BỘ GIÁO
DỤC
VÀ ĐÀO
BỘ GIÁO
DỤC VÀ
ĐÀO
TẠO TẠO
NỘI VỤ
BỘ VỤ
BỘ NỘI
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
--------------------
--------------------
PHÙNG THỊ HUYỀN TRANG
PHÙNG THỊ HUYỀN TRANG
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠNH PHÚ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠNH PHÚ
TỈNH BẾN TRE
TỈNH BẾN TRE
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
THÀNH PHỐ. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤCTP.
VÀ
ĐÀO TẠO
BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
PHÙNG THỊ HUYỀN TRANG
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠNH PHÚ
TỈNH BẾN TRE
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
NGƢỜI HƢỚNG DẪN: TS.
NGUYỄN TRUNG ĐÔNG
THÀNH PHỐ. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm luận văn Thạc sĩ Quản lý công tại Học viện
Hành chính Quốc gia cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám đốc Học viện Hành chính
Quốc gia, lãnh đạo Khoa Sau Đại học Học viện Hành chính Quốc gia, Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre, Ủy ban nhân dân huyện
Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Thạnh Phú,
quý thầy giáo, cô giáo, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, cung
cấp thông tin, tài liệu, tạo điều kiện về thời gian, động viên tinh thần để
tôi hoàn thành luận văn.
Với lòng kính trọng và biết ơn, cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân
thành đến Tiến sĩ Nguyễn Trung Đông, xin cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ,
tận tình hướng dẫn của Thầy trong thời quan qua.
Xin gửi đến Quý nhà trường, Quý thầy cô, Quý cơ quan, đồng
nghiệp, gia đình và bạn bè lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất./.
Tác giả luận văn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Quản lý nhà nước về du lịch trên
địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre” được TS. Nguyễn Trung
Đông hướng dẫn thực hiện là công trình nghiên cứu của tôi, những số
liệu và nội dung trong luận văn là trung thực, khách quan dựa trên cơ
sở kết quả khảo sát thực tế và các tài liệu đã được công bố.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2017
Tác giả luận văn
Phùng Thị Huyền Trang
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu đồ
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ........................................ 3
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ................................................. 4
3.1 Mục đích ...................................................................................... 4
3.2 Nhiệm vụ ..................................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................... 5
5. Phương pháp luận và phương pháp................................................... 5
nghiên cứu của luận văn ................................................................. 5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ......................................... 6
7. Kết cấu của luận văn ......................................................................... 6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH
1.1. Khái niệm, đặc điểm, các loại hình du lịch ................................... 7
và vai trò của du lịch ...................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm về du lịch ................................................................. 7
1.1.2. Đặc điểm của du lịch ................................................................ 9
1.1.3. Các loại hình du lịch ................................................................. 11
1.1.4. Vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế-xã hội .................. 15
1.1.5. Các yếu tố tác động tới du lịch ................................................. 18
1.2. Quản lý nhà nước về du lịch .......................................................... 22
1.2.1. Khái niệm quản lý và quản lý nhà nước về du lịch ................. 22
1.2.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước về du lịch ............................. 23
1.2.3. Vai trò của quản lý nhà nước về du lịch.................................. 24
1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về du lịch ................................... 26
của chính quyền cấp huyện ..................................................... 26
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch ..................................... 29
ở một số tỉnh, thành phố................................................................. 29
1.3.1. Kinh nghiệm của thành phố Cần Thơ ..................................... 29
1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Cà Mau ................................................ 31
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Thạnh Phú ........................... 33
Tiểu kết chương 1 ............................................................................... 36
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU
LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE
2.1. Điều kiện tiềm năng và thế mạnh .................................................. 37
của Thạnh Phú tác động đến du lịch .............................................. 37
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch ................................ 37
2.1.2. Đánh giá chung về điều kiện tiềm năng .................................. 47
và thế mạnh của huyện Thạnh Phú tác động đến du lịch ........ 47
2.1.3. Thực trạng hoạt động du lịch .................................................. 49
của huyện Thạnh Phú giai đoạn 2011-2016 ............................ 49
