Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ở huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (623.94 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LẠI THỊ HUẾ

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
TẠO VIỆC LÀMCHOTHANH NIÊN NÔNG
THÔN Ở HUYỆN NGHĨA HƢNG, TỈNH NAM ĐỊNH

Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 60 34 04 02

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI - 2017


Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. ĐINH THỊ MINH TUYẾT

Phản biện 1: ………………………………………….
………………………………………….

Phản biện 2: ………………………………………….
…………………………………………

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện


Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà......
- Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia
Số:77 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 201...

Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia
hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn nằm trong hệ thống
chính sách an sinh xã hội được Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm. Nghị quyết
Hội nghị lần thứ bảy của Ban Chấp hành Trung ương khóa X "Về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa" đã chỉ rõ nhiệm vụ: "Nâng cao chất lượng lao động
trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên".
Tuy nhiên, việc làm cho thanh niên nông thôn vẫn trong tình trạng thiếu ổn
định, thất nghiệp có chiều hướng gia tăng, là một trong những nguyên nhân
nảy sinh nhiều tiêu cực, hệ lụy cho xã hội.
Nghĩa Hưng là một huyện phía nam tỉnh Nam Định, diện tích 250km2,
dân số khoảng 18 vạn người,

.
Chính vì vậy, mong muốn góp phần hoàn thiện chính sách tạo việc làm
cho thanh niên nông thôn trên địa bàn tỉnh Nam Định nói chung, và trên địa
bàn huyện Nghĩa Hưng nói riêng học viên chọn đề tài “Thực hiện chính sách
tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ở huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định”
làm luận văn thạc sĩ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến nghiên cứu lĩnh vực chính sách lao động – việc làm cho
lao động nông thôn nói chung và thanh niên nông thôn nói riêng có khá
nhiều học giả quan tâm và có các công trình khoa học như:
Nguyễn Đức Hoàng, năm 2009, “Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm
tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình”,
luận văn thạc sĩ.
Hà Duy Hào, năm 2010, “Tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn tỉnh
Nam Định đến năm 2015”, luận văn thạc sĩ.
Nguyễn Thúy Hà, năm 2013, “Chính sách việc làm – Thực trạng và
giải pháp”, báo cáo chuyên đề cuả Trung tâm thông tin khoa học – Viện
nghiên cứu Lập pháp.
1


Ngoài ra còn có một số luận văn thạc sỹ, khóa luận viết về chính sách
đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất, giải quyết việc
làm cho sinh viên mới tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có
công trình nghiên cứu nào đề cập và phân tích dưới góc độ chính sách việc
làm cho thanh niên trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm hoàn thiện việc thực hiện
chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện Nghĩa
Hưng, tỉnh Nam Định.
3.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa lí luận cơ bản về thực hiện chính sách tạo việc làm cho
TNNT
- Phân tích thực trạng thực hiện chính sách tạo việc làm cho TNNT trên
địa bàn huyện Nghĩa Hưng.

- Đề xuất một số giải pháp thực hiện chính sách tạo việc làm cho
TNNT trên đại bàn huyện Nghĩa Hưng
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quy trình thực hiện chính sách
tạo việc làm cho thanh niên nông thôn
4.2.Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
- Thời gian: nghiên cứu thực trạng từ năm 2011 – 2016, đề xuất giải
pháp cho thời gian tới.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.2. Phƣơng pháp luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng về tạo việc làm cho
lao động nông thôn và công tác thanh niên.
4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
2


- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp xử lý thông tin, số liệu
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lí luận
Luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận về thực hiện chính sách
tạo việc làm cho thanh niên nông thôn.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách tạo việc làm cho TNNT
từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng.
7. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học về thực hiện chính sách tạo việc làm cho
thanh niên nông thôn
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên
nông thôn tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
Chương 3: Phương hướng và giải pháp thực hiện chính sách tạo việc
làm cho thanh niên nông thôn huyện Nghĩa Hưng

3


Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TẠO
VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN
1.1. Một số khái niệm cơ bản về chính sách tạo việc làm cho thanh
niên nông thôn
1.1.1. Thanh niên nông thôn
Khái niệm
Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi. Tùy theo môi
trường hoạt động, đặc điểm nghề nghiệp người ta chia thanh niên thành các
nhóm đối tượng khác nhau: TNNT, thanh niên công nhân, thanh niên trong
lực lượng vũ trang. Mà ở đây, luận văn học viên nghiên cứu hướng tới nhóm
đối tượng TNNT. TNNT là thanh niên lớn lên ở nông thôn, có khả năng lao
động và hoạt động trong hệ thống kinh tế nông thôn.
Đặc điểm của thanh niên nông thôn
TNNT chiếm số lượng lớn trong cơ cấu lao động cả nước, sinh ra từ
nông thôn nên tiếp xúc với nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, bộ phận TNNT
đã qua đào tạo còn thấp.
TNNT có sức khỏe, năng động sáng tạo, khả năng hòa đồng cao, đáp

ứng được nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp về bộ phận nhân lực trẻ
khỏe, thậm chí trong các công việc dùng sức là chính.
Bên cạnh đó, TNNT hội nhập vào thị trường lao động không dễ dàng do
không có trình độ chuyên môn kĩ thuật hoặc chịu ảnh hưởng của cơ cấu lao
động tốt nghiệp đại học, cao đẳng và trường nghề quá mất cân đối. Tác phong
lao động công nghiệp, ý thức kỷ luật lao động còn yếu. Lao động thanh niên
nói chung có các mối quan hệ xã hội, nhất là mạng lưới tuyển dụng rất hạn chế.
Lao động là thanh niên nói chung còn mang tâm lý kén việc.
1.1.2. Tạo việc làm
Việc làm
Theo Điều 9, chương II (Việc làm) của Bộ Luật lao động nước
CHXHCNVN (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2012) quy định: " Việc làm là
hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm”.
4


