Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (733.85 KB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LÊ THANH BẰNG

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
LÊ THANH BẰNG

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG



LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành:
Mã số
:

Quản lý công
60 34 04 03

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐẶNG KHẮC ÁNH

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn thạc sỹ Quản lý công với đề tài “Quản lý nhà
nước về trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” là công trình nghiên
cứu độc lập của cá nhân tôi, đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.
TS. Đặng Khắc Ánh và hoàn thành vào năm 2017 tại Học viện hành chính quốc gia.
Học viên

Lê Thanh Bằng


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ANCT

An ninh chính trị


ANQG

An ninh quốc gia

ANTT

An ninh trật tự

BCA

Bộ Công an

CATP

Công an thành phố

CSND

Cảnh sát nhân dân

MTTQ

Mặt trận Tổ Quốc

PCCC

Phòng cháy chữa cháy




Quyết định

QLNN

Quản lý nhà nƣớc

TTATGT

Trật tự an toàn giao thông

TTATXH

Trật tự an toàn xã hội

TTCC

Trật tự công cộng

TTĐT

Trật tự đô thị

TTGT

Trật tự giao thông

TTXH

Trật tự xã hội


UBND

Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
Lời cam đoan....................................................................................................i
Danh mục các từ viết tắt..................................................................................ii
MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến tới đề tài..........................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.........................................4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn..........................................5
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu..........................................5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn...................................................6
7. Kết cấu của luận văn...................................................................................7
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI...............................................................7
1.1. Khái niệm, nguyên tắc quản lý nhà nƣớc về trật tự, an toàn xã hội.........7
1.1.1. Khái niệm.........................................................................................7
1.1.2. Nguyên tắc quản lý nhà nƣớc về trật tự, an toàn xã hội.................12
1.2. Chủ thể quản lý nhà nƣớc về trật tự, an toàn xã hội.......................................16
1.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc về trật tự, an toàn xã hội............................19
1.4. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nƣớc về trật tự, an toàn xã hội.....30
1.4.1. Yếu tố bên ngoài..............................................................................30
1.4.2. Yếu tố bên trong..............................................................................33
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ, AN
TOÀN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG.............................36
2.1. Khái quát về tỉnh Kiên Giang.................................................................36
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh Kiên Giang.................36



2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về trật tự, an toàn xã hội trên địa
bàn tỉnh Kiên Giang......................................................................................38
2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về trật tự, an toàn xã hội trên địa
bàn tỉnh Kiên Giang......................................................................................38
2.2.2. Ban hành văn bản quản lý nhà nƣớc về trật tự, an toàn xã hội
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang..................................................................41
2.2.3. Tổ chức thực hiện các văn bản quản lý nhà nƣớc về trật tự, an toàn xã
hội.................................................................................................................43
2.2.4. Hợp tác quốc tế............................................................................53
2.2.5. Thanh tra, kiểm tra.........................................................................53
2.3. Đánh giá chung......................................................................................55
2.3.1. Những thành tựu và nguyên nhân..................................................55
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân.....................................................57
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG...65
3.1. Dự báo về tình hình trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
thời gian tới...................................................................................................65
3.2. Giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về trật tự, an toàn xã hội trên địa
bàn tỉnh Kiên Giang......................................................................................67
3.2.1. Nâng cao vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng đối với hoạt động quản
lý nhà nƣớc về trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.............67
3.2.2. Huy động sức mạnh của toàn dân, toàn hệ thống chính trị vào sự
nghiệp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội........................................................69
3.2.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm tính thống nhất trong quản
lý nhà nƣớc về trật tự, an toàn xã hội...........................................................72
3.2.4. Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức...........................................79



3.2.5. Xác định rõ những vấn đề trọng tâm, trọng điểm để tập trung nguồn
lực cần thiết ...................................................................................................82
KẾT LUẬN.............................................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................90


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Giữ vững an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc
thành quả của cách mạng và duy trì cuộc sống trật tự, ổn định cho ngƣời dân và
toàn xã hội không chỉ có ý nghĩa quan trọng bảo đảm sự phát triển kinh tế - xã hội
một cách lành mạnh và bền vững, trật tự, theo đúng định hƣớng của Đảng và Nhà
nƣớc mà còn góp phần quan trọng vào việc tăng cƣờng niềm tin của nhân dân vào
Đảng và Nhà nƣớc, vào chế độ XHCN. Trong những năm qua, cùng với quá trình
xây dựng và phát triển của nhà nƣớc CHXHCN Việt Nam, vấn đề an ninh quốc gia
và trật tự, an toàn xã hội đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc đặc biệt quan tâm, trong đó
xây dựng lực lƣợng công an nhân dân chính quy, tinh nhuệ, từng bƣớc hiện đại, dựa
vào chiến lƣợc an ninh nhân dân là một trong những nội dung chủ đạo, xuyên suốt.
Do đó, quản lý nhà nƣớc về trật tự, an toàn xã hội là một nhiệm vụ quan trọng của
nhà nƣớc, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất
nƣớc.
Công tác quản lý nhà nƣớc về trật tự, an toàn xã hội đã đƣợc Đảng, Nhà
nƣớc và Bộ Công an quan tâm chỉ đạo, đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng, góp
phần to lớn trong quản lý xã hội của nhà nƣớc cũng nhƣ trong công tác phòng ngừa,
phát hiện, đấu tranh chống tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự, phục vụ có hiệu quả
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội - an ninh- quốc phòng, mở rộng giao lƣu và hợp
tác quốc tế. Tuy nhiên, thực tế xã hội cho thấy an ninh, trật tự, an toàn xã hội vẫn
chƣa thực sự đƣợc bảo đảm, tình hình tội phạm vẫn có xu thế gia tăng và trở nên
nguy hiểm hơn, tình trạng vi phạm trật tự, tệ nạn xã hội vẫn diễn ra phổ biến. Điều
đó đặt ra yêu cầu cấp thiết phải tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về trật tự, an toàn xã

