Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

25 Nguyễn Thùy Linh KYHT 20 năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.32 KB, 5 trang )

LIÊN HIỆP THƯ VIỆN VÀ LỢI ÍCH CHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Nguyễn Thùy Linh*
Tóm tắt: Thư viện ngày nay đang đối mặt với nhu cầu ngày càng tăng cho các dịch vụ,
trong khi phải đối mặt với các thách thức như: Sự phát triển của các nguồn thông tin, sự
tăng giá của tài liệu, kỳ vọng cao hơn từ độc giả, việc cắt giảm ngân sách và nhiều vấn đề
phát sinh khác. Các liên hiệp thư viện theo đó được tạo ra để giúp các thư viện có được giá
tốt hơn bằng cách mua quyền truy cập chung cho một số lượng lớn người sử dụng, mở rộng
tiếp cận bộ sưu tập điện tử và phát triển các dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu của khách
hàng, đồng thời hỗ trợ tích cực cho công tác giảng dạy - nghiên cứu, và xếp hạng cho trường
đại học.
Từ khóa: Liên hiệp thư viện; Xếp hạng đại học
1. Vài nét về lịch sử phát triển và một số liên hiệp thư viện điển hình trên thế giới
Bản chất của "Liên hiệp thư viện" là sự hợp tác và phối hợp giữa các thư viện với mục
đích chia sẻ nguồn lực thông tin, nâng cao lợi ích chung cho các thành viên. Nhiều tài liệu
nghiên cứu cho thấy "Liên hiệp thư viện" không phải là một khái niệm mới. Từ cuối những
năm 1960 – Liên hiệp Thư viện các trường Cao đẳng Ohio (OCLC) đã được xây dựng như
một hệ thống thông tin khu vực cho 54 thư viện trường đại học Ohio để chia sẻ tài nguyên
của mình và để giảm chi phí, các dự án Mechanisation Birmingham Thư viện Hợp tác xã
(BLCMP) đã được xây dựng ở Anh. Tuy nhiên loại hình hợp tác này không thực sự phổ biến
cho đến những năm 1980. Những động lực chính cho sự hợp tác giữa các thư viện, đặc biệt
là thư viện đại học, là sự gia tăng số lượng các ấn phẩm và sự gia tăng trong chi phí của các
ấn phẩm cũng như sự suy giảm trong ngân sách của thư viện. Sự gia tăng trong tuyển sinh
sinh viên trong giáo dục đại học và gia tăng nhu cầu đối với các dịch vụ thư viện và các bộ
sưu tập được đưa ra, từ năm 1980 trở đi, đối với những nỗ lực hợp tác của Nfila và DarkoAmpem (2002).
Một số liên hiệp thư viện nổi tiếng hiện nay bao gồm:
 ThaiLIS - một hệ thống quốc gia chia sẻ tài nguyên ở Thái Lan được hình thành từ
THAILINET, một mạng lưới biên mục trực tuyến của thư viện đại học trong khu vực
Bangkok, và PULINET, một nhóm các thư viện đại học tỉnh ( /> Hệ thống thông tin thư viện học thuật Trung Quốc (CALIS) – Bắt đầu xây dựng từ
năm 2000 và là một liên hiệp thư viện quốc gia trong đó liên kết các dịch vụ trên khắp
các tỉnh, thành phố ở Trung Quốc (www.calis.edu.cn/calisnew/).
*



