Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Ket qua kiem tra cong tac Giao duc the chat va hoat dong Y te truong hoc nam hoc 2010 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.1 KB, 14 trang )

UBND TỈNH HÀ TĨNH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số: 580 /SGD&ĐT- TCCB

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

Hà Tĩnh, ngày 15 tháng 6 năm 2011

V/v thông báo kết quả kiểm tra công tác
Giáo dục thể chất và hoạt động y tế trường học

Kính gửi: Trưởng phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố.
Từ ngày 26/4 đến 17/5/2011, Đoàn kiểm tra liên ngành Giáo dục & Đào tạo -Y tế
đã tiến hành kiểm tra công tác Giáo dục thể chất và hoạt động Y tế của 49 trường học
trên địa bàn toàn tỉnh, căn cứ vào kết quả của Đoàn kiểm tra, đối chiếu báo cáo của các
đơn vị gửi lên, Sở thông báo một số nội dung sau:
1. Ban chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố đã triển khai thực hiện các nhiệm
vụ công tác Giáo dục thể chất và hoạt động Y tế trường học; bước đầu đã thu được
một số kết quả nhất định. Những đơn vị làm tốt Nghi Xuân, Thành phố, Can Lộc,
Kỳ Anh, Hồng Lĩnh, những trường học tiêu biểu THPT Nguyễn Du, THCS Thiên Lộc,
TH Bắc Nghèn, TH Thị trấn Xuân An 2.....
Tuy vậy, công tác Giáo dục thể chất và hoạt động Y tế trường học vẫn còn
gặp nhiều khó khăn và một số bất cập sau:
- Ban chỉ đạo cấp huyện và các trường chưa đủ thành phần nên hoạt động chưa
có hiệu quả. Hệ thống các văn bản pháp quy còn thiếu nhiều, các trường chưa xây
dựng các loại hồ sơ như sổ kế hoạch, theo dõi các hoạt động....
- Đội ngũ nhân viên Y tế còn thiếu, bên cạnh đó một số đơn vị không thực hiện


nghiêm túc Quyết định số 50/2009/QĐ-UBND về việc hợp đồng nhân viên y tế cho
các trường MN. Măt khác một số nhân viên y tế đã được bố trí trong các nhà trường
chưa chủ động trong công việc, nghiệp vụ chuyên môn còn yếu, hầu hết chưa được
tập huấn kỹ về nghiệp vụ y tế trường học .
- Nhiều Thủ trưởng đơn vị chưa thực sự quan tâm, chưa nhận thức đúng về vai
trò, ý nghĩa của công tác Giáo dục thể chất và Y tế trường học, tinh thần trách nhiệm
chưa cao nên hiệu quả của công tác Giáo dục thể chất và Y tế trường học còn nhiều
hạn chế. Ban Giám hiệu trường Tiểu học thị trấn Hương Khê không thực hiện nghiêm
túc những quy định về công tác Giáo dục thể chất và Y tế trường học; Phòng Giáo dục
& Đào tạo Hương Khê, các trường THPT Vũ Quang, THPT Trần phú, THCS Phong
Bắc (KA) chưa thực hiện đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo về công tác Giáo dục
thể chất và Y tế trường học .
- Điều kiện giáo dục và chăm sóc sức khoẻ cho học sinh chưa bảo đảm do
thiếu cơ sở vật chất, nhiều trường học chưa đảm bảo đủ công trình vệ sinh, một số
công trình vệ sinh đã có nhưng chất lượng xuống cấp, rất bẩn, không đảm bảo chất


lượng. Nguồn nước uống, nước sinh hoạt cho học sinh và giáo viên chưa đủ, chưa
đảm bảo đủ cho công trình vệ sinh. Trang thiết bị và kinh phí cho hoạt động này còn
thiếu .
- Việc tổ chức bán trú ở một số trường chưa đảm bảo các điều kiện, tiềm ẩn
nhiều nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm; có dấu hiệu chủ quan, xem thường
nguy cơ dẫn đến ngộ độc thức ăn, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Những khó khăn, tồn tại nêu trên dễ dẫn đến sự gia tăng một số bệnh, tật ở
lứa tuổi học đường, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển về thể chất và tinh thần của học
sinh, ảnh hưởng đến chất lượng dạy học.
Để góp phần thực hiện thành công chỉ thị 23/2006/CT-TTg của Thủ trướng
Chính phủ, cần tập trung thực hiện tốt những nội dung sau .
a) Quán triệt đầy đủ những nội dung quy định tại Quyết định số 14/2001/QĐBGD&ĐT “Giáo dục thể chất và y tế trong trường học là hoạt động giáo dục bắt buộc
nhằm giáo dục, bảo vệ và tăng cường sức khoẻ, phát triển thể chất góp phần hình

thành và bồi dưỡng nhân cách, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh
viên”; tăng cường hơn nữa công tác truyền thông vệ sinh trường học và y tế học
đường.
b) Kiện toàn lại hệ thống tổ chức, bổ sung các thành viên Ban chỉ đạo cấp
huyện, các trường. Sắp xếp, bổ sung biên chế y tế học đường cho những đơn vị còn
thiếu, tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ này (mỗi năm tập huấn ít nhất 1 lần
vào đầu năm học, do trung tâm y tế dự phòng huyện chủ trì), thực hiện tốt các nhiệm
vụ và chế độ chính sách cho đội ngũ y tế trường học theo quy định tại Quyết định số
14/2001/QĐ-BGD&ĐT .
c) Cần phải cập nhật đầy đủ hệ thống văn bản pháp quy, phòng TCCB gửi hệ
thống văn bản pháp quy cho các đơn vị qua hệ thống Email và trên hộp th ư của
phòng TCCB; các đơn vị hoàn chỉnh các loại hồ sơ về công tác giáo dục thể chất và
hoạt động y tế trường học như kế hoạch hoạt động, các loại biên bản, nhật ký..
d) Đảm bảo đủ nguồn nước uống, nước sinh hoạt, nước phục vụ cho các công
trình vệ sinh; những đơn vị chưa đủ công trình vệ sinh cần khẩn trương có kế hoạch
xây dựng hệ thống công trình vệ sinh đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng và thiêt kế
theo quy định tại Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT. Giao ban chỉ đạo cấp huyện
kiểm tra số công trình vệ sinh xây dựng thêm và số công trình vệ sinh nước sạch đã
được đầu tư, nhằm khai thác có hiệu quả các công trình vệ sinh trong trường học .
đ) Chấn chỉnh những sơ suất, chủ quan trong việc tổ chức bán trú, những nơi
không bảo đảm điều kiện an toàn, các điểm lẻ không tổ chức bán trú. Nếu các cụm
lẻ muốn tổ chức bán trú thì phải có phòng làm việc cho cán bộ quản lý để theo dõi,
giám sát và chịu trách nhiệm VSATTP; quan tâm chỉ đạo hướng dẫn các trường tiểu
học có tổ chức bán trú. Các đơn vị cần tính toán kỹ điều kiện đảm bảo tổ chức bán
trú cho các trường học có dấu hiệu quá tải, chủ quan, tuỳ tiện, nhằm tránh nguy cơ
mất VSATTP .
e). Cần có sự kết hợp lồng ghép công tác giáo dục thể chất và hoạt động y tế
trường học với các hoạt động chuyên môn của trường, để hoạt động về lĩnh vực này



