Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Pháp luật về An toàn thực phẩm Từ thực tiễn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

………/.………

…../ ….

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THỊ MINH

PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ
BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP - LUẬT HÀNH CHÍNH

BUÔN MA THUỘT, NĂM 2017

HÀ NỘI – 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

………/.…….

…../ ….

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA



NGUYỄN THỊ MINH

PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ
BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HIẾN PHÁP – LUẬT HÀNH CHÍNH

Mã số: 60 38 01 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS-TS NGUYỄN BÁ CHIẾN

BUÔN MA THUỘT, NĂM 2017

HÀ NỘI – 2013


LỜI CAM ĐOAN
Bằng văn bản này, tác giả xin cam đoan rằng các nội dung được trình bày
trong Luận văn “Pháp luật về An toàn thực phẩm - Từ thực tiễn Thành phố Buôn
Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tác giả.
Tác giả xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu do chính tác
giả thực hiện. Các số liệu trích dẫn nêu trong luận văn là trung thực và được tác
giả chú thích rõ ràng.
Tác giả

Nguyễn Thị Minh


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i

MỤC LỤC ...................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................. iii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ....................................................................... iv
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 01
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ AN
TOÀN THỰC PHẨM ................................................................................. 07
1.1. Những khái niệm cơ bản ................................................................ 07
1.2. Nội dung chủ yếu của pháp luật về an toàn thực phẩm và thực hiện
pháp luật về an toàn thực phẩm..................................................................... 14
1.3. Sự cần thiết và vai trò của pháp luật về an toàn thực phẩm trong đời
sống xã hội Việt Nam hiện nay ..................................................................... 26
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK .................................................... 37
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến thực
hiện pháp luật về an toàn thực phẩm............................................................. 37
2.2. Phân tích thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về an toàn thực
phẩm trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột ............................................. 41
2.3. Đánh giá thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về an toàn thực
phẩm trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột ............................................. 63
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ
BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK .................................................... 70
3.1. Quan điểm đảm bảo an toàn thực phẩm ở nước ta trong giai đoạn
hiện nay ......................................................................................................... 70
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về an toàn thực phẩm từ thực tiễn
Thành phố Buôn Ma Thuột ........................................................................... 74
KẾT LUẬN .......................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 95
Trangii



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ATTP

: An toàn thực phẩm

ATVSTP

: An toàn vệ sinh thực phẩm

HĐND

: Hội đồng Nhân dân

UBND

: Ủy ban nhân dân

FAO (Food and Agriculture
Organization)

: Tổ chức nông lương thế giới

FBD
(Food Borne Disease)

: Bệnh truyền qua thực phẩm


FDA
(Food and Drug Administration)

: Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược
phẩm Mỹ

GHP
(Good Hygiene Practice)

: Thực hành vệ sinh tốt

GMP
(Good Manufacturing Practice)

: Thực hành sản xuất tốt

HACCP
(Hazard Analysis and Critical
Control Points)

: Phân tích mối nguy hiểm và kiểm soát
tới hạn

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

VSATTP

: Vệ sinh an toàn thực phẩm


WHO (World Health Organization)

: Tổ chức Y tế Thế giới

Trang iii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.2. Tình hình kiểm tra ATTP trên địa bàn Thành phố Buôn Ma
Thuột, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-2016 ...................................................... 62
Biểu đồ 2.2. Tình hình xử phạt vi phạm ATTP trên địa bàn Thành phố Buôn
Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-2016 ............................................... 62

Trang iv


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
An toàn thực phẩm là một trong những vấn đề mà Đảng, Nhà nước ta
từ lâu đã đặc biệt quan tâm và coi đây là một vấn đề có ý nghĩa lớn về kinh tế
- xã hội, về an toàn xã hội, sức khoẻ cộng động, về bảo vệ môi trường và cũng
là vấn đề có ảnh hưởng lớn đến tiến trình hội nhập của Việt Nam. Do vậy,
Đảng và Nhà nước ta thường xuyên chỉ đạo và đưa ra các giải pháp nhằm
hoàn thiện pháp luật về ATTP, không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý nhà nước về an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Trong những năm qua, do tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường và
hội nhập quốc tế đã thúc đẩy kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần
của người dân không ngừng được nâng lên; từ chỗ ăn no, mặc ấm, người dân
ngày càng có nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp, từng bước cải thiện, nâng cao chất

lượng cuộc sống. Mọi người quan tâm nhiều hơn đến việc lựa chọn thực
phẩm an toàn để đảm bảo dinh dưỡng cho bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, thời
gian qua, báo chí, truyền thông đưa tin lực lượng chức năng đã kịp thời phát
hiện và ngăn chặn hàng loạt các vụ vận chuyển thực phẩm hôi thối, nhiễm
khuẩn đi tiêu thụ; bên cạnh đó vì mục tiêu lợi nhuận các nhà sản xuất, kinh
doanh đã sử dụng nhiều loại hóa chất, chất phụ gia bị cấm để chăn nuôi, trồng
trọt, chế biến, bảo quản thực phẩm; việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật như
thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản
không theo đúng quy định, gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa
chất này trong thực phẩm. Các vụ vi phạm ATVSTP phát hiện thời gian gần
đây cho thấy mức độ vi phạm đáng báo động. Ðây là mối lo của toàn xã hội
không chỉ ở thời điểm hiện tại mà còn là mối lo cho sự phát triển của thế hệ
tương lai đất nước.

