Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Vai trò của ngành du lịch trong nèn kinh tế và biện pháp phát triển bền vững du lịch việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.39 KB, 81 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan mọi số liệu cũng như nghiên cứu trong chun đề này là
hồn tồn khơng sao chép từ bất kì một đề tài cũng như luận văn nào khác ,nếu có
điều gì sai sót và vi phạm em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước nhà trường và
pháp luật


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực hiện đề tài này khơng tránh khỏi
thiếu sót do trình độ và điều kiện khảo sát thực tế có hạn , tuy nhiên nhờ có sự giúp
đỡ chỉ bảo tận tình của giáo viên và cán bộ hướng dẫn thực tập nên em đã hoàn
thành được chuyên đề thực tập tốt nghiệp này .Em xin chân thành cám ơn PGS.TS
Phạm Văn Vận , anh Dương Huy Hoàng ( vụ Kinh tế dịch vụ -Bộ Kế Hoạch và Đầu
tư ), anh Thắng ( phó vụ trưởng vụ Kinh tế dịch vụ - Bộ Kế Hoạch và Đầu tư) đã
giúp đỡ em trong thời gian thực tập vừa qua giúp em đạt được hiệu quả tốt nhất .


MỤC LỤC


Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển bền vững du lịch
I) Các khái niệm về du lịch và vai trò của du lịch đối với phát triển kinh
tế xã hội
1) Khái niệm về du lịch và các loại hình du lịch
1.1. Khái niệm về du lịch
Con người vốn tị mị về thế giới xung quanh, muốn có thêm hiểu biết về
cảnh quan, địa hình, nền văn hóa… vì vậy du lịch đã trở thành một hiện tượng khá
quan trọng trong đời sống con người, nó trở thành nhu cầu xã hội phổ biến đáp ứng
mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần con người. Tuy nhiên
khái niệm du lịch có nhiều cách hiểu do có nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Vào năm 1941, các giáo sư Thụy Sĩ là Hunziker và Krapf đã đưa ra định


nghĩa: “Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ việc đi
lại và lưu trú của những người ngồi địa phương-người khơng có mục đích định cư
và khơng liên đến bất kỳ hoạt động kiếm tiền nào”. Với khái niệm này du lịch mới
chỉ được giải thích ở hiện tượng đi du lịch.
Theo Guer Freuler, du lịch là một hiện tượng thời đại của chúng ta dựa trên
sự tăng trưởng của nhu cầu khôi phục sức khỏe và sự thay đổi của môi trường xung
quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp của tự nhiên.
Theo nhà kinh tế Kalfiotis, du lịch là sự di chuyển tạm thời của cá nhân hay
tập thể từ nơi này đến nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, đạo đức do đó tạo
nên các hoạt động kinh tế.
Theo M.Coltman, du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan
hệ phát sinh từ tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, nhà kinh doanh du lịch
chính quyền sở tại và cộng đồng dân cư dịa phương trong quá trình thu hút và lưu
giữ khách du lịch.
Theo quan điểm của Robert W.Mc. Intosh, Charles R.Goeldner, J.RBrent
Ritcie du lịch là tổng hợp các mối quan hệ nảy sinh từ tác động qua lại giữa khách
du lịch, nhà cung ứng, chính quyền sở tại và cộng đồng dân cư chủ nhà trong q
trình thu hút và đón khách du lịch.
Với cách tiếp cận tổng hợp ấy, các thành phần tham gia vào hoạt động du lịch:
4


-Khách du lịch
-Các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách du lịch.
-Chính quyền sở tại
-Cộng đồng dân cư địa phương
Theo định nghĩa của tổ chức du lịch thế giới (UNWTO):
“Du lịch được hiểu là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt
động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở
bên ngoài nơi cư trú thường xun của họ với mục đích hịa bình. Nơi họ đến không

phải là nơi làm việc của họ”
Tại Việt Nam, mặc dù du lịch là một lĩnh vực khá mới mẻ nhưng các nhà
nghiên cứu của Việt Nam cũng đưa ra các khái niệm xét trên nhiều góc độ khác nhau.
Thứ nhất: du lịch trên góc độ cầu-góc độ người đi du lịch: Du lịch là một dạng
nghỉ dưỡng sức, tham gia tích cực của con người nơi cư trú với mục đích nghỉ ngơi,
giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, cơng trình văn hóa nghệ thuật.
Thứ hai: du lịch được xem xét trên góc độ một ngành kinh tế: Du lịch là một
ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về tự
nhiên, truyền thống, lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình
yêu đất nước; đối với người nước ngồi là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt
kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn có thể coi là hình
thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ.
Luật du lịch Việt Nam đã nêu ra khái niệm về du lịch như sau: “du lịch là các
hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên
của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí nghỉ dưỡng trong 1
khoảng thời gian nhất định”
1.2. Các loại hình du lịch
Ngày nay tồn tại một số loại hình du lịch chủ yếu là:
Du lịch biển: là loại hình du lịch lấy biển làm nơi diễn ra các hoạt động nghỉ
ngơi, vui chơi, giải trí của du khách. Loại hình du lịch này có lịch sử phát triển từ rất
sớm và ngày càng phát triển mạnh mẽ bởi vẻ đẹp tự nhiên và lợi ích mà nó mang lại.

5


Các hoạt động du lịch biển rất đa dạng và phong phú, bao gồm du lịch bằng
thuyền, du lịch lặn, bơi lội, hoạt động thể thao trên biển,..
Du lịch sinh thái: là du lịch hịa mình vào thiên nhiên với rất nhiều mục tiêu
khác, chủ yếu liên quan tới các yếu tố tự nhiên có khí hậu trong lành, ít bị tác động
của con người như rừng, núi. Các hoạt động diễn ra chủ yếu là leo núi, thám hiểm,

trượt tuyết, khám phá tự nhiên. Trong du lịch sinh thái, xu hướng du lịch điền dã,
đến các làng quê, bản làng đang thu hút ngày càng nhiều khách du lịch như du lịch
kênh rạch, du lịch miệt vườn,..
Du lịch văn hóa : là loại hình mà du khách muốn thẩm nhận bề dày lịch sử, bề
dày văn hóa của mỗi vùng. Khách du lịch đến đó và khám phá những đặc trưng của
vùng đó, thăm những khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, đền, chùa,, nhà thờ,...
Chẳng hạn như du lịch ở cố đô Huế, phố cổ Hội An, Quốc Tử Giám-Hà Nội,…
Du lịch làng nghề : là loại hình du lịch mà du khách đến với mục đích tìm
hiểu, khám phá những ngành nghề trưyền thống của vùng đó. Chẳng hạn du lịch
làng nghề Bát Tràng- Hà Nội,
Du lịch mua sắm : Đây là loại hình du lịch mới xuất hiện, du khách đi du
lịch kết hợp với việc mua sắm.
1.3. Vai trị và vị trí của du lịch đối với phát triển kinh tế xã hội
Ngày nay, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm vị trí hết
sức quan trọngtrong đời sống kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Kinh tế du
lịch được coi là ngành cơng nghiệp khơng khói, ngành dịch vụ, kinh doanh hoạt
động trong lĩnh vực cung ứng sản phẩm du lịch, thoả mãn nhu cầu cho du khách,
nhằm đem lại lợi ích kinh tế, chính trị , xã hội thiết thực cho đất nước.
Phát triển kinh tế nói chung và ngành kinh tế du lịch nói riêng có mối quan
hệ như giữa tổng thể và bộ phận. Phát triển kinh tế bền vững tạo ra một khuôn khổ
chung cho sự phát triển của các ngành
II) Phát triển bền vững du lịch
1.Khái niệm về phát triển bền vững
Phát triển bền vững là “sự phát triển đáp ứng những nhu cầu của hiện tại mà không
làm tổn hại tới năng lực của các thế hệ tương lai đáp ứng nhu cầu của bản thân họ”