đạt hiệu quả cao hơn. Trong quá trình kiểm tra chỉ đạo các hoạt động chuyên môn
nếu phát hiện những hiện tượng sai phạm về lĩnh vực này, đề nghị các phòng, ban
chuyên môn của các sở, báo cáo về Ban chỉ đạo của các cấp để xem xét, xử lý.
g) Thực hiện nghiêm túc có hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra để có sự chỉ
đạo kịp thời, nhắc nhỡ, uốn nắn, nêu gương những đơn vị làm tốt để tạo phong trào
cho các đơn vị khác. Đưa nội dung công tác giáo dục thể chất và y tế trường học vào
việc đánh giá thi đua của các đơn vị, có kế hoạch sơ kết, tổng kết và đánh giá thi đua
khen thưởng. Những đơn vị Đoàn kiểm tra Liên ngành của tỉnh, của huyện đã kiểm
tra không đạt yêu cầu, còn nhiều tồn tại cần xem xét các danh hiệu thi đua của cá
nhân và đơn vị .
2. Các phòng Giáo dục & Đào tạo sao gửi Báo cáo kiểm tra của Đoàn, Công
văn này đến các thành viên ban chỉ đạo cấp huyện, đến các trường học trên địa bàn,
bao gồm các trường MN, TH, THCS, THPT; coi đây là những định hướng chỉ đạo
công tác Giáo dục thể chất họat động y tế trường học trong thời gian tới.
Sau khi kiện toàn lại Ban chỉ đạo cấp huyện, yêu cầu các đơn vị gửi Quyết
định, nội dung kế hoạch hoạt động về Sở để theo dõi ( Phòng TCCB gửi dự kiến cơ
cấu thành phần Ban chỉ đạo các cấp qua hệ thống E Mail để các đơn vị triển khai
thực hiện).
Trưởng phòng GD&ĐT là phó Ban trực cấp huyện chịu trách nhiệm chỉ đạo
các trường học trên địa bàn ( kể cả các trường THPT) thực hiện nghiêm túc các văn
bản hướng dẫn về công tác Giáo dục thể chất và hoạt động y tế trường học.
Yêu cầu Ông Trưởng phòng khẩn trương có Công văn chỉ đạo các trường học
trên địa bàn, sớm tham mưu với HĐND các cấp bổ sung kế hoạch xây dựng cơ sở
vật chất đảm bảo cho công tác Giáo dục thể chất và hoạt động y tế trường học.
Tháng 7/2011, Đoàn kiểm tra chuyển đổi các trường mầm non sẽ kết hợp kiểm tra
việc triển khai của các đơn vị.
Yêu cầu Ông Trưởng phòng triển khai thực hiện.
(gửi kèm theo báo cáo kết quả kiểm tra; hướng dẫn những nội dung và các văn
bản pháp quy qua hệ thống E Mail )
Nơi nhận:

- Như trên;
- UBND tỉnh, Ban VHXH HĐND tỉnh để b/c;
- Ban GĐ, các phòng chức năng Sở GD&ĐT,
Sở Y Tế; Trung tâm y tế dự phòng tỉnh;
- Sở Nội vụ, Sở Tài chính (để phối hợp);
- Các thành viên ban chỉ đạo;
- Lưu VT, TCCB.

GIÁM ĐỐC
(Đã ký)

Nguyễn Khắc Hào


SỞ GD& ĐT HÀ TĨNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐOÀN KIỂM TRA LIÊN NGÀNH

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Tĩnh, ngày 14 tháng 6 năm 2011

BÁO CÁO
Kết quả kiểm tra công tác Giáo dục thể chất và y tế trường học
Thực hiện Quyết định số 352/QĐ-SGD&ĐT về việc thành lập Đoàn kiểm tra
công tác Giáo dục thể chất và Y tế trường học; từ ngày 26/4 đến 17/5 /2011, Đoàn đã
tiến hành kiểm tra 49 trường học trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó 16 trường mầm
non, 11 trường tiểu học, 10 trường THCS, 12 trường THPT và trường PT DT Nội trú
Hương khê, kết quả kiểm tra cụ thể như sau:

I . NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ KIỂM TRA

1. Công tác quản lý, chỉ đạo:
1.1. Công tác tổ chức: Các huyện, thị, thành phố và một số trường đã thành lập
Ban chỉ đạo cấp huyện, cấp trường theo Hướng dẫn liên ngành 1502; nhưng chưa thống
nhất, chưa có tổ giúp việc cho ban chỉ đạo, chưa có đầu mối để tổng hợp; nhiều đơn vị
còn thiếu thành phần như các trường THPT, cá biệt có đơn vị còn mang tính hình thức.
1.2. Công tác chỉ đạo, quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế trường học theo Chỉ
thị số 23 /2006/CT-TTg.
- Các đơn vị Nghi Xuân, Can Lộc, Hồng Lĩnh, Thành phố, Kỳ Anh đã ban
hành các văn bản như Quyết định thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng chương trình, kế
hoạch hoạt động tương đối nền nếp. Bên cạnh đó một số đơn vị thành lập muộn,
hoạt động chưa có hiệu quả như Hương Khê (chưa kiểm tra các trường, chưa có văn
bản hướng dẫn chỉ đạo, chưa có báo cáo) .
- Thực hiện công văn số 141/ SGD& ĐT-TCCB ngày 25/02/2011 về kế hoạch tự
kiểm tra, kiểm tra công tác y tế trường học; hầu hết Ban chỉ đạo các huyện, thị xã,
thành phố đã tiến hành kiểm tra các trường học trên địa bàn. Thông qua việc kiểm
tra đã hướng dẫn, nhắc nhở các nhà trường quan tâm, thực hiện công tác y tế trường
học; các huyện Nghi Xuân, Can Lộc thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra (thành
lập Đoàn đầy đủ thành phần và kiểm tra hầu hết các trường trên địa bàn huyện, có
tiêu chí kiểm tra cụ thể, có biên bản kiểm tra); một số đơn vị khác lồng ghép với các
đoàn kiểm tra khác như Đoàn Đội, Chữ thập đỏ, chuyên môn… để kiểm tra. Tuy
vậy, việc kiểm tra ở các đơn vị này có tình trạng sơ sài, chiếu lệ, chưa có hiệu quả
như Lộc Hà, Cẩm Xuyên,...; cá biệt có đơn vị sử dụng kết quả Thẩm định cấp Giấy


chứng nhận bếp ăn đủ điều kiện VSATTP, chuyên môn đoàn đội ...để làm báo cáo
chung về công tác giáo dục thể chất và y tế trường học.
1.3. Hệ thống văn bản, hồ sơ lưu trữ, hồ sơ truyền thông.
- Hệ thống văn bản pháp quy chưa được cập nhật, từ Ban chỉ đạo cấp huyện đến

các trường hầu như chưa có đầy đủ các văn bản pháp quy để chỉ đạo; công tác thống
kê, cập nhật thông tin chưa tốt, một số đơn vị triển khai thực hiện rất có hiệu quả nhưng
chế độ báo cáo còn hạn chế như Can Lộc....đây là những nguyên nhân chính dẫn đến
công tác Giáo dục thể chất và y tế trường học hoạt động chưa có hiệu quả.
- Hồ sơ hoạt động: Một số trường đã chủ động xây dựng các loại hồ sơ như
Trường THCS Bắc Hồng (HL), Nguyễn Tuấn Thiện (HS); TH Nam thị trấn (KA), Thị
trấn Xuân An (NX), Thị trấn Vũ Quang; MN An Lộc (LH), Sơn Phú (HS) nhưng chưa
đầy đủ. Bên cạnh đó một số trường không có hồ sơ, hoặc có nhưng rất sơ sài, chưa
thể hiện các hoạt động giáo dục thể chất và y tế của nhà trường, như trường THPT
Hồng Lĩnh, THPT Trần Phú, THPT Hương Sơn .
- Hồ sơ truyền thông: Chưa được quan tâm, nội dung truyền thông, giáo dục
sức khỏe còn nghèo nàn, chuẩn bị thiếu chu đáo. Pano, ap phíc, tranh ảnh truyền
thông về sức khỏe tại phòng y tế cũng như các vị trí dễ nhìn, dễ thấy, dễ đọc tại các
trường chưa được quan tâm.
2. Các điều kiện đảm bảo
2.1. Vệ sinh môi trường
- Cảnh quan sư phạm nhà trường: Hầu hết các trường học đều có khuôn viên
rộng rãi, thoáng mát, diện tích cây xanh đảm bảo, đầu tư xây dựng cảnh quan khuôn
viên theo hướng xanh - sạch -đẹp – an toàn; sắp xếp bố trí khoa học, đảm bảo môi
trường sư phạm hấp dẫn như trường TH Bắc Nghèn, THCS Thiên Lộc(CL); TH Thị
trấn Xuân An (NX); TH Thị trấn Cẩm Xuyên; MN Thạch Qúy (TP Hà Tĩnh).....
- Hầu hết các trường học chưa đủ số lượng công trình vệ sinh theo quy định,
thiếu nhiều nhất là các trường THCS, THPT; một số trường quá thiếu, những công
trình đã có thì rất bẩn như trường THCS Phong Bắc (KA), THCS Bồng Lĩnh (VQ),
THPT Vũ Quang, THPT Hương Khê... . Việc khai thác và sử dụng hệ thống các công
trình vệ sinh còn có nhiều hạn chế, phản giáo dục, như trường TH thị trấn Hương
khê một ngôi trường vừa mới được đầu tư hàng chục tỷ đồng với thời gian chưa đầy
4 tháng nhưng hệ thống công trình vệ sinh đã hư hỏng, rất bẩn, ô nhiễm, bên cạnh đó
nhà trường còn tổ chức cho 350 học sinh ăn bán trú .
- Một số đơn vị đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư xây dựng, mua sắm

CSVC đảm bảo vệ sinh về nước uống và sinh hoạt cho học sinh, giáo viên và vận
hành các công trình vệ sinh bằng hình thức trang bị hệ thống nước giếng khoan như
THPT Nguyễn Du đã xây dựng hệ thống nước sạch, mua máy lọc nước tinh khiết với
kinh phí trên 135 triệu đồng, một số đơn vị làm tốt nội dung này như THPT: Mai
Thúc Loan, Lê Quý Đôn, Nguyễn Huệ, Hương Sơn, Phan Đình Phùng; tiểu học
Thạch Bằng.
- Một số trường học do địa thế trường không thuận lợi, trũng thấp, hệ thống
thoát nước kém như THCS Phong Bắc (KA)…