Trang 1


Do vậy vấn đề ATTP trở thành đề tài nóng tại các diễn đàn, hội nghị,
phiên họp quan trọng của quốc hội, chính phủ và trở thành vấn đề gây lo lắng,
bức xúc trong quần chúng nhân dân. “Chưa bao giờ con đường từ dạ dày đến
nghĩa địa lại nhanh chóng và dễ dàng như bây giờ”, đó là phát biểu của đại
biểu Quốc hội Trần Trọng Vinh (Hải Phòng) tại phiên chất vấn Bộ trưởng
Cao Đức Phát ngày 17/11/2015.
Mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật trong đó có
Luật an toàn thực phẩm; Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; sửa đổi, bổ sung một số điều về vi phạm VSATTP
trong Bộ luật hình sự … cùng hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về an toàn
thực phẩm được hình thành từ trung ương đến cơ sở. Song nhiều hành vi sản
xuất, kinh doanh vi phạm về ATTP vẫn xảy ra, thậm chí ngày càng gia tăng,
trong đó có địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Thực trạng trên cho thấy, việc nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện
cả về cơ sở lý luận và thực tiễn pháp luật về an toàn thực phẩm dưới góc độ
Luật Hiến pháp và Luật Hành chính nhằm đánh giá những ưu điểm, những
hạn chế, vướng mắc, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những
hạn chế, tồn tại, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả pháp luật về an
toàn thực phẩm là rất cần thiết và khách quan, đáp ứng yêu cầu bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới theo quan điểm của
Đảng được thể hiện tại Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 25/02/2005 của Bộ
Chính, Kết luận số 43-KL/TW của Bộ Chính trị về 03 năm thực hiện Nghị
quyết số 46-NQ-TW, Nghị quyết số 34/2009/NQ-QH12 ngày 19/6/2009 của
Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật về quản lý chất lượng,
vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Pháp luật
về An toàn thực phẩm - Từ thực tiễn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk

Trang 2


Lắk” để làm Luận văn tốt nghiệp lớp Cao học Luật, chuyên ngành Luật Hiến
pháp và Luật Hành chính là cấp thiết, khách quan trong giai đoạn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tuy đóng vai trò rất quan trọng,
song pháp luật về an toàn thực phẩm ở nước ta mới chỉ được quan tâm đúng
mức và bắt đầu có một số nghiên cứu quy mô trong thời gian gần đây được
thể hiện trong nhiều công trình khoa học công bố trên sách, báo, tạp chí
chuyên ngành và các Luận văn Thạc sỹ. Có thể nêu ra các công trình, bài viết
sau đây: “Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong Luật hình
sự Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận văn thạc sĩ của tác
giả Hoàng Trí Ngọc, năm 2009, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; “Pháp
luật về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở
Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ của tác giả Đặng Công Hiển năm 2010, Khoa

Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; “Thi hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực
phẩm ở cấp Phường trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ của tác
giả Trần Mai Vân năm 2013, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội…
Nhìn chung, những công trình trên đã tập trung nghiên cứu một số quy
định của pháp luật về ATTP, việc tổ chức thực hiện pháp luật về ATTP, phân
tích, làm rõ những hạn chế, bất cập trong thực thi pháp luật về ATTP. Tuy
nhiên cho đến nay chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu một
cách cơ bản và có hệ thống pháp luật về ATTP từ thực tiễn thành phố Buôn
Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Do đó, dưới góc độ thực tiễn của việc thực thi pháp
luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố và dưới góc độ khoa học,
công trình này có ý nghĩa quan trọng, góp phần hoàn thiện và triển khai thực
hiện có hiệu quả pháp luật về an toàn thực phẩm, nâng cao vai trò lãnh đạo,
chỉ đạo của chính quyền địa phương trong công tác bảo đảm ATTP phục vụ
cho sự nghiệp phát triển của Thành phố.
Trang 3


3. Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn
- Mục đích nghiên cứu: Mục đích của Luận văn là làm sáng tỏ một số
vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về an toàn thực phẩm, đánh giá thực trạng
pháp luật và thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố
Buôn Ma Thuột từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về an toàn
thực phẩm, nâng cao chất lượng công tác đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu trên, luận văn đặt ra và
thực hiện những nhiệm vụ như sau:
+ Nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận của pháp luật về an toàn
thực phẩm, nội dung, sự cần thiết và vai trò của pháp luật về an toàn thực
phẩm trong đời sống xã hội hiện nay.
+ Phân tích, làm rõ một số khái niệm của pháp luật về an toàn thực
phẩm.

