Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

DSpace at VNU: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng MCQ chương 3 và chương 4 sinh học 11 nâng cao trung học phổ thông để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.14 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

VŨ THỊ THANH XUÂN

XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN DẠNG MCQ CHƢƠNG 3 VÀ
CHƢƠNG 4 SINH HỌC 11 NÂNG CAO TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
ĐỂ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC

HÀ NỘI - NĂM 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

VŨ THỊ THANH XUÂN

XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH
QUAN DẠNG MCQ CHƢƠNG 3 VÀ CHƢƠNG 4 SINH HỌC 11
NÂNG CAO TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐỂ
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
CỦA HỌC SINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC

Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học sinh học
Mã số


: 60.14.10

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ ĐÌNH TRUNG

HÀ NỘI - NĂM 2009


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.
Lê Đình Trung, người đã chỉ dẫn tận tình, chu đáo trong suốt thời gian nghiên
cứu để em hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Trường Đại học Giáo
dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên
cứu.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của các trường THPT thuộc địa bàn Quận Kiến
An, Thành phố Hải Phòng, đặc biệt các thầy cô giáo trong Bộ môn Sinh học của
các Trường THPT Đồng Hòa và Trường THPT Hùng Vương đã tạo điều kiện
cho tôi tiến hành điều tra và thực nghiệm thành công.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ
động viên tôi hoàn thành cuốn Luận văn này.
Hà Nội, tháng 11 năm 2009
Học viên

Vũ Thị Thanh Xuân


DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TRONG LUẬN VĂN

Bộ GD – ĐT


: Bộ Giáo dục và Đào tạo

THPT

: Trung học phổ thông

SGK

: Sách giáo khoa

TNKQ

: Trắc nghiệm khách quan

MCQ

: Multiple – choice – question

GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh

KT – ĐG

: Kiểm tra – đánh giá



Mục lục

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
Chương 1:
1.1.
1.1.1.
1.1.2.
1.2.
1.2.1.
1.2.2.
1.2.3.
1.2.4.
1.2.5.
1.2.6.
1.3.

MỞ ĐẦU
Lý do nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Giả thuyết khoa học

Nhiệm vụ nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Những đóng góp mới của luận văn
Cấu trúc luận văn
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Sơ lược về lịch sử nghiên cứu
Trên thế giới
Ở Việt Nam
Những khái niệm cơ bản về kiểm tra đánh giá kết quả
học tập
Khái niệm về kiểm tra
Khái niệm đánh giá
Khái niệm về đo lường
Khái niệm về trắc nghiệm
Chức năng của trắc nghiệm
Các loại trắc nghiệm trong kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập trong dạy học
Phương pháp xác định các chỉ tiêu định lượng câu hỏi
trắc nghiệm khách quan dạng MCQ

Trang
1
1
2
2
3
3
3
4
5

6
6
6
8
11
11
11
11
12
12
13
18


1.3.1.

Xác định độ khó của câu hỏi trắc nghiệm

18

1.3.2.

Xác định độ phân biệt của câu hỏi trắc nghiệm

19

1.3.3.

Xác định độ giá trị


20

1.3.4.

Xác định độ tin cậy của bài trắc nghiệm (KR1)

21

1.4.

Cơ sở của kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách
quan dạng MCQ

23

1.4.1.

Các lĩnh vực mục tiêu

23

1.4.2.

Các cấp độ kiến thức trong mức độ nhận thức

25

1.5.

Trắc nghiệm khách quan được sử dụng như một phương

tiện dạy học

27

1.5.1.

Trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận

27

1.5.2.

Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để dạy bài mới

30

1.6.

Thực trạng dạy học phần sinh trưởng và phát triển ở các
trường Trung học phổ thông

30

1.6.1.

Điều tra tình hình dạy học phần sinh trưởng và phát triển

30

1.6.2.


Điều tra tình hình sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách
quan trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập

33

XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TNKQ DẠNG
MCQ CHƢƠNG 3 VÀ CHƢƠNG 4 SINH HỌC 11
NÂNG CAO THPT ĐỂ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH

35

Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng MCQ
chương 3 và chương 4 sinh học 11 nâng cao Trung học phổ
thông

35

2.1.1.

Tiêu chuẩn của một câu hỏi trắc nghiệm, một bài trắc
nghiệm dạng MCQ

35

2.1.2.

Các nguyên tắc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách
quan


37

2.1.3.

Quy trình xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan
dạng MCQ

41

2.1.3.1.

Phân tích logic cấu trúc nội dung chương 3, chương 4
sinh học 11 nâng cao THPT

41

2.1.3.2.

Viết mục tiêu dạy học cho từng bài và xác định mục đích

43

Chƣơng 2

2.1.


yêu cầu của từng câu MCQ
2.1.3.3.


