Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

DSpace at VNU: Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học và thực tiễn áp dụng tại Vườn quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.88 KB, 9 trang )

Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học và thực
tiễn áp dụng tại Vườn quốc gia Pù Mát, huyện
Con Cuông, tỉnh Nghệ An
Lương Thị Huyền Trang
Khoa Luật
Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật kinh tế; Mã số 60 38 01 07
Người hướng dẫn: TS. Doãn Hồng Nhung
Năm bảo vệ: 2014

Keywords. Bảo tồn đa dạng sinh học; Vườn quốc gia Pù mát; Luật kinh tế; Nghệ An.

Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng
và là trọng tâm đối với sự phát triển trên toàn thế giới. Với sự phát triển nhanh chóng của kinh
tế xã hội cùng với sự quản lý tài nguyên sinh học còn yếu kém đã làm cho ĐDSH bị suy thoái
ngày càng nghiêm trọng. Sự mất mát về ĐDSH hiện nay là đáng lo ngại, nhiều loài động thực
vật bị đe dọa và nguy cơ tuyệt chủng mà nguyên nhân chủ yếu là do con người sử dụng tài
nguyên không hợp lý. Do đó, việc quản lý tài nguyên và bảo tồn ĐDSH là thực sự cần thiết và
cấp bách.
Nhận thức được giá trị to lớn và tầm quan trọng của ĐDSH, năm 1993 Việt Nam đã
phê chuẩn công ước quốc tế về bảo tồn ĐDSH. Năm 1995, Chính phủ đã phê duyệt và ban
hành “Kế hoạch hành động ĐDSH ở Vi ệt Nam”. Năm 2007, “Kế hoạch hành động quốc gia
về ĐDSH đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” được xây dựng và phê duyệt triển
khai [36, tr.1].
Trong số 30 Vườn quốc gia (VQG) hiện đã được công nhận [48], Pù Mát- trung tâm
của khu dự trữ sinh quyển Miền Tây Nghệ An với diện tích rừng tự nhiên rộng lớn, được các
nhà khoa học trong và ngoài nước đánh giá là một trong những khu rừng đặc dụng có giá trị
ĐDSH của vùng Bắc Trung Bộ cũng như của Việt Nam. Không chỉ vậy, Pù Mát còn là một



điểm du lịch sinh thái hấp dẫn với những cảnh đẹp vừa hùng vĩ, vừa nên thơ mà thiên nhiên
ban tặng cho Nghệ An.
VQG Pù Mát là một kho tàng về các nguồn gen hoang dã, quý hiếm. Nơi đây hội tụ đủ
tính chất và hệ sinh thái (HST) của một khu rừng nhiệt đới năm tầng với đồi, rừng, sông, suối,
các trảng cỏ rộng lớn và những dãy núi đá vôi khổng lồ chạy dài dọc theo sông Giăng. Pù Mát
có thảm thực vật phong phú với 2.494 loài thực vật. Hệ động vật cũng rất đa dạng với 1.121
loài [45]. Trong đó có nhiều loài động thực vật quý hiếm được ghi vào sách đỏ Việt Nam và
thế giới.
Tháng 11 năm 2007, VQG Pù Mát đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh
quyển thế giới.
Với tiềm năng phong phú như vậy, cũng như các VQG khác, “kho báu xanh” Pù Mát
trở thành mục tiêu khai thác, tàn phá của các đối tượng lâm tặc và cả những người dân sống
trong vùng. VQG Pù Mát cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức về nhiều mặt để
bảo tồn nguồn tài nguyên ĐDSH hiện có.
Hiện nay, những nghiên cứu về Pù Mát còn hạn chế và chưa được phổ biến rộng rãi.
So với những VQG khác như Cát Bà, Bạch Mã, U Minh Thượng, U Minh Hạ… thì Pù Mát
còn lạ lẫm với rất nhiều người. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài “Pháp luật về bảo tồn đa dạng
sinh học và thực tiễn áp dụng tại Vườn Quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ
An” với mong muốn nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo tồn ĐDSH tại VQG Pù Mát,
góp phần bảo tồn và phát triển tài nguyên quý báu của quê hương mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Bảo tồn ĐDSH nói chung và pháp luật về bảo tồn ĐDSH hiện nay là một trong những
vấn đề rất được quan tâm tại Việt Nam. Vì vậy, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan
đến vấn đề bảo tồn ĐDSH, tuy nhiên pháp luật về bảo tồn ĐDSH vẫn còn tương đối mới mẻ
đối với nhiều người, các nghiên cứu về pháp luật bảo tồn ĐDSH còn khá hạn chế.
Có thể kể ra một số đề tài liên quan đến vấn đề bảo tồn ĐDSH đã được nghiên cứu
như:
- Sách “Bảo tồn đa dạng sinh học” của tác giả Nguyễn Nghĩa Thìn xuất bản năm 1999;
- Sách “Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên” xuất bản năm 2002 của tác giả Lê

