Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Thực hành quyền công tố trong điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu từ thực tiễn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.02 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN XUÂN YÊM

THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG ĐIỀU TRA CÁC
VỤ ÁN XÂM PHẠM SỞ HỮU TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN NGHĨA HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH

Chuyên ngành: Luật Hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60.38.01.04

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hµ néi - 2017


Công trình được hoàn thành tại:
Học viện khoa học xã hội,
Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.

Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. CAO THỊ OANH

Phản biện 1: PGS, TS. TRẦN VĂN ĐỘ

Phản biện 2: PGS, TS. TRẦN ĐÌNH NHÃ

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Học
viện khoa học xã hội, hồi 15 giờ 45 phút, ngày 17 tháng 10 năm 2017


Có thể tìm luận văn tại:
Thư viện Học viện khoa học xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Viện kiểm sát nhân dân là một cơ quan trong hệ thống tổ chức bộ
máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chức năng của
Viện kiểm sát nhân dân được quy định tại Điều 107- Hiến pháp năm
2013: “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các
hoạt động tư pháp”. Điều 2 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm
2014 quy định: “Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền
công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp của Nước cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam”.
Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về
chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 với mục tiêu xây dựng nền tư
pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý,
từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa.Trong Nghị Quyết 49 chỉ rõ: “ Tăng cường trách nhiệm
của công tố trong hoạt động điều tra”.
Xuất phát từ những lý do nêu trên nên học viên lựa chọn đề tài: “
Thực hành quyền công tố trong điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu từ
thực tiễn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định”
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Thực hành quyền công tố là một trong những chức năng quan trọng
của Viện kiểm sát, nêntrong nhiều năm qua đã có nhiều tác giả quan tâm
nghiên cứu,có nhiều bài viết liên quan đến hoạt động thực hành quyền công
tố của Viện kiểm sát trong điều tra các vụ án hình sự.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
- Mục đíchcủa luận văn:

Làm rõ những vấn đề về lý luận và thực tiễn thực hành quyền công tố
trong giai đoạn điều tra các vụ ánxâm phạm sở hữu của Viện kiểm sát huyện
Nghĩa Hưng, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
thực hành quyền công tố trong thời gian tới. Góp phần đấu tranh, phòng
chống tội phạm, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

1


- Nhiệm vụ của luận văn:
Nghiên cứu làm sáng tỏlý luận về chức năng thực hành quyền
công tố trong điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân.
Tổng kết, phân tích, đánh giá thực trạng thực hành quyền công tố
trong điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu của Viện kiểm sát huyện
Nghĩa Hưng trong 05 năm, từ năm 2012 – 2016.
Đề xuất phương hướng, xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng
thực hành quyền công tố trong thời gian tới đồng thời khẳng định vị trí, vai
trò của Viện kiểm sát trong hoạt động bảo vệ pháp luật.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Nghiên cứu những vấn đề
lý luận, quy định của pháp luật và thực tiễn thực hành quyền công tố
của Viện kiểm sát huyện Nghĩa Hưng trong điều tra các tội xâm phạm
sở hữu theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Nghiên cứu vấn đề thực hành
quyền công tố của Viện kiểm sát huyện Nghĩa Hưng trong điều tra các
vụ án xâm phạm sở hữu trong 05 năm giai đoạn từ ngày 01/12/2011 đến
30/11/2016.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện

chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong tiến trình cải cách
tư pháp.
- Phương pháp nghiên cứu của luận văn được sử dụng bao gồm
phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh và trao đổi khoa học.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm
phong phú thêm lý luận chuyên ngành luật tố tụng hình sự về chức năng
thực hành quyền công tố.
- Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn nâng cao hiệu quả
công tác thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát huyện Nghĩa Hưng
trong giai đoạn điều tra các vụ ánxâm phạm sở hữu. Xuất phát từ những lý

2


do trên học viên thấy việc nghiên cứu làm sáng tỏ các lý luận về thực hành
quyền công tố của Viện kiểm sát trong điều tra vụ án hình sự là cần thiết,
phù hợp với tiến trình cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước ta. Trên cơ
sở thực tiễn áp dụng pháp luật để tìm ra những hạn chế, thiết sót từ đó đề ra
những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố trong
điều tra các vụ ánxâm phạm sở hữu. Thông qua đó giúp Viện kiểm sát
ngày một nâng cao hơn vị thế của mình trong hệ thống các cơ quan bảo vệ
pháp luật.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về thực hành quyền công tố
trong điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu.
Chương 2: Thực tiễn thực hành quyền công tố trong điều tra các

vụ án xâm phạm sở hữu của Viện kiểm sát huyện Nghĩa Hưng, tỉnh
Nam Định.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hành
quyền công tố trong điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu tại Viện kiểm
sát nhân dân huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG
TỐ TRONG ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN XÂM PHẠM SỞ HỮU
1.1- Khái niệm thực hành quyền công tố trong điều tra các vụ
án xâm phạm sở hữu
Tác giả luận văn đưa ra khái niệm thực hành quyền công tố trong
điều ra các vụ án xâm phạm sở hữu như sau: Thực hành quyền công tố
trong điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu là việc Viện kiểm sát nhân dân
thực hiện tổng hợp các quyền năng pháp lý được Nhà nước trao cho để
truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi cố ý xâm phạm quyền sở
hữu tài sản của người khác từ khi giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và

3


kiến nghị khởi tố đến khi kết thúc điều tra đề nghị truy tố bị can hoặc vụ án
được đình chỉ theo quy định của pháp luật.
1.2- Nội dung thực hành quyền công tố trong điều tra các vụ
án xâm phạm sở hữu
Theo quy định tại điều 112 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và
các điều 12, 14 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, thì
công tác thực hành quyền công tố trong điều tra các vụ án xâm phạm sở
hữu gồm những nội dung sau:
1.2.1- Thực hành quyền công tố trong giải quyết tin báo, tố giác
tội phạm và khởi tố vụ án hình sự