Lập bảng trọng số chi tiết cho các nội dung cần kiểm tra

44

2.1.3.4.

Xây dựng câu hỏi theo kế hoạch đã ghi trong bảng trọng
số

46

2.1.3.5.

Kiểm định câu hỏi bằng các số đo: độ khó (FV), độ phân
biệt (DI), độ giá trị, độ đáng tin (độ tin cậy)

48

2.2.

Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng MCQ vào
kiểm tra, đánh giá

54

2.2.1.

Vai trò của kiểm tra, đánh giá


54

2.2.2.

Các biện pháp sử dụng câu hỏi TNKQ dạng MCQ

55

Chƣơng 3

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

58

3.1.

Mục đích thực nghiệm

58

3.2.

Nội dung thực nghiệm

58

3.3.

Phương pháp thực nghiệm


58

3.3.1.

Đối tượng thực nghiệm

58

3.3.2.

Xử lý số liệu

60

3.3.2.1.

Về mặt định lượng

60

3.3.2.2.

Về mặt định tính

62

3.3.3.

Kết quả và biện luận


62

3.3.3.1.

Kết quả thực nghiệm

62

3.3.3.2.

Nhận xét kết quả kiểm tra trong và sau thực nghiệm

65

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

67

TÀI LIỆU THAM KHẢO

69

PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Viêt Nam đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
trong đó “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp

hoá, hiện đại hoá đất nước, ngành giáo dục đang tiến hành công cuộc cải cách giáo
dục toàn diện và rộng khắp, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
Trong cải cách giáo dục, bên cạnh những đổi mới về nội dung, chương trình,
cơ sở vật chất giảng dạy thì sự đổi mới về phương pháp dạy học vô cùng quan
trọng, vì nó cho phép đánh giá khách quan chất lượng dạy và học, đồng thời cho
thấy hiệu quả của những cải tiến về nội dung và phương pháp giảng dạy đã thực
hiện, từ đó có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp.
Ở Việt Nam, phương pháp sử dụng câu hỏi TNKQ đã bước đầu áp dụng
trong việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập và khâu tuyển sinh. Trong sinh học,
việc sử dụng câu hỏi TNKQ cũng được sử dụng trong khâu kiểm tra đánh giá kết
quả học tập do có nhiều ưu thế trong giảng dạy như:
- Đánh giá được kiến thức của học sinh trên diện rộng;
- Kiểm ra được khả năng nhận thức của học sinh ở các cấp độ: nhớ, hiểu,
tổng hợp, khái quát hóa, vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống sản xuất;
- Hạn chế tình trạng quay cóp của học sinh bằng cách đổi chỗ các câu hỏi để
tạo ra nhiều đề khác nhau và hạn chế thời gian làm bài ở một lượng hợp lí;
- Chấm điểm nhanh và khách quan bằng phương pháp chấm điểm danh riêng
cho câu hỏi TNKQ;


- Có thể sử dụng ở nhiều khâu của quá trình giảng dạy như: kiểm tra bài cũ,
kiểm tra kiến thức mới, ôn tập củng cố.
SGK Sinh học lớp 11 nâng cao THPT bao gồm toàn bộ phần sinh học cơ thể
(đa bào) với nhiều nội dung mới và kiến thức sâu. Do vậy, việc định hướng
phương pháp kiểm tra đánh giá mới sao cho phù hợp với nội dung kiến thức mới là
rất cần thiết. Phương pháp đánh giá phải đảm bảo được tính khách quan, độ tin
cậy, chân thực, có như vậy, phương pháp giảng dạy mới được cải tiến và đạt hiệu
quả cao nhất.
Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn sinh học ở các trường trung
học phổ thông nói chung, chất lượng dạy học sinh học của lớp 11 nâng cao nói

riêng, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài "Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
khách quan dạng MCQ chương 3 và chương 4 sinh học 11 nâng cao Trung học
phổ thông để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh" làm đề tài luận
văn thạc sỹ.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ dạng MCQ theo nội dung chương 3,
chương 4 sinh học 11 nâng cao Trung học phổ thông và đề xuất quy trình sử dụng
chúng vào kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Quy trình xây dựng và sử dụng câu hỏi TNKQ dạng
MCQ trong chương 3, chương 4 sinh học 11 nâng cao.
Khách thể nghiên cứu: HS ở một số trường THPT - thuộc Quận Kiến An –
Thành phố Hải Phòng.
4. Giả thuyết khoa học