+ Khảo sát, thống kê, đánh giá thực trạng pháp luật và thực hiện pháp
luật về an toàn thực phẩm, những ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân ưu
điểm, khuyết điểm, hạn chế của pháp luật và thực hiện pháp luật về an toàn
thực phẩm trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn
2011-2016.
+ Phân tích, làm rõ những quan điểm đảm bảo ATTP trong giai đoạn hiện
nay và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về ATTP, tổ chức thực hiện
có hiệu quả pháp luật về ATTP trong thời gian đến.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu pháp luật về ATTP và
thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm theo quy định của Luật An toàn
thực phẩm năm 2010 và các văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện của các
ngành chức năng đối với công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.
- Phạm vi nghiên cứu:
Trang 4


+ Về không gian: trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk
Lắk
+ Về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực hiện
pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột giai
đoạn 2011-2016.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Phương pháp luận: Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của
Chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trên quan điểm, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về an toàn thực phẩm.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp thống kê,
phân tích, tổng hợp, kết hợp giữa nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về phương diện lý luận: Đề tài là một công trình mới nhất được

nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk từ cơ sở
tổng hợp nghiên cứu lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí
Minh, các quan điểm, chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam, Pháp luật của
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đảm bảo an toàn thực phẩm.
Do đó luận văn sẽ góp phần về mặt lý luận cho việc xây dựng và hoàn thiện
pháp luật về an toàn thực phẩm.
- Về phương diện thực tiễn: đây là luận văn đầu tiên được nghiên cứu
trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột, đề tài đã đề cập đến thực trạng pháp
luật và thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Buôn
Ma Thuột. Với những quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về an toàn
thực phẩm từ thực tiễn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk được đề cập
trong luận văn sẽ làm cơ sở cho các cấp chính quyền trong địa bàn tỉnh Đắk
Lắk nói chung và thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng có thể vận dụng để
nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong thời
Trang 5


gian đến. Đề tài cũng là cơ sở để các nhà nghiên cứu sau có thể vận dụng tiếp
tục nghiên cứu ở mức độ cao hơn để đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp
luật về an toàn thực phẩm ngoài phạm vi thành phố Buôn Ma Thuột và tỉnh
Đắk Lắk; là tài liệu để các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, tham khảo khi
sửa đổi, bổ sung Luật xử lý vi phạm hành chính, Bộ luật Hình sự hiện hành
của Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài các nội dung: lời cam đoan, danh mục từ viết tắt, danh mục các
biểu đồ, mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo; nội dung
chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận của pháp luật về an toàn thực phẩm
Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về an toàn thực
phẩm trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về an toàn thực
phẩm từ thực tiễn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Trang 6


Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
CỦA PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
1.1. Những khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm an toàn thực phẩm
Ngay từ lúc chào đời con người đã cần đến thực phẩm để duy trì sự
sống. Thực phẩm là một trong những nhu cầu thiết yếu cho sự tồn tại của con
người. Tuy nhiên, vì những mục đích khác nhau, các nhà sản xuất và kinh
doanh thực phẩm vẫn sử dụng những biện pháp bảo quản, kích thích tăng
trưởng không hợp lý làm thực phẩm trở nên không an toàn. Với thực trạng
nhu cầu sử dụng thực phẩm ngày càng cao của con người thì vấn đề đảm
bảo ATVSTP càng trở nên báo động hơn bao giờ hết. Thực phẩm là tác nhân
chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm và các căn bệnh đặc biệt nguy hiểm từ tiêu
chảy cấp đến ung thư. Việt Nam cũng là một trong những nước có số lượng
người mắc bệnh ung thư nhiều nhất thế giới và nguyên nhân chính là thực
phẩm ăn hàng ngày của con người.
Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc
đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm,
thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm [37]. Mỗi loại thực phẩm đều có
quy định riêng về ngưỡng an toàn và khi thực phẩm chứa những yếu tố nguy
cơ đối với sức khỏe con người thì gọi là thực phẩm không an toàn. Sử dụng
các loại thực phẩm không an toàn, người tiêu dùng đã phải trả giá quá đắt
bằng chính sức khoẻ, thậm chí cả tính mạng của mình do bị ngộ độc thực
phẩm và mầm mống gây ra căn bệnh ung thư quái ác đang ngày một tích tụ và

chờ bộc phát. Nhưng có không ít người tiêu dùng không quan tâm đến vấn đề
ATVSTP khi mua các thực phẩm thiết yếu tiêu dùng hàng ngày (như rau, cá,
thịt….).

