VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN HỒNG VÂN
PHÁP LUẬT VỀ ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG
VỚI CÁCH MẠNG TỪ THỰC TIỄN TỈNH BẮC GIANG
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số:
60.38.01.07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Bùi Nguyên Khánh
HÀ NỘI, 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
TRẦN HỒNG VÂN
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT ƯU ĐÃI
NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
6
1.1. Khái niệm về người có công, ưu đãi đối với người có công, pháp
luật ưu đãi người có công với cách mạng.
6
1.2. Nguyên tắc, điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật về ưu đãi
người có công với cách mạng
11
1.3. Sơ lược lịch sử pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng
ở Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay
13
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC
HIỆN PHÁP LUẬT ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG
VỚI CÁCH MẠNG TỪ THỰC TIỄN TỈNH BẮC GIANG
20
2.1. Thực trạng các quy định pháp luật về ưu đãi đối với người có
công với cách mạng ở Việt Nam
20
2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật đối với người có công với cách
mạng tại tỉnh Bắc Giang.
37
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI
NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG QUA THỰC
TIỄN TỈNH BẮC GIANG
56
3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật đối với người có công với cách
mạng qua thực tiễn tỉnh Bắc Giang.
3.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về ưu đãi người có công
56
58
3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về ưu đãi người có
công.
61
KẾT LUẬN
69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
71
PHỤ LỤC
76
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT
: Bảo hiểm y tế
BHXH
: Bảo hiểm xã hội
CM
: Cách mạng
HĐCM
: Hoạt động cách mạng
HĐKC
: Hoạt động kháng chiến
LLVT
: Lực lượng vũ trang
LTCM
: Lão thành cách mạng
NCC
: Người có công
TB&XH
: Thương binh và xã hội
TKN
: Tiền khởi nghĩa
UBND
: Uỷ ban nhân dân
UBTVQH
: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
MỞ ĐẦU
1- Tính cấp thiết của đề tài
Ưu đãi NCC với CM là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, có ý
nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc, thể hiện sự tôn vinh của tổ quốc và nhân dân
đối với những người đã hy sinh và cống hiến cho sự nghiệp CM giải phóng
dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong bản Di chúc để lại trước lúc đi xa,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc tri ân và thực hiện chính
sách ưu đãi đối với những NCC với nước, những người đã hy sinh xương máu
của mình trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta. Người căn dặn: “Đối
với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán
bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong…), Đảng, Chính phủ
và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn, chốn ở yên ổn, đồng
thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp đối với mỗi người để họ có thể
dần dần “tự lực cánh sinh”. Đối với các liệt sĩ, mỗi địa phương (thành phố,
làng, xã) cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của
các liệt sĩ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta. Đối với
cha mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sĩ), người có công với nước mà thiếu
sức lao động và túng thiếu, thì chính quyền địa phương (nếu ở nông thôn thì
chính quyền xã cùng hợp tác xã nông nghiệp) phải giúp họ có công ăn việc
làm thích hợp, quyết không để họ bị đói, rét”[28].
Trong những năm qua, nhiều chủ trương, chính sách đối với công tác
thương binh, liệt sĩ và NCC với CM được Đảng và Nhà nước ban hành là một
thành quả to lớn, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của các đối tượng chính sách qua
từng thời kỳ phát triển của đất nước; trong đó nổi bật nhất là việc ban hành
Pháp lệnh Ưu đãi người HĐCM, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh
binh, người HĐKC, NCC giúp đỡ CM năm 1994 và Pháp lệnh quy định danh
1
hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” năm 1994. Đây là hai văn
bản pháp luật nhằm thể chế hóa Hiến pháp năm 1992, đánh dấu sự tiến bộ
trong hệ thống chính sách ưu đãi xã hội đối với NCC, cùng với các nghị định,
thông tư hướng dẫn thi hành hai pháp lệnh này tạo thành hệ thống pháp luật
về ưu đãi NCC. Nhìn chung, chế độ ưu đãi NCC đã được xây dựng và thực
hiện tương đối toàn diện, số người hưởng chính sách ưu đãi được mở rộng;
đời sống vật chất và tinh thần của NCC với CM từng bước được nâng lên, góp
phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội; phát huy truyền thống cao đẹp
“Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, pháp luật về ưu đãi NCC cũng bộc
lộ không ít những hạn chế, bất cập, gây ảnh hưởng không tốt đến quyền được
hưởng ưu đãi của những NCC, đến sự công bằng, tiến bộ xã hội. Nguyên
nhân chủ yếu của hạn chế, bất cập là do: Hệ thống các văn bản pháp luật về
NCC tuy nhiều nhưng còn dàn trải, thiếu tính đồng bộ, chưa theo kịp với thực
tiễn quá trình phát triển chung của đất nước; còn có văn bản ban hành thiếu
chặt chẽ; chính sách đối với NCC với CM là một nội dung lớn, diễn ra cách
đây nhiều thập kỷ, trong điều kiện chiến tranh, khó khăn cho việc thu thập
chứng cứ pháp lý trong giải quyết chế độ, chính sách... Những mặt tồn tại,
những điểm bất cập đó đã gây ảnh hưởng không tốt đến đời sống của NCC
cũng như việc thực hiện quyền được hưởng ưu đãi mà Nhà nước, xã hội dành
cho họ; qua đó cũng là một trong những nguyên nhân nảy sinh những vụ việc
tiêu cực, tham nhũng về lĩnh vực này mà báo chí đã nêu trong thời gian qua.