hội.
Kiên Giang có tổng diện tích khoảng 6.348,5 km2 với dân số khoảng trên 1,7
triệu ngƣời, cộng với khoảng trên 11 ngàn ngƣời lao động tự do từ các địa phƣơng
1


khác đến lao động. Kiên Giang là một trong bốn tỉnh trọng điểm của vùng kinh tế
đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, địa hình
đa dạng, phong phú, nhiều tìm năng về tài nguyên, kinh tế biển, du lịch, với nhiều
danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử (Phú Quốc, Hòn Đất, Hà Tiên, U Minh
Thƣợng), có 143 đảo nổi lớn, nhỏ, trong đó có 45 đảo có cƣ dân sinh sống, nhiều
đảo có tiềm năng phát triển du lịch, vừa có tiềm năng phát triển kinh tế; có đƣờng
biên giới trên bộ và trên biển giáp với nƣớc bạn Campuchia; hạ tầng giao thông
thuận lợi (đƣờng bộ, đƣờng sông, đƣờng biển, đƣờng hàng không). Với vai trò, vị
trí quan trọng trên, vấn đề an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội cũng tiềm ẩn
nhiều yếu tố phức tạp, đòi hỏi những nỗ lực to lớn của tỉnh nói chung và lực lƣợng
công an tỉnh nói riêng. Trong thời gian qua, bên cạnh những thành công đạt đƣợc
nhƣ trật tự, an toàn xã hội toàn tỉnh đƣợc bảo đảm, không có những diễn biến lớn và
phức tạp, nhƣng tỷ lệ tội phạm, đặc biệt là các trọng án giảm dần từng năm,... cũng
còn nhiều vấn đề tồn tại cần đƣợc giải quyết.
Để tạo môi trƣờng an toàn, lành mạnh cho tỉnh, ngoài sự cố gắng nỗ lực của
các lực lƣợng chức năng, trƣớc hết là lực lƣợng công an nhân dân, cần có sự tự giác
vào cuộc của cả hệ thống chính trị và của toàn dân trong công tác phòng, chống tội
phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Với yêu cầu cấp thiết của công tác đảm bảo trật tự, an toàn xã hội trên địa
bàn tỉnh Kiên Giang, đồng thời cũng là một cán bộ hiện đang công tác trong lực
lƣợng Công an nhân dân, xuất phát từ mong muốn góp phần tổng kết lý luận quản
lý nhà nƣớc về trật tự, an toàn xã hội và góp phần tăng cƣờng quản lý trật tự an
toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, tôi chọn đề tài “Quản lý nhà nước về
trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” làm đề tài nghiên cứu cho

Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản lý công của mình.

2


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến tới đề tài
Quản lý nhà nƣớc về trật tự an toàn xã hội là một trong những nội dung chủ
yếu của quản lý nhà nƣớc đã đƣợc các nhà nghiên cứu lý luận quản lý nhà nƣớc và
các nhà quản lý thực tế nghiên cứu và trao đổi nhiều. Đã có nhiều nghiên cứu đề
cập đến vấn đề này, trong đó có thể chỉ ra các nghiên cứu chủ yếu nhƣ:
- Trần Viết Long và tập thể tác giả Học viện Cảnh sát Nhân dân trong tác
phẩm „Quản lý nhà nƣớc về an ninh trật tự". (NXB. Công an Nhân dân, Hà Nội,
2007) đã đề cập tới những vấn đề lý luận chung về quản lý an ninh, trật tự và các
nội dung quan trọng quản lý an ninh, trật tự; xác định vai trò của lực lƣợng công an
nhân dân là nòng cốt trong việc bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội
trong mối liên hệ với các tổ chức khác. Các tác giả cũng đã phần nào chỉ ra những
đặc điểm của bối cảnh hiện nay có ảnh hƣởng tới an ninh chính trị và trật tự, an toàn
xã hội và đề xuất đƣợc một số phƣơng hƣớng chủ yếu để bảo đảm an ninh, trật tự,
an toàn xã hội hiện nay.
- Đinh Trọng Hoàn: Kỹ năng giao tiếp của cảnh sát quản lý hành chính về trật
tự xã hội, NXB. Công an Nhân dân, Hà Nội, 2009 tập trung vào việc phân tích các
đặc điểm trong hoạt động của lực lƣợng công an nói chung và lực lƣợng cảnh sát
quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội nói riêng, qua đó xác định các kỹ năng
mà ngƣời chiến sĩ cảnh sát làm nhiệm vụ duy trì, bảo vệ trật tự xã hội cần có nhƣ
giao tiếp công vụ, giải quyết xung đột, xử lý vi phạm hành chính,... và phƣơng pháp
rèn luyện các kỹ năng này để thực hiện tốt hơn công vụ của mình.
- Vũ Văn Hiền (Chủ biên) với nghiên cứu“Một số lý luận cơ bản về hoạt
động nghiệp vụ của lực lƣợng cảnh sát quản lý hành chính” (Học viện Cảnh sát
Nhân dân, Hà Nội, 2003) đã đề cập tới cơ sở lý luận về công tác an ninh, trật tự xã
hội và vai trò của lực lƣợng công an nhân dân, nhất là lực lƣợng cảnh sát quản lý

hành chính trong việc duy trì, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

