Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

DSpace at VNU: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính sử dụng trong ngành giao thông (theo quan điểm phân tích diễn ngôn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.78 KB, 9 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NGÔN NGỮ HỌC

-----  ----NGUYỄN THỊ HIỀN

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
SỬ DỤNG TRONG NGÀNH GIAO THÔNG
(THEO QUAN ĐIỂM PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN)
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ: 60 22 01

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN HỮU ĐẠT

HÀ NỘI, 2009

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phân tích diễn ngôn hiện là một lĩnh vực đang được các nhà ngôn
ngữ học trên thế giới quan tâm. Nhiều người coi đây là ngữ pháp văn bản
giai đoạn 2 để phân biệt với ngữ pháp văn bản giai đoạn 1 của những năm
đầu thập niên 70. Sự khác biệt của hai giai đoạn này là ở chỗ: trong khi ngữ
pháp văn bản giai đoạn 1 tập trung vào khái niệm liên kết về hình thức
(cohesion), thì ngữ pháp văn bản giai đoạn 2 lại tập trung vào khái niệm
liên kết về nội dung, tức mạch lạc (coherence) của diễn ngôn. Với những
công trình mẫu mực của Leech (1974), Widdowson (1975), Brown và Yule
(1983)…lý luận về phân tích diễn ngôn đã trở thành một trong những lĩnh


vực mũi nhọn của ngôn ngữ học ứng dụng.
Ở Việt Nam, so với các lĩnh vực khác của ngôn ngữ học như: ngữ âm,
từ vựng, ngữ pháp và ngữ nghĩa thì cho đến nay, số lượng các công trình
nghiên cứu về diễn ngôn còn chưa nhiều. Tuy vậy, trong những năm gần đây,
lĩnh vực này đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu
và đã thu được những kết quả ban đầu rất quan trọng. Có thể nói đây chính là
hướng đi mới của ngôn ngữ học.
Trong những nghiên cứu về diễn ngôn, đã có một vài công trình nghiên
cứu quan tâm đến diễn ngôn văn bản hành chính bởi tính cần thiết của loại
hình văn bản này trong hoạt động xã hội. Văn bản nói chung và văn bản hành
chính nói riêng có vai trò rất quan trọng trong việc thiết lập các mối quan hệ
giữa các cá nhân, các đơn vị với nhau. Có thể thấy một điều rằng, xã hội ngày
càng phát triển thì vai trò của các văn bản hành chính ngày càng lớn. Các giao
dịch giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa cơ quan nhà nước với nhân
dân đều lấy văn bản hành chính làm sợi dây liên lạc. Mọi hoạt động của các
cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội từ lĩnh vực kinh tế đến lĩnh vực chính trị
đều được điều hành thông qua các loại văn bản này. Do đó, soạn thảo và xử lý
văn bản có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống nói chung và trong mỗi
ngành nghề nói riêng. Hiện nay, vai trò đó ngày càng được nâng cao hơn do
nhu cầu phát triển của công tác quản lý xã hội. Điều đó càng cho thấy rằng
việc rèn luyện kỹ năng soạn thảo và xử lý văn bản đối với người Việt nói
chung đòi hỏi cần được quan tâm.
2


Tuy nhiên, những nghiên cứu đó chỉ tập trung văn những văn bản
hành chính pháp quy còn việc nghiên cứu công văn hành chính (CVHC) một loại hình văn bản hành chính thuộc loại văn bản hành chính phi pháp
quy - với tư cách là đối tượng nghiên cứu của phân tích diễn ngôn vẫn chưa
được quan tâm. Là một loại hình văn bản, ngôn ngữ trong CVHC có những
đặc điểm của ngôn ngữ văn bản nói chung. Nhưng nó cũng có những đặc

