Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

DSpace at VNU: Năng lực thông tin của sinh viên Việt Nam - Yếu tố quyết định đến sự thành công của việc sử dụng và xây dựng học liệu mở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.55 KB, 9 trang )

333

NĂNG LỰC THÔNG TIN CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM...

NĂNG LỰC THÔNG TIN CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM –
YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐẾN SỰ THÀNH CÔNG
CỦA VIỆC SỬ DỤNG VÀ XÂY DỰNG HỌC LIỆU MỞ
Trần Thị Quý*1

1. PHẦN MỞ ĐẦU

Trong xã hội hiện đại, thông tin/tri thức giữ vai trò quan trọng trong
sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Thông tin là động lực,
nguồn lực thúc đẩy sự phát triển đất nước hơn cả tài nguyên thiên nhiên.
Đất nước nào, tổ chức nào nắm được thông tin đầy đủ, chính xác và cập
nhật thì nhất định sẽ thắng trong cuộc cạnh tranh. Muốn có thông tin
giá trị gia tăng cao lại rất cần những “máy cái” để ra thông tin, “máy cái”
ấy chính là con người có trình độ cao. Vì vậy, một trong những đặc trưng
của xã hội thông tin là xã hội học tập. Mỗi cá nhân đều có trách nhiệm
“học, học nữa, học mãi”, học tập suốt đời. Để có môi trường học tập
suốt đời hiệu quả rất cần phải có học liệu/những dạng vật chất khác nhau
lưu giữ thông tin/tri thức - những “viên gạch” xây lên “ngôi nhà tri thức”
thông qua hoạt động học tập, nghiên cứu của con người.
Trong môi trường giáo dục đại học, những người hàng ngày có
nhu cầu về học liệu, sử dụng học liệu phục vụ cho công tác của mình là
PGS.TS., Khoa Thông tin - Thư viện, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.

*1


334



Trần Thị Quý

cán bộ quản lý, giảng dạy, nghiên cứu, nghiên cứu sinh, học viên cao học
và sinh viên. Do vậy, việc đáp ứng đầy đủ, kịp thời, chất lượng học liệu
là vấn đề quan trọng và mối quan tâm hàng đầu của bất cứ nhà quản lý
giáo dục nào của tất cả các quốc gia trên thế giới, nhất là trong bối cảnh
hoạt động giáo dục đại học đang thay đổi về chất lượng dưới sự tác động
mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông hiện nay.
Tại Mỹ, năm 2002, Viện Công nghệ Masachusetts đã đưa ra ý
tưởng “đưa toàn bộ nội dung giảng dạy của mình lên mạng và cho phép
người dùng Internet ở mọi nơi trên thế giới truy cập, sử dụng hoàn toàn
miễn phí. Với một mục đích tạo ra một tổ chức rộng lớn chia sẻ kiến
thức, kinh nghiệm các nội dung giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục và đào tạo để phổ cập kiến thức cho mọi người” và nguồn học liệu
này có tên gọi là Học liệu mở (OpenCourseWare). Sau đó, tại diễn đàn
UNESCO về tác động của Học liệu mở đối với giáo dục đại học của các
nước đang phát triển, mô hình Tài nguyên giáo dục mở (Open Educational Resources - OER) đã được đề xuất. “Tài nguyên giáo dục mở OER
là các tư liệu dạy, học và nghiên cứu trong bất kỳ vật chứa trung gian nào
nằm trong miền công cộng và được phát hành theo một giấy phép mở
cho phép những người khác truy cập, sử dụng, tái mục đích, tái sử dụng
và tái phân phối mà không có những hạn chế nào hoặc có những hạn chế
một cách có giới hạn”. Đây là một ý tưởng hay, không chỉ là giải pháp
đáp ứng tốt nhu cầu học liệu trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu của
giảng viên và sinh viên các trường đại học một cách tối đa mà còn là môi
trường để thông tin/tri thức nhân loại được phát triển không ngừng do
bản chất của thông tin không bao giờ mất đi mà chỉ tăng lên trong quá
trình sử dụng. Tài nguyên thiên nhiên càng sử dụng càng cạn kiệt, nhưng
thông tin thì ngược lại, càng sử dụng càng có giá trị gia tăng cao hơn bởi
giá trị của thông tin nằm trong sự giao lưu của chúng.