3


Tác phẩm cũng đề cập tới những kỹ năng cần thiết của lực lƣợng cảnh sát quản lý
hành chính trong quá trình thực hiện hoạt động nghiệp vụ quản lý an ninh trật tự.
- Nguyễn Xuân Yêm: "Một số vấn đề quản lý nhà nƣớc về an ninh quốc gia,
trật tự, an toàn xã hội" (Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội, 1998): trong tác
phẩm này tác giả đã đề cập tƣơng đối cụ thể về khung lý luận về quản lý nhà nƣớc
về an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội. Tác giả cũng đã đồng thời xem xét
đánh giá đƣợc một số khía cạnh của việc bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn
xã hội; đánh giá thực trạng và đƣa ra những giải pháp nhằm bảo đảm an ninh quốc
gia và trật tự an toàn xã hội của đất nƣớc.
v.v…
Và cũng đã có không ít luận văn, luận án và các bài viết của các tác giả nhƣ
Luận văn Phó tiến sỹ luật học năm 1995 của tác giả Lê Thế Tiệm với đề tài "Tăng
cƣờng quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về trật tự xã hội trong hoạt động của lực
lƣợng Cảnh sát nhân dân"; hay đề tài nghiên cứu cấp Bộ "những vấn đề lý luận và
thực tiễn quản lý nhà nƣớc về an ninh trật tự" của tác giả Nguyễn Duy Hùng và Hồ
Trọng Nghĩa năm 1997, v.v...cũng đã đƣợc đề cập đến những nội dung này.
Những nghiên cứu trên đây là đã phần nào xác lập đƣợc căn cứ khoa học để
nghiên cứu vấn đề quản lý nhà nƣớc về an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
Tuy nhiên, có thể thấy cho đến nay chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy
đủ và cụ thể về đề tài quản lý nhà nƣớc về trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh
Kiên Giang.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích của Luận văn
Thông qua việc khảo sát, đánh giá thực trạng về công tác quản lý nhà nƣớc
về trật tự, an toàn xã hội giai đoạn 2010 – 2015 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, Luận

văn đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về trật tự,
an toàn xã hội tại đây.
4


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu trên đây, Luận văn đặt ra các nhiệm vụ
nghiên cứu cụ thể sau đây:
+ Khái quát lý luận quản lý nhà nƣớc về trật tự, an toàn xã hội;
+ Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhà nƣớc về trật tự, an
toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Kiên Giang;
+ Đề xuất phƣơng hƣớng và một số giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý nhà
nƣớc về trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là hoạt động quản lý nhà nƣớc về trật tự, an toàn xã
hội trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên địa bàn tỉnh Kiên Giang với các số liệu đƣợc
thu thập trong thời gian từ năm 2010 đến 2016.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn đƣợc nghiên cứu trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
Để thực hiện đƣợc những mục đích nghiên cứu, luận văn đã sử dụng các
phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể sau:
+ Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu (desk study): Phƣơng pháp này đƣợc sử
dụng để thu thập và nghiên cứu những kết quả nghiên cứu đã có của các tác giả
khác trong các sách, báo, tạp chí, các tài liệu, báo cáo tổng kết liên quan đến công

tác quản lý nhà nƣớc đối với trật tự an toàn xã hội nói chung và quản lý nhà nƣớc

5


đối với trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Kiên Giang nói riêng có liên quan tới
đề tài nghiên cứu.
+ Phƣơng pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh,...
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần hệ thống hoá các quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về
quản lý nhà nƣớc về trật tự an toàn xã hội.
- Luận văn cung cấp luận cứ khoa học, có thể giúp các cấp lãnh đạo ở tỉnh
Kiên Giang, các cơ quan chức năng, đặc biệt là lực lƣợng công an nhân dân nâng
cao chất lƣợng, hiện quả công tác đảm bảo an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã
hội trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
- Luận văn còn có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo trong hoạt động
giảng dạy, báo cáo chuyên đề và tuyên truyền, phổ biến về quản lý nhà nƣớc về trật
tự, an toàn xã hội.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 03 chƣơng nội dung, cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý của quản lý nhà nƣớc về trật tự, an toàn
xã hội.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nƣớc về trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn
tỉnh Kiên Giang.
Chương 3: Giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về trật tự, an toàn xã hội
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

6



CHƢƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI
1.1.