điểm khác biệt. Và việc nghiên cứu các CVHC dưới góc độ phân tích diễn
ngôn còn chưa có vị trí thích đáng.
Khi chúng tôi chọn đề tài Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính
ngành giao thông (theo quan điểm phân tích diễn ngôn) với đối tượng
nghiên cứu chính là các CVHC ngành giao thông, chúng tôi mong muốn góp
phần làm sáng tỏ lý thuyết về phân tích diễn ngôn đồng thời góp phần làm
phong phú thêm phần thực hành cho công tác soạn thảo văn bản hành chính.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn hướng vào việc khảo sát đặc trưng ngôn ngữ của các CVHC
sử dụng trong ngành giao thông. Điều cần nhấn mạnh ở đây là luận văn không
đi sâu vào phân tích các CVHC theo lĩnh vực quản lý hành chính mà phân
tích theo địa hạt ngôn ngữ học. Nói cách khác, luận văn đặt các CVHC trên
bình diện các diễn ngôn và phân tích chúng. Theo Brown & Yule (1983), thực
chất của việc phân tích diễn ngôn là bao gồm việc phân tích ngữ pháp và phân
tích ngữ nghĩa. Đồng thời, khi đặt quá trình phân tích đó trên cơ sở ngữ dụng,
chúng tôi chú ý đến hiệu lực ngôn ngữ trong giao tiếp, gắn với vấn đề dụng
học. Nói cách khác, nó liên quan đến người ban hành diễn ngôn, người tiếp
nhận diễn ngôn, mục đích của diễn ngôn và những nhân tố tình huống khác.
Như vậy, người tiến hành phân tích diễn ngôn phải xử lý tư liệu của mình vừa
như là công cụ, vừa như là sản phẩm của một quá trình mà trong đó ngôn ngữ
được sử dụng như một công cụ giao tiếp mang tính tình huống để thể hiện
nghĩa và đạt được đích giao tiếp.

3


2.2. Phạm vi nghiên cứu
Tư liệu mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu trong luận văn này là
300 công văn hành chính của các cơ quan khác nhau: Công ty cổ phần Tư

vấn xây dựng giao thông 8, Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, Ban Quản
lý dự án Thăng Long, Công ty cổ phần Thuỷ điện Zahưng, Sở Giao thông vận tải
Điện Biên...
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ quan điểm trên, chúng tôi đặt cho luận văn những nhiệm
vụ sau đây:
- Nghiên cứu khung lý thuyết phân tích diễn ngôn phù hợp với đối
tượng nghiên cứu là các CVHC sử dụng trong ngành giao thông.
- Xác định đặc điểm của CVHC trong tương quan với các thể loại văn
bản hành chính pháp quy khác.
- Tập trung miêu tả các phương tiện từ vựng, cú pháp được sử dụng
trong các CVHC nhằm phục vụ cho mạch lạc trong diễn ngôn.
- Miêu tả cấu trúc hình thức của các CVHC với tư cách là diễn ngôn
hành chính phi pháp quy.
4. Phương pháp nghiên cứu
Theo GS. Nguyễn Thiện Giáp trong công trình “Các phương pháp
nghiên cứu ngôn ngữ”, ngôn ngữ học có hai phương pháp nghiên cứu chính là
phương pháp miêu tả và phương pháp so sánh. Trong luận văn này, phương
pháp nghiên cứu chính mà chúng tôi đã sử dụng là phương pháp miêu tả. Cụ
thể chúng tôi đã sử dụng những thủ pháp chính sau:
- Thủ pháp thống kê toán học: chúng tôi đã tiến hành thống kê các
CVHC nhằm phân loại chúng, thống kê các loại hành vi ngôn ngữ được
sử dụng trong các CVHC mà chúng tôi thu thập được trong ngành giao
thông dựa trên những tiêu chí nhận diện mà chúng tôi đã đưa ra trong
phần lý luận chung
- Thủ pháp phân tích ngôn cảnh: dựa trên những tư liệu thống kê, chúng
tôi tiến hành phân tích các CVHC đó dựa trên ngôn cảnh (một loại môi trường
phi ngôn ngữ, trong đó ngôn ngữ được sử dụng).
4