2.1.4. Đánh giá chung về hoạt động du lịch ...................................... 51
của huyện Thạnh Phú giai đoạn 2011-2016 ............................ 51
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch ........................................ 54
trên địa bàn huyện Thạnh Phú giai đoạn 2011-2016 .................... 54
2.2.1. Thực trạng thực hiện chính sách pháp luật chung ................... 54
về du lịch và ban hành văn bản đặc thù của địa phương ......... 54
2.2.2. Thực trạng thực hiện và phối hợp xây dựng quy hoạch.......... 59
phát triển du lịch ..................................................................... 59
2.2.3. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ........ 63
2.2.4. Thực trạng liên kết liên vùng, liên nghành.............................. 66
về quản lý, phát triển du lịch ................................................... 66
2.2.5. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ........ 69
2.2.6. Thực trạng công tác thanh tra, ................................................ 70
kiểm tra hoạt động du lịch ...................................................... 70
2.2.7. Đánh giá chung công tác quản lý nhà nước ............................ 72
về du lịch của huyện Thạnh Phú ............................................ 72
Tiểu kết chương 2 ............................................................................... 78
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE
3.1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu ............................................ 79
phát triển du lịch ở huyện Thạnh Phú ........................................... 79
3.1.1. Quan điểm phát triển du lịch của nước ta ............................... 79
3.1.2. Định hướng phát triển du lịch của tỉnh Bến Tre ..................... 80
3.1.3. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu ...................................... 81
phát triển du lịch của huyện Thạnh Phú ................................. 81
3.2. Các giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước ................... 84
về du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú....................................... 84
3.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến .......................... 84
giáo dục pháp luật, chính sách về du lịch............................... 84
3.2.2. Đẩy mạnh thực hiện công tác quy hoạch, tập trung ................ 86
đầu tư có trọng điểm và thu hút đầu tư phát triển du lịch ....... 86
3.2.3. Củng cố tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ ................ 90
quản lý nhà nước về du lịch .................................................... 90
3.2.4. Tăng cường xúc tiến du lịch, kêu gọi đầu tư ........................... 94
liên kết hợp tác trong phát triển du lịch ................................. 94
3.2.5. Đẩy mạnh công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực ........... 96
cho hoạt động du lịch trên địa bàn huyện ............................... 96
3.2.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra ................................. 97
đối với hoạt động du lịch trên địa bàn huyện ............................ 97
Tiểu kết chương 3 ............................................................................... 99
KẾT LUẬN .............................................................................................. 100
KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHIẾU KHẢO SÁT
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu
ASEAN
Nguyên nghĩa
Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á
CNH
Công nghiệp hóa
ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long
HĐH
Hiện đại hóa
KT-XH
Kinh tế - Xã hội
UBND
Ủy ban nhân dân
UNWTO
Tổ chức Du lịch thế giới
của Liên Hợp Quốc
DANH MỤC CÁC BẢNG
Stt
Bảng
01
Bảng 2.1
Nội dung
Trang
Tổng thu du lịch và tổng khách du lịch từ
năm 2011 đến năm 2016 tại huyện Thạnh
Phú
50
Tổng hợp số lượng cán bộ, công chức và
02
Bảng 2.2
trình độ chuyên môn của cán bộ, công
chức phụ trách quản lý nhà nước về du
65
lịch của huyện Thạnh Phú
Tổng hợp số lượng các công ty du lịch, số
03
Bảng 2.3
lượng các tour du lịch đến Thạnh Phú từ
67
năm 2013-2016
Tổng hợp số lượng kiểm tra, xử lý vi
04
Bảng 2.4
phạm tại các sơ sở kinh doanh dịch vụ du
lịch tại xã Thạnh Phong, Thạnh Hải
71
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Stt
Biểu đồ
Nội dung
Trang
01
Hình 2.1
Cơ cấu ngành kinh tế huyện Thạnh Phú
năm 2016
44
02
Hình 2.2
03
Hình 2.3
Cơ cấu ngành lao động huyện Thạnh Phú
năm 2016
Thành phần khách du lịch huyện Thạnh
Phú
44
50
Đánh giá việc triển khai thực hiện chính
04
Hình 2.4
sách pháp luật về du lịch của UBND
58
huyện Thạnh Phú
Đánh giá việc triển khai chính sách, cụ thể
05
Hình 2.5
hóa văn bản chỉ đạo về du lịch của cơ
quan chức năng, chính quyền địa phương
58
huyện Thạnh Phú
Đánh giá tiến độ thực hiện quy hoạch, dự
06
Hình 2.6
án đầu tư du lịch của UBND huyện Thạnh
Phú
63
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, trên thế giới du lịch đã trở thành hiện tượng kinh tế - xã hội
phổ biến, là cầu nối tình hữu nghị, là phương tiện gìn giữ hòa bình và hợp tác
giữa các quốc gia, dân tộc. Ở nhiều quốc gia, du lịch là một trong những
ngành kinh tế hàng đầu, đem lại lợi ích về kinh tế-xã hội (KT-XH) trong phát
triển. Ở Việt Nam, sau 30 năm đổi mới ngành du lịch đã có nhiều khởi sắc,
thay đổi diện mạo và từng bước khẳng định tầm vóc của ngành trong nền
kinh tế quốc dân, góp phần phát triển kinh tế- xã hội, thúc đẩy giao lưu văn
hóa làm cho nhân dân thế giới hiểu biết thêm về đất nước, con người Việt
Nam.
