Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

DSpace at VNU: Nghiên cư ́ u biê ́ n đô ̣ ng sử dụng đất nông nghiệp trong mối quan hệ với quá trình đô thị hóa ở huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.32 KB, 4 trang )

Nghiên cứu biế n đô ̣ng sử dụng đất nông nghiệp
trong mối quan hệ với quá trình đô thị hóa ở
huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội
Đặng Thị Thu Trang

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS. Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường
Mã số: 60 85 01 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Văn Cự
Năm bảo vệ: 2013
Abstract: Tổng quan về đô thị hóa và sử dụng đất ở khu vực, ở Việt Nam và tại khu vực nghiên
cứu. Nghiên cứu hiện trạng biến đổi sử dụng đất nông nghiệp tại khu vực nghiên cứu qua kết quả
phân tích các số liệu. Đánh giá tác động của đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp
Keywords:. Môi trường; Quản lý tài nguyên; Đất nông nghiệp; Đô thị hóa.
Content:

MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Xu thế đô thị hóa tại Việt Nam đã tăng nhanh trong những năm qua, đặc biệt là quá trình

đô thị hóa tại các vùng ven đô. Tuy nhiên, quá trình này cũng bộc lộ những tương tác phức
tạp giữa các hiện tượng môi trường, xã hội và kinh tế mà nổi bật là những bất cập trong
mối quan hệ giữa đô thị hoá với phát triển nông nghiệp, nông thôn và bảo đảm đời sống
người nông dân.
Toàn quốc hiện có trên 700 trung tâm đô thị lớn nhỏ. Riêng Hà Nội dự kiến tỉ lệ đô thị
hoá đạt 55-62,5% trong năm 2020 và dân số đô thị đến năm 2020 là 7,9 - 8,5 triệu người. Theo
đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là nước có tốc độ đô thị hóa cao nhất Đông Nam Á.
Nếu năm 1986, tỷ lệ dân cư sống tại đô thị Việt Nam mới là 19% (khoảng 11,8 triệu người) thì
đến năm 2010 đã tăng lên 30,5% (khoảng 26,3 triệu người).




Trước quá trình đô thị hóa, đặc biệt là tại các vùng ven đô, nông nghiệp, nông thôn và
nông dân Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, như dân số tăng nhanh trong khi khả
năng đáp ứng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội đô thị, mạng lưới giao thông chưa đủ khả
năng phục vụ nhu cầu, lãng phí việc sử dụng đất; đô thị hóa làm giảm đi diện tích đất nông
nghiệp ở các vùng ven đô, mất dần các làng nghề truyền thống, nảy sinh hàng loạt vấn đề do
chênh lệch chất lượng sống giữa người dân ở nội thị và ngoại thị.
Điều đáng lo ngại hơn là việc đất nông nghiệp giảm sút khiến lĩnh vực nông nghiệp bị thu
hẹp dần. Điều này làm giảm nguồn cung về lương thực, thực phẩm, đồng nghĩa với việc đô thị
không thể chủ động nguồn cung cho mình. Cụ thể như tại Hà Nội, theo các chuyên gia kinh tế
của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống nông nghiệp (CASRAD), trước đây, Hà Nội
phát triển trong mối liên hệ chặt chẽ với các khu vực nông nghiệp xung quanh.
Thực trạng là diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng giảm nhanh và rõ rệt. Đặc biệt,
vào những năm đầu Thế kỷ 21, đô thị hóa kéo theo việc mở rộng các khu phố trung tâm. Các khu
sản xuất và khu dân cư ven đô mọc lên dọc theo các tuyến đường mới xây dựng; thành phố
không ngừng mở rộng. Dự kiến, giai đoạn 2010 - 2020, trong phạm vi vành đai gần, diện tích
nông nghiệp sẽ giảm tới 30%. Dưới tác động của quá trình đô thị hóa, các hoạt động sản xuất có
giá trị thặng dư cao như rau quả, hoa, trái cây, thủy canh, chăn nuôi có xu hướng giảm dần.
Nguyên nhân được các chuyên gia chỉ ra là do người trồng rau đối mặt với tình trạng đất
canh tác bị thu hẹp dần, nhu cầu về sản phẩm có chất lượng vẫn chưa cao và chăn nuôi bị đẩy ra
xa ngoại vi thành phố. Theo nghiên cứu của CASRAD, từ năm 2002 đến năm 2011, khu vực
cung cấp thực phẩm của Hà Nội đã mở rộng. Mối liên hệ giữa trung tâm thành phố với khu vực
ven đô trong bán kính gần nhất đã giãn ra. Tuy nhiên, các mặt hàng nông sản đang dịch chuyển
dần ra xa Hà Nội, đến các tỉnh lân cận chuyên môn hóa.
Huyện Gia Lâm là huyện ngoại thành Hà Nội có vị trí địa lý, hạ tầng kỹ thuật thuận lợi
cho phát triển kinh tế. Quan trọng hợn cả, huyện có quỹ đất rất lớn (khoảng 11.492,99 ha), trong
đó gần 55% là đất nông nghiệp. Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, song
được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương, quá trình công nghiệp hóa –
hiện đại hóa đã và đang đạt được những thành tựu đáng kể. Bộ mặt kinh tế xã hội có nhiều thay

