Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Phân tích chiến lược marketing sản phẩm của công ty CP địa ốc dầu khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 36 trang )

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING SẢN PHẨM CỦA
CÔNG TY CP ĐỊA ỐC DẦU KHÍ
MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Đề bài …………………………………………………….

3

Bài làm

3

Câu I.

3

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG

3

PHẦN II: PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG

4

I. Giới thiệu về Công ty cổ phần Địa ốc Dầu khí

5


II. Tình huống:

6

1. Giới thiệu dự án:

7

2. Tình huống

8

III. Phân tích thị trường

8

1. Đánh giá thực trạng thị trường bất động sản:

8

2. Đánh giá thị hiếu của người tiêu dùng

9

3. Đánh giá chính sách của Chính Phủ

10

4. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu trong việc bán căn hộ.


10

5. Đánh giá các đối đối thủ cạnh tranh

13

IV. Chiến lược Marketing của PVL.

13

1. Phân tích tình hình công ty

13

2. Định vị các căn hộ của dự án Petro VietNam Landmark

14

3. Mục tiêu Marketing của PVL:

18

4. Chiến lược Marketing của PVL

18

5. Lựa chọn chiến lược Marketing bán căn hộ tại dự án
PetroVietnam Landmark

18


V. Chương trình hành động

20

VI. Theo dõi, đánh giá và kiểm tra

21

Câu II

23

PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG
PHẦN II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG

23


I. Cơ sở lý luận cơ bản về kênh phân phối sản phẩm của công ty
kinh doanh

23

1. Khái niệm và bản chất của kênh phân phối:

23

2. Chức năng và vai trò Của kênh phối


25

II. Tổ chức kênh phân phối thiết bị máy tính của CMC

26

1. Giới thiệu công ty CMC Việt Nam.

26

2. Nghiên cứu trong việc tổ chức kênh phân phối

26

3. Các phương án tổ chức phân phối sản phẩm linh kiện
máy tính nhập khẩu của CMC

28

4. Kênh phân phối trực tiếp sản phẩm nhập khẩu của công ty

32

III. Đề xuất hướng giải quyết để tạo nên sự khác biệt trong việc
phân phối linh kiện máy tính nhập khẩu của CMC.

35

1. Đối với tầm vĩ mô


35

2. Đối với doanh nghiệp

36

Tài liệu tham khảo

37

Bài tập cá nhân (BKTHM) Individual assignment
(chiếm 30% tổng điểm; tổng số trang tối thiểu: 5 trang)
Làm cả 2 câu, mỗi câu 15% điểm
1) Anh/chị hãy đưa ra 1 thí dụ về 1 doanh nghiệp tại Việt Nam mà theo
anh/chị đang thực thi Chiến lược Đại Dương Xanh hoặc Marketing Phá cách


(hoặc có biểu hiện đang đi theo định hướng này). Lý giải tại sao anh/chị lại cho
là như vậy.
2) Anh / chị hãy phân tích 1 thí dụ về 1 doanh nghiệp tại Việt Nam tạo
được sự khác biệt thông qua kênh phân phối hoặc 1 tình huống xung đột
(conflict) trong các kênh phân phối của 1 doanh nghiệp tại Việt Nam và đề xuất
hướng giải quyết.

Phần I: Anh/chị hãy đưa ra 1 thí dụ về 1 doanh nghiệp tại Việt Nam
mà theo anh/chị đang thực thi Chiến lược Đại Dương Xanh hoặc Marketing
Phá cách (hoặc có biểu hiện đang đi theo định hướng này). Lý giải tại sao
anh/chị lại cho là như vậy.
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG



Ngày nay, các doanh nghiệp liên tục phải hoạt động trong môi trường
cạnh tranh khốc liệt. Các đối thủ cạnh tranh liên tục thay đổi chính sách nhằm
thu hút khách hàng quan tâm đến các sản phẩm của mình. Do các sản phẩm đa
dạng rất nhiều chủng loại, mẫu mã và nhãn hiệu hàng hoá. Người tiêu dùng
đứng trước rất nhiều sự lựa chọn khác nhau. Đồng thời nhu cầu của khách hàng
cũng ngày càng phong phú đa dạng. Do vậy, khách hàng có quyền lựa chọn
những hàng hoá có sức hấp dẫn nhất, thoả mãn tối đa nhu cầu và lợi ích của
mình.
Đứng trước môi trường cạnh tranh gay gắt như vậy, các công ty phải làm
gì để tồn tại và chiến thắng? Nếu muốn thành công thì doanh nghiệp không thể
làm việc theo cảm hứng thờ ơ trước nhu cầu của khách hàng cũng như đối thủ
cạnh tranh, mà phải xem Marketing là một triết lý kinh doanh cho toàn công ty
chứ không chỉ là chức năng riêng biệt.
Do vậy muốn thu hút được khách hàng thì cần phải có chiến lược
Marketing nhằm tạo ra sự khác biệt hơn hẳn so với đối thủ cạnh tranh, đồng
thời phải luôn theo dõi từng hoạt động của đối thủ cạnh tranh để có đối sách
năng động và hữu hiệu. Các công ty cần xác định rõ những điểm mạnh, điểm
yếu của mình để xác định vị thế cạnh tranh, sẵn sàng tìm ra những kẽ hở của đối
thủ cạnh tranh để tấn công. Đó chính là các công việc để thiết lập kế hoạch chiến
lược cạnh tranh trên thị trường của các công ty.
PHẦN II: PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
Marketing cho bất động sản là một quá trình gồm nhiều bước đòi hỏi có
kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu, không phải ai cũng nắm được nhất là
trong cuộc sống hiện đại khi mà ta không có nhiều thời gian. Do đó mà các dịch
vụ Marketing cho bất động sản thường đi kèm với các công ty kinh doanh các
dịch vụ bất động sản.
I. Giới thiệu về Công ty cổ phần Địa ốc Dầu khí



PVL
Công ty cổ phần Địa ốc Dầu khí (Tiền thân là Công ty cổ phần Bất động
sản Điện Lực Dầu khí Việt Nam) là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty cổ phần
Xây lắp dầu khí Việt Nam được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số 0103019968 do Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu
ngày 04/10/2007, thay đổi lần thứ 5 ngày 05/08/2011.
Tên giao dịch: PETROLEUM REAL ESTATE JOINT STOCK
COMPANY.
Tên viết tắt: PVL
Địa chỉ: Tầng 3, tòa nhà CEO, đường Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội
Tel: 04.3785 6969