Để thực hiện đầy đủ việc thực hành quyền công tố trong điều tra
các vụ án hình sự, Viện kiểm sát phải nắm vững các tố giác, tin báo về
tội phạm do cá nhân, cơ quan, tổ chức chuyển đến; đồng thời kiểm sát
chặt chẽ việc xác minh, giải quyết của Cơ quan điều tra theo quy định
của Bộ luật tố tụng hình sự. Viện kiểm sát không nắm đầy đủ và buông
lỏng việc Cơ quan điều tra giải quyết các tin báo tố giác về tội phạm thì
Viện kiểm sát sẽ thụ động, phụ thuộc vào Cơ quan điều tra, thiếu cơ sở
vững chắc để thực hành quyền công tố ngay từ khi khởi tố vụ án, tiềm
ẩn nguy cơ bỏ lọt tội phạm và người phạm tội hoặc làm oan người
không phạm tội.
1.2.2- Thực hành quyền công tố trong việc khởi tố bị can
Theo quy định của Điều 126 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003,
khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội
thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can. Khởi tố bị can là thủ
tục tố tụng áp dụng đối với người đã thực hiện hành vi phạm tội để tiến
hành điều tra, nhằm xác định rõ lỗi của người đó trong việc thực hiện
tội phạm và các tình tiết theo quy định của luật để truy cứu trách nhiệm
hình sự.
1.2.3- Thực hành quyền công tố trong việc đề ra yêu cầu điều
tra vụ án, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định
của pháp luật
1.2.3.1- Đề ra yêu cầu điều tra trong vụ án hình sự

4


Nội dung của yêu cầu điều tra có thể là nêu định hướng điều tra,
nêu yêu cầu thu thập, củng cố chứng cứ để làm rõ sự thật của vụ án, làm
rõ hành vi phạm tội của bị can, mở rộng điều tra vụ án nhằm chống bỏ
lọt tội phạm và người phạm tội.

1.2.3.2- Viện kiểm sát trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều
tra khi cần thiết
Viện kiểm sát tiến hành một số hoạt động điều tra khác với Cơ
quan điều tra tiến hành điều tra toàn bộ vụ án (thẩm quyền và thủ tục tố
tụng). Viện kiểm sát tiến hành một số hoạt động điều tranhư: hỏi người
bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, hỏi cung bị can, lấy lời khai người
làm chứng, lời khai người bị hại, đối chất… cùng nhằm mục đích chứng
minh tội phạm, nhưng chủ yếu là để kiểm tra, thẩm định và củng cố tài
liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án xem xét có đủ căn cứ cho việc ra
quyết định tố tụng thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát như phê chuẩn
lệnh bắt khẩn cấp, phê chuẩn quyết định khởi tố bị can… khi tiến hành
một số hoạt động điều tra mà phát hiện có tội phạm mới, người phạm
tội chưa được khởi tố thì Viện kiểm sát phải yêu cầu Cơ quan điều tra
khởi tố và điều tra.
1.2.3.3- Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đổi Điều tra
viên
Điều tra viên là người trực tiếp tiến hành các hoạt động điều tra,
là nhân vật trung tâm có vai trò rất quan trọng trong việc xác định sự
thật khách quan của vụ án. Điều tra viên tiến hành những hoạt động
điều tra, thu thập chứng cứ để xác định vụ việc điều tra có phải vụ án
hình sự hay không, bị can phạm tội hay không phạm tội, những tình tiết
tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Để đảm bảo việc điều tra vụ
án được khách quan, toàn diện và đầy đủ thì khi phát hiện thấy Điều tra
viên thuộc một trong những quy định tại Điều 42, 44 Bộ luật tố tụng hình
sự, Viện kiểm sát yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đổi Điều tra
viên, nếu hành vi của Điều tra viên bị thay đổi có dấu hiệu tội phạm Viện
kiểm sát phải xem xét khởi tố vụ án hình sự và chuyển cho Cơ quan điều
tra có thẩm quyền thụ lý, giải quyết.

5



1.2.4- Thực hành quyền công tố trong quyết định việc áp dụng,
thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn
1.2.4.1- Quyết định áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và
các biện pháp ngăn chặn khác, gồm các nội dung sau:
Trong giai đoạn điều tra vụ án, trách nhiệm của Viện kiểm sát là
phê chuẩn hoặc không phê chuẩn các quyết định áp dụng biện pháp
ngăn chặn do Cơ quan điều tra đề nghị, như việc bắt khẩn cấp, gia hạn
tạm giữ, bắt bị can để tạm giam, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo
đảm. Trong quá trình điều tra vụ án nếu thấy cần áp dụng biện pháp
ngăn chặn thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định và
đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn.
1.2.4.2- Phê chuẩn, không phê chuẩn hoặc hủy bỏ các quyết định
khác của Cơ quan điều tra
Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm
sát phê chuẩn hoặc không phê chuẩn các quyết định khác của Cơ quan
điều tra như: quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can
(Điều 127 Bộ luật tố tụng hình sự), lệnh khám xét trừ trường hợp không
thể trì hoãn (Điều 141 Bộ luật tố tụng hình sự). Nếu xét thấy các quyết
định tố tụng này của Cơ quan điều tra đề nghị có căn cứ thì Viện kiểm
sát ra quyết định phê chuẩn, nếu thấy không có căn cứ thì Viện kiểm sát
ra quyết định không phê chuẩn và nêu rõ lý do.
1.2.4.3- Yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can
Trong giai đoạn điều tra vụ án, khi bị can trốn hoặc không biết bị
can đang ở đâu thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nãbị can
(Điều 161 Bộ luật tố tụng hình sự). Qua kiểm sát điều tra thấy Cơ quan
điều tra không truy nã bị can, Viện kiểm sát phải có văn bản yêu cầu
thực hiện. Yêu cầu truy nã bị can phải được thể hiện bằng văn bản do
lãnh đạo Viện kiểm sát ký; Kiểm sát viên có trách nhiệm theo dõi, đôn

đốc Cơ quan điều tra tích cực truy bắt bị can, đảm bảo tiến độ giải quyết
vụ án.
1.2.5- Thực hành quyền công tố trong việc thay đổi, tạm dừng,
chấm dứt thực hành quyền công tố trong hoạt động điều tra

