Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Pháp luật về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân từ thực tiễn tỉnh Đăk Lăk (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.84 KB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
..…/…..

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TRẦN THỊ NHÂN

PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT
NHÂN DÂN - TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK LẮK

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 60 38 01 02

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH
CHÍNH

ĐẮK LẮK, NĂM 2017

1


Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Minh Sản

Phản biện 1: ..................................................................


....................................................................
Phản biện 2: ..................................................................
....................................................................

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc
sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phòng ……….… - Hội trường bảo vệ luận văn
thạc sĩ, Phân viện Hành chính Quốc gia khu vực Tây Nguyên.
Số: 51 Phạm Văn Đồng, phường Tân Hòa, TP. Buôn Ma Thuột
Thời gian: Vào hồi……giờ……tháng……năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính
Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành
chính.

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Để tạo được một hệ thống văn bản pháp luật về Kiểm sát
viên VKSND có được sự đổi mới cơ bản, có hệ thống quy phạm,
nguyên tắc, đinh hướng và mục đích pháp lý đầy đủ, rõ ràng,
đồng bộ, thống nhất và có tính khả thi cao đã đặt ra nhiều vấn đề
lý luận, pháp lý cần phải được giải đáp thấu đáo, có căn cứ khoa
học và thực tiễn. Vì vậy, việc chọn và nghiên cứu đề tài: “Pháp
luật về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân - Thực tiễn từ
tỉnh Đắk Lắk” là yêu cầu khách quan và tất yếu, cấp thiết cả về
lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Tìm hiểu tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
“Pháp luật về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân - Thực tiễn
từ tỉnh Đắk Lắk” cho thấy, các nhà khoa học tiếp cận theo nhiều
cách, với những cấp độ khác nhau, trong đó đáng chú ý như:
Tô Tử Hạ (2003), Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ
công chức hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; Thang
Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương (2005), Cơ sở lý luận và
thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội; TS. Nguyễn Minh Tuấn (2012), Tiếp tục đổi
mới đồng bộ công tác cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,
3


hiện đại hoá, Nxb. Chính trị quốc gia - sự thật; Lê Hữu Thể (chủ
biên) (2005), Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư
pháp trong giai đoạn điều tra, Nxb Tư pháp, Hà Nội; Lê Tài
Triển (1970), Nhiệm vụ của Công tố viên, Nxb Sài Gòn; Lê Thị
Tuyết Hoa (2002), Quyền công tố ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ
Luật học, Hà Nội; Đỗ Văn Đương (2006), "Cơ quan thực hành
quyền công tố trong cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay", Tạp
chí Nghiên cứu lập pháp; Nguyễn Thị Thu Hà (2015), “Tranh
tụng trong tố tụng dân sự - một số vấn đề lý luận cơ bản”, đăng
trên trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ; Nguyễn Thị Thu Hà
(2009), Về quyền kháng nghị phúc thẩm của VKS nhân dân, Tạp
chí Luật học tháng 11/2009; Phạm Hồng Hải (2006), "Đổi mới
mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan thực
hiện chức năng thực hành quyền công tố đáp ứng yêu cầu cải
cách tư pháp", Tạp chí Nhà nước và pháp luật…
Tuy vậy, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu
một cách toàn diện, chuyên biệt về pháp luật Kiểm sát viên Viện

KSND - Thực tiễn từ tỉnh Đắk Lắk. Luận văn là công trình khoa
học đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên biệt về:
“Pháp luật về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân - Thực tiễn
từ tỉnh Đắk Lắk” dưới góc độ Luật Hiến pháp và Luật Hành
chính. Với kết quả nghiên cứu của luận văn, chúng tôi hy vọng
sẽ góp phần khắc phục tình trạng nêu trên.