Fax: 04.3785 6888

Website:
Vốn điều lệ: 500.000.000.000 đồng (Năm trăm tỷ đồng)
Lĩnh vực kinh doanh:
- Dịch vụ tư vấn bất động sản, Dịch vụ đấu giá bất động sản, Dịch vụ
quảng cáo bất động sản, Dịch vụ quản lý bất động sản.
- Lập dự án xây dựng các dự án nhà, khách sạn, văn phòng, trung tâm
thương mại, siêu thị, khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công
nghệ cao, quản lý, khai thác và kinh doanh các dịch vụ trong khu chung cư, khu
đô thị, khu dân cư tập trung, bãi đỗ xe, khách sạn du lịch, tổng thầu EPC, tổng


thầu thi công xây lắp, trang trí nội thất và cung cấp lắp đặt thiết bị hệ thống kỹ
thuật cho công trình dân dụng và công nghiệp.
- Các dự án PVL đang làm chủ đầu tư: PetroVietnam Landmark,
PetroGreen House, Pha lê Xanh, tổ hợp trung tâm thương mại và văn phòng cho
thuê CV4-4.

Triết lý kinh doanh của PVL là “Đất Việt, Kim Cương Việt”. Với năng
lực và uy tín của Công ty với sự hỗ trợ rất nhiều từ Tổng công ty cổ phần Xây
lắp Dầu Khí – PVC đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, PVL
cam kết phát triển trở thành một chuyên cung cấp các lĩnh vực bất động sản
hàng đầu của Việt Nam.
II. Tình huống:
Bán hàng thuộc dự án PetroVietNam LandMark
1. Giới thiệu dự án:
- Vị trí:
Dự án PetroVietNam LandMark được xây dựng trên khu đất Tiểu khu 7 –
Khu đô thị phát triển An Phú – Quận 2 Thành Phố Hồ Chí Minh. Dự án nằm
cách trung tâm hiện hữu của TPHCM khoảng 8 km, đi qua đường hầm Thủ
Thiêm đến Q.1 TP.HCM chỉ còn khoảng 5 phút.
* Quy mô dự án
- Diện tích khu đất : 19.059 m2
- Diện tích đất xây dựng : 11.346 m2
+ Khối chung cư (A,B,C,D) : 8.922 m2
+ Khối văn phòng (E) : 2.424m2
- Diện tích đất giao thông, sân bãi, cây xanh: 7.713m2
- Mật độ xây dựng khối đế : 59.53%
+ Khối chung cư (A,B,C,D) : 46,81%
+ Khối văn phòng (E) : 12.72%
- Mật độ xây dựng khối tháp : 25.5%
+ Khối chung cư (A,B,C,D) : 18.6%


+ Khối văn phòng (E) : 6.9%
- Hệ số sử dụng đất : 5.5 lần
+ Khối chung cư (A,B,C,D) : 3.6 lần
+ Khối văn phòng (D) : 1.9 lần

* Quy mô xây dựng khối chung cư
- Tổng số căn hộ : 418 căn
- Số đơn nguyên : 4(A,B,C,D)
- Diện tích hiện trạng khu đất : 19.059m2
- Diện tích xây dựng : 8.922m2
- Số tầng cao (không bao gồm tầng hầm, các tầng kỹ thuật tầng mái)
+ Khối A&B : 23 tầng
+ Khối C&D : 19 tầng
Chiều cao công trình (từ nền sân đến đỉnh mái):
+ Khối A&B : 86,6m
+ Khối C&D : 73,4m
Tổng diện tích xây dựng : 92.497 m2
Tổng diện tích sàn căn hộ : 50.253 m2
2. Tình huống
Theo kế hoạch bán hàng dự án đã được phê duyệt thì trong quý II và quý
III năm 2011, PVL sẽ triển khai 03 đợt bán hàng căn hộ dự án Petro Vietnam
Landmark với giá bán lần lượt là: 33 triệu/ m2, 34 triệu/ m2 và 35 triệu đ/ m2.
Với tình hình như hiện nay, có thể nói mức giá bán trên không còn phù hợp, nếu
tiếp tục áp dụng sẽ không thể bán được sản phẩm và cạnh tranh được với các dự
án tương đồng, không thu hút được sựa quan tâm của giới đầu tư.


Dự án PetroVietnam Landmark

Để đầu tư cho dự án PetroVietnam Landmark, PVL đã vay ngân hàng
thương mại cổ phần Liên Việt 100 tỷ đồng, PVL hầu như chưa trả được nợ cho
Ngân hàng , với lãi suất 21,5% năm đến ngày 23/12/2011 là phải thời hạn trả nợ,
số lãi trả nợ hàng tháng hiện nay tại PVL là khoảng 1,7 tỷ đồng/ tháng. Hiện nay
Ngân hàng Liên Việt đang kiểm soát tài khoản của PVL để đảm bảo khả năng trả
nợ vay, do đó PVL chỉ được sử dụng số tiền trong tài khoản khi có sự đồng ý

của Ngân hàng Liên Việt.
Chính vì áp lực như vậy, bằng bất cứ giá nào PVL phải bán căn hộ tại dự
án PetroVietNam LandMark để thu hồi vơn trả nợ cho Ngân hàng.
III. Phân tích thị trường
1. Đánh giá thực trạng thị trường bất động sản:
Thị trường Bất động sản của Việt Nam cũng như của thế giới thực sự
đang gặp khó khăn . Với việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ
thắt chặt, đặc biệt đối với tín dụng Bất động sản, theo đó giảm dư nợ Bất động
sản của các Ngân hàng từ 25% xuống còn 16-22%, thị trường vốn hiện nay
không thể đóng tròn vai trò hỗ trợ tín dụng cho người mua nhà để ở cũng như
giới đầutư thứ cấp, đăc biệt đối với thị trường chiếm 49% dự nợ tín dụng Bất
động sản của cả nước cũng như thị trường Thành phố Hồ Chí Minh.