Khái niệm, nguyên tắc quản lý nhà nƣớc về trật tự, an toàn xã hội

1.1.1. Khái niệm
Trật tự, an toàn xã hội
Nói đến trật tự, an toàn xã hội là nói đến tình trạng (trạng thái) ổn định, có trật
tự, kỷ cƣơng của xã hội. Vì trật tự là tình trạng ổn định, có thứ bậc trên dƣới, trƣớc
sau... An toàn là yên ổn trọn vẹn, yên ổn hẳn, không sợ tai nạn. . Trật tự, kỷ cƣơng
đó đƣợc xác lập trên cơ sở các quy tắc xử sự chung do Nhà nƣớc ban hành (đƣợc
gọi là những quy phạm pháp luật) và những giá trị xã hội, chuẩn mực đạo đức
truyền thống đƣợc mọi ngƣời trong xã hội thừa nhận, tôn trọng, tuân thủ và nhờ đó
mà mọi ngƣời có đƣợc cuộc sống yên ổn và lành mạnh.
Từ điển bách khoa Công an nhân dân do Viện Nghiên cứu chiến lƣợc và
Khoa học Công an, Bộ Công an xuất bản năm 2000 định nghĩa "Trật tự, an toàn xã
hội là trạng thái xã hội có trật tự, kỷ cƣơng trong đó mọi ngƣời đƣợc sống yên ổn
trên cơ sở các quy phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội"[40,tr.86].
Nhƣ vậy, thuật ngữ "Trật tự, an toàn xã hội“ đƣợc hiểu một cách phổ biến để
chỉ sự hoạt động ổn định, hài hòa của các thành phần xã hội trong cơ cấu xã hội nhằm
duy trì sự phát triển xã hội. Trật tự xã hội biểu hiện tính tổ chức của đời sống xã hội,
tính chuẩn mực của các hành động xã hội. Nhờ trật tự xã hội mà hệ thống xã hội đạt
đƣợc sự ổn định, cho phép nó hoạt động một cách có hiệu quả dƣới sự tác động của
các yếu tố bên trong và bên ngoài. Nói cách khác, trật tự, an toàn xã hội (hay còn
đƣợc gọi là trật tự xã hội) là trạng thái xã hội có trật tự, kỷ cƣơng, trong đó mọi
ngƣời có cuộc sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật và chuẩn mực đạo
đức, pháp lý xác định.
7



Trật tự, an toàn xã hội cùng với an ninh quốc gia tạo nên sự ổn định, phát triển
bền vững của đất nƣớc, là hàng rào an toàn trƣớc những nguy cơ tấn công từ mọi
phía, bằng mọi thủ đoạn của các thế lực thù địch với Việt Nam, đồng thời góp phần
củng cố vị thế của nƣớc ta trên trƣờng quốc tế. Giữ cho xã hội đƣợc an toàn, có trật
tự, kỷ cƣơng cũng có nghĩa là tạo đƣợc môi trƣờng sống yên ổn, góp phần đảm bảo
cuộc sống vui vẻ, lành mạnh, hạnh phúc cho mọi ngƣời. Để làm đƣợc điều đó, cần
phải áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để phòng ngừa, phát hiện,
ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác xâm hại đến
cuộc sống an toàn của mọi ngƣời dân, đến trật tự, kỷ cƣơng của đất nƣớc. Vì vậy,
giữ gìn trật tự, an toàn xã hội cũng là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân,
trong đó lực lƣợng Công an nhân dân giữ vai trò nòng cốt, xung kích và có chức
năng tham mƣu, hƣớng dẫn và trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn
trật tự công cộng, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, tham gia phòng ngừa tai nạn,
bài trừ tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trƣờng.
Nhƣ vậy, trật tự, an toàn xã hội đƣợc hiểu là hệ thống các quan hệ xã hội
đƣợc hình thành và điều chỉnh bởi hệ thống các quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc,
quy phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục trong đời sống cộng đồng của một dân tộc,
một quốc gia, nhờ đó, mọi công dân sống và lao động có tổ chức, có kỷ cƣơng, mọi
lợi ích chính đáng đƣợc bảo đảm không bị xâm hại.
Quản lý nhà nước
Quản lý là một hoạt động có từ lâu đời trong xã hội. Nói đến hoạt động quản
lý trong xã hội là trực tiếp đề cập đến sự tác động, chỉ huy, điều khiển các quá trình
xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới
mục đích đề ra và đúng với ý chí của chủ thể quản lý. Quản lý là sự tác động có
mục đích của chủ thể quản lý đối với đối tƣợng quản lý bằng các phƣơng pháp nhất
định nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra của nhà quản lý. Chủ thể quản lý là những cơ
8



quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền; đối tƣợng quản lý là các quá trình xã hội và
hành vi của con ngƣời có liên quan.
Xét từ phía đối tƣợng quản lý, các hoạt động quản lý có thể phân chia thành
ba nhóm chủ yếu: quản lý giới vô sinh, quản lý giới sinh vật và quản lý xã hội. Nhƣ
vậy, quản lý xã hội với tƣ cách là quản lý các hoạt động của con ngƣời, giữa con
ngƣời với nhau trong xã hội loài ngƣời là một bộ phận của quản lý chung.
Trong hoạt động quản lý xã hội, có rất nhiều chủ thể tham gia: các đảng phái
chính trị, nhà nƣớc, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội nghề nghiệp,...trong đó
nhà nƣớc giữ vai trò quan trọng. Nhà nƣớc là trung tâm của hệ thống chính trị, là
công cụ quan trọng nhất để quản lý xã hội, bảo đảm trật tự xã hội và thúc đẩy xã hội
phát triển.
Quản lý nhà nƣớc là một dạng của quản lý xã hội nhƣng là dạng quản lý xã
hội đặc biệt, xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện và tồn tại của nhà nƣớc. Đó
chính là hoạt động quản lý gắn liền với hệ thống các cơ quan thực thi quyền lực nhà
nƣớc - bộ phận quan trọng của quyền lực chính trị trong xã hội, có tính chất cƣỡng
chế đơn phƣơng đối với xã hội. Trong hoạt động quản lý xã hội, có rất nhiều chủ
thể tham gia: Đảng phái chính trị, Nhà nƣớc, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội
nghề nghiệp...trong đó Nhà nƣớc giữ vai trò quan trọng. Quản lý nhà nƣớc đƣợc
hiểu trƣớc hết là hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc thực thi quyền lực nhà nƣớc.
Quản lý nhà nƣớc là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực
Nhà nƣớc đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời để duy
trì trật tự và đảm bảo sự phát triển của xã hội theo một định hƣớng thống nhất.
Nhƣ vậy, quản lý nhà nƣớc là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nƣớc
của các cơ quan nhà nƣớc và cán bộ, công chức có thẩm quyền, đƣợc sử dụng
quyền lực nhà nƣớc để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Đối tƣợng của quản lý nhà
nƣớc là hệ thống các hành vi, hoạt động của con ngƣời, các tổ chức con ngƣời
9



trong cuộc sống xã hội, bao trùm lên mọi lĩnh vực trong xã hội. Có thể chia đối
tƣợng của quản lý nhà nƣớc theo các lĩnh vực của đời sống xã hội nhƣ: Kinh tế,
chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng... Khi đối tƣợng của quản lý nhà
nƣớc là trật tự, an toàn xã hội thì đó là quản lý nhà nƣớc đối với trật tự, an toàn
xã hội.
Quản lý nhà nƣớc do các cơ quan nhà nƣớc và cán bộ, công chức thực hiện
tác động lên xã hội tập trung vào các hoạt động chủ yếu sau:
- Ban hành các quy định để làm căn cứ điều chỉnh các quan hệ xã hội trong
những lĩnh vực cụ thể nhất định;
- Tổ chức xây dựng bộ máy và nhân sự để thực hiện các quy định đó;
- Kiểm soát việc thực hiện các quy định;
- Hỗ trợ các đối tƣợng trong trƣờng hợp cần thiết.
Hành chính nhà nƣớc đƣợc hiểu là một bộ phận của quản lý nhà nƣớc. Trong
hoạt động của nhà nƣớc, hoạt động hành chính nhà nƣớc gắn liền với việc thực hiện
một bộ phận quan trọng của quyền lực nhà nƣớc là quyền hành pháp. Đó là hoạt
động thực thi quyền hành pháp hay „hành pháp trong hành động“.
Có thể hiểu hành chính nhà nƣớc là „sự tác động có tổ chức và điều chỉnh
bằng quyền lực nhà nƣớc đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của
công dân, do các cơ quan trong hệ thống hành pháp từ trung ƣơng đến cơ sở tiến
hành để thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nƣớc, phát triển các mối
quan hệ xã hội, duy trì trật tự, an ninh, thoả mãn các nhu cầu hợp pháp của các công
dân“. Nhƣ vậy, hoạt động hành chính nhà nƣớc là hoạt động quan trọng, chủ yếu và
phổ biến nhất trong hoạt động thực thi quyền lực nhà nƣớc vì bộ máy hành chính
nhà nƣớc đƣợc trao quyền trực tiếp điều hành các hành vi của mọi cá nhân và tổ
chức trong xã hội, định hƣớng cho xã hội phát triển.
10


Hành chính nhà nƣớc do hệ thống cơ quan hành chính nhà nƣớc từ trung
ƣơng tới địa phƣơng tiến hành. Mỗi cơ quan hành chính nhà nƣớc đảm nhiệm các

chức năng, nhiệm vụ quản lý theo quy định của pháp luật.
Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội
Quản lý nhà nƣớc về trật tự, an toàn xã hội là hoạt động chấp hành và điều
hành của các cơ quan nhà nƣớc và các tổ chức xã hội đƣợc nhà nƣớc uỷ quyền,
đƣợc thực hiện chủ yếu bằng pháp luật và các phƣơng tiện khác để thực hiện chức
năng của Nhà nƣớc về bảo vệ trật tự, an toàn xã hội.
Quản lý nhà nƣớc về trật tự, an toàn xã hội là hoạt động của nhà nƣớc trên rất
nhiều lĩnh vực, đa dạng về hình thức và nội dung, thƣờng đƣợc hiểu bao gồm phòng
chống tội phạm, phòng chống tệ nạn xã hội, bảo đảm trật tự đô thị, trật tự công
cộng, bảo đảm an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy và thực hiện việc cải tạo
phạm nhân.
Quản lý nhà nƣớc về trật tự, an toàn xã hội là bộ phận rất quan trọng của
quản lý nhà nƣớc nói chung và của quản lý nhà nƣớc về an ninh, trật tự nói riêng.
Đó là sự tác động đồng bộ có mục đích của Nhà nƣớc thông qua hoạt động của một
hệ thống các cơ quan nhà nƣớc và tổ chức xã hội nhất định trên cơ sở các quy định
của pháp luật vào tất cả các yếu tố cấu thành trật tự, an toàn xã hội nhằm tạo nên sự
ổn định, an toàn cho đất nƣớc trên mọi phƣơng diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội, nhằm đạt tới các mục tiêu xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Việt Nam XHCN.
Thực hiện quản lý nhà nƣớc về trật tự an toàn xã hội trƣớc hết nhằm đem lại
sự bình yên trong hoạt động của các cơ quan, các tổ chức xã hội và cá nhân, bảo vệ
trật tự pháp luật và kỷ cƣơng xã hội, bảo đảm thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa
vụ công dân, đấu tranh có hiệu quả với tình trạng phạm tội, với các vi phạm pháp
luật và tệ nạn xã hội. Giữ gìn trật tự, an toàn xã hội bao gồn 4 nội dung cơ bản:

11


Phòng, chống tội phạm; Giữ gìn trật tự công cộng; Phòng, chống tệ nạn xã hội;
Phòng ngừa tai nạn.

1.1.2. Nguyên tắc quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội
Nguyên tắc Đảng lãnh đạo
Việc bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội có ảnh hƣởng trực tiếp tới
việc bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, bảo vệ chế độ và cuộc sống của ngƣời dân, góp
phần quan trọng quyết định niềm tin của ngƣời dân đối với Đảng và Nhà nƣớc nên cần
thiết phải có Đảng lãnh đạo. Đây cũng có thể coi là nguyên tắc cơ bản nhất, quan trọng
nhất, chủ đạo và chi phối các nguyên tắc khác. Cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia,
giữ gìn trật tự, an toàn xã hội phải đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,
sự quản lý thống nhất của Nhà nƣớc; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính
trị và toàn dân tộc, trong đó lực lƣợng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật
tự, an toàn xã hội là công an nhân dân là nòng cốt.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định, đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự là
nhiệm vụ nặng nề, gian khổ, âm thầm, nhƣng rất quan trọng, quan hệ trực tiếp đến
vận mệnh của toàn dân, đến sự mất còn của dân tộc. Một sự nghiệp nhƣ vậy phải
đặt dƣới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng. Nếu thoát ly đƣờng
lối chính trị của Đảng thì không đạt đƣợc kết quả. Trong Báo cáo Chính trị tại Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: “Thƣờng xuyên tăng cƣờng
sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội nhân dân và
Công an nhân dân, đối với sựnghiệp quốc phòng và an ninh.” Gần đây nhất, tại Đại
hội lần thứ XI, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “ Bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt
đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội nhân dân và Công an nhân
dân; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về quốc phòng, an ninh”.
Trong quá trình lãnh đạo công tác quản lý nhà nƣớc về trật tự, an toàn xã hội,
các cấp ủy Đảng cần phân định rõ chức năng lãnh đạo của mình với chức năng quản
12


lý của Nhà nƣớc, không biến các tổ chức Đảng thành các cơ quan hành chính, bao
biện làm thay, nhƣng cũng không khoán trắng cho chính quyền, cho các cơ quan
chuyên môn. Đảng lãnh đạo bằng đƣờng lối, chính sách, bằng công tác cán bộ và

công tác tổ chức, bằng công tác vận động quần chúng và công tác giám sát, kiểm tra
hoạt động quản lý Nhà nƣớc trên lĩnh vực này.
Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
Pháp chế là một chế độ và trật tự pháp luật trong đó tất cả các cơ quan nhà
nƣớc, các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện một cách
nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác. Pháp chế và pháp luật có quan hệ mật thiết với
nhau, nhƣng không đồng nhất. Pháp chế thể hiện sự đòi hỏi và những yêu cầu đối
với các chủ thể pháp luật phải triệt để tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện pháp
luật trong đời sống xã hội, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi
phạm Hiến pháp và pháp luật.
Nguyên tắc pháp chế XHCN đòi hỏi việc thực hiện hoạt động bảo đảm an ninh trật
tự, an toàn xã hội phải tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà
nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong bảo vệ an ninh quốc gia, giữ
gìn trật tự, an toàn xã hội.
Quá trình quản lý nhà nƣớc về trật tự an toàn xã hội đòi hỏi các chủ thể quản
lý nhà nƣớc phải dựa trên cơ sở các quy định trong hệ thống văn bản pháp luật của
nhà nƣớc. Do vậy, tăng cƣờng pháp chế trong quản lý nhà nƣớc về trật tự, an toàn
xã hội là hết sức quan trọng và là nguyên tắc bắt buộc. Trong hoạt động quản lý nhà
nƣớc, các chủ thể quản lý không thể thực hiện hoạt động điều chỉnh xã hội một cách
chủ quan, tùy tiện mà phải làm theo đúng pháp luật, tôn trọng pháp luật. Dựa vào
pháp luật, cơ quan Nhà nƣớc mới có thể tiến hành giải quyết những vụ việc xảy ra,
phát hiện và xử lí đúng ngƣời có hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật về trật tự, an
toàn xã hội một cách chính xác, nghiêm minh.
13