4


3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích nghiên cứu của luận văn hướng tới làm sáng tỏ cơ
sở lý luận và thực trạng pháp luật về Kiểm sát viên VKSND- Từ
thực tiễn tỉnh Đắk Lắk để đưa ra các quan điểm, phương hướng
và giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên
VKSND trong thời gian tới, đồng thời gắn với 3 nhiệm vụ: Thứ
nhất là xây dựng cơ sở lý luận của pháp luật về Kiểm sát viên
VKSND thông qua việc phân tích, làm rõ khái niệm pháp luật về
Kiểm sát viên VKSND; đặc điểm pháp luật về Kiểm sát viên
VKSND; nội dung pháp luật về Kiểm sát viên VKSND; vai trò
pháp luật về Kiểm sát viên VKSND; các yếu tố bảo đảm thực
hiện hiện pháp luật Kiểm sát viên VKSND. Thứ hai là đánh giá
khách quan về những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập
và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập này. Thứ ba là hình
thành các quan điểm, đề xuất phương hướng và các giải pháp cơ
bản, có tính hệ thống và bảo đảm cơ sở khoa học nhằm hoàn
thiện pháp luật về KSV Viện KSND.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quy định pháp luật
hiện hành của pháp luật về Kiểm sát viên VKSND - Từ thực

tiễn tỉnh Đắk Lắk.

5


5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của
luận văn
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước về chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp
luật Việt Nam đến năm 2010; về đổi mới công tác cán bộ và cải
cách tư pháp.
Để phù hợp với nội dung và mục đích nghiên cứu, luận văn
đã sử dụng hợp lý, có hiệu quả từng từng phương pháp nghiên
cứu cụ thể, trong đó luận văn chú trọng các phương pháp như:
phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh pháp luật và điều tra xã
hội học, vv…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu sâu, toàn diện
và có hệ thống về pháp luật Kiểm sát viên VKSND - Từ thực
tiễn tỉnh Đắk Lắk trên cả phương diện lý luận, pháp lý và thực
tiễn. Các kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là những bổ sung
quan trọng vào hệ thống lý luận về Luật Hiến pháp và Luật
Hành chính, góp phần làm sáng tỏ những quan điểm của Đảng,
Nhà nước về chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật
Việt Nam đến năm 2020; về đổi mới công tác cán bộ và cải cách
tư pháp. Bên canh đó góp phần nâng cao nhận thức về vai trò,
6



giá trị của pháp luật Kiểm sát viên VKSND trong đời sống dân
sự. Luận văn có thể được tham khảo trong xây dựng chiến lược
hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2020, trong
đổi mới công tác cán bộ và cải cách tư pháp; tham khảo trong
nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành pháp
luật, tư pháp và các khóa bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành
KSND.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung của luận văn gồm 03 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận của pháp luật về Kiểm sát viên
VKSND;
Chương 2: Thực trạng pháp luật về Kiểm sát viên VKSND Từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk;
Chương 3: Quan điểm, phương hướng và giải pháp giải pháp
hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND.

7


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT VIÊN
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
1.1. Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân
1.1.1. Khái niệm kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân
Qua phân tích các quy định, dưới góc độ luật học có thể
khái quát về Kiểm sát viên VKSND như sau: Kiểm sát viên
VKSND là công dân Việt Nam được bổ nhiệm vào vào ngạch
Kiểm sát viên theo nhiệm kỳ để làm nhiệm vụ thực hành quyền
công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, trong biên chế và

hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
1.1.2. Đặc điểm kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân
- Kiểm sát viên là người thực thi pháp luật và thực hiện
chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp
luật, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ
nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của nhà
nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do,
danh dự và nhân phẩm của công dân, bảo đảm mọi hành vi xâm
phạm lợi ích của nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân đều phải được xử lý theo pháp luật.
- Kiểm sát viên có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết,
trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết

8


bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; tuyệt đối trung thành với Tổ
quốc, tận tụy phục vụ nhân dân; đấu tranh không khoan nhượng
với mọi tội phạm và vi phạm pháp luật;
- Kiểm sát viên là người có trình độ chuyên môn và có
năng lực công tác.
- Kiểm sát viên không có tính ổn định, là công chức
trong biên chế, làm việc suốt đời (60 tuổi đối với nam và 55 tuổi
đối với nữ), nhưng chức danh được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ,
nếu không được bổ nhiệm thì không còn giữ chức danh Kiểm sát
viên nữa; thường có sự điều động, luân chuyển.
- Về nghĩa vụ, trách nhiệm có tính đặc thù, chuyên trách
với trách nhiệm cao, thường xuyên làm việc với đối tượng phạm
tội, nhưng thực chất chế độ của Kiểm sát viên chưa được hưởng
tương xứng và đầy đủ. Bên cạnh đó, có những Kiểm sát viên

còn hạn chế về năng lực, trình độ, chưa nắm vững các quy định
pháp luật và các quy định có liên quan nên chưa đáp ứng được
yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm.
1.1.3. Vị trí, vai trò của Kiểm sát viên Viện Kiểm sát
nhân dân
Trong bộ máy nhà nước, VKSND có một vị trí đặc biệt.
Luật tổ chức VKSND năm 2014 khẳng định rõ địa vị pháp lý
của VKSND là thiết chế Hiến định trong bộ máy nhà nước, có
chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp,