Tuy nhiên, để có thể tham gia và xây dựng OER trở thành hiện
thực trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam, một trong những yếu


NĂNG LỰC THÔNG TIN CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM...

335

tố quan trọng, đòi hỏi người tham gia xây dựng và sử dụng OER cần
phải có là năng lực thông tin hay nói cách khác cần phải có kiến thức, kỹ
năng trong việc nhận dạng nhu cầu tin; Tìm kiếm thông tin; Biết đánh giá
và khai thác thông tin; Hiểu biết các vấn đề luật pháp, đạo đức trong việc
sử dụng thông tin và chia sẻ thông tin với người khác. Trong môi trường
giáo dục đại học, người sử dụng và xây dựng OER đông nhất là sinh
viên, nhưng năng lực sử dụng học liệu lại là những người chưa có kinh
nghiệm nhất. Chỉ khi nào lực lượng sử dụng OER này có đầy đủ năng
lực thông tin thì mới có thể dễ dàng trong việc sử dụng các tiêu chuẩn
kỹ thuật mở trong việc đóng góp học liệu của mình, truy cập khai thác
và chế biến sử dụng/tái sử dụng học liệu khác đúng luật một cách tiềm
tàng trong môi trường giáo dục ảo. Vì vậy, trong bài viết này, tác giả đề
cập đến yêu cầu của OER đối với sinh viên và thực trạng năng lực thông
tin của sinh viên Việt Nam để góp phần có cái nhìn đa chiều khi nghiên
cứu triển khai mô hình OER.
2. YÊU CẦU CỦA OER ĐỐI VỚI SINH VIÊN

Để có thể sử dụng hiệu quả và tham gia xuất bản, phát triển OER
bền vững, sinh viên cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Hiểu rõ tính ưu việt về lợi ích kinh tế trong giáo dục và tiềm năng
của OER là nguồn tài nguyên mở được sử dụng, tái sử dụng và điều
chỉnh không có biên giới để cải tiến phương pháp học truyền thống,

tăng cường năng lực tự học, tự nghiên cứu cho bản thân phù hợp với
sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy của giảng viên lấy người học
làm trung tâm hiện nay.
Cần nắm vững khung cấp phép mở và nắm được các vấn đề về đạo
đức, quyền sở hữu trí tuệ trong chia sẻ thông tin tài nguyên trực tuyến
OER. Hiểu rõ điều kiện và các quyền liên quan đến học liệu như chia
sẻ và sử dụng được tạo ra trong quá trình học tập, nghiên cứu đảm bảo
đúng luật/đúng giấy cấp phép của OER. Cụ thể như: phép và mức thay


336

Trần Thị Quý

đổi nội dung khi tùy biến tài liệu; Vấn đề trích dẫn tài liệu cấp một/tài
liệu gốc; Vấn đề in tài liệu theo yêu cầu.
Nắm được các quy chuẩn mở đảm bảo truy cập và sử dụng/chia
sẻ toàn diện các CSDL; hiểu biết về các trường hợp thực tiễn sử dụng
học liệu mở điển hình ở trong và ngoài nước; Cần có ý thức phát triển
khi tham gia OER; luôn có ý thức nâng cao trình độ chuyên môn/lĩnh
vực nghề nghiệp đang được đào tạo trong việc học tập nghiên cứu sáng
tạo ra học liệu mới/công trình NCKH mới để đóng góp xây dựng phát
triển tài nguyên học tập mở (dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn của giảng viên
trên cơ sở có giấy phép mở trong khuôn khổ của pháp luật).
Sinh viên phải có kỹ năng nhận dạng, xác định, đánh giá nhu cầu
học tập, nội dung và loại hình học liệu cần thiết phù hợp với ngành/
chuyên ngành đang được đào tạo để đạt hiệu quả cao nhất. Nắm được
sự đa dạng của các loại hình thư mục và tài nguyên học liệu mở để tiếp
cận với tài liệu giảng dạy và học tập có chất lượng và phù hợp cao, bám
sát lĩnh vực chuyên ngành đang được đào tạo; Biết cách chọn lọc/lựa