- Một số trường học đã có khu vực chứa và xử lý rác thải, chuẩn bị dụng cụ
chứa rác thải có nắp đậy, dán nhãn thùng đựng rác sinh hoạt để phân biệt, để nhằm
hạn chế ô nhiểm môi trường; biện pháp thu gom và xử lý rác thải nhìn chung đạt yêu
cầu. Một số trường đã thực hiện thu gom và xử lý rác thải tương đối tốt, nhà trường
đã ký hợp đồng với công ty vệ sinh môi trường thu gom hoặc xây lò xử lý rác đảm
bảo vệ sinh, bên cạnh đó còn có một số trường không tính đến phương án xử lý và
thu gom rác thải nên vệ sinh và cảnh quan trường còn bẩn.
- Bên cạnh sự cố gắng nêu trên, đang còn một số tồn tại như hệ thống sân chơi,
bãi tập chưa đúng theo qui định. Nguồn nước phục vụ công trình vệ sinh tự hoại còn
thiếu, rất nhiều trường còn gặp nhiều khó khăn và chưa tạo đủ nguồn nước phục vụ
cho công trình vệ sinh, vì vậy các công trình vệ sinh còn bẩn, nhất là khu vực vệ sinh
của học sinh là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ ô nhiểm môi trường và tạo điều kiện
phát sinh dịch bệnh và cũng do nguồn nước thiếu nên một số trường tìm giải pháp
khóa cửa công trình vệ sinh. Bên cạnh đó việc quản lý, vận hành công trình vệ sinh
chưa có hiệu quả, chủ yếu là giao khoán cho nhân viên bảo vệ lao công mà chưa giáo
dục và phân công học sinh trực nhật làm vệ sinh hàng ngày.
Một số trường chưa xây dựng hệ thống thoát nước có nắp đậy, cho chảy tùy tiện,
nhất là nước thải từ các công trình vệ sinh. Việc phân loại và xử lí rác thải chưa đúng
quy trình, nhiều đơn vị còn lúng túng từ phương pháp thu gom, đến phương án xử lý,
nhất là các trường vùng nông thôn có địa thế ẩm thấp như THCS Phong Bắc (KA).

2.2. Cơ sở vật chất phòng học đảm bảo giáo dục thể chất cho học sinh.
Diện tích các phòng học đảm bảo, đa số phòng học đã được kiên cố hóa, đủ
cho học một ca, vệ sinh trong phòng học sạch sẽ như các trường THPT: Nguyễn Huệ,
Phan Đình Phùng; THPT Cẩm Bình; THCS Lê Văn Thiêm (ĐT); THCS Bắc Hồng
(HL); TH Thị trấn (CX) ...
Bàn, ghế đảm bảo đúng quy cách, các trường chủ yếu sử dụng bảng chống
lóa; hệ thống quạt điện và ánh sáng đầy đủ như trường THCS Bắc Hồng; TH Đức
Yên,THPT Nguyễn Du, Phan Đình Phùng, MN Kỳ Hoa (KA)...
Bên cạnh đó còn có một số trường hệ thống điện chiếu sáng cho các phòng học
không đảm bảo như các trường THCS Mĩ Châu (LH), Phong Bắc (KA), Nguyễn Trãi
(NX), Nguyễn Tuấn Thiện (HS); trường MN: Đức Châu (ĐT), Cẩm Huy (CX), đây là
nguyên nhân, là nguy cơ dễ dẫn đến các bệnh tật học đường về mắt, cong vẹo cột
sống. Một số trường hệ thống phòng chức năng hoạt động không hiệu quả, như
trường THCS Bồng Lĩnh (VQ), THCS Nguyễn Trãi (NX). Một số trường công tác vệ
sinh phòng học chưa tốt như trường THCS Phong Bắc (KA), MN An Lộc ( LH); một số
trường còn thiếu phòng học và diện tích quá chật hep như: Mầm non Bông sen
(HK); Phòng học còn tạm bợ, thiếu an toàn như: Mầm non An Lộc ....Do thiếu
phòng học nên một số trường MN sỹ số cháu/nhóm lớp quá mức quy định như MN
Xuân Giang (NX), Bông Sen (HK) ....
2.3. Công tác tài chính y tế trường học:
Nguồn kinh phí chi cho hoạt động y tế các trường còn ít, chủ yếu là khoản trích
lại % từ nguồn BHYT. Tuy còn ít nhưng một số trường học đã biết phát huy có hiệu


quả trường THPT Nguyễn Du ( NX) trích 135 triệu đồng mua hệ thống lọc nước
uống, nước sinh hoạt, nước phục vụ cho các công trình vệ sinh. Các trường THPT
Nguyễn Huệ, THPT Mai Thúc Loan, THPT Phan Đình Phùng, THCS Bắc Hồng (HL),
TH Thạch Bằng (LH),TH Thị trấn (KA), TH Thị trấn1 (TH), Đức Yên (ĐT), Xuân An
(NX). Mầm non Phố Châu (HS), Thạch Quý (TP), Trường Sơn (ĐT) cũng đã đầu tư
kinh phí tạo đủ nguồn nước uống, nước sinh hoạt cho học sinh, giáo viên; những

đơn vị chỉ đạo tốt như Thành Phố Hà Tĩnh, Can Lộc, Nghi Xuân, Kỳ Anh.
Qua kiểm tra cho thấy, nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động công tác y tế
trường học đang còn có nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu nếu chỉ dựa vào
khoản kinh phí được trích từ khoản % nguồn thu BHYT để thực hiện công tác chăm
sóc sức khỏe ban đầu.
Tất cả các trường TH, THCS, THPT đã động viên học sinh tham gia bảo hiểm
y tế, trong đó có nhiều trường đạt tỷ lệ 100%. Các trường đã dùng khoản % tiền trích
từ nguồn bảo hiểm y tế để mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động chăm sóc
sức khỏe ban đầu. Bên cạnh đó còn có một số trường học ở huyện Thạch Hà đến nay
chưa được nhận khoản tiền % trích từ nguồn thu Bảo hiểm y tế; mức thanh toán tiền
% của Bảo hiểm y tế cho các đơn vị không đồng đều, không kịp thời, thiếu thống nhất
trong toàn tỉnh như THPT Cẩm Bình 13%, THPT Lê Quý Đôn 15%, THPT Hương
Sơn 9,3%; ở Thành Phố Hà Tĩnh 20%, Lộc Hà 10%, Đức Thọ 12%.
3. Điều kiện VSATTP, an toàn phòng chống tai nạn thương tích .
3.1. Tổ chức thực hiện các hoạt động can thiệp giảm thiểu nguy cơ gây tại nạn
thương tích trong nhà trường.
Thời điểm kiểm tra chưa thấy dấu hiệu xẩy ra tai nạn thương tích trong nhà
trường; nhưng trong thực tế vẫn có một số trường học còn để học sinh học gần khu
vực đang thi công, không có hàng rào che chắn; tiềm ẩn nguy cơ xẩy ra tai nạn và
ảnh hưởng đến môi trường (tiếng ồn, cát bụi..), như trường MN Cổ Đạm (NX), Thạch
Thắng (TH), Đức Hòa ( ĐT)...
3.2. Vệ sinh chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm:
Có 23 /49 trường được kiểm tra tổ chức bán trú (chủ yếu TH, MN); trong số đó
có nhiều trường mầm non thực hiện tốt việc hợp đồng cung cấp nguồn thực phẩm
đảm bảo an toàn, có hồ sơ bán trú đảm bảo, kho bếp và khu sơ chế thức ăn quản lý
thực phẩm tốt, nhà trường đã xây dựng vườn rau sạch cung cấp cho học sinh ăn hàng
ngày. Vệ sinh môi trường sạch sẽ, có lưu mẫu thức ăn thường xuyên, hệ thống cống,
rãnh thoát nước thải đảm bảo, các nhà trường đã mua sắm các trang thiết bị, đồ dùng
cho học sinh ăn, ngủ và sinh hoạt tại trường như trường MN Thạch Quý, Tư thục
Nguyễn Du (TP), MN1 Phố châu (HS), MN Cẩm Huy (CX), MN Trường Sơn ( ĐT),