6


Sau hội nghị thượng đỉnh của trái đất họp tại Rio de Janeiro – Braxin từ ngày

3-14/6/1992 thì: “Phát triển bền vững được hình thành trong sự hồ nhập, xen cài
thoả hiệp của ba hệ thống tương tác là hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ văn hoá-xã hội”.
Theo quan điểm này, phát triển bền vững là kết quả tương tác qua lại và phụ thuộc
của ba hệ thống nói trên, và để phát triển bền vững khơng cho phép con người vì sự
ưu tiên phát triển hệ thống này mà gây ra sự suy thoái và tàn phá đối với các hệ
thống khác
2.Phát triển du lịch bền vững
Theo Hội đồng Du lịch lữ hành quốc tế (WTTC) 1996 thì: “ Du lịch bền
vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm
bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”
Theo định nghĩa của tổ chức Du lịch thế giới (WTO) đưa ra tại hội nghị về
môi trường và pháp triển của Liên hợp quốc năm 1992: “ Du lịch bền vững là việc
pháp triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du
lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các
nguồn tài nguyên cho việc pháp triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền
vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về
kinh tế, xã hội, thảm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự tồn vẹn về
văn hố, đa dạng về sinh học, sự pháp triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ
trợ cho cuộc sống của con người”
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực khác có liên quan
ở Việt Nam: “ Phát triển du lịch bền vững là hoạt động khai thác có quản lý các giá
trị tự nhiên và nhân văn nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có
quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo
tồn và tơn tạo các nguồn tài ngun, duy trì sự tồn vẹn về văn hố để phát triển du
lịch trong tương lai, cho cơng tác bảo vệ mơi trường và góp phần năng cao mức
sống của cộng đồng địa phương”
3.Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững du lịch
3.1.Dấu hiệu về kinh tế
3.1.1. Số lượng khách du lịch quay trở lại lần thứ hai.
Khách du lịch là yếu tố quyết định trong việc hình thành nên “cầu” du lịch,

là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá sự phát triển du lịch của
7


một điểm du lịch cụ thể. Các chỉ tiêu về khách có thể cho biết rất nhiều thơng tin, cụ
thể là thước đo của sự phát triển du lịch, của sự nổi tiếng của điểm du lịch, của sức
hấp dẫn của điểm du lịch, của khả năng “cung” và đáp ứng các nhu cầu của du
khách của điểm du lịch… Các đánh giá về khách là bức tranh về hoạt động du lịch
của điểm du lịch, các đánh giá về khách sẽ làm cơ sở cho nhiều đánh giá liên quan
khác cũng như đưa ra những định hướng phát triển du lịch trong tương lai. Để có
những đánh giá cụ thể về khách cần thường xuyên tổ chức các cuộc điều tra nhằm
đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với các dịch vụ du lịch cũng như thái độ
đón tiếp của chính quyền và cộng đồng địa phương tại các điểm du lịch.
* Đối với khách du lịch quốc tế
Phát triển du lịch bền vững dưới góc độ đánh giá các tiêu chí về khách du
lịch quốc tế đó là việc có được những đánh giá cụ thể của du khách trong việc
“mong muốn dược quay trở lại điểm du lịch đó lần thứ hai, thứ ba...”, nói cách khác
phát triển du lịch bền vững theo tiêu chí về khách du lịch là việc phân tích “tỷ lệ
khách du lịch quốc tế quay trở lại lần thứ hai, thứ ba,... thứ n” trong cơ cấu khách
quốc tế. Các giá trị này có được thơng qua việc tiến hành các cuộc điều tra, phỏng
vấn khách du lịch tại các khu điểm du lịch trên toàn lãnh thổ hoặc thông qua việc
phối hợp với các hãng lữ hành trên toàn quốc tổ chức các cuộc phỏng vấn. Tỷ lệ
khách du lịch quốc tế quay trở lại lần thứ hai càng cao chứng tỏ rằng hoạt động du
lịch tại khu vực đó, quốc gia đó đang phát triển đúng hướng, có hiệu quả cao. Đối
với Việt Nam, trong khi tiến hành điều tra phỏng vấn khách, cần tập trung chú ý vào
các thị trường khách có khả năng chi trả cao, có thời gian lưu trú dài ngày và thị
trường đó phải là thị trường có lượng khách outbound lớn như Nhật Bản, Anh,
Pháp, Mỹ, và một số nước trong cộng đồng Châu Âu.
Ngồi ra tiêu chí về sự ổn định và tăng trưởng của lượng khách quốc tế từ
các thị trường nguồn trọng điểm đến Việt Nam cũng có ý nghĩa quan trọng để đánh

giá tính bền vững của phát triển du lịch.
* Đối với khách du lịch nội địa
Khách du lịch quốc tế là đối tượng được tập trung chú ý như một nguồn thu
ngoại tệ chính đối với ngành du lịch thì khách du lịch nội địa có vai trị duy trì sự
phát triển và tăng trưởng chung của ngành du lịch. Việc khuyến khích được người
dân trong nước đi du lịch đã tạo điều kiện phân phối lại thu nhập giữa các thành
8


phần lao động trong xã hội, góp phần tạo thêm cơng ăn việc làm cho xã hội, hỗ trợ
tích cực cho các chương trình cứu trợ của Chính phủ như các chương trình xố đói
giảm nghèo, nâng cao nhận thức cho cộng đồng... Như vậy đã góp phần quan trọng
trong việc thực hiện thành công mục tiêu đặt ra của phát triển bền vững cả dưới góc
độ về kinh tế và góc độ xã hội.
“Tỷ lệ người dân Việt Nam đi du lịch trong một năm” là cơ sở để đánh giá
mức độ phát triển bền vững của du lịch Việt Nam, con số này càng cao thì mục tiêu
đặt ra cho phát triển bền vững càng có cơ sở thành công.
3.1.2. Hiệu quả hoạt động của các điểm du lịch đã được quy hoạch
Đối với một chiến lược hoặc kế hoạch phát triển du lịch của một quốc gia,
một vùng lãnh thổ hoặc một điểm du lịch cụ thể thì cơng tác quy hoạch ln nắm
vai trị quan trọng và quyết định. Đặc biệt với quy hoạch cho phát triển bền vững thì
yếu tố thiết kế dự án quy hoạch, thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch lại càng
quan trọng hơn bao giờ hết.
“Số lượng các địa phương có Quy hoạch tổng thể du lịch được phê duyệt” và
“Số lượng các khu, điểm du lịch có trong danh mục các điểm du lịch quốc gia đã
xây dựng Quy hoạch chi tiết” là những chỉ số quan trọng trong việc đánh giá tính
bền vững trong mục tiêu phát triển của ngành. Việc tiến hành xây dựng Quy hoạch
đánh dấu thời điểm Nhà nước bắt đầu tập trung các nguồn vốn cho việc xây dựng,
mở rộng các hạng mục cơng trình vui chơi giải trí, đa dạng hố các sản phẩm du
lịch của khu vực cũng như việc đầu tư cho các cơng trình hạ tâng cơ sở, hạ tầng kỹ