Tạo việc làm
Con người cần có việc làm để tồn tại và phát triển, nhưng không phải ai
trong xã hội đến độ tuổi lao động đều có việc làm, nên tạo việc làm là điều
cần thiết của mỗi quốc gia. Tạo việc làm là quá trình tạo ra số lượng và chất
lượng tư liệu sản xuất; số lượng và chất lượng sức lao động và các điều kiện
kinh tế xã hội cần thiết khác để kết hợp tư liệu sản xuất và sức lao động.
1.1.3.Chính sách tạo việc làm
Ta có thể hiểu rằng: “Chính sách công là một chuỗi các quyết định của
nhà nước được thực thi trên thực tế nhằm giải quyết một vấn đề đang đặt ra
trong đời sống xã hội theo mục tiêu xác định”.
Việc tạo việc làm là một công việc mang tầm vĩ mô đòi hỏi phải có sự
quản lý, thực hiện của nhà nước. Do vậy, chính sách tạo việc làm là chính
sách công, là một chuỗi các quyết định của nhà nước được thực thi nhằm tạo
thêm nhiều việc làm trong xã hội.

1.1.4. Chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn
1.1.4.1. Khái niệm
Chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn là một chuỗi các
quyết định của nhà nước nhằm tạo thêm việc làm cho thanh niên nông thôn.
Các chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn
- Chính sách vay vốn cho TNNT
- Chính sách đào tạo nghề cho TNNT
- Chính sách tư vấn hướng nghiệp và lập nghiệp cho TNNT
- Chính sách xuất khẩu lao động cho TNNT
- Chính sách phát triển điểm, cụm công nghiệp và làng nghề tạo việc làm cho
TNNT

Nội dung chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn
Thứ nhất, xây dựng và ban hành các chính sách về tạo việc làm cho
TNNT. Nhà nước thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về thanh niên,
công tác thanh niên, tạo việc làm cho TNNT theo hướng:
Thứ hai, đào tạo ngành nghề, định hướng nghề nghiệp cho TNNT.
Thứ ba, ban hành và thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ và động viên
tinh thần cho thanh niên tìm kiếm và tự tạo việc làm tại địa phương.
5


Thứ tư, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý công tác tạo việc làm cho
TNNT. Thứ năm, tăng cường phối hợp công tác giữa chính quyền, cơ quan
QLNN với các tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp của thanh niên, các tổ
chức kinh tế, doanh nghiệp TVL nói chung, TNNT nói riêng.
1.1.5.Thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn
Thực hiện chính sách TVL cho TNNT là quá trình ban hành các văn
bản, chương trình, dự án thực hiện chính sách và tổ chức thực hiện chúng
nhằm hiện thực hóa mục tiêu TVL cho TNNT.

Các chủ thể tham gia thực hiện chính sách TVL cho TNNT bao gồm:
Đội ngũ làm công tác giải quyết việc làm và liên quan của cơ quan QLNN về
lao động việc làm. Đội ngũ làm việc trong bộ máy hoạt động của các cơ sở
đào tạo nghề. Đội ngũ chuyên gia giảng viên, giáo viên, huấn luyện viên
trong các cơ sở đào tạo nghề, các tổ chức hội, Đoàn Thanh niên và đơn vị,
doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh
Bên cạnh đó, để thực hiện được chính sách đòi hỏi phải có sự phối hợp
giữa cơ quan đoàn thể trong việc TVL cho TNNT.
1.2. Sự cần thiết phải thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh
niên nông thôn
1.2.1. Đưa chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn vào trong
cuộc sống
Việc thực hiện chính sách TVL cho TNNT là quá trình biến ý đồ thành
hiện thực, đưa chính sách vào trong cuộc sống. Nếu không có quá trình thực thi,
chính sách TVL cho TNNT mãi chỉ là chính sách trên giấy, không có giá trị
trong thực tiễn.
1.2.2. Từng bước thực hiện mục tiêu giải quyết tình trạng thiếu việc làm
cho thanh niên nông thôn
Tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp của TNNT hiện nay đang là vấn
đề mà Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Mà mục tiêu chính sách chỉ có thể đạt
được thông qua quá trình thực thi chính sách. Do vậy, thực hiện chính sách TVL
cho TNNT là rất quan trọng, cần đưa chính sách vào đời sống, xã hội.
1.2.3. Khẳng định tính đúng đắn cho việc xây dựng chính sách tạo việc
làm cho thanh niên nông thôn

6


C
giải

quyết việc làm cho nhiều TNNT
càng được xã hội thừa nhận và khẳng định
khi tiến hành xây dựng chính sách.
1.2.4. Góp phần hoàn thiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên
nông thôn
Khi triển khai chính sách bị tác động rất lớn bởi yếu tố môi trường, thực
hiện ở mỗi địa phương khác nhau là khác nhau, do đó khi thực hiện nó có thể sai
lệch với mục tiêu đã đặt ra. Thông qua việc thực hiện chính sách, người thực thi
đưa ra những đề xuất điều chỉnh chính sách sao cho phù hợp với đời sống xã hội
và rút ra những bài học kinh nghiệm cho thiết kế chính sách trong thời gian tới.
1.3. Quy trình thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông
thôn
1.3.1. Xây dựng kế hoạch triển khai chính sách tạo việc làm cho thanh
niên nông thôn
- Kế hoạch tổ chức điều hành: Hệ thống các cơ quan chủ trì và phối hợp,
đội ngũ nhân sự, quyền và trách nhiệm của cán bộ thực thi chính sách
- Kế hoạch cung cấp các nguồn lực dự kiến thực thi chính sách.
- Kế hoạch về thời gian triển khai thực hiện các bước thực thi chính sách.
- Kế hoạch kiểm tra thực thi chính sách là những dự kiến về tiến độ, hình
thức, phương pháp kiểm tra, giám sát tổ chức thực thi chính sách.
- Xây dựng dự kiến những nội quy, quy chế trong thực thi chính sách.