chọn học liệu mở và kỹ năng trong việc đánh giá thẩm định các học
liệu mở của nhiều OER ở các nơi khác để chia sẻ, để sử dụng và xây
dựng kho học liệu mở chất lượng trên cơ sở hướng dẫn của giảng viên;
cần có kỹ năng làm việc nhóm trong việc sử dụng OER để thảo luận,
tự học và xây dựng chương trình/khóa học cho riêng mình và tiếp tục
đóng góp cho kho OER.
Về công nghệ, cần có “khả năng tiếp cận được với công nghệ thông
tin và truyền thông, sử dụng phần mềm và nối mạng ở mọi nơi để truy
cập vào Internet; hiểu các loại hình học liệu mở để phát triển hoặc điều
chỉnh các loại tài liệu giáo dục cho phù hợp. Bao gồm các ứng dụng
phần mềm, như công cụ biên tập nội dung trang web, các hệ thống
quản lý nội dung, các mẫu và bộ công cụ để tạo điều kiện cho sự sáng
tạo và việc sử dụng các tài nguyên giáo dục đã được thiết kế để có thể
điều chỉnh”. Cần có “Kỹ năng phát triển và duy trì các web platform để


NĂNG LỰC THÔNG TIN CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM...

337

đăng tải học liệu mở, trực tuyến, cũng như chia sẻ nội dung và các cơ sở
dữ liệu lớn với các web platform khác… Kiến thức, kỹ năng triển khai
nguyên tắc phân loại chuẩn toàn cầu để mô tả các tài nguyên của các
ngành, miền khác nhau… Kỹ năng thiết kế và quản lý các trang web
tạo ra môi trường trực tuyến trong đó có thể phát hiện và tải các học
liệu về một cách dễ dàng”. Ngoài ra còn cần biết cách sử dụng mạng
xã hội được thiết lập cho OER, để quảng bá, tuyên truyền những đặc
tính ưu việt của tài liệu và kho tài nguyên học liệu mở đang sử dụng
cũng như tiếp nhận nhanh chóng những thông tin phản hồi về người
sử dụng và quan tâm nhằm nhanh chóng có giải pháp điều chỉnh kịp

thời đảm bảo chất lượng của OER. Sinh viên cần hiểu được vai trò/sứ
mệnh của mình (cùng với giáo viên) là lực lượng đông đảo, nòng cốt
tham gia tích cực vào quá trình học tập, sử dụng học liệu mở, phái sinh
cho học liệu mở… Sinh viên cần có ý thức, hành vi tích cực trong việc
tổ chức và tham gia vào các hoạt động hỗ trợ “ủng hộ, phổ biến và xây
dựng chiến lược, tuyên truyền nguồn tài nguyên giáo dục” mở như là
một phương tiện cải thiện chất lượng dạy và học trong giáo dục theo
hướng hiện đại.
3. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC THÔNG TIN CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM
3.1. Về năng lực nhận dạng nhu cầu tin

Để có thể tìm kiếm, lựa chọn và sử dụng học liệu… một cách hiệu
quả, đúng mục tiêu nghiên cứu, thời gian và phạm vi nghiên cứu, không
bị nhiễu khi quá nhiều học liệu, không bị thiếu khi quá ít học liệu,… sinh
viên cần phải nhận dạng được nhu cầu của mình về học liệu và xác định
được tính chất học liệu. Cụ thể:Về nhận dạng nhu cầu: sinh viên hơn ai hết
phải tự biết, tự xác định được phạm vi học liệu mình cần; Về xác định
tính chất học liệu: sinh viên phải xác định được nội dung tri thức được
lưu trong học liệu; loại hình học liệu; dung lượng tri thức cũng như số
lượng học liệu cần thiết… Tuy nhiên, khi nghiên cứu kết quả cho thấy