Trang 7


Các hóa chất độc hại như thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, trừ bệnh
và thuốc trừ cỏ dại…), thuốc kích thích tăng trưởng, kim loại nặng, các vi
sinh vật gây bệnh có trong các loại rau quả hoặc các chất kháng sinh, chất
tăng trọng có trong thịt, cá sẽ tích lũy dần trong các mô mỡ, tủy sống…của
con người, là tiền đề để phát sinh các loại bệnh tật như ung thư, loãng xương,
suy giảm trí nhớ và thoái hóa xương khớp.
Khi bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc thì thực phẩm lại là nguồn truyền bệnh
nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng con người
và sự phát triển của xã hội. Ngộ độc thực phẩm và các bệnh do thực phẩm gây
ra không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và cuộc sống của mỗi
người, mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, là gánh nặng chi phí cho công tác
chăm sóc sức khoẻ.
Theo Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PLUBTVQH11 ngày 26/7/2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội, VSATTP
được hiểu là các điều kiện và biện pháp cần thiết để bảo đảm thực phẩm
không gây hại cho sức khỏe, tính mạng của con người [51]. VSATTP hiểu
theo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo
quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng
chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. VSATTP cũng bao gồm một số thói
quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ
gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Hiểu theo nghĩa rộng, VSATTP là tất cả điều
kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận
chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn,
không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Vì vậy, VSATTP là

công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến
thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, người tiêu
dùng.
Trang 8


Tuy nhiên để phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế sau khi Việt Nam
chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào 01/01/2007, khái
niệm này đã được đơn giản hóa, ngắn gọn và phù hợp hơn, được thể hiện
trong Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011, theo đó
ATTP là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng
con người. Từ đây, có thể hiểu theo nghĩa hẹp đó là việc xử lý, chế biến, bảo
quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng
chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. ATTP cũng bao gồm các quy trình, quy
định áp dụng trong từng khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy
cơ sức khỏe có tiềm năng nghiêm trọng. Hiểu theo nghĩa rộng, đảm bảo
ATTP là toàn bộ những vấn đề cần xử lý liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh
đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng. Đây là
vấn đề có nguy cơ rất lớn mà rất nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối
mặt.
Vấn đề ATTP đang nóng lên từng ngày và được dư luận đặc biệt quan
tâm. Tình trạng mất an toàn thực phẩm trở thành vấn đề lớn, gây bức xúc, lo
lắng cho toàn xã hội. Tình trạng sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm về
vệ sinh thú y, không rõ nguồn gốc xuất xứ; vi phạm về chất lượng, hết hạn sử
dụng, tình trạng hóa chất sử dụng trong chế biến thực phẩm, chăn nuôi hiện
chưa được kiểm soát chặt chẽ và gần như thả nổi trên thị trường... vẫn diễn
biến phức tạp, nếu không được kiểm soát chặt chẽ của các ngành chức năng
và các địa phương thì sẽ có nguy cơ đưa vào tiêu thụ tại các chợ truyền thống,
vùng sâu, vùng xa. Theo báo cáo của 6 đoàn liên ngành Trung ương tại 12
tỉnh, thành phố và 42/63 địa phương về an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán

Đinh Dậu năm 2017, với hơn 40 nghìn cơ sở được kiểm tra, kết quả có hơn
5.600 cơ sở có vi phạm, trong đó các đoàn đã tiến hành cảnh cáo 679 cơ sở,
phạt tiền 2.311 cơ sở vi phạm với số tiền hơn 8 tỷ đồng, đình chỉ hoạt động
Trang 9