Kỳ Thư (KA), Xuân an 2 (NX)...;TH Bắc Hồng (HL), Nam Thị trấn (KA)....
Tuy chưa có hiện tượng ngộ độc thực phẩm xẩy ra, nhưng qua kiểm tra còn
phát hiện một số bếp ăn chưa tổ chức hợp đồng cung cấp nguồn thực phẩm, chưa
xây dựng thực đơn ăn hàng ngày cho học sinh, hồ sơ bán trú chưa đảm bảo chủ yếu
là các trường tiểu học có tổ chức bán trú.


Một số trường các thiết bị bảo quản, chế biến thực phẩm hầu như chưa đảm
bảo, còn lẫn lộn giữa đồ dùng chế biến thực phẩm chín và thực phẩm sống, chưa có
kho bếp để bảo quản thực phẩm khô, chưa quan tâm xây dựng khu sơ chế thực phẩm
sống, hệ thống cống, rãnh thoát nước thải và quy trình lưu mẫu thức ăn chưa đảm
bảo điển hình như trường TH Thị trấn (HK), PT Dân tộc nội trú.
Hầu hết các trường MN bán trú còn lại đã có giấy chứng nhận VSATTP; bên
cạnh đó còn có các trường MN thị trấn Vũ Quang, Thạch Liên ( TH); TH thị trấn
Hương Khê, Thị trấn Cẩm Xuyên, Thị trấn Thạch Hà chưa được cấp giấy chứng
nhận VSATTP nhưng vẫn tổ chức bán trú .
3.3. Bếp ăn tập thể:
Phần lớn các trường tổ chức bán trú đã đầu tư xây dựng bếp ăn quy trình 1
chiều đảm bảo, vị trí phù hợp, mức ăn của học sinh từ 7.000đ đến 10.000đ phù hợp,
nhìn chung các bếp ăn hoạt động thường xuyên chất lượng, điển hình như trường MN
Kỳ Hoa (KA), Xuân An 2 (NX), Trung Lương (HL), MN I Phố Châu (HS), Trường
Sơn (ĐT), TH Bắc Hồng (HL)…Tuy vậy vẫn còn một số trường có điểm lẻ, cụm lẻ
nhưng vẫn tổ chức bán trú như MN Thạch Quý (TP), Thịnh Lộc (LH), Kỳ Hoa (KA),
trong đó một số trường còn dùng phương tiện thô sơ để chuyên chở thức ăn tới các
điểm lẻ như Thạch Vĩnh (TH)...; một số trường MN vị trí bếp gần khu vực vệ sinh
nhưng không có dụng cụ che chắn, dễ xẩy ra tình trạng mất vệ sinh như MN Thạch
Liên (TH). Diện tích bếp ăn tập thể hầu như chưa đảm bảo quy định (0,3 m 2 / cháu),
nhiều đơn vị quá chật chội, cần phải cải tạo bếp như TH Nam Thị Trấn (KA), TH Thị
trấn (HK), MN An Lộc (LH) . Cá biệt có đơn vị hiện còn nấu nhờ trong nhà dân như
MN Cẩm Hoà ( CX).

3.3. Bếp ăn tập thể.
Phần lớn các trường tổ chức bán trú đã đầu tư xây dựng bếp ăn theo quy trình
bếp 01 chiều, vị trí phù hợp; mức ăn của học sinh từ 7.000đ đến 10.000đ , nhìn chung
các bếp ăn hoạt động thường xuyên chất lượng, điển hình như trường MN Kỳ Hoa
(KA), Xuân An 2 (NX), Trung Lương (HL), MN I Phố Châu (HS), Trường Sơn (ĐT),
TH Bắc Hồng (HL)…Tuy vậy vẫn còn một số trường có điểm lẻ, cụm lẻ nhưng vẫn
tổ chức bán trú như MN Thạch Quý ( TP), Thịnh Lộc ( LH), Kỳ Hoa (KA), trong đó
một số trường còn dùng phương tiện thô sơ để chuyên chở thức ăn tới các điểm lẻ
như Thạch Vĩnh ( TH)....
Một số trường MN vị trí bếp gần khu vực vệ sinh nhưng không có dụng cụ che
chắn, dễ xẩy ra tình trạng mất vệ sinh như MN Thạch Liên ( TH), Thạch Quý ( TP).
Diện tích bếp ăn tập thể hầu hết chưa đảm bảo quy định (0,3 m2 / cháu), nhiều đơn vị
bếp quá chật chội cần phải cải tạo như TH Nam Thị Trấn (KA), TH Thị trấn (HK), MN
An Lộc (LH). Cá biệt có đơn vị còn nấu nhờ trong nhà dân như MN Cẩm Hoà ( CX).
3.4 . Nhân viên phục vụ bếp ăn:
Một số nhân viên phục vụ bếp ăn đã được tập huấn, cập nhật và đã được cấp
chứng nhận đã được bồi dưỡng kiến thức VSATTP, có trang phục khi nấu nướng và
phục vụ các cháu đảm bảo vệ sinh, như trường MN Xuân Phổ (NX), Bông Sen (HK),
MN I PC (HS); nhưng vẫn còn một số trường hợp chưa được tập huấn, cập nhật kiến


thức VSATTP như trường PTDT nội trú còn 2/5 người, TH thị trấn Hương Khê 6/6
người , TH Nam thị trấn Kỳ Anh 4/4 người, MN Sơn phú ( HS) 2/2 người, MN Cẩm
Huy ( CX) 3/3 người.....
3.5. Nguồn nước uống phục vụ cho học sinh:
Một số đơn vị đầu tư, kiểm nghiệm nguồn nước sạch cho học sinh và giáo viên
uống hàng ngày, mua máy lọc nước đảm bảo vệ sinh, tiến hành kiểm nghiệm mẫu
nước uống như THPT Nguyễn Du, THPT Nguyễn Huệ, THPT Hương Sơn, THCS
Mỵ Châu, TH Thạch Bằng ( LH); các trường MN đã chủ động đun nước sôi để nguội
phục vụ cho học sinh, một số trường đã tổ chức cấp nước uống tại các phòng học.