Những năm qua, việc thực hiện các văn bản pháp luật về ưu đãi NCC
với CM đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Giang quan tâm chỉ đạo, triển khai
thực hiện đạt nhiều kết quả tích cực; đã chỉ đạo cụ thể hoá và triển khai thực
hiện các văn bản của Đảng, Nhà nước về chính sách NCC với CM, bảo đảm
đối tượng theo chế độ, chính sách hiện hành và phù hợp với tình hình thực
2
tiễn của địa phương. Tuy nhiên, việc triển khai, tổ chức thực hiện các văn bản
pháp luật về ưu đãi NCC với CM vẫn còn hạn chế, bất cập nhất định như: Thủ
tục, căn cứ xác nhận còn có nội dung chưa phù hợp, cứng nhắc, thiếu linh
hoạt gây khó khăn cho đối tượng. Văn bản, hướng dẫn triển khai thực hiện có
điểm chưa đồng bộ, chưa thật sự chặt chẽ, từ đó tạo kẽ hở để các phần tử xấu
lợi dụng như khai man hồ sơ để hưởng chính sách; lợi dụng chức trách,
quyền hạn để làm trái quy định, vi phạm nguyên tắc quản lý, sử dụng kinh phí
bảo đảm thực hiện các chế độ ưu đãi NCC với CM; lợi dụng chính sách ưu
đãi NCC để trục lợi bất chính, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền
lợi của NCC; ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với Đảng...
Nhằm tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề lý luận của pháp luật về ưu
đãi NCC với CM thông qua thực tiễn tỉnh Bắc Giang, chỉ ra những hạn chế,
bất cập của pháp luật ưu đãi NCC, cũng như những hạn chế trong quá trình tổ
chức thực hiện trên địa bàn tỉnh, từ đó đưa ra phương hướng và một số kiến
nghị để hoàn thiện hơn pháp luật về ưu đãi NCC nói chung và quá trình triển
khai, tổ chức thực hiện pháp luật về ưu đãi NCC với CM tại địa phương trong
thời gian tới; tác giả chọn đề tài: Pháp luật về ưu đãi người có công với cách
mạng từ thực tiễn tỉnh Bắc Giang làm luận văn thạc sỹ luật học.
2- Tình hình nghiên cứu đề tài
Là một trong những nội dung quan trọng trong hệ thống pháp luật an
sinh xã hội Việt Nam, do vậy đã có nhiều đề tài, bài viết liên quan đến Pháp
luật về ưu đãi NCC với CM như: “Đổi mới chính sách xã hội- Luận cứ và giải
pháp” của GS Phạm Xuân Nam (chủ biên) năm 1993; “ Một số suy nghĩ hoàn
thiện pháp luật ưu đãi người có công” của Tiến sỹ Nguyễn Đình Liêu năm
2000; “Những nguyên tắc cơ bản của an sinh xã hội” của Tiến sỹ Lưu Bình
Nhưỡng năm 2004; “Một số vấn đề cơ bản về chính sách xã hội ở Việt Nam
hiện nay” năm 2013 của GS, TS Mai Ngọc Cường; Đề cương tuyên truyền kỷ
3
niệm 70 năm ngày Thương binh Liệt sĩ của Ban Tuyên giáo Trung ương và
một số khóa luận của sinh viên và nhiều bài báo, tạp chí khác liên quan.
Các công trình nghiên cứu, tài liệu, bài viết khẳng định vai trò của Pháp
luật về ưu đãi NCC với CM nói chung và đề cập, nghiên cứu về nội dung này
dưới những góc độ khác nhau, nhưng chưa có một cá nhân hay tổ chức nào
nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống về đề tài: “Pháp luật về ưu đãi
người có công với cách mạng từ thực tiễn tỉnh Bắc Giang”.
3- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1- Mục đích nghiên cứu:
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật về ưu đãi NCC
với CM ở tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay; từ đó đề xuất giải pháp
góp phần hoàn thiện hơn pháp luật về ưu đãi NCC với CM.
3.2- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đưa ra khái niệm về NCC với CM, ưu đãi NCC với CM và pháp luật về
ưu đãi NCC với CM. Phân tích các nguyên tắc điều chỉnh xuyên suốt pháp
luật về ưu đãi NCC với CM.
