Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

DSpace at VNU: Đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước tại một số làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.86 KB, 9 trang )

Đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước tại
một số làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và
đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm
Nguyễn Thị Thắm
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn Thạc sĩ ngành: Khoa học môi trường; Mã số: 60 85 02
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Khắc Hiệp
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Tổng quan vấn đề cần nghiên cứu: tìm hiểu một số khái niệm về làng nghề,
giới thiệu về làng nghề Việt Nam nói chung và làng nghề Bắc Ninh nói riêng. Đánh
giá hiện trạng môi đất, nước tại một số làng nghề trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh. Đề xuất
phương án, giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu ô nhiễm, từng bước cải thiện chất
lượng môi trường các làng nghề trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh.
Keywords: Khoa học môi trường; Môi trường đất; Môi trường nước; Bắc Ninh
Content
MỞ ĐẦU
Làng nghề ở Bắc Ninh có lịch sử tồn tại từ hàng trăm năm nay, được phân bố rộng khắp
trên địa bàn tỉnh và hoạt động hầu hết ở các ngành kinh tế chủ yếu. Trong những năm qua,
nhất là khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, hội nhập dần vào nền kinh tế thế giới
thì hoạt động làng nghề ở Bắc Ninh đã có bước thay đổi lớn. Đến nay, Bắc Ninh có 62 làng
nghề, chủ yếu trong các lĩnh vực như đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu, sản xuất giấy, gốm, sắt, thép
tái chế, đúc đồng...; trong đó có 32 làng nghề truyền thống và 30 làng nghề mới, chiếm
khoảng 10% tổng số làng nghề truyền thống của cả nước. Các làng nghề tập trung chủ yếu ở 3
huyện Từ Sơn, Yên Phong và Gia Bình (3 huyện này có 42 làng nghề, chiếm gần 68% số làng
nghề của tỉnh). Nhiều làng nghề của Bắc Ninh như: gỗ Đồng Kỵ, gốm Phù Lãng, đúc đồng
Đại Bái, tranh Đông Hồ... có từ lâu đời và nổi tiếng cả trong và ngoài nước.
Hàng năm, các làng nghề đã đóng góp ngân sách nhà nước, tạo việc làm tại chỗ cho gần
35 nghìn lao động và thu hút hàng nghìn lao động nông thôn các vùng phụ cận. Việc khôi
phục các làng nghề cũ, xây dựng các làng nghề mới, hình thành các cụm công nghiệp theo
ngành hàng xuất phát từ nhu cầu cuộc sống; là mục tiêu, động lực thúc đẩy quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông nghiệp, phù hợp với chủ trương của Đảng và


Chính phủ về công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
Theo thống kê, Bắc Ninh chiếm 18% số làng nghề và trên 10% số làng nghề truyền
thống của cả nước. Làng nghề Bắc Ninh có vị trí quan trọng trong cuộc sống của nhân dân, có
đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế địa phương những năm qua (tính từ năm 1997
đến nay giá trị sản xuất của khu vực làng nghề tiểu thủ công nghiệp chiếm 75 - 80% giá trị
sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh và trên 30% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh).
Làng nghề đã góp phần tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở địa phương. Tạo ra một
khối lượng hàng hoá dồi dào, phong phú đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và


xuất khẩu. Làng nghề phát triển đã cải thiện đời sống nhân dân, nhiều hộ giàu có nhờ phát
triển nghề truyền thống [7].
Song cùng với sự phát triển kinh tế là nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, làm ảnh
hưởng đến sức khỏe người dân, sản xuất nông nghiệp và cảnh quan. Kết quả điều tra khảo sát
chất lượng môi trường tại một số làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong các năm gần đây
cho thấy các mẫu nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm với mức độ khác nhau; môi
trường không khí bị ô nhiễm có tính cục bộ tại nơi trực tiếp sản xuất, nhất là ô nhiễm bụi vượt
tiêu chuẩn cho phép và ô nhiễm do sử dụng than, đất đai bị xói mòn, thoái hoá; chất lượng các
nguồn nước suy giảm mạnh.
“Với định hướng phát triển của tỉnh đến năm 2020 là chủ động phát triển kinh tế theo
hướng công nghiệp hoá gắn liền với bảo vệ môi trường, ngăn chặn về cơ bản mức độ gia tăng
ô nhiễm, phục hồi suy thoái và nâng cao chất lượng môi trường, làm cho mọi người dân được
sống trong môi trường có chất lượng tốt; chủ động thực hiện và đáp ứng các yêu cầu trong
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; việc nghiên cứu xây dựng và lựa chọn các giải pháp xử lý,
giảm thiểu ô nhiễm môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh là công việc rất quan trọng để
phát triển bền vững [19].” Xuất phát từ thực tiễn này, tôi đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiện
trạng môi trường đất, nước tại một số làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và đề xuất giải
pháp giảm thiểu ô nhiễm”.
Qua bảng phân tić h kế t quả chấ t lươ ̣ng nước thải tổ ng hơ ̣p và các đồ thi ̣
so sánh các

