Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (868.65 KB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LÊ THỊ KIM HOA

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHẤT LƢỢNG
NƢỚC THẢI Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI - NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LÊ THỊ KIM HOA

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHẤT LƢỢNG
NƢỚC THẢI Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công


Mã số:

60 34 04 03

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRỊNH ĐỨC HƢNG

HÀ NỘI - NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, dữ liệu nêu trong Luận văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận của Luận văn
chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu
khoa học nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Thị Kim Hoa


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp tại
Học viện Hành chính, em luôn nhận được sự quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ của
các thầy cô trong Ban Giám đốc Học viện và toàn thể các thầy cô giáo trong
Học viện. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và xin trân trọng cám ơn các thầy
cô, đặc biệt TS. Trịnh Đức Hưng đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn
tốt nghiệp này;
- Tôi xin trận trọng cảm ơn lãnh đạo, chuyên viên Văn phòng Ban Quản lý
các KCN, Cục Thống kê tỉnh Nam định, Sở TN & MT tỉnh Nam Định đã nhiệt

tình cung cấp số liệu, tài liệu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn;
- Xin cảm ơn người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động
viên, tạo điều kiện chia sẻ, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập,
công tác, nghiên cứu khoa học và hoàn thành Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2017
Tác giả: Lê Thị Kim Hoa


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚCVỀ CHẤT
LƢỢNG NƢỚC THẢI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ...................................... 7
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài luận văn............................................. 7
1.1.1. Nước thải........................................................................................................7
1.1.2. Khái niệm chất lượng nước thải ................................................................ 12
1.1.3. Khái niệm KCN .......................................................................................... 13
1.1.4. Khái niệm chất lượng nước thải KCN ...................................................... 14
1.1.5. Khái niệm QLNN về chất lượng nước thải các KCN .............................. 15
1.1.6. Khái niệm chính sách QLNN .................................................................... 17
1.1.7. Tổ chức bộ máy QLNN ............................................................................. 18
1.2. Sự cần thiết, đặc điểm, các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về chất lượng
nước thải KCN .................................................................................................... 19
1.2.1. Sự cần thiết QLNN về chất lượng nước thải KCN .................................. 19

1.2.2. Đặc điểm QLNN về chất lượng nước thải KCN ...................................... 21
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng QLNN về chất lượng nước thải KCN ................. 24
1.3. Chủ thể, nội dung QLNN về chất lượng nước thải các KCN ...................... 28
1.3.1. Chủ thể quản lý ........................................................................................... 28
1.3.2. Nội dung quản lý ........................................................................................ 30
1.4 Kinh nghiệm QLNN về chất lượng nước thải các KCN ............................... 33
1.4.1. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng ....................................................... 33
1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Hưng Yên .............................................................. 34
1.4.3. Bài học kinh nghiệm được rút ra cho tỉnh Nam Định .............................. 35
CHƢƠNG 2THỰC TRẠNG NƢỚC THẢI VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚCVỀ
CHẤT LƢỢNG NƢỚC THẢI CÁC KHU CÔNG NGHIỆPTỈNH NAM
ĐỊNH................................................................................................................... 38
2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, xã hội tỉnh Nam Định .................................... 38
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 38
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................... 39
2.2 Đặc điểm chất lượng nước thải các KCN tỉnh Nam Định ............................ 40
2.2.1. Tình hình phát triển các KCN tỉnh Nam Định ......................................... 40
2.2.2. Đặc điểm chất lượng nước thải các KCN tỉnh Nam Định ....................... 41
2.2.3. Đặc điểm QLNN về chất lượng nước thải các KCN tỉnh Nam Định ..... 45
2.3. Thực trạng QLNN về chất lượng nước thải các KCN tỉnh Nam Định ........ 48


2.3.1. Thực trạng ban hành, hướng dẫn, tổ chức, thực hiện VBQPPL về chất
lượng nước thải các KCN tỉnh Nam Định ................................................................. 48
2.3.2. Thực trạng hệ thống tổ chức QLNN về chất lượng nước thải các KCN
tỉnh Nam Định ............................................................................................................. 53
2.3.3. Thực trạng hệ thống chính sách QLNN về chất lượng nước thải các KCN
tỉnh Nam Định ............................................................................................................. 58
2.3.4. Thực trạng thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm .......................................... 60
2.3.5. Xã hội hóa hoạt động BVMT về chất lượng nước thải các KCN ........... 62

2.3.6. Hợp tác quốc tế ........................................................................................... 62
2.3.7. Nguyên nhân của những thuận lợi và hạn chế trong QLNN về chất lượng
nước thải các KCN ...................................................................................................... 63
CHƢƠNG 3QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁPQUẢN
LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHẤT LƢỢNG NƢỚC THẢICÁC KHU CÔNG
NGHIỆP TỈNH NAM ĐỊNH TRONG THỜI GIAN TỚI............................. 66
3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước .............................................................. 66
3.1.1. Quan điểm của Đảng .................................................................................. 66
3.1.2. Quan điểm của Đảng bộ tỉnh Nam Định ............................................. 71
3.2. Một số giải pháp QLNN về chất lượng nước thải các KCN tỉnh Nam Định 72
3.2.1. Tăng cường hướng dẫn, tổ chức, thực hiện VBQPPL về chất lượng
nước thải các KCN .................................................................................................... 72
3.2.2. Kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý ...................................................... 75
3.2.3. Phát huy hiệu quả hệ thống chính sách ..................................................... 82
3.2.4. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các doanh
nghiệp, KCN gây ô nhiễm môi trường ...................................................................... 85
3.2.5. Thúc đẩy xã hội hóa hoạt động BVMT về chất lượng nước thải KCN .. 87
3.2.6. Tăng cường hợp tác quốc tế....................................................................... 88
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 93