1.3.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách tạo việc làm cho thanh niên
nông thôn
Đội ngũ cán bộ phải được đào tạo phải có đủ trình độ, kinh nghiệm, kỹ
năng trong việc tuyên truyền, phổ biến chính sách. Chính sách công khi được
phổ biến, tuyên truyền phải đảm bảo tính trung thực những nội dung đã được
hoạch định.
Đối tượng phổ biến, tuyên truyền chính sách công, bao gồm: TNNT;
những công dân, đơn vị, tổ chức bị tác động gián tiếp bởi chính sách công đây là


7


những nhân tố góp phần làm cho chính sách công đạt hiệu quả, những đối tượng
tham gia thực thi, triển khai chính sách.
1.3.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh
niên nông thôn
Sự phân công phối hợp thực hiện chính sách TVL cho TNNT là phân
công cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp thực hiện chính sách. Hoạt động
phân công, phổi hợp diễn ra theo tiến trình thực hiện chính sách một cách chủ
động, sáng tạo để luôn duy trì chính sách được ổn định, góp phần nâng cao hiệu
lực, hiệu quả chính sách.
1.3.4. Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách tạo việc làm cho
thanh niên nông thôn
Đôn đốc, kiểm tra thực hiện chính sách nhằm làm cho các chủ thể thực thi
chính sách nêu cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện các biện pháp theo định
hướng chính sách.
1.3.5. Tổng kết việc thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên
nông thôn
Tổ chức thực thi chính sách TVL cho TNNT được tiến hành liên tục trong
thời gian dài. Do đó người ta có thể đánh giá từng phần hay toàn bộ kết quả thực
thi chính sách. Bên cạnh việc tổng kết, đánh giá kết quả chỉ đạo, điều hành của
các cơ quan nhà nước, còn xem xét, đánh giá việc thực thi của các đối tượng
tham gia thực hiện chính sách bao gồm các đối tượng thụ hưởng lợi ích trực tiếp
và gián tiếp từ chính sách, nghĩa là tất cả các thành viên xã hội với tư cách là
công dân.
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện chính sách tạo việc làm
cho thanh niên nông thôn
1.4.1. Yếu tố khách quan

Thứ nhất, bản chất vấn đề chính sách TVL cho TNNT
Thứ hai, môi trường thực hiện chính sách
Thứ ba, mối quan hệ giữa các đối tượng thực hiện chính sách
Thứ tư, tiềm lực các nhóm lợi ích trong việc thực hiện chính sách
Thứ năm, đặc tính của TNNT
1.4.2. Yếu tố chủ quan
Thứ nhất, tuân thủ quy trình thực hiện chính sách TVL cho TNNT

8


Thứ hai, năng lực thực thi của cán bộ, công chức
Thứ ba, điều kiện vật chất để thực hiện chính sách
Thứ tư, sự đồng tình, ủng hộ của dân chúng
1.4. Kinh nghiệm thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên
nông thôn ở một số địa phƣơng và bài học cho huyện Nghĩa Hƣng

1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương
Kinh nghiệm của huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
Kinh nghiệm huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
1.4.2. Giá trị tham khảo cho huyện Nghĩa Hưng
Một là, trong việc thực hiện chính sách TVL cho TNNT không thể
thiếu vai trò hỗ trợ của các cơ quan QLNN, sự vào cuộc của cả hệ thống
chính trị ở địa phương.
Hai là, tìm hiểu, nắm rõ thế mạnh của địa phương, phát triển làng nghề
và làng nghề truyền thống, thu hút nguồn lao động tại chỗ.
Thứ ba, việc tạo việc làm xuất phát từ nhu cầu thiếu việc làm của
TNNT và nhu cầu sử dụng lao động của các chủ lao động trên địa bàn huyện.
Thứ tư, đảm bảo sự phối hợp giữa chính quyền, trung tâm đào tạo và
doanh nghiệp để TNNT sau đào tạo có khả năng làm việc hoặc được nhận

vào làm việc.
Thứ năm, tư vấn, trợ giúp, hỗ trợ cho TNNT trong việc đào tạo, tìm
kiếm việc làm, tổ chức sản xuất kinh doanh.
Thứ sáu, phát triển kinh tế xã hội địa phương qua đó tạo thêm việc làm
cho TNNT.

9


Chƣơng 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀM
CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HUYỆN
NGHĨA HƢNG, TỈNH NAM ĐỊNH
2.1. Khái quát điều kiện phát triển và việc làm cho thanh niên nông
thôn huyện Nghĩa Hƣng
2.1.1. Điều kiện phát triển của huyện Nghĩa Hưng
Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý:
có các đường tỉnh lộ 55, 508, 493 chạy qua; bao gồm 25
đơn vị hành chính.
- Địa hình: Địa hình Nghĩa Hưng mang đặc điểm địa hình đồng bằng,
địa hình khá bằng phẳng, nghiêng và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam
- Khí hậu: là khu vực nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4
mùa rõ rệt.
- Tài nguyên đất: Diện tích đất tự nhiên huyện nghĩa Hưng là 25.047,77
ha. Đất đai Nghĩa Hưng là đất phù sa trẻ, riêng các xã ven biển là vùng đất
còn nhiễm mặn, vùng bãi triều là đất mặn.
- Tài nguyên nước: rất phong phú, cung cấp đầy đủ cho sinh hoạt của
nhân dân, cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

Tóm lại, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên huyện Nghĩa Hưng
rất thuận lợi cho môi trường sống của con người, sự phát triển của hệ sinh
thái động, thực vật và du lịch.
Điều kiện kinh tế
Nghĩa Hưng có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 12,08%/năm.
Thu nhập bình quân đầu người tăng đều qua các năm, năm 2016 đạt 36,2 triệu
đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế có chuyển biến tích cực theo hướng giảm tỷ
trọng nông nghiệp tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ.
Hoàn thành dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp phục vụ cho
thâm canh tập trung xây dựng Nông thôn mới. Huyện đã phê duyệt xong quy
hoạch Nông thôn mới của 25 xã, thị trấn trên địa bàn toàn huyện. Đến nay