Các trường mầm non, tiểu học đã quan tâm đến nguồn nước rữa tay cho học sinh, xây
dựng hệ thống vòi nước rửa tay, bể nước công cộng và có xà phòng cho học sinh rửa
tay hàng ngày.
Bên cạnh đó nhiều trường chưa quan tâm chú ý đến nguồn nước uống và nước
sinh hoạt cho học sinh như trường THPT Vũ Quang, THPT Trần Phú, TH Thị Trấn
Vũ Quang, THCS Phong Bắc, THCS Bồng Lĩnh (VQ), THCS Nguyễn Tuấn Thiện,
THCS Lê Văn Thiêm (ĐT).
4. Công tác quản lý và chăm sóc sức khoẻ.
4.1. Phòng y tế: Khá nhiều trường có phòng y tế đạt yêu cầu theo qui định như
các trường MN Xuân Phổ (NX), Kỳ Thư (KA); Trung Lương (HL); Sơn Phú, Thị trấn
Phố Châu 1 (HS); Đức Châu, Trường Sơn (ĐT); các trường TH Nam thị trấn (KA), Bắc
Hồng (HL), Phố Châu (H S), Đức Yên (ĐT), Thị trấn Hương Khê (HK); Thị trấn (VQ);
Thạch Bằng (LH); Các trường THCS Nguyễn Trãi (NX); Phong Bắc (KA); Hà Huy Tập
(CX); Bắc Hồng (HL), Nguyễn Tuấn Thiện (HS); PTDT Nội trú (HK); Mỹ Châu (LH);
các trường THPT Phan Đình Phùng, Nguyễn Huệ, Hồng Lĩnh, Hương Sơn,Vũ Quang,
Hương Khê, Nguyễn Du (NX), Mai Thúc Loan .
Một số trường đã có phòng Y tế riêng nhưng vệ sinh chưa đảm bảo, đồ vật
trong phòng lộn xộn, thiếu ngăn nắp như THPT Vũ Quang, THCS Bồng Lĩnh (VQ);
THPT Trần Phú (ĐT); MN Bông Sen (HK) .
Một số trường chưa có phòng Y tế để đảm bảo các hoạt động y tế như MN Bông
sen (HK), Sơn Phú (HS), Thịnh Lộc (LH), An Lộc (LH), MN thị trấn Vũ Quang, Xuân
Giang (NX); THCS Lê Văn Thiêm (ĐT); T H Thị trấn Cẩm Xuyên, Thị trấn Vũ Quang;
Thị trấn Thạch Hà.
4.2. Trang thiết bị cho các phòng y tế:
Các trang thiết bị như bàn làm việc, ghế ngồi chờ, giường khám bệnh, các
tranh ảnh tuyên truyền và một số dụng cụ y tế đã được Lãnh đạo các trường đã quan
tâm, mua sắm tương đối đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu cho công tác sơ cứu, cấp cứu
ban đầu các sự cố, bệnh lí thường gặp tại các trường. Tuy nhiên vẫn còn một số
trường tủ thuốc chưa đạt yêu cầu như THPT Trần Phú (ĐT), THPT Mai Thúc Loan
(LH); thiếu một số dụng cụ thiết yếu như mở miệng, ngáng miệng, bộ tiểu phẩu,

khay quả đậu, khay INOX dựng dụng cụ, nhiệt kế, bộ do huyết áp...Cơ số, số lượng
thuốc ở một số trường chưa đạt theo danh mục quy định của Bộ Y tế, một số loại
thuốc quá hạn sử dụng nhưng còn lưu hành.


4.3. Nhân viên y tế:
Kết quả kiểm tra nhân viên y tế của 49 trường như sau:

Khối
MN
TH
THCS
THPT

Cộng

Số trường
kiểm tra

16
11
10
12
49

Số nhân viên Y tế
Biên chế Hợp đồng Đạt y/c
00
15
14

10
00
08
8
00
08
11
1
08
29
16
38

Yếu
02
03
02
04
11

Số trường chưa có
Y tế

1
1
2
0
4

Tất cả số nhân viên y tế đang làm việc đều có đảm bảo trình độ theo quy định;

nhưng nghiệp vụ làm y tế trường học chưa đồng đều, một số người đã chủ động xây
dựng được kế hoạch hoạt động, một số tùy thuộc sự phân công chỉ đạo của hiệu
trưởng, một số năng lực yếu, thụ động.
Về chế độ chính sách: số nhân viên trong biên chế được hưởng theo quy định
của nhà nước, cuộc sống khác ổn định; tuy vậy các chế độ đặc thù nghề nghiệp chưa
được hưởng. Số nhân viên hợp đồng chưa đồng đều, một số huyện rất cố gắng trích
ngân sách kết hợp các nguồn khác để đảm bảo mức sống cho nhân viên y tế; một số
huyện chỉ thực hiện ký hợp đồng cán bộ y tế làm việc với mức thu nhập từ 500.000
đồng/tháng, chưa đảm bảo mức sống, chưa đóng BHXH nên họ chưa an tâm công tác.
Qua kiểm tra, vẫn có trường chưa có cán bộ y tế chuyên trách mà do các giáo
viên kiêm nhiệm chưa được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về y tế (trường Tiểu học
Đức Yên (ĐT) còn để giáo viên dạy môn Mỹ thuật kiêm nhiệm; trường THCS Lê Văn
Thiêm (ĐT) bố trí văn thư kiêm nhiệm; trường THCS Thạch Đài (TH) bố trí giáo viên
dạy Văn kiêm nhiệm, nên gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động chuyên ngành.
Chưa có nhân viên y tế hoặc cán bộ kiêm nhiệm làm công tác y tế: trường MN Kỳ
Hoa (KA); các huyện Cẩm Xuyên, Hương Sơn, Kỳ Anh còn nhiều trường học chưa
có nhân viên y tế. Ở những đơn vị chưa có nhân viên y tế thì mảng y tế trường học
hầu như bỏ trống, hoặc hoạt động nhưng không có hiệu quả.
Một số trường do nhân viên y tế mới đảm nhận công việc và chưa được tập
huấn, hoặc đã được tập huấn nhưng chưa cập nhật hết thông tin về nghiệp vụ quản lý
và hoạt động y tế học đường, vì vậy trong công tác còn gặp khó khăn, ngoài ra một
số trường không có nhân viên y tế mà phải sử dụng giáo viên, văn thư kiêm nhiệm
nên hoạt động y tế chưa đạt yêu cầu.
Các đơn vị như Hồng lĩnh, Nghi Xuân, Can Lộc, Hương Sơn, Kỳ Anh việc
phối hợp tổ chức tập huấn các kiến thức về y tế trường học cũng như bồi dưỡng cập
nhật cho nhân viên y tế, nhân viên phục vụ nhà bếp về các qui định VSATTP nên ở
những đơn vị này hoạt động y tế trường học khá rõ nét.