6


Thay đổi, tạm dừng, chấm dứt thực hành quyền công tố trong
hoạt động điều tra, gồm các hoạt động: truy tố bị can, đình chỉ điều tra
vụ án, đình chỉ vụ án theo quy định của pháp luật.
1.2.5.1- Đình chỉ điều tra (Điều 164 Bộ luật tố tụng hình sự)
Đình chỉ điều tra là việc Cơ quan điều tra ra quyết định dừng điều
tra vụ án sau khi đã có kết luận điều tra xác định có một trong những
căn cứ đình chỉ điều tra sau:
1. Có căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 105 (người bị hại rút đơn
yêu cầu khởi tố) và Điều 107 (các căn cứ không được khởi tố vụ án) của
Bộ luật tố tụng hình sự.
2. Có căn cứ tại Điều 19 (tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội),
Điều 25 (miễn trách nhiệm hình sự) và khoản 2 Điều 69 (miễn trách nhiệm
hình sự đối với người chưa thành niên) của Bộ luật hình sự.
3. Đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã
thực hiện tội phạm.
1.2.5.2- Tạm đình chỉ điều tra (Điều 160 Bộ luật tố tụng hình sự)
Tạm đình chỉ điều tra là việc tạm dừng điều tra vụ án khi có một
trong những căn cứ quy định tại Điều 160 của Bộ luật tố tụng hình sự:
1. Khi bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác có
chứng nhận của Hội đồng pháp y thì có thể tạm đình chỉ điều tra trước
khi hết hạn điều tra.
2. Trường hợp đã trưng cầu nhưng chưa có kết quả giám định mà

hết thời hạn điều tra thì tạm đình chỉ điều tra.
3. Trường hợp chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị
can đang ở đâu thì tạm đình chỉ điều tra khi đã hết hạn điều tra. Trước
khi tạm đình chỉ điều tra phải ra quyết định truy nã bị can. Trong trường
hợp vụ án có nhiều bị can mà lý do tạm đình chỉ điều tra không liên
quan đến tất cả các bị can, thì có thể tạm đình chỉ điều tra đối với từng
bị can. Cơ quan điều tra phải gửi quyết định tạm đình chỉ điều tra cho
Viện kiểm sát; nếu thấy quyết địnhtạm đình chỉ điều tra không có căn
cứ thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra hủy bỏ quyết định tạm

7


đình chỉ điều tra và ra quyết định phục hồi điều tra. Trong trường hợp
này Viện kiểm sát tiếp tục thực hành quyền công tố đối với vụ án.
1.2.5.3- Đình chỉ vụ án, tạm đình chỉ vụ án (Điều 169 Bộ luật tố
tụng hình sự)
Đình chỉ vụ án là việc Viện kiểm sát quyết định dừng vụ án,
chấm dứt việc truy cứu trách nhiệm hình sự. Có thể đình chỉ toàn bộ vụ
án, có thể đình chỉ vụ án đối với từng bị can trong vụ án. Viện kiểm sát
ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong những căn cứ quy định tại
khoản 2 Điều 105 (người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố) và Điều 107
(các căn cứ không được khởi tố vụ án) của Bộ luật tố tụng hình sự hoặc
căn cứ tại Điều 19 (tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội), Điều 25
(miễn trách nhiệm hình sự) và khoản 2 Điều 69 (miễn trách nhiệm hình
sự đối với người chưa thành niên) của Bộ luật hình sự.
Tạm đình chỉ vụ án, tạm đình chỉ bị can là tạm dừng việc tiến
hành tố tụng đối với vụ án hoặc với từng bị can, nhưng quyền công tố
vẫn tiếp tục được vận hành. Viện kiểm sát ra quyết định tạm đình chỉ vụ
án trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật

tố tụng hình sự:
1. Khi bị can mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác mà
có giấy chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y.
2. Khi bị can bỏ trốn mà không biết rõ bị can đang ở đâu.
3. Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà lý do để tạm đình chỉ vụ án
không liên quan đến tất cả các bị can thì Viện kiểm sát ra quyết định tạm
đình chỉ đối với từng bị can. Khi không còn căn cứ để tạm đình chỉ vụ án
thì họat động tố tụng đối với vụ án phải được phục hồi.
1.2.5.4- Kết thúc điều tra, đề nghị truy tố (Điều 162, 163 Bộ luật
tố tụng hình sự)
Khi kết thúc điều tra, đối với trường hợp kết thúc điều tra đề
nghị truy tố thì Kiểm sát viên tiến hành các thủ tục tố tụng, hoàn thiện
hồ sơ để đề xuất tiếp tục thực hành quyền công tố. Đối với trường hợp
kết thúc điều tra đình chỉ vụ án thì Kiểm sát viên nghiên cứu hồ sơ,
quyết định đình chỉ vụ án của Cơ quan điều tra để xem xét, đề xuất

8


đồng ý với Cơ quan điều tra hay hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra để
tiếp tục thực hành quyền công tố đối với bị can.
1.2.5.5- Thực hành quyền công tố trong việc truy tố bị can (Điều
167 Bộ luật tố tụng hình sự)
Viện kiểm sát ra quyết định truy tố bị can bằng bản cáo trạng hoặc
quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn. Trường hợp truy tố bị can, thì kết
thúc thực hành quyền công tố trong hoạt động điều tra, đồng thời mở ra
hoạt động công tố trong giai đoạn xét xử. Nếu Tòa án trả hồ sơ để điều tra
bổ sung, Viện kiểm sát thấy việc trả hồ sơ đó là có căn cứ thì chuyển hồ sơ
vụ án cho Cơ quan điều tra tiến hành điều tra và Viện kiểm sát tiếp tục thực
hành quyền công tố trong hoạt động điều tra. Nếu việc trả hồ sơ không có

căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát chuyển lại hồ sơ, yêu cầu
Tòa án đưa vụ án ra xét xử.
Chương 2
THỰC TIỄN THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG ĐIỀU
TRA CÁC VỤ ÁN XÂM PHẠM SỞ HỮU TẠI VIỆN KIỂM SÁT
NHÂN DÂN HUYỆN NGHĨA HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH
2.1-Những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của công tác thực
hành quyền công tố trong điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu của
Viện kiểm sát nhân dân huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
2.1.1- Kết quả đạt được
Viện kiểm sát nhân dân huyện Nghĩa Hưng thực hành quyền
công tố trong điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu, gồm những nội
dung sau:
2.1.1.1- Thực hành quyền công tố trong việc giải quyết tố giác, tin
báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đối với các tội xâm phạm sở hữu
Kiểm sát viên được phân công kiểm sát chặt chẽ việc tiếp nhận
và giải quyết của Cơ quan điều tra cùng cấp đối với các tố giác, tin báo
về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Hàng tuần, Kiểm sát viên yêu cầu Cơ
quan điều tra thông báo đầy đủ cho Viện kiểm sát các tố giác, tin báo về
tội phạm và kiến nghị khởi tố mà Cơ quan điều tra đã tiếp nhận, đồng
thời phối hợp để phân loại, xử lý kịp thời. Hàng tháng, Viện trưởng

9


Viện kiểm sát huyện phối hợp với Cơ quan điều tra cùng cấp nắm số
lượng, kết quả giải quyết các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị
khởi tố đã tiếp nhận; nếu phát hiện có tố giác, tin báo về tội phạm và
kiến nghị khởi tố chưa được giải quyết theo thời hạn luật định thì yêu
cầu Cơ quan điều tra nêu rõ lý do, hướng giải quyết và thông báo cho