của 22 cơ sở, đình chỉ lưu hành 41 sản phẩm. Đồng thời tiến hành tiêu hủy
414 sản phẩm gồm các loại thực phẩm không đảm bảo chất lượng an toàn
thực phẩm (thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hết hạn sử dụng...) [53].
1.1.2. Khái niệm pháp luật về an toàn thực phẩm
Đảm bảo ATTP luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm vì
xuất phát từ tầm quan trọng của nó; bảo đảm ATTP trước hết là chăm lo sức
khỏe của nhân dân, phát triển kinh tế, an sinh xã hội và phục vụ cho tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Đảng và Nhà nước ta thường xuyên chỉ
đạo và đưa ra nhiều giải pháp nhằm không ngừng hoàn thiện pháp luật về
ATTP, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về ATTP. Nhiều văn
bản quy phạm pháp luật về ATTP đã được ban hành nhằm điều chỉnh các
quan hệ xã hội trong lĩnh vực ATTP. Các cấp, các ngành đã vào cuộc và tạo
được sự chuyển biến tích cực đã được ghi nhận ở nhiều địa phương, đơn vị,
đặc biệt ở những thành phố lớn. Tuy nhiên, nhìn về tổng thể, công tác bảo
đảm ATTP vẫn là vấn đề thách thức to lớn ở nước ta. Ngộ độc thực phẩm và
các mối nguy đe dọa mất an toàn thực phẩm tiếp tục là những vấn đề quan
tâm hàng đầu đối với sức khỏe cộng đồng, an sinh xã hội và tăng trưởng kinh
tế. Các giải pháp giải quyết vấn đề này đang được đặt ra rất cấp bách, nhất là
việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về ATTP. Do vậy cần thiết phải có
các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra và bảo đảm thực
hiện, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực an toàn
thực phẩm, tạo lập trật tự, ổn định xã hội.
Pháp luật về an toàn thực phẩm là hệ thống các quy tắc xử sự có tính
bắt buộc chung do nhà nước đặt ra và bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh

các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Pháp luật về
ATTP ở Việt Nam, là một bộ phận trong hệ thống pháp luật hiện hành của
nước ta, bao gồm các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa
Trang 10


nhận, tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến quyền và nghĩa vụ
của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm; điều kiện bảo đảm an
toàn đối với thực phẩm, sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhập khẩu, xuất
khẩu thực phẩm; quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm;
phân tích nguy cơ đối với ATTP; phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố
về ATTP; thông tin, giáo dục, truyền thông về ATTP; trách nhiệm quản lý
nhà nước về ATTP [37]. Như vậy, pháp luật an toàn thực phẩm là toàn bộ các
văn bản luật và dưới luật, các thông tư, nghị định có liên quan điều chỉnh
những vấn đề xã hội phát sinh trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003 là văn bản luật đầu tiên
quy định toàn diện các vấn đề về vệ sinh, an toàn thực phẩm trong quá trình
sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm
và truyền bệnh qua thực phẩm. Trên cơ sở đó, Chính phủ quy định chi tiết
cách thức kiểm tra, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực thực phẩm. Qua 06 năm
thực hiện cho thấy, Pháp lệnh này đã thật sự là một công cụ quan trọng để Nhà nước
quản lý công tác VSATTP. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, Pháp
lệnh VSATTP tồn tại một số bất cập cần phải được nghiên cứu sửa đổi, hoàn
chỉnh như: cùng một vấn đề nhưng quá nhiều văn bản quy phạm pháp luật
điều chỉnh (134 văn bản của các ngành, các cấp) nên có sự chồng chéo, mâu
thuẫn, trùng lặp, có vấn đề nảy sinh nhưng chưa có văn bản quy định điều
chỉnh; việc phân công trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp giữa Bộ Y tế, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương và các Bộ, ngành liên
quan chưa được rõ ràng (đặc biệt là đối với việc quản lý thực phẩm tươi sống)
nên dẫn đến những khó khăn trong quá trình triển khai, phối hợp thực hiện,

cũng như đùn đẩy trách nhiệm khi sự việc xảy ra. Các quy định về hệ thống
thanh tra chuyên ngành về VSATTP hiện mới được nêu tại Nghị định số
79/2008/NĐ-CP ngày 18/7/2008 của Chính phủ mà chưa được luật hoá nên
Trang 11


hiệu lực pháp lý chưa cao. Mặt khác, các quy định trong Nghị định về hệ
thống thanh tra chuyên ngành ATTP cũng chưa đồng nhất với pháp luật về
thanh tra hiện hành…những hạn chế, bất cập trên đã được nhìn nhận, sửa đổi,
tiếp tục tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ, có hiệu quả hơn về ATTP và
từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về ATTP. Do đó ngày 28/06/2010
Quốc hội đã thông qua dự thảo Luật An toàn thực phẩm và có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/07/2011. Luật An toàn thực phẩm có 11 chương, 72 điều quy
định một cách toàn diện về vấn đề an toàn thực phẩm. Cùng với đó là các văn
bản quy phạm pháp luật do Chính phủ và các bộ ngành ban hành như: Nghị
định số 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An
toàn thực phẩm năm 2010; Thông tư liên tịch số 13/2014/TLT-BYTBNNPTNT-BCT hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước
về an toàn thực phẩm, các văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện của Bộ
NN&PTNT, Bộ Y tế, Bộ, Công thương … cùng với việc ban hành Luật An
toàn thực phẩm, nhà nước ta cũng đã ban hành Luật chất lượng sản phẩm,
hàng hóa; Luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; sửa đổi, bổ sung một số điều
về vi phạm VSATTP trong Bộ luật hình sự ….đã tạo hành lang pháp lý cho
công tác bảo đảm ATTP ở nước ta thời gian qua.
1.1.3. Khái niệm thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm
Sau khi Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực thi hành, các cấp ủy đảng,
chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố,
quận, huyện, phường, xã đã vào cuộc quyết liệt để triển khai thực hiện có hiệu
quả các quy định của pháp luật về ATTP. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện
Luật an toàn thực phẩm chưa kịp thời, còn chậm, nhất là các văn bản hướng
dẫn, triển khai thực hiện của các ngành chức năng như Bộ y tế, Bộ