Trọng Cúc;
- Đề tài cấp Bộ “Đa dạng sinh học và bảo tồn” của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm
2004;


- Luận án Tiến sỹ “Nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn ĐDSH ở hệ thống rừng đặc
dụng vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam” do tác giả Trần Thế Liên thực hiện năm 2006;
- Đề tài “Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam- mối liên hệ với phát triển bền vững
(SD) và biến đổi khí hậu (CC)” của tác giả Nguyễn Huy Dũng, Võ Văn Dũng, Viện Điều tra
quy hoạch rừng tại Hội thảo chuyên đề về đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu: Mối liên quan
tới đói nghèo và phát triển bền vững tháng 5, 2007;
Các đề tài nghiên cứu về pháp luật bảo tồn ĐDSH còn tương đối ít, có thể kể đến một
số nghiên cứu như:
- Luận văn Thạc sỹ “Luật bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam” của Đặng Thị Thu
Hải, năm 2006;
- Báo cáo Chuyên đề “ Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật đa dạng sinh học ở
Việt Nam” của Bộ Tài nguyên Môi trường và Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật, năm 2008;
- Chuyên đề “Giới thiệu Luật Đa dạng sinh học” do Viện Chiến lược chính sách, Bộ
Tài nguyên Môi trường và Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp thực hiện năm 2008;
- “Báo cáo rà soát, đánh giá văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo tồn đa
dạng sinh học” của Trương Hồng Quang, Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, năm 2009.
- Chuyên đề “Thành tựu và thách thức qua 5 năm thực hiện Luật Đa dạng sinh học”
của GS.TS Đặng Huy Huỳnh, năm 2013;
Ngoài ra còn có một số bài viết đăng trên các báo, tạp chí như:
- Bài viết “Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, thực trạng và tồn tại trước khi có
Luật Đa dạng sinh học”, của TS. Nguyễn Văn Tài đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số
133, năm 2008;
- Bài viết “Pháp luật về đa dạng sinh học một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam”,
của Thạc sĩ Huỳnh Thị Mai, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 133, 2008;
Tuy nhiên những nghiên cứu về bảo tồn đa dạng sinh học chủ yếu là những nghiên

cứu thuộc về lĩnh vực khoa học môi trường hơn là lĩnh vực pháp lý. Các nghiên cứu về pháp
luật bảo tồn ĐDSH, trước thời điểm có Luật ĐDSH năm 2008 có một số đề tài, tuy nhiên sau
khi ban hành Luật ĐDSH năm 2008 chưa có một đề tài nghiên cứu tổng thể đánh giá về pháp
luật bảo tồn ĐDSH, nhất là chưa có bất kỳ một đề tài nào nghiên cứu về thực tiễn áp dụng
pháp luật về bảo tồn ĐDSH tại các khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN).