Phân tích việc thực hiện pháp luật về ưu đãi NCC với CM từ thực tiễn
tỉnh Bắc Giang. Đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về ưu đãi
NCC với CM.
4- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của Luận văn là những vấn đề thực tiễn
cũng như lý luận về thực hiện pháp luật đối với NCC với CM; phân tích đánh
giá thực tiễn tìm ra những hạn chế của pháp luật ưu đãi NCC với CM từ đó
đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn các quy phạm pháp luật về ưu
đãi NCC với CM qua thực tiễn tỉnh Bắc Giang. Luận văn chỉ giới hạn nghiên
cứu những quy phạm pháp luật về chính sách đối với NCC với CM từ sau
ngày Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đến nay.
4
5- Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp luận duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử. Về phương pháp nghiên cứu: Luận văn được hoàn
thành dựa trên sự tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó tác giả sử
dụng một số phương pháp chính như phương pháp hệ thống, phương pháp
thống kê, phương pháp phân tích so sánh, đánh giá và tổng kết thực tiễn.
6- Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Góp phần làm rõ khái niệm, quan niệm về NCC với CM và hệ thống
các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến NCC với CM.
Đánh giá đúng thực trạng việc thực hiện pháp luật về ưu đãi NCC với
CM trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Các nghiên cứu của đề tài này có thể làm tài
liệu tham khảo tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về pháp luật an sinh xã
hội, cụ thể là pháp luật về ưu đãi NCC. Một số giải pháp, kiến nghị của đề tài
có giá trị tham khảo đối với các cơ quan xây dựng và thực thi pháp luật trong
quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật về an sinh xã hội nói chung và pháp
luật về ưu đãi NCC nói riêng. Luận văn mong muốn góp phần nâng cao nhận
thức, trách nhiệm của các cơ quan liên quan tại tỉnh Bắc Giang trong việc chỉ
đạo, tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về ưu đãi NCC với CM.
7- Cơ cấu của luận văn
Nội dung chính của Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về pháp luật ưu đãi NCC với CM.
Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật ưu đãi
đối với NCC với CM từ thực tiễn tỉnh Bắc Giang.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật đối với NCC với CM qua
thực tiễn tỉnh Bắc Giang.
Ngoài ra Luận văn còn có mục lục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo
và phụ lục.
5
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT
ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
1.1- Khái niệm về người có công, ưu đãi đối với người có công,
pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng
1.1.1- Khái niệm người có công với cách mạng
“Người có công” là một khái niệm xuất hiện trong lịch sử đấu tranh lâu
dài, anh dũng, bất khuất giành độc lập và bảo vệ tổ quốc của dân tộc ta. Khái
niệm này xuất hiện rõ nét nhất cùng với sự ra đời của Nhà nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa, do Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên. Ngay từ những ngày đầu
năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi đồng bào hằng năm chọn một
ngày để đền ơn đáp nghĩa, ghi nhớ tri ân những NCC với tổ quốc, với nhân
dân. Người nói: “Thương binh là những người hy sinh gia đình, hy sinh
xương máu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ đồng bào. Vì lợi ích của tổ quốc, của
đồng bào mà các đồng chí đó chịu ốm yếu, què quặt. Vì vậy, tổ quốc, đồng
bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy….” [25, tr175].
Có thể hiểu khái niệm NCC theo nghĩa rộng là những người tự nguyện
hiến dâng cuộc đời mình cho việc đại nghĩa, cho sự nghiệp của đất nước. Họ
có những đóng góp, những cống hiến xuất sắc phục vụ cho lợi ích của đất
nước, của dân tộc. NCC gồm những người không phân biệt tôn giáo, tín
ngưỡng, dân tộc, nam nữ, tuổi tác, miễn là họ có những hành động xuất sắc có
lợi cho dân tộc. Như vậy, tiêu chí cơ bản để xác định NCC đó là phải có đóng
góp, cống hiến xuất sắc vì lợi ích của dân tộc. Những đóng góp, cống hiến của
họ có thể là trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, tự do cho tổ quốc và
cũng có thể là trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
6
Theo nghĩa hẹp, khái niệm NCC để chỉ những cá nhân không phân biệt
tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, nam nữ…, có những đóng góp, những cống
hiến xuất sắc trong thời kỳ trước CM tháng Tám năm 1945, trong cuộc kháng
chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc, được các cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 1 Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13
ngày 16/7/2012 của UBTVQH khóa XIII sửa đổi, bổ sung một số điều của
Pháp lệnh ưu đãi NCC với CM, NCC với CM bao gồm 12 đối tượng:
(1) Người HĐCM trước ngày 01/01/1945;
(2) Người HĐCM từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám
năm 1945;
(3) Liệt sĩ;
(4) Bà mẹ VNAH;
(5) Anh hùng LLVT nhân dân;
(6) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
(7) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
(8) Bệnh binh;
(9) Người HĐKC bị nhiễm chất độc hoá học;
(10) Người HĐCM, HĐKC bị địch bắt tù, đày;
(11) Người HĐKC giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ
quốc tế;
(12) NCC giúp đỡ CM.