Qua kiểm tra, các trường đã có nhân viên y tế nhưng chưa được Phòng Giáo

dục & đào tạo huyện phối hợp cùng cơ quan y tế địa phương tổ chức bồi dưỡng, tập
huấn, cập nhật các kiến thức y tế trường học là:
+ Khối THPT gồm các trường: Mai Thúc Loan, Cẩm Bình, Hồng Lĩnh, Trần
Phú, Vũ Quang, Hương Khê.
+ Khối THCS gồm các trường: Bồng Lĩnh (VQ), Mỹ Châu (LH) Thạch Đài (TH),.
+ Khối TH gồm các trường: Thị trấn (TH), thị trấn VQ, Thị trấn Hương Khê.
+ Khối Mầm non gồm các trường: An Lộc ( LH), Trường Sơn (ĐT), thị trấn
VQ, Bông Sen (HK), Xuân Phổ (NX), Xuân Giang (NX),
4.4. Hồ sơ y tế:
- Một số trường có nhân viên y tế đã lập được sổ nhập, cấp phát thuốc; sổ nhật
ký; hồ sơ khám sức khỏe; hồ sơ tài chính; hồ sơ theo dõi dịch bệnh; các hồ sơ khác
cho hoạt động y tế.
- Việc ghi chép sổ nhập thuốc, cấp phát thuốc nhìn chung tại tất cả các trường
còn tự tạo mẫu theo ý mình mà chưa có sự thống nhất, việc ghi chép các thông tin
chưa đầy đủ, còn thiếu nhiều tiêu chí, thông tin liên quan, chưa đảm bảo tính chặt
chẽ, tính pháp lý, chưa cập nhật, chưa tổng hợp. Hồ sơ khám sức khỏe chưa theo
mẫu chung; công tác theo dõi dịch bệnh, báo dịch chưa sát, công tác phòng chống
dịch chưa được thể hiện trên sổ sách.
4.5. Hoạt động chăm sóc sức khỏe: Các trường làm tốt nội dung này như
THPT Phan Đình Phùng, MN Thạch Qúy (TP), THCS Thiên Lộc (CL)… Một số
trường đã quan tâm chú ý đến nội dung chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, học sinh
nhưng trên sổ sách ghi chép chưa thể hiện được. Số lần khám sức khỏe định kỳ; số
học sinh đã được sơ, cấp cứu ban đầu; số học sinh tham gia BHYT; công tác phòng
chống dịch bệnh chưa có đầy đủ trong hồ sơ y tế của trường.
II. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

1.Kết luận chung:
Trong thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố đã chỉ đạo, tổ chức thực hiện
có hiệu quả công tác giáo dục thể chất và hoạt động y tế trường học, bước đầu đã thu
được một số kết quả nhất định. Mạng lưới y tế trường học từng bước được củng cố.

Một số chương trình phòng, chống bệnh tật đã và đang được đưa vào một số trường
học như: phòng chống HIV/AIDS, phòng chống sốt xuất huyết, phòng chống sốt rét,
phòng chống giun sán, phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống tai nạn thương
tích, an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc răng miệng... nhằm bảo vệ và nâng cao
sức khoẻ cho học sinh. Những đơn vị làm tốt: Nghi Xuân, Thành phố, Can Lộc, Kỳ
Anh, Hồng Lĩnh....,những trường học tiêu biểu THPT Nguyễn Du, THCS Thiên Lộc,
TH Bắc Nghèn.
Tuy nhiên, công tác y tế trong các trường học vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn,
bất cập. Điều kiện giáo dục và chăm sóc sức khoẻ cho học sinh chưa bảo đảm do
thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí hoạt động; đội ngũ nhân viên y tế còn
thiếu, chưa chủ động trong công việc. Sự phối hợp giữa các ngành liên quan trong
công tác chăm sóc sức khoẻ học sinh chưa chặt chẽ. Các khó khăn, tồn tại nêu trên


dễ dẫn đến sự gia tăng một số bệnh, tật ở lứa tuổi học đường, đặc biệt có những
bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời đã gây ảnh hưởng lớn đến sự phát
triển về thể chất và tinh thần của học sinh.
Để góp phần thực hiện thành công chỉ thị 23/2006/CT-TTg của Thủ trướng
Chính phủ; nhằm hạn chế các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới việc phát sinh và gia
tăng các bệnh, tật học đường, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện tốt một số
nội dung công tác, khắc phục những tồn tại sau:
a) Nhiều Thủ trưởng đơn vị chưa thực sự quan tâm, chưa nhận thức đúng về
vai trò, ý nghĩa của công tác giáo dục thể chất, y tế trường học; cần quán triệt đầy đủ
những nội dung quy định tại Quyết định số 14/2001/QĐ-BGD&ĐT “Giáo dục thể
chất và y tế trong trường học là hoạt động giáo dục bắt buộc nhằm giáo dục, bảo vệ và
tăng cường sức khoẻ, phát triển thể chất góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách,
đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên”; tăng cường hơn nữa
công tác truyền thông về vệ sinh trường học và y tế học đường.
Đề nghị Giám đốc sở phê bình Trường TH Thị trấn Hương Khê vì những vi
phạm nghiêm trọng nêu trên. Nhắc nhở một số đơn vị sau :