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BOD (Biochemical oxygen demand): Nhu cầu ô xy sinh học
BVMT: BVMT
CCN: Cụm công nghiệp
COD (Chemical Oxygen Demand): Nhu cầu ô xy hóa học
GDP: Tổng thu nhập quốc nội
IDA: Hiệp hội Phát triển Quốc tế

KCN: Khu công nghiệp
ODA: Hỗ trợ phát triển chính thức

pH (power of hydrogen): Nồng độ ion hyđrô
QCVN: QCVN
QLNN: Quản lý nhà nước
SS (suspended solids): Hàm lượng chất rắn lơ lửng
TN&MT: Tài nguyên và Môi trường
UBND: Ủy ban nhân dân
VBQPPL: VBQPPL
XLNT: Xử lý nước thải
0

C: Trong hệ thống đo lường quốc tế, Kelvin là một đơn vị đo lường cơ

bản cho nhiệt độ được kí hiệu bằng chữ K. Mỗi độ K trong nhiệt giai Kenvin
(1K) bằng một độ trong nhiệt giai Celsius (1°C) và 0°C ứng với 273,16K.
Pt/Co: Hòa tan 1,246g K2Pt Cl6 và 1g CoCl2.6H2O trong nước cất đã có
100 ml HCl đậm đặc, định mức thành 1 lít. Dung dịch này có màu xanh của
nước tự nhiên được chọn làm dung dịch màu chuẩn. Với phương pháp so màu
bằng máy quang phổ thang đo màu Pt/Co được chia từ 0 đến 70 đơn vị với màu
của dung dịch chuẩn nêu trên là điểm 0.
mg/l: Khối lượng các chất có trong 1 lít nước thải
MPN/100ml: Số lượng vi khuẩn nhóm coliform có trong 100 ml nước thải
m3/ngày.đêm: Tổng lưu lượng nước thải trong 1 ngày đêm


DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ

Bảng 1: Một số chất có mùi .................................................................................. 9

Bảng 2: Thành phần nước thải của một số ngành công nghiệp ......................... 12
Bảng 3: Giá trị các thông số đặc trưng nước thải một số ngành công nghiệp ... 13
Bảng 4: Giá trị các thông số đặc trưng nước thải KCN Hòa Xá ........................ 42
Bảng 5: Giá trị các thông số đặc trưng nước thải KCN Mỹ Trung .................... 43
Bảng 6: Giá trị các thông số đặc trưng nước thải KCN Bảo Minh .................... 44
Sơ đồ 1: Hệ thống QLNN về chất lượng nước thải KCN .................................. 53
Sơ đồ 2: Hệ thống QLNN về chất lượng nước thải KCN tỉnh Nam Định ......... 76


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài luận văn
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đất nước, các
KCN đóng góp vai trò khá quan trọng. Từ năm 1991, Đảng và Nhà nước đã xây
dựng thí điểm KCN đầu tiên. Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, tính
đến 31/12/2015, cả nước đã có 299 KCN đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định
thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 81.000 ha tại 59 tỉnh thành phố.
Trong đó, có 212 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất thương phẩm là
54.060ha đạt tỷ lệ lấp đầy trung bình 66.4% được phân bổ rộng khắp các miền của
đất nước, thu hút được 6.325 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu
tư khoảng 93,3 tỷ USD, 9.082 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn 945000 tỷ
đồng Việt Nam, tạo việc làm cho 4,3 triệu lao động [27, tr.7]. Các KCN đã có
những đóng góp lớn trong thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước. Tuy
nhiên, việc phát triển các KCN nảy sinh nhiều vấn đề trong đó đáng quan tâm nhất
là chất lượng nước thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất trong các KCN này.
Theo chương trình Liên hiệp quốc về phát triển cứ mỗi 1 tấn hóa chất
được sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất thì sẽ có 7-9% khối lượng
hóa chất tức là vào khoảng 70-90 kg hóa chất sẽ bị phát tán ra môi trường nếu
không có biện pháp xử lý. Số liệu thống kê của Bộ Công thương tại các KCN
Việt Nam mỗi ngày có khoảng 10-15 nghìn tấn hóa chất được sử dụng cho các

hoạt động sản xuất khác nhau. Điều đó có nghĩa là khoảng 700-1350 tấn hóa
chất sẽ được các KCN thải ra môi trường mỗi ngày [25, tr.19]. Một sự cố môi
trường xảy ra gần đây tại vùng biển gần KCN Vũng Áng (Sơn Dương, Kỳ Anh,
Hà Tĩnh) sau đó lan ra các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế
làm chết khoảng 100 tấn cá và các loài sinh vật tầng nước nổi và làm ô nhiễm
môi trường biển toàn bộ khu vực miền trung. Nguyên nhân được xác định là do
nước thải của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh
(Formosa).

1


Vấn đề chất lượng nước thải phát sinh từ các KCN đã trở lên đặc biệt
nghiêm trọng và mang tính toàn cầu trong thời gian gần đây. Ô nhiễm môi trường
do quá trình sản xuất của các KCN gây ra làm thiệt hại lớn về kinh tế, ảnh hưởng
đến các vấn đề xã hội. Lương thực, thực phẩm bị nhiễm độc, môi trường thiên
nhiên bị phá hủy. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ nhiều phía. Về
phía các cơ sở sản xuất, nhiều doanh nghiệp ý thức chấp hành pháp luật BVMT
chưa cao, do chạy theo lợi nhuận họ bỏ qua trách nhiệm BVMT. Một số doanh
nghiệp do nhận thức về pháp luật BVMT thấp nên thực hiện không đúng các
quy định. Một số doanh nghiệp sử dụng công nghệ sản xuất cũ, lạc hậu, sử dụng
lao động trình độ thấp, giá nhân công rẻ, sử dụng nguyên nhiên liệu rẻ tiền, hóa
chất độc hại nhằm hạ giá thành sản phẩm, làm tăng phát thải gây ô nhiễm môi
trường. Ngoài những nguyên nhân trên, còn có trách nhiệm của các cơ quan, các
cấp quản lý. QLNN về nước thải các KCN còn nhiều mặt tồn tại, hạn chế: hệ
thống VBQPPL chưa đồng bộ; chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan QLNN ở
trung ương và địa phương còn chồng chéo; nhiều địa phương do sức ép về thu
hút vốn đầu tư nên chính sách thu hút đầu tư coi nhẹ nhiệm vụ BVMT; việc thực
hiện quy hoạch chi tiết của nhiều KCN không thống nhất; việc triển khai các
công cụ quản lý hiệu quả chưa được cao; nguồn nhân lực và tài chính cho