Theo kết quả khảo sát của CBRE, thị trường Bất động sản hiện nay có tới
70% dự án khó bán, 20% dự án bán cầm chừng và 10% không có hoặc ít giao
dịch. Cũng theo CBRE, giá bán trung bình căn hộ thuộc phân khúc trung cấp tại
thị trường Bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh trong quý II/ 2011 là 19,5
triệu đ/ m2, tuy nhiên mức giá này vẫn chưa thu hút được sự quan tâm của giới
đầu tư, khi phân khúc căn hộ trung cấp tại thị trường này vẫn còn khoảng 11.795
căn hộ đang chào bán, nếu tính toàn bộ các phân khúc thì thị trường Bất động
sản Thành phố Hồ chí Minh vẫn còn 36.742 căn hộ đang chào bán và dự kiến sẽ
tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.
Dự án Petro Vietnam Landmark được xếp vào phân khúc căn hộ trung cấp
tại thị trường Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay PVL đang triển
khai bán hàng với giá bình quân 23,8 triệu đ/ m2, mức giá khá cao so với phân
khúc trung cấp tại thị trường Thành phố Hồ chí Minh hiện nay.
Năm 2011 là năm thực sự khó khăn của kinh tế thế giới và trong nước
điều đó ảnh hưởng đến thị trường bất động sản ở nước ta, cụ thể là thị trường rơi
vào tình trạng đóng băng toàn diện, giá vàng biến động liên tục. Nhà nước áp

dụng các biện pháp nhằm hạ nhiệt thị trường bất động sản như thắt chặt tín
dụng, rà soát lại toàn bộ quy hoạch các dự án, điều chỉnh lại quy hoạch để phù
hợp với quy hoạch chung của Thủ đô Hà Nội mở rộng, của thành phố Hồ chính
minh tầm nhìn đến năm 2020.
Do ảnh hưởng chung của thị trường nên mặc dù công ty cổ phần Đại ốc
Dầu khí đã có nhiều biện pháp linh hoạt trong quá trình bán hàng, giá bán căn
hộ giảm xuống nhưng vẫn ít giao dịch được thực hiện, số căn hộ bán được
không nhiều. Công ty chịu nhiều áp lực từ các khoản nợ vay tại Ngân hàng.
2. Đánh giá thị hiếu của người tiêu dùng
Thị hiếu tiêu dùng đối với hàng hóa bất động sản cũng giống như các loại
hàng hóa khác, có ảnh hưởng lớn tới nhu cầu tiêu dùng. Ví dụ khi có mốt sở hữu
nhà khu vực ngoại ô, cầu về nhà ở và đất ở tại các khu vực được cho là hợp mốt
sẽ tăng lên nhanh chóng. Hoặc là thị hiếu hay mong muốn chuyển từ nhà đất
chung cư xuống chung cư nhà đất sau khi xảy ra các yếu tố thiên tai bất lợi ví dụ
như hỏa hoạn, động đất sẽ đẩy nhu cầu đất ở tăng lên cao hơn so với bình
thường. Điều đó thể hiện thị hiếu tiêu dùng rõ rệt trong thị trường bất động sản.
3. Đánh giá chính sách của Chính Phủ


Việc phát triển mạnh các khu công nghiệp và tăng mức độ thu hút đầu tư
bên ngoài vào các đô thị cũng sẽ làm tăng mức cầu về bất động sản nói chung.
Ngoài ra, các dự án giải toả các khu nhà ổ chuột dọc theo các kênh rạch cũng sẽ
làm tăng mức cầu về bất động sản. Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ về tín
dụng, hoặc trợ giá cho những người có thu nhập thấp trong việc giải quyết vấn
đề nhà ở cũng sẽ làm tăng mức cầu về bất động sản. Bên cạnh đó, các quy định
về quyền và nghĩa vụ của người quản lý Bất động sản cũng có thể tác động trực
tiếp làm cho thị trường Bất động sản “đóng băng” hay vận hành một cách sôi
động.
4. Phân tích SWOT điểm mạnh, điểm yếu trong việc bán căn hộ.
4.1. Phân tích điểm mạnh

Nghiên cứu thái độ của người người có nhu cầu đối với nhà ở ( căn hộ
chung cư và nhà đất) và các chủ đầu tư khác nhau – nghiên cứu uy tín của các
chủ đầu tư . Sự hiểu biết của khách hàng về uy tín của Chủ đầu tư, về những vị
trí của nhà ở, về cơ sở hạ tầng, về nội thất - đặc điểm chính của sản phẩm, những
liên kết góp phần tạo giá trị hoặc làm giảm giá trị của thương hiệu.
Nếu như thời gian trước, nguồn cung nhà chung cư chưa nhiều, việc tìm
cho mình một mảnh đất hoặc 1 căn hộ chung cư là rất khó đối với người dân
nhất là các đôi vợ chồng trẻ, thì hiện nay khi nhà nhà xây dựng chung cư, người
người xây dựng chung cư thì nguồn cung rất dồi dào. Người có nhu cầu mua nhà
ở có nhiều cách lựa chọn cho mình các căn hộ hợp với khả năng chi trả của mình
và hợp với điều kiện của mình.
Do nguồn cung nhiều nên các chủ đầu tư lập chương trình Marketing rất
đa dạng. Các chủ đầu tư đã phối hợp với các chương trình quảng cáo trên các
phương tiện truyền thông (nhất là TV, vì ở Việt Nam TV vẫn là kênh thông tin
chủ lực, có sức lan tỏa lớn và nhanh), do đó được nhiều người có nhu cầu biết
đến. Người có nhu cầu nhà ở ngày càng có nhiều sự lựa chọn khi mua căn hộ.
Theo quan điểm của Savills, giá cả của bất động sản Việt Nam hiện đã
khá cao nên cần có sự điều chỉnh. Thêm vào đó, những khó khăn của tình hình
tài chính khiến cho thị trường đóng băng, chắc chắn sẽ có một số công ty bất
động sản không thể tiếp tục tồn tại, họ bị loại khỏi cuộc chơi vì không đủ năng
lực tài chính và khả năng xoay chuyển tình thế trong khó khăn.


“Thị trường này khó với một số công ty thiếu tiền, nhưng lại vô cùng tích
cực cho đối tượng có tiền. Tiền mặt bây giờ ở Việt Nam thật sự là vua, nó có tác
dụng hơn nhiều thời gian trước. Và cơ hội rất lớn đang xuất hiện trong lĩnh vực
bất động sản, giá bất động sản rẻ thêm càng khiến người mua háo hức với thị
trường trở lại”. Ông Neil Gregor khẳng định.

4.2.Phân tích điểm yếu.