thuật và các kế hoạch duy tu, bảo dưỡng hàng năm.
Bên cạnh đó, hiệu quả kinh doanh của các khu du lịch đã được Quy hoạch
cũng đưa lại những kết luận chính xác về tính bền vững trong mục tiêu hoạt động
của khu du lịch đó. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của một khu du lịch được thể
hiện thông qua các số liệu về doanh thu, lượng khách, số lượng buồng phịng khách
sạn và cơng suất sử dụng buồng phịng.
3.2.Dấu hiệu về xã hội
3.2.1. Mức độ đóng góp của ngành du lịch cho phát triển kinh tế, xã hội
địa phương
Du lịch tự bản thân nó là một ngành kinh tế tổng hợp, trực tiếp khai thác các
thế mạnh tài nguyên thiên nhiên, do vậy để có thể phát triển bền vững cần có sự tập
9


trung cho công tác bảo tồn và cần sự tham gia của mọi bên liên quan, đặc biệt là
cộng đồng tại các điểm du lịch.
Để đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch, trước hết chúng ta phải có
được những số liệu báo cáo cụ thể về “mức độ đóng góp của ngành du lịch cho
cơng tác bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên du lịch”.
* Đối với các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên: Tài nguyên du lịch tự nhiên
thường là các loại tài nguyên sẵn có trong tự nhiên, và thường rất khó phục hồi lại
như cũ nếu như chúng bị khai thác quá giới hạn cho phép hoặc bị các tác động từ
phía du khách hoặc các thành phần tham gia phục vụ du lịch làm cho biến đổi so
với hình dạng ban đầu của nó. Tính bền vững của các nguồn tài nguyên du lịch tự
nhiên được đánh giá thông qua “số lượng các loài sinh vật đặc hữu quý hiếm đang
bị đe doạ tuyệt chủng trên tổng số các loài được điều tra”.
* Đối với tài nguyên du lịch nhân văn: Khác với tài nguyên du lịch tự nhiên,
tài nguyên du lịch nhân văn là nhóm tài nguyên du lịch có nguồn gốc nhân tạo,
nghĩa là do con người sáng tạo ra. Theo quan điểm chung được chấp nhận hiện nay,
tồn bộ những sản phẩm có giá trị về vật chất cũng như tinh thần do con người sáng

tạo ra đều đưọc coi là những sản phẩm văn hố.
Khơng phải sản phẩm văn hoá nào cũng đều là những sản phẩm du lịch nhân
văn, chỉ những sản phẩm văn hoá nào có giá trị phục vụ du lịch mới được coi là tài
nguyên du lịch nhân văn(1). “Tỷ lệ các tài nguyên du lịch nhân văn được khai thác
phục vụ du lịch trên tổng số tài nguyên du lịch nhân văn được thống kê” sẽ là cơ sở
đánh giá mức độ khai thác cũng như hiện trạng tái đầu tư cho cơng tác bảo tồn.
3.2.2.Mức độ đóng góp của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch
Cho dù cộng đồng không tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch nhưng họ
đóng vai trị quan trọng trong du lịch . Họ có thể thực hiện nhiều vai trị trực tiếp
trong ngành du lịch như :
- Cho thuê đất cho việc phát triển
- Làm việc bán thời gian, đầy đủ thời gian hoặc tạm thời cho những nhà điều
hành tư nhân
- Cung cấp những dịch vụ cho các nhà điều hành tư nhân như thức ăn ,
hướng dẫn viên, giao thông , nhà nghỉ
10


- Hình thành liên kết với các nhà điều hành tư nhân , những người cung cấp
thị trường , hậu cần , hướng dẫn viên đa ngôn ngữ , trong khi đó thì cộng đồng cung
cấp những dịch vụ cịn lại
- Thực hiện các chương trình du lịch dựa vào cộng đồng không phụ thuộc
Cho dù họ không tham gia trực tiếp vào ngành du lịch , nhưung họ cũng
đóng nhiều vai trò gián tiếp mà tác động đến sự thành công của bất cứ doanh nghiệp
du lịch bền vững nào . Sự giao lưu khơng chính thức của cộng đồng địa phương với
du khách có vai trị lớn trong việc mở thêm những trải nghiệm của du khách về
những cái tích cực và tiêu cực như du khách cảm thấy được sự hiếu khách , an toàn
và tiện nghi . Các chủ đất địa phương cũng có thể có vai trò quan trọng đối với sự
lành mạnh sinh thái của vùng , đặc biệt là ở vùng đệm của KBTB , gần bờ biển ,
xung quanh cửa sông … Và tất nhiên là các cộng đồng ven biển cũng bị tác động

bởi các hoạt động của du lịch . Nhà cửa, thị xã, gia đình và cuộc sống cũng sẽ bị
thay đổi nếu du lịch trở thành một phần quan trọng của vùng này. Để tạo ra những
giao lưu giữa cộng đồng địa phương và du khách những lợi ích qua lại và để làm
cho du lịch bền vững thành công, điều quan trọng là phải hiểu được lợi ích và cả
những đe doạ của du lịch với người dân địa phương
3.3.Dấu hiệu về môi trường
3.3.1. Tỷ lệ các khu , điểm du lịch được bảo vệ
Phát triển du lịch được coi là bền vững nếu như số lượng các khu, điểm du
lịch cũng như các nguồn tài nguyên du lịch được quan tâm đầu tư, bảo vệ chiếm tỷ
lệ cao. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, các khu du lịch được Chính phủ giao trực
tiếp cho các hộ tư nhân và các doanh nghiệp tư nhân trong một thời gian xác định,
mọi hoạt động phát triển du lịch đều nằm dưới sự kiểm soát của tư nhân, vai trò của
Nhà nước đối với các khu điểm du lịch lúc này chỉ là việc định ra những định
hướng phát triển, quy định trong khai thác, cũng như các yêu cầu đặt ra cho bảo tồn,
tôn tạo.
Ở Việt Nam, hầu hết các nguồn tài nguyên du lịch đều được đặt dưới sự quản
lý của Nhà nước, mọi hoạt động khai thác hay đầu tư đều phải tuân theo các văn bản
pháp quy quy định. Đây chính là một đặc điểm cơ bản của du lịch Việt Nam. Vì vậy,
việc phân biệt giữa điểm du lịch “được bảo vệ” với điểm du lịch “chưa được bảo

11


vệ” để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch là điểm du lịch đó có được Nhà nước quan
tâm đầu tư tôn tạo, xây dựng các hệ thống xử lý, và kiểm sốt chất thải hay khơng.
Để đánh giá tính bền vững của các khu điểm du lịch trên lãnh thổ Việt Nam
nhất thiết phải dựa vào “tỷ lệ các khu du lịch được đầu tư bảo vệ, tôn tạo trong tổng
số các khu du lịch nằm trong danh mục được Nhà nước phê duyệt”. Theo Tổ chức
du lịch thế giới - WTO nếu tỷ số này vượt quá 50% thì được đánh giá là phát triển
bền vững.