10


11/25 xã,TT đã được tỉnh công nhận đạt và cơ bản đạt 19/19 tiêu chí trong
xây dựng Nông thôn mới. Nhiều công trình giao thông, thủy lợi, giao thông
kết hợp với thủy lợi quan trọng đã được đầu tư xây dựng. Tổng vốn huy động
từ ngân sách Nhà nước đầu tư xây dựng cơ bản 5 năm (2011 - 2015) đạt
3.314 tỷ đồng.
Điều kiện xã hội
- Về giáo dục đào tạo: sự nghiệp giáo dục đào tạo của Nghĩa Hưng tiếp
tục có những bước phát triển khá toàn diện, chất lượng dạy và học đã được nâng
lên. Giáo dục đào tạo huyện nhiều năm liền nằm trong tốp đầu của tỉnh
- Về văn hóa – thông tin – thể thao: Phong trào văn hóa, văn nghệ quần
chúng, thể dục thể thao, trò chơi dân gian được khơi dậy. Thực hiện tốt công
tác quản lý, tôn tạo, tu bổ, bảo tồn các di tích được quan tâm;
- Về Y tế - Dân số: có 210 giường bệnh tuyến huyện và 250 giường
bệnh tuyến xã. Tổng biên chế 412 cán bộ y tế, trong đó có 77 bác sĩ. Tính đến
năm 2015, dân số huyện Nghĩa Hưng là 179.715 người. Tỷ lệ phát triển dân

số tự nhiên là 0,98%.
- Về Lao động, thương binh và xã hội: Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế
độ chính sách cho các đối tượng chính sách. Từ năm 2010 – 2015 đã đào tạo
nghề cho 12.340 lượt học viên, tạo việc làm mới cho lao động đạt bình quân
3.500 người/năm, xuất khẩu lao động 160 người/năm.
2.1.2. Thực trạng việc làm của thanh niên nông thôn huyện Nghĩa
Hưng
Về số lượng
Huyện có 30.438 TNNT trong đó có 11.856 đoàn viên tham gia sinh
hoạt tại 43 đầu mối cơ sở Đoàn lực lượng lao động thanh niên chiếm 26,92%
lực lượng lao động toàn huyện. Năm 2016, tổng số thanh niên có mặt tại địa
phương là 15.213 người. Nghĩa Hưng có gần 30% thanh niên đi làm ăn xa.
Về trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật của thanh niên nông
thôn
Số lượng thanh niên đi học là khá cao. Một bộ phận TNNT đã qua đào
tạo ngắn hạn là những lao động đã được học qua các lớp dạy nghề ngắn hạn

11


hoặc đã các lớp sơ cấp, chiếm 11,22%. Năm 2016, 59,52% TNNT chưa qua
đào tạo nghề
Về tình trạng việc làm của thanh niên nông thôn
Khoảng 75% thanh niên có việc làm, trong đó 40% là có việc làm ổn
định. Từ năm 2012 - 2016, chương trình giải quyết việc làm của huyện đã tạo
việc làm mới cho 17.800 người, trong đó chỉ có khoảng 5.200 lao động là
TNNT,
Đánh giá về thanh niên nông thôn huyện Nghĩa Hưng
TNNT Nghĩa Hưng nhanh nhẹn, sáng tạo trong học tập, tích cực áp
dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ góp

phần xây dựng quê hương, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, có
phẩm chất tốt, có ý thức công dân, có tinh thần xung kích tình nguyện, tương
thân, tương ái.
2.2. Phân tích thực trạng thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh
niên nông thôn huyện Nghĩa Hƣng
2.2.1. Thực hiện chính sách vay vốn cho thanh niên nông thôn
Ngay khi có kế hoạch phân bổ nguồn vốn cho từng địa phương, UBND
huyện đã chỉ đạo Phòng Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Huyện
đoàn, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ huyện Nghĩa Hưng tổ chức tuyên truyền, tư
vấn, hỗ trợ về thủ tục hành chính thực hiện cho vay tín dụng đối với học sinh,
sinh viên, cho vay giải quyết việc làm. Hiện nay, huyện đang quản lý 8,7 tỷ
đồng nguồn vốn Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm và và 450 triệu đồng Quỹ
Giải quyết việc làm địa phương. Thông qua “kênh” vay vốn của Phòng
LĐTB&XH, từ năm 2014 - 2016 đã tiến hành vay vốn cho 184 dự án, cho vay
7.460 triệu đồng giải quyết việc làm cho 401 người, trong đó chủ yếu là TNNT.
Trong giai đoạn 2012 - 2016, toàn huyện đã có đoàn 7 xã, thị trấn với
53 tổ tiết kiệm vay vốn do Đoàn viên, thanh niên quản lý với tổng dư nợ đến
nay trên 37 tỷ đồng với 1.655 khách hàng là học sinh, sinh viên. Thông qua
Huyện đoàn, 08 dự án vay vốn của thanh niên được Ngân hàng chính sách
xã hội huyện giải ngân với số vốn là 80 triệu đồng/dự án.
Định kỳ hằng tháng, hằng quý huyện kiểm tra tình hình vốn cho vay, từ
đó có phương án đẩy mạnh lập dự án, giải ngân cho vay vốn, hạn chế tình trạng
ứ đọng vốn trong thời gian dài, đồng thời, tăng cường công tác thu hồi nợ đến

12


hạn, đẩy nhanh quay vòng vốn vay để tạo thêm nhiều cơ hội cho người lao động
có nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm.
2.2.2. Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn

Sau khi có kế hoạch của UBND tỉnh Nam Định về công tác đào tạo nghề,
UBND huyện Nghĩa Hưng đã đã ban hành kế hoạch đào tạo nghề hàng năm.
Phòng LĐTB&XH chủ trì phối hợp với các Phòng, Hội, Đoàn thể của
huyện tổ chức khảo sát nhu cầu học nghề; tuyên truyền, tư vấn; tổ chức công tác
dạy nghề; kiểm tra, thanh tra lớp học cho một số xã, thị trấn trong huyện.
Trong năm 2015 - 2016, Nghĩa Hưng đã kí kết đào tạo nghề cho 10 doanh
nghiệp, trong đó có 7 cơ sở sản xuất, 1doanh nghiệp tư nhân và 2 công ty cổ
phần, đào tạo cho 2 cơ sở sản xuất nông nghiệp, 2 cơ sở sản xuất tiểu thủ công
nghiệp, và 6 cơ sở dệt may. Thực hiện Đề án 1956, trong 5 năm (2012 - 2016)
Nghĩa Hưng đã mở các lớp dạy nghề ngắn hạn cho 2.008 TNNT, chủ yếu là
nghề may công nghiệp 1.474 người, đan cói xuất khẩu 204 người, trồng nấm
178 người, cắt tỉa cây cảnh 242 người, chăn nuôi 142 người, chiếm tỷ trọng
66,98% trên tổng số lao động được đào tạo nghề.
Trong 5 năm thực hiện (2012 - 2016) tổng kinh phí đào tạo nghề của
huyện theo Đề án là 4.738 triệu đồng, trong đó 3.164 triệu đồng là kinh phí đào
tạo cho TNNT, tập trung chủ yếu vào hỗ trợ kinh phí học nghề, việc đầu tư trang
thiết bị, cơ sở dạy nghề còn hạn chế. Nguồn tài chính đầu tư cho đào tạo nghề
không lớn, chủ yếu là sử dụng ngân sách trung ương.
Từ năm 2014 - 2016, Ban chỉ đạo đề án đã tiến hành tổ chức 15 đợt kiểm
tra các lớp dạy nghề trên địa bàn huyện. Cán bộ phụ trách công tác Lao động
thương binh và xã hội các xã, thị trấn có lớp học thường xuyên kiểm tra, báo cáo
tình hình học tập với Phòng LĐTB&XH huyện. Theo Báo cáo kết quả giám sát,
đánh giá thực hiện Đề án đào tạo nghề, trong năm 2014, tỷ lệ lao động làm đúng
với ngành nghề đào tạo là 89,15%, hai năm 2015 - 2016 là 86,3%.
2.2.3.Thực hiện chính sách tư vấn hướng nghiệp và lập nghiệp cho
thanh niên nông thôn
Các cấp bộ Đoàn huyện đã tăng cường các hoạt động tuyên truyền, tư
vấn, giới thiệu việc làm cho thanh niên, tổ chức các hoạt động tham quan mô
hình sản xuất làm kinh tế mới. Trong 5 năm từ năm 2012 - 2016, Huyện đoàn
đã tổ chức được 45 buổi tư vấn, định hướng nghề nghiệp thu hút sự tham gia


13


của 15.769 lượt đoàn viên thanh niên. Đảm bảo 100% đoàn viên thanh niên lớp
12 các trường THPT, Trung tâm giáo dục thường xuyên được tư vấn và định
hướng nghề nghiệp trước khi làm hồ sơ thi tuyển vào các trường đại học, cao
đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.
Ngoài ra, Huyện Đoàn đã tổ chức cho trên 500 lượt cán bộ, Đoàn viên
thanh niên tham gia học tập nghề nghiệp và việc làm tại tỉnh; lớp chuyển giao kĩ
thuật trong nông; diễn đàn do Tỉnh Đoàn tổ chức; Ban Thường vụ Huyện Đoàn
và Phòng công thương huyện tổ chức mở lớp “Khởi sự doanh nghiệp” để trang
bị những kiến thức, kỹ năng về sản xuất kinh doanh cho 50 thanh niên kinh
doanh giỏi; phối hợp với bưu điện huyện Nghĩa Hưng tổ chức triển khai mô hình
làm giàu, kỹ năng công tác xã hội cho 50 Đoàn viên ưu tú trong toàn huyện.
2.2.4. Thực hiện chính sách xuất khẩu lao động cho thanh niên nông
thôn
Theo hướng dẫn của Sở LĐTB&XH tỉnh Nam Định đã giới thiệu các
doanh nghiệp về tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn TNNT đăng ký đi xuất khẩu
lao động trên địa bàn huyện. Phòng LĐTB&XH và các tổ chức, đoàn thể tiến
hành tư vấn, hộ trợ TNNT về thủ tục hành chính khi tham gia xuất khẩu lao
động.
Hiện nay, thị trường xuất khẩu lao động chủ yếu là các nước như:

Loan, Malaysia, Dubai, Quata. TNNT Nghĩa Hưng đang
hướng đến xuất khẩu lao động có trình độ cao như làm y tá, giáo viên dạy tiếng
anh tại Nhật Bản, làm công nhân xuất khẩu đến công ty mẹ tại Đài Loan, Hàn
Quốc, tình trạng xuất khẩu đến các nước như Malaysia, Dubai, Quata có xu
hướng giảm dần. Mỗi năm, có khoảng 100 TNNT tham gia xuất khẩu lao động.
2.2.5. Thực hiện chính sách phát triển điểm, cụm công nghiệp và làng

nghề tạo việc làm cho thanh niên nông thôn
Nghĩa Hưng đã tiến hành xây dựng, quy hoạch CCN, ĐCN, làng nghề và
làng nghề truyền thống lồng ghép trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
huyện hàng năm. UBND huyện Nghĩa Hưng đã giao trách nhiệm cho Phòng
Công thương thực hiện, phối hợp với các Phòng Kế hoạch – Tài chính, Phòng
Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và các Phòng ban có liên quan tổ chức
giám sát, kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư phát triển trên địa bàn huyện
theo chức năng được phân công. Thường xuyên rà soát, cập nhật, báo cáo