Cùng với xu hướng phát triển của đất nước kết hợp với tiềm năng du
lịch phong phú, tỉnh Bến Tre đã tập trung đầu tư, tạo môi trường thuận lợi
cho du lịch phát triển, khơi dậy được tiềm năng, huy động các nguồn lực phát
triển du lịch trên địa bàn tỉnh, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển du lịch tại
huyện Thạnh Phú.
Thạnh Phú là một trong 3 huyện duyên hải của tỉnh Bến Tre. Thạnh
Phú được biết đến với những cánh đồng bằng phẳng xen kẽ những giồng cát
và dãy rừng ngập mặn ven biển, huyện có nhiều tiềm năng và nguồn tài
nguyên phát triển du lịch phong phú, đa dạng bao gồm: hệ thống bờ biển,
rừng ngập mặn, các di tích lịch sử - văn hóa, tín ngưỡng dân gian nổi tiếng,...
Đây là một lợi thế quan trọng, tạo tiền đề phát triển nhiều loại hình du lịch
trên địa bàn huyện.
Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre, ngày
17/01/2013, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức lễ khởi công Dự án “Bảo tồn, tôn
tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử Đường Hồ Chí Minh trên biển tại Bến
Tre”, sự kiện đánh dấu bước ngoặc cho việc phát triển của du lịch Thạnh Phú,
với xuất phát điểm mỗi năm có khoảng vài ngàn du khách đến tham quan, du
lịch, hiện nay số lượng du khách đến Thạnh Phú không ngừng tăng lên, năm
1
2016 huyện Thạnh Phú đón khoảng 250.000 du khách đến tham quan tại các
điểm du lịch của huyện, đặc biệt là điểm du lịch Cồn Bửng, xã Thạnh Hải,
doanh thu du lịch ước đạt trên 60 tỷ đồng.
Tuy nhiên, kết quả hoạt động du lịch đạt được chưa tương xứng với
tiềm năng và lợi thế của huyện Thạnh Phú. Cơ sở hạ tầng để phục vụ cho
phát triển du lịch chậm đầu tư; dịch vụ hậu cần tại các điểm du lịch còn rất
hạn chế, Thạnh Phú còn thiếu các khu nghỉ dưỡng, khách sạn, các khu vui
chơi giải trí để phục vụ du khách. Hơn nữa, huyện chưa tạo được sản phẩm
du lịch độc đáo, đặc trưng, có sức thu hút du khách. Về quản lý nhà nước
thực hiện kém hiệu quả ở một số khâu, đặc biệt là công tác xúc tiến, quảng bá
du lịch, kêu gọi đầu tư, bảo vệ môi trường, quản lý các cơ sở du lịch đảm bảo
chất lượng và uy tín đối với du khách.
Quán triệt vai trò của du lịch trên địa bàn huyện, Nghị quyết số 06NQ/HU của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thạnh Phú Khóa XI đã xác định:
"Phát triển du lịch là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của toàn xã
hội..", "Phấn đấu xây dựng Thạnh Phú thành một trong những trung tâm du
lịch của tỉnh; du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy tăng trưởng
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương... ".
Để thực hiện mục tiêu và quan điểm phát triển du lịch trên địa bàn
huyện Thạnh Phú, ngoài sự quan tâm, hỗ trợ của các ngành chức năng, về
phía công tác quản lý nhà nước của huyện cần có những biện pháp đổi mới
và thực hiện triệt để trong thực tế. Việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
về du lịch sẽ giúp ngành du lịch Thạnh Phú tạo được các chuẩn mực và chất
lượng dịch vụ, từ đó thu hút được du khách, thu hút đầu tư, nâng cao năng
lực cạnh tranh, về lâu dài sẽ phát triển ổn định và hiệu quả.
Trong điều kiện hiện nay, để đổi mới, hoàn thiện quản lý nhà nước về
du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, cần có những công trình nghiên cứu
khoa học, có hệ thống về cơ sở lý luận và thực tiễn.