Viện kiểm sát theo quy định tại Điều 103 Bộ luật tố tụng hình sự năm
2003.
2.1.1.2- Thực hành quyền công tố trong việc khởi tố vụ án hình
sự về các tội xâm phạm sở hữu
- Trong thời hạn 03 ngày, kể từ khi nhận được quyết định khởi tố
vụ án của Cơ quan điều tra hoặc cơ quan khác được giao tiến hành một
số hoạt động điều tra Viện trưởng cử Kiểm sát viên tiến hành kiểm tra
tính có căn cứ và hợp pháp của quyết định khởi tố vụ án.
- Nếu thấy tội phạm đã khởi tố không đúng với hành vi phạm tội
hoặc có tội phạm khác chưa được khởi tố thì Viện kiểm sát yêu cầu cơ
quan đã khởi tố ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ
án hình sự. Nếu cơ quan đã khởi tố không nhất trí thì Viện kiểm sát ra
quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự. Trong
thời hạn 24 giờ kể từ khi thay đổi hoặc bổ sung Viện kiểm sát gửi các quyết
định này cho cơ quan đã khởi tố để tiến hành điều tra theo quy định tại
khoản 2 Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự.
- Nếu thấy quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố
vụ án hình sự của Cơ quan điều tra đã ra quyết định không có căn cứ thì
Viện kiểm sát yêu cầu cơ quan đó quyết định hoặc trực tiếp ra quyết
định hủy bỏ quyết định đó.
2.1.1.3- Thực hành quyền công tố trong việc quyết định khởi tố bị
can
- Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định khởi
tố bị can của Cơ quan điều tra hoặc cơ quan khác được giao nhiệm vụ
tiến hành một số hoạt động điều tra, Kiểm sát viên thụ lý vụ án tiến
hành kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của quyết định khởi tố bị can.

10



- Trong quá trình Cơ quan điều tra điều tra vụ án, nếu thấy hành
vi phạm tội của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố mà phạm vào
tội khác hoặc còn có hành vi phạm tội khác với tội danh đã khởi tố thì
Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định thay đổi hoặc bổ
sung quyết định khởi tố bị can hoặc trực tiếp ra quyết định thay đổi
hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can và gửi cho Cơ quan điều tra để
tiến hành điều tra trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định thay đổi
hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can theo quy định tại khoản 2 Điều
127 Bộ luật tố tụng hình sự.
- Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thay đổi
hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra thì Viện kiểm
sát ra quyết định phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định bổ sung hoặc thay đổi
quyết định khởi tố bị can và gửi cho Cơ quan điều tra.
2.1.1.4- Thực hành quyền công tố trong quyết định việc áp dụng,
thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, gồm:
- Xét phê chuẩn việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp
+ Ngay sau khi nhận được hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt
người trong trường hợp khẩn cấp, Kiểm sát viên thụ lý giải quyết vụ án
kiểm tra lại các tài liệu, chứng cứ chứng minh tính có căn cứ của việc
bắt khẩn cấp đối với từng trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 81 Bộ
luật tố tụng hình sự hiện hành.
+ Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị xét
phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp, Viện kiểm sát
phải quyết định việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn. Thời hạn này
được tính liên tục, kể cả trong và ngoài giờ làm việc.
- Gia hạn tạm giữ:
Khi nhận được quyết định tạm giữ, gia hạn tạm giữ của Cơ quan
điều tra, Kiểm sát viên tiến hành kiểm tra ngay tính có căn cứ và hợp
pháp của việc tạm giữ, gia hạn tạm giữ để báo cáo lãnh đạo viện xử lý
như sau:

+ Nếu thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì
yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ hoặc

11


trực tiếp ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và yêu cầu Cơ quan
điều tra trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
+ Nếu thấy việc gia hạn tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần
thiết thì ra quyết định không phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và
yêu cầu người đã ra quyết định tạm giữ trả tự do ngay cho người bị tạm
giữ theo quy định tại Điều 87 Bộ luật tố tụng hình sự.
+ Nếu thấy việc gia hạn tạm giữ có căn cứ và cần thiết thì Viện
kiểm sát ra quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ.
- Phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh tạm giam, quyết
định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam.
+ Trong thời hạn 03 ngày, kể từ khi nhận được đề nghị xét phê
chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh tạm giam kèm theo tài liệu có
liên quan của Cơ quan điều tra, Kiểm sát viên kiểm tra tài liệu, chứng
cứ, đối chiếu với quy định của Điều 80 và Điều 88 Bộ luật tố tụng hình
sự để làm rõ thẩm quyền, đối tượng, điều kiện tạm giam đối với từng
trường hợp và báo cáo lãnh đạo Viện xem xét quyết định việc phê
chuẩn và hoàn trả hồ sơ ngay cho Cơ quan điều tra. Trường hợp chưa rõ
căn cứ thì ra văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra bổ sung tài liệu chứng cứ
làm rõ căn cứ để xem xét, quyết định phê chuẩn.
- Thực hành quyền công tố trong việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy
bỏ các biện pháp ngăn chặn khác
2.1.1.5- Thực hành quyền công tố trong việc đề ra yêu cầu điều
tra
Kiểm sát viên có thể đề ra yêu cầu điều tra bằng lời nói hoặc

bằng văn bản trong quá trình trực tiếp kiểm sát khám nghiệm hiện
trường, khám xét, hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, người
bị hại, đối chất, thực nghiệm điều tra. Đối với các trường hợp khác, khi
đề ra yêu cầu điều tra, Kiểm sát viên phải có văn bản yêu cầu điều tra
nêu rõ những vấn đề cần điều tra để thu thập, củng cố chứng cứ, hoàn
thiện các thủ tục hoặc để làm rõ những tình tiết liên quan đến những
vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự được quy định tại Điều 63
Bộ luật tố tụng hình sự. Đối với những vụ án trọng điểm phức tạp,

12


những vụ án được dư luận đặc biệt quan tâm và những trường hợp thấy
có thể phải thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can thì
Kiểm sát viên phải báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Viện trước
khi ký văn bản yêu cầu điều tra. Văn bản yêu cầu điều tra phải được lưu
vào hồ sơ kiểm sát một bản.
2.1.1.6- Thực hành quyền công tố việc tạm đình chỉ điều tra, đình
chỉ điều tra
Kiểm sát viên kiểm sát việc tạm đình chỉ điều tra của Cơ quan
điều tra, đảm bảo các trường hợp tạm đình chỉ điều tra thực hiện theo
đúng quy định tại Điều 160 Bộ luật tố tụng hình sự, nếu thấy quyết định
tạm đình chỉ điều tra không có căn cứ thì báo cáo lãnh đạo Viện ra
quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ điều tra của Cơ quan điều tra
và yêu cầu Cơ quan điều tra phục hồi điều tra theo quy định tại Điều
165 Bộ luật tố tụng hình sự.
Khi phát hiện bị can trốn hoặc không xác định được bị can đang
ở đâu thì Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo Viện yêu cầu Cơ quan điều tra
truy nã bị can trước khi tạm đình chỉ điều tra theo quy định tại Điều 161
Bộ luật tố tụng hình sự.