1.1.2- Khái niệm về ưu đãi đối với người có công với cách mạng
Thấm nhuần tư tưởng của Bác Hồ, với truyền thống “uống nước nhớ
nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”, Đảng, nhà nước và nhân dân ta luôn dành tình
cảm trân trọng, tôn vinh, tạo mọi điều kiện để bù đắp phần nào đời sống vật
chất và tinh thần đối với NCC với CM thông qua các chính sách, chế độ ưu
7
đãi phù hợp. Chính sách đối với NCC là đường lối, chủ trương của Đảng, nhà
nước căn cứ vào nhiệm vụ chính trị từng thời kỳ CM, dựa trên sự phát triển
kinh tế xã hội nhằm ghi nhận công lao, sự đóng góp, hy sinh cao cả của NCC.
Chính sách ưu đãi NCC phản ánh sự quan tâm, trách nhiệm của đất nước, của
cộng đồng, của thế hệ đi sau đối với thế hệ cha anh.
Ưu đãi đối với NCC là một bộ phận của hệ thống chính sách xã hội mà
cụ thể là chính sách bảo đảm an sinh xã hội. Trong hệ thống bảo đảm an sinh
xã hội ở nước ta hiện nay gồm có ưu đãi xã hội đối với NCC, BHXH đối với
người lao động, cứu trợ xã hội đối với những người gặp rủi ro, khó khăn hoặc
hiểm nghèo... Đây là sự bảo vệ của nhà nước, của xã hội đối với các thành
viên của mình thông qua các biện pháp công cộng, trong đó có NCC. Ưu đãi
xã hội đối với NCC không chỉ là sự bảo vệ, sự giúp đỡ mà còn là sự thể hiện
nghĩa vụ, trách nhiệm của Nhà nước, của cộng đồng đối với NCC.
Như vậy ưu đãi đối với NCC là sự phản ánh trách nhiệm của Nhà nước,
của cộng đồng thông qua các chế độ đãi ngộ đặc biệt để ghi nhận công lao
đóng góp, sự hy sinh cao cả của NCC và bù đắp phần nào đời sống vật chất,
tinh thần đối với NCC.
1.1.3- Khái niệm về pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng
Trong cuộc đấu tranh CM giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho
đất nước của nhân dân ta có biết bao nhiêu chiến sỹ cộng sản, quần chúng CM
yêu nước đã ngã xuống, hy sinh nơi chiến trường khốc liệt để xây dựng nên
giang sơn, gấm vóc hôm nay, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Máu
đào của các liệt sĩ ấy đã làm cho lá cờ CM thêm đỏ chói. Sự hy sinh anh dũng
của liệt sĩ đã làm cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do” [26, tr3].
Chiến tranh kết thúc, trong số những người con trở về từ trận tuyến cũng có
không ít người đã để lại một phần máu thịt của mình, các anh đã trở về với
những thương tật trên cơ thể vì lý tưởng CM cao đẹp. Ngày nay, tuy chiến
8
tranh đã lùi xa nhưng những di chứng của chiến tranh đã làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống… của họ, làm giảm đáng kể sự hòa
nhập, thích nghi với cuộc sống ngày càng phát triển của xã hội. Đặc biệt với
những người đã hy sinh thì thân nhân của họ còn phải gánh chịu nhiều thiệt
thòi hơn nữa. Họ là những đối tượng rất cần sự quan tâm trợ giúp của Nhà
nước, của toàn xã hội và họ hoàn toàn xứng đáng được như vậy.
Ngay từ những ngày đầu nước nhà mới giành được độc lập, Đảng và
Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến việc thực hiện các chính sách ưu đãi
đối với NCC với CM và người khởi xướng cho chính sách này chính là Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Người khẳng định: "Thương binh, bệnh binh, gia đình liệt
sĩ là những NCC với Tổ quốc với nhân dân. Cho nên bổn phận của chúng ta
là phải biết ơn, thương yêu và giúp đỡ họ..." [27, tr 503]. Các văn kiện qua
các kỳ đại hội của Đảng cũng đều nhấn mạnh việc thực thi ưu đãi đối với
NCC với CM và gia đình của họ. Chính sách ưu đãi NCC là vấn đề rộng lớn
mang tính định hướng; trên cơ sở định hướng đó, Nhà nước tổ chức thực hiện
các chính sách đó thông qua các nội dung công việc cụ thể như: thể chế hóa
nội dung chính sách thành các văn bản pháp luật chứa đựng các quy phạm
pháp luật ưu đãi NCC, hướng dẫn triển khai thực hiện và kiểm tra giám sát
quá trình thực hiện các quy phạm đã quy định đó. Vì vậy, thực hiện chính
sách ưu đãi NCC thực chất là việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng,
được Nhà nước thể chế hoá bằng các văn bản pháp luật. Nhà nước thông qua
bộ máy của mình với các cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương,
tổ chức triển khai, đưa các chính sách ưu đãi NCC vào thực tiễn cuộc sống.