Theo nghiên cứu về thị trường bất động sản Hà Nội trong quý 2 năm 2011
của CB Richard Ellis (CBRE), tuy giá tại một số phân khúc thị trường đã giảm
nhưng nguồn cung vẫn khá đa dạng. Trong đó, thị trường căn hộ bán đã ghi nhận
lượng cung mới dồi dào với 7.500 căn hộ, tương đương gần một nửa nguồn cung
mới của cả năm 2010. Xu hướng mua để cho thuê tại các căn hộ hạng sang và
cao cấp cũng tăng. Ước tính có khoảng 25-30% căn hộ thuộc phân khúc này sẽ
được đưa vào sử dụng từ nay đến cuối năm.
Tuy nhiên, theo CBRE, thị trường nhà ở vẫn bị chi phối chủ yếu bởi
những người mua để đầu tư. Trong quý tới, khoảng 5.000 căn hộ sẽ được chào
bán với giá giảm dần. Hiện một vài chủ đầu tư đã giảm mức giá bán kỳ vọng.


Diện tích văn phòng dự kiến cung ứng ra thị trường
tại Thành phố Hồ Chí Minh
Cũng trong quý 2-2011, thị trường văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh
đón nhận nguồn cung mới trên 10.000m2. Tổng cung văn phòng hạng A hiện đạt
165.300m2. Giá chào thuê trung bình của văn phòng hạng A giảm nhẹ (dưới 5%
so với quý trước), khoảng 37,45USD/m2/tháng, tương đương mức giá năm
2007. Tính cả văn phòng hạng B, tổng cung văn phòng cho thuê đạt 16.000m2.
Các chủ đầu tư đã có nhiều nỗ lực thu hút khách thuê. Nhiều chủ đầu tư còn
miễn phí tiền thuê từ 1 - 3 tháng (ngoài 30 - 45 ngày miễn phí tiền thuê trong
quá trình hoàn thiện nội thất theo thông lệ thị trường). Dự báo trong thời gian
tới, bất chấp những khó khăn của nền kinh tế, nguồn cung ở các phân khúc thị
trường cũng vẫn tăng.

5. Đánh giá các đối đối thủ cạnh tranh
Để cạnh tranh, các nhà đầu tư đã đưa ra những các căn hộ làm hài lòng
đại đa số khách hàng, các nhà đầu tư đã tung ra rất nhiều chương trình bán hàng
như: khuyến mãi, tặng xe máy, ti vi…. Có thể nói, trước mối đe doạ từ các đối

thủ cạnh tranh trong cuộc đua dành thị phần, các chủ đầu tư đã phải thay đổi
đáng kể phong cách quảng cáo và chiến lược Marketing. Và dường như, đó cũng
là xu hướng chung mà nhiều doanh nghiệp cần nhận thấy để có những thay đổi
kịp thời trong các chiến lược kinh doanh tiếp thị của mình.
Năm 2011, thị trường căn hộ tiếp tục trải qua cơn khốn khó, số lượng tung
ra nhiều nhưng thị trường tiêu thụ rất ít. Sau một tháng chào bán một dự án ở


quận Tân Phú, 4 sàn giao dịch bất động sản đành trả lại cho chủ đầu tư vì bán
không được. Một dự án căn hộ khác tại Nhà Bè, sau hai lần đưa ra bán, hiện
cũng đang dừng lại. Một dự án ở huyện Bình Chánh cũng “thoi thóp”, sau hai
lần tung ra bán.
Công ty Nghiên cứu thị trường Vietrees nhận định, nhiều dự án chỉ tiêu
thụ được 30% - 40% kế hoạch bán căn hộ, sức mua của thị trường thấp. Theo
đó, đa phần là không bán hết, ứ đọng nhiều do cung không sát với cầu, các căn
hộ phải cạnh tranh khốc liệt với nhau, bởi ngoài nguồn cung mới thì thị trường
có khoảng 40.000 căn hộ khác đang được mua đi bán lại.
Đối với phân khúc căn hộ cao cấp, giá trên 30 triệu đồng/m², ngoại trừ
một số dự án đặc biệt có sức tiêu thụ tốt thì đa phần còn lại là ế ẩm. Xét về mặt
lượng và tỷ lệ có thể nói là thấp kỷ lục so với nhiều năm qua. Các dự án này
thường tập trung ở khu trung tâm và cận trung tâm, Đông và Nam Sài Gòn.
Về phân khúc căn hộ trung bình - giá dưới 22 triệu đồng/m² - nguồn cung
tăng mạnh, tại các quận 7, Tân Phú, Bình Tân, Tân Bình… tuy nhiên sức mua
giảm sút đáng kể. Giao dịch khá hơn đôi chút chỉ tập trung mạnh vào phân khúc
căn hộ trung bình, giá dưới 12 triệu đồng/m² nằm ở các quận vùng ven.
IV. Chiến lược Marketing của PVL.
1. Phân tích tình hình công ty
Với áp lực tài chính của PVL cũng như phân tích của các chuyên gia thì
trong thời gian tới tình hình thị trường không có sự chuyển biến tích cực, tiến độ
bán hàng không được cải thiện, việc giảm giá bất động sản là lẽ đươcng nhiên.

Khi các nhà đầu tư đồng loạt giảm giá thì việ bán các căn hộ sẽ rấ khó khăn. Bên
cạnh đó, trong trường hợp PVL không thanh toán được toàn bọ số nợ thì PVL sẽ
phải 37,5%/ năm . Trong trường hợp PVL khoongthanh toán cả nợ gốc lẫn lãi
cho Ngân hàng Liên Việt thì sẽ bị Ngân hàng Nhà nước ( CIC) sẽ liệt vào danh
sách nợ xấu, làm mất uy tín của coongty trên thị trường, cũng như mất khả năng
huy động vốn từ hệ thống các ngân hàng và mọi nguồn thu từ công ty cũng sẽ bị
Ngân hàng phong tỏa để cấn trừ vào khoản nợ của PVL. Khi đó công ty sẽ
không đủ khả năng tài chính và buộc phải ngừng mọi hoạt động sản xuấ kinh
doanh.
2. Định vị các căn hộ của dự án Petro VietNam Landmark