Viện trưởng Viện kiểm sát phân công Kiểm sát viên thường
xuyên theo dõi các vụ án đã tạm đình chỉ điều tra. Khi thấy lý do tạm
đình chỉ không còn thì Kiểm sát viên được phân công thụ lý giải quyết
vụ án phải báo cáo lãnh đạo Viện ra văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra
phục hồi điều tra vụ án để tiến hành điều tra.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi nhận được quyết định đình chỉ
điều tra kèm theo hồ sơ vụ án, Kiểm sát viên nghiên cứu hồ sơ vụ án để
kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của quyết định đình chỉ điều tra
theo quy định tại Điều 164 Bộ luật tố tụng hình sự.
2.1.1.7- Thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố bị can
- Trong thời hạn quyết định truy tố đối với từng tội phạm quy
định tại khoản 1 Điều 166 Bộ luật tố tụng hình sự, Kiểm sát viên nghiên
cứu hồ sơ vụ án, nếu thấy cần thiết có thể tiến hành một số hoạt động
điều tra, báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát xử lý như sau:

13


+ Nếu thấy đủ căn cứ để truy tố thì Kiểm sát viên dự thảo Cáo
trạng trình lãnh đạo viện xem xét ký duyệt. Cáo trạng phải phản ánh
đúng các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án và đầy đủ các nội dung
theo Điều 167 Bộ luật tố tụng hình sự và được lập theo mẫu Viện kiểm
sát nhân dân Tối cao quy định;
+ Nếu có căn cứ xác định thuộc một trong những trường hợp quy
định tại Điều 168 Bộ luật tố tụng hình sự, Kiểm sát viên phải báo cáo
lãnh đạo Viện ra quyết định trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra
bổ sung;
+ Nếu có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 105
và Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự hoặc tại Điều 19, Điều 25 và khoản
2 Điều 69 Bộ luật hình sự thì ra quyết định đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ

vụ án đối với bị can;
+ Nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây thì ra quyết
định tạm đình chỉ vụ án hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can:
Bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác mà có chứng
nhận của Hội đồng giám định pháp y;
Bị can bỏ trốn mà không biết rõ bị can đang ở đâu (trong trường
hợp này phải yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can).
2.1.2- Những hạn chế
2.1.2.1- Một số ít Kiểm sát viên chưa nhận thức đúng đắn, đầy đủ
về trách nhiệm thực hành quyền công tố trong điều tra các vụ án về
xâm phạm sở hữu
- Kiểm sát viên chưa nhận thức được tinh thần, ý thức trách
nhiệm trước Đảng, Nhà nước về hoạt động công tố; hoạt động công tố
là vì lợi ích của nhân dân, chống lại các tội phạm và vi phạm pháp luật.
Hoạt động thực hành quyền công tố góp phần giữ vững an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội.
- Kiểm sát viên chưa nhận thức được khi thực hành quyền công
tố là sự tác động của Viện kiểm sát vào hoạt động điều tra vừa mang
tính chế ước vừa mang tính phối hợp trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của
mỗi cơ quan.

14


2.1.2.2- Kỹ năng thực hành quyền công tố trong điều tra các vụ
án xâm phạm sở hữu của một số ít Kiểm sát viên còn hạn chế
- Công tác thực hành quyền công tố trong giải quyết tin báo, tố
giác tội phạm xâm phạm sở hữu có lúc chưa được thường xuyên; sự
phối hợp với Cơ quan điều tra trong công tác này có lúc còn hạn chế,
chưa chủ động.

- Thực hành quyền công tố trong việc đề ra yêu cầu điều tra các
vụ án xâm phạm sở hữu còn hạn chế. Một số bản yêu cầu điều tra không
sát, không đầy đủ, toàn diện.
- Khi thực hành quyền công tố một số ít Kiểm sát viên xây dựng
Cáo trạng chất lượng chưa đảm bảo về nội dung và hình thức theo quy
định của pháp luật và quy định của ngành.
- Có một số ít vụ án, Kiểm sát viên không nắm tiến độ điều tra,
không nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, việc đánh giá chứng cứ không toàn
diện, đầy đủ.
- Năng lực áp dụng pháp luật hình sự, tố tụng hình sự của một số
ít Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố trong điều tra các vụ án
xâm phạm sở hữu còn hạn chế.
2.1.2.3- Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát với Cơ quan điều tra
trong công tác thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án
xâm phạm sở hữucó lúc chưa được chặt chẽ, thường xuyên
Trong công tác thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các
vụ án xâm phạm sở hữu Viện kiểm sát với Cơ quan điều tra có mối
quan hệ rất chặt chẽ, chất lượng, hiệu quả hoạt động của từng cơ quan
phụ thuộc rất lớn vào mối quan hệ giữa hai chủ thể này, nếu mối quan
hệ này không chặt chẽ thường xuyênsẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng
công tác thực hành quyền công tố.
2.1.2.4- Chất lượng chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo về công tác
thực hành quyền công tố trong điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu có
lúc còn hạn chế
Công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Viện kiểm sát có lúc còn
hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, làm ảnh hưởng đến chất lượng