Nhà nước tổ chức, động viên, khuyến khích, định hướng các phong trào của
quần chúng, tạo ra sức mạnh tổng hợp huy động các nguồn lực, nhân lực ở
cộng đồng dân cư trong quá trình thực hiện, tổ chức thực hiện chính sách ưu
đãi NCC.
9
Có thể nói pháp luật ưu đãi NCC là công cụ quan trọng và hữu hiệu
nhất để thể chế hóa, triển khai thực hiện chính sách ưu đãi đối với NCC ở
nước ta. Nhất là trong điều kiện Nhà nước ta đang xây dựng nhà nước pháp
quyền XHCN của dân, do dân và vì dân thì tính đề cao vai trò của pháp luật
ưu đãi NCC trong quá trình thể chế hóa, ban hành tổ chức thực hiện các chính
sách đối với NCC với CM của Đảng và Nhà nước là rất cần thiết.
Pháp luật nói chung được quan niệm là hệ thống các quy tắc xử sự
mang tính khuôn mẫu chung thống nhất, do Nhà nước ban hành nhằm điều
chỉnh các quan hệ xã hội và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp
cưỡng chế của Nhà nước trên cơ sở giáo dục và thuyết phục mọi người thực
hiện. Pháp luật là công cụ đắc lực và hữu hiệu nhất trong tay Nhà nước để
thực hiện sự thống trị giai cấp và đảm bảo sự ổn định xã hội.
Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm: Pháp luật ưu đãi
NCC là tổng thể những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm
điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong quá trình tổ chức và thực hiện
chế độ ưu đãi đối với NCC trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị,
văn hóa…. Pháp luật ưu đãi NCC quy định những hình thức, nguyên tắc,
phương pháp và thủ tục để thực hiện các chế độ ưu đãi NCC, xác định quy
chế pháp lý của các chủ thể trong hoạt động quản lý nhà nước đối với NCC.
Pháp luật về ưu đãi NCC là hình thức pháp lý của chính sách, là công
cụ quản lý hữu hiệu mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của NCC, đảm
bảo công bằng, tiến bộ xã hội và thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lý “Ăn quả
nhớ người trồng cây” của dân tộc ta.
Giữa pháp luật ưu đãi NCC và chính sách ưu đãi NCC với CM có mối
liên hệ mật thiết với nhau. Trong đó, chính sách ưu đãi NCC là hệ thống quan
điểm của Đảng, Nhà nước nhằm ghi nhận công lao, sự đóng góp, bù đắp phần
nào sự mất mát, hy sinh của những NCC với CM. Còn pháp luật ưu đãi NCC
10
với CM là sự thể chế hóa bằng pháp luật chính sách ưu đãi NCC trong đời
sống xã hội.
1.2. Nguyên tắc, điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật về ưu đãi
người có công với cách mạng
1.2.1. Nguyên tắc pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng
Pháp luật về ưu đãi đối với NCC với CM thực hiện theo 2 nguyên tắc:
Một là, Nhà nước thống nhất quản lý về ưu đãi NCC với CM.
Với chức năng quản lý của Nhà nước về mọi mặt, dưới chế độ ta, Nhà
nước là chủ sở hữu đồng thời là người sử dụng lao động, người đại diện và
quản lý xã hội. Ưu đãi đối với NCC với CM là một phần trong việc thực hiện
an sinh xã hội. Đây là vấn đề mang tính xã hội sâu sắc, vì thế Nhà nước cần
thiết phải tiến hành thống nhất quản lý chế độ ưu đãi này. Tiến hành quản lý
chế độ ưu đãi NCC nhằm mục đích ổn định xã hội, đảm bảo cho xã hội phát
triển bền vững, công bằng và tiến bộ.
Để thực hiện chức năng quản lý chế độ ưu đãi đối với NCC, trước hết
Nhà nước định ra các chính sách xã hội, từ đó thể chế thành hệ thống pháp
luật về ưu đãi đối với NCC, tổ chức thực hiện và thành lập hệ thống các cơ
quan kiểm tra, giám sát các hoạt động này. Nhà nước trực tiếp đóng góp và
đảm bảo kinh phí cho việc thực hiện ưu đãi đối với NCC. Ngoài ra, Nhà nước
còn quy định nhiệm vụ quản lý chế độ ưu đãi này cho một số tổ chức xã hội.