Với những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài: "Quản lý nhà nước về
2
du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre" làm đề tài nghiên cứu
luận văn tốt nghiệp khóa học Thạc sĩ quản lý công.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm gần đây, liên quan đến quản lý nhà nước về du lịch
được rất nhiều cá nhân, tổ chức chọn làm đề tài nghiên cứu, đã có nhiều đề
tài khoa học có giá trị lý luận và thực tiễn cao, góp phần vào việc tăng cường
quản lý và phát triển ngành du lịch. Có thể nêu một số công trình, đề tài
nghiên cứu tiêu biểu như sau:
- Nguyễn Thị Đoan, (2015) “Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn
Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế, đại học Quốc gia Hà
Nội. Luận văn đã đi sâu vào đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước
về du lịch trên địa bàn Hà Nội, làm rõ những thành công và hạn chế, lý giải
nguyên nhân của thực trạng (trên tổng thể các nội dung định hướng, chiến
lược, quy hoạch, chính sách bảo vệ môi trường, xây dựng quảng bá thương
hiệu...) từ đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội.
- Nguyễn Thị Thanh Hiền (1995) “Quản lý nhà nước về du lịch trong
giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ khoa
học kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn đã phân
tích đặc điểm, vai trò của ngành du lịch trong giai đoạn đầu phát triển nền
kinh tế thị trường Việt Nam, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về du lịch
nói chung và đề xuất những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu lực quản
lý nhà nước về du lịch.
- Phạm Ngọc Hiếu (2014), “Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn
tỉnh Hà Giang”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế, đại học Quốc gia
Hà Nội. Luận văn tập trung phân tích những điểm mạnh cũng như những hạn
chế trong công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang,
trên cơ sở thực trạng và tiềm năng du lịch hiện hữu, đề tài đề xuất các giải
pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch, đưa du lịch trở thành
3
ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Hà Giang.
- Đinh Thị Thùy Liên, (2016) “Quản lý nhà nước về du lịch trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh”. Luận văn thạc sĩ quản lý công, Học viện Hành chính
Quốc gia. Luận văn tập trung phân tích, đánh giá thực trạng tiềm năng phát
triển du lịch và đề xuất những giải pháp đẩy mạnh khai thác, phát triển du
lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Trịnh Đăng Thanh (2004) “Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với
hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án đã đưa ra cơ sở lý luận về sự cần
thiết phải quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch; phân
tích, đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý
nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch trước yêu cầu mới.
Ngoài ra, còn rất nhiều công trình, đề tài nghiên cứu khoa học về phát
triển du lịch và quản lý nhà nước về du lịch. Các công trình nêu trên là nguồn
tư liệu quý để tác giả tham khảo và kế thừa. Tuy nhiên thực tế cho thấy, hiện
nay vẫn chưa có một công trình, đề tài nghiên cứu sâu trong công tác quản lý
nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre nói chung và huyện Thạnh Phú
nói riêng. Vì vậy với việc lựa chọn đề tài: "Quản lý nhà nước về du lịch trên
địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre", tác giả sẽ đề cập một cách trực
tiếp và đầy đủ về lý luận cũng như thực trạng công tác quản lý nhà nước về
du lịch của chính quyền huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Tác giả hy vọng tìm
ra giải pháp trong công tác quản lý nhà nước về du lịch cho huyện Thạnh Phú
nói riêng và tỉnh Bến Tre nói chung, nhằm đưa ngành du lịch phát triển theo
định hướng và mục tiêu đề ra.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm đưa ra phương hướng và giải
pháp tăng cường quản lý nhà nước về du lịch, tạo động lực thúc đẩy ngành du
lịch của huyện Thạnh Phú phát triển nhanh và bền vững.
4
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài tập trung giải quyết các
nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Hệ thống hóa các vấn đề mang tính lý luận về vai trò, chức năng,
nhiệm vụ quản lý nhà nước về du lịch trong điều kiện hiện nay của huyện
Thạnh Phú.
- Phân tích thực trạng phát triển du lịch của huyện từ năm 2011 đến
năm 2016; từ đó đánh giá các kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên
nhân.
- Đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên
địa bàn huyện Thạnh Phú, nhằm khai thác có hiệu quả lợi thế tiềm năng du
lịch của huyện.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý
nhà nước về du lịch ở huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài giới hạn ở việc nghiên cứu công tác quản
lý nhà nước của chính quyền cấp huyện (Uỷ ban nhân dân huyện) về du lịch
trên địa bàn huyện Thạnh Phú.
Thời gian khảo sát thực trạng: Từ năm 2011 đến năm 2016; các giải
pháp dự kiến đề xuất cho giai đoạn từ nay đến năm 2020 và 2030.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Phương pháp luận: Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin; nguyên tắc phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử trong phân tích các vấn đề thực tiễn xã hội;
Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của
luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp điều tra, khảo sát đánh giá, thực trạng quản lý nhà nước
về du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú. Theo đó, luận văn tiến hành khảo
sát đối với cán bộ, công chức các cơ quan, ban ngành huyện, xã (54 người),
5
cán bộ, công chức phụ trách quản lý nhà nước về du lịch (46 người), số phiếu
phát ra: 146 phiếu; số phiếu thu vào 146 phiếu.