15



công tác. Việc kiểm tra chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Viện đối với
Kiểm sát viên thực hiện các thao tác nghiệp vụ theo Quy chế thực hành
quyền công tố và kiểm sát điều tra chưa đầy đủ. Những thiếu sót của
Kiểm sát viên trong quá trình thực hành quyền công tố chưa được phát
hiện, chấn chỉnh khắc phục kịp thời, còn có vụ án lãnh đạo Viện kiểm
sát nghe báo cáo không kỹ, không sâu, không tỉ mỉ, thiếu thận trọng
trong việc xem xét các chứng cứ buộc tội, gỡ tội, tin tưởng vào báo cáo
của Kiểm sát viên dẫn đến sai sót.
2.1.2.5- Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật của Viện kiểm sát còn
thiếu
Công tác đấu tranh chống tội phạm và phòng ngừa tội phạm đòi hỏi
cơ quan điều tra và Viện kiểm sát phải kịp thời không cho chậm chễ hoặc
vắng mặt nhưng phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, các
phương tiện hoạt động nghiệp vụ còn thiếu, không có. Lương và phụ cấp
cho Kiểm sát viên đã được Đảng và Nhà nước quan tâm nhưng chưa đáp
ứng được nhu cầu cuộc sống thực tiễn.
2.1.3- Nguyên nhân của những hạn chế
2.1.3.1- Nguyên nhân khách quan
- Hệ thống pháp luật của Nhà nước ta chưa hoàn thiện đầy đủ,
còn nhiều cách hiểu khác nhau của các cơ quan tiến hành tố tụng, người
tiến hành tố tụng trong áp dụng pháp luật; những văn bản quy phạm
pháp luật, hướng dẫn nghiệp vụ của các cơ quan có thẩm quyền chưa
được kịp thời, do đó tình trạng áp dụng pháp luật chưa được thống nhất,
hiệu quả.
- Công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Viện kiểm sát về hoạt
động thực hành quyền công tố trong điều tra các vụ án xâm phạm sở
hữu có lúc, có vụ án cụ thể chưa thật sát sao, kịp thời nên chất lượng
chưa cao.
- Số lượng Kiểm sát viên tại Viện kiểm sát nhân dân huyện Nghĩa
Hưng còn thiếu, đạt 60% trong khi chỉ tiêu ngành kiểm sát cho phép đủ

là 80%, còn lại 40% chuyên viên mới vào ngành. Một Kiểm sát viên
còn kiêm nhiệm nhiều công tác nghiệp vụ khác nhau.

16


- Mặc dù những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm tạo
điều kiện cải thiện về cơ sở vật chất, phương tiện giao thông, phương
tiện kỹ thuật thông tin liên lạc nhưng còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu
cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay.
2.1.3.2- Nguyên nhân chủ quan
- Năng lực, trình độ của một số ít Kiểm sát viên trong giai đoạn
hiện nay còn hạn chế, chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tiễn, yêu cầu cải
cách tư pháp, khi được phân công thực hành quyền công tố trong giai đoạn
điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu chưa thực hiện đầy đủ chức năng thực
hành quyền công tố mà Bộ luật tố tụng hình sự, Luật tổ chức Viện kiểm sát
nhân dân đã quy định. Năng lực thực tế của Kiểm sát viên còn hạn chế,
chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay, còn thụ
động chờ vào chỉ đạo của lãnh đạo Viện.
- Mối quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát với Cơ quan điều tra,
Kiểm sát viên với Điều tra viên trong hoạt động điều tra các vụ án xâm
phạm sở hữu có lúc chưa thường xuyên, chặt chẽ, chất lượng chưa cao;
đôi khi coi trọng việc phối hợp mà quên đi nhiệm vụ và trách nhiệm dẫn
đến nể nang, né tránh, ngại va chạm.
- Một số ít Kiểm sát viên chưa nhận thức đầy đủ về vị trí vai trò,
chức năng nhiệm vụ của ngành, chưa tự rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm
trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ
THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG ĐIỀU TRA CÁC VỤ

ÁN XÂM PHẠM SỞ HỮU TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
HUYỆN NGHĨA HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH
3.1 - Những giải pháp.
Trên cơ sở những hạn chế, tồn tại đã nêu ở phần trên và căn cứ
của pháp luật hiện hành, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
thực hành quyền công tố trong điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu,tác
giả luận văn đề ra một số giải pháp cụ thể như sau:

17


3.1.1- Tăng cường nhận thức đúng đắn về trách nhiệm thực
hành quyền công tố trong điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu
3.1.1.1- Tăng cường trách nhiệm thực hành quyền công tố là nâng
cao tinh thần, ý thức trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, trước sinh mạng
chính trị con người và nhiệm vụ được giao, nội dung này đòi hỏi:
- Kiểm sát viên phải trung thành tuyệt đối với chủ trương, đường
lối của Đảng, bảo vệ chế độ vì lợi ích của nhân dân, tích cực đấu tranh
chống các tội phạm và vi phạm pháp luật. Trong công tác cần khắc phục
tư tưởng pháp lý đơn thuần, chuyên môn nghiệp vụ tách rời chính trị,
đổi mới phương thức, nâng cao kỹ năng thực hành quyền công tố; chú
trọng nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã
hội; coi trọng bảo vệ quyền tự do dân chủ của công dân, quyền con
người trong tố tụng hình sự.
- Khi thực hành quyền công tố Kiểm sát viên được nhân danh
quyền lực Nhà nước do đó cần luôn quán triệt tư tưởng của Chủ tịch Hồ
Chí Minh dạy người cán bộ kiểm sát phải: “Công minh, chính trực,
khách quan, thận trọng, khiêm tốn”.
3.1.1.2- Trách nhiệm thực hành quyền công tố trong điều tra các
vụ án xâm phạm sở hữu là sự chủ động của Viện kiểm sát đối với hoạt

động điều tra.
Trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, Cơ quan điều tra và Viện
kiểm sát có vị trí, chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Cơ quan điều tra có
nhiệm vụ chứng minh sự thật vụ án, thu thập cả chứng cứ buộc tội và
chứng cứ gỡ tội. Viện kiểm sát có trách nhiệm thực hành quyền công tố,
quyết định việc buộc tội, gỡ tội trên cơ sở kết quả điều tra. Trên thực tế,
Cơ quan điều tra thường quan tâm tìm kiếm chứng cứ buộc tội hơn là
tìm kiếm chứng cứ gỡ tội, vẫn còn trường hợp tạm giam thay thế các
biện pháp điều tra. Thực tế đó đã đặt ra trách nhiệm của từng Kiểm sát
viên là phải áp dụng mọi biện pháp theo quy định của pháp luật một
cách chủ động, kịp thời, đảm bảo việc khởi tố điều tra, bắt, tạm giữ, tạm
giam có đủ căn cứ và hợp pháp; thể hiện đúng chính sách của Đảng và
Nhà nước “không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan

18


người vô tội”. Phát hiện và yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi vi phạm
pháp luật trong hoạt động điều tra.
3.1.1.3- Thực hiện tốt hoạt động kiểm sát điều tra là cơ sở thực
hiện hiệu quả trách nhiệm thực hành quyền công tố.
Để nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, Viện kiểm sát
phải kiểm sát chặt chẽ các thủ tục tố tụng và kết quả các hoạt động điều tra,
phát hiện và áp dụng các biện pháp theo luật định để yêu cầu Cơ quan điều
tra khắc phục kịp thời. Viện kiểm sát phải thường xuyên tổng hợp vi phạm
để kiến nghị Cơ quan điều tra khắc phục nhằm hạn chế những vi phạm
pháp luật trong hoạt động điều tra.
3.1.2- Tăng cường kỹ năng thực hành quyền công tố trong điều
tra các vụ án xâm phạm sở hữu
3.1.2.1- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát tố giác,

tin báo về tội phạm.
Để thực hiện trách nhiệm thực hành công tố ngay từ đầu, đơn vị
phải tích cực, chủ động trong công tác kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố
giác, tin báo về tội phạm. Trong đó cần phân định rõ Cơ quan điều tra có
trách nhiệm phát hiện tội phạm, kiểm tra, xác minh mọi thông tin tội phạm
thuộc thẩm quyền của mình, còn Viện kiểm sát bảo đảm để mọi tội phạm
xảy ra đều phải được Cơ quan điều tra có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết
theo đúng quy định của pháp luật.
3.1.2.2- Nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố
trong việc khởi tố trên cơ sở kiểm sát chặt chẽ căn cứ, thủ tục khởi tố vụ
án, khởi tố bị can.
Saukhi nhận quyết định khởi tố kèm theo tài liệu liên quan, Viện kiểm
sát khẩn trương nghiên cứu tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án để khẳng
định việc khởi tố vụ án là có căn cứ và đúng pháp luật hay không (nếu như
chưa thống nhất với Cơ quan điều tra trước khi khởi tố). Trong hoạt động
này, cần kiên quyết nhưng thận trọng, không chấp nhận việc khởi tố vụ án
hoặc không khởi tố vụ án không có căn cứ và trái pháp luật; yêu cầu khởi tố
bị can khi đã đủ căn cứ phạm tội nhưng kiên quyết từ chối phê chuẩn các
quyết định khởi tố bị can không có căn cứ và trái pháp luật.

19


3.1.2.3- Thực hành quyền công tố trong quyết định việc áp dụng
các biện pháp ngăn chặn trên cơ sở kiểm sát chặt chẽ các căn cứ áp
dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn, nhất là các biện pháp
tạm thời hạn chế quyền tự do, dân chủ của công dân là người bị bắt, bị
tạm giữ, tạm giam và các biện pháp cưỡng chế.
Kiểm sát viên kiểm sát chặt chẽ các căn cứ thực tế và căn cứ
pháp luật của việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn.

Khẩn trương phê chuẩn các biện pháp ngăn chặn khi đã có đủ căn cứ và
cần thiết để tạo cơ sở thuận lợi cho việc điều tra khám phá vụ án. Kiên
quyết không phê chuẩn việc gia hạn tạm giữ, phê chuẩn bắt bị can để
tạm giam hoặc tạm giam bị can không có căn cứ và trái pháp luật.
Không để xảy ra tình trạng vừa phê chuẩn sau đó phải hủy bỏ ngay vì
không đủ căn cứ hoặc xét thấy không cần thiết phải tạm giữ, tạm giam.
Viện kiểm sát phải thận trọng khi áp dụng các biện pháp cưỡng
chế như khám xét tạm giữ đồ vật, tiền bạc trong quá trình điều tra.
Trong mọi trường hợp khám xét có thu giữ tiền, công cụ phương tiện
gây án, vật chứng của vụ án, Viện kiểm sát đều phải yêu cầu Cơ quan
điều tra thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật;
phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp tùy tiện xử lý vật chứng hoặc
sử dụng tiền, vật chứng vào mục đích cá nhân, trái pháp luật gây thiệt
hại cho Nhà nước và công dân.
3.1.2.4- Kiểm sát viên phải bám sát các hoạt động điều tra, kịp
thời đề ra yêu cầu điều tra.
Kiểm sát viên chủ động nắm bắt diễn biến quá trình điều tra để
kịp thời đề ra yêu cầu điều tra sát đúng với những vấn đề cần chứng
minh của vụ án đảm bảo tính khả thi. Khi xét thấy cần thiết, Kiểm sát
viên có thể trực tiếp hỏi cung bị can, lấy lời khai người bị hại, nhân
chứng; tham gia các hoạt động điều tra để đảm bảo việc xử lý vụ án
đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Kiểm sát viên phải theo dõi chặt chẽ, nắm chắc tiến độ điều tra vụ
án, thường xuyên đôn đốc việc điều tra, yêu cầu Điều tra viên cung cấp
những tài liệu cần thiết về vụ án để thực hành quyền công tố kịp thời. Để
thực hiện được nội dung này, Kiểm sát viên cần trao đổi với Điều tra viên
về kế hoạch điều tra, mở sổ nhật ký kiểm sát điều tra để theo dõi tiến độ
đôn đốc Điều tra viên từng tuần và sau mỗi tháng có đánh giá quá trình, kết
20



quả điều tra. Tích cực đôn đốc Cơ quan điều tra nhanh chóng kết thúc điều
tra, đưa ra truy tố các vụ án.
3.1.2.5- Kiểm sát viên nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, chủ động phối
hợp chặt chẽ với Điều tra viên rà soát, đánh giá chứng cứ và các thủ
tục, biện pháp tố tụng đã áp dụng trước khi kết thúc điều tra.
Kiểm sát viên phải nghiên cứu kỹ các tài liệu, chứng cứ; đọc kỹ
hồ sơ, trích cứu những nội dung quan trọng; kịp thời phát hiện mâu thuẫn;
nắm bắt và xử lý kịp thời những khiếu nại tố cáo của người bị bắt, người bị
tạm giữ, bị can, của người bị hại và những người tham gia tố tụng điều tra
khác; nắm bắt ý kiến của người bào chữa cho bị can, của dư luận về quá
trình khởi tố, điều tra, xử lý vụ án.
3.1.2.6- Nâng cao năng lực áp dụng pháp luật (pháp luật hình sự,
pháp luật tố tụng hình sự…) của Kiểm sát viên khi thực hành quyền
công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu.
Để áp dụng đúng pháp luật hình sự, Kiểm sát viên cần xem xét
toàn bộ các mặt của sự việc, phân tích, chứng minh đầy đủ các tình tiết
có liên quan đến vụ án hình sự. Mỗi khi đưa ra kết luận về một sự kiện,
một tình tiết phải có căn cứ vững chắc về chứng cứ và pháp lý. Trong
trường hợp còn nghi ngờ về tính xác thực của tài liệu thì phải kiểm tra,
xác minh bằng cách trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo
pháp luật tố tụng hình sự quy định. Đối với từng loại án, Kiểm sát viên
cần nắm vững các dấu hiệu pháp lý đặc trưng, những đặc điểm hình sự
của mỗi loại tội phạm và tìm hiểu kiến thức các lĩnh vực có liên quan.
Nếu nhận thức không đúng thì sẽ làm sai, không thuyết phục Điều tra
viên. Kiểm sát viên phải phát huy năng lực tư duy biện chứng, có
phương pháp luận đúng đắn trong phán đoán, tư duy logic để xác định
mối quan hệ bản chất, quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan với
hậu quả của tội phạm để tránh sai lầm quy tội khách quan. Cũng như
mối quan hệ tất yếu giữa các yếu tố cấu thành tội phạm, cấu thành vi