BVMT đối với nước thải các KCN còn thiếu.
Tỉnh Nam Định, KCN đầu tiên được thành lập từ năm 2003 (KCN Hòa
Xá). Đến nay, có 3 KCN đã hoạt động. Trong những năm qua, các KCN tỉnh
Nam Định đã dần khẳng định vị trí, vai trò trong việc phát triển kinh tế xã hội
của tỉnh với những đóng góp về tổng thu ngân sách, tổng giá trị xuất khẩu và
giải quyết lao động, việc làm tại địa phương. Tuy nhiên, nước thải phát sinh từ
các KCN đang có nguy cơ gây ảnh hưởng đến chất lượng nước tại các lưu vực
sông tiếp nhận nước thải từ các KCN. Bằng những công cụ quản lý, các cấp
chính quyền của tỉnh Nam Định có những biện pháp tích cực giảm thiểu ô nhiễm
môi trường do nước thải các KCN gây ra. Tuy nhiên, thực tế hoạt động QLNN
về chất lượng nước thải các KCN trên địa bàn tỉnh Nam Định còn nhiều hạn chế,
bất cập, chưa hiệu quả.
2


Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do nước thải của các KCN tỉnh Nam
Định đòi hỏi các cấp chính quyền tỉnh Nam Định cần tăng cường hơn nữa hoạt
động QLNN đối với chất lượng nước thải các KCN. Xuất phát từ lý do đó, tác
giả đã lựa chọn đề tài "QLNN về chất lƣợng nƣớc thải trong các KCN trên
địa bàn tỉnh Nam Định" làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học, với mong
muốn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động QLNN về chất lượng nước thải ở
các KCN trên địa bàn tỉnh Nam Định.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Ở Việt Nam, hoạt động QLNN về chất lượng nước thải các KCN đã được
Đảng, Nhà nước, các nhà khoa học và những người làm công tác lý luận đặc biệt
quan tâm nghiên cứu ở nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Cho đến nay đã có
nhiều công trình nghiên cứu hoạt động QLNN về chất lượng nước thải các KCN
được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: Đề tài, luận văn, đề án, giáo
trình, ... Các công trình nghiên cứu tiêu biểu của các cá nhân, tập thể được công
bố có liên quan đến đề tài như:

Nguyễn Thị Thơm - An Như Hải (2011), Nâng cao hiệu lực QLNN về
môi trường, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
Lưu Đức Hải - Nguyễn Ngọc Sinh (2001), Quản lý môi trường cho sự
phát triển bền vững, Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội
PGS.TS. Phạm Thị Ngọc Trầm (2006), QLNN đối với TN & MT vì sự phát
triển bền vững dưới góc nhìn xã hội nhân văn, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội
TS. Trịnh Thị Minh Sâm (2004), Các giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN
về BVMT ở các KCN và khu chế xuất, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội
Trần Văn Tùng - Đặng Thị Phương Hoa - Nguyễn Bá Thủy (2005), Ảnh
hưởng của ô nhiễm môi trường ở một số KCN phía Bắc tới sức khỏe cộng đồng,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội
Các tài liệu nêu trên đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa con người, môi
trường và phát triển bền vững. Trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ đó, cùng với
việc đánh giá thực trạng chất lượng môi trường của cả nước nói chung và của
3


các KCN nói riêng, các tài liệu đã đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả
QLNN về môi trường nói chung và môi trường KCN nói riêng. Tuy vậy, các tài
liệu này chủ yếu nhấn mạnh việc áp dụng các công cụ pháp luật trong quá trình
quản lý. Vai trò, chức năng của con người trong hệ thống các tổ chức quản lý
chưa được trú trọng nghiên cứu và chưa có giải pháp đào tạo nguồn nhân lực
cho khu vực này.
Luận văn thạc sỹ “Quản lý chất thải tại các khu, cụm công nghiệp trên
địa bàn thành phố Vinh - Nghệ An“ năm 2013 của tác giả Phan Thị Hằng thuộc
khoa Môi trường, trường Đại học khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội
đã đánh giá thực trạng quản lý chất thải tại các khu, cụm công nghiệp trên địa
bàn thành phố Vinh - Nghệ An. Luận văn đã đưa ra một số giải pháp quản lý
chất thải tại các khu, cụm công nghiệp bằng các công cụ pháp luật, công cụ kinh
tế. Luận văn chưa xác định được hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về chất thải

các khu, cụm công nghiệp do đó chưa đưa ra giải pháp về vấn đề này.
Luận văn thạc sỹ “QLNN về môi trường KCN tỉnh Hải Dương“ năm 2011
của tác giả Nguyễn Thị Lan Anh chuyên ngành Quản lý công, Học viện hành
chính quốc gia đi sâu phân tích vai trò, ý nghĩa của QLNN về môi trường KCN.
Trên cơ sở phân tích thực trạng QLNN về môi trường các KCN của tỉnh Hải
Dương, luận văn đã xác định được các nguyên nhân của các hạn chế trong quá
trình quản lý để từ đó đưa ra được một số nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả
QLNN về môi trường các KCN tỉnh Hải Dương. Tuy nhiên, với trình độ phát
triển khoa học công nghệ như hiện nay, xã hội hóa hoạt động QLNN về chất thải
và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế là một xu thế tăng cường hiệu quả của
QLNN về chất lượng nước thải các KCN. Luận văn chưa đề cập đến nội dung
này và vì vậy chưa đưa ra giải pháp cho vấn đề này.
Nghiên cứu hoạt động QLNN về chất lượng nước thải ở các KCN trên địa
bàn tỉnh Nam Định, chúng tôi mong muốn, luận văn sẽ góp phần đánh giá thực
trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về chất lượng nước
thải các KCN trên địa bàn tỉnh Nam Định và khắc phục được những hạn chế của
các tài liệu cũng như luận văn nêu trên.
4