Hiện nay với những công trình trăm triệu đô đồ sộ đang xây dựng như
Hầm Thủ Thiêm, Cầu Thủ Thiêm, đại lộ Đông – Tây cùng rất nhiều dự án lớn
nhỏ khác, dự án Petro VietNam Landmark đã và đang tạo điểm nhấn ong bản đồ
quy hoạch thành phố. Minh chứng rõ nhất là trong thời gian gần đây, dù thị
trường bất động sản nhìn chung rất u ám nhưng sức nóng vẫn tỏa ra tại các sàn
giao dịch quận 2, đặc biệt là sau khi có quyết định giải tỏa khu vực Thủ Thiêm.
Thành phố đã bỏ ra 25.000 tỉ giải phóng mặt bằng để tạo nền tảng cho những
công trình đồ sộ có quy hoạch. Thủ Thiêm đang hình thành những khu đất sạch
cho quy hoạch. Vì thế Thủ Thiêm sẽ là cụm công trình lớn, không bao gồm
những dự án lẻ tẻ như Quận 1 hiện nay. Mặt khác, sau kỳ họp HĐND TPHCM
lần thứ 14, phó chủ tịch Nguyễn Thành Tài đã trình bày bảng đề xuất bảng giá
đất áp dụng cho năm 2009, trong đó giá đất của Quận 2 sẽ tăng lên 100%.
Những điều này càng chứng tỏ “1 nửa bán nguyệt” còn lại của vòng tròn trung
tâm thành phố đang dần hình thành.
Khi được xây dựng hoàn chỉnh, Quận 2 chắc chắn sẽ là một thỏi nam
châm thu hút đầu tư và dân cư cao cấp của thành phố.
Những dự án giao thông huyết mạch tạo nên sự hấp dẫn của Quận 2 :
- Hầm Thủ Thiêm và đại lộ Đông - Tây khi hoàn thành sẽ tạo trục giao

thông trực tiếp đến Thủ Thiêm để phát triển khu đô thị mới, nối trung tâm thành
phố với Quận 2.
- Cầu Thủ Thiêm sẽ giảm đáng kể áp lực cho cầu Sài Gòn và tạo điều kiện
phát triển khu đô thị mới Thủ Thiêm.
- Hướng từ miền Tây đến Thành phố HCM, đại lộ Đông - Tây bắt đầu từ
nút giao thông giáp với quốc lộ 1A (Bình Chánh), đến quận 1 vượt sông Sài Gòn
bằng hầm Thủ Thiêm và điểm kết thúc tiếp nối với xa lộ Hà Nội ( Quận 2 ) tại
ngã ba Cát Lái.
Hiện nay, tại quận 2 có rất nhiều dự án đang cạnh tranh với dự án
PetroVietnam Landmark. Đó là các dự án Hoàng Anh Riverview, Cheery
Apartment,…. Đây là những đối thủ cạnh tranh lớn đối với dự án PetroVietnam
Landmark.
* Giới thiệu dự án: Hoàng Anh Riverview
-

Chủ đầu tư: Hoàng Anh Gia Lai.


Dự án Hoàng Anh Riverview

-

Địa điểm xây dựng: 37 Nguyễn Văn Hưởng, P. Thảo Điền, Quận 2,

TP.Hồ Chí Minh
-

Tổng diện tích đất: 16.230 m2

-


Tổng Diện tích sàn xây dựng: 112.000 m2

-

Tổng số tầng: 25 tầng (3 block)

-

Mật độ xây dựng: 27%, bao gồm 580 căn hộ .

-

Căn hộ diện tích từ 138 - 177 m2 với Giá bán : 21 - 25 Triệu /m2

-

Penthouse diện tích: 200 - 294 m2 với giá bán: 29,6 – 34,6 Triệu /m2

-

Thời gian hoàn thành dự án: Tháng 11/ 2011

Các dịch vụ tiện ích và gia tăng: Ngoài ra, khu nhà được trang bị đồng bộ
các hạng mục xã hội phù hợp cho một công trình tiêu chuẩn cao cấp như hồ bơi,
sân tennis, phòng tập thể hình, khu xông hơi, bãi đỗ xe rộng rãi đảm bảo cho
mỗi căn hộ có một nơi để ôtô, khu vui chơi cho trẻ em và khu sân vườn, cảnh
quan.
* Giới thiệu dự án Cheery Apartment:
-


Chủ đầu tư: Công Ty CP TV - TM - DV Địa Ốc Hoàng Quân.


Dự án Cheery Apartment

- Địa điểm xây dựng: Liên Tỉnh Lộ 25B, P.Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TP.Hồ
Chí Minh
-

Tổng diện tích đất: 4.985 m2

-

Tổng Diện tích sàn xây dựng: 19.081 m2

-

Tổng số tầng: 12 tầng ( tầng hầm, tầng trệt - TTTM, và các tầng căn hộ)

-

Mật độ xây dựng: 29,6%, bao gồm 99 căn hộ diện tích từ 76 - 140m2

-

Giá bán : 19.8 - 22 Triệu /m2

-


Thời gian hoàn thành dự án: 05/ 2012
Chất lượng nhà tốt,
thời gian giao nhà
nhanh
*Hoàng Anh Ri.
* PetroVietnam Landmark


* Cheery Apartment

Giá bán/ m2
thấp

Giá bán/ m2
cao

Chất lượng nhà trung
bình, thời gian chậm
Các dịch vụ tiện ích và gia tăng: Cheery Apartment sẽ là khu vực dân cư
điển hình cho lối sống văn minh, hiện đại, được bảo vệ tốt nhất nhưng chan hòa
gần gũi với thiên nhiên và luôn đề cao những giá trị cuộc sống gia đình và tính
gắn kết giữa mọi người trong cộng đồng.
3. Mục tiêu Marketing của PVL:
- Trả nợ 100 tỷ đồng cho Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên
Việt.
- Thu hút thêm khoảng gần 100 tỷ đồngnguồn vốn để đầu tư vào các dự
án có khẳ năng sinh lợi cao như đầu tư vào dự án Tổ hợp văn phòng và
thuuwong mại CV4-4, dự án PetroGreen House, dự án Pha lê Xanh. Tăng thị
phần thêm khoảng 5-10%/năm
- Tăng doanh số và lợi nhuận thêm 10% ở thị trường ngành công nghiệp

chế tạo. Tăng thị phần ở ngành này lên thêm 5%/năm.
- Giữ vững vị thế là đơn vị hàng đầu trong ngành Bất động sản.
4. Chiến lược Marketing của PVL
Với sự đánh giá tình hình bất động sản, tình hình công ty hiện nay nên
PVL đánh giá: Trong trường hợp PVL ngừng hoạt động do thiếu khả năng tài