3.3.2. Quản lý áp lực môi trường tại các điểm du lịch
Quản lý áp lực từ hoạt động du lịch lên môi trường thực chất là việc giới hạn
các tác động tiêu cực từ du lịch lên mơi trường, trong đó việc giới hạn và quản lý
“sức chứa” của điểm du lịch đó được đặt lên hàng đầu. Bản chất của việc này là hạn
chế lượng khách du lịch tập trung quá đông tại một khu, điểm du lịch trong cùng
một thời điểm. Mục tiêu của phát triển bền vững là tạo ra một sự phát triển và tăng
trưởng ổn định về kinh tế, do đó việc khai thác quá giới hạn cho phép của một điểm
du lịch sẽ đưa lại những tác động tiêu cực, làm suy giảm tính bền vững của một khu
vực, phá vỡ khả năng phát triển bền vững của ngành.
3.3.3. Mức độ đóng góp của ngành du lịch cho công tác bảo tồn, tôn tạo
Tài nguyên du lịch khi được khai thác phục vụ mục đích du lịch đều đem lại
một nguồn thu nhất định đối với ngành du lịch nói chung và cộng đồng địa phương.
Nguồn thu này có thể có được từ việc bán vé tham quan, vé cho các dich vụ vui
chơi giải trí, từ việc bán các sản phẩn lưu niệm hay các đặc sản của địa phương…
và được tính vào doanh thu cho ngành du lịch. Sự đóng góp của ngành du lịch cho
bảo tồn thể hiện ở “tỷ lệ doanh thu du lịch được trích lại cho chính quyền địa
phương hoặc cơ quan chủ quản các nguồn tài nguyên du lịch đó phục vụ cơng tác
bảo tồn và tơn tạo”.
Du lịch là một ngành kinh tế có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hố cao.
Chính vì vậy tỷ lệ doanh thu mà ngành du lịch trích lại cho cơ quan chủ quản các
nguồn tài nguyên du lịch càng cao chứng tỏ khả năng phối hợp liên ngành tốt. Việc
đánh giá khả năng phát triển bền vững của ngành bắt buộc phải dựa trên yếu tố này,
kết quả thu được có thể có xác suất do nhiều khi doanh thu du lịch trích lại khơng
được dùng vào mục tiêu bảo tồn, tơn tạo các nguồn tài ngun nói trên nhưng phần
nào cũng thể hiện nội dung của phát triển bền vững.
12


3.4.Một số dấu hiệu khác
3.4.1. Tăng trưởng về đầu tư cho du lịch

- Đối với các nguồn vốn huy động trong nước: tỷ lệ vốn quay vòng từ các
hoạt động kinh doanh du lịch, vốn trích từ quỹ phát triển ngành cho công tác bảo
tồn và các nguồn vốn Ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho phát triển. Nhưng nhìn chung
nguồn vốn này thường mang tính chất hỗ trợ hơn là việc khuyến khích phát triển.
- Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn vốn quan trọng thúc đẩy
sự phát triển của hầu hết các ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân trong đó có
du lịch. Trong một khoảng thời gian nghiên cứu xác định (có thể là 5 năm, 10 năm)
mức độ biến đổi của các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào du lịch sẽ cho
chúng ta những nhận định cơ bản về tương lai phát triển của ngành. Trong đó tỷ số
k sẽ cho chúng ta những nhận định cụ thể về tính bền vững của ngành du lịch.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào du lịch
k = --------------------------------------------------------------------------Tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nền kinh tế
3.4.2. Tỷ lệ GDP du lịch trong cơ cấu GDP cả nước
n
m = ----------------------------------------------Tổng sản phẩm quốc nội GDP
Trong đó:
n = GDP du lịch có sự hỗ trợ của các chính sách bền vững - GDP du lịch
Chỉ số m này phản ánh tình trạng phát triển thực tế của ngành du lịch trong
nền kinh tế quốc dân. Giá trị m càng cao, ổn định và tăng theo thời gian thì ngành
du lịch càng phát triển gần với mục tiêu phát triển bền vững.
Bên cạnh đó chúng ta cũng có thể đánh giá khả năng bền vững của ngành du
lịch thơng qua mức độ đóng góp vào ngân sách Nhà nước của ngành du lịch.
III) Sự cần thiết phát triển du lịch bền vững
Phát triển bền vững là xu thế chung của toàn xã hội đã được nghiên cứu, xem
xét từ lâu xong chỉ những năm gần đây phát triển Du lịch bền vững mới được nhắc
đến. Có hai lý do cơ bản sau

13



1. Do tính chất của ngành du lịch
Xét về bản chất du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên
vùng. Điều đó thể hiện ở chỗ bất cứ nơi nào du lịch phát triển thường kéo theo sự
phát triển của một loạt các ngành khác như: giao thông vận tải phục vụ cho việc đi
lại của khách, kinh doanh nhà hàng khách sạn, đồ lưu niệm, xây dựng cung cấp cơ
sở lưu trú, hệ thống thơng tin liên lạc…Ngược lại cần có sự bổ trợ của các ngành
nói trên thì du lịch mới tồn tại và phát triển.
2. Do tác động môi trường của du lịch
Môi trường ở đây được hiểu theo hai nghĩa: môi trường tự nhiên và môi
trường xã hội. Hoạt động du lịch tác động trực tiếp đến cả loại môi trường này
2.1. Tác động của du lịch lên các yếu tố sinh thái tự nhiên
a) Tác động tích cực
• Tạo cho du khách hiểu thêm sâu sắc về tự nhiên, thấy được giá trị của thiên
nhiên đối với đời sống con người. Nhờ vậy du lịch sẽ góp phần tích cực vào sự
nghiệp giáo dục về môi trường và năng cao ý thức bảo vệ mơi trường của con người.
• Nhu cầu du lịch nghỉ ngơi tại những khu vực có nhiều cảnh quanthiên
nhiên cũng lại kích thích việc tơn tạo , bảo vệ môi trường
b) Tác động tiêu cực
Hoạt động du lịch nếu buông lỏng thiếu sự quản lý rất dễ gây nên nguy cơ
suy thối tài ngun, mơi trường.
2.2. Tác động của du lịch lên xã hội - nhân văn
a) Tác động tích cực
• Tác động qua lại giữa q trình tiêu dùngvà cung ứng sản phẩm du lịch
• Đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước
• Làm kích thích mạnh mẽ các ngành kinh tế có liên quan
• Là cầu nối hồ bình giữa các dân tộc trên thế giới, giúp các dân tộc xích lại
gần nhau hơn