Nguyên tắc pháp chế XHCN trong quản lý nhà nƣớc về trật tự, an toàn xã hội
đòi hỏi quá trình xây dựng các văn bản pháp luật quy định về trật tự, an toàn xã hội
phải kịp thời, thống nhất và ổn định tƣơng đối, đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác
bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội đặt ra. Mặt khác, nguyên tắc này cũng đòi hỏi

cần phải hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tổ chức tuyên truyền phổ biến, giáo dục ý
thức pháp luật cho công dân, phát hiện kịp thời và xử lí nghiêm minh các hành vi vi
phạm về trật tự, an toàn xã hội.
Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ
Đây là một nguyên tắc rất cần thiết và mang tính tất yếu khách quan xuất
phát từ đặc điểm quản lý về trật tự, an toàn xã hội. Quản lý theo ngành là để bảo
đảm tính thống nhất trong hoạt động quản lý từ trung ƣơng tới địa phƣơng, nhƣng
việc bảo đảm trật tự, an toàn xã hội ở mỗi địa phƣơng lại có những đặc thù riêng,
không giống nhau, do đó cần bố trí các lực lƣợng đảm bảo trật tự, an toàn xã hội
trên từng địa bàn cụ thể và thực hiện các hoạt động quản lý phù hợp với yêu cầu của
quản lý lãnh thổ, phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan trung ƣơng và cơ quan địa phƣơng
trong quản lý.
Ở Trung ƣơng, Bộ Công an thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về trật tự,
an toàn xã hội trên phạm vi cả nƣớc, chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ đối với lực
lƣợng công an địa phƣơng, trƣớc hết là công an tỉnh, thành phố thuộc trung ƣơng.
Ngoài việc xây dựng các chiến lƣợc, kế hoạch quản lý tầm vĩ mô, các lực lƣợng
thuộc Bộ Công an còn phải trực tiếp tiến hành các hoạt động quản lý, đấu tranh
phòng chống các thế lực thù địch, hoạt động tội phạm, những hành vi vi phạm pháp
luật.
Công an các cấp đƣợc tổ chức theo nguyên tắc song trùng trực thuộc: vừa
chịu sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp, vừa chịu sự chỉ đạo
về chuyên môn nghiệp vụ của Công an cấp trên. Xuất phát từ tính chất, đặc điểm,
14


đặc trƣng về chuyên môn nghiệp vụ của công tác công an, cũng nhƣ từ nguyên tắc
song trùng, nên trong quản lý nhà nƣớc về trật tự, an toàn xã hội cần phải quán triệt
nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo lãnh thổ, trong đó
quản lý theo ngành là chủ yếu.
Nguyên tắc xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội phải đi đôi với bảo

vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội
Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là truyền thống của dân tộc ta trong quá trình
dựng nƣớc và giữ nƣớc. Đảng, Nhà nƣớc ta đã kế thừa và phát huy truyền thống đó
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Sự ổn
định và phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội là nền tảng vững chắc của an ninh
trật tựvà ngƣợc lại an ninh trật tự vững chắc mới có điều kiện ổn định phát triển đất
nƣớc về mọi mặt. Cần nhận thức an ninh trật tự đƣợc giữ vững củng cố và phát triển
là dựa trên nền tảng kinh tế, xã hội ổn định và phát triển. Hiện nay kết hợp chặt chẽ
giữa an ninh và quốc phòng là một yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Sự kết hợp giữa quốc phòng với an
ninh, an ninh với quốc phòng có nội dung rất rộng, hình thức và cơchế kết hợp cũng
rất phong phú và đa dạng. Một trong những nội dung quan trọng của việc kết hợp
giữa an ninh với quốc phòng là kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng trật tự an ninh nhân
dân với thế trận quốc phòng toàn dân.
Trong bối cảnh hiện nay, phát triển kinh tế-xã hội là vấn đề đƣợc ƣu tiên
hàng đầu. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ các
thành quả đạt đƣợc trong phát triển kinh tế-xã hội, phải quan tâm tới việc bảo đảm
an ninh trật tự, an toàn xã hội.Việc bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội
phải tính tới mức độ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với
sự phát triển kinh tế-xã hội và khả năng của Nhà nƣớc và xã hội.
1.2. Chủ thể quản lý nhà nƣớc về trật tự, an toàn xã hội
15


Để thực hiện quản lý nhà nƣớc về trật tự, an toàn xã hội, có sự tham gia của
các cơ quan quản lý nhà nƣớc từ trung ƣơng tới địa phƣơng. Có thể phân loại các cơ
quan quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực này thành hai nhóm: các cơ quan trung ƣơng
và cơ quan địa phƣơng.
Các cơ quan trung ƣơng tham gia quản lý nhà nƣớc về trật tự an toàn xã hội
gồm: Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, các Bộ và cơ quan ngang bộ cũng nhƣ các

cơ quan trung ƣơng khác.
Điều 20, Luật Tổ chức Chính phủ (năm 2015) xác định: Chính phủ thống
nhất quản lý nhà nƣớc về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và tổ chức thực
hiện các chính sách, pháp luật về xây dựng nền an ninh nhân dân, phong trào nhân
dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ vững ổn định chính trị, phòng ngừa và đấu tranh
chống các loại tội phạm, vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Chính phủ có nhiệm vụ củng cố và tăng cƣờng nền quốc phòng toàn dân, an
ninh nhân dân; bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; xây dựng các
lực lƣợng vũ trang nhân dân; thi hành lệnh động viên, lệnh ban bố tình trạng khẩn
cấp và mọi biện pháp cần thiết khác để bảo vệ đất nƣớc. Cụ thể hóa nội dung này,
Luật này quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong lĩnh vực quốc
phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội bao gồm: Thực hiện chính sách nhằm xây
dựng lực lƣợng CAND chính quy, tinh nhuệ, từng bƣớc hiện đại làm nòng cốt trong
việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm TTATXH. Tổ chức
thực hiện các chính sách, biện pháp cụ thể để củng cố và tăng cƣờng nền quốc
phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với
thế trận an ninh nhân dân, kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh, quốc phòng, an
ninh với kinh tế nhằm bảo đảm an ninh, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và
trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và những thành quả của cách
mạng; xây dựng các lực lƣợng vũ trang nhân dân, xây dựng công nghiệp quốc
16