đổi, đời sống nhân dân ngày một cải thiện. Tuy nhiên, mặt trái của đô thị hóa cũng bắt đầu xuất
hiện, môi trường bị ô nhiễm, đặc biệt, các hoạt động như chuyển đổi mục đích sử dụng đất, lấy
đất để xây dựng các công trình phúc lợi, công cộng khiến diện tích đất canh tác ngày càng bị thu


hẹp, trong khi dân số tăng nhanh khiến nhu cầu về đất ở cũng như sản xuất ngày càng lớn, những
hành vi nhằm lấn chiếm hủy hoại đất vẫn chưa được ngăn chặn kịp thời.
Để đánh giá khuynh hướng phát triển của huyện Gia Lâm và xác định được tác động của
đô thị hóa đến việc mất đất nông nghiệp, học viên chọn đề tài " Nghiên cứu biến động sử dụng
đất nông nghiệp trong mối quan hệ quá trình đô thị hóa ở huyện Gia Lâm – thành phố Hà
Nội ".
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1.

Luật Đất đai 2003.

2.

Giáo sư Đặng Vũ Khiêu, Đô thị hóa nông thôn thúc đẩy phát triển xã hội.

3.

Tổng cục Thống kê (2001), Tư liệu kinh tế - xã hội chọn lọc từ kết quả 10 cuộc điều tra quy
mô lớn 1998-2000, NXB Thống kê, Hà Nội.

4.

Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Báo cáo Tổng Điều tra đất đai năm 2005, Hà Nội.


5.

Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Báo cáo Tổng Điều tra đất đai năm 2010, Hà Nội.

6.

ThS. Hà Văn Đổng, Hiện trạng sử dụng đất đai: Nhìn từ 3 cuộc tổng điều tra lớn, Tạp chí
Kinh tế và Dự báo số 15/2013.

7.

Trần Hùng (2001), Dân số học đô thị, NXB xây dựng, Hà Nội.

8.

Lê Du Phong (2002), Ảnh hưởng của đô thị hóa đến nông nghiệp nông thôn ngoại thành
Hà Nội, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.

9.

Niên giám thống kê (2004), NXB thống kê Hà Nội.

10. Báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai huyện Gia Lâm năm 2012.
11. Văn kiện Đại hội lần thứ XX Đảng bộ huyện Gia Lâm nhiệm kỳ 2010-2015.
12. Đề án “Xây dựng nông thôn mới huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2020,
định hướng 2030”.
13. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng huyện
Gia Lâm năm 2008, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Gia Lâm năm 2009.
14. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng huyện
Gia Lâm năm 2009, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Gia Lâm năm 2010.

15. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng huyện
Gia Lâm năm 2010, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Gia Lâm năm 2011.
16. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng huyện


Gia Lâm năm 2011, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Gia Lâm năm 2012.
17. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng huyện
Gia Lâm năm 2012, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Gia Lâm năm 2013.

Tiếng Anh
18. Jonh.N.DiBari, Evaluation of five landscape – level metrics for measuring the effects of
urbanization on landscape structure: the case of Tucson, Arizona, USA, Landscape and
Urban Planning 79 (2007) 308 – 313;
19. Nguyen Vinh Quang, The impact of urbanization on agriculture in Hanoi, Results of
interviews with district and municipality officials.
20. Martin Herold, Helen Couclelis, Keith C. Clark, The role of spatial metrics in the analysis
and modeling of urban land use change, Computers, Environment and Urban Systems
29(2005) 369 – 399.
21. Kevin MC Garigal (2013), Fragstats helps, LandEco Consulting.



×