thông số trong nước thải giữa các làng nghề, nhâ ̣n thấ y nước thải ta ̣i tấ t cả các làng nghề
nghiên cứu đề u bi ̣ô nhiễm bởi các chấ t hữu cơ , riêng làng nghề Đa Hô ̣i còn bi ̣ô nhiễm bởi
kim loa ̣i nă ̣ng (hàm lượng Mn vượt QCCP 1,47 lầ n; hàm lượng Fe vượt QCC P 1,23 lầ n ).
- BOD5: tấ t cả các điể m đo đề u vươ ̣t QCCP từ 1,28 – 19,3 lần, trong đó cao nhất là điểm
NT3 và thấp nhất là điểm NT 2.
- COD: tấ t cả các điể m đo đề u vươ ̣t QCCP từ 1,16 – 17,28 lần, trong đó cao nhất là
điểm NT3 và thấp nhất là điểm NT2.
- TSS: có 3/5 điể m đo vươ ̣t QCCP từ 4,98 – 7,82 lần, trong đó cao nhất là điểm NT5.
- Amoni: tấ t cả các điể m đo đề u vươ ̣t QCCP từ 1,06 – 1,45 lần, trong đó cao nhất là
điểm NT5 và thấp nhất là điểm NT 1.
- Tổ ng N: tấ t cả các đi ểm đo đều vượt QCCP từ 1,04 – 2,17 lần, trong đó cao nhất là
điểm NT5 và thấp nhất là điểm NT 1.
- Tổ ng P: tấ t cả các điể m đo đề u vươ ̣t QCCP từ 1,13 – 1,97 lần, trong đó cao nhất là
điểm NT5 và thấp nhất là điểm NT 1.
- Coliform: có 4/5 điể m đo vươ ̣t QCCP từ 1,2 – 3,2 lần, trong đó cao nhất là điểm NT5.
Tại điểm đo NT 1 có 8/22 chỉ tiêu vượt QCCP . Tại điểm đo NT 2 có 5/22 chỉ tiêu vượt
QCCP. Tại điểm đo NT3, NT4 và NT5 có 7/22 chỉ tiêu vượt QCCP.
Qua bảng phân tić h kế t qu ả chất lượng nước mặt tổng hợp và các đồ thị
so sánh các
thông số ô nhiễm trong nước mặt giữa các làng nghề, nhâ ̣n thấ y nước mă ̣t ta ̣i tấ t cả các làng
nghề nghiên cứu đề u bi ̣ô nhiễm bởi các chấ t hữu cơ .
- BOD5: tấ t cả các điể m đo đề u vươ ̣t QCCP từ 2,2 – 10,27 lần, trong đó cao nhất là điểm
NM3 và thấp nhất là điểm NM 2.
- COD: tấ t cả các điể m đo đề u vươ ̣t QCCP từ 1,87 – 8,73 lần, trong đó cao nhất là điểm
NM3 và thấp nhất là điểm NM 2.
- TSS: có 3/5 điể m đo vươ ṭ QCCP từ 1,08 – 3,2 lần, trong đó cao nhất là điểm NM3.
- Amoni: tấ t cả các điể m đo đề u vươ ̣t QCCP từ 1,1 – 8 lần, trong đó cao nhất là điểm
NM3 và thấp nhất là điểm NM 2.
- Coliform: có 3/5 điể m đo vươ ̣t QCCP từ 1,04 – 1,13 lần, trong đó cao nhất là điểm
NM3.