14



b) Tác động tiêu cực
• Du lịch nhiều khi gây rối loạn kinh tế của một vùng
• Du lịch thường kéo theo sự quá tải dân số , dịch bệnh dễ lan truyền từ nơi
này đến nơi khác, hay một số tệ nạn xã hội nhưmại dân, cờ bạc, buôn bán ma tuý…
3. Lợi ích của phát triển du lịch bền vững
Lợi ích cho nhà cung cấp : các nhà cung cấp kinh doanh do lợi ích có thể có
nhiều loại hình , sản phẩm du lịch lớn hơn để có thể cung cấp cho khách du lịch
nhiều sản phẩm , dịch vụ phong phú hơn và có thể thu được lợi nhuận lớn hơn . Do
tính chu kì sống của sản phẩm du lịch và điểm du lịch nên khi phát triển du lịch bền
vững sẽ kéo dài tuổi sống của các điểm , các khu du lịch hơn . Nhà cung cấp cũng
có thể phát triển mở rộng qui mô hoạt động , giảm được rủi ro trong kinh doanh .
Lợi ích cho khách du lịch : Khách du lịch có thể được tiếp cạn và khám phá ,
nghiên cứu về các nền văn hoá , phong tục tập quán lâu đời trường tồn qua thời gian
, được chiêm ngưỡng , khám phá các phong cảnh, cảnh quan tự nhiên, hoang sơ kết
hợp với sự tu bổ , kết hợp với các cơng trình văn hố , lịch sử cổ kính và hiện đại ,
được sử dụng các sản phẩm và du lịch tốt nhất chi phí thấp .
Lợi ích cho điểm du lịch : ban quản lí của các điểm du lịch có thể cung cấp
sản phẩm dịch vụ cho các đơn vị kinh doanh và khách du lịch và từ đó thu lợi nhuận
và tiếp tục đầu tư để cải tạo và nâng cấp , bảo vệ cho khu du lịch , tạo điều kiện
công ăn việc làm cho người dân địa phương .
4. Những nguyên tắc phát triển du lịch bền vững
4.1.Sử dụng nguồn lực một cách bền vững
Việc bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân
văn là rất cần thiết, nó bảo đảm cho hoạt động kinh doanh du lịch phát triển lâu dài
Phát triển bền vững ủng hộ việc lưu lại cho các thế hệ tương lai một nguồn
tài nguyên du lịch không kém hơn so với cái mà các thế hệ trước được hưởng
Việc sử dụng bền vững, bảo tồn và bảo vệ các nguồn lực phát triển du lịch
được xem là vấn đề sống còn đối với việc quản lý hợp lý manh tính chất toàn cầu và
quốc gia


15


- Mối quan hệ giữa du lịch và tài nguyên thiên nhiên
-Tác động tích cực:
Du lịch tạo nên động lực mạnh đối với việc bảo tồn và bảo vệ môi trường,
đặc biệt là sự phát triển và mở rộng mạng lưới các vườn quốc gia, các khu bảo tồn
tự nhiên. Ngày nay trên thế giới hiện có hơn 5.000 khu bảo tồn thiên nhiên, riêng ở
Việt Nam có 105 khu rừng đặc dụng ( trong đó có 16 vườn quốc gia )Công nghiệp
du lịch đang tăng cường áp dụng các chính sách mơi trường. Ví dụ cơng viên disney
ở Florida, tập đoàn khách sạn Sheraton and Intercontinental đang nêu ra các vấn đề
xử lý chất thải, tao chế và bảo vệ nguồn nước. Tổng cục du lịch Thái Lan nhấn
mạnh sự cần thiết phải giáo dục cho du khách và cư dân địa phương về “ Sự hiểu
biết và sự cần thiết phải bảo vệ các tài nguyên du lịch
-Tác động tiêu cực:
Gây ô nhiễm nguồn nước
Gây ô nhiễm không khí do chất phát thải do các phương tiện giao thông và
thiết bị
Việc quy hoạch cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật không hợp lý cũng gây
tác hại đến cảnh quan của các điểm tham quan du lịch
Việc xác định sức chứa của các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên
khong hợp lý cũng gây tác hại quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của các hệ
sinh thái
4.2 . Giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải
Giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải sẽ tránh được những chi phí tốn
kém cho việc hồi phục tổn hại về mơi trường và làm tăng chất lượng của du lịch
Mọi người có nhận thức rằng sự tiêu thụ quá mức sẽ dẫn đến sự hủy hoại
mơi trường trên tồn cầu và đi ngược lại sự phát triển bền vững
Các dự án được triển khai khơng có đánh giá tác động mơi trường hoặc

không thực thi những kiến nghị về đánh giá tác động của môi trường đã dẫn đến sự
tiêu dùng tài nguyên môi trường và các tài nguyên khác một cách lãng phí khơng
cần thiết
Đây là ngun nhân gây ra sự ơ nhiễm và xáo trộn về văn hóa xã hội
16


Các chất thải từ các cơng trình khơng được quan tâm xử lý đúng mức, dẫn
đến sự xuống cấp về môi trường một cách lâu dài.
Một số các dự án không được lập kế hoạch một cách nghiêm túc, đặc biệt là
trong thàh phần tư nhân đã gây ra những hậu quả, dẫn đến các cơ quan nhà nước
phải bỏ chi phí và cơng sức ra để phục hồi những tổn thất. Chính vì vậy cần thiết
phải có các biện pháp để giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải
+ Các doanh nghiệp du lịch và ngành du lịch phải giảm tiêu thụ các nguồn
lực du lịch
+ Ưu tiên các nguồn lực hiện có ở địa phương hơn là nhập khẩu theo xu
hướng thích hợp và thích hợp
+ Giảm nguồn rác thải và đảm bảo việc xử lý rác thải do du lịch thải ra một
cách an toàn
+ Sử dụng công nghệ xử lý rác thải, tái chế rác thải
+ Có trách nhiệm phục hồi những tác hại nảy sinh từ các dự án du lịch
+ Tránh tổn thất thông qua công tác tiền hoạch định đúng đắn và theo dõi,
giám sát liên tục
4.3. Duy trì tính đa dạng
Việc duy trì và tăng cường tính đa dạng của thiên nhiên, văn hóa xã hội là
hết sức quan trọng cho du lịch bền vững và cũng là chỗ dựa sinh tồn của ngành
công nghiệp du lịch
+ Sự đa dạng của mơi trường tự nhiên, văn hóa và xã hội là một thế mạnh,
mang lại khả năng phục hồi cho những đột biến và áp lực, và đồng thời tránh việc
quá phụ thuộc vào một hay một vài nguồn hỗ trợ sinh tồn

+ Môi trường thiên nhiên được đặc trưng bởi tính đa dạng nhưng việc phát
triển kinh tế và du lịch đã phá hủy sinh thái trên phương diện rộng
+ Có tính tốn cho rằng trong vịng 50 năm tới, có khoảng 25% các lồi động
vật sẽ bị hủy diệt
Ngày nay, ở nhiều vùng đất ngập nước có 80% các rạn san hô và 50% các
khu rừng nguyên sinh trên hành tinh đã bị mất đi

