Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

DSpace at VNU: TÌM HIỂU NHỮNG VẤN ĐỀ MỚI VÀ KHÓ TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC LỚP 10 (BAN CƠ BẢN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.29 KB, 3 trang )

TÌM HIỂU NHỮNG VẤN ĐỀ MỚI VÀ KHÓ
TRONG CHƢƠNG TRÌNH SINH HỌC LỚP 10 (BAN CƠ BẢN)
GVHD: TS. Nguyễn Thế Hƣng
SV thực hiện: 1. Nguyễn Đình Tạo
2. Phạm Thị Ngân
Lớp: QHS 2004 Sinh học

Đặt vấn đề
Bộ GD ĐT đã tiến hành thực hiện cải cách giáo dục, đổi mới chƣơng trình và nội dung
kiến thức trong SGK theo hƣớng phát huy tính tích cực của ngƣời học để nâng cao chất lƣợng
dạy học.
So với trƣớc khi thực hiện cải cách, môn Sinh học bậc THPT đã có nhiều thay đổi về cả
chƣơng trình và nội dung kiến thức. Sự thay đổi đó, không chỉ đòi hỏi giáo viên phải biết sử
dụng và phối hợp các phƣơng pháp dạy học hiệu quả; mà còn đòi hỏi ngƣời giáo viên tìm hiểu,
xác định những nội dung kiến thức khó và mới trong chƣơng trình để tìm biện pháp khắc phục.
Chính vì thế, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu những vấn đề mới và khó trong
chương trình Sinh học 10 – Ban cơ bản” với mục đích nghiên cứu là đề xuất một số biện pháp
khắc phục kiến thức mới và khó nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học.
Đối tƣợng nghiên cứu: Những kiến thức mới và khó trong chƣơng trình sinh học lớp 10
(Ban cơ bản).
Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu cơ sở lý luận của các phƣơng pháp dạy
học tích cực.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Nghiên cứu chƣơng trình và nội dung kiến thức sinh
học 10 và các tài liệu chuyên ngành liên quan.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Những kiến thức mới và khó trong chƣơng trình sinh học 10 (Ban cơ bản).
Phần I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG


Trong phần này, kiến thức mới và khó không chỉ thể hiện ở tính khái quát hóa cao mà


còn có rất nhiều quan điểm về phân chia sự sống trên Trái Đất chƣa đƣợc thống nhất về các
nguyên tắc phân chia cũng nhƣ các đơn vị phân loại..
Chẳng hạn, hệ thống sống đƣợc tổ chức theo những cấp bậc nào? Có bao nhiêu giới sinh
vật và các đơn vị nhỏ hơn? Đặc biệt, mối quan hệ về nguồn gốc giữa các giới nhƣ thế nào?
Phần II: SINH HỌC TẾ BÀO
Phần này đƣợc bổ sung rất nhiều kiến thức mới và khó tập trung chủ yếu trong 2 chƣơng
đó là chƣơng 3 và chƣơng 4. Cụ thể:
Trong Chƣơng 3: Chuyển hóa vật chất và năng lƣợng của tế bào (Hô hấp tế bào với 3
quá trình đƣờng phân, chu trình Kreb, và chuỗi truyền điện tử và Chƣơng 4: Chu kì tế bào. Trong
đó khái niệm chu kì tế bào; những diễn biến của NST qua các kì và sự biến đổi về hàm lƣợng
AND trong TB qua các kì.
Phần III: SINH HỌC VI SINH VẬT
Phần này gồm 11 bài, phần khó mà học sinh hay nhầm lẫn là phân loại VSV.
+ Nếu sử dụng nguồn C từ các hợp chất vô cơ, gọi là tự dƣỡng; nếu sử dụng nguồn C
hữu cơ gọi là dị dƣỡng
+ Nếu sử dụng năng lƣợng từ các hợp chất hóa học thì gọi là hóa dƣỡng
+Nếu sử dụng từ ánh sáng, gọi là quang dƣỡng.
Phối hợp cả hai phƣơng thức sử dụng nguồn C và năng lƣợng, chúng ta chia ra 4 kiểu
dinh dƣỡng: hóa tự dƣỡng, quang tự dƣỡng, hóa dị dƣỡng, quang dị dƣỡng.
Một số biện pháp khắc phục
Giáo viên phải tích cực nghiên cứu tài liệu khoa học chuyên ngành liên quan đến bài
giảng.
Dạy học sinh cách đọc và thu thập thông tin từ tài liệu
-

Khảo sát

-

Đặt câu hỏi


-

Đọc bài khóa

-

Chốt lại

-

Kiểm tra lại
Dạy học sinh cách tự học


KẾT LUẬN
1. So với chƣơng trình cũ chƣơng trình Sinh học 10 (Ban cơ bản) có nhiều nội dung kiến
thức mới và khó, vì vậy ngƣời giáo viên cần phải học hỏi nâng cao kiến thức chuyên ngành và sử
dụng các phƣơng pháp, biện pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học hiệu quả mới có thể
nâng cao chất lƣợng dạy học.
2. Những kiến thức mới và khó trong Chƣơng trình Sinh học 10 (Ban cơ bản) đƣợc chúng
tôi xác định nhƣ sau:
Phần I: Giới thiệu chung về thế giới sống. Phần này mang tính khái quát hóa cao, với
nhiều quan điểm khác nhau về sự phân chia thế giới sống (có bao nhiêu giới sinh vật, nguồn gốc
và mối quan hệ họ hàng giữa các giới). Ngoài ra trong phần này còn đề cập đến các cấp độ trong
hệ thống tổ chức của sinh giới.
Phần II: Sinh học tế bào: Những nội dung mới và khó tập trung chủ yếu trong hai
chƣơng (Chƣơng III: Chuyển hóa vật chất và năng lƣợng.Chƣơng IV: Sự phân bào)
Phần III: Sinh học VSV: Phân loại kiểu dinh dƣỡng ở VSV (căn cú vào nguồn C và
nguồn năng lƣợng)

Giới thiệu chung về Virut, sự đa dạng của virut( nơi ký sinh, cấu tạo, cách lây truyền và tác
động của nó với đời sống).



×