chính để chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng khoản nợ gốc, phạt lãi
vay trả chậm của Ngân hàng Liên Việt, PVL vẫn phải chi trả theo hợp đồng tín
dụng. Lúc này giá trị tài sản mà PVL đầu tư tại dự án PetroVietnam Landmark
sẽ tự giảm trừ giá trị với 2 nguyên nhân:
- Giá bất động sản trên thị trường tiếp tục sụt giảm
- Số tiền trả Ngân hàng Liên Việt tiếp tục tăng lên.
5. Lựa chọn chiến lược Marketing bán căn hộ tại dự án PetroVietnam
Landmark
5.1. P1 – Sản phẩm:
- Căn hộ của dự án PetroVietnam Landmark được hướng tới phân khúc
cho thị trường có giá trung bình. Dự án được xây dựng chủ yếu dành cho cán bộ
công nhân viên trong tập đoàn Dầu khí nên chất lượng luôn đảm bảo.
- Tiếp tục tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để có chiến lược Marketing
phù hợp với phân khúc thị trường căn hộ.
- Các căn hộ của chủ đầu tư PVL đang được cung ứng cho các thị trường
trong nước hiện nay đang rất có uy tín.
* Các dịch vụ sau đầu tư:
- PVL là công ty đi tiên phong trong việc công khai đơn vị quản lý, các
khoản thu chi của khách hàng trong quá trình người dân đến ở ngay từ khi chủ
đầu tư ký hợp đồng mua nhà với khách hàng .
- Công ty PVL công khai các mức thu phí quản lý tòa nhà, phí tiện ích,
phí gia tăng đối các dịch vụ đã được cam kết đảm bảo cho tòa nhà đơn vị quản
lý tòa nhà.

- PVL đang xây dựng các dịch vụ cho người dân thuê xe máy theo thời
gian sử dụng với giá bằng giá khấu hao của xe + tiền tự đổ xăng xe nhằm tạo
thêm nhiều giá trị lợi ích cho khách hàng.

5.2. P2 – Giá cả:
- Thay đổi giá và quyết định giảm giá khoảng 35% giá bán trước đó, tuy
nhiên phải thanh toán ngay sau khi ký hợp đồng.


- Định giá thâm nhập và đấu giá đối với toàn bộ căn hộ giảm giá với giá
không thấp hơn 15,5 triệu đ/ m2 để có cơ sở bán hết toàn bộ 90 căn hộ. Đối với
khách hàng đấu giá phải đặt cọc 300 triệu đồng trước khi được quyền đấu giá.
Trong trường hợp khách hàng đấu giá thành công mà không mua căn hộ đã đấu
giá thì khách hàng sẽ mất 300 triệu đồng tiền đặt cọc.
- Phương thức thanh toán: Thu tiền 100% gía trị căn hộ ngày sau khi đấu
giá và ký hợp đồng mua bán căn hộ. PVL không chấp nhận bất kỳ sự chậm trễ
nào trong việc thanh toán.
5.3. P3 – Kênh phân phối:
Trong giai đoạn PVL cần tiền trong thới gian rất ngắn để trả nợ ngân hàng
tránh nợ xấu, bên cạnh đó PVL không có nhiều nguồn kinh phí để tạo ra chính
sách PR, chính vì vậy PVL đã có con đường đi riêng của mình trong quá trình
tạo lập kênh phân phối. PVL là công ty đại chúng, theo luật chứng khoán nếu
công ty có sự thay đổi lợi nhuận quá 10% so với cùng kỳ năm ngoái thì công ty
phải thông báo lên Sở giao dịch chứng khoán . Chính vì vậy PVL đã gửi công
văn lên Sở giao dịch chứng khoán để thông tin việc giảm giá căn hộ của dự án
PetroVietnam Landmark.
Chỉ khoảng vài giờ sau khi PVL gửi công văn cho Sở giao dịch chuwmgs
khoán, gần như tất cả các báo mạng đăng tải thong tin PVL giảm giá căn hộ. Và
đông thời tất cả các điện thoại cố định điện thoại hotline của công ty làm việc
liên tục . Có hàng nghìn cuộc điện thoại của người dân gọi điện đến để biết các

thông tin của dự án. Và đây chính là kênh phân phối tuyệt voeid nhất mà PVL có
được.
5.4. P4 – Hỗ trợ xúc tiến bán hàng:
- Sau khi nhận được hàng nghìn cuộc gọi của khách hàng, PVL dã tăng
thêm số hotline, tăng thêm người để trả lời điện thoại, cử các chuyên viên có
chuyên môn nghiệp vụ để giải đáp những thắc mắc của khách hàng.
- Xây dựng quy chế đấu giá các căn họ của PVL và chỉ sau 1 tuần công ty
đã tổ chức được phiên đấu giá.
- Cử cán bộ làm đại diện thường xuyên giải đáp thắc mắc và nắm vững
tình hình khách hàng và nhu cầu của họ...


- Tăng cường trả lời phỏng vấn và viết bài quảng cáo về hình ảnh của
Công ty, cũng như hình ảnh của dự án PetroVietnam Landmark.
- Gửi catalogue giới thiệu về dự án PetroVietnam Landmark đến tất cả
mọi người có nhu cầu.
5.5. P5 – Con người:
- PVL có đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp , đã từng thực hiện rất nhiều sự
án do PVL làm chủ đầu tư. Bên cạnh đó PVL thực hiện chính sách tuyển dụng
mới, đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ làm Marketing mỗi năm.
- Đồng thời, mỗi cán bộ nhân viên của PVL cũng chịu trách nhiệm tham
gia hoạt động Marketing ở từng vị trí công tác của mình.
V. Chương trình hành động
Để triển khai và thực hiện thành công chiến lược Marketing, công ty phải
xây dựng một chương trình hành động chi tiết. Chương trình này định rõ những
quyết định và phần việc cốt yếu cần thiết để chuyến các chiến lược marketing
thành các hoạt động thực tế nơi tưởng thưởng. Chương trình hành động cũng
phân công trách nhiệm quyết định và các công việc cụ thể cho các đơn vị và
từng nhân viên của công ty. Cuối cùng, chương trình hành động còn bao gồm
một thời gian biểu trình bày khi nào thì phải đưa ra các quyết định khi nào thì