phạm pháp luật để tránh hình sự hóa các quan hệ hành chính, dân sự,
kinh tế và ngược lại.
3.2.3- Đổi mới phương thức phối hợp với Cơ quan điều tra
trong thực hành quyền công tố các vụ án xâm phạm sở hữu
Trong quá trình thực hiện quyền công tố các vụ án xâm phạm sở
hữu, mối quan hệ với Cơ quan điều tra cần quan tâm cả những mặt
21


thuận lợi và khó khăn, cả tính chất chỉ đạo- chấp hành và tính chất phối
hợp công tác để chủ động xây dựng mối quan hệ này theo hướng tích
cực hiệu quả, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu cải cách tư pháp đặt ra. Biện
pháp hiệu quả nhất vẫn là tăng cường phối hợp giữa Viện kiểm sát với
Cơ quan điều tra ngay trong quá trình tổ chức thực hiện từng hoạt động
điều tra, nếu có vướng mắc hoặc phát sinh những vấn đề mới, Kiểm sát
viên phải kịp thời phối hợp, trao đổi với Điều tra viên để xử lý đồng
thời báo cáo lãnh đạo hai bên cho ý kiến giải quyết.
Viện kiểm sát cần tăng cường tổ chức rút kinh nghiệm về mối quan hệ
phối hợp với Cơ quan điều tra cùng cấp theo định kỳ hàng năm.

3.2.4- Nâng cao chất lượng quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác
thực hành quyền công tố trong điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu
Đơn vị quản lý chặt chẽ việc thụ lý, giải quyết các vụ án. Mở sổ
thụ lý theo dõi chặt chẽ việc thụ lý, giải quyết các vụ án hình sự. Sổ
phải ghi đầy đủ các nội dung, cột mục. Kiểm sát viên, cán bộ làm công
tác thực hành quyền công tố các vụ án nếu có hạn chế, tồn tại, sai sót,
Viện trưởng nhắc nhở, kiểm điểm rút kinh nghiệm ngay để phòng ngừa
những hạn chế, sai sót đối với các Kiểm sát viên khác.
3.2.5- Đổi mới phương thức đào tạo, nâng cao năng lực đội
ngũ cán bộ, Kiểm sát viên làm công tác thực hành quyền công tố

trong điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu
Đơn vị quán triệt đến mỗi Kiểm sát viên phải tự mình thường
xuyên cập nhật, tích lũy kinh nghiệm, cập nhật các kiến thức pháp lý,
kiến thức khoa học khác cần thiết cho công tác thực hành quyền công
tố. Kiểm sát viên mới được bổ nhiệm kinh nghiệm còn ít phải thường
xuyên học hỏi lãnh đạo đơn vị, các Kiểm sát viên có kinh nghiệm, đây
là giải pháp quan trọng, thiết thực và khả thi nhất.
3.2.6- Đề nghị với Viện kiểm sát cấp trên tăng cường cơ sở vật
chất, phương tiện làm việc cho Viện kiểm sát cấp huyện và hoàn
thiện chính sách tiền lương đối với cán bộ, Kiểm sát viên
Để hoạt động thực hành quyền công tố nói chung, thực hành
quyền công tố trong điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu nói riêng đạt
được chất lượng, hiệu quả thì phải cần tăng cường trang thiết bị,
phương tiện giao thông, liên lạc, trang thiết bị khoa học- công nghệ cho
Viện kiểm sát cấp huyện là hết sức cần thiết.
22


3.2.7- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, của cấp ủy và sự
quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương đối với hoạt động thực
hành quyền công tố của Viện kiểm sát
Tăng cường sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng đối với các cơ quan tư
pháp nói chung và Viện kiểm sát nói riêng về tư tưởng chính trị, công
tác tổ chức cán bộ, đảm bảo hoạt động của các cơ quan tư pháp và Viện
kiểm sát thực hiện đúng quan điểm của Đảng. Viện kiểm sát không tách
rời sự chỉ đạo của Đảng, tranh thủ ý kiến chỉ đạo của cấp ủy đảng, gắn
việc thực hiện công tác chuyên môn với việc phục vụ yêu cầu nhiệm vụ
chính trị địa phương.
3.2.8- Tăng cường giám sát của các cơ quan dân cử và của
nhân dân đối với hoạt động thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều

tra các vụ án xâm phạm sở hữu của Viện kiểm sát
Tăng cường sự giám sát của Hội đồng nhân dân;Ủy ban Mặt trận
tổ quốc và các thành viên của mặt trận đối với các ngành tư pháp nói
chung và Viện kiểm sát trong công tác thực hành quyền công tố trong
điều tra vụ án hình sự nói riêng, nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân
dân đối với hoạt động thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát.
KẾT LUẬN
1. Trong những năm qua, tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu
trên địa bàn cả nước nói chung và trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh
Nam Định nói riêng có nhiều diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng
về số vụ, tính chất mức độ hành vi phạm tội ngày càng huy hiểm hơn. Để
đảm bảo công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm xâm phạm sở hữu đạt
hiệu quả đòi hỏi các cấp ủy Đảng, hệ thống chính trị, toàn dân phải vào
cuộc. Trong đó Viện kiểm sát nhân dân đóng vai trò rất quan trọng trong
cuộc đấu tranh này. Việc nghiên cứu một cách cơ bản hoạt động thực hành
quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ ánxâm phạm sở hữu trên địa bàn
huyện Nghĩa Hưng là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Thực
tế hoạt động thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án xâm
phạm sở hữu trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng 05 năm qua đã đạt được
những kết quả đáng kể, đảm bảo cho hoạt động điều tra của Cơ quan điều
tra tuân thủ đúng pháp luật, góp phần cùng với các ngành, các cấp giữ vững
23


×