Văn phòng đại diện iGroup Việt Nam


 Hiệp hội các thư viện hàn lâm của Catalonia (CBUC) - một liên hiệp các trường đại
học công tự tài trợ và các Thư viện Tiểu bang Catalonia ở Tây Ban Nha
(www.cbuc.es/).
 Gauteng và các vùng lân Library Consortium (Gaelic) - liên hiệp thư viện học thuật
lớn nhất ở Nam Phi, đang phấn đấu phát triển hơn nữa trong lĩnh vực chia sẻ tài liệu,
với mục tiêu cung cấp thông tin nhanh chóng, chi phí-hiệu quả, và phù hợp với nhu
cầu và mong đợi của độc giả (www.gaelic.ac.za/).
 Mạng lưới Đại học khu vực và Thư viện Khoa học cao cấp Nga (RUSLANet) – tại
phía Tây Bắc của Nga, một không gian thông tin chung của thư viện và tích hợp với
các không gian thông tin thư viện trên toàn thế giới ( /> Tại Iran, có hai liên hiệp. CONSIRAN đã tích cực làm việc với các thư viện của Bộ
Khoa học, Nghiên cứu và Công nghệ (MRST) và các thư viện đại học y khoa. Đến
năm 2008, 57 trường đại học tham gia vào tập đoàn này và họ đang chia sẻ truy cập
trực tuyến đến các tài nguyên được cấp phép qua mạng.
 Theo Thomas (2004), tại một cuộc họp vào năm 1999, Thư viện Quốc gia Nam Phi và
Thông tin Consortium đã được quyết định thành lập (SANLiC: www.cosalc.ac.za/)
2. Lợi ích và vai trò của việc phát triển Liên hiệp thư viện trong xếp hạng đại học
2.1 Lợi ích của Liên hiệp thư viện cho các thành viên
• TỐI ƯU các khoản đầu tư
• CHIA SẺ tài nguyên/nguồn lực thông tin
• XÂY DỰNG và phát triển các dịch vụ tích hợp
• HỖ TRỢ chất lượng nghiên cứu cạnh tranh quốc tế
• TẬN DỤNG các đòn bẩy về giá
• BẢN QUYỀN ngang hàng
• PHÁT TRIỂN bền vững
Đặc biệt trong xu thế khai thác nguồn tin hiện nay, việc chia sẻ tài nguyên điện tử được coi
là một lợi thế lớn của các liên hiệp thư viện, việc hỗ trợ người dùng truy cập tài nguyên luôn

được đánh giá là quan trọng hơn so với xây dựng bộ sưu tập trong một thư viện cụ thể.
Thông qua liên hiệp thư viện, sức mạnh tập thể của các nguồn lực của các tổ chức thành viên
khác nhau được nhân lên. Việc mua chung nguồn tin điện tử theo liên hiệp nhằm mục đích
có được quyền truy cập phạm vi rộng hơn theo bản quyền đến tài nguyên điện tử với chi phí
phải chăng (Singh và Singh, 2004).
2.2 Liên hiệp thư viện tại Việt Nam
Từ những năm 2000 với ưu thế của tài liệu điện tử và nhu cầu của người sử dụng, các thư
viện đã lên kế hoạch bổ sung tài liệu điện tử cho Thư viện mình. Nhưng việc mua đơn lẻ và


kinh phí hạn chế nên rất ít Thư viện có thể bổ sung được loại tài liệu này. Năm 2005 việc
phối hợp bổ sung tài liệu đã được hình thành tại Việt nam (NASATI). Liên hiệp chia sẻ
nguồn tin đầu tiên do Cục thông tin Bộ KHCN chủ trì, làm đầu mối. Tổ chức này đã hỗ trợ
rất nhiều cho thư viện các trường đại học cũng như trung tâm thông tin của các tỉnh thông
qua mức kinh phí đóng góp tiết kiệm, nguồn thông tin tương đối đa dạng trong hơn 10 năm
qua thông qua 2 chương trình là: Mua chung CSDL tạp chí điện tử ProQuest Central cho
khoảng 40 trường Đại học và các trung tâm thông tin của các Sở khoa học hàng năm, và mua
chung CSDL điện tử Science Direct cho 4 đơn vị trọng điểm là Đại học Bách Khoa Hà Nội –
Đại học Quốc Gia TP HCM & Đại học Quốc gia Hà Nội – Cục thông tin Bộ Khoa học Công
nghệ. Tuy nhiên, liên hiệp này vẫn tồn tại một số hạn chế: Đối tượng thành viên đa dạng,
nguồn thông tin đa dạng nhiều chuyên ngành, nhưng dạng dữ liệu chưa đa dạng (chỉ có 1 số
tạp chí, báo tóm tắt và toàn văn), tính cập nhật chưa liên tục (nhiều tạp chí cung cấp thông tin
chậm từ 1-3 năm). Trong khi đó, thư viện các trường đại học, người dùng tin cần tài liệu và
các hoạt động hỗ trợ phục vụ cho nghiên cứu và đào tạo ở mức chuyên sâu, có tính cập nhật
và với loại hình tài liệu phong phú. Nhiều bài nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở nội dung tóm
tắt, chưa có bài toàn văn. Hơn nữa, liên hiệp này mới đơn thuần cung cấp một cơ sở dữ liệu
hỗn hợp mà không có các hoạt động bổ trợ thúc đẩy tham khảo tài liệu và hỗ trợ người sử
dụng trong ứng dụng phương pháp giảng dạy và nghiên cứu theo hướng khuyến khích tra
cứu tài liệu. Ngoài ra, nhà xuất bản ProQuest cũng áp dụng hạn mức cấp phép quyền truy
cập cho Liên hiệp khi thành viên muốn có giấy phép chính thức. Nguồn tin từ Science Direct