NN&PTNT, Bộ Công thương... Công tác phối hợp liên ngành giữa các cơ
quan chức năng chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao. Nhiều chính quyền địa
Trang 12


phương coi công tác quản lý ATTP là trách nhiệm của ngành y tế nên công
tác chỉ đạo, huy động sự tham gia của các cơ quan liên quan chưa quyết liệt.
Đầu tư kinh phí từ ngân sách còn thấp, trang thiết bị và nhân lực còn hạn chế.
Những hạn chế trên có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân đầu tiên phải
kể đến đó là việc triển khai thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm chưa
hiểu quả nên chưa tạo được sự đồng bộ, phối hợp của các ngành chức năng,
hiệu quả đạt được thấp. Do đó thực hiện pháp luật về ATTP giữ một vị trí
quan trọng trong công tác đảm bảo ATTP.
Thực hiện pháp luật là hành vi xử sự của con người được tiến hành phù
hợp với yêu cầu của các quy phạm pháp luật. Hành vi xử sự của con người
trong hoạt động thực hiện pháp luật có hai tính chất: mang tính xã hội và
mang tính pháp lý. Vì vậy, thực hiện pháp luật bao hàm các hành vi (hành
động hay không hành động) của các cá nhân, các tổ chức phù hợp với các quy
định của pháp luật. Khoa học pháp lý gọi đó là những hành vi hợp pháp. Như
vậy, thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho
những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực
tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật [22]. Thực hiện pháp luật bao gồm các
hình thức: tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp
dụng pháp luật. Thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm là quá trình hoạt
động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật về an toàn thực
phẩm đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các cá
nhân, cơ quan, tổ chức. Theo đó thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm là
việc các chủ thể pháp luật về an toàn thực phẩm phải thực hiện nghĩa vụ pháp
lý của mình bằng hành động tích cực và chủ động. Tiếp cận dưới góc độ thực
tiễn, thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm thể hiện qua các hình thức sau:

ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để triển khai thực hiện; tổ chức bộ
máy, con người, kinh phí thực hiện; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
Trang 13


pháp luật về an toàn thực phẩm; công tác thanh tra, kiểm tra, phối hợp tổ chức
thực hiện…để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và thực hiện pháp
luật về an toàn thực phẩm.
Từ khi Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực đến nay, các ngành, cơ
quan chức năng đã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách,
quy định của pháp luật về ATTP đến người dân, nâng cao nhận thức VSATTP
cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Qua đó ý thức của
các cơ sở kinh doanh thực phẩm đã có sự chuyển biến rõ rệt trong việc đảm
bảo chất lượng vệ sinh ATTP tại cơ sở mình. Công tác thanh tra, kiểm tra,
giám sát được tiến hành thường xuyên, qua đó kịp thời xử lý nhiều trường
hợp vi phạm. Tuy nhiên, trên thực tế, tại một số địa phương, đơn vị vấn đề
đảm bảo VS ATTP vẫn thực hiện chưa tốt. Ý thức chấp hành pháp luật của
một bộ phận người dân liên quan đến vấn đề ATTP còn nhiều hạn chế.
Để làm tốt công tác quản lý về an toàn thực phẩm, vấn đề then chốt là
làm thế nào để đưa các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm gắn kết
với đời sống, phù hợp với điều kiện thực tế để từng bước nâng cao chất lượng
thực phẩm, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, đóng góp tích cực vào phát
triển kinh tế-xã hội của đất nước. Công tác đảm bảo ATTP để thực hiện tốt
cần những nỗ lực rất lớn của chính phủ, các bộ ngành và của toàn xã hội. Việc
đưa Luật An toàn thực phẩm vào cuộc sống có ý nghĩa quyết định với kết quả
của công tác này.
1.2. Nội dung chủ yếu của pháp luật về an toàn thực phẩm và thực
hiện pháp luật về an toàn thực phẩm
1.2.1. Nội dung chủ yếu của pháp luật về an toàn thực phẩm
Luật An toàn thực phẩm đã được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2010

là một sự kiện quan trọng thể hiện được quan điểm của Đảng và Nhà nước ta,
tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho công tác bảo đảm ATTP trong tình hình
Trang 14