- Phương pháp tổng hợp thống kê, thu thập số liệu điều tra thực tế.
- Phương pháp phân tích đánh giá, dự báo...để làm rõ vấn đề nghiên
cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Đề tài góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý
luận cơ bản trong công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện
Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện Thạnh Phú,
giới thiệu lợi thế khai thác, phát triển ngành du lịch của huyện, phân tích, làm
rõ thực trạng, những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân chủ yếu còn
tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện.
- Qua nghiên cứu, luận văn đề xuất những giải pháp cơ bản, có khả
năng áp dụng trong thực tiễn, góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhà nước
về du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú trong thời gian tới.
- Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các khóa
cao học tiếp theo, làm cơ sở cho cơ quan và cá nhân trong việc nghiên cứu
hoạch định chính sách phát triển du lịch tỉnh Bến Tre nói chung, huyện
Thạnh Phú nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương.
- Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về du lịch.
- Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện
Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
- Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường công tác quản lý
nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
6
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU
LỊCH
1.1. Khái niệm, đặc điểm, các loại hình du lịch và vai trò của du
lịch
1.1.1. Khái niệm về du lịch
Thuật ngữ du lịch bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp: Tonos nghĩa là đi một
vòng. Thuật ngữ này được đưa vào hệ ngữ La tinh thành Turnur và sau đó
thành Tour trong tiếng Pháp với nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi.
Theo Robert Langquar (1980), từ Tourism (du lịch) lần đầu tiên được sử
dụng trong tiếng Anh vào năm 1800 và được quốc tế hóa, nhiều nước đã sử
dụng trực tiếp từ này mà không dịch nghĩa. Trong tiếng Việt, thuật ngữ du
lịch là một từ gốc Hán - Việt, tạm hiểu là đi chơi, trải nghiệm.
Ngày nay, du lịch đã thực sự trở thành một hiện tượng kinh tế- xã hội
phổ biến ở mọi quốc gia. Tuy nhiên, do bối cảnh không gian và thời gian
khác nhau, quan điểm tiếp cận và góc độ nghiên cứu khác nhau, cho đến
nay quan niệm về du lịch vẫn chưa có sự thống nhất. Có thể đề cập một số
quan niệm về du lịch như sau:
- Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lưu trú ngoài nơi ở thường
xuyên của các cá nhân hoặc tập thể nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của
họ.
- Du lịch là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú và đa dạng
nhằm phục vụ cho các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời và các nhu cầu khác
của cá nhân hoặc tập thể khi họ ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ.
- Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên
quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên
nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình
độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về
tự nhiên, kinh tế và văn hóa [12].
- Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức
7
(International Union of Official Travel Oragnization: IUOTO): Du lịch
được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú
thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không
phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống,…
- Năm 1963, với mục đích quốc tế hóa khái niệm du lịch, tại Hội nghị
Liên hợp quốc về du lịch họp ở Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa
về du lịch như sau: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các
hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân
hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với
mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.
- Theo Khoản 1, Điều 4 Luật Du lịch Việt Nam thông qua ngày
14/6/2005 thì Du lịch được hiểu là các hoạt động có liên quan đến chuyến
đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng
nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời
gian nhất định.
Từ các quan điểm trên, có thể hiểu khái niệm về du lịch qua hai góc
độ [12], đó là :
Thứ nhất: Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực
của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh
lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, nghệ thuật.
Thứ hai: Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao
về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn
hóa dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người
nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh
vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu
hàng hóa và dịch vụ tại chỗ.
Việc phân định rõ hai nội dung cơ bản của khái niệm có ý nghĩa góp
phần thúc đẩy sự phát triển du lịch. Cho đến nay, không ít người, thậm chí
ngay cả các cán bộ, nhân viên đang làm việc trong ngành du lịch, chỉ cho
8
rằng du lịch là một ngành kinh tế. Do đó, mục tiêu được quan tâm hàng đầu
là mang lại hiệu quả kinh tế. Điều đó cũng có thể đồng nghĩa với việc tận
dụng triệt để mọi nguồn tài nguyên, mọi cơ hội để kinh doanh. Trong khi
đó, du lịch còn là một hiện tượng xã hội, nó góp phần nâng cao dân trí, phục
hồi sức khỏe cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước, tính đoàn kết,… Chính vì
vậy, chỉ có hiểu khái niệm du lịch một cách đầy đủ chúng ta mới xác định,
việc phát triển du lịch không chỉ là trách nhiệm của nhà nước hay của cá
nhân, tổ chức nào mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội.