cũng mang tính tổng hợp, nội dung nghiên cứu khoa học có tính chuyên sâu nhưng giá thành
cao, quyền sử dụng hạn chế hiện mới dừng lại với 4 thành viên và chưa có cơ chế chính sách
ưu đãi cho các trường chuyên ngành sử dụng tài liệu.
Tại Việt Nam hiện nay, một trong các trung tâm thông tin lớn là Thư viện Quốc gia
cũng vẫn áp dụng chính sách đặt mua nguồn tin một cách đơn lẻ, nghĩa là mới chỉ có thể chia
sẻ ở mức độ bạn đọc cá nhân, và mạng lưới thư viện công cộng, và chưa có chương trình hỗ
trợ chia sẻ nguồn tin điện tử cho các đơn vị đại học lớn.
2. Vai trò của việc phát triển Liên hiệp thư viện trong việc xếp hạng trường Đại học
Là một bộ phận hợp thành của trường đại học, là nhân tố không thể thiếu trong quá trình
đào tạo và nâng cao chất lượng của trường, đặc biệt, trong bối cảnh nhà trường đang vào
cuộc “đổi mới căn bản và toàn diện” như hiện nay, việc “tập trung đào tạo nhân lực trình độ
cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng
tạo của người học…” đòi hỏi thư viện có trách nhiệm rất lớn để đáp ứng nhu cầu của bạn
đọc hiện nay và tương lai.
Với vai trò là nơi cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác nhất, nhanh chóng và kịp thời
nhất, có khả năng thỏa mãn cao nhất mọi nhu cầu của bạn đọc, thư viện đang thực sự trở


thành “giảng đường thứ 2” của giảng viên và sinh viên. Tuy nhiên, nếu chỉ đơn lẻ một hoặc
một số thư viện tích cực đổi mới thì cũng khó có thể hoàn thành trọng trách phục vụ cho sự
chuyển động mạnh mẽ, quyết liệt của gần 300 trường ĐH trong cả nước. Hơn lúc nào hết,
vai trò của các Liên hiệp thư viện cần được phát huy, đặc biệt là các liên hiệp thư viện chia
sẻ nguồn tin điện tử, với khả năng lan tỏa tri thức và tối ưu hóa nguồn kinh phí hiện nay cho
việc đào tạo trình độ cao, nâng cao năng lực nghiên cứu, tự học, tự làm giàu tri thức và sáng
tạo của sinh viên.
Nhằm giúp độc giả khai thác hiệu quả nguồn tin, để phát huy tốt hiệu quả công tác phục
vụ, cần hướng đến tính chuyên nghiệp và tinh thần tận tụy phục vụ của cán bộ thư viện. Song
song với phong trào xây dựng thư viện thân thiện, trao đổi xây dựng kỹ năng chuyên môn,
các trường cần chú trọng việc mời chuyên gia thư viện trong nước, đặc biệt là nước ngoài
đến đào tạo, hoặc cử cán bộ thư viện tham dự các chương trình và khóa đào tạo kỹ năng thư