3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở hệ thống hóa các kiến thức QLNN về chất lượng nước thải các
KCN; phân tích thực trạng chất lượng nước thải và phân tích thực trạng QLNN
về chất lượng nước thải các KCN tỉnh Nam Định, luận văn đưa ra các giải pháp
nâng cao hiệu quả QLNN về chất lượng nước thải ở các KCN trên địa bàn tỉnh
Nam Định.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận văn tập trung vào những
nhiệm vụ sau đây:

+ Hệ thống hóa các kiến thức về chất lượng nước thải các KCN và QLNN
về chất lượng nước thải các KCN.
+ Phân tích thực trạng QLNN về chất lượng nước thải các KCN trên địa
bàn tỉnh Nam Định.
+ Đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về chất lượng nước thải
các KCN tỉnh Nam Định trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động QLNN về chất lượng
nước thải các KCN trên địa bàn tỉnh Nam Định
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi không gian: Các KCN trên địa bàn tỉnh Nam Định bao gồm
KCN Hòa Xá, KCN Mỹ Trung, KCN Bảo Minh.
+ Phạm vi thời gian: Từ năm 2003 - 2015
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác
– Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về chất
lượng môi trường các KCN.
5


5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp thu thập, thống kê
+ Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá
+ Phương pháp so sánh
+ Phương pháp tổng hợp rút kinh nghiệm
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa khoa học

Luận văn là tài liệu tham khảo nhằm cung cấp các thông tin, dữ liệu mà
các bạn sinh viên, các nhà quản lý có thể tham khảo trong quá trình nghiên cứu,
QLNN đối với chất lượng nước thải các KCN.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài, luận văn góp phần nâng cao hiệu quả
QLNN về chất lượng nước thải ở các KCN trên địa bàn tỉnh Nam Định. Góp
phần nâng cao nhận thức, ý thức của chủ doanh nghiệp, người lao động trong
việc BVMT môi trường và phát triển bền vững.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học QLNN về chất lượng nước thải các KCN
Chương 2: Thực trạng nước thải và QLNN về chất lượng nước thải các
KCN trên địa bàn tỉnh Nam Định
Chương 3: Quan điểm của Đảng và một số giải pháp QLNN về chất lượng
nước thải các KCN tỉnh Nam Định trong thời gian tới
Tài liệu tham khảo

6


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ CHẤT LƢỢNG NƢỚC THẢI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài luận văn
1.1.1. Nƣớc thải
Theo cách hiểu thông thường, chất thải là những chất con người bỏ đi,
không tiếp tục sử dụng nữa. Khi bị thải bỏ, những chất này tồn tại trong môi
trường dưới những trạng thái nhất định và có thể gây ra rất nhiều những tác
động bất lợi cho môi trường cũng như sức khỏe con người. Chất thải được sản

sinh ra trong những hoạt động khác nhau của con người thì được gọi với những
thuật ngữ khác nhau. Chất thải phát sinh sau quá trình sử dụng nước thì được gọi
là nước thải. Như vậy, xét về nguồn gốc, nước thải phát sinh sau quá trình sử
dụng của con người vào các mục đích khác nhau trong quá trình hoạt động sống.
Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát
nước và XLNT Điều 2 Khoản 7 [13, tr.6] đưa ra khái niệm về nước thải như sau:
Nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất do sử dụng hoặc do
các hoạt động của con người
Do nguồn gốc phát sinh nước thải là từ quá trình hoạt động sống của con
người. Các hoạt động sống của con người rất đa dạng và phong phú với nhiều
mục đích, ý nghĩa khác nhau. Vì vậy, khái niệm nước thải là một khái niệm
tương đối rộng. Để tìm hiểu về nước thải, người ta tìm cách phân loại nước thải
ra thành nhiều nhóm khác nhau dựa vào nguồn gốc phát sinh: nước thải sinh
hoạt, nước thải công nghiệp, nước ngấm qua, nước thải đô thị, nước thải tự
nhiên. Từ việc phân loại nước thải theo nguồn gốc phát sinh, người ta đi sâu vào
nghiên cứu, phân tích đặc điểm, tính chất của các loại nước thải đó, để từ đó
đánh giá ảnh hưởng tác động của các loại nước thải đối với môi trường và sức
khỏe con người và đưa ra biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các ảnh hướng tác
động đó. Trong thực tế hiện nay, khi nghiên cứu về nước thải thông thường
người ta phân chia nước thải thành hai loại khác nhau bao gồm: nước thải sinh
hoạt và nước thải công nghiệp
7


Nước thải sinh hoạt là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con
người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân. Nước thải loại này thường phát
sinh từ các cá nhân; hộ gia đình; bệnh viện; trường học; các khu dân cư
không có hoạt động sản xuất công nghiệp; các trụ sở cơ quan hành chính, sự
nghiệp công lập, các xí nghiệp dịch vụ, thương mại không có hoạt động sản
xuất công nghiệp, …