1.1.2. Đặc điểm của du lịch
Xuất phát từ các khái niệm về du lịch có thể rút ra một số đặc điểm
chủ yếu của du lịch [19] như sau:
Một là, Du lịch mang tính chất của một ngành kinh tế dịch vụ.
Ngày nay, nền sản xuất xã hội cùng với khoa học - kỹ thuật và công
nghệ phát triển với tốc độ cao đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phân công lao
động xã hội, làm gia tăng nhu cầu phục vụ sản xuất cũng như cuộc sống văn
minh của con người. Từ đó, du lịch trở thành một ngành kinh tế độc lập. Ở
các nước phát triển và đang phát triển, tỷ trọng du lịch trong thu nhập quốc
dân ngày càng tăng lên. Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ, bởi vậy sản
phẩm của nó vừa mang những đặc điểm chung của dịch vụ vừa mang những
đặc điểm riêng mà các ngành dịch vụ khác không có.
Hai là, Du lịch là loại hình dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất
và tinh thần cho khách du lịch trong thời gian đi du lịch.
Dịch vụ du lịch khác với các ngành dịch vụ khác ở chỗ: dịch vụ du
lịch chỉ thỏa mãn nhu cầu cho khách du lịch chứ không thỏa mãn nhu cầu
cho tất cả mọi người dân. Dịch vụ du lịch là nhằm thỏa mãn những nhu cầu
hàng hóa đặc thù của du khách trong thời gian lưu trú bên ngoài nơi ở
thường xuyên của họ về ăn, ở, nghỉ ngơi, đi lại, tham quan, vui chơi giải trí,
thông tin về văn hóa, lịch sử, tập quán và các nhu cầu khác. Như vậy, dịch
vụ du lịch là loại hình dịch vụ đời sống nhằm thỏa mãn nhu cầu con người,
9
làm cho con người sống ngày càng văn minh, hiện đại. Thực tế hiện nay cho
thấy, ở nhiều nước trên thế giới, khi thu nhập của người dân tăng lên thì du
lịch trở thành một phần không thể thiếu, bởi vì ngoài việc thỏa mãn nhu cầu
tình cảm và lý trí, du lịch còn là một hình thức nghỉ dưỡng tích cực, nhằm
tái tạo lại sức lao động của con người.
Ba là, Việc tiêu dùng và cung ứng dịch vụ du lịch xảy ra trong cùng
một thời gian và không gian.
Việc tiêu dùng các dịch vụ và một số hàng hóa (thức ăn, đồ uống chế
biến tại chỗ...) xảy ra cùng một thời gian và cùng một địa điểm với việc sản
xuất ra chúng. Trong du lịch, người cung ứng không phải vận chuyển dịch
vụ và hàng hóa đến cho khách hàng, mà ngược lại, tự khách du lịch phải đi
đến nơi có dịch vụ, hàng hóa. Chính vì vậy, vai trò của việc thông tin, xúc
tiến quảng bá du lịch là hết sức quan trọng, đồng thời việc quản lý thị
trường du lịch cũng cần có những đặc thù riêng.
Bốn là, du lịch mang lại lợi ích thiết thực về chính trị, kinh tế, xã hội
địa phương làm du lịch và người làm du lịch.
Du lịch không những đem lại lợi ích thiết thực về kinh tế mà còn
mang lại cả lợi ích về chính trị, văn hóa, xã hội... Tuy nhiên, sự chi phối
mạnh nhất đối với ngành du lịch vẫn là lợi ích kinh tế. Vì vậy, ở nhiều nước
đã đưa ngành du lịch phát triển với tốc độ cao và trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân, mang lại nguồn thu nhập lớn trong
tổng sản phẩm xã hội. Do đó, dịch vụ du lịch ngoài việc thỏa mãn các nhu
cầu ngày càng cao của khách du lịch còn phải đảm bảo mang lại lợi ích kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội cho quốc gia làm du lịch và cá nhân, tổ chức
tham gia hoạt động du lịch.
Năm là, du lịch chỉ phát triển trong môi trường hòa bình và ổn định.
Du lịch là lĩnh vực rất nhạy cảm với những vấn đề chính trị và xã hội.