3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu tổng quát về pháp luật bảo tồn ĐDSH tại Việt Nam, phân tích, đánh giá
thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo tồn ĐDSH tại VQG Pù Mát, tìm ra những nguyên nhân
hạn chế hiệu quả thực thi pháp luật từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao
hiệu thực thi pháp luật về bảo tồn ĐDSH.
3.2. Mục tiêu cụ thể:
Để đạt được mục đích của luận văn, cần phải hoàn thành các mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa, phân tích đánh giá được các quy định pháp luật về bảo tồn ĐDSH tại
Việt Nam;
- Phân tích pháp luật về bảo tồn ĐDSH của một số quốc gia trên thế giới từ đó rút ra
bài học kinh nghiệm cho Việt Nam;
- Khái quát về tình hình ĐDSH của VQG Pù Mát, phân tích và đánh giá được thực
tiễn áp dụng pháp luật về bảo tồn ĐDSH tại VQG Pù Mát;
- Làm rõ những nguyên nhân hạn chế hiệu quả thực thi pháp luật về bảo tồn ĐDSH tại
VQG Pù Mát từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh và áp dụng có hiệu quả pháp luật về
bảo tồn ĐDSH tại VQG Pù Mát.
4. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Đứng trước những thách thức về sự suy thoái của môi trường đối với đời sống của con
người, bảo tồn ĐDSH cùng với tăng trưởng xanh và phát triển bền vững là một trong những
vấn đề lớn, được quan tâm ở quy mô toàn thế giới. Vấn đề bảo tồn ĐDSH không phải là mới,
tuy nhiên ở Việt Nam chỉ mới thực sự được quan tâm trong những năm gần đây. Pháp luật về
bảo tồn ĐDSH bắt đầu có những bước đột phá từ sau khi Luật ĐDSH năm 2008 ra đời. Từ đó

cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về Luật ĐDSH năm 2008 nhưng chưa có
một công trình nghiên cứu tổng quát về toàn bộ pháp luật bảo tồn ĐDSH và cũng chưa có một
nghiên cứu nào về thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo tồn ĐDSH tại các khu BTTN, trong khi
các khu BTTN là nguồn ĐDSH rất quan trọng đối với quốc gia, khu vực và thế giới. Bên cạnh
đó, VQG Pù Mát tuy đã được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới từ năm 2007,
nhưng hiện có rất ít nghiên cứu về VQG Pù Mát mặc dù VQG Pù Mát có rất nhiều tiềm năng
về tài nguyên thiên nhiên và du lịch. Xuất phát từ lý do đó, luận văn sẽ tập trung vào việc
nghiên cứu, phân tích đánh giá tổng quát về pháp luật bảo tồn ĐDSH hiện hành và thực tiễn
áp dụng tại VQG Pù Mát, tìm ra những khó khăn bất cập, từ đó nêu ra các kiến nghị giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả thực thi của pháp luật, góp phần bảo vệ nguồn ĐDSH phong phú tại
VQG của quê hương mình. Vì vậy việc nghiên cứu mang tính cấp thiết và không bị trùng lắp.


5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu: Các quy định pháp luật về bảo tồn ĐDSH và thực tiễn
áp dụng tại VQG Pù Mát, tỉnh Nghệ An.
5.2. Phạm vi nghiên cứu:
Với đề tài “Pháp luật bảo tồn đa dạng sinh học và thực tiễn áp dụng tại Vườn quốc gia
Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An” Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu, đánh giá
những quy định pháp luật hiện hành về bảo tồn ĐDSH, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy
định pháp luật tại VQG Pù Mát chỉ ra những khó khăn, bất cập trong quá trình thực thi áp
dụng pháp luật, đồng thời đề ra các kiến nghị, giải pháp.
6. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
6.1. Nội dung nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các nội dung sau:
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo tồn ĐDSH và pháp luật về bảo tồn ĐDSH;
- Thực trạng pháp luật về bảo tồn ĐDSH tại Việt Nam;
- Thực trạng ĐDSH tại VQG Pù Mát và thực tiễn áp dụng pháp luật bảo tồn ĐDSH tại
VQG Pù Mát;
- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo tồn ĐDSH tại VQG Pù