Nước thải công nghiệp là nước thải ra từ các nhà máy, xí nghiệp sản
xuất công nghiệp (bao gồm cả nước thải từ vệ sinh cá nhân, ăn uống tắm giặt
của công nhân sản xuất trong các xí nghiệp này). Trong ngành công nghiệp
với đa dạng các loại hình sản xuất kinh doanh, đồng nghĩa với việc cũng có
nhiều loại nước thải công nghiệp được thải ra hàng ngày. Một số loại nước
thải của các ngành công nghiệp thường gặp và gây không ít đau đầu cho
người dân cũng như các nhà chức trách trong việc kiểm soát như: nước thải
sản xuất bột ngọt, nước thải sản xuất Cà phê, nước thải sản xuất Bia, nước
thải sản xuất Đường, nước thải sản xuất Giấy, nước thải sản xuất Cao su,
nước thải ngành Xi mạ, nước thải ngành Khoáng sản, nước thải ngành Dệt
nhuộm. Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu về nước thải phát sinh từ các xí
nghiệp sản xuất công nghiệp trong các KCN.
- Tính chất của nước thải KCN: Tính chất của nước thải KCN được đánh
giá thông qua các chỉ số vật lý, chỉ số hóa học và sinh học cụ thể như sau:
+ Nhiệt độ (0C): Nhiệt độ nước thải KCN thông thường cao hơn từ 5 25oC so với nước thường do có sự gia nhiệt vào nước từ các dụng cụ và máy
móc sản xuất. Nhiệt độ cao của nước thải ảnh hưởng đến nhiệt độ sông hồ làm
thay đổi quá trình sinh, hóa, lý học bình thường của hệ sinh thái nước, làm giảm
lượng ôxy hòa tan.
+ Màu sắc (Pt/Co): Nước thải KCN thường có màu nâu đen hoặc đỏ nâu
do các chất hữu cơ phân hủy; sắt, crom và mangan ở dạng keo hoặc hòa tan,
tanin, lignin tạo thành. Màu của nước thải KCN thường được phân thành hai
dạng; màu thực do các chất hòa tan hoặc dạng hạt keo; màu biểu kiến là màu của
8


các chất lơ lửng trong nước tạo nên.
+ Mùi: Trong nước thải KCN, mùi xuất hiện do các khí sinh ra trong quá
trình phân hủy các hợp chất hữu cơ hay do một số chất được đưa thêm vào.
Bảng 1: Một số chất có mùi [43, tr.54]
Chất có mùi


Công thức hóa học

Mùi

Amoni

NH3

Khai

Phân

C8H5NHCH3

Phân

Hydrosunfua

H2S

Trứng thối

Sunfua hữu cơ

(CH3)2S, CH3SSCH3

Bắp cải rữa

Mercaptan


CH3SH, CH3(CN2)3SH

Hôi

Amin

CH3NH2, (CH3)2N

Cá ươn

Diamin

NH2(CH2)4NH

Thịt thối

Clo

Cl2

Nồng

Phenol

C6H5-OH

Phenol

+ pH: Nồng độ ion H+ có trong nước và có thang giá trị từ 0 đến 14. pH là

một trong những thông số quan trọng và được sử dụng để đánh giá tính chất
nước thải KCN. Khi chỉ số pH < 7 thì nước có môi trường axít; pH > 7 thì nước
có môi trường kiềm, pH =7 thì nước có môi trường trung tính, điều này thể hiện
ảnh hưởng của hoá chất khi xâm nhập vào môi trường nước. Giá trị pH thấp hay
cao đều có ảnh hưởng nguy hại đến thuỷ sinh.
+ SS (mg/l): Hàm lượng các chất lơ lửng là lượng khô của phần chất rắn
còn lại trên giấy lọc sợi thủy tinh khi lọc 1 lít nước mẫu qua phễu lọc rồi sấy khô
ở 105oC cho tới khi khối lượng không đổi. Một số ngành sản xuất phát sinh
nước thải có hàm lượng SS cao như: nước thải của quá trình sinh hoạt; nước thải
của các nhà máy sản xuất bia, rượu; nước thải công nghiệp giấy; nước thải nhà
máy tẩy nhuộm.
+ COD (mg/l): Khối lượng oxy tương đương với khối lượng hóa chất
dùng để oxy hóa hết các chất có thể bị oxy hóa trong 1 lít nước thải. Chỉ số COD
biểu hiện sự ô nhiễm của nước nhưng ở mức cao hơn BOD vì dùng phương
9


pháp hóa học cưỡng bức để oxy hóa các chất trong nước thải. Một số ngành sản
xuất phát sinh nước thải có hàm lượng COD cao như: nước thải của quá trình
sinh hoạt; nước thải của các nhà máy sản xuất bia, rượu; nước thải công nghiệp
giấy; nước thải nhà máy hồ sợi, nước thải của các nhà máy sản xuất phân hữu
cơ, nước rỉ rác, ...
+ BOD (mg/l): Khối lượng oxy cần thiết cung cấp cho các vi sinh vật
chuyển hóa sinh học các chất hữu cơ trong 1 lít nước thải thành CO2 và nước
dưới điều kiện 200C trong 5 ngày hoặc 20 ngày tương ứng có ký hiệu
BOD5 hoặc BOD20. Chỉ số BOD đặc trưng cho mức độ ô nhiễm của nước thải,
BOD càng cao nước càng bị ô nhiễm. Một số nhà máy sản xuất phát sinh nước
thải có hàm lượng BOD cao như: nước thải của quá trình sinh hoạt; nước thải
của các nhà máy sản xuất bia, rượu; nước thải công nghiệp giấy; nước thải nhà
máy hồ sợi, nước thải của các nhà máy sản xuất phân hữu cơ, nước rỉ rác, nhà