14


UBND huyện, xây dựng kế hoạch trình UBND tỉnh xem xét, quyết định điều
chỉnh, bổ sung quy hoạch này kịp thời, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện và của tỉnh trong từng giai đoạn quy hoạch.
Hiện nay, CCN Nghĩa Sơn thu hút trên 3.200 lao động, ĐCN Nghĩa Thái
với 2.100 lao động, ĐCN Nghĩa Lạc với 800 lao động, ĐCN Nghĩa Minh sắp
đưa vào hoạt động nhu cầu lên đến 4.000 lao động. Các CCN hoạt động chủ yếu
ở lĩnh vực may mặc, không yêu cầu trình độ quá cao, thời gian học nghề từ 2 - 3
tháng, mức lương trung bình 3,4 - 4,5 triệu đồng/tháng, thu hút phần lớn TNNT
tham gia. Tính đến cuối năm 2016, trên địa bàn huyện có 176 doanh nghiệp
đang hoạt động với trên 6.194 lao động, trong đó có khoảng trong đó 12 đơn vị
sử dụng từ 70 lao động trở lên.
Nghĩa Hưng cũng chú trọng phát triển làng nghề thu hút trên 1.200 lao
động làm việc lúc nông nhàn, thu nhập tuy không cao nhưng ổn định.
2.3. Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh
niên nông thôn
2.3.1 Kết quả đạt được trong việc thực hiện chính sách tạo việc làm cho
thanh niên nông thôn
- Một là, xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách ngay khi có quyết định,
dự án của UBND tỉnh Nam Định.

- Hai là, thực hiện tuyên truyền phổ biến chính sách được tiến hành trên
các phương tiện thông tin đại chúng, có sự phối hợp với các tổ chức đoàn, hội
tuyên truyền chính sách.
- Ba là, việc phân công phối hợp đã được xác định ngay trong kế hoạch tổ
chức thực hiện chính sách và nhiệm vụ của từng phòng ban có liên quan đến
việc thực hiện chính sách.
- Bốn là, đều tiến hành thực hiện kiểm tra, đôn đốc từ đó làm cơ sở cho
các phòng, ban được giao thực hiện chính sách báo cáo tổng kết cuối năm.
2.3.2. Hạn chế trong việc thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh
niên nông thôn
Một là, trong quá trình lập kế hoạch hầu hết các chính sách chưa xây dựng
được kế hoạch kiểm tra thực thi chính sách công.
Hai là, khả năng thẩm thấu chính sách đến người dân còn hạn chế.

15


Ba là, quy chế ràng buộc trách nhiệm giữa các cơ quan phối hợp thực hiện
chính sách chưa cao, khả năng báo cáo và cập nhật thông tin giữa các phòng ban
và các cấp chính quyền còn hạn chế.
Bốn là, thực hiện đôn đốc, kiểm tra quá trình thực hiện chính sách theo
phương thức truyền thống, dẫn đến việc phát hiện vấn đề phát sinh trong quá
trình thực thi chậm
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế
Một là, thiếu những chính sách nhất quán, đồng bộ, lâu dài đối với công
tác thanh niên, tạo việc làm cho thanh niên.
Hai là, năng lực của cán bộ công chức thực hiện chính sách công còn hạn
chế.
Ba là, nội dung và phương thức tuyên truyền chưa đáp ứng được yêu cầu
chính sách.

Bốn là, kinh phí cho việc thực hiện chính sách chưa đáp ứng được nhiệm
vụ và nhu cầu giải quyết việc làm của TNNT.
Năm là, sự phân công, phối hợp nhiệm vụ giữa các đơn vị tổ chức thực thi
chính sách chưa thực sự khoa học, vẫn có sự chồng chéo, trùng lặp.
Sáu là, hoạt động kiểm tra, đôn đốc chưa được thực hiện thường xuyên.

16


Chƣơng 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN
HUYỆN NGHĨA HƢNG, TỈNH NAM ĐỊNH
3.1. Quan điểm và định hƣớng cơ bản về hoàn thiện chính sách tạo
việc làm cho thanh niên nông thôn
3.1.1. Quan điểm của Đảng về công tác thanh niên và lao động việc làm
Quan điểm của Đảng về công tác thanh niên
Đảng ta luôn đề cao vai trò, vị trí của thanh niên, đồng thời, Đảng đã đề ra
nhiều chủ trương giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức thanh niên thành lực
lượng hùng hậu, trung thành, kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc,
coi trọng thanh niên trong đào tạo nguồn nhân lực của đất nước “Vấn đề của
thanh niên phải được đặt ở vị trí trung tâm của chiến lược phát huy nhân tố và
nguồn lực con người”, từ đó đặt ra nhiệm vụ cấp bách của Đảng và Nhà nước là
“Giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên là ưu
tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước”
Quan điểm của Đảng về lao động việc làm
Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người,
ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính
đáng và yêu cầu bức xức của nhân dân.
Phát triển thị trường lao động trong mọi khu vực kinh tế, tạo sự gắn kết

cung - cầu lao động, phát huy tính tích cực của người lao động trong học nghề,
tự tạo và tìm việc làm
Giải quyết việc làm phải thực hiện một nguyên tắc cơ bản là đảm bảo
công bằng xã hội. Phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo đảm công bằng,
bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với
tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần; giữa đáp ứng các
nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài; giữa cá nhân với tập thể và cộng
đồng xã

17


Đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự
phát triển đất nước thời kỳ CNH - HĐH. Nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ về tài
chính để xúc tiến việc làm, đào tạo nghề cho người lao động; Nhà nước bảo vệ,
khuyến khích mọi người làm giàu một cách chính đáng, bảo vệ quyền tự do di
chuyển chỗ làm, việc làm, tự do hành nghề.
Tiến hành hỗ trợ tài chính, cho vay vốn hoặc miễn thuế và áp dụng các
biện pháp khuyến khích để người lao động có khả năng lao động tự giải quyết
việc làm, để các tổ chức, đơn vị và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế phát
triển nhiều ngành, nghề mới nhằm tạo việc làm cho người lao động.
3.1.2. Định hướng của tỉnh Nam Định về tạo việc làm cho thanh niên
TVL cho người lao động phải gắn với chương trình phát triển kinh tế - xã
hội. Thực hiện quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ đầu tư để phát triển
kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, các làng nghề và làng nghề truyền thống,
dịch vụ tại chỗ.
Phát triển và nâng cao năng lực của các trường, cơ sở dạy nghề và trung
tâm giới thiệu việc làm.
Công tác đào tạo nghề phải bám sát với nhu cầu sử dụng lao động, gắn
liền với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực, tích cực đẩy mạnh đào tạo nghề,