Tùy theo vị trí, chức năng của các tổ chức như: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu Chiến
binh… mà Nhà nước giao cho các tổ chức này một số quyền và nghĩa vụ nhất
định. Dựa vào đó, các tổ chức này phối hợp cùng Nhà nước tham gia tổ chức
quản lý chế độ ưu đãi với NCC một cách hiệu quả.
11
Nguyên tắc này đặt ra đảm bảo sự thống nhất trong thực hiện ưu đãi đối
với NCC. Dưới sự quản lý của Nhà nước, công tác thực hiện sẽ được tiến
hành đồng bộ tới các cấp, các ngành và từng địa phương cụ thể trong cả nước.
Hai là, xã hội hóa các hoạt động ưu đãi đối với NCC với CM
Ưu đãi NCC không chỉ là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước mà còn là
trách nhiệm của toàn xã hội. Đảng ban hành các chủ trương, Nhà nước thể chế
hóa các chủ trương của Đảng thành pháp luật ưu đãi dành cho NCC và những
quy định đảm bảo cho việc thực hiện chế độ ưu đãi này trong thực tế.
Để việc thực hiện ưu đãi NCC có hiệu quả cần có nguồn kinh phí ổn
định, nguồn kinh phí này chủ yếu từ ngân sách Nhà nước chi trả. Tuy vậy,
ngân sách Nhà nước chỉ đảm bảo thực hiện phần nào và hạn chế ở mức độ
nhất định. Nguồn lực lớn đảm bảo cho việc thực hiện ưu đãi này chính là từ
mọi tầng lớp trong xã hội. Mặt khác, cộng đồng xã hội là nơi NCC sống, gắn
bó, sinh hoạt hằng ngày, cũng là nơi họ gửi gắm bao tâm tư tình cảm và lòng
tin. Xã hội hóa các hoạt động chăm sóc NCC sẽ huy động được nguồn lực lớn
trong nhân dân tham gia vào công tác chăm sóc NCC. Thực hiện tốt công tác
này sẽ phát huy được sức mạnh vật chất cũng như tinh thần của mọi tầng lớp
nhân dân trong công tác chăm sóc NCC; đồng thời đảm bảo cho hoạt động
này đi vào đời sống chung của toàn thể cộng đồng cũng như một nét đẹp luôn
được duy trì và phát huy. Mặc dù vậy, xã hội hóa không có nghĩa là nhà nước
phó mặc cho cộng đồng và xã hội mà trái lại càng xã hội hóa bao nhiêu thì vai
trò của Nhà nước càng quan trọng. Nhà nước vẫn phải giữ vai trò là người chủ
chốt, định hướng cho các hoạt động của cộng đồng xã hội có hiệu quả.
1.2.2. Điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật về ưu đãi người có công
Một là, pháp luật về ưu đãi NCC phải có nội dung chi tiết và dễ hiểu, dễ
thực hiện.
12
Điều kiện này xuất phát từ đối tượng NCC hiện nay ở nước ta là NCC
với CM, đa số họ là những người lớn tuổi, điều kiện học tập hạn chế nên trình
độ học vấn không cao dẫn đến khả năng tiếp cận với các quy định pháp luật
không được sâu sắc. Vì vậy các nội dung pháp luật về ưu đãi NCC cần diễn
đạt chi tiết, cụ thể điều kiện xác nhận, đối tượng cũng như trình tự thủ tục để
được hưởng các chế độ ưu đãi nhất là nội dung cần dễ hiểu và dễ thực hiện để
tất cả các đối tượng NCC có khả năng tiếp cận nhanh và dễ dàng nhất.
Hai là, nội dung của các văn bản pháp luật về ưu đãi NCC phải phù
hợp với điều kiện kinh tế xã hội và truyền thống dân tộc.
Sự phù hợp này thể hiện thông qua các nội dung quy định của pháp luật
về ưu đãi NCC phải có tính thực tiễn, sát với tình hình thực tế của đất nước
cũng như về hiện trạng các đối tượng NCC. Việc quy định phù hợp sẽ góp
phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, đồng thời cũng đảm bảo tính khả
thi của pháp luật. Mặt khác nếu quy định của pháp luật về ưu đãi NCC không
phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội thì khả năng triển khai thực hiện của Nhà
nước là rất khó do thiếu nguồn lực, nhất là nguồn lực về tài chính. Đồng thời
nó sẽ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đối với nhà nước và gây mất niềm
tin trong nhân dân về chế độ, nhất là bộ phận NCC.
Mặt khác, ngoài việc cần đảm bảo điều kiện kinh tế xã hội thì pháp luật
về ưu đãi NCC cần phù hợp với truyền thống dân tộc. Vì phù hợp với truyền
thống dân tộc sẽ giúp cho pháp luật đi vào thực tiễn một cách nhanh nhất.