máy sản xuất sữa, chế biến thức ăn chăn nuôi...
+ Amoniac (mg/l): Khối lượng ion NH4+ có trong 1 lít nước. Thông
thường amoniac được phát sinh từ sinh hoạt, các nhà máy hoá chất, chế biến
thực phẩm, sữa. Amoniac có mặt trong nước cao sẽ gây nhiễm độc tới cá và các
sinh vật.
+ Nitrat (mg/l) Khối lượng ion NO3- có trong 1 lít nước và là sản phẩm
cuối cùng của sự phân huỷ các chất chứa nitơ có trong chất thải của người và
động vật. Thông thường amoniac phát sinh từ sinh hoạt của công nhân, các nhà
máy hoá chất, chế biến thực phẩm, sữa. Hàm lượng nitrat cao là môi trường dinh
dưỡng tốt cho phát triển tảo, rong, gây hiện tượng phú dưỡng thủy vực.
+ Photphat (mg/l) Khối lượng ion PO43- có trong 1 lít nước. Nguồn
photphat đưa vào môi trường là từ phân người, phân súc vật và nước thải một số
ngành công nghiệp sản xuất phân lân, công nghiệp thực phẩm.
+ Ion kim loại nặng (mg/l): Khối lượng các ion kim loại nặng có mặt
trong 1 lít nước như As2+, Pb2+, Cr3+, Cr6+, Cd2+, Mn2+, Cu2+, Hg2+ ... Các ion
kim loại nặng thường phát sinh trong quá trình sản xuất một số ngành nghề cơ
10


khí mạ, dệt nhuộm, khai khoáng. Ảnh hưởng của kim loại nặng thay đổi tuỳ
thuộc vào nồng độ của chúng.
+ Coliform (MPN/100ml) số lượng vi khuẩn nhóm coliform (coliform,
fecal coliform, fecal streptococci, escherichia coli ...) có mặt trong 100ml nước
thải. Vi khuẩn nhóm coliform có mặt trong phân của động vật máu nóng. Số liệu
Coliform cung cấp cho chúng ta thông tin về mức độ vệ sinh của nước và điều
kiện vệ sinh môi trường xung quanh.
- Đặc điểm của nước thải KCN
+ Nước thải từ sinh hoạt của công nhân: Đặc trưng của nước thải sinh
hoạt thường chứa nhiều tạp chất khác nhau, trong đó khoảng 52% là các chất
hữu cơ, 48% là các chất vô cơ và một số lớn vi sinh vật. Phần lớn các vi sinh vật

trong nước thải thường ở dạng các virut và vi khuẩn gây bệnh như tả, lị, thương
hàn… Đồng thời trong nước thải chứa các vị khuẩn không có hại có tác dụng
phân hủy các chất thải.
+ Nước thải từ các quá trình sản xuất: Thành phần nước thải công nghiệp
rất đa dạng và phụ thuộc vào quá trình tạo ra chúng. Mỗi loại nước thải của mỗi
ngành công nghiệp có một đặc tính riêng, các thành phần này không những
khó xử lý mà còn độc hại đối với con người và môi trường sinh thái. Quy mô
hoạt động sản xuất càng lớn thì lượng nước càng nhiều kéo theo lượng xả thải
cũng càng nhiều. Các thành phần khác nhau trong nước thải công nghiệp nếu
không được xử lý đúng cách là mối đe dọa lớn đối với nguồn nước và môi
trường. Nước thải từ các loại hình công nghiệp như hóa dầu, chế biến thực
phẩm, bia rượu và hóa chất thường có hàm lượng các hợp chất hữu cơ lớn, chỉ
số BOD, chất rắn lơ lửng và chất rắn hòa tan cao, độ pH, mùi và các hợp chất
sunfua thường hay biến đổi. Nước thải của các nhà máy hóa chất thường chứa
nhiều các hóa chất độc hại, có hại đối với các vi sinh vật trong nước, ngay cả khi
các loại chất độc này tồn tại với nồng độ nhỏ trong nước.

11


Bảng 2: Thành phần nƣớc thải của một số ngành công nghiệp [25, tr.27]
Ngành sản xuất

TT

3
4

Chế biến đồ hộp, thủy sản,
rau củ quả đông lạnh

Chế biến nước uống có cồn,
bia, rượu
Chế biến thịt
Sản xuất bột ngọt

5

Cơ khí

6

Thuộc da

7
8

Dệt nhuộm
Sản xuất phân hóa học

9

Sản xuất hóa chất

10

Sản xuất giấy

1
2


Chất ô nhiễm

BOD, COD, pH, SS, màu, NO3 -, PO43BOD, pH, SS, NO3 -, PO4 3-, màu
BOD, pH, SS, NH4 +, PO4 3-, màu
BOD, SS, pH, NH 4 +, NO3 -, PO4 3COD, dầu mỡ, SS, CN -, Ni2+, Zn2+, Pb2+,
Cd2+
BOD5, COD, SS, Cr3+, NH4+, dầu mỡ,
phenol, sunfua, NO3 -, PO4 3-, Coliform
SS, BOD, ion kim loại nặng, dầu mỡ
NH4+, NO3-, u rê, pH, hợp chất hữu cơ
pH, SS, Cl-, SO42-, pH, COD, phenol, F-,
ion kim loại nặng
SS, BOD, COD, phenol, lignin, tannin,
pH, màu