truyền nghề trong các cơ sở doanh nghiệp, làng nghề.
Huy động các nguồn lực để tăng vốn vay về giải quyết việc làm, đầu tư
ngân sách thỏa đáng để mở rộng mạng lưới dạy nghề, phổ cập nghề cho người
lao động.
Xây dựng chương trình về định hướng nghề nghiệp và việc làm. Mở rộng
các hình thức tư vấn nghề, tư vấn khởi nghiệp, nâng cao năng lực cũng như hiệu
quả hoạt động các trung tâm dịch vụ việc làm địa phương.
Nghiên cứu và xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích, ưu đãi về thuế,
nguồn vốn, mặt bằng, cải cách thủ tục hành tạo môi trường thuận lợi cho các
doanh nghiệp đầu tư phát triển tại các khu vực ngoại thành và khu vực nông
thôn thúc đẩy giải quyết việc làm cho người lao động.
Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội ở địa phương. Tập trung vào các chính
sách đối với lao động nông thôn bị mất việc làm, thiếu việc làm do có đất bị thu
18


hồi hoặc gặp rủi ro bởi những bất cập khi xây dựng các khu công nghiệp, các
chính sách về bảo hiểm xã hội, đặc biệt là bảo hiểm thất nghiệp.
3.1.3. Mục tiêu của huyện Nghĩa Hưng về công tác tạo việc làm cho
thanh niên nông thôn
- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trên 7%/năm (giá so sánh
năm 2010). Thu nhập bình quân đầu người: trên 50 triệu đồng/người/năm.
- Về cơ cấu kinh tế phấn đấu:
+ Nông, lâm ngư nghiệp là 25%
+ Công nghiệp - Xây dựng là 40,5%, tốc độ tăng trưởng bình quân ngành
là 12,4%/năm (giá so sánh năm 2010).
+ Dịch vụ - Thương mại là 34,5%, tốc độ tăng trưởng bình quân ngành là
8,6%/năm (giá so sánh năm 2010).
- Thu ngân sách tăng bình quân 10%/năm so với dự toán tỉnh giao
- Trung bình hàng năm tạo việc làm mới cho hơn 3.500 lượt người (không

kể số lao động ngoài huyện), tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65 - 70%.
- Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm từ 1,2 - 1,5% (theo chuẩn nghèo giai
đoạn 2016 - 2020)
- Trước năm 2020, hoàn thành phổ cập giáo dục THPT cho toàn bộ thanh
niên đang trong độ tuổi đi học, kiên cố hóa trường lớp phấn đấu 50% trường
THPT đạt chuẩn quốc gia.
3.2. Giải pháp thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông
thôn trên địa bàn huyện Nghĩa Hƣng
3.2.1. Xác định rõ mục tiêu và điều kiện cụ thể của địa phương trong
xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh
niên nông thôn
Nhận thức đầy đủ, đúng đắn mục tiêu chính sách là yêu cầu đầu tiên trong
quá trình hiện thực hóa chính sách. Các nhà hoạch định chính sách, tổ chức thực
thi chính sách, lực lượng tham gia và cả các đối tượng chịu ảnh hưởng chính
sách cần hiểu rõ mục tiêu của chính sách nhằm tạo sự đồng thuận trong quá trình
tổ chức thực thi. Năm chính sách có nội dung và ý nghĩa khác nhau nhưng đều
hướng tới mục tiêu chung là TVL cho TNNT, xác định rõ mục tiêu chính sách là
cơ sở đưa ra các giải pháp cho từng chính sách.

19


Hơn nữa, quá trình thực hiện chính sách TVL cho TNNT được áp dụng
vào trong thực tế, tuy mặt bằng chung các xã trong huyện có điều kiện tương
đồng nhưng cũng có sự phân chia nhất định: khu vực có đất phù sa trẻ, khu vực
đất nhiễm mặn - cùng bãi triều; khu vực làng nghề; khu vực quy hoạch các
điểm, CCN; khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển và kém phát triển.
Mỗi khu vực trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng lại có những đặc điểm khác nhau
nên phải xác định rõ điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng khu vực để xây
dựng kế hoạch triển khai thực thi chính sách phù hợp, trách tình trạng áp dụng

thực hiện chính sách một cách dàn trải, hàng loạt. Ngoài ra, việc xây dựng kế
hoạch cũng phải phù hợp với nhu cầu thực tiễn, giải quyết các khó khăn và có
phương hướng điều chỉnh kịp thời sao cho chính sách tiếp tục được thực hiện.
3.2.2. Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền phổ biến chính sách
phù hợp với thanh niên nông thôn
Tuyên truyền, phổ biến chính sách TVL cho TNNT vốn là một bước trong
quy trình thực thi chính sách. Tuy nhiên, việc thực hiện bước này còn hạn chế
cần đưa ra biện pháp để công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách được thực
hiện tốt hơn. Các chính sách đều được tổ chức tuyên truyền và phổ biến rộng rãi
nhưng chưa thực sự thu hút sự quan tâm của người dân hoặc năng lực thực hiện
công tác tuyên truyền chưa đáp ứng được với yêu cầu tuyên truyền phổ biến, làm
đối tượng hiểu sai hoặc hiểu không đẩy đủ ý nghĩa của việc thực thi chính sách.
Do vậy cần đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyên phổ biến để hoạt
động này chuyển biến tích cực. Tùy vào những chính sách khác nhau có thể thực
hiện tuyên truyền, phổ biến bằng các hình thức khác nhau như: Mở các lớp tập
huấn tập trung để quán triệt, nghiên cứu các nội dung chính sách, bàn các giải
pháp và phân công thực hiện, tổ chức các lớp tuyên truyền chính sách cho các cơ
quan thông tin đại chúng, cán bộ tuyên truyền, gửi các tài liệu hướng dẫn nghiên
cứu chính sách cho các tổ chức, doanh nghiệp để tự nghiên cứu và xây dựng
chương trình tham gia thực hiện chính sách.
3.2.3. Nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức thực hiện chính
sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn
Nâng cao năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các công chức,
viên chức thực hiện chính sách TVL cho TNNT. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ công
chức cấp xã.