17


+ Phát triển du lịch bền vững phải để lại cho các thế hệ tương lai một gia tài
đa dạng về thiên nhiên và nhân văn khơng ít hơn những gì được thừa hưởng của thế
hệ trước đa dạng
+ Đa dạng văn hóa là một trong những tài sản hàng đầu của ngành du lịch, do
vậy, nó cần phải được giữ gìn, bảo vệ. Sự đa dạng văn hóa bản địa sẽ mất đi khi nó bị
xuống cấp, bởi cư dân biến nó thành một món hàng hóa đem bán cho du khách
Các biện pháp để duy trì tính đa dạng
+ Trân trọng giữ gìn tính đa dạng của thiên nhiên và nhân văn + Đảm bảo
nhịp độ, qui mô và lọai hình phát triển để bảo vệ tính đa dạng của văn hóa bản địa
+ Ngăn ngừa sự phá hủy đa dạng sinh thái thiên nhiên bằng cách tôn trọng
sức chứa của mỗi vùng, áp dụng phương pháp tính tóan sức chứa và ngun tắc
phịng ngừa trước
+ Giám sát tác động của du lịch đồi với hệ sinh thái, đặc biệt đối với các lồi
động thực vật
+ Khuyến khích đa dạng kinh tế, xã hội bằng cách lồng ghép du lịch vào các
hoạt động của cộng đồng địa phương
+ Ngăn ngừa sự thay thế các ngành nghề truyền thống lâu đời bằng chuyên
môn phục vụ du lịch
+ Khai thác tốt các đặc trưng đặc thù của vùng hơn là áp đặt các chuẩn mực
đồng nhất

+ Đảm bảo qui mô, nhịp độ và loại hình du lịch nhằm khích lệ lòng yêu mến
khách và sự hiểu biết lẫn nhau
+ Phát triển du lịch phù hợp với văn hóa bản địa, phúc lợi và nhu cầu phát triển
4.4.Hợp nhất du lịch vào quá trình quy hoạch
Hợp nhất phát triển du lịch vào trong khuôn khổ hoạch định chiến lược cấp
quốc gia và địa phương, tiến hành đánh giá tác động môi trường, làm tăng khả năng
tồn tại lâu dài của ngành du lịch
Việc phát triển hợp nhất dựa trên hai quy tắc sau:

18


4.4.1. Du lịch và hoạch định chiến lược phát triển
Khi sự phát triển du lịch là một bộ phận hợp nhất của một kế hoạch cấp quốc
gia, nó xem việc phát triển và quản lý môi trường là một tổng thể thì sẽ mang lại lợi ích
tối đa và dài hạn cho nền kinh tế, quốc gia va địa phương ( trong đó có ngành du lịch)
4.4.2. Du lịch và đánh giá tác động môi trường
Trong việc thiết kế các sơ đồ dự án qui hoạch du lịch, đánh giá tác động môi
trường là bắt buộc để xem qui mô hay loại hình phát triển u lịch đó có phù hợp hay
khơng và cân nhắc xem nó đem lại lợi ích thật sự gì cho khu vực, cho vùng hay
quốc gia hay khơng?
Các biện pháp cụ thể
+ Phải tính tới các nhu cầu trước mắt của cả cư dân địa phương và cả du khách
+ Hợp nhất tất cả các mặt kinh tế mơi trường xã hội và văn hóa địa phương
vào trong việc quy hoạch
+ Tơn trọng chính sách địa phương, khu vực và quốc gia các ngành công
nghiệp, nông nghiệp, nhà cửa đất đai, nhà cửa và phúc lợi
+ Giảm thiểu các tổn hại về môi trường, xã hội và văn hóa với cộng đồng địa
phương bằng cách thực hiện đánh giá tác đơng mơi trường tồn diện có sự tham gia
của cư dân


19


Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch bền vững
của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
I. Giới thiệu về vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và tiềm năng du lịch
của vùng:
1. Những nhận định chung
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những đồng bằng châu
thổ rộng và phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới, là vùng đất thuộc lưu vực sơng
Mekong với tổng diện tích tự nhiên là 3,96 triệu ha bằng 5% diện tích tồn lưu vực.
ĐBSCL có dân số là 17,4 triệu người chiếm 21% dân số cả nước. Kinh tế chủ yếu
của vùng là nông nghiệp. Tăng trưởng GDP hàng năm cao và ổn định, giai đoạn
1996-2000 là 7,9%, giai đoạn 2001-2005 là 10.13%, giai đoạn 2005-2007 là
12.67%, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của vùng năm 2007 ước đạt 4.18 tỷ USD,
GDP bình quân đầu người năm 2007 ước đạt 678 USD.
ĐBSCL nằm trong khu vực có đường giao thơng hàng hải và hàng không
quốc tế quan trọng, giữa Nam Á và Đông Á cũng như Châu Úc và các quần đảo
khác trong Thái Bình Dương. Vị trí này hết sức quan trọng trong giao thương quốc
tế và phát triển du lịch.
Trong những năm qua, ngành du lịch Việt Nam đang được khách quốc tế
biết đến. Là một vùng châu thổ thuộc con sơng huyền thoại Mekong, ĐBSCL đã có
những đóng góp chung trong phát triển du lịch của cả nước. Lượng du khách quốc
tế gia tăng đều qua các năm, từ hơn 2 triệu lượt năm 2000 lên 7 triệu lượt trong năm
2007 trong đó có 680 ngàn khách quốc tế cho thấy ngành du lịch đã đạt mức tăng
trưởng cao và ổn định.
2.Tiềm năng du lịch của Đồng Bằng Sông Cửu Long
2.1.Tài nguyên du lịch thiên nhiên
2.1.1 Địa hình

Đồng Bằng sông cửu long là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam – có diện tích là
39952km2( trong khi châu thổ Bắc bộ chỉ có 15000km2).Bề mặt bằng phẳng và là
vùng đồng bằng phù sa mới có nguồn gốc sơng biển .

20


Phần thượng Châu thổ có những vùng trũng rộng lớn , nơng và khó tháo
nước , thường được giới hạn bởi các gờ sông (giồng ). Các vùng trũng giữa giồng
sơng Tiền và sơng Hậu có dạng đĩa nối đi nhau nằm giữa hai sơng . Do các giồng
có sườn thoải dần nên nước mưa đọng lại ở rốn vùng trũng tạo nên một hệ thống
dòng chảy phụ độc lập với các nhánh chính của sơng , hình thành một mạng lưới
thuỷ văn dày đặc , chằng chịt và độc đáo rất hấp dẫn đối với du lịch nhất là du lịch
sông nước . Phần lớn các vùng trũng đều trở thành đầm lầy , mùa mưa ngập sâu
nước , mùa khơ lại chỉ cịn những vũng nước tù rải rác như ở Đồng Tháp Mười…
-Phần hạ châu thổ được tính từ nơi hai sơng Tiền và sơng Hậu bắt đầu chia
nhánh . Bề mặt đồng bằng thấp (khoảng 1-2m), có các khu vực trũng sót thấp hơn
1m bị ngập nước vào mùa mưa nhưng ven các cửa sông và bờ biển lại có những dải
đất cát cao đến hơn 3m do tác động bồi đắp của thuỷ triều và sóng .
Dạng địa hình đáng chú ý ở vùng này là các đảo lớn nhỏ ở các cửa sông . Dễ
nhận thấy nhất là những đảo – cù lao , cồn – như cù lao Dài ( Vĩnh Long ), cù lao
Trịn , cù lao Nai( Sóc Trăng ), cồn Bà Nở ( Mỹ Tho).. Những đảo lớn khó nhận
thấy hơn có đỉnh nằm ngay ở chỗ sơng bắt đầu chia nhánh và đáy lồi ra biển như :
cù lao cực lớn giữa sông Tiền và sông Hậu là lãnh thổ của các tỉnh Vĩnh Long ,Trà
Vinh , một phần An Giang …hay tỉnh Bến tre là do hai cù lao Minh , cù lao Bảo
(giữa sông Mỹ Tho và sơng Cổ Chiên ) có sơng Hàm Lng chảy giữa hợp thành .
Như vậy vùng hạ châu thổ gồm toàn những đảo lớn nhỏ được bao bọc bởi các sông
chia nhánh ngày càng toả rộng ra phía biển .Đây là nơi có điều kiện thuận lợi hình
thành nên các vùng cây ăn quả - các miệt vườn – với đủ các loại hoa trái nhiệt đới
hấp dẫn khách du lịch đi theo các tuyến du lịch đường sơng .