9


có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con
người, quyền công dân.
1.2. Pháp luật về kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân
dân
1.2.1. Khái niệm pháp luật về kiểm sát viên Viện Kiểm
sát nhân dân
Pháp luật về Kiểm sát viên VKSND là tổng thể các quy
phạm pháp luật thể hiện dưới hình thức văn bản quy phạm pháp
luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, quy định các
nguyên tắc của chế độ công vụ, trật tự hoạt động công vụ, điều
chỉnh các quan hệ về công vụ trong thiết lập các chức danh công
chức của VKSND; các quyền, nghĩa vụ của Kiểm sát viên
VKSND trong quá trình thực thi nhiệm vụ, công vụ; việc bổ
nhiệm, tuyển dụng, sử dụng, quản lý, khen thưởng, kỷ luật và
các vấn đề khác trong chính sách Kiểm sát viên VKSND.
1.2.2. Nội dung pháp luật về Kiểm sát viên Viện Kiểm
sát nhân dân

Quy định pháp luật điều chỉnh về Kiểm sát viên gồm
những vấn đề cơ bản sau:
- Địa vị pháp lý - công vụ của chức danh Kiểm sát viên.
Vấn đề này thường trả lời cho câu hỏi, Kiểm sát viên có phải là
cán bộ, hay công chức trong nền công vụ mà nó đang tồn tại.
- Nhiệm kỳ Kiểm sát viên, các ngạch Kiểm sát viên.

10


- Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát
viên.
- Tiêu chuẩn Kiểm sát viên, thủ tục tuyển chọn, bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên.
- Chế độ đối với Kiểm sát viên tụng khác.
1.2.3. Vai trò của pháp luật về kiểm sát viên Viện Kiểm
sát nhân dân
Một là, pháp luật về Kiểm sát viên VKSND là phương
tiện để Đảng ta thực hiện quan điểm về xây dựng đội ngũ Kiểm
sát viên đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng. Pháp luật là phương tiện
thể chế hóa, cụ thể hóa quan điểm, chính sách của Đảng.
Hai là, pháp luật về Kiểm sát viên VKSND là phương
tiện quan trọng trong tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước.
Ba là, pháp luật về Kiểm sát viên VKSND là phương tiện
cho đội ngũ Kiểm sát viên thực thi đúng chức trách của mình,
bảo vệ lợi ích nhà nước, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân,
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
1.3. Các yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật về kiểm
sát viên Viện Kiểm sát nhân dân
1.3.1. Yếu tố thể chế pháp lý


11


Pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong điều kiện xây
dựng NNPQ cần phải đáp ứng được những yêu tố cơ bản sau
đây:
Thứ nhất, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về
Kiểm sát viên VKSND đạt chất lượng.
Thứ hai, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật về Kiểm sát viên VKSND.
Thứ ba, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
về Kiểm sát viên VKSND phải tuân thủ một cách nghiêm chỉnh
quy trình làm luật: chặt chẽ, khách quan, dân chủ.
1.3.2. Yếu tố tổ chức, bộ máy
Việc xây dựng, bổ sung các thể chế và cơ chế vận hành
cụ thể của VKSND vẫn bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực
nhà nước thuộc về nhân dân và nguyên tắc quyền lực nhà nước
là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các
cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp.
1.3.3. Yếu tố cán bộ, công chức
Công tác tuyển dụng công chức là khâu đầu tiên, có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng, có tính chất quyết định đến chất
lượng đội ngũ Kiểm sát viên sau này.