2


Tại điểm đo NM 1 và NM2 có 3/20 chỉ tiêu vượt QCCP . Tại điểm đo NM 3 và NM4 có
6/20 chỉ tiêu vượt QCCP. Tại điểm đo NM5 có 5/20 chỉ tiêu vượt QCCP.
Theo như phân tích ở trên, môi trường ở các làng nghề đã bị ô nhiễm và đang có xu
hướng suy giảm về chất lượng. Trong khi đó, điều kiện vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường
của cư dân làng nghề không được đảm bảo. Trên thực tế hầu hết người lao động không được
trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cho dù là đơn giản nhất. 100% làng nghề ở Bắc
Ninh không có chương trình cấp nước sạch. Cư dân làng nghề phải dùng nước giếng khoan,
giếng đào phục vụ cho ăn uống và sinh hoạt. Chính vì vậy, môi trường bị ô nhiễm đã ảnh
hưởng đến sức khoẻ, gây nên một số bệnh như bệnh về đường hô hấp, bệnh đường ruột, bệnh
da liễu, thậm chí bệnh ung thư, bệnh thần kinh… Mặt khác, sản xuất làng nghề không tách rời
khu dân cư nên môi trường bị ô nhiễm không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ của người trực tiếp
tham gia sản xuất mà cả những người dân sống trong làng. Điều này khiến cho số người mắc
các loại bệnh kể trên chiếm tỷ lệ cao.
Theo thống kê sơ bộ của trạm y tế xã Phong Khê, nơi có làng nghề sản xuất giấy phát
triển, đặc biệt là thôn Dương ổ, hiện có hơn 30% số người mắc các bệnh về đường hô hấp,
bệnh da liễu, bệnh đường ruột… Những năm gần đây, tỷ lệ mắc các bệnh này tăng lên nhanh
chóng. Năm 2001 có 200 lượt người đến khám thì tất cả đều mắc các bệnh trên. Chỉ tính riêng
tháng 6 năm 2002 có 60 người đến khám thì tất cả đều mắc bệnh. Đến năm 2004 thì số người
mắc bệnh lên đến gần 400 người. Theo như nhận định của nhân viên trạm y tế thì số người
mắc bệnh ngày càng tăng là do sự tác động mạnh của môi trường đã bị ô nhiễm trầm trọng.
Tại làng nghề giấy Dương Ổ có 73% khu vực dân cư bị ô nhiễm bởi khói than, 60% bị ô
nhiễm bởi bụi và 40% bị ô nhiễm nước. Cuộc sống của người dân nơi đây luôn phải chịu sức
ép của khói bụi, tiếng ồn …, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhân dân. Số người mắc
các bệnh đau họng, ngạt mũi, ho, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ… chiếm tỷ lệ từ 16 đến
53,7%. Ở thôn Dương Ổ, tỷ lệ mắc các bệnh ngoài da, bệnh phổi chiếm tới 40% tổng số
người mắc các bệnh của toàn xã [6]. Tỷ lệ người dân làng nghề tái chế giấy Phong Khê mắc

các bệnh hô hấp, bệnh tiêu hóa, bệnh thần kinh... rất cao và không có sự khác biệt lớn giữa
người trực tiếp sản xuất và người không trực tiếp sản xuất.
Như vậy có thể thấy tác động của môi trường đến sức khoẻ cộng đồng ở làng giấy
Dương ổ trên diện rộng. Mọi người sống trong làng đều bị ảnh hưởng bất kể có tham gia sản
xuất hay không. Điều này thực sự nguy hiểm đặc biệt đối với người già và trẻ em.
Môi trường làng nghề ô nhiễm không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân, mà
còn tác động trực tiếp đến đời sống và sản xuất của xã.
Sự tăng trưởng kinh tế và những thay đổi tại làng nghề không phải là hoàn toàn tích
cực. Cùng với sự tăng trưởng, phát triển kinh tế đối với cộng đồng địa phương và vấn đề ô
nhiễm môi trường, vấn đề sức khoẻ tại làng nghề Phong Khê đã xuất hiện như một cái gì đó
tất yếu của sự phát triển; và người dân trong làng nghề đang phải chấp nhận sống trong điều
kiện ô nhiễm về mặt môi trường để đổi lại sự thu nhập về mặt kinh tế.
Đến làng Dương ổ - xã Phong Khê, hầu hết những thửa ruộng dọc theo chiều dài gần
200m của mương tiêu nước đã trở thành ao chứa một thứ nước thải đen kịt và đặc sệt do chứa
quá nhiều hóa chất và bột giấy. Những thửa ruộng này đang phải bỏ hoang trong vài năm nay
vì không thể trồng được một loại cây gì đem lại năng suất, dù chỉ ở mức thấp nhất. Hiện nay,
việc tăng cường và mở rộng sản xuất, các hộ dân tự ý xây dựng nhà xưởng sản xuất ở khu vực
Đồng Ngòi, Đồng Dé, Đồng Lũng… đã thải trực tiếp nước thải ra mương và chảy tràn vào các
thửa ruộng ở lân cận. Hàng chục hécta đồng ruộng sẽ không thể sản xuất nông nghiệp, nhiều
gia đình đang lâm vào tình trạng không có đất sản xuất, năng suất sản xuất không cao, chất
lượng sản phẩm kém chất lượng.... Các bãi rác trong làng luôn ở trong tình trạng được đốt
cháy âm ỉ trong nhiều ngày làm cho bầu không khí trong làng trở nên ngột ngạt và một điều
đáng lưu ý là trong thành phần của rác thải chứa rất nhiều nilon, băng dính, keo, nhựa… trong