1.1.2. Khái niệm chất lƣợng nƣớc thải
Theo từ điển tiếng Việt [42, tr.197] chất lượng được hiểu là cái tạo nên
phẩm chất, giá trị của một sự vật, sự việc. Đối với nước thải, như trên đã phân
tích, nước thải phát sinh từ các hoạt động sống của con người, vì vậy, thành
phần, tính chất, đặc điểm của nước thải rất khác nhau. Các loại nước thải phát
sinh từ sinh hoạt có đặc điểm, tính chất và thành phần khác với nước thải phát
sinh từ quá trình sản xuất công nghiệp. Hơn nữa, mỗi loại nước thải đều không
chỉ có một hay vài đặc điểm, tính chất mà bao gồm nhiều đặc điểm và tính chất
khác nhau (chi tiết tại bảng 2 thành phần nước thải một số ngành công nghiệp).
Để phân biệt được các loại nước thải này với nhau cần phải dựa vào những đặc
điểm riêng, những thuộc tính cơ bản, những tính chất đặc trưng của từng loại
nước thải khác nhau đó. Trên thực tế, để đánh giá chất lượng nước thải người ta
dựa vào giá trị các thông số đặc trưng của từng loại nước thải đó và các quy
chuẩn quy định cho giá trị của các thông số theo mỗi ngành nghề khác nhau. Cụ
thể: đối với nước thải sinh hoạt dựa việc đánh giá chất lượng vào giá trị các

thông số BOD, SS, Coliform; nước thải xi mạ dựa vào giá trị các thông số Cr 3+,
Cr6+, Ni2+; nước thải dệt nhuộm dựa vào giá trị các thông số kim loại nặng. Bảng
12


3. giá trị các thông số đặc trưng nước thải một số ngành dưới đây sẽ mô tả cụ thể
hơn về chất lượng nước thải một số ngành sản xuất công nghiệp.
Như vậy để đánh giá được chất lượng của nước thải là tốt hay xấu trước
tiên ta cần phải xác định các thông số để đánh giá và quy chuẩn quy định cho
mỗi thông số đó theo mỗi ngành nghề. Nếu nước thải có giá trị một hoặc nhiều
thông số vượt quy chuẩn nghĩa là nước thải có chất lượng kém và ngược lại
nước thải có chất lượng tốt. Từ những phân tích như vậy chúng tôi đưa ra khái
niệm chất lượng nước thải như sau:
Chất lượng nước thải là tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của
nước thải làm nên giá trị của nó.
Bảng 3: Giá trị các thông số đặc trƣng nƣớc thải một số ngành công nghiệp [27, tr.9]
TT

Ngành sản xuất

1

Chế biến đồ
hộp, thủy sản

2

Cơ khí

3


Thuộc da

4

Dệt nhuộm

Thông số

BOD
Tổng nitơ
Tổng phốt pho
dầu mỡ
Zn2+
Pb2+
Cd2+
BOD5
dầu mỡ
sunfua
Tổng nitơ
Tổng phốt pho
Pb2+
Cr3+
Cr6+
Cd2+
Mn2+
Cu2+

Giá trị


15000 – 17000
2500-2700
1300-1700
390-450
120-140
11-14
3-5
9000-11000
200-300
25-28
1500-2000
900-1100
100-1400
1200-1500
800-1200
400-600
300-700
1300-1700

Đơn vị

mg/l

mg/l

mg/l

mg/l

1.1.3. Khái niệm KCN

KCN là khu vực có tính chất độc lập, tập trung nhiều doanh nghiệp sản
xuất công nghiệp. Các KCN ra đời là kết quả của việc xây dựng các doanh
nghiệp công nghiệp riêng rẽ.
Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về
13


KCN, khu chế xuất, khu kinh tế đưa ra khái niệm KCN như sau:
KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ
cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều
kiện, trình tự và thủ tục quy định [9, tr.2].
Theo khái niệm này, các KCN được hình thành và phát triển trên cơ sở
quy hoạch tổng thể phát triển được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Các quy
hoạch tổng thể phát triển các KCN được phê duyệt đảm bảo phù hợp với quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng, tỉnh, quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế xã hội cả nước. Các KCN được thành lập theo trình tự, thủ tục của pháp
luật quy định. Cơ sở hạ tầng của các KCN được đầu tư đồng bộ như: Hệ thống
giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống
thu gom và xử lý chất thải đảm bảo có sự kết nối thuận tiện với khu vực. Các dự
án được thu hút đầu tư vào các KCN là các dự án sử dụng công nghệ, kỹ thuật
hiện đại, được thẩm định trước khi phê duyệt đầu tư.
1.1.4. Khái niệm chất lƣợng nƣớc thải KCN
Như trên đã phân tích, KCN là khu tập trung nhiều doanh nghiệp, xí
nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng công nghiệp, được Thủ tướng Chính
phủ quyết định thành lập theo những yêu cầu, điều kiện khác nhau. Thủ tục
thành lập theo quy định của pháp luật. Đối với mỗi KCN được phê duyệt quy
hoạch chi tiết sẽ bao gồm một số ngành nghề sản xuất đặc trưng khác nhau. Có
KCN chỉ chuyên sản xuất các mặt hàng linh kiện điện tử, có KCN chuyên sản
xuất các mặt hàng may mặc, có KCN chỉ sản xuất các mặt hàng cơ khí phụ trợ.
Mỗi KCN có ngành nghề sản xuất khác nhau, nguyên liệu sử dụng cho quá trình

sản xuất khác nhau vì vậy thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải phát sinh
từ các quá trình sản xuất đó cũng khác nhau. Có những khu công nghiệp nước
thải phát sinh chủ yếu là từ sinh hoạt của người lao động do các doanh nghiệp
trong KCN này không sử dụng nước làm nguyên liệu sản xuất như: KCN sản
xuất linh kiện điện tử, KCN lắp ráp xe máy, KCN sản xuất hàng may mặc. Bên
cạnh đó có những KCN phát sinh nước thải có chứa nhiều các chất gây ô nhiễm
14