Ngồi hai bộ phận chính là thượng châu thổ và hạ châu thổ ra, đồng bằng
Nam Bộ còn gồm các đồng bằng phù sa ở rìa như đồng bằng cửa sơng hình phễu
thuộc sông Đồng Nai , đồng bằng Cà Mau .Đồng bằng Cà Mau không cao hơn mặt
biển bao nhiêu , nhất là nửa phía Tây chỉ cao hơn mặt biển 1m . Rừng ngập mặn và
rừng U Minh chiếm phần lớn diện tích đồng bằng này. Bờ biển phía tây đồng bằng
là bãi Sú vẹt phẳng và thấp , tiến ra biển ở một vài nơi nhưng nhiều nhất ở Mũi Cà
Mau với tốc độ 60-80m/năm .
Cảnh quan đặc biệt có giá trị thu hút khách du lịch của miền đất này là hệ
sinh thái rừng ngập mặn với những đầm lầy , những sân chim…Ví dụ như rừng Cà

21


Mau, đảo Hòn khoai , Đồng Tháp Mười, Rừng U Minh , sân chim Ngọc Hiển ,
Tràm Chim Tam Nông. Rừng ngập mặn ở đây rất điển hình , chỉ đứng sau rừng
Amazon của Nam Mỹ
2.1.2.Khí hậu
-Nhiệt độ trung bình năm của khu vực là 26-27 độ C, biến thiên nhiệt độ
trung bình là 3-3,5 độ c. Tổng nhiệt độ trung bình năm là 7500 độ C, tối đa khoảng
9000-10000 độ C
-Nắng : tổng số giờ nắng hang năm có 2000h, tháng có nhiều h nắng nhất là
tháng 2,3 vói 8-9h/ngày.
-Ẩm độ trung bình nhiều năm là 82-83%, mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió
mùa tây nam , phổ biến khi các vùng áp thấp nhiệt đới xuất hiện trên lục địa châu Á
Mùa nắng gió mùa đơng bắc lại chiếm ưu thế do sự hiện diện của các trung tâm áp
cao từ vùng Siberi Mông cổ chuyển xuống ,DBSCL ít chịu ảnh hưởng của bão hơn
so với miền Bắc và Miền Trung. Trong vịng 55 năm chỉ có 8 cơn bão đổ bộ vào bờ
biển Nam bộ .Lượng mưa ở DBSCl khá lớn , trung bình 1400-2200mm/năm .Tỉnh
có lượng mưa cao nhất là Cà Mau(2200mm/năm) cịn tỉnh có lượng mưa thấp nhất
là Đồng Tháp(1400mm/năm).Lượng mưa trung bình là 2335mm/năm với số ngày

mưa 189 ngày/năm
2.1.3.Thuỷ văn
Hệ thống sông Cửu Long- hạ lưu sông Mê Kông ,chảy vào nước ta theo 2
nhánh : Tiền Giang và Hậu Giang .Càng về hạ lưu, sông càng phân nhánh và toả
rộng hơn ,cuối cùng đổ ra biển qua 9 cửa sơng – có lẽ vì thế mà có tên là Cửu
Long . Sơng đã bồi đắp nên vùng đồng bằng Châu thổ phì nhiêu và rộng lớn vào bậc
nhất Việt Nam và vào loại lớn nhất của thế giới . Không những thế , mạng lưới kênh
rạch chằng chịt nối các nhánh sông cũng hết sức phong phú với tổng chiều dài
4900km(0.12km/km2). Đây là hệ thống thuỷ văn độc đáo và hiếm có trong khu vực
và trên thế giới . Nó khơng chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà cịn có giá trị rất lớn đối với
du lịch ,có sức hấp dẫn đối với du khách . Theo các kênh rạch , du khách có thể đến
với các cù lao , các miệt vườn với đủ các loại hoa quả quanh năm . Đây thực sự là
tài nguyên du lịch của vùng.

22


Ngồi ra vùng Châu thổ Đồng Bằng Sơng Cửu Long có phù sa màu mỡ ,là
vựa lúa lớn nhất nước ta .Ngồi ra rừng cịn có diện tích đất ngập nước khá lớn với
hệ sinh thái rừng ngập mặn có thể coi là tài nguyên du lịch phong phú của những
vùng đầm lầy nhiệt đới – nơi cư ngụ của nhiều loại động vật, đặc biệt là chim …là
một loại tài nguyên du lịch đặc thù của đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, vùng
Nam Trung Bộ -Nam bộ cả nước nói chung .
2.1.4.Sinh vật
DBSCL trừ những rặng dừa mọc trên các giồng ven sông và những vườn quả
, lớp phủ thực vật tự nhiên chủ yếu là cỏ dại và cây thuỷ sinh mọc ven sông như
ôro, ô môi , dừa nước . Rừng thực sự ở đây đều là rừng nước mặn ở đây rộng
300000ha . So với rừng nước mặn ở Bắc Bộ , rừng ở đây điển hình và có giá trị
kinh tế cao hơn nhiều : dưới các rừng đước và sú vẹt là tôm , cua , cá nhiều vô kể ,
gỗ đước cung cấp loại than củi tốt vào bậc nhất và nhất là rừng chàm đem lại khơng

khí trong lành , là nơi cư ngụ của các loài chim và ong mật với sản phẩm mật ong
chàm nổi tiếng ngon .
Ngoài ra rừng cịn thấy trên các đảo ngồi khơi với rất nhiều la gỗ q như
gụ,sao,trắc, dầu , bời lời ,song,mây, móc..ở Cơn Đảo, Phú Quốc .Riêng Phú Quốc
,ngồi 35000km2 rừng cây gỗ, đảo còn khoảng 20000ha đất trồng lúa và hồ tiêu .
Sản lượng hồ tiêu của đảo có năm lên tới 25 tấn .
Rừng ngập mặn của vùng DBSCL là nơi tập trung nhiều các loài chim : vịt
nước , ngỗng , giang , sếu .. sống tập trung hang đàn như ở Tràm Chim(Tam nôngĐồng Tháp). Sân chim Ngọc hiển , Vĩnh Thành , Tân Hương (Minh Hải),Tri
Tôn(Bến tre)…trong đó có lồi đặc hữu như Sếu đầu đỏ(lồi tưởng đã tuyệt
chủng,nay chỉ cịn thấy ở Tràm Chim-Việt Nam).Ngồi ra ở đây cịn có những lồi
bị sát như trăn hoa, cá sấu ….Dưói các đầm lầy và rừng ngập mặn vùng DBSCL là
các loại tôm, cua ,cá với số lượng rất lớn , trong sông Cửu Long cá đi thành 6 lớp
(lớp trên cùng là Sặc Bồi,thứ hai là cá chàng,cá leo, cá hô, lớp thứ 3 là cá rơ, dưới là
cá lóc (chuối), cá bơng ,tiếp là trê vàng và dưới cùng là trê trắng).Theo thống kê
,vùng biển Nam Bộ có tới hơn 200 bãi cá ,ngồi ra cịn có đồi mồi,trai ngọc , hải
sâm , bào ngư, hải yến ,rau câu , ngọc điệp và nhiều loại cá lớn khác.