12


I


1.3.4. Yếu tố cơ sở, vật chất và nguồn lực tài chính
Xây dựng đội ngũ cán Kiểm sát viên phải đi liền với yếu

tố cơ sở, vật chất và nguồn lực tài chính, chế độ, chính sách
nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, đề cao vai trò, trách
nhiệm của cá nhân. Cần tăng thời hạn bổ nhiệm chức danh tư
pháp hoặc thực hiện chế độ bổ nhiệm không có kỳ hạn; có chế
độ, chính sách tiền lương, khen thưởng phù hợp.
Tiểu kết chương 1

13


Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM
SÁT NHÂN DÂN VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH Ở TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Nội dung cơ bản của pháp luật hiện hành về
Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân
2.1.1. Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của
Kiểm sát viên
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên
là vấn đề quan trọng trong quy chế pháp lý của Kiểm sát viên.
Theo Điều 83 Luật tổ chức VKSND năm 2014.
Bên cạnh những quy định nội dung về nhiệm vụ, quyền
hạn và trách nhiệm, pháp luật cũng quy định những việc Kiểm
sát viên không được làm tại Điều 85 Luật tổ chức VKSND năm
2014.
2.1.2. Các quy định về tiêu chuẩn Kiểm sát viên
* Về tiêu chuẩn chung

Luật Tổ chức VKSND năm 2014 quy định về tiêu chuẩn
chung của Kiểm sát viên tại Điều 75 như sau: “Là công dân Việt
Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết,
trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết
bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; có trình độ cử nhân luật trở

14


lên; đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát; có thời gian làm
công tác thực tiễn theo quy định của Luật này; có sức khoẻ để
đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao” [38].
* Tiêu chuẩn cụ thể đối với Kiểm sát viên viện kiểm sát
các cấp
- Đối với kiểm sát viên sơ cấp, phải đáp ứng tiêu chuẩn
quy định tại Điều 77 Luật tổ chức VKSND năm 2014;
- Đối với kiểm sát viên trung cấp, theo quy định tại Điều
78 Luật tổ chức VKSND năm 2014;
- Đối với Kiểm sát viên cao cấp, theo quy định tại Điều
79 Luật tổ chức VKSND năm 2014;
- Đối với kiểm sát viên VKSND tối cao, theo quy định
tại Điều 80 Luật tổ chức VKSND năm 2014..
2.1.3. Quy định về tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm,
cách chức và thuyên chuyển Kiểm sát viên
* Quy định về tuyển chọn, bổ nhiệm kiểm sát viên
- Thành phần và quy trình Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát
viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp:
* Miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên viện kiểm sát
nhân dân các cấp

* Thuyên chuyển công tác đối với Kiểm sát viên
2.1.4. Quy định về mối quan hệ giữa Kiểm sát viên và
các cơ quan tố tụng khác

15


- Mối quan hệ giữa Kiểm sát viên với cơ quan điều tra.
- Mối quan hệ giữa Kiểm sát viên với Tòa án.
- Mối quan hệ giữa kiểm sát viên với cơ quan thi
hành án.
- Mối quan hệ giữa Kiểm sát viên với luật sư.
2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về kiểm sát viên
Viện kiểm sát nhân dân ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay
2.2.1. Hoạt động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và
trách nhiệm của Kiểm sát viên
Luật tổ chức VKSND năm 2014 có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/6/2015 quy định tại Điều 2: “Viện kiểm sát nhân dân là
cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [38].
* Trong lĩnh vực thực hành quyền công tố
- Thực hành quyền công tố việc giải quyết tố giác, tin
báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố
- Thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố, điều tra
vụ án hình sự.
- Thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố tội
phạm.
- Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử vụ án
hình sự


16


* Trong lĩnh vực kiểm sát hoạt động tư pháp.
- Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về
tội phạm và kiến nghị khởi tố.
- Kiểm sát việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự.
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia
tố tụng trong giai đoạn truy tố.
- Kiểm sát việc xét xử vụ án hình sự.
- Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự.
- Công tác kiểm sát thi hành án hình sự.
- Kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân
sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động và
những việc khác theo quy định của pháp luật.
- Kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính.
- Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt
động tư pháp của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật ; giải quyết khiếu nại tố cáo trong hoạt động tư pháp
thuộc thẩm quyền.
2.2.2. Về tiêu chuẩn, trình tự thủ tục tuyển chọn, bổ
nhiệm, miễn nhiệm cách chức kiểm sát viên viện kiểm sát
nhân dân
Tiêu chuẩn kiểm sát viên như đã trình bày tại chương
một, gồm tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể đối với Kiểm
sát viên các cấp.

