value of Ecosystem
Services.
Global
Environmental

Change
26:
152–158.
/>4. Eliasch, J. Climate Change: Financing Global Forests. The Eliasch Review, UK
(2008),
/>5. Gallai, N., Salles, J. M., Settele, J. and Vaissiere, B.E. Economic Valuation of the
Vulnerability of World Agriculture Confronted with Pollinator Decline. Ecological
Economics (2009), Vol. 68(3):810-21.
6. Millennium Ecosystem Assessment (2005), Ecosystems and Human Well-being:
Synthesis, Island Press, Washington, DC
7. TEEB for National and International Policy Makers. Summary: Responding to the
Value of Nature. TEEB – The Economics of Ecosystems and Biodiversity (2009).
8. UNEP, 2011, Towards a Green Economy: Pathways to Sustainable Development and
Poverty Eradication - A Synthesis for Policy Makers, www.unep.org/greeneconomy
9. United Nations, 2015, Global Sustainable Development Report



×