Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

DSpace at VNU: PHÁT HUY TÍNH CHỦ ĐỘNG, TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CÁC PHƯƠNG TRÌNH ĐẠI SỐ Ở THPT BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐẶT ẨN PHỤ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.53 KB, 2 trang )

PHÁT HUY TÍNH CHỦ ĐỘNG, TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY
HỌC CÁC PHƯƠNG TRÌNH ĐẠI SỐ Ở THPT BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐẶT
ẨN PHỤ
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Bùi Thị Hường
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Ngọc Lan
Lớp: QH2010S Toán
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài. Tôi đã chọn đề tài “Phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh
trong dạy học các phương trình đại số ở THPT bằng phương pháp đặt ẩn phụ” để cung
cấp một phương pháp dựa trên những phép biến đổi đơn giản, giúp học sinh phát huy tư
duy và sáng tạo trong học tập.
Mục đích. Với phương pháp này, tôi mong muốn các bạn học sinh khi sử dụng,
không phải là áp đặt một cách máy móc, thủ công mà là dựa trên nền tảng lý thuyết và một
vài ví dụ minh hoạ, tự mình hiểu vấn đề, áp dụng một cách sáng tạo và có hiệu quả vào bài
tập của mình để sau khi giải toán, đây không còn là một phương pháp trên lý thuyết mà sẽ
trở thành kinh nghiệm của bản thân mỗi người.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Phương pháp sử dụng ẩn phụ trong giải phương trình
đại số trên khách thể học sinh lớp 10 trường THPT chuyên Chu Văn An – thành phố Lạng
Sơn.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu. Cung cấp một phương pháp
nhằm khai thông sự bế tắc của con đường tri thức về giải phương trình đại số của học sinh,
qua đó giúp học sinh nắm được kỹ năng sử dụng ẩn phụ vào giải các phương trình vô tỷ,
phương trình hữu tỷ. Rèn luyện cho học sinh khả năng quan sát cái chung, cái riêng của
mỗi phương trình, nhận dạng bài toán và áp dụng đúng lý thuyết. Phương pháp này sẽ trở
thành công cụ hữu ích giúp học sinh có cách giải phương trình đại số một cách thành thạo,
tự tin hơn khi chuyển sang học bất phương trình đại số, phương trình lượng giác, tính tích
phân...
TỔNG QUAN
Do thời gian eo hẹp và năng lực bản thân còn hạn chế, đề tài của tôi còn rất nhiều
hạn chế và những vấn đề còn tồn tại, chưa giải quyết được. Tuy đã nêu được vấn đề nhưng
chưa đi sâu vào khai thác hết các ưu, nhược điểm của phương pháp dùng ẩn phụ trong giải


phương trình đại số. Phần cơ sở lý thuyết cơ bản là rõ ràng, đầy đủ và dễ hiểu nhưng phần
bài tập minh hoạ còn nhiều thiếu sót. Các bài tập mặc dù đã được sắp xếp theo thứ tự từ
đơn giản đến phức tạp nhưng còn sơ sài, chưa đầy đủ các dạng vì thế chưa nêu bật được
hết ưu điểm và tính ứng dụng cao của phương pháp.


KẾT QUẢ, THẢO LUẬN
Để thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành thu thập ý kiến của các em học sinh hiện đang
học tại trường THPT chuyên Chu Văn An, thành phố Lạng Sơn về việc các em đã được
tiếp cận với phương pháp này hay chưa, nếu đã tiếp cận thì ở mức độ nào, mức độ áp dụng
phương pháp trong thực tế giải toán của các em... thông qua phiếu câu hỏi dạng trắc
nghiệm và phỏng vấn trực tiếp.
Kết quả thu được là: 100% các bạn học sinh thuộc lớp chuyên Toán, các bạn trong
đội tuyển thi học sinh giỏi đã được làm quen với phương pháp này. Đối với các bạn học
sinh thuộc các lớp ban Xã hội và nhân văn, ban Cơ bản và các bạn thuộc lớp chuyên khác
thì có khoảng 40% các bạn đã từng làm quen với phương pháp này (số này thường là các
bạn học sinh có định hướng thi đại học khối A); 50% các bạn học sinh đã được học nhưng
không được áp dụng thường xuyên hoặc đã được áp dụng phương pháp này nhưng ở mức
độ thấp,sơ cấp; 10% các bạn học sinh chưa được biết đến phương pháp này.
KẾT LUẬN
Sử dụng ẩn phụ trong giải phương trình đại số nói riêng và trong toán học nói
chung là cách đi theo đường vòng nhưng lại dễ dàng đi đến đích hơn.
Phương pháp này bên cạnh tác dụng làm tích cực hoá hoạt động của học sinh còn định
hướng phát triển tư duy cho học sinh.
Với đề tài “Phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh trong dạy học các phương
trình đại số ở THPT bằng phương pháp đặt ẩn phụ” bản thân tôi nhận thấy bên cạnh
những phương pháp dạy học theo định hướng phát huy tính chủ động, tích cực của học
sinh thì phương pháp dạy học nhằm kích thích và phát triển tư duy cho học sinh là rất cần
thiết, đặc biệt là đối với học sinh khá giỏi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. SGK Đại số lớp 10 – Cơ bản (Nhà xuất bản Giáo dục)
2. Tuyển tập các chuyên đề luyện thi đại học môn Toán - Đại số sơ
3. Tạp chí Toán học và Tuổi trẻ (Các số ra năm 2009)



×