17



Pháp luật hiện hành quy định tiêu chuẩn chung của kiểm
sát viên là những tiêu chuẩn về đạo đức, đạo đức chính trị, về
chuyên môn nghiệp vụ, thời gian công tác và sức khỏe đảm bảo
hoàn thành nhiệm vụ.
Về phẩm chất đạo đức, đạo đức chính trị, hầu hết các
kiểm sát viên đều giữ cho mình phẩm chất đạo đức trong sạch,
kiên định lập trường người cộng sản, xứng đáng là người đại
diện cho công lý, người bảo vệ pháp luật, 100% cán bộ kiểm sát
có sức khỏe tốt, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, vấn đề miễn
nhiệm vì lý do sức khỏe hầu như không đặt ra.
Quy trình bổ nhiệm Kiểm sát viên quy định về thời gian
công tác thực tiễn đối với Kiểm sát viên là vấn đề hết sức quan
trọng. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ sẽ được thực tiễn kiểm
nghiệm và có thêm những kinh nghiệm, trau dồi thêm kiến thức,
hoàn thiện khả năng của bản thân, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của
thực tế.
Pháp lệnh Kiểm sát viên đã quy định rất cụ thể về thời
gian công tác pháp luật đối với người được tuyển chọn bổ nhiệm
làm Kiểm sát viên. Pháp lệnh KSV năm 2002, Luật tổ chức
VKSND năm 2014 qui định, cùng với điều kiện về năng lực
thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, khả
năng hướng dẫn nghiệp vụ đối với Kiểm sát viên cấp dưới,
người được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp

18


phải là kiểm sát viên sơ cấp ít nhất 5 năm trở lên… Như vậy, đối
với người được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cấp
tỉnh và và Kiểm sát viên sơ cấp không phải là thời gian công tác

pháp luật, thời gian thực hiện nhiệm vụ của Kiểm sát viên cấp
dưới nữa mà theo Luật tổ chức VKSND năm 2014 qui định mới
là đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên. Trừ trường
hợp ngoại lệ do nhu cầu cán bộ ngành được quy định và người
có đủ điều kiện tiêu chuẩn theo quy định tại điều 75 Luật Tổ
chức VKSND năm 2014.
2.2.3. Về mối quan hệ giữa kiểm sát viên và các cơ
quan tố tụng khác
2.3. Đánh giá chung việc thực hiện pháp luật về kiểm
sát viên Viện Kiểm sát nhân dân ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay
2.3.1 Những kết quả đạt được
Thứ nhất, kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và
trách nhiệm của Kiểm sát viên.
Thứ hai, về cơ cấu tổ chức và tiêu chuẩn, trình độ, bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên.
2.3.2. Những hạn chế, bất cập
Thứ nhất, trong thi hành pháp luật về thực hành quyền
công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của Kiểm sát viên.
Thứ hai, về tiêu chuẩn, chế độ bổ nhiệm, thuyên chuyển,
điều động Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân.

19


2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập
Thứ nhất, về thể chế về Kiểm sát viên.
Thứ hai, về công tác tổ chức, điều kiện hoạt động công
tác của Kiểm sát viên
Thứ ba, về tiêu chuẩn, trình độ, năng lực Kiểm sát viên
Tiểu kết chương 2


20


Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN
DÂN VÀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM
SÁT VIÊNVIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HIỆN NAY
3.1. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật
về Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân
3.1.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về kiểm sát
viên Viện Kiểm sát nhân dân
Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về kiểm sát viên VKSND
trên cơ sở phù hợp với thực tiễn nước ta nhằm xây dựng đội ngũ
kiểm sát viên VKSND ngày một chính quy hiện đại
Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về kiểm sát viên VKSND
trên cơ sở quán triệt đầy đủ các nguyên tắc của chế độ công vụ,
công chức trong điều kiện mới
Quá trình hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND
phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau:
- Nguyên tắc dân chủ;
- Nguyên tắc công khai, bình đẳng;
- Nguyên tắc thi tuyển, sát hạch;
- Nguyên tắc dựa vào thành tích và công trạng;
- Nguyên tắc ổn định;