- Đơn vị Hương khê: thành lập Ban chỉ đạo muộn, chưa kiểm tra nhắc nhở các
đơn vị trên địa bàn, nhiều trường học chưa làm tốt hoạt động y tế trường học, chưa
nộp đầy đủ các biểu mẫu báo cáo.
- Trường THPT Trần Phú, THPT Vũ Quang; THCS Phong Bắc (KA)
Chưa thực hiện nghiêm túc đầy đủ các nội dung công tác giáo dục thể chất và
hoạt động y tế trường học .
b) Kiện toàn lại hệ thống tổ chức, bổ sung các thành viên Ban chỉ đạo cấp
huyện, các trường, các ngành, các cấp cần phối hợp chặt chẽ với nhau; đơn vị nào chưa
đủ thành phần thì bổ sung theo định hướng sau: Lãnh đạo UBND cấp huyện, Trưởng
phòng GD&ĐT phó ban trực; ngoài ra có các phó ban khác như Trưởng phòng Y tế,
Giám đốc trung tâm y tế dự phòng, phó trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo trực tiếp
chịu trách nhiệm; các thành viên chuyên viên giáo dục thể chất Phòng GD&ĐT chịu
trách nhiệm chính, chuyên viên TCCB tham gia; cán bộ hoặc nhân viên phòng
LĐTBXH; Giám đốc BHXH cấp huyện, huyện đoàn TNCS HCM...., giúp việc cho
Ban chỉ đạo có 1 Tổ thư ký do phó trưởng phòng GD&ĐT chịu trách nhiệm chính.
Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên y tế trường học (mỗi năm
tập huấn ít nhất 1 lần vào đầu năm học, do trung tâm y tế dự phòng huyện chủ trì),
thực hiện tốt 8 nhiệm vụ và các chế độ chính sách cho đội ngũ y tế trường học theo
quy định tại Quyết định số 14/2001/QĐ-BGD&ĐT
c) Tiến hành cập nhật đầy đủ hệ thống văn bản pháp quy, phòng TCCB gửi
các văn bản pháp quy cho các đơn vị qua hệ thống Email (có khoảng 60 văn bản liên
quan), tập trung chỉ đạo hoàn chỉnh các loại hồ sơ về công tác y tế trường học như
kế hoạch hoạt động, các loại biên bản, nhật ký.....
d) Đảm bảo đủ nguồn nước uống, nước sinh hoạt, nước phục vụ cho các công
trình vệ sinh; những đơn vị chưa đủ công trình vệ sinh cần khẩn trương có kế hoạch


xây dựng hệ thống công trình vệ sinh đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng và thiêt kế
theo quy định tại Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT .
Cần kiểm tra các công trình vệ sinh nước sạch đã được đầu tư, nhằm khai

thác có hiệu quả các công trình vệ sinh trong các trường học .
đ) Cần chấn chỉnh những sơ sài trong công tác tổ chức bán trú, những nơi nào
không bảo đảm điều kiện an toàn không tổ chức bán trú, nếu các điểm lẻ, cụm lẻ
muốn tổ chức bán trú thì phải có phòng làm việc cho cán bộ quản lý để theo dõi,
giám sát và chịu trách nhiệm VSATTP; quan tâm chỉ đạo hướng dẫn các trường tiểu
học có tổ chức bán trú. Các đơn vị cần tính toán kỹ điều kiện đảm bảo tổ chức bán
trú cho các trường học có dấu hiệu quá tải, chủ quan, tuỳ tiện, nhằm tránh nguy cơ
mất VSATTP .
e) Thực hiện nghiêm túc có hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra để có sự chỉ
đạo kịp thời, nhắc nhỡ, uốn nắn, nêu gương những đơn vị làm tốt để tạo phong trào
cho các đơn vị khác. Mỗi năm Ban chỉ đạo cấp huyện phải kiểm tra ít nhận 01 lần
vào tháng 9, tháng 10 hằng năm. Đưa nội dung công tác giáo dục thể chất và y tế
trường học vào việc đánh giá thi đua của các đơn vị, có kế hoạch sơ kết, tổng kết và
đánh giá thi đua khen thưởng. Những đơn vị Đoàn kiểm tra Liên ngành của tỉnh, của
huyện đã kiểm tra không đạt yêu cầu, còn nhiều tồn tại cần xem xét các danh hiệu
thi đua của cá nhân và đơn vị .
2. Kiến nghị:
Đề nghị UBND tỉnh, các ngành các cấp, có kế hoạch bổ sung biên chế y tế học
đường cho những đơn vị còn thiếu (hiện tại còn thiếu 340 /821 nhân viên y tế cho các
trường học).
Đề nghị sở Y tế chỉ đạo các trung tâm Y tế dự phòng và phòng y tế cấp huyện
tổ chức tập huấn cho cán bộ Y tế trường học. Tranh thủ sự giúp đỡ của các Bộ ngành
Trung ương (nhất là Cục Y tế dự phòng), để có các dự án được đầu tư vào các trường
học Hà Tĩnh như “Dự án Mục tiêu Y tế học đường” thuộc chương trình mục tiêu giáo
dục quốc gia năm 2011; đồng thời có kế hoạch chuyển các tài liệu truyền thông về
phòng dịch, chăm sóc sức khoẻ, sổ tay nghiệp vụ y tế về các trường học để các cơ sở
thực hiện.
Đề nghị Lãnh đạo Sở Giáo dục & Đào tạo, Sở Y tế chỉ đạo các phòng ban
chuyên môn kết hợp lồng ghép công tác giáo dục thể chất và hoạt động vệ sinh, y tế
trường học với các hoạt động chuyên môn của trường.

Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành giáo dục & đào tạo và ngành y tế và
các ngành các cấp khác trong công tác giáo dục thể chất và hoạt động y tế học
đường để lĩnh vực này đi vào nề nếp và đạt hiệu quả hơn./.
TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA
PHÓ GIÁM ĐỐC

(Đã ký)


Nguyễn Thị Hải Lý



×