Du lịch chỉ có thể xuất hiện và phát triển trong điều kiện hòa bình và quan
hệ hữu nghị giữa các dân tộc. Ngược lại, chiến tranh ngăn cản các hoạt động
10
du lịch, tạo nên tình trạng mất an ninh, đi lại khó khăn, phá hoại các công
trình du lịch, làm tổn hại đến cả môi trường tự nhiên. Hòa bình là đòn bẩy
đẩy mạnh hoạt động du lịch. Ngược lại, du lịch có tác dụng trở lại đến việc
cùng tồn tại hòa bình. Thông qua du lịch quốc tế con người thể hiện nguyện
vọng của mình là được sống, lao động trong hòa bình và hữu nghị. Và hơn
thế, chỉ cần có những biến động chính trị, xã hội ở một khu vực, một vùng,
một quốc gia, một địa phương với mức độ nhất định cũng làm cho du lịch bị
giảm sút một cách đột ngột và muốn khôi phục phải có thời gian. Ví dụ, các
vụ khủng bố ớ Pháp, Đức và một số nước Châu âu, sự kiện quân sự ở một
số nước Trung Đông... đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch của
các nước này. Mặt khác, tình trạng dịch bệnh, ô nhiễm môi trường... cũng là
những nhân tố rất quan trọng tác động đến khách du lịch.
1.1.3. Các loại hình du lịch
Căn cứ vào nhu cầu của thị trường và trên cơ sở tài nguyên du lịch có
khả năng khai thác, cùng với các điều kiện phát triển du lịch, người ta
thường kết hợp các yếu tố này với nhau để xác định các loại hình du lịch.
Mục đích của việc xác định các loại hình du lịch nhằm vào việc xây dựng
chiến lược phát triển du lịch của quốc gia, của địa phương và định hướng
chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp du lịch, trên cơ sở các tài liệu
nghiên cứu, có thể phân loại các loại hình du lịch [12] như sau:
Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ
Cùng với sự phát triển kinh tế và quan hệ ngoại giao giữa các nước,
nhu cầu đi du lịch của du khách không chỉ trong phạm vi quốc gia mà phát
triển vượt ra ngoài biên giới của quốc gia. Căn cứ vào phạm vi địa lý lãnh
thổ, có thể chia ra làm hai loại hình du lịch sau:
- Du lịch nội địa: Loại hình du lịch mà khách du lịch thực hiện
chuyến đi du lịch trong phạm vi quốc gia của mình.
11
- Du lịch quốc tế: Là sự di chuyển từ nước này sang nước khác, du
khách phải ra khỏi vùng lãnh thổ biên giới và tiêu tiền bằng ngoại tệ nơi họ
đến du lịch.
Căn cứ vào mục đích của chuyến đi du lịch, có thể phân ra một số
loại hình du lịch sau:
- Du lịch tham quan: Đây là một loại hình du lịch mang tính phổ biến
nhất của các chương trình du lịch, loại hình du lịch này nhằm nâng cao hiểu
biết của con người về thế giới bên ngoài và cái cốt lõi là tìm hiểu truyền
thống văn hoá, phong tục tập quán, nếp sống của cộng đồng dân cư nơi họ
đến du lịch.
- Du lịch nghỉ dưỡng: Du lịch được coi như một phương tiện nhằm tái
hồi sức lao động của con người sau những tháng, năm lao động vất vả.
Ngày nay, loại hình du lịch nghỉ dưỡng đã thu hút đông đảo các tầng lớp
dân cư tham gia. Loại hình du lịch nghỉ dưỡng được phân theo vị trí địa lý
như: Du lịch nghỉ dưỡng ven biển và đảo; du lịch nghỉ dưỡng ở vùng núi;
du lịch nghỉ dưỡng ở vùng nước khoáng...
- Du lịch kết hợp với hội thảo, hội nghị, tổ chức các sự kiện: Đó là
loại hình du lịch của những người đi công tác, dự các cuộc hội nghị, hội
thảo, thăm dò đầu tư, thương mại và kết hợp với mục đích du lịch, đây là
loại hình du lịch cao cấp, có tiềm năng và ngày càng phát triển.
- Du lịch giải trí. Loại hình du lịch này được hình thành để thõa mãn
nhu cầu nghĩ ngơi, thư giản phục hồi thể lực và tinh thần của con người, loại
hình này thu hút những người mà mục đích của họ đối với chuyến đi chủ
yếu là hưởng thụ và tận hưởng kỳ nghĩ với các hoạt động vui chơi, giải trí.
- Du lịch khám phá: Là loại hình du lịch giúp du khách khám phá thế
giới xung quanh, nhằm nâng cao sự hiểu biết về thế giới bên ngoài, du lịch
khám phá được chia thành: du lịch tìm hiểu và du lịch mạo hiểm. Du lịch
tìm hiểu: là loại hình du lịch, mà du khách có thể tìm hiểu về phong tục, tập
quán, văn hóa, lịch sử, tài nguyên, môi trường nơi họ đến. Du lịch mạo hiểm
12
chủ yếu dành cho những người thích rèn luyện bản thân, họ thường chọn
những nơi mạo hiểm để khám phá.