3


quá trình đốt cháy thủ công sinh ra các khí độc, trong đó có khí đioxin là tác nhân gây ung
thư.
Bệnh phổ biến của làng nghề sắt thép Đa Hội, làng nghề đúc nhôm chì Văn Môn là các

bệnh về hô hấp, bụi phổi và bệnh về thần kinh. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do sự phát thải
khí độc, nguồn nhiệt cao và bụi kim loại từ các lò đúc, nấu kim loại,... trong quá trình sản
xuất.
Làng nghề Văn Môn đúc nhôm, chì, kẽm với tỷ lệ các bệnh về hô hấp chiếm 44%, bệnh
ngoài da chiếm 13,1% (trên tổng số người đến khám chữa bệnh tại địa phương) [1].
Ở làng cô đúc nhôm Mẫn Xá (xã Văn Môn - huyện Yên Phong), lượng khí thải phát
sinh do đốt than rất lớn. Đặc biệt quá trình nấu chảy phế liệu sinh ra các khí từ kim loại, khí từ
nhựa, dầu mỡ và các loại hoá chất làm cho không khí có mùi rất khó chịu. Theo báo cáo của
trung tâm y tế Yên Phong thì bệnh hô hấp ở Văn Môn chiếm 46,8% trong tổng số các loại
bệnh. Tuổi thọ trung bình của dân trong xã thấp hơn so với trước đây và so với các xã khác,
số người chết vì bệnh ung thư cao [5].
Theo [5], tỷ lệ học sinh lớp 6 và lớp 9 ở Văn Môn mắc các bệnh về đường hô hấp rất
cao, trong đó cao nhất ở thôn Mẫn Xá. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì Mẫn Xá là nguồn phát
thải.
Khảo sát thực tế cho thấy, sức khoẻ của người lao động tại các lò cô đúc nhôm bị giảm
sút vì họ phải tiếp xúc với nhiệt độ cao, khói bụi từ 8 – 10 giờ trong 1 ngày. Nhiều lò cô đúc
nhôm phải ngừng hoặc thu hẹp sản xuất vì công nhân nghỉ làm do ốm. Khi được hỏi nhiều
người lao động cho rằng họ ý thức được là có độc hại nhưng vì không có việc làm và đã quen
với môi trường đó.
Làng nghề sản xuất sắt thép Đa Hội có tỷ lệ người lao động bị mắc bệnh mãn tính tương
đối cao (khoảng 29%). Tỷ lệ người mắc bệnh đau, khô họng ở nghề đúc là 31,7% và nghề cán
là 31% (trên tổng số người đến khám chữa bệnh tại địa phương) [1]. Nguyên nhân do người
lao động trong các nghề này tiếp xúc nhiều hơn với nhiệt độ cao và hơi khí độc. Việc tiếp xúc
với bụi với hàm lượng cao và trong thời gian dài cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh
đường hô hấp mãn tính cho người lao động tại làng nghề này.
Bên cạnh những vấn đề bệnh tật do ô nhiễm môi trường làng nghề, các nguy cơ tai nạn
thương tích đối với người lao động tại các làng nghề cũng rất cần được quan tâm. Những tai
nạn lao động như nổ lò, điện giật, bỏng, ngã, gãy tay, vật nặng đè cũng đáng báo động. Theo
một nghiên cứu năm 1999, cho thấy tỷ lệ tai nạn lao động tại làng nghề Đa Hội lên tới 56,9%
[1].