23


2.1.5.Sự phân bố tài nguyên du lịch tự nhiên theo địa phương
Dịng sơng Mêkong bồi đắp phù sa màu mỡ cho ĐBSCL, với 2 nhánh sơng
chính là sơng Tiền và sơng Hậu, ĐBSCL được hình thành từ những trầm tích phù sa
và bồi dần qua những lỉ nguyên thay đổi mực nước biển ,qua từnggiai đoạn kéo theo
sự hình thành những giồng cát chạy dọc theo bờ biểnnhững hoạt động hỗn hợp giữa
sơng và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu ,màu mỡ dọc theo ven
sơng lẫn dọc theo một số giồng (dải đất cao) cát ven biển và đất phèn trên trầm tích
đất mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên –Hà Tiên và
bán đảo Cà Mau.Dễ dàng nhận thấy toàn vùng có cấu trúc địa hình khá tương đồng
với tài nguyên thiên nhiên phong phú và đặc sắc với hệ sinh thái biển-đảo,hệ sinh

thái sông,hồ,hệ sinh thái rừng ,hang động ,kênh rạch ..có khả năng tạo ra những sản
phẩm du lịch đặc thù so với cả nước và khu vực, hệ thống kênh rạch chằng chịt giao
thoa cùng núi rừng, biển đảo đã hình thành một vùng sinh thái đa dạng, tạo nên
những cảnh quan đặc sắc, hùng vĩ, chứa bao điều kỳ thú mời gọi du khách gần
xa.Vị trí địa lí, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ..tạo ra hệ thống gia trị tìa nguyên
thiên nhiên của vùng. Vốn được thiên nhiên ưu đãi với hệ thống sơng ngịi chằng
chịt ,đa dạng sinh học cao với các khu rừng nguyên sinh ,vùng đất ngập nước..tạo
nên nhiều vườn cây trái xanh tươi ,nhiều sân chim..là những tiềm năng q vơ tận để
phát triển du lịch sinh thái . Đó là Rừng dừa Bến Tre màu xanh đam mê cho trái
xum xuê với nhiều sản phẩm từ dừa; tràm chim Tam Nông, làng nghề hoa kiểng Sa
Đéc (Đồng Tháp) nổi tiếng; chợ nổi Cần Thơ- Tiền Giang với hàng ngàn loại trái
cây; biển đảo Hà Tiên và Phú Quốc (Kiên Giang) với hàng trăm đảo nhấp nhơ giữa
biển khơi gió lộng; phong cảnh Thất sơn Bảy núi (An Giang); rừng đước Năm Căn,
đất mũi Cà Mau đã đi vào lịch sử như một huyền thoại; đặc biệt là những cánh đồng
lúa vàng mênh mơng như thảm lụa, những xóm thơn ấm áp bên các dịng kênh dài
như vơ tận,... hịa quyện với một không gian sông nước ngút ngàn, thơ mộng…
cuốn hút và hấp dẫn du khách.Giá trị của những tài nguyên du lịch tự nhiên này
càng được khẳng định ,đánh giá và xếp hạng như hệ thống vườn quốc gia ,khu bảo
tồn tự nhiên .Đến nay ,trong vùng đã được công nhận:
-2 khu dự trữ sinh quyển : khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang,khu dự trữ sinh
quyển Mũi Cà Mau ;

24


-5 Vườn quốc gia :Vườn quốc gia Mũi Cà Mau ,Vườn quốc gia U Minh
Thượng, Vườn quốc gia U Minh Hạ, Vườn quốc gia Tràm Chim và vườn quốc gia
Phú Quốc với tổng diện tích lên tới trên 93.500ha;
-4 khu bảo tồn tự nhiên : Ấp Canh Điền –Bạc Liêu,Hòn Chơng-Kiên
Giang,Láng Sen-Long An,Thạch Phú-Bến Tre;

-3 khu bảo tồn lồi :Lung Ngọc Hoàng-Hậu Giang,Sân chim Đầm Dơi-Cà
Mau,Vườn chim Bạc Liêu;
-7 Khu bảo vệ sinh cảnh:Gò Tháp-Đồng Tháp;Núi Sam,Thoại Sơn ,Trà
Sư,Tức Dụp-An Giang;
-1 khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học :Trung tâm nghiên cứu ứng
dụng rừng ngập mặn Minh Hải-Cà Mau
*Các sở văn hoá , thể thao và Du lịch của các địa phương đã phối hợp cùng
với các doanh nghiệp du lịch tiến hành khảo sát tại các điểm du lịch và nghiên cứu
thị trường. Đến nay đã xây dựng được một số chương trình đưa vào khai thác có
hiệu quả :
-Các chương trình tham quan du lịch tịa các địa danh : Vĩnh Thành , Chợ
Lách , Tân Thạch , Quới Sơn , Phú Túc , An Khánh, Mỹ Thạnh An, Giồng Trơm ,
Ba Tri, Bình Đại , Thới Sơn , Phụng Hiệp , Cái Bè…Các sản phẩm du lịch chủ yếu
là tham quan du lịch sinh thái nhà vườn , tham quan các di tích văn hố lịch sử , du
lịch làng nghề
-Chương trình du lịch nối tour du lịch với các địa phương trong nước nhằm
tăng cường khả năng liên kết khai thác du lịch. Đến nay, đã phối hợp gửi khách đến
các thị trường trong khu vực tiểu vùng Mê Kơng , tp Hồ Chí Minh , Bà rịa- Vũng
Tàu , Kiên Giang , Tây Ninh, Bình Thuận , Tây Nguyên , Nha Trang …
-6 chương trình du lịch outbound đến Campuchia, Hồng Kơng , Trung
Quốc , Thái Lan , Singapore, Malaisia.
Ngoài ra vẫn đang tiếp tục tiến hành nghiên cứu các thế mạnh đặc thù, khai
thác các địa danh, các di tích văn hóa lịch sử để đưa vào khai thác nhiều tour, tuyến
du lịch mới . Tăng cường liên doanh , liên kết , với các doanh nghiệp , các hộ gia
đình nhằm tạo nguồn khách , tạo sản phẩm mới …
2.2.Tài nguyên du lịch nhân văn
25



×