- Du lịch thể thao: Là loại hình du lịch thu hút những người ham mê
thể thao để nâng cao thể chất, sức khỏe. Du lịch thể thao gồm hai loại khách
chính, đó là vận động viên tham gia thi đấu tại các giải thế giới, khu vực,
(Olympic, World Cup, SeaGame ..v.v) và các cổ động viên, khán giả đi xem
các cuộc thi đấu thể thao kết hợp với tham quan du lịch.
- Du lịch tôn giáo: Loại hình du lịch nhằm thõa mãn nhu cầu tín
ngưỡng đặc biệt của những người theo đạo phái khác nhau, họ đến những
nơi có ý nghĩa tâm linh hay vị trí tôn giáo được tôn kính. Đây là loại hình du
lịch lâu đời và vẫn còn phổ biến trong thời đại ngày nay.
- Du lịch lễ hội: Lễ hội là một nhu cầu không thể thiếu đối với đời
sống tâm linh của con người, lễ hội không chỉ đem lại sự hiểu biết về truyền
thống văn hóa, phong tục, tập quán của mỗi vùng, mỗi quốc gia mà còn đem
lại cho du khách sự bình yên, những giây phút trãi nghiệm phong tục, tập
quán, lễ hội của người dân bản địa.
Căn cứ vào loại hình lưu trú
Lưu trú là một trong những nhu cầu chính của du khách trong chuyến
du lịch, cùng với chi phí vận chuyển, ăn uống thì lưu trú vẫn chiếm tỷ lệ khá
lớn trong giá thành của các sản phẩm du lịch. Tùy theo khả năng chi trả mà
trong từng chuyến du lịch cụ thể, du khách có thể lựa chọn các cơ sở lưu trú
phù hơp như: khách sạn, nhà nghĩ, nhà trọ, motel, homestay, camping,...
Căn cứ vào thời gian của chuyến đi
- Du lịch ngắn ngày: Là loại hình du lịch mà thời gian chuyến đi của
du khách từ một đến hai ngày, trong phạm vi gần và mục đích đa phần là
thư giản, nghĩ ngơi.
- Du lịch dài ngày: Là loại hình du lịch mà thời gian chuyến đi của du
khách từ một tuần đến 10 ngày trở lên, trong phạm vi xa với bất kỳ mục
đích gì (ngoại trừ việc kiến tiền nơi đến).
13
Căn cứ vào hình thức tổ chức
- Du lịch theo đoàn: Là loại hình du lịch mà các thành viên tham dự
theo đoàn và thường có sự chuẩn bị về chương trình từ trước. Du lịch theo
đoàn bao gồm hình thức có thông qua tổ chức du lịch (công ty lữ hành) và
hình thức không thông qua tổ chức du lịch (đoàn tự chọn hành trình, thời
gian, nơi đến...)
- Du lịch cá nhân: Là loại du lịch mà khách du lịch đi riêng lẻ một
hoặc hai người, với những cách thức và mục đích khác nhau.
Căn cứ vào phương tiện di chuyển
Khi đi du lịch du khách phải sử dụng các loại phương tiện vận chuyển
khác nhau từ nơi ở thường xuyên đến điểm du lịch, tùy theo nhu cầu, du
khách có thể lựa chọn các phương tiện phù hợp như: máy bay, ô tô, tàu hỏa,
tàu thủy.... Để thuận lợi trong việc tham quan, giải trí tại điểm du lịch, du
khách có thể sử dụng các loại phương tiện để di chuyển như: xe ô tô, xích
lô, ngựa, trâu, bò kéo hoặc bằng thuyền, xe kéo bình acquy, cáp treo..v.v.
Căn cứ vào đặc điểm địa lý
Du lịch miền biển: Là loại hình du lịch mà mục đích chủ yếu của du
khách là hòa mình trong khung cảnh thiên nhiên, ven biển, nghĩ ngơi, thư
giản với các hoạt động du lịch biển như: tắm biển, thưởng thức hải sản, thể
thao biển...
- Du lịch miền núi: Loại hình du lịch này phù hợp với những du
khách thích khí hậu trong lành, không gian yên tĩnh, cảnh quan độc đáo của
miền núi, với loại hình du lịch miền núi, du khách có thể tham quan, nghĩ
dưỡng, cấm trại...
- Du lịch thành thị: Loại hình du lịch tạo điều kiện cho du khách tham
quan các công trình kiến trúc lớn với tầm cỡ, quốc gia và quốc tế, ngoài ra
du khách có thể thỏa sức mua sắm, nghĩ ngơi thư giản tại các thành phố,
trung tâm thương mại lớn của đất nước.
14