Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

DSpace at VNU: Quản trị nhân lực tại các khách sạn từ 3 đến 4 sao trên địa bàn Tỉnh Hải Dương (Nghiên cứu trường hợp điển hình khách sạn Nam Cường Hải Dương)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.91 KB, 4 trang )

Quản trị nhân lực tại các khách sạn từ 3 đến 4
sao trên địa bàn Tỉnh Hải Dương (Nghiên cứu
trường hợp điển hình khách sạn Nam Cường
Hải Dương)
Lương Minh Huệ

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn ThS. Chuyên ngành: Du lịch
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Viết Thái
Năm bảo vệ: 2013
Keywords: Du lịch; Quản trị nhân lực; Khách sạn; Hải dương.
Content:

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Tại Việt Nam, Du lịch đã được Đảng và Chính phủ xác định là ngành kinh tế mũi nhọn.
Du lịch Việt Nam đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm qua.
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành
liên vùng và xã hội hoá cao. Chất lượng của hoạt động du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố như
tiềm năng tài nguyên du lịch, chất lượng của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành Du lịch và
kết cấu hạ tầng, chính sách phát triển ngành Du lịch của Nhà nước, tình hình an ninh chính trị
của đất nước, mức độ mở cửa và hội nhập của nền kinh tế. Du lịch góp phần tạo ra hàng triệu cơ
hội việc làm trực tiếp hay gián tiếp đối với các ngành có liên quan khác như vận tải, tài chính,
nông nghiệp... Trong thời đại toàn cầu hóa, Du lịch đang trở thành nhịp cầu kết nối, giải quyết
những bất đồng về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo của các dân tộc trên toàn thế giới.


Phát triển du lịch nhanh và bền vững, thu hẹp dần khoảng cách với những quốc gia có
ngành Du lịch phát triển trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu và toàn diện là yêu cầu cấp bách đặt
ra cho ngành Du lịch Việt Nam. Điều này chỉ có thể thực hiện được nếu chúng ta có đội ngũ lao
động chất lượng cao, số lượng đủ, cơ cấu hợp lý gồm đông đảo những nhân viên quản lý, những


nhân viên du lịch lành nghề, những nhà khoa học công nghệ du lịch tài năng, giỏi chuyên môn
nghiệp vụ, tháo vát và có trách nhiệm cao. Quản trị nhân lực là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu
dài quyết định tương lai phát triển của ngành Du lịch.
Khách sạn Nam Cường Hải Dương là khách sạn 4 sao trên địa bàn Hải Dương. Vấn đề
đặt ra cho khách sạn là phải làm thế nào để thu hút được nhiều khách đến với khách sạn. Thị
trường khách của khách sạn chủ yếu là khách chuyên gia của các khu công nghiệp trên địa bàn
Tỉnh và một phần là khách của các công ty lữ hành
Sự ra đời của hàng loạt các khách sạn trong những năm gần đây làm cho chất lượng phục
vụ của sản phẩm dịch vụ trong khách sạn tăng lên nhanh chóng và tạo ra sự cạnh tranh lớn trong
môi trường kinh doanh khách sạn.
Do đặc điểm của kinh doanh khách sạn nên hệ số luân chuyển lao động cao .Có nhiều lí
do khác nhau về việc nhân viên nghỉ việc như làm công việc tốt hơn, tìm được nơi làm tốt hơn,
để tiếp tục học, không hài lòng với công việc hay với sự giám sát ,công việc không ổn định hay
không có cơ hội thăng tiến . Khách sạn cho nhân viên nghỉ việc cũng vì nhiều lí do khác nhau
như sự vắng mặt quá nhiều, không có năng lực thực hiện nhiệm vụ được giao, làm việc không
được tin tưởng, không thật thà. Cho dù là nguyên nhân do nhân viên hay do khách sạn sự thôi
việc thường gây khó khăn cho quản lí .Bên cạnh những tổn thất vì sự thôi việc của nhân viên đó
là thời gian và tiền bạc dùng để tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới thì sự thay đổi nhân viên
quá nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và chất lượng phục vụ khách .Để giảm
thiểu thiệt hại cũng như tác động không tốt tới kết quả kinh doanh của khách sạn thì công tác
quản trị nhân lực góp phần quan trọng trong việc đáp ứng yêu cấu về nguồn nhân lực cả về số
lượng và chất lượng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.

Nguyễn Thị Ngọc An- Đồng Thị Thanh Phương (2006), Quản trị nhân lực, NXB
Thống kê


2.

Nguyễn Nam Anh (2000), Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực trực tiếp kinh
doanh du lịch trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng, Tạp chí Sở VHTTDL

3.

Đào Công Bình(2008), Thực trạng kỹ năng quản trị nguồn nhân lực, NXB Trẻ

4.

Trần Kim Dung(2010), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Tổng hợp TPHCM

5.

Trịnh Xuân Dũng(2005), Quản trị kinh doanh khách sạn, NXB ĐH Quốc Gia Hà Nội

6.

Vũ Thùy Dương- Hoàng Văn Hải(2009), Quản trị nhân lực, NXB Thống kê

7.

Nguyễn Trọng Đặng- Nguyễn Doãn Thị Liễu- Vũ Đức Minh- Trần Thị Phùng(2000),
Quản Trị doanh nghiệp khách sạn du lịch, NXB Đại học Quốc Gia

8.

Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa(2004), Giáo trình kinh tế du lịch, NXB Lao
Động xã hội, HN


9.

Nguyễn Văn Điểm- Nguyễn Ngọc Quân(2007), Giáo trình quản trị nhân lực, NXB
Đại học kinh tế quốc dân

10.

Phạm Xuân Hậu(2011), Giáo trình quản trị chất lượng dịch vụ du lịch, NXB Thống


11.

Hương Huy (2007), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Giao thông vận tải.

12.

Nguyễn Văn Mạnh, Hoàng Thị Hương Lan(2008), Quản trị kinh doanh khách sạn,
NXB ĐH Kinh Tế Quốc Dân HN

13.

Đinh Thị Thư(2005), Kinh tế du lịch Khách sạn. NXB Hà Nội

14.

Nguyễn Hữu Thân(2008), Quản trị nhân sự, NXB Lao Động Xã Hội

15.


Khách sạn Nam Cường Hải Dương(2010), Bản báo cáo tài chính và tình hình kinh
doanh của khách sạn năm 2010, 2011, 2012 và quý 1, quý 2 năm 2013.

Tài liệu tiếng anh
16.

Denny G. Rutherfoed, Michael J.O Fallon(2007), Hotel management and Operations

17.

Geogre T.Milkovich- John w.Boudreau(2000), Human Resourses management, NXB
Thống kê

18.

Micheal J.Boella- Steven Goss- Turner(2007), Human Resource management in the
Hospitality Industry, NXB Giao thông vận tải

Các website:


19.



20.






×