Mát.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu nói trên, luận văn sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu sau: Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích hệ thống
nhằm đưa ra những đánh giá từ cụ thể cho đến tổng quát đối với các quy định pháp luật về
bảo tổn ĐDSH cũng như việc áp dụng thực tiễn tại VQG Pù Mát; phương pháp so sánh giữa
pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế về bảo tồn ĐDSH, giữa pháp luật bảo tồn ĐDSH
trước khi có Luật ĐDSH năm 2008 và pháp luật bảo tồn ĐDSH sau khi có Luật ĐDSH năm
2008, để tìm ra những mặt tích cực và hạn chế của các quy định pháp luật hiện hành về bảo
tồn ĐDSH của Việt Nam; phương pháp tổng hợp, thống kê các số liệu thực tế về thực trạng
ĐDSH của Việt Nam, thực trạng ĐDSH của VQG Pù Mát, cũng như thực trạng áp dụng các
quy định pháp luật về bảo tồn ĐDSH tại VQG Pù Mát làm dẫn chứng minh họa cho Luận
văn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết
cấu thành 3 chương:


Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về đa dạng sinh học và pháp luật về bảo tồn đa
dạng sinh học
Chương 2: Thực trạng pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học và thực tiễn áp dụng tại
Vườn quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo tồn đa dạng
sinh học

Reference
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam (2007), Sách Đỏ
Việt Nam, phần I- động vật, Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.


2. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam (2007), Sách Đỏ Việt
Nam, phần II- thực vật. Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

3. Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên Môi trường (2013), Thông tư liên
tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT ngày 26/9/2013 quy định tiêu chí xác định loài
ngoại lai xâm hại và ban hành danh mục loài ngoại lai xâm hại, Hà Nội.

4. Bộ Tài nguyên và môi trường (2004), Chuyên đề Đa dạng sinh học và bảo tồn, Hà Nội.
5. Bộ Tài nguyên và môi trường (2005), Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia- Chuyên
đề ĐDSH, Hà Nội.

6. Bộ Tài nguyên và môi trường (2010), Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia- Chuyên
đề ĐDSH, Hà Nội.

7. Bộ Tài nguyên và môi trường (2011), Báo cáo quốc gia về Đa dạng sinh học, Hà Nội.
8. Bộ Tài nguyên và môi trường, Tổng cục môi trường (2009), Báo cáo quốc gia lần thứ 4,
thực hiện công ước đa dạng sinh học, Hà Nội.

9. Lê Xuân Cảnh, Hồ Thanh Hải (2008), Hiện trạng và suy thoái đa dạng sinh học ở Việt
Nam, Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

10. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2002), Nghị định số 11/2002/NĐ-Cp ngày
22/1/2002 về việc quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh các loài động
vật, thực vật hoang dã, Hà Nội

11. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2003), Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày
23/9/2003 về quản lý, bảo tồn và phát triển các vùng đất ngập nước, Hà Nội.

12. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2006), Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày

30/3/2006 về quản lý động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm, Hà Nội.

13. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2010), Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày
11/6/2010 quy định chi tiết một số điều của Luật ĐDSH, Hà Nội.


14. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2013), Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày
14/11/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường,
Hà Nội.

15. Phạm Anh Cường, Ngô Xuân Quý (2011), Báo cáo quốc gia về Đa dạng sinh học năm
2011, Hà Nội.

16. Nguyễn Huy Dũng, Võ Văn Dũng (2007), Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam- mối
liên hệ với Phát triển bền vững (SD) và biến đổi khí hậu (CC), Hội thảo chuyên đề về Đa
dạng sinh học và Biến đổi khí hậu: Mối liên quan tới Đói nghèo và Phát triển bền vững
tháng 5, 2007, Hà Nội.

17. Đặng Thị Thu Hải (2006), Luật bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam, luận văn thạc sĩ
Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

18. Trần Hương (2013), “Mô hình thành công của công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại
Costa Rica”, Tạp chí Môi trường tháng 05/2013.

19. Đặng Huy Huỳnh (2013), Thành tựu và thách thức qua 5 năm thực hiện Luật Đa dạng
sinh học, Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

20. IUCN, UNEP, WWF (1996), Cứu lấy trái đất chiến lược cho cuộc sống bền vững, Nxb
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.