338

Trần Thị Quý

trung bình có tới “39,3% sinh viên Việt Nam xác định phạm vi nhu cầu
học liệu cho đề tài nghiên cứu chưa chính xác”. Về xác định đúng đặc
điểm học liệu, kết quả nghiên cứu đã cho tác giả Trương Đại Lượng nhận
định tỷ lệ sinh viên “những người đang học tập và nghiên cứu trong môi

trường học thuật cũng phải là cao” với thước đo trả lời đúng cho câu hỏi
thử nghiệm thứ nhất 78% và câu hỏi thứ hai chỉ có 55,7%”.
3.2. Về năng lực tìm kiếm thông tin

Để có kết quả tìm kiếm học liệu cao một cách nhanh chóng và
chất lượng, sinh viên cần có năng lực tìm kiếm thông tin. Năng lực này
được thể hiện thông qua việc sinh viên phải biết xây dựng chiến lược tìm
tin; lựa chọn được công cụ tìm tin phù hợp, hiệu quả; sử dụng thành thạo
công cụ tìm tin. Cụ thể:
Về xây dựng chiến lược tìm tin: để xây dựng được chiến lược tìm tin
hiệu quả, trước hết sinh viên phải xác định được các khái niệm công
cụ để mô tả chính xác cho nội dung nhu cầu học liệu của mình. Đồng
thời cũng phải xác định được ngôn ngữ tìm tin, biểu thức tìm tin, lựa
chọn loại hình tài liệu. Nhưng “kết quả nghiên cứu cũng đã cho thấy
hầu hết sinh viên không xác định đúng được các khái niệm chính” có
tới 65,5% sinh viên được hỏi trả lời sai. Về xác định ngôn ngữ tìm tin,
chỉ có “18,8%” sinh viên trả lời đúng đáp án. Về lựa chọn biểu thức tìm
tin có tới “62,1%”. trả lời sai đáp án, “chưa nắm được phương pháp sử
dụng toán tử Boolean trong tìm kiếm thông tin”. Về lựa chọn loại hình
tài liệu phần lớn sinh viên Việt Nam “vẫn chưa nắm rõ đặc điểm các loại
hình tài liệu và chu trình xuất bản thông tin khoa học kỹ thuật” có tới
“46,9%” chưa trả lời đúng đáp án.
Về lựa chọn được công cụ tìm tin: kết quả nghiên cứu đã cho kết
luận “sự hiểu biết của sinh viên về đặc điểm và chức năng của các máy
tìm tin còn khá mơ hồ” chỉ có “41,4%” trả lời đúng đáp án.


NĂNG LỰC THÔNG TIN CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM...

339


Về sử dụng công cụ tìm tin: kết quả nghiên cứu đã cho kết luận “hầu
hết sinh viên đại học ở Việt Nam chưa có kỹ năng sử dụng máy tìm tin
hiệu quả mặc dù các máy tìm tin như Google, Yahoo rất phổ biến và
được họ sử dụng hàng ngày” chỉ có “17,5%” trả lời đúng đáp án.
3.3. Về năng lực đánh giá

Trong quá trình tìm kiếm học liệu phục vụ học tập, nghiên cứu khoa
học, đòi hỏi sinh viên cần có năng lực đánh giá chính xác nội dung thông
tin được lưu giữ trong học liệu một cách khách quan để từ đó có những
quyết định trong việc đồng quan điểm hay không đồng quan điểm về mặt
học thuật, cũng như việc trích dẫn. Về việc lựa chọn các tiêu chí, nghiên
cứu cho thấy hầu hết sinh viên Việt Nam đã biết lựa chọn các tiêu chí
quan trọng để đánh giá chất lượng học liệu. Tuy nhiên, chỉ có “27,5%”
lựa chọn đầy đủ các tiêu chí đúng với đáp án.
3.4. Về khai thác thông tin