mới, góp phần tích cực vào việc thực hiện thành công sự nghiệp bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Luật gồm 11 chương và 72 điều, gồm các
nội dung cơ bản sau: quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong
đảm bảo thực phẩm; điều kiện đảm bảo an toàn đối với thực phẩm, sản xuất,
kinh doanh, nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm; quảng cáo, ghi nhãn, kiểm
nghiệm, phân tích nguy cơ đối với thực phẩm; thông tin, giáo dục, truyền
thông và trách nhiệm quản lý về an toàn thực phẩm [37]. Theo pháp lệnh vệ
sinh an toàn thực phẩm thì thực phẩm do nhiều bộ, ngành quản lý do đó gặp
rất nhiều khó khăn, bất cập trong triển khai thực hiện [51]. Nhưng Luật ATTP
quy định có 03 bộ có trách nhiệm quản lý chính gồm Bộ Y tế, Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn và Bộ Công thương. Luật quy định rất rõ và cụ
thể trách nhiệm của từng ngành và trách nhiệm quản lý nhà nước của ủy ban
nhân dân các cấp [37].
Sau khi Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực thi hành, Đảng, Nhà nước,
Chính phủ, các bộ, ngành, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo,
hướng dẫn, làm cơ sở cho việc tổ chức triển khai thực hiện Luật, cụ thể:
+ Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI ban hành Chỉ thị số 08-CT/TW
ngày 21/10/2011 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an
toàn thực phẩm trong tình hình mới”. Các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban
ngành đoàn thể từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố, quận, huyện, phường,
xã đã vào cuộc quyết liệt để triển khai có hiệu quả các quy định của pháp luật
về ATTP.
+ Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược Quốc gia an toàn thực
phẩm giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030 (Quyết định 20/QĐ-TTg ngày

04/01/2012); phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực
phẩm giai đoạn 2012-2015 (Quyết định 1228/QĐ-TTg ngày 07/9/2012); Chỉ
Trang 15


thị 34/CT-TTg ngày 11/12/2014 về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm
an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới.
+ Chính phủ ban hành Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 về
quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn thực phẩm; Nghị định
178/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP (thay thế
Nghị định 91/2012/ NĐ-CP của chính phủ); Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày
15/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương
mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng
+ Bộ Y tế ban hành 46 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó đáng chú
ý là: Thông tư 15/TT-BYT quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực
phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Thông tư 26/2012/TTBYT quy định cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với cơ sở
sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất
dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước khoáng
thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực
phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế; Thông tư 30/2012/TT-BYT quy
định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn
uống, kinh doanh thức ăn đường phố. Trong đó có quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia của Bộ Y tế về chất lượng nước ăn uống, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của
Bộ Y tế về chất lượng nước sinh hoạt; Thông tư số 47/2014/TT-BYT ngày
11/12/2014 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở
kinh doanh dịch vụ ăn uống…
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành 18 văn bản quy
phạm pháp luật, gồm Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT quy định việc
kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm
nông lâm thủy sản; Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT, Thông tư số

51/2014/TT-BNNPTNT….
Trang 16


+ Bộ Công thương ban hành 03 văn bản quy phạm pháp luật cùng các
chỉ thị, nghị quyết về việc thi hành pháp luật ATTP.
+ Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương
ban hành Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày
09/4/2014 hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an
toàn thực phẩm.
+ Tỉnh Đắk Lắk ban hành Kế hoạch 20-KH/TU ngày 01/12/2011 của
Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW của Ban
Bí thư “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm
trong tình hình mới”.
Cùng với các văn bản theo hệ thống pháp luật về an toàn thực phẩm,
nhiều luật, pháp lệnh mới hoặc sửa đổi bổ sung có liên quan tới công tác quản
lý ATTP như: Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005; Luật dược
số 34/2005/QH11 ngày 14/6/2005; Luật Tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật số
68/2006/QH11 ngày 29/6/2006; Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa số
05/2007/QH12 ngày 21/11/2007; Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 ngày
21/6/2012 …
Hệ thống các văn bản trên đã tạo hành lang pháp lý để kiểm soát chất
lượng ATTP, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về ATTP và yêu cầu hội
nhập quốc tế.
Tuy nhiên, An toàn thực phẩm là một lĩnh vực mới ở nước ta, vì thế hệ
thống luật pháp cũng mới được hình thành và vẫn đang trong giai đoạn xây
dựng tích cực nên trong quá trình thực hiện vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn,
vướng mắc; chưa đồng bộ, còn thiếu, chồng chéo và chưa phù hợp với thực
tiễn. Phân công trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước vẫn đang
trong giai đoạn điều chỉnh; thiếu nhiều quy định chi tiết, cụ thể, hoặc chưa