phòng, bảo đảm trang bị cho lực lƣợng vũ trang; thi hành lệnh động viên, lệnh ban
bố tình trạng khẩn cấp và mọi biện pháp cần thiết khác để bảo vệ đất nƣớc;Thực
hiện chính sách ƣu đãi, bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần và chính sách hậu
phƣơng đối với các lực lƣợng vũ trang nhân dân; và Tổ chức và thực hiện các biện
pháp phòng ngừa và đấu tranh chống các loại tội phạm, các vi phạm pháp luật.
Các Bộ và cơ quan ngang bộ có nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn xã hội
trong quá trình quản lý đối với ngành, lĩnh vực đƣợc phân công. Bộ Công an là cơ

quan chuyên trách đảm nhiệm việc bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Ở địa phƣơng, UBND các cấp là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý trật tự, an
toàn xã hội trên địa bàn theo sự phân cấp quản lý với sự tham mƣu, hỗ trợ của các
cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực có liên quan. Cơ quan quan trọng nhất ở địa
phƣơng chịu trách nhiệm quản lý về trật tự, an toàn xã hội là cơ quan công an
(Công an tỉnh (gồm công an tỉnh, thành phố thuộc trung ƣơng), Công an huyện
(gồm Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) và lực lƣợng công an xã
(công an phƣờng tại thành phố và công an xã ở nông thôn).
Quản lý nhà nƣớc về trật tự an toàn xã hội là một bộ phận không thể tách
rời của quản lý nhà nƣớc. Chủ thể quản lý nhà nƣớc về trật tự, an toàn xã hội
trƣớc hết là các cơ quan trong bộ máy nhà nƣớc và cán bộ, công chức đƣợc trao
thẩm quyền đại diện cho nhà nƣớc quản lý trật tự xã hội. Chủ thể quản lý Nhà
nƣớc về trật tự, an toàn xã hội lập thành một hệ thống bao gồm: Chính phủ, Bộ
Công an, Ủy ban nhân dân và Công an các cấp, trong đó Công an nhân dân là
lực lƣợng nòng cốt, xung kích. Ngoài ra, trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn
xã hội còn là nhiệm vụ của toàn dân: mỗi ngƣời dân đều có quyền và có trách
nhiệm trong việc tự giác chấp hành các quy định về trật tự, an toàn xã hội và
đóng góp sức mình vào việc bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

17


Ở nƣớc ta, Công an nhân dân cùng Quân đội nhân dân là lực lƣợng vũ trang,
là công cụ bạo lực chủ yếu trong đấu tranh bảo vệ quốc phòng, an ninh quốc gia và
giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, trong đó công an nhân dân là lực lƣợng nòng cốt để
bảo đản an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
Điều 14, Luật Công an nhân dân năm 2014 quy định: "Công an nhân dân có
chức năng tham mƣu cho Đảng, Nhà nƣớc về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật
tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm; chịu trách nhiệm trƣớc Chính
phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nƣớc về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã

hội; đấu tranh phòng, chống âm mƣu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại
tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội".
Quá trình đấu tranh với các thế lực thù địch, tội phạm để bảo vệ an ninh quốc
gia, trật tự an toàn xã hội là quá trình kết hợp chặt chẽ bạo lực trấn áp với tổ chức
xây dựng. Sự kết hợp đó thể hiện ở mục đích đấu tranh nhằm phục vụ cho công tác
tổ chức xây dựng xã hội mới thành công, mặt khác, theo chức năng, Công an nhân
dân tiến hành công tác tham mƣu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc xây
dựng, tổ chức quản lý nền an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội. Bản thân lực
lƣợng Công an nhân dân phải đƣợc tổ chức, xây dựng thành lực lƣợng vũ trang
trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với vai trò nòng cốt, xung kích trong đấu tranh
giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Lực lƣợng Công an nhân dân cũng trực tiếp làm công
tác tổ chức xây dựng huấn luyện các lực lƣợng khác nhƣ: lực lƣợng chuyên trách,
bán chuyên trách, các tổ chức nhân dân tham gia lĩnh vực bảo vệ an ninh, trật tự.
Công an nhân dân là chỗ dựa trực tiếp và thƣờng xuyên cho các ngành, các
cấp và quần chúng trong công tác giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Công an nhân dân
phải tập trung giải quyết những khâu cơ bản nhất và tổ chức hƣớng dẫn các lực
lƣợng khác trong công tác này. Chức năng quan trọng nhất của lực lƣợng Công an
nhân dân trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về trật tự an toàn xã hội là phải làm tốt
công tác tham mƣu cho Đảng, Nhà nƣớc các cấp về những vấn đề có liên quan và
18


×