- Thủ pháp miêu tả chuẩn phong cách – một trong những thủ pháp xã
hội học: dựa trên những tư liệu mà chúng tôi đã phân loại được, chúng tôi tiến
hành miêu tả cụ thể những tư liệu đó xem chúng đã đúng với phong cách hành
chính – công vụ chưa.
5. Dự kiến đóng góp
Về mặt lý luận, kết quả của luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ một số
vấn đề về lý luận phân tích diễn ngôn. Đó là nghiên cứu ngôn ngữ không chỉ
ở bình diện cấu trúc thuần tuý mà là trên bình diện giao tiếp. Hay nói cách
khác, việc nghiên cứu ngôn ngữ gắn liền với việc nghiên cứu giao tiếp. Ngôn
ngữ ở đây được sử dụng trong giao tiếp nói chung và trong giao tiếp hành
chính nói riêng. Nếu như trước đây, nhiều nhà nghiên cứu chỉ nghiên cứu các
văn bản hành chính dưới góc độ cấu trúc thì hiện nay một số nhà nghiên cứu
đã bắt đầu đi vào nghiên cứu các văn bản hành chính dưới góc độ giao tiếp.
Và để góp phần vào kết quả nghiên cứu về vấn đề này, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu một số loại CVHC được sử dụng trong một ngành cụ thể - ngành
giao thông - để góp phần làm sáng rõ một số vấn đề về phân tích diễn ngôn
nói chung và lý thuyết giao tiếp nói riêng.
Về phương diện thực tiễn, bên cạnh việc góp phần làm sáng tỏ lý thuyết
phân tích diễn ngôn, kết quả của luận văn còn làm phong phú thêm phần thực
hành cho công tác soạn thảo văn bản hành chính. Thông qua việc tìm hiểu các
cấu trúc điển hình và các phương tiện chức năng biểu nghĩa của các CVHC,
luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ đặc điểm của thể loại ngôn bản này. Từ đó,
có tác dụng hướng dẫn công tác soạn thảo và xử lý chúng trong hoạt động
hành chính của ngành giao thông nói riêng và trong hoạt động hành chính của
xã hội nói chung. Nói cách khác, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần
vào hai phương diện: soạn thảo văn bản một cách chuẩn mực và xử lý văn bản
một cách có hiệu quả.
6. Bố cục của luận văn: Luận văn có 03 phần: phần mở đầu, phần nội dung
và phần kết luận.

Phần mở đầu: Phần này có nhiệm vụ giới thiệu về: lý do chọn đề tài,
đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, dự kiến đóng góp
và bố cục của luận văn.

5


Phần nội dung: Phần này được chia thành 03 chương. Trong Chương
thứ nhất – Lý luận chung, chúng tôi đề cập đến những vấn đề lý luận chính về
diễn ngôn và phân tích diễn ngôn; lý thuyết giao tiếp; lý thuyết hành vi ngôn
ngữ; liên kết và mạch lạc và lý thuyết về lập luận. Trong Chương thứ hai –
Phân tích đặc điểm cấu trúc của diễn ngôn CVHC ngành giao thông, chúng
tôi dựa trên những cơ sở lý luận đi vào phân tích các diễn ngôn CVHC ở bình
diện hình thức, thống kê những đặc trưng định lượng về các loại CVHC, đưa
ra mô hình cấu trúc hình thức chung của diễn ngôn CVHC, từ đó rút ra những
cấu trúc điển hình của diễn ngôn CVHC ngành giao thông. Trong Chương thứ
ba - Phân tích đặc điểm ngôn ngữ sử dung trong diễn ngôn CVHC ngành
giao thông, chúng tôi đi vào miêu tả những phương thức liên kết về nội dung,
những hành vi ngôn ngữ qua đó tìm hiểu lực ngôn trung trong các diễn ngôn
CVHC; đồng thời chúng tôi đi vào miêu tả mạch lạc trong CVHC và phương
thức lập luận sử dụng trong các loại công văn này với tư cách là một biểu hiện
của tính mạch lạc.
Phần kết luận: Phần này chúng tôi sẽ trình bày tóm tắt lại nội dung của
luận văn, những luận điểm chính và những đóng góp cơ bản của luận văn
trong việc nghiên cứu phân tích diễn ngôn, trong việc soạn thảo CVHC.