Nếu xây dựng được các nguyên tắc, quy trình xây dựng các dạng câu hỏi
trắc nghiệm và sử dụng hợp lý vào khâu kiểm tra đánh giá thì sẽ nâng cao chất
lượng kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
khách quan dạng MCQ trong chương 3, chương 4 sinh học 11 nâng cao THPT.
5.2. Tìm hiểu tình hình sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan, đặc biệt là
sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan vào khâu kiểm tra đánh giá trong dạy học
chương 3, chương 4 sinh học 11 nâng cao THPT.
5.3. Xác định nguyên tắc, quy trình xây dựng câu hỏi TNKQ dạng MCQ để
xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ cho từng loại kiến thức trong dạy học chương 3,
chương 4 sinh học 11 nâng cao THPT.
5.4. Xây dựng quy trình sử dụng câu hỏi TNKQ dạng MCQ hợp lý vào khâu
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh học chương 3, chương 4 sinh học

11 nâng cao THPT.
5.5. Thực nghiệm sử dụng TNKQ trong khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập của học sinh tại một số trường THPT thuộc Quận Kiến An – Thành phố Hải
Phòng.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu các văn bản nghị quyết của Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo dục và
Đào tạo về đổi mới dạy học. Nghiên cứu chương trình sinh học lớp 11 nâng cao
THPT, các giáo trình sinh trưởng và phát triển, tài liệu trong và ngoài nước làm cơ
sở cho việc xây dựng và sử dụng câu hỏi TNKQ vào khâu kiểm tra đánh giá trong
dạy học.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Sinh học 11 nâng cao, Nxb Giáo dục.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Đại Học (1995), Trắc nghiệm và đo lường cơ
bản trong giáo dục, GS.TS. Lâm Quang thiệp biên dịch, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Đại học (1994), Những cơ sở của kĩ thuật
trắc nghiệm, GS.TS. Lâm Quang Thiệp biên dịch, Hà Nội.
4. Đinh Quang Báo (2006), Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy sinh
học, Nxb trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
5. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1998), Lý luận dạy học sinh học Phần đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. Benjamin S. Bloom (1956), Nguyên tắc phân loại mục tiêu giáo dục, Hà
Nội - 1995, Đoàn Văn Điền dịch.
7. Nguyễn Thành Đạt - Nguyễn Đức Thành - Nguyễn Xuân Viết (2005), tài
liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT chu kì III 2004 - 2007, Nxb Đại
học Sư phạm.
8. Nguyễn Phụng Hoàng, Võ Ngọc Lan (1996), phương pháp trắc nghiệm
trong kiểm tra đánh giá thành quả học tập, Nxb giáo dục, Hà Nội.
9. Trần Bá Hoành (1971), Thử dùng phương pháp test để điều tra tình hình

nhận thức của học sinh về một số khái niệm trong chương trình sinh học đại cương
lớp 9, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, trang 21-23.
10. Trần Bá Hoành (1996), Kỹ thuật dạy học sinh học, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
11. Trần Bá Hoành (1997), Đánh giá trong giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.


12. Trần Bá Hoành (1996), Phát triển các phương pháp dạy học tích cực
trong bộ môn sinh học, sách bồi dưỡng thường xuyên chu kì 1997-2000, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
13. Trần Bá Hoành, Trịnh Ngân Giao(2002), Đại cương về phương pháp dạy
học sinh học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
14. Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và
sách giáo khoa, Nxb Đại học Sư phạm.
15. Vũ Đình Luận (2005), Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách
quan MCQ để nâng cao chất lượng môn di truyền học ở trường Cao đẳng sư phạm,
Luận án tiến sĩ giáo dục học, ĐHSP Hà Nội .
16. Lê Đức Ngọc (2001), Vắn tắt về đo lường đánh giá thành quả học tập
trong giáo dục Đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
17. Nguyễn Đức Thành (chủ biên) - Nguyễn Văn Duệ - Dương Tiến sỹ
(2002), Dạy học sinh học ở trường THPT, Tập I, Nxb Giáo dục Hà Nội.
18. Nguyễn Đức Thành (chủ biên) - Nguyễn Văn Duệ - Dương Tiến sỹ
(2002), Dạy học sinh học ở trường THPT, Tập II, Nxb Giáo dục Hà Nội.
19. Nguyễn Bá Thủy (2002), Dạy bài ôn tập chương bằng hệ thống bài tập
TNKQ, Tạp chí giáo dục (20), trang 27
20. Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên) - Nguyễn Kỳ - Vũ Văn Tảo - Lê Khánh
Bằng (2002), Học và dạy cách học, Nxb ĐHSP Hà Nội.
21. Lê Đình Trung (1994), Xây dựng và sử dụng bài toán nhận thức để nâng
cao hiêu quả dạy học phần cơ sở vật chất và cơ chế di truyền trong chương trình
sinh học THPT, Luận án PTS khoa học sư phạm, ĐHSP Hà Nội.



22. Lê Đình Trung (1998), Nghiên cứu quy trình và những kết quả bước đầu
xây dựng câu hỏi dạng MCQ về một số nội dung kiến thức sinh học ở ĐHSP,
Thông báo khoa học số 6-1998, trường ĐHSP- ĐHQG Hà Nội, trang 58 - 65.



×