Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Đánh giá mức độ bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.49 KB, 1 trang )

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỀN VỮNG VỀ
KHÍA CẠNH SINH THÁI TẠI THỊ TRẤN LÂM, HUYỆN Ý YÊN,
TỈNH NAM ĐỊNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
TÍNH BỀN VỮNG CỘNG ĐỒNG
Phạm Thị Thu Hà, Vũ Thị Hồng Nhung, Đỗ Thị Ngọc Ánh
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Lê Trịnh Hải
Cục Thẩm định và Đánh giá Tác động Môi trường, Tổng cục Môi trường

Tóm tắt

Thị trấn Lâm, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định là một làng quê nông nghiệp với nghề đúc đồng
truyền thống nổi tiếng. Cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng và cả nước, thị trấn
đang ngày càng đi lên với những tiềm năng và lợi thế sẵn có của mình. Tuy nhiên, sự phát
triển đó cũng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và các hệ sinh thái của
vùng. Bài báo này bước đầu nghiên cứu, đánh giá mức độ bền vững về khía cạnh sinh thái
tại thị trấn Lâm bằng phương pháp đánh giá tính bền vững cộng đồng (CSA) với 7 nhóm
chỉ thị thành phần, bao gồm 52 chỉ thị đơn. Kết quả đánh giá cho toàn bộ lĩnh vực sinh
thái của khu vực nghiên cứu đạt mức có điểm khởi đầu tốt để hướng tới sự phát triển bền
vững. Kết quả đạt được cũng sẽ là cơ sở hỗ trợ cộng đồng tại khu vực nghiên cứu trong
việc phát triển và sử dụng khôn khéo tài nguyên thiên nhiên.
1. MỞ ĐẦU

Phát triển bền vững (PTBV) đã trở thành xu thế chung mà toàn nhân loại đang nỗ lực hướng tới.
Báo cáo quốc gia tại Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về Phát triển bền vững (RIO+20)
“Thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam” diễn ra vào tháng 5/2012 tại Hà Nội đã chỉ ra, đây
là mục tiêu chiến lược quan trọng mà Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam quyết tâm thực
hiện (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012). Tuy nhiên, PTBV cấp quốc gia phải được thực hiện dựa
trên nền tảng là PTBV ở quy mô địa phương bởi sự phát triển của từng cộng đồng, từng địa
phương là bền vững và an toàn, thì sự phát triển của quốc gia cũng sẽ bền vững và an toàn
(Phùng Khánh Chuyên, 2009). Các quốc gia trên thế giới đã có rất nhiều cố gắng trong việc đề


xuất, tìm kiếm các giải pháp, nhằm đánh giá hoặc đo lường độ bền vững trong quá trình phát
triển của các địa phương, quốc gia hay khu vực (Nguyễn Đình Hòe, 2007). Các tiêu chuẩn được
sử dụng để đo đạc trước hết phải phù hợp với các đặc trưng sinh thái, văn hóa và dân tộc của địa
phương được đánh giá. Cho dù các đặc trưng được đánh giá có đa dạng như thế nào, thì PTBV
cũng cần phải thỏa mãn sự cân bằng giữa kinh tế-xã hội-môi trường. Do đó, PTBV không chỉ là
nỗ lực nhằm hài hòa giữa phát triển kinh tế và môi trường, hay thậm chí phát triển kinh tế-xã hội
và bảo vệ môi trường, mà nội dung của nó còn bao hàm những khía cạnh chính trị xã hội, đặc
biệt là bình đẳng xã hội (Phan Sĩ Mẫn, 2008). Hiện nay, các quốc gia trên thế giới áp dụng nhiều
phương pháp khác nhau để đánh giá việc thực hiện các mục tiêu hướng đến PTBV của cộng đồng.

248



×