Từ việc phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường tại các làng nghề cho thấy ô nhiễm
môi trường của các làng nghề trên địa bàn toàn tỉnh đã đến mức báo động. Nhằm ngăn chặn
tình trạng ô nhiễm môi trường đang có chiều hướng gia tăng, khắc phục mức độ suy thoái ô
nhiễm, từng bước cải thiện chất lượng môi trường sống của cộng đồng dân cư các làng nghề
cũng như các vùng lân cận, cần phải thực hiện và áp dụng đồng bộ các giải pháp sau:
*/ Quy hoạch lại làng nghề
Vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề chủ yếu là do người dân tiến hành sản xuất ngay
tại hộ gia đình, không tách rời sản xuất khỏi khu dân cư dẫn đến ảnh hưởng tới tất cả mọi
người trong thời gian dài. Vì vậy:
- Đối với các làng nghề chưa có cụm công nghiệp: Giải pháp trước tiên là tiến hành quy
hoạch, xây dựng các khu, cụm công nghiệp tập trung có đầu tư xây dựng các hệ thống đường
giao thông nội bộ, hệ thống cấp thoát nước, áp dụng đồng bộ các công nghệ xử lý khí thải,
nước thải và chất thải rắn… sau đó di chuyển các cơ sở sản xuất ra khỏi khu dân cư.
- Đối với các làng nghề đã quy hoạch, xây dựng cụm công nghiệp: Phải tiến hành rà
soát lại toàn bộ hệ thống quy hoạch, đầu tư xây dựng ngay hệ thống xử lý nước thải công
nghiệp tập trung, khu vực thu gom rác thải công nghiệp. Yêu cầu các hộ sản xuất trong cụm
công nghiệp phải xây dựng hệ thống xử lý khí thải, nước thải sơ bộ.

4


*/ Giáo dục môi trường nâng cao ý thức cộng đồng
Thực tế người lao động và người dân làng nghề coi việc bảo vệ môi trường là việc của
các cấp chính quyền. Họ luôn trông chờ vào bên ngoài trong việc cải thiện chất lượng môi
trường sống của chính họ. Vì vậy, giáo dục môi trường nhằm nâng cao nhận thức của cộng
đồng trong việc bảo vệ môi trường, làm cho các thành viên trong cộng đồng nhận thức được
rằng bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của mỗi người trước hết vì sức khoẻ của chính bản thân
những người lao động và nhân dân trong làng. Muốn phát triển bền vững thì phải bảo vệ môi
trường. Việc nâng cao nhận thức của người dân có thể đạt được dưới nhiều hình thức như: Sử
dụng các phương tiện truyền thanh của thôn, xã để thông báo, nhắc nhở mọi người giữ vệ sinh

chung, tăng cường các khẩu hiệu tuyên truyền về bảo vệ môi trường ở nơi công cộng, tổ chức
cho các hộ sản xuất ký cam kết về bảo vệ môi trường … Mỗi làng nên thành lập một đội vệ
sinh môi trường có nhiệm vụ tổ chức thu gom rác thải hàng ngày.
Mở các chuyên mục về bảo vệ môi trường định kỳ trên các phương tiện thông tin đại
chúng như đài phát thanh, truyền hình, báo, dựa vào các đoàn thể thanh niên, phụ nữ....
*/ Xây dựng hương ước bảo vệ môi trường
Mỗi làng nghề nên xây dựng quy định về bảo vệ môi trường dựa trên tính chất sản xuất
đặc thù của từng thôn, làng. Những quy định này được đưa vào hương ước của làng và được
xác định làm tiêu chí để xét tặng, công nhận gia đình văn hoá và làng văn hoá, đánh giá việc
chấp hành chính sách và pháp luật của chính quyền địa phương. Việc thực hiện các quy định
này chịu sự giám sát của UBND, MTTQ cấp xã.
*/ Thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
Trong những năm qua, chất thải của các hộ sản xuất tự do thải vào môi trường và các
chủ cơ sở sản xuất không có trách nhiệm gì đối với việc đổ thải. Chính điều này đã gây ô
nhiễm môi trường trên diện rộng và ngày càng trầm trọng. Vì vậy, cần thiết phải thực hiện
việc thu phí môi trường đối với các hộ sản xuất. Hàng tháng, mỗi hộ phải nộp số tiền nhất
định theo khối lượng chất thải, thải ra môi trường. Số tiền này được đưa vào quỹ dùng để chi
trả cho các hoạt động bảo vệ môi trường và đền bù cho những người không làm nghề bị thiệt
hại do vấn đề môi trường gây ra.
*/ Biện pháp kỹ thuật công nghệ
Do đặc trưng công nghệ sản xuất và chất thải của môi trường làng nghề nên các biện
pháp về kỹ thuật công nghệ được áp dụng nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng đến môi trường
và sức khoẻ của nhân dân ở làng nghề như sau:
- Khuyến khích cải tiến công nghệ, áp dụng công nghệ mới tiên tiến. Tổ chức tập huấn
cho các chủ cơ sở sản xuất về công nghệ và thiết bị trong sản xuất ở quy mô vừa và nhỏ. Áp
dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn, phương pháp kiểm toán để giảm thiểu chất thải.
- Sử dụng giải pháp tuần hoàn các loại chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất như
nước thải, chất thải rắn từ đó tiết kiệm chi phí sản xuất.
- Các cơ sở sản xuất phải đầu tư lắp đặt hệ thống xử lý khí thải và nước thải đạt tiêu
chuẩn trước khi xả vào môi trường. Đây có thể coi là tiêu chí đặt ra khi cấp giấy phép hoạt