1.3. Sơ lược lịch sử pháp luật về ưu đãi người có công với cách
mạng ở Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay
Ngay từ những ngày đầu của chính quyền dân chủ nhân dân, Nhà nước
ta đã ban hành một số văn bản quy định chế độ ưu đãi NCC với CM. Văn bản
pháp luật đầu tiên về ưu đãi NCC với CM là Sắc lệnh số 20/SL do Chủ tịch
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ký ngày 16/2/1947, sau đã được bổ sung
13
bằng Sắc lệnh số 242/SL ngày 12/10/1948 quy định tiêu chuẩn xác nhận
thương binh, truy tặng “tử sĩ”, thực hiện chế độ “lương hưu thương tật” đối
với thương binh, chế độ “tiền tuất” đối với gia đình liệt sĩ. Đây là văn bản
pháp quy đầu tiên khẳng định vị trí quan trọng của công tác thương binh, liệt
sĩ đối với cuộc kháng chiến và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ
đến thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ. Do hoàn cảnh kháng chiến khó
khăn gian khổ nên các văn bản pháp luật ưu đãi thương binh, gia đình liệt sĩ
thời kỳ kháng chiến chống Pháp còn đơn giản, nội dung mang tính hướng dẫn
là chủ yếu, tính pháp luật chưa cao. Mặt khác do khả năng kinh tế của nước ta
thời điểm đó còn nghèo nên trợ cấp mới chỉ mang tính chất tượng trưng.
Tháng 6/1947, đại biểu của Tổng bộ Việt Minh, Trung ương Hội phụ
nữ cứu quốc, Trung ương Đoàn thanh niên cứu quốc, Cục Chính trị quân đội
quốc gia Việt Nam, Nha Thông tin tuyên truyền và một số địa phương đã họp
tại Đại Từ (Bắc Thái) để bàn về công tác thương binh, liệt sĩ và thực hiện chỉ
thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn một ngày nào đó làm ngày Thương binh
Liệt sĩ. Tại cuộc họp này các đại biểu đã nhất trí chọn ngày 27 tháng 7 là
“Ngày Thương binh toàn quốc”. Từ đó hằng năm vào dịp này, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đều gửi thư, quà thăm hỏi, động viên, nhắc nhở mọi người phải biết
ơn và hết lòng giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sĩ. Từ tháng 7/1955, Đảng và
Nhà nước ta quyết định đổi “Ngày Thương binh toàn quốc” thành “Ngày
Thương binh Liệt sĩ” để ghi nhận những hy sinh lớn lao của đồng bào, chiến
sĩ cả nước cho chiến thắng vẻ vang của toàn dân tộc.
Sau khi quân và dân ta đánh thắng thực dân Pháp, các bên ký kết Hiệp
định Giơ-ne-ver 1954, hòa bình lập lại ở miền Bắc Việt Nam, Đảng và Nhà
nước ta tiếp tục ban hành nhiều chủ trương, chính sách, văn bản quy định chế
độ ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, cán bộ LTCM, NCC
giúp đỡ CM như Nghị định số 980-TTg ngày 27/7/1956 của Thủ tướng Chính
14
phủ về việc “ban hành Bản Điều lệ ưu đãi Thương binh, dân quân du kích,
thanh niên xung phong bị thương tật, bản điều lệ ưu đãi gia đình liệt sĩ và bản
điều lệ ưu đãi gia đình quân nhân”. Đây là sự ghi nhận và thể hiện sự quan
tâm của Đảng, Nhà nước dành cho những người đã hy sinh xương máu vì độc
lập tự do của đất nước.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, pháp luật ưu đãi NCC đã phát
triển tương đối toàn diện về các nội dung chăm sóc vật chất và tinh thần cho
NCC; chính sách đối với thương binh, liệt sĩ đã được bổ sung, sửa đổi nhiều
điểm hết sức cơ bản, cụ thể như: Quy định điều kiện, tiêu chuẩn, đối tượng và
chế độ phụ cấp thương tật (thay thế chế độ hưu bổng thương tật) đối với
thương binh, dân quân, du kích thanh niên xung phong bị thương tật; Quy
định chế độ tuất một lần và trợ cấp khó khăn cho gia đình liệt sĩ. Định nghĩa
khái niệm “liệt sĩ” thay cho khái niệm “tử sĩ”; Quy định bổ sung chế độ ưu đãi
thương binh, gia đình liệt sĩ trong phong trào hợp tác hoá nông nghiệp, về
việc làm, khám chữa bệnh, cung cấp phương tiện chuyên dùng, miễn giảm vé
tàu xe, xem văn công, chiếu bóng...; Quy định về cất bốc, quy tập mộ liệt sĩ,
xây dựng nghĩa trang liệt sĩ.... Tuy vậy ở thời kỳ này, pháp luật ưu đãi NCC
còn mang tính liệt kê, mới chỉ chú trọng đến định tính, chưa có chiều sâu về
định lượng và chỉ phù hợp với nền kinh tế kế hoạch, tập trung, bao cấp.