phù hợp với nhiều loại hình hoạt động, kinh doanh, khó khăn khi triển khai;
Trang 17


thiếu tiêu chuẩn, quy chuẩn cho sản phẩm thực phẩm, nhiều tiêu chuẩn quy
chuẩn chưa phù hợp, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Luật An toàn thực phẩm giao trách nhiệm quản lý Nhà nước về ATTP
chủ yếu cho 03 Bộ: Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công
thương và thực hiện quản lý theo chuỗi thực phẩm. Trên thực tế, việc đảm bảo
ATTP phải được thực hiện trong cả quá trình xuyên suốt, từ khâu nuôi trồng,
thu hái, đánh bắt, giết mổ (phụ thuộc vào giống, thức ăn chăn nuôi, hóa chất
bảo vệ thực vật…) đến khâu sơ chế, sản xuất, chế biến, kinh doanh (phụ thuộc
vào các điều kiện về cơ sở sản xuất, về con người, về sử dụng phụ gia, hóa
chất dùng cho sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm). Đây cũng là nguyên
nhân dẫn đến sự hạn chế trong công tác phối hợp liên ngành trong quá trình
kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các tập thể, cá nhân vi phạm các quy định của
pháp luật về ATTP.
1.2.2. Thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm
Khi đặt ra những quy phạm pháp luật, nhà nước ta mong muốn sử dụng
chúng để điều chỉnh các quan hệ xã hội, đáp ứng lợi ích của nhân dân lao
động và sự tiến bộ xã hội. Mục đích đó chỉ đạt được khi các chủ thể thực hiện
nghiêm chỉnh pháp luật trong đời sống thực tế. Thực hiện đúng đắn và
nghiêm chỉnh pháp luật là yêu cầu khách quan của quản lý nhà nước bằng
pháp luật. Pháp luật được ban hành nhiều nhưng ít đi vào cuộc sống thì điều
đó chứng tỏ công tác quản lý nhà nước kém hiệu quả. Do đó xây dựng và thực
hiện pháp luật là hai hoạt động có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Việc thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm tiếp cận dưới góc độ
thực tiễn triển khai thực hiện gồm các hình thức: ban hành văn bản lãnh đạo,
chỉ đạo triển khai thực hiện, tổ chức bộ máy, con người thực hiện, xây dựng
các biện pháp triển khai thực hiện như: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp

luật về ATTP, phối hợp tổ chức thực hiện, công tác thanh tra, kiểm tra, thực
Trang 18


hiện các biện pháp hành chính, cưỡng chế…để đảm bảo thực hiện có hiệu quả
pháp luật về ATTP trong đời sống xã hội.
Bảo đảm an toàn thực phẩm từ lâu đã là mối quan tâm hàng đầu của
Đảng, Nhà nước ta. Điều này đã được thể hiện bằng hành động cụ thể: Thành
lập Cục quản lý chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm năm 1999 (tiền thân
của Cục ATVSTP ngày nay). Ngay trong năm này, Chính phủ đã ban hành
Chỉ thị số 08 về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm chất lượng VSATTP;
năm 2000 đã phê duyệt chương trình bảo đảm VSATTP là một trong 10
chương trình mục tiêu quốc gia của Bộ Y tế; năm 2003 đã ban hành Pháp lệnh
vệ sinh an toàn thực phẩm; năm 2004 ban hành Nghị định số 163/2004/NĐCP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh VSATTP; năm
2006 phê duyệt chương trình hành động bảo đảm VSATTP giai đoạn 20062010 theo hướng trở thành chương trình mục tiêu quốc gia độc lập; năm 2007
phê duyệt 06 dự án nằm trong chương trình mục tiêu quốc gia bảo đảm
VSATTP giai đoạn đến năm 2010 với tổng kinh phí khoảng 1300 tỷ đồng.
Năm 2008, ban hành Nghị định số 79/2008/NĐ-CP về hệ thống tổ chức quản
lý và kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng chỉ đạo, giám sát chặt chẽ công tác bảo
đảm VSATTP, đã tổ chức nhiều Hội nghị toàn quốc về công tác bảo đảm
VSATTP; ban hành Chỉ thị số 06/2007/CT-TTg về việc triển khai các biện
pháp cấp bách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; chỉ đạo các bộ ngành liên
quan đề xuất xây dựng dự án Luật an toàn thực phẩm để trình Quốc hội vào
năm 2009. Các Bộ, ngành liên quan cũng đã ban hành hàng loạt các Quyết
định, Thông tư, Thông tư liên tịch ... để hướng dẫn chi tiết thi hành các nhiệm
vụ quản lý nhà nước về ATTP, tạo hành lang pháp lý khá đầy đủ cho lĩnh vực
quản lý mới, đặc biệt quan trọng này.

Trang 19



×