Sau khi đã xác định đúng nhu cầu của mình, biết cách tra cứu tìm
kiếm được học liệu, sinh viên còn cần có năng lực đọc nhanh, khai thác
thông tin sao cho nhanh nhất, chính xác nhất, khái quát nhất và trích
rút, trích dẫn được nội dung chất lượng nhất phục vụ cho học tập và
nghiên cứu của mình. Hiện nay, kỹ năng đọc và khai thác thông tin
trong học liệu của sinh viên vẫn còn hạn chế, khả năng bao quát, nhận
dạng thông tin quan trọng chưa thành thạo. Chỉ có “50%” sinh viên
được hỏi trả lời đáp án đúng về câu hỏi điều tra nghiên cứu kỹ năng
đọc và khai thác.
3.5. Về sự hiểu biết vấn đề sở hữu trí tuệ, đạo đức trong việc sử dụng
học liệu

Sự hiểu biết các vấn đề sở hữu trí tuệ, đạo đức trong việc sử dụng

thông tin và chia sẻ thông tin với người khác thể hiện cụ thể trong việc
sinh viên cần nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc trích dẫn,


340

Trần Thị Quý

biết cách mô tả tài liệu trích dẫn cũng như hiểu rõ pháp luật, vấn đề bản
quyền và sở hữu trí tuệ.
Về trích dẫn tài liệu: đa số sinh viên Việt Nam hiện nay chưa biết
đầy đủ trường hợp nào phải trích dẫn. Do vậy, chỉ có “7.25% trả lời
đúng đáp án”. Cũng tương tự như vậy với sự hiểu biết về mô tả tài liệu
tham khảo chỉ có “33,6%” sinh viên được hỏi trả lời đúng đáp án.
Về hiểu biết sở hữu trí tuệ và bản quyền: kết quả nghiên cứu đã
“phản ánh thực trạng hiểu biết về bản quyền và sở hữu trí tuệ của sinh
viên trong việc sử dụng thông tin chưa đầy đủ”.
4. KẾT LUẬN

Mô hình OER là “ngôi nhà” lý tưởng chung cho mọi đối tượng có
nhu cầu sử dụng học liệu. Bất cứ ai cũng có thể “sống” và “phát triển”
trong “ngôi nhà”. Trong môi trường giáo dục đại học, đây là “ngôi nhà”
học liệu mở lý tưởng cho giảng viên và sinh viên trong thời đại @. Tuy
nhiên, để có thể “sống” và “phát triển” ngôi nhà của mình, năng lực
thông tin là yếu tố quan trọng không thể thiếu. Nhưng thực tế nghiên
cứu cho thấy, năng lực thông tin của sinh viên Việt Nam hiện nay còn
nhiều hạn chế về mọi yêu cầu. Muốn sinh viên tham gia vào OER, thì
họ cần được trang bị năng lực thông tin và “nhúng” vào môi trường
nghiên cứu, học tập nhiều hơn nữa. Do vậy, để có thể đưa mô hình
OER trở thành hiện thực trong giáo dục đại học ở Việt Nam, cần phải

có chiến lược trang bị năng lực thông tin cho giảng viên và sinh viên,
mà trước hết là sinh viên.


NĂNG LỰC THÔNG TIN CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM...

341

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Chỉ dẫn về tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học/Lê
Trung Nghĩa dịch. Hà Nội, 2012, tr.17.
[2] Trương Đại Lượng, Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên
đại học ở Việt Nam/Luận án tiến sĩ, Đại học Văn hóa Hà Nội,
2015.- 206 tr.
[3] Mô hình nguồn tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học.H.:
Bộ Giáo dục & Đào tạo, Hà Nội, 2012, tr.28.
[4] Sổ tay Hướng dẫn cơ bản về Học liệu mở (OER) .
org/oerBasicGuide)
[5] “Làm thế nào để tăng cường tài nguyên giáo dục mở”, Liên minh
giáo dục Tự do – Tài liệu quan điểm, xuất bản tháng 12/2015.



×