viện hiện đại hàng năm, nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ và chất lượng hoạt động cho thư
viện. Cần có sự chọn lọc, đánh giá, tái cấu trúc, phát hiện, xác định, kiến tạo thông tin, tư vấn
và cung ứng thông tin cho cán bộ thư viện. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, một số kỹ
năng cần nâng cao cho cán bộ thư viện bao gồm: Năng lực tiếp thị nguồn tin và dịch vụ thư
viện; Khả năng sử dụng tiếng Anh trong giờ làm việc; Kỹ năng sử dụng các công cụ và thiết
bị hỗ trợ nhằm phục vụ bạn đọc hiệu quả, và nhiều kỹ năng hiện đại khác giúp nâng cao vai
trò của thư viện tại các trường Đại học Việt Nam, và hỗ trợ tạo dựng thương hiệu cũng như
nâng hạng đánh giá cho các trường Đại học.
Trong nhiệm vụ này, Liên hiệp thư viện theo đó không chỉ đóng vai trò hỗ trợ tối ưu hóa
nguồn kinh phí, và hỗ trợ lựa chọn nguồn tin giá trị thiết thực cho các thành viên dùng
chung, mà còn đóng vai trò là tổ chức quan trọng trong việc tư vấn, hỗ trợ các trường và
trung tâm thông tin trong việc lựa chọn và đề xuất các chương trình đào tạo nhằm nâng cao
trình độ chuyên môn cho cán bộ thư viện nói riêng, nâng hạng đánh giá cho các trường đại
học nói chung.
Kết luận
Trong bối cảnh bùng nổ thông tin hiện nay, nhu cầu phát triển và chia sẻ nguồn tin
đang trở nên vô cùng quan trọng. Liên hiêp thư viện chia sẻ nguồn tin tại các nước đang phát
triển chính là một giải pháp tối ưu để thư viện tối ưu hóa các khoản đầu tư, và thực hiện sứ
mệnh “Trái tim của trường đại học” là “Hỗ trợ đắc lực cho công tác giáo dục và nghiên cứu.
Để sự phát triển của liên hiệp được bền vững, cần có sự phối hợp chặt chẽ và ủng hộ tích cực
từ các thư viện, phòng khoa học công nghệ, ban giám hiệu các trường thành viên trong liên
hiệp, và đặc biệt là các bộ ban ngành trong việc tạo điều kiên hỗ trợ các nguồn kinh phí ổn
định dài hạn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Francis, A.T. (2005), “Library consortia model for country wide access of electronic journals and
databases”, tại Murthy, T.A.V. (Ed.), Kỷ yếu hội nghị International Conference on Multilingual
Computing and Information Management in a Networked Digital Environment, Cochin (Ấn độ).
3. Thomas, G. (2004), “South African academic library consortia: creating value together”, Kỷ yếu

hội nghị E‐ICOLC lần 6 (International Coalition of Library Consortia in Europe), Barcelona, 28‐30
October, URL: www.cbuc.es/icolc04bcn/presentations/Thomas.ppt.
4. Ghosh, M. (2002), “Indian academic library consortia (IALC): a proposal for electronic resource
sharing”, Kỷ yếu hội nghị Crimea‐2002 International Conference: Russian National Public,
Library

for

Science

and

Technology,

Sudak,

Vol.

2,

pp. 594‐600,

URL: />5. Nguyễn Thị Thanh Thủy & Hà Thị Huệ, Thư viện Tạ Quang Bửu, Đại học Bách Khoa Hà Nội
“Báo cáo về các phương án quản lý vận hành Liên hiệp thư viện cho khối các trường Đại học Kỹ
thuật”, Tham luận hội nghị Science & technology Engineering Consortium Conference 2015, Hà
Nội (Việt Nam)
6. Bộ VH, TT&DL “Tăng cường việc chuẩn hóa trong hoạt động thư viện ở Việt Nam”. Báo cáo
tổng quan đề tài nghiên khoa học cấp Bộ năm 2011.




×