6


Tài liệu tham khảo

1. Diệp Quang Ban (1999). Hai giai on phỏt trin ca ngụn ng hc
vn bn v tờn gi phõn tớch din ngụn. Tp chớ ngụn ng, s 2.
2. Diệp Quang Ban (1999). Văn bản và liên kết trong tiếng Việt. Nxb Giáo
dục, H.
3. Diệp Quang Ban (2005). Ngữ pháp Tiếng Việt. Nxb Giáo dục, H.
4. G.Brown & G.Yule (1997). Phân tích diễn ngôn. Nxb Đại học Quốc
gia, H.
5. Nguyễn Tài Cẩn (1999). Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia,
H.
6. W. I. Chafe (1998). ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ. Nxb Giáo dục,
H.
7. Hu Chõu (1998). C s ng ngha hc ting Vit. Nxb Giỏo dc,
H.
8. Đỗ Hữu Châu (2003). Đại c-ơng Ngôn ngữ học tập 2 (Ngữ dụng
học). Nxb Giáo dục, H.
9. Mai Ngọc Chừ, Hoàng Trọng Phiến, Vũ Đức Nghiệu (2001). Cơ sở
ngôn ngữ học và tiếng Việt. .Nxb Giáo dục, H.
10.Nguyễn Đức Dân (2000). Ngữ dụng học (tập 1). Nxb Giáo dục, H.
11. Hữu Đạt (1996). Về việc chuẩn hoá ngôn ngữ hành chính công vụ.
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, số 2.
12. Hữu Đạt (2000). Phong cách học và phong cách chức năng tiếng Việt.
Nxb Văn hoá Thông tin, H.
13. Hữu Đạt (2001). Phong cách học tiếng Việt hiện đại. Nxb ĐHQG, H.
14. Đinh Văn Đức (2001). Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại). Nxb ĐHQG, H.
15. Nguyễn Thiện Giáp (2001). Từ vựng học tiếng Việt. Nxb Giáo dục, H.
16. Nguyễn Thiện Giáp (2004). Dụng học Việt ngữ. Nxb ĐHQG, H.
17. Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (2001).
Dẫn luận ngôn ngữ học. Nxb Giáo dục, H.
18. Hp thu H (2006). Mch lctheo quan h nguyờn nhõn v quan h
thi gian trong mt s truyn ngn ca Nguyn Cụng Hoan. Lun vn

thc s ngụn ng hc.

7


19. Cao Xuân Hạo (1998). Tiếng Việt, mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ
nghĩa. Nxb Giáo dục, H.
20. Nguyễn Hoà (2003). Phân tích diễn ngôn: Một số vấn đề về lý luận và
ph-ơng pháp. Nxb ĐHQG, H.
21. Nguyễn Hoà (2005). Phân tích diễn ngôn phê phán:Lý luận và ph-ơng
pháp. Nxb ĐHQG, H.
22. Mai Xuân Huy (2005). Ngôn ngữ quảng cáo d-ới ánh sáng của lý
thuyết giao tiếp. Nxb Khoa học xã hội, H.
23. Nguyễn Thị Thanh H-ơng (2002). Nghiên cứu thể loại phóng sự báo in
trong tiếng Anh và tiếng Việt hiện đại trên bình diện phân tích diễn
ngôn. Luận án Tiến sĩ ngữ văn.
24. Nguyễn Văn Khang (1999). Ngôn ngữ học xã hội những vấn đề cơ
bản. Nxb KHXH, H.
25. Nguyễn Văn Khang (2002). Tiếng Việt trong giao tiếp hành chính.
Nxb Văn hoá thông tin.
26. Đinh Trọng Lạc (1994). Phong cách học văn bản. Nxb Giáo dục, H.
27. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hoà (1996). Phong cách học và phong
cách tiếng Việt hiện đại. Nxb Giáo dục, H.
28. Đinh Trọng Lạc (chủ biên) (1999). Phong cách học tiếng Việt. Nxb
Giáo dục, H.
29. J. Lyons (1996). Nhập môn ngôn ngữ học lý thuyết. Nxb Giáo dục, H.
30. O.J. Moskalskaja (1996). Ngữ pháp văn bản. Nxb Giáo dục, H.
31. Trn Th Nga (2006). Tờn bi bỏo Vit Nam t bỡnh din phõn tớch
din ngụn. Lun vn thc s ngụn ng hc.
32. David Nunan (1998). Dẫn nhập phân tích diễn ngôn. Nxb Giáo dục, H.

33. Ho ng Phê (chủ biên) (2001). Từ điển Tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng.
34. Trần Ngọc Thêm (2002). Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt. Nxb
Giáo dục, H.
35. Nguyễn Thị Việt Thanh (2001). Hệ thống liên kết lời nói tiếng Việt.
Nxb Giáo dục, H.
36. Nguyễn Văn Thông. H-ớng dẫn kỹ thuật soạn thảo văn bản (Dùng cho
các cơ quan hành chính sự nghiệp, các đoàn thể, các đơn vị kinh tế và
công dân). Nxb Thống kê.

8


37. Nguyễn Thị Hồng Thuý (2004). Trật tự câu trong vai trò liên kết và
tạo mạch lạc cho văn bản. Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học.
38. Hoàng Tuệ (1996). Ngôn ngữ và đời sống xã hội văn hoá. Nxb Giáo
dục, H.
39. G.Yule (2003). Dụng học. Nxb Đại học Quốc gia, H.

9



×