phải thực hiện các công việc và khi nào thì các điểm mốc chiến lược phải hoàn
thành. Ai sẽ làm điều đó và các quyết định cũng như các hành động sẽ được
phối hợp ra sao để đạt được các mục tiêu chiến lược của công ty.
Việc bán căn hộ sẽ được tổ chức đấu giá như sau:
- Đặt cọc cho mỗi phiếu đăng ký tham gia là 300 triệu đồng
- Có có 2 loại căn hộ được bốc thăm là 150,42 m2 trở lên và 103,1 m2 trở
xuống với mức giá tối thiểu tương ứng là 16,5 triệu đồng/m2 và 15,5 triệu
đồng/m2 (đã gồm thuế VAT).
- Các bước trả giá tối thiểu là 300 nghìn đồng.
Sau kết quả đấu giá, khách hàng phải thực hiện ký hợp đồng mua bán căn
hộ đó trong vòng 3 ngày và thanh toán đủ 100% giá trị căn hộ trong vòng 10
ngày. Mọi trường hợp vi phạm quy chế bốc thăm sẽ không được hoàn lại khoản
tiền đã đặt cọc.


VI. Theo dõi, đánh giá và kiểm tra
- Việc bán căn hộ giảm giá của PVL được giới kinh doanh nhìn nhận
PVL là một công ty Bất động sản đầu tiên dám thừa nhận công ty bán giảm giá
căn hộ. Nhiều người coi đây là phát súng đầu tiên, châm ngòi cho xu hướng mới
và có thể dẫn dắt thị trường theo hướng tích cực.
- Mặc dù các quy chế và điều kiện bốc thăm khá ngặt nghèo nhưng tính
nghiêm túc của khâu tổ chức được đảm bảo, cam kết với khách hàng về tiến độ
giao nhà và chất lượng của sản phẩm.
- Điều này khẳng định tính hấp dẫn của dự án về vị trí đắc địa, lợi ích
kinh tế khi tham gia và giảm thiểu những rủi ro so với các hình thức khác như
ký hợp đồng góp vốn.
- Được coi là giảm giá, nhưng thực tế khách hàng phải nộp tiền 100% giá
trị căn hộ trong vòng 10 ngày khi lãi suất ngân hàng ở mức cao như hiện nay.
Mức đặt cọc tới 300 triệu đồng để được đăng ký bốc thăm cũng là một phần
trong kế hoạch huy đông vốn của PVL và chưa bao giờ có tiền lệ. Kể cả việc

không hoàn tiền cọc khi vi phạm các quy chế bốc thăm.
- Thực chất qua 2 lần đấu giá PVL chỉ bán được 8 căn trong qua trình đấu
giá, tuy nhiên sau đó PVL bán hết 82 căn còn lại với mức giá cao hơn rất nhiều
so với giá kỳ vọng 15,5 triệu đ/ m2.
Tóm lại :
- Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đang hoạt động trong một
nền kinh tế thị trường hết sức sôi động với nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm tàng
không ít những nguy cơ. Một trong những nguy cơ đó là các doanh nghiệp
đang phải đối mặt với một môi trường cạnh tranh khốc liệt của nên kinh tế thị
trường. Chính vì vậy cần đòi hỏi các doanh nghiệp ngày càng phải tập trung
vào các hoạt động Marketing hơn nữa. Chiến lược Marketing hoàn hảo sẽ thúc
đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm, tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường.
- Đây là phương án bán hàng rất mới đối với Việt Nam, việc bán hàng
này gây nên một biến động mạnh và được xếp thứ 2 trong 8 sự kiện bất động
sản tiêu biểu trong năm 2011.
- Thực chất qua 2 lần đấu giá PVL chỉ bán được 8 căn trong qua trình đấu
giá, tuy nhiên sau đó PVL bán hết 82 căn còn lại với mức giá cao hơn rất nhiều


so với giá kỳ vọng 15,5 triệu đ/ m2 có thể nói đây là chiến lược Marketing hiệu
quả của PVL. Vì hiện nay Ngân hàng ngày càng thắt chặt tín dụng, do đó rất
nhiều nhà đầu tư muốn bán căn hộ với giá thấp để thu hồi vốn, tuy nhiên số
lượng căn hộ bán được không nhiều nhất là tại thành phố Hồ Chí Minh.

Câu II: Anh / chị hãy phân tích 1 thí dụ về 1 doanh nghiệp tại Việt
Nam tạo được sự khác biệt thông qua kênh phân phối hoặc 1 tình huống
xung đột (conflict) trong các kênh phân phối của 1 doanh nghiệp tại Việt
Nam và đề xuất hướng giải quyết.
PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG
Ngày nay, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đang phải đối mặt

với một môi trường cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường và các
mối quan hệ vô cùng phức tạp. Do vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tập
trung vào các hoạt động Marketing hơn nữa, nhất là việc phát triển hệ thống
kênh phân phối của doanh nghiệp. Đây là một phần quan trọng của chiến lược
Marketing-Mix.
Hoạt động phân phối là khâu đưa hàng hoá dịch vụ đến tay người tiêu
dùng như thế nào. Các quyết định về phân phối thường phức tạp và có ảnh
hưởng trực tiếp đến kế hoạch tổng thể Marketing. Hiện nay, ngày càng có
nhiều doanh nghiệp coi hoạt động phân phối như là một phần quan trọng trong
chiến lược Marketing. Kênh phân phối của công ty hoạt động hiệu quả sẽ thúc
đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm, làm giảm giá thành sản phẩm, giảm chi phí
phân phối, tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường.
PHẦN II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
Tình huống: Sự khác biệt thông qua kênh phân phối sản phẩm linh
kiện máy tính nhập khẩu của CMC Việt Nam


II.Cơ sở lý luận cơ bản về kênh phân phối sản phẩm của công ty kinh
doanh
1. Khái niệm và bản chất của kênh phân phối:
1.1.Khái niệm:
Ngày nay các công ty càng đề cao vai trò của kênh phân phối trong hoạt
động Marketing cũng như trong hoạt động kinh doanh của mình. Có rất nhiều
cách định nghĩa khác nhau về kênh phân phối.
- Đối với nhà sản xuất: Kênh phân phối là con đường để đưa hàng hóa
từ người sản xuất đến người tiêu dùng, từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng.
- Đối với người trung gian: Kênh phân phối là quyền sở hữu các hàng
hóa khi chúng chuyển qua từ tổ chức này sang tổ chức khác.
- Đối với người tiêu dùng: Kênh phân phối là hình thức các công ty liên
doanh với nhau để đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng

- Đối với nhà quản lý Marketing: kênh phân phối là một sự tổ chức các
tiếp xúc bên ngoài để quản lý các hoạt động nhằm thực hiện bán sản phẩm cho
người sử dụng hay người tiêu dùng cuối cùng để thỏa mãn nhu cầu của họ.
Do đứng trên quan điểm khác nhau nên mỗi một người có quan điểm
khác nhau về khái niệm về kênh phân phối. Người sản xuất có thể nhấn mạnh
vào các trung gian khác nhau cần sử dụng để đưa sản phẩm đến người tiêu
dùng. Người trung gian lại hy vọng họ có được lượng dữ trữ tồn kho thuận
lợi từ người sản xuất để tránh các rủi ro liên quan đến chức năng này
Điều đó có thể xác định kênh phân phối không những tồn tại ở bên ngoài
doanh nghiệp, nó nó còn là một phần cấu trúc nội bộ của doanh nghiệp. Việc
quản lý các hoạt động trong kênh phân phối không chỉ liên quan đến hoạt
động của chính công ty mà còn liên quan tới các thành viên liên quan.
1.2.Bản chất của hệ thống kênh phân phối
Muốn hàng hóa và dịch vụ được đưa từ nơi sản xuất đến tay người tiêu
dùng, mỗi doanh nghiệp đều cần đến sự hỗ trợ giúp đỡ của các trung gian trong
hệ thống kênh phân phối. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải ứng
phó với rất nhiều khó khăn trong các hoạt động trong kênh phân phối. Tùy
th uộc vào năng lự c của mì nh, d oanh nghiệp vẫn sẵn sàng chuyển giao


một phần công việc tiêu thụ sản phẩm của mình cho người trung gian. Hiện
nay, việc sử dụng các trung gian trong kênh phân phối đó nhiều khi đem lại
nhiều lợi thế hơn khi tự mình phân phối cho mỗi doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong phân phối trực tiếp
khi tìm kiếm thị trường mục tiêu và doanh nghiệp phải bỏ ra rất nhiều chi
phí cho công việc này. Điều đó ảnh hưởng đến nhiều doanh số cũng như lợi
nhuận của doanh nghiệp.
Việc sử dụng các trung gian trong khâu phân phối đem lại hiệu
quả cao hơn trong việc đảm bảo phân phối đến những thị trường mục tiêu. Họ
góp phần vào việc thúc đẩy việc mở rộng thị trường mục tiêu và làm giảm bớt

số các giao dịch do đó làm giảm các chi phí giao dịch. Bên cạnh đó, các công ty
phân phối chuyên nghiệp họ cũng đóng vai trò lớn trong việc nghiên cứu và đề
xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối... . D o v ậ y, h ầ u
nh ư c á c d o a n h n gh i ệ p sản xuất đ ề u c ầ n đến trung gian trong hệ thống
kênh phân phối.
2. Chức năng và vai trò của kênh phối
2.1 Chức năng của kênh phân phối:
Kênh phân phối thực hiện việc lưu thông hàng hóa từ nhà sản xuất đến
người tiêu dùng. Nó có một số chức năng cơ bản:
- Tiêu thụ hàng hóa như công tác bán hàng, vận chuyển, bảo quản, dự trữ
và phân loại hàng hóa.
- Hoàn thiện hàng hóa và dịch vụ ví dụ như các hoạt động sau khi
phân phối sản phẩm đến cho khách hàng.
- Cung cấp thông tin và nhu cầu thị trường: Đây là chức năng phân
phối nhằm đem lại cho nhà sản xuất những thông tin quý báu về nhu cầu thị
trường, đối thủ cạnh tranh và sản phẩm do mình sản xuất khi tung ra thị
trường.
-

Chia sẻ rủi ro với các thành viên trong khâu phân phối

-

Hỗ trợ các hoạt động phân phối trong kênh

- Đàm phán và thương lượng với các thành viên và đối tác để cho việc
phân phối hàng hóa và dịch vụ được thuận lợi.


2.2 Vai trò của kênh phân phối:

- Đảm bảo đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng sau
cùng, Khắc phục những ngăn cách về thời gian địa điểm, quyền sở hữu giữa
hàng hóa và dịch vụ với những người muốn sử dụng chúng.
- Do được phát triển và thiết lập trên cơ sở của quá trình chuyên môn
hóa và phân công lao động nên nó giúp cho nhà sản xuất và phân phối nâng
cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất và sử dụng kênh Marketing như là
một công cụ cạnh tranh trong nỗ lực thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của những
khách hàng mục tiêu đã lựa chọn.
II. Tổ chức kênh phân phối thiết bị máy tính của CMC
2. Giới thiệu công ty CMC Việt Nam.
Công ty CMC Việt Nam được thành lập ngày 17 / 05 / 1999, là thành viên
Tập đoàn Công nghệ CMC. Mục tiêu của CMS là trở thành Doanh nghiệp số 1
Việt Nam về sản xuất và phân phối các sản phẩm Công nghệ Thông tin - Điện tử
- Viễn thông.
* Lĩnh vực hoạt động chính của công ty CMC
- Sản xuất và lắp ráp máy tính Thương hiệu Việt Nam CMS
- Phân phối các sản phẩm công nghệ thông tin
* Thị trường mục tiêu của công ty CMC:
CMC là tập đoàn lớn, thị trường mà CMC hướng tới là cung cấp cho các
dự án: Giáo dục, Chính phủ, Y tế, Viễn thông, Ngân hàng, Năng lượng, Nguồn
vốn phi chính phủ và bán lẻ: Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMB), Giới trẻ, Người
dùng gia đình.
* Chiến lược phát triển của CMS:
- Tập trung phát triển mạnh mẽ Máy tính xách tay thương hiệu CMS và
phân phối sản phẩm thiết bị máy tính nhập khẩu .
- Tăng cường đầu tư R & D và hợp tác phát triển công nghệ mới, sản phẩm
mới với các đối tác công nghệ hàng đầu thế giới và khu vực
- Mở rộng, nâng cao và chuyên nghiệp hóa hệ thống đại lý bán hàng và
dịch vụ trên toàn quốc.



×