động.
- Phải quy hoạch các doanh nghiệp, khu vực lưu trữ chất thải rắn và chất thải nguy hại
bằng việc xây dựng tường bê tông và đáy bể được phủ một lớp màng chống thấm nước thải
xuống tầng sâu, các hố này phải có nhiều ngăn để chứa riêng chất thải nguy hại và chất thải
không nguy hại.
*/ Giám sát chất lượng môi trường
Tổ chức quan trắc, đo đạc, phân tích ghi nhận và kiểm soát một cách thường xuyên, liên
tục các thông số chất lượng môi trường, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp xử lý, bảo vệ môi
trường. Đây là biện pháp đòi hỏi quan điểm đầu tư phù hợp về nguồn nhân lực và vật lực, bởi
vì nó là một quá trình tổng hợp các biện pháp kỹ thuật, công nghệ và kiểm soát chất thải của

5


doanh nghiệp. Nếu làm tốt việc này thì đây sẽ là giải pháp bảo vệ môi trường một cách hữu
hiệu nhất đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội trong chiến lược phát triển bền vững.
Nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, ngoài
các giải pháp kỹ thuật trên cần phải tăng cường các biện pháp quản lý sau:
Tổ chức thanh, kiểm tra việc chấp hành quy định về bảo vệ môi trường đối với các cơ
sở sản xuất tại các khu, cụm công nghiệp, làng nghề và tiến hành phân loại các cơ sở sản xuất
theo các mức độ ô nhiễm.
Thực hiện việc lập báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường.
+ Tất cả các cơ sở sản xuất trên địa bàn các xã có làng nghề đang tiến hành hoạt động
sản xuất, kinh doanh chưa lập báo cáo đánh giá tác động môi trường phải tiến hành lập báo
cáo đánh giá hiện trạng môi trường và thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng các công trình xử
lý chất thải đảm bảo tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.
Xây dựng và ban hành chính sách:
* Đối với các khu, cụm công nghiệp làng nghề đang hoạt động:
- Tổ chức rà soát, bổ sung xây dựng cải tạo hạ tầng cơ sở đồng bộ hệ thống cấp thoát
nước mặt và trạm xử lý nước thải tập trung , bố trí diện tích đất lưu giữ chất thải công nghiệp

