Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

GDTX HD cong tac nghien cuu khoa hoc duc rut sang kien kinh nghiem

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.64 KB, 3 trang )

UBND TỈNH HÀ TĨNH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 1664/SGDĐT-GDTX

Hà Tĩnh, ngày 03 tháng 12 năm 2012

HƯỚNG DẪN
CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, ĐÚC RÚT SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2012 - 2013
A. Nhận xét về công tác nghiên cứu khoa học, đúc rút sáng kiến kinh
nghiệm trong thời gian qua.
Trong những năm qua, thực hiện chỉ đạo của ngành, hầu hết các đơn vị đều quan
tâm chỉ đạo, đầu tư cao cho công tác đúc rút sáng kiến kinh nghiệm (SKKN), nghiên
cứu khoa học (NCKH). Toàn tỉnh đã có hàng ngàn SKKN được công nhận ở cơ sở, mỗi
năm có hàng trăm SKKN được xếp bậc cao ở cấp ngành.
Nội dung các đề tài khá phong phú, đề cập đến hầu hết các hoạt động thực tiễn ở
cơ sở. Ngoài những đề tài đi vào các lĩnh vực chuyên môn sâu thì các đề tài về các cuộc
vận động, công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, công tác quản lý, công đoàn,
đoàn đội, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh kém, nâng cao chất lượng giảng
dạy,… được đề cập khá nhiều. Nhìn chung chất lượng đề tài có nhiều cải thiện, một số
đơn vị có nhiều đề tài có chất lượng như các trường THPT: Năng Khiếu, Hà Huy Tập,
Phan Đình Phùng, Nguyễn Văn Trỗi, Kỳ Anh, Lý Tự Trọng, Trần Phú, Hồng Lĩnh,
Nghèn, Hương Khê, ... các phòng GD-ĐT: Thạch Hà, Thành phố Hà Tĩnh, Can Lộc,
Kỳ Anh, Hồng Lĩnh....
Bên cạnh những ưu điểm như đã nêu trên, công tác đúc rút SKKN trong năm
qua còn những hạn chế, tồn tại sau đây:
- Nhận thức về vai trò, vị trí của công tác NCKH, đúc rút SKKN của một số cán
bộ, giáo viên chưa thật đầy đủ, nhiều đơn vị chưa quan tâm động viên, tạo điều kiện
cho cán bộ, giáo viên tham gia công tác NCKH, đúc rút SKKN nên phong trào không


phát triển được;
- Trong quá trình thực hiện đề tài còn thiếu sự chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và giúp
đỡ của đơn vị và đặc biệt là việc phản biện, đánh giá chưa nghiêm túc nên chất lượng
một số đề tài còn thấp. Có đơn vị khâu đánh giá còn sơ sài nên đề tài sai kiến thức cơ
bản nhưng vẫn gửi lên HĐKH ngành đánh giá. Tình trạng chạy theo thành tích dẫn đến
việc sao chép đề tài của đồng nghiệp vẫn còn tồn tại;
- Công tác tổ chức đánh gía ở cấp ngành tập trung vào dịp hè trùng với công tác
thi cử, tổng kết năm học nên việc điều động cán bộ đi làm nhiệm vụ giám khảo gặp
nhiều khó khăn; kết quả SKKN không kịp để xét các danh hiệu thi đua v.v.
1