20


Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về QLNN, quản lý nguồn

nhân lực về lao động việc làm cho cán bộ công chức.
Tăng cường đội ngũ chuyên trách về chính sách việc làm, bố trí đủ biên
chế cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý dạy nghề. Từng bước chuyên
trách hóa công tác LĐTB&XH ở cấp xã. Hoàn thành hệ thống mạng lưới thông
tin, thống kê về việc làm và thị trường lao động; nắm bắt diễn biến cung cầu lao
động nhằm điều chỉnh, di chuyển lao động để xây dựng kế hoạch tạo việc làm,
thu hút lao động tại chỗ và lao động đi làm ăn xa.
Đẩy mạnh việc tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học chính
quy có chuyên môn phù hợp về công tác tại các xã, thị trấn. Tổ chức thi tuyển
công chức đảm bảo khách quan, công bằng và mang tính cạnh tranh cao.
Thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá, khen thưởng và kỷ luật đối với cán
bộ công chức tham gia thực thi chính sách, qua đó nâng cao chất lượng đội ngũ
nhân sự, phát hiện những tiêu cực từ cán bộ và công tác cán bộ và có hành động
khen thưởng, động viên kịp thời đối với những nhân tố tích cực.
3.2.4. Huy động nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất thực hiện chính
sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn
Tạo điều kiện cho TNNT và lao động địa phương tham gia xây dựng các
công trình trọng điểm, các dự án, công trình xây dựng ĐCN, CCN, cơ sở hạ tầng
nông thôn.
Xây dựng cơ chế góp cổ phần đối với những lao động làm việc trong các
CCN, ĐCN.
Kêu gọi các chủ dự án, chủ doanh nghiệp trong các CCN, ĐCN sử dụng
lao động địa phương, công khai về ngành nghề, yêu cầu trình độ cũng như tổng
lao động để địa phương có phương án đào tạo và tư vấn hướng nghiệp.
Lựa chọn các nghệ nhân có tay nghề cao đẩy mạnh công tác truyền nghề
và dạy nghề tại các làng nghề truyền thống. Khuyến khích các đơn vị, cơ sở
doanh nghiệp xây dựng và mở các lớp đào tạo nghề.
3.2.5. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế phối hợp các cơ quan, tổ
chức, đoàn thể trong thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông
thôn

Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách TVL cho TNNT huyện Nghĩa
Hưng cần tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan tổ chức, đoàn thể trong quá

21


trình thực thi chính sách. Các ngành chức năng có liên quan tích cực tham mưu
cho UBND huyện triển khai, hướng dẫn các văn bản liên quan đến hoạt động
TVL cho TNNT. Phòng LĐTB&XH là đầu mối điều tiết của các ngành, các cấp,
tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trong việc thực hiện chính sách TVL cho TNNT.
3.2.6. Thực hiện thường xuyên hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết
khiếu nại tố cáo và xử lý nghiêm vi phạm về tạo việc làm cho thanh niên nông
thôn
Tiến hành thanh tra, kiểm tra các cơ quan thực hiện chức năng QLNN về
giải quyết việc làm và các đơn vi, cơ sở doanh nghiệp và TNNT trên địa bàn
huyện tạo điều kiện xem xét hệ thống văn bản pháp luật có thực sự phù hợp với
thực tiễn, cuộc sống của người dân, và nâng cao trách nhiệm thẹc thi chính sách
của cán bộ công chức
Thường xuyên theo dõi, những biến động của thị trường lao động. Gắn
liền việc theo dõi và cung cấp thông tin về thị trường lao động sẽ góp phần định
hướng tốt nghề nghiệp cũng như tư vấn học nghề cho TNNT.
Thực hiện kiểm tra các cơ sở đào tạo nghề về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo
viên giảng dạy, chương trình dạy học để đảm bảo chất lượng đào tạo, đầu ra,
cũng như điều kiện học tập cho người lao động.
Tăng cường kiểm tra tình hình sử dụng lao động tại các cơ sở sản xuất,
kinh doanh có sử dụng lao động để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho
TNNT.
3.2.7. Phối hợp thực hiện các tiểu chính sách tạo việc làm cho thanh
niên nông thôn hướng tới mục tiêu chung
Đào tạo nghề gắn với hỗ trợ vay vốn và thành lập mô hình liên kết sản

xuất để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo kỹ thuật nghề cũng như hiệu quả sản
xuất cho TNNT.
Các cơ sở đào tạo nghề tham gia vào các chương trình hướng nghiệp và tư
vấn nghề đào tạo cho TNNT còn đang sinh hoạt tại các trường phổ thông trung
học, cũng như TNNT toàn huyện, từ đó tiến hành phân luồng đào tạo và TNNT
sớm được tiếp cận với các hình thức học nghề nếu không có nhu cầu học đại
học, cao đẳng.

22


Tăng cường liên kết giữa các cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp có nhu cầu
đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, tạo điều kiện để các cơ sở
dạy nghề xây dựng kế hoạch dạy nghề phù hợp.
Phối hợp giữa quy hoạch phát triển ĐCN, CCN và làng nghề với các cơ
sở đào tạo nghề cũng như hoạt động tư vấn hướng nghiệp và lập nghiệp trên địa
bàn huyện giúp TNNT nắm bắt được nhu cầu việc làm cũng như các yêu cầu cần
thiết khi tham gia vào thị trường lao động và khởi nghiêp.

23


×