tại các cở sở trong các khu, cụm công nghiệp.
- Xây dựng và ban hành Quy định về quản lý môi trường, Quy chế hoạt động của các cở
sở sản xuất trong các khu, cụm công nghiệp tập trung.
- Thực hiện nội quy vệ sinh môi trường đối với từng làng nghề có gắn kết với các tiêu
chí bình xét, công nhận làng văn hoá và gia đình văn hoá.
- Các xã đã có khu, cụm công nghiệp tập trung phải bố trí cán bộ chuyên trách làm công
tác quản lý môi trường, thành lập và vận hành Ban quản lý KCN hoạt động độc lập dưới sự
chỉ đạo trực tiếp của UBND xã và Ban quản lý các KCN cấp trên.
- Trong các làng nghề phải có các cán bộ kỹ thuật về an toàn lao động, giám sát và quản
lý chất lượng môi trường giúp chính quyền thôn đôn đốc việc thực hiện các quy định của nhà
nước và địa phương về bảo đảm vệ sinh môi trường.
- Xã hội hóa các mô hình tổ , đội, hơ ̣p tác xã , Công ty dịch vụ vệ sinh môi trường làm
công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp phát sinh trên
địa bàn. Trên cơ sở định mức đơn giá do UBND tỉnh quy định có sự đồng thuận về hình thức
tổ chức và phương thức hợp đồng giữa đơn vị dịch vụ và chủ cơ sở có nguồn thải.
- Các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phải thành lập tổ, nhóm làm
công tác vệ sinh môi trường trong phạm vi hoạt động tại cơ sở và tham gia các hoạt động giữ
gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm và khu công nghiệp.
- Tăng cường sự phối kết hợp của các tổ chức chính trị xã hội, các Đoàn thể quần chúng
trong công tác giáo dục truyền thông môi truờng, thông qua các hoạt đông tuyên truyền vận
động, phát huy có hiệu quả hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng, biểu dương,
khen thưởng kịp thời gương người tốt việc tốt.
* Đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu, cụm công nghiệp làng nghề:
- Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng
kỹ thuật khu, cụm công nghiệp tập trung trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi khởi
công xây dựng.
- Các dự án đầu tư vào khu, cụm công nghiệp chỉ được ký hợp đồng thuê đất hoặc nhận
giao đất sau khi đã có Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản
cam kết bảo vệ môi trường đã được xác nhận.
- Các cơ sở chỉ được phép sản xuất sau khi đã có biên bản kiểm tra các hạng mục công

trình xử lý chất thải vận hành thử đạt yêu cầu mới được đưa vào sử dụng.
- Khuyến khích khai thác nước mặt vào phục vụ nước sản xuất công nghiệp đối với các
cụm công nghiệp làng nghề có nguồn nước mặt.
1. Qua các kết quả số liệu thu thập được cho thấy:

6


- Môi trường nước mặt tại tấ t cả các làng nghề nghiên cứu bi ̣ô nhiễm nă ̣ng bởi các
chất hữu cơ: BOD5 = (33-154) mg/l, COD = (56-262) mg/l, amoni = (0,55-4) mg/l…
- Môi trường nước thải ở các làng nghề Văn Môn , Phong Khê, Phú Lâm và Đại Lâm
không bi ̣ô nhiễm bởi kim loa ̣i nă ̣ng mà chỉ bi ̣ô nhiễm nă ̣ng bởi chấ t hữu cơ
: BOD5 = (64965) mg/l, COD = (116-1728) mg/l, amoni = (10,6-14,5) mg/l, tổ ng N = (31,2-65) mg/l, tổ ng
P = (6,8-11,8) mg/l… Riêng làng nghề Đa Hô ̣i thì bi ̣ô nhiễm nă ̣ng bởi cả chấ t hữu cơ và kim
loại nặng : BOD5 = 135 mg/l, COD = 240 mg/l, Coliform = 6000 MPN/100ml, Mn = 1,47
mg/l, Fe = 6,15 mg/l…
- Môi trường đất ở tất cả các làng nghề mà đề tài nghiên cứu chưa có dấu hiệu bị ô
nhiễm bởi kim loại nặng, các chỉ tiêu phân tích về kim loại nặng đều nằm trong giới hạn cho
phép theo QCVN 03:2008/BTNMT - Đất công nghiệp.
2. Những căn bệnh chủ yếu ở các làng nghề nghiên cứu là bệnh về đường hô hấp (ho,
khạc đờm, ngạt thở….), bệnh về mắt (ngứa cộm mắt, mắt đỏ…), bệnh tiêu hóa (chán ăn, đau
bụng, tiêu chảy…)… Nguyên nhân gây ra các bệnh trên là do người dân tại các làng nghề này
thường xuyên hít thở phải không khí ô nhiễm bởi khí độc, khói bụi và sử dụng nước để sinh
hoạt bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ.
3. Để làm giảm thiể u ô nhiễm môi trường đấ t , nước ta ̣i các làng nghề nghiên cứu , mô ̣t
số giải pháp cầ n đươ ̣c thực hiê ̣n : quy hoa ̣ch la ̣i làng nghề , xây dựng hương ước bảo vê ̣ môi
trường, xây dựng hệ thống xử lý nước thải, tăng cường các biện pháp quản lý...
4. Bên cạnh những kết quả đạt được, đề tài vẫn còn tồn tại một số vấn đề sau:
- Số lươ ̣ng mẫu phân tích đấ t và nước ta ̣i mô ̣t số làng nghề còn quá ít
, hơn nữa có