21



- Nguyên tắc đảm bảo vật chất và tinh thần;
Nguyên tắc hợp pháp;
3.1.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm sát viên
Viện Kiểm sát nhân dân
Thứ nhất, tổ chức công tác rà soát, hệ thống hóa và tổng
kết kinh nghiệm về xây dựng, hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát
viên VKSND
Thứ hai, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật về
kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân
Thứ ba, nâng cao chất lượng, đổi mới quy trình xây
dựng, hoàn thiện pháp luật về kiểm sát viên VKSND
3.2. Giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật về Kiểm
sát viên VKSND hiện nay
3.2.1. Tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện
pháp luật về Kiểm sát viên VKSND
Để điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về Kiểm sát
viên VKSND cần:
Một là, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo cho
Kiểm sát viên; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; xác
định kinh phí, cơ sở vật chất và chế độ chính sách cho Kiểm
sát viên.

22


Hai là, tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất,
phương tiện phục vụ hoạt động của Kiểm sát viên VKSND
theo kế hoạch dài hạn và trong từng năm cụ thể.
Ba là, xác định loại, số lượng cụ thể về cơ sở vật chất,
phương tiện phục vụ hoạt động của Kiểm sát viên VKSND.

Bốn là, xây dựng các quy định về quản lý, sử dụng
kinh phí, trang thiết bị, phương tiện hiện đại cho hoạt động
của Kiểm sát viên VKSND.
3.2.2. Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm
pháp luật về kiểm sát viên VKSND
Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp
luật của Kiểm sát viên VKSND là một nội dung quan trọng của
công tác quản lý cán bộ, công chức. Cần tổ chức nghiên cứu rút
kinh nghiệm về phương pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý
vi phạm pháp luật để tiến tới hoàn thiện quy chế thanh tra, kiểm
tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật đối với Kiểm sát viên
VKSND cho phù hợp với tình hình mới.
Tiểu kết chương 3

23


KẾT LUẬN
Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu sâu, toàn
diện và có hệ thống pháp luật về Kiểm sát viên VKSND - Từ
thực tiễn tỉnh Đắk Lắk trên cả phương diện lý luận, pháp lý và
thực tiễn. Các kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là những bổ
sung quan trọng vào hệ thống lý luận về Luật Hiến pháp và Luật
Hành chính, góp phần làm sáng tỏ những quan điểm của Đảng,
Nhà nước về chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật
Việt Nam đến năm 2020; về đổi mới công tác cán bộ và cải cách
tư pháp.
Bên cạnh đó, các kết quả nghiên cứu này còn góp phần
nâng cao nhận thức về vai trò, giá trị của pháp luật Kiểm sát
viên VKSND trong đời sống dân sự, đồng thời đề ra các giải

pháp hoàn thiện pháp luật Kiểm sát viên VKSND nhằm nâng
cao hiệu quả thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và
kiểm sát hoạt động tư pháp góp phần rất quan trọng vào việc đấu
tranh, phòng ngừa tội phạm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, bảo vệ
tính mạng, sức khỏe nhân dân, bảo vệ trật tự an toàn xã hội, góp
phần vào thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả phân tích những
vấn đề lý luận của pháp luật Kiểm sát viên VKSND. Qua đó,
phân tích thực trạng của pháp luật Kiểm sát viên VKSND trong
khoảng thời gian từ 2012 đến 2016. Từ đó đi sâu đánh giá những

24


ưu điểm, khuyết điểm, phân tích nguyên nhân, điều kiện của tình
hình thực hiện pháp luật Kiểm sát viên VKSND trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk, thông qua việc xác định, đánh giá những ảnh hưởng
tiêu cực của các yếu tố có liên quan đến pháp luật Kiểm sát viên
VKSND. Qua đó, đưa ra phương hướng và đề xuất một số giải
pháp để hoàn thiện pháp luật Kiểm sát viên VKSND trong tương
lai.
Trong phạm vi luận văn, tác giả chưa giải quyết hết được
những vấn đề liên quan đến pháp luật Kiểm sát viên VKSND.
Quá trình thực hiện cũng có sai sót nhất định. Do đó, rất mong
nhận được sự đóng góp của Quý thầy cô, anh, chị và các bạn.

25



×