như: KCN dệt nhuộm, KCN sản xuất và chế biến giấy, KCN khai khoáng. Để
đánh giá chất lượng nước thải các KCN phải căn cứ vào các ngành nghề chủ yếu
sản xuất trong các KCN; giá trị các thông số đặc trưng cho nước thải ngành sản
xuất đó và các quy chuẩn quy định cho giá trị các thông số đó. Nếu nước thải
KCN có giá trị một hoặc nhiều thông số đặc trưng vượt quy chuẩn quy định thì
nước thải KCN đó có chất lượng kém và ngược lại. Hiện nay, chất lượng nước
thải từ các KCN là tốt hay kém được đánh giá theo quy chuẩn QCVN
40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (chi
tiết xem phụ lục bảng Giá trị cho phép các thông số nước thải).Từ những phân
tích nêu trên chúng tôi đưa ra khái niệm chất lượng nước thải KCN như sau:
Chất lượng nước thải KCN là tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản
của nước thải phát sinh từ các KCN làm nên giá trị của nó.
1.1.5. Khái niệm QLNN về chất lƣợng nƣớc thải các KCN
QLNN là hoạt động hành chính của cơ quan thực thi quyền lực nhà nước
(Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp) để quản lý, điều hành các lĩnh vực của
đời sống xã hội theo quy định của pháp luật. QLNN là dạng quản lý xã hội mang
tính quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các
quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối
quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà
nước. QLNN là sự tác động liên tục, có tổ chức và hướng đích của chủ thể quản
lý lên đối tượng quản lý.

Môi trường KCN là bộ phận hợp thành môi trường quốc gia và cũng là
một lĩnh vực của đời sống xã hội chịu sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước có
chức năng quản lý chất lượng nước thải các KCN. Chủ thể của QLNN về chất
lượng nước thải các KCN là Nhà nước, đối tượng quản lý là các hoạt động sản
xuất phát sinh nước thải của các doanh nghiệp nằm trong các KCN. Để thực
hiện chức năng QLNN sử dụng các công cụ pháp luật, chính sách... nhằm hạn
chế tác động có hại của nước thải từ các KCN đến môi trường chung, đảm bảo
phát triển bền vững.
15


Vậy, QLNN về chất lượng nước thải các KCN được hiểu là tổng thể các
giải pháp luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật của Nhà nước đối với các hoạt
động phát sinh nước thải của các doanh nghiệp trong các KCN nhằm đảm bảo
chất lượng nước thải của các KCN được duy trì theo đúng một chuẩn mực nhất định
Các cơ quan QLNN thực hiện trách nhiệm quản lý chất lượng nước thải
các KCN theo luật định bằng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đưa
ra các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, chính sách kỹ thuật, chính sách
xã hội thích hợp nhằm duy trì chất lượng nước thải các KCN đạt một chuẩn mực
nhất định đã được đặt ra nhằm đáp ứng đòi hỏi trong từng giai đoạn phát triển.
Đồng thời, các cơ quan này cũng quy định các khuôn mẫu hành vi của các
chủ thể trong quá trình hoạt động sản xuất phát sinh nước thải trong các KCN.
Các cơ quan QLNN có trách nhiệm hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh
thực hiện các quy định như: Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, lập kế
hoạch BVMT, lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố. Đồng thời, thanh tra,
kiểm tra phát hiện và xử lý hành vi vi phạm.
Các doanh nghiệp trong KCN là chủ thể của các hoạt động phát sinh nước
thải trong KCN có trách nhiệm tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Đồng
thời, áp dụng các biện pháp nhằm duy trì chất lượng nước thải theo chuẩn mực
đã được quy định và đảm bảo mục tiêu sản xuất, kinh doanh như: tối ưu hóa việc

sử dụng nước nguyên liệu giảm thiểu khối lượng nước thải phát sinh, giảm thiểu
nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải đó bằng cách áp dụng các biện pháp
sản xuất sạch hơn, cải tạo, nâng cấp trang thiết bị sản xuất; thu gom, xử lý, tái sử
dụng nước thải.
Hiện nay, quy định chung về chất lượng nước thải các KCN trong cả nước
theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN
40:2011/BTNMT với các thông số đánh giá cụ thể trong phần phụ lục bảng Giá
trị cho phép của các thông số nước thải.

16


1.1.6. Khái niệm chính sách QLNN
Theo từ điển giải thích thuật ngữ hành chính [47, tr.99], chính sách được
hiểu là sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào
đường lối chính trị chung và tình hình thực tế. Chính sách được thực hiện trong
một thời gian nhất định
Nhà nước có một vị trí và vai trò vô cùng quan trọng, là chủ thể đại diện
cho quyền lực của nhân dân, ban hành chính sách công để mưu cầu lợi ích cho
xã hội. Hoạt động của nhà nước tác động đến nhiều khu vực và bộ phận nhân
dân rộng khắp trên phạm vi quốc gia. Tác động của Nhà nước đến các đối tượng
có thể mang tính chính trị, hành chính hay kinh tế hay kỹ thuật được lồng ghép
vào các cơ chế quản lý điều hành thống nhất. Đồng thời trong những thời kỳ
phát triển khác nhau, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước cũng có sự thay đổi
một cách thích hợp.
Từ đó ta có thể hiểu, chính sách QLNN là sách lược và kế hoạch cụ thể
của Nhà nước đối với các hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống
xã hội nhằm đạt được các mục tiêu đề ra trong khoảng thời gian nhất định
Có thể nói, chính sách QLNN về chất lượng nước thải các KCN là những
hành động có tính toán của Nhà nước để đối phó với đối tượng quản lý theo

hướng đồng tình hay phản đối. Hoặc xuất phát từ ý chí của Nhà nước trong hoạt
động quản lý xã hội.
Chính sách QLNN về chất lượng nước thải các KCN vừa củng cố niềm
tin của nhân dân vào Nhà nước vừa thể hiện sự thống nhất giữa nguyện vọng
của các tầng lớp nhân dân với ý chí quản lý của Nhà nước (thể hiện qua mục tiêu
chính sách). Yêu cầu của con người cũng như của xã hội luôn thay đổi trong
từng giai đoạn khác nhau, khi nhu cầu thay đổi thì mục tiêu cũng thay đổi từ đó
dẫn đến các chính sách QLNN về chất lượng nước thải các KCN cũng phải thay
đổi theo để phù hợp với điều kiện thực tế.

17


×