Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

7 điều cần lưu ý với người bệnh cao huyết áp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (887.03 KB, 7 trang )

7 điều cần lưu ý với người bệnh cao huyết áp
7 điều cần lưu ý với người bệnh cao huyết áp
Trong bài viết trước, matmasuckhoe đã cùng các bạn làm rõ một cách cơ bản nhất
thế nào là bệnh cao huyết áp. Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới
(WTO), bệnh cao huyết áp là một trong 10 bệnh lý nguy hiểm nhất hiện nay.
Bên cạnh dùng thuốc thì chế độ ăn uống, sinh hoạt cho người cao huyết áp
cũng đóng vai trò quan trọng, giúp cải thiện tình trạng bệnh.
>>Đọc thêm: Bệnh cao huyết áp là gì?
Vậy chế độ ăn uống và sinh hoạt của người cao huyết áp nên điều chỉnh thế nào
cho phù hợp nhất? Sau đây là những lưu ý cơ bản nhất, các bạn cùng tham khảo
nhé !
Hạn chế muối
Theo nghiên cứu, những vùng dân cư có thói quen ăn mặn thường có tỷ lệ người bị
tăng huyết áp cao hơn những vùng khác. Cụ thể, tại Hà Nội, chế độ ăn trung bình
khoảng 9g muối/ ngày, tỷ lệ dân bị tăng huyết áp gần 11%. Trong khi đó, tại Nghệ
An, địa phương có tập quán ăn mặc hơn với chế độ ăn trung bình 14g muối/ngày,
tỷ lệ dân bị tăng huyết áp cao hơn hẳn là gần 18%.
Nếu người bình thường được khuyến cáo ăn dưới 6g muối/ ngày thì người bị tăng
huyết áp nên ăn nhạt hơn, chỉ khoảng từ 2-4g muối/ngày. Muối ở đây được tính từ
tất cả các nguồn như nước chấm, gia vị, bột nêm và các thực phẩm đóng hộp, bánh
mì, mì ăn liền…


Tránh uống rượu
Người bệnh cao huyết áp cần tránh uống rượu trong khi điều trị bệnh
Thói quen uống rượu cũng khiến bệnh tăng huyết áp tăng cao. Theo nghiên cứu,
đàn ông uống khoảng 2 ly nhỏ mỗi ngày có nguy cơ bị tăng huyết áp cao gấp 2,42
lần so với người không uống rượu. Đồng thời uống nhiều rượu về mùa đông có thể
gây ra các tai biến. Vì thế người cao huyết áp cần lưu ý trong chế độ ăn uống cần
hạn chế rượu, bia.



Hạn chế ăn chất béo
Có khoảng 50% người bệnh tăng huyết áp có kèm bệnh mỡ máu cao. Do đó người
bệnh tăng huyết áp nên tránh ăn thịt mỡ, không nên ăn nước thịt mỡ, phủ tạng động
vật, hạn chế ăn thịt động vật. Thay vào đó, người tăng huyết áp nên tăng cường ăn
cá, khoảng 3-4 lần/ tuần. Đồng thời nên ăn các chế phẩm từ đậu tương như nước
đậu nành, đậu phụ…


Ăn nhiều rau xanh, quả chín
Trong loại thực phẩm này chứa nhiều kali, magie có tác dụng lợi tiểu, giúp thải bớt
lượng muối đã dung nạp vào cơ thể, từ đó giúp giảm huyết áp.
Người bị tăng huyết áp nên ăn nhiều rau xanh quả chín hơn những người khác.
Nếu một người bình thường được khuyến nghị nên ăn 300g rau xanh mỗi ngày thì
người bị tăng huyết áp nên ăn 500g mỗi ngày. Người bệnh cũng có thể ăn 100300g quả chín mỗi ngày.
Những loại hoa quả giàu kali là chuối, quả bơ, nước ép cà chua, nước ép cam, dưa
gang, quả chà là, nho khô, quả mơ khô, sữa chua…cũng rất tốt cho người bệnh cao
huyết áp.


Uống nhiều nước
Người bệnh cũng cần phải uống đủ lượng nước hàng ngày, có thể thay nước trắng
bằng các loại nước chè xanh, nước vối… Hợp chất tự nhiên trong chè xanh có thể
phòng ngừa tăng cholesterol trong máu, hạn chế máu đông nghẽn mạch, giảm xơ
vữa động mạch – các vấn đề thường xảy ra với người bệnh tăng huyết áp.
Ngưng hút thuốc
Là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa cả bệnh tim mạch lẫn không tim mạch
ở người cao huyết áp.



Tăng hoạt động thể lực
Nếu là người béo phì nên tập luyện giảm bớt béo phì, người sống tĩnh tại. Cần tập
thể dục đều đặn ở mức vừa phải như đi bộ hoặc bơi lội trong vòng 30 –45 phút, 34
lần/tuần. Các hoạt động thể dục này hiệu quả hơn chạy hoặc nhảy. Có thể làm giảm
huyết áp tâm thu từ 4- 8mmHg. Các tập luyện nặng như cử tạ có tác dụng làm tăng
huyết áp, vì vậy nên tránh.




×