B. Kế hoạch công tác NCKH, SKKN trong năm học 2012-2013 và những
năm tiếp theo.
Để đưa công tác NCKH, đúc rút SKKN trở thành nhu cầu thường xuyên, có
tác dụng vào thực tiễn giảng dạy và quản lý giáo dục, Sở yêu cầu các đơn vị thực
hiện các nội dung công việc sau:
1. Đối với những SKKN được HĐKH ngành đánh giá xuất sắc và bậc 4/4
trong năm học 2011– 2012 vừa qua các đơn vị cho tác giả tiếp tục bổ sung, chỉnh
sửa, hoàn thiện gửi về hộp thư điện tử , để Sở đưa lên trang
web của ngành và tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục thẩm định, đánh giá. Nếu đề
tài SKKN có kết quả tốt thì sẽ được gia hạn đến năm học 2013-2014. Các đề tài,
SKKN năm học 2011-2012 được HĐKH ngành xếp bậc 4/4 nhưng không gửi về
Sở thì kết quả đánh giá vừa qua chỉ có giá trị trong năm học 2011-2012;
2. Đối với các đề tài, SKKN đề nghị đánh giá cấp ngành năm học 20122013.
- Việc đánh giá, thẩm định SKKN, đề tài khoa học phải được thực hiện từ tổ
chuyên môn đến cấp trường (phòng GD-ĐT đối với các đơn vị thuộc phòng GDĐT) trước khi gửi về Sở đánh giá;
- Về thời điểm đánh giá: Tháng 4/2013 tổ chức đánh gía ở phòng GD-ĐT,
trường THPT và Trung tâm, các đơn vị lựa chọn các SKKN xuất sắc và bậc 4/4 gửi
về Sở đánh giá chậm nhất ngày 26/04/2013 (Trực tiếp phòng GDTX).

Về số lượng đề tại nạp về Sở:
+ Đối với các trường THPT, các trung tâm:
Số CBQL, GV
Số đề tài tối đa

Dưới 10
2

Từ 11-30
3

Từ 31-50
4

Từ 50- 70
6

Trên 70
8

+ Đối với các phòng GD-ĐT:
Các phòng GD-ĐT Lộc Hà, Hồng Lĩnh, Vũ Quang: Không quá 30 đề tài ; các
phòng GD-ĐT Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Can Lộc, Thạch Hà : không quá 50 đề tài; các
phòng GD-ĐT còn lại: Không quá 40 đề tài.
- Hồ sơ nạp gồm:
+ SKKN của các cá nhân được foto thành 2 bản, trong mỗi bản có tờ đính kèm
ghi rõ họ tên, môn/lĩnh vực, đơn vị, tên đề tài. Trong đề tài tuyệt đối không có các dấu
hiệu về tên tác giả;
+ Biên bản xét duyệt các đề tài khoa học, SKKN của đơn vị;
+ Danh sách các SKKN, đề tài khoa học đề nghị Sở đánh giá copy vào USB

hoặc đĩa CD; họ tên tác giả và tên đề tài khoa học, SKKN phải được đánh máy đầy
đủ không được viết tắt; font chữ Arial narrow, cỡ chữ 12). Theo mẫu:
2


Trường THPT (phòng GD-ĐT ):.........................
DANH SÁCH ĐỀ TÀI KHOA HỌC, SKKN ĐỀ NGHỊ HỘI ĐỒNG KHOA
HỌC NGÀNH ĐÁNH GIÁ
TT
(1)

Họ và tên

Trường

Tên đề tài

Môn, lĩnh vực

Ghi chú

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)


Đối với các trường THPT, các Trung tâm không có cột (3)
Lưu ý: Đối với phòng GD-ĐT danh sách các đề tài được xếp theo từng môn
học, theo thứ tự và theo từng bậc học.
4. Những CBQL, giáo viên không có SKKN được xếp loại cấp ngành thì
không đủ điều kiện xét danh hiệu thi đua trong năm học.
Công tác nghiên cứu khoa học, đúc rút SKKN là một trong những nội dung
quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học ở các nhà trường, trong công
tác quản lý ở các cấp, Sở yêu cầu Trưởng phòng GD-ĐT, Hiệu trưởng các trường
THPT, Giám đốc các trung tâm triển khai thực hiện nghiêm túc. Trong quá trình
triển khai nếu có vướng mắc liên lạc về Sở theo số điện thoại phòng GDTX:
3857390, 3850324 để được hướng dẫn thêm.
Nơi nhận:
- Giám đốc và các P. Giám đốc;
- Thường trực CĐ ngành;
- Các Phòng GD huyện, TP, thị xã;
- Các đơn vị trực thuộc;
- Các Trung tâm: DN-HN-GDTX;
- Các phòng Sở, Thanh tra GD;
- Trang web ngành
- Lưu VP, GDTX..

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Đã ký
Nguyễn Quốc Anh

3




×