những mẫu chỉ phân tić h vài thông số , nên đề tài mới chỉ đánh giá đươ ̣c tiń h chấ t đă ̣c trưng ,
chưa đánh giá đươ ̣c mô ̣t cách toàn diê ̣n về hiê ̣ n tra ̣ng môi trường đấ t , nước ở các làng nghề
nghiên cứu .
- Các mẫu phân tích đất và nước này lại chủ yếu tập trung ở khu dân cư có làng nghề
sản xuất như đã nêu trên. Các khu vực khác và các làng lân cận không có điểm đo nên đề tài
chưa xác định được phạm vi ảnh hưởng đến môi trường các vùng lân cận do sự hoạt động sản
xuất của các làng nghề gây ra.
Kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường phối hợp với các cơ quan, đoàn
thể hữu quan để thực hiện:
- Quy hoạch, xây dựng các cụm làng nghề tập trung. Trong đó có cụm chuyên sản xuất
mặt hàng lương thực, thực phẩm; có cụm chuyên sản xuất tái chế sắt thép, đúc nhôm…. để
thuận tiện cho việc quản lý sản xuất, lựa chọn công nghệ xử lý chất, nước thải đạt hiệu quả.
- Khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện… để các cơ sở sản xuất tiếp cận, mua sắm, trang
bị được các công nghệ sản xuất tiên tiến và thực hiện được các biện pháp sản xuất sạch hơn.
- Tăng cường công tác kiểm tra, quan trắc giám sát môi trường đất, nước thải ở những
vùng, cụm làng nghề và cả ở các vùng lân cận khu vực làng nghề. Đồng thời tuyên truyền,
phổ biến và vận động cộng đồng cùng tham gia công tác quản lý môi trường.
References
Tiếng Việt:
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Báo cáo môi trường quốc gia - Môi trường làng
nghề Việt Nam, Hà Nội.

7


2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Quy chuẩn kỹ thuật quố c gia về giới hạn cho phép
của kim loại nặng trong đất (QCVN 03:2008/BTNMT), Hà Nội.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Quy chuẩn kỹ thuật quố c gia về chấ t lượng nước mặt
(QCVN 08:2008/BTNMT), Hà Nội.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Quy chuẩn kỹ thuật quố c gia về nước thải công

nghiê ̣p (QCVN 24:2009/BTNMT), Hà Nội.
5. Phạm Thị Hoa Mai (2000), Báo cáo nghiên cứu khoa học y tế cộng đồng, Hà Nội.
6. Nguyễn Thuý Quỳnh (2001), Báo cáo nghiên cứu khoa học y tế cộng đồng, Hà Nội.
7. Sở Công Thương Bắc Ninh (2008), Làng nghề Bắc Ninh hội nhập và phát triển, Bắc Ninh.
8. Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh (2009), Đề án điều tra, đánh giá hiện trạng môi
trường đất do phát triển làng nghề, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Bắc Ninh.
9. Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh (2009), Hiện trạng môi trường một số làng nghề
tỉnh Bắc Ninh, Bắc Ninh.
10. Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh (2010), Báo cáo hiện trạng môi trường năm 2010,
Bắc Ninh.
11. Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh (2010), Đề án đánh giá hiện trạng môi trường 5
năm (2006 – 2010), Bắc Ninh.
12. Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh (2011), Kế t quả phân tích hiê ̣n trạng môi trường
nước quý I/2011, Bắ c Ninh.
13. Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh (2011), Kế t quả phân tích hiê ̣n trạng môi trường
nước quý II/2011, Bắ c Ninh.
14. Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh (2011), Kế t quả phân tích hiê ̣n trạng môi trường
nước quý III/2011, Bắ c Ninh.
15. Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh (2011), Kế t quả phân tích hiê ̣n trạng môi trường
đấ t quý II/2011, Bắ c Ninh.
16. Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh (2011), Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện mạng
lưới quan trắ c tài nguyên và môi trường quý III năm 2011, Bắ c Ninh.
17. Tổng cục môi trường (2008), Báo cáo hiện trạng sản xuất và môi trường một số làng nghề
tỉnh Bắc Ninh, Hà Nội.
18. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2007), Định hướng chiến lược bền vững tỉnh Bắc Ninh
giai đoạn 2006 - 2020, Bắc Ninh.
19. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2008), Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh
giai đoạn 2010 - 2020, Bắc Ninh.

8



20. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2011), Báo cáo tổng hợp công tác bảo vệ môi trường
làng nghề của tỉnh Bắc Ninh, Bắ c Ninh.

9



×