21. Trần Thế Liên (2006), Nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn ĐDSH ở hệ thống rừng đặc
dụng vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, luận án tiến sĩ nông nghiệp, Đại học Lâm nghiệp.

22. Huỳnh Thị Mai (2008), “Pháp luật về đa dạng sinh học một số nước và kinh nghiệm cho
Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 133.

23. Nguyễn Thanh Nhàn (2000), Nghiên cứu hệ sinh thái tại Vườn Quốc gia Pù Mát, Nghệ
An.

24. Trương Hồng Quang (2009), Báo cáo rà soát, đánh giá văn bản quy phạm pháp luật
trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học, Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Hà Nội.

25. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Thủy sản, NXB. Hồng
Đức, Hà Nội.

26. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật bảo vệ và phát triển
rừng, NXB. Hồng Đức, Hà Nội.

27. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Pháp lệnh 15/ 2004/PLUBTVQH về giống cây trồng, NXB. Hồng Đức, Hà Nội.

28. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Pháp lệnh 15/ 2004/PLUBTVQH về giống vật nuôi, NXB. Hồng Đức, Hà Nội.

29. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật bảo vệ môi trường,
NXB. Hồng Đức, Hà Nội.

30. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật đa dạng sinh học,
NXB. Hồng Đức, Hà Nội.


31. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Bộ Luật Hình sự,, NXB.

Hồng Đức, Hà Nội.

32. Phạm Bình Quyền và NNK (2012), Bảo tồn ĐDSH dãy Trường Sơn, Nxb Tài nguyên,
môi trường và bản đồ, Hà Nội.

33. Phạm Bình Quyền, Trương Quang Học (1998), Nguyên nhân sâu xa của sự mất ĐDSH ở
Việt Nam, Kỷ yếu hội nghị môi trường toàn quốc, Cục Môi trường - Bộ KHCN và Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam.

34. Nguyễn Văn Tài (2008), “Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, thực trạng và tồn tại
trước khi có Luật Đa dạng sinh học”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 133.

35. Nguyễn Nghĩa Thìn (2011), Đa dạng hệ thực vật trên núi đá vôi ở VQG Pù Mát, Nghệ
An, Lâm nghiệp xã hội và bảo tồn thiên nhiên Nghệ An (SFNC), Hà Nội.

36. Phạm Quang Tùng (2012), Nghiên cứu quản lý đa dạng sinh học tại dải núi đá vôi phía Tây
Nam tỉnh Hòa Bình, Luận án tiến sĩ khoa học môi trường, Đại học Lâm nghiệp.

37. Vườn quốc gia Pù Mát (2013), Báo cáo Vườn quốc gia Pù Mát – 15 năm xây dựng và
phát triển, Nghệ An.
Các website:

38. truy cập ngày 18/6/2014.

39. />truy cập ngày 18/6/2014.

40. />
, Giới
thiệu về Luật Đa dạng sinh học, Vụ giáo dục phổ biến pháp luật Bộ Tư pháp – Viện
chiến lược, chính sách tài nguyên môi trường Bộ Tài nguyên Môi trường, truy cập ngày

18/6/2014.

41. Đánh giá thực trạng pháp luật về bảo tồn đa dạng
sinh học ở nước ta, truy cập ngày 18/6/2014.

42. Thực trạng pháp luật đa dạng sinh
học của Việt Nam và phương hướng hoàn thiện, truy cập ngày 18/6/2014.

43. truy cập ngày 18/6/2014.
44. truy cập ngày 18/6/2014.
45. truy cập ngày 18/6/2014.
46. />E1%BB%81uki%E1%BB%87nkinht%E1%BA%BFx%C3%A3h%E1%BB%99i.aspx,
truy cập ngày 21/7/2014.

47. truy cập ngày 21/7/2014.


48. />B%91c_gia_Vi%E1%BB%87t_Nam, truy cập ngày 21/7/2014.

49. truy cập ngày 21/7/2014.
50. />ia_Pu_Mat/, truy cập ngày 21/7/2014.

51. truy cập ngày 21/7/2014.



×