Khi đất nước đã hoàn toàn thống nhất, bước sang thời kỳ xây dựng
CNXH trên phạm vi cả nước, Đảng và Nhà nước ta vẫn xác định công tác
thương binh liệt sĩ là một trong những vấn đề lớn của nước ta. Mười năm sau
ngày giải phóng (1975-1985) là giai đoạn có những thay đổi to lớn trong đời
sống xã hội của nước ta. Pháp luật ưu đãi càng có những thay đổi bổ sung để
khắc phục một số bất hợp lý, giải quyết một khối lượng lớn công việc do hậu
quả của chiến tranh để lại, hình thành một hệ thống văn bản pháp quy có hiệu
lực thực hiện thống nhất trong cả nước, phục vụ cho yêu cầu của giai đoạn
15
mới. Nghị định số 236/HĐBT ngày 18/9/1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay
là Chính phủ) đã quy định bổ sung, sửa đổi về đối tượng, điều kiện hưởng trợ
cấp ưu đãi và quy định thống nhất thực hiện chính sách ưu đãi trong phạm vi
cả nước.... Nhìn chung, đây là giai đoạn nền kinh tế nước ta có nhiều biến
động xấu, lại phải bước vào cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây
Nam và phía Bắc, đời sống nhân dân và các đối tượng có công gặp rất nhiều
khó khăn. Chính vì vậy các văn bản pháp luật về chính sách ưu đãi trong giai
đoạn này còn tản mạn, chắp vá, lại chi li phức tạp, nhiều quy định tuy đáp ứng
được yêu cầu trước mắt, nhưng còn nhiều hạn chế đối với những vấn đề cơ
bản lâu dài.
Sau năm 1985, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, chuyển từ cơ chế
tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường. Từ đầu những năm 90 trở đi, nền
kinh tế thị trường phát triển khá mạnh mẽ đã làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội
hết sức bức xúc, trong đã có vấn đề NCC. Để điều chỉnh các mâu thuẫn trong
xã hội, vấn đề ưu đãi NCC và gia đình có công với CM đã trở thành nguyên
tắc Hiến định và được ghi nhận trang trọng ở Hiến pháp năm 1992: “Thương
binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà
nước. Thương binh được tạo điều kiện phục hồi chức năng lao động, có việc
làm phù hợp với sức khoẻ và đời sống ổn định. Những người và gia đình có
công với nước được khen thưởng, chăm sóc”[29]. Nguyên tắc này đã được
thể chế trong Pháp lệnh ưu đãi người HĐCM, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương
binh, bệnh binh, người HĐKC, NCC giúp đỡ CM (gọi tắt là Pháp lệnh ưu đãi
NCC với CM) do UBTVQH ban hành ngày 10/9/1994, và được quy định cụ
thể tại Nghị định số 28/CP ngày 29/4/1995 của Chính phủ. Đây là một bước
tiến dài trong việc pháp điển hoá pháp luật ưu đãi NCC với CM, là sự kế thừa,
chọn lọc và phát triển những bài học của nửa thế kỷ qua với một hệ thống trên
1.400 văn bản (trong đã có 21 Sắc lệnh, Pháp lệnh; 129 Nghị định; 387 Thông
16
tư; 124 Quyết định; trên 740 Chỉ thị, Thông tri và các văn bản hướng dẫn)
quy định về chính sách ưu đãi đối với NCC với CM [18].
Theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi NCC với CM, số người hưởng
chính sách ưu đãi được mở rộng (Đến nay đã có khoảng 9 triệu NCC với CM
thuộc diện hưởng chế độ ưu đãi, trong đó đã có trên 1,4 triệu người hưởng trợ
cấp hàng tháng), các nội dung ưu đãi NCC với CM được luật pháp hoá, trở
thành một hệ thống chính sách bao gồm nhiều mặt của đời sống (trợ cấp, phụ
cấp, chăm sóc sức khỏe, cải thiện nhà ở, ưu đãi về giáo dục - đào tạo, về việc
làm, ruộng đất, tín dụng, thuế...) [18].
Với việc ban hành Pháp lệnh ưu đãi NCC với CM, nhiều vấn đề còn tồn
tại trong chính sách ưu đãi trước đây được điều chỉnh phù hợp với tình hình
mới, như việc áp dụng thống nhất mức trợ cấp giữa thương binh hưởng lương
và thương binh hưởng sinh hoạt phí khi bị thương, giữa thương binh đang
công tác hay nghỉ hưu với thương binh về địa phương có cùng tỷ lệ thương
tật; thực hiện công bằng trong chính sách giữa NCC thoát ly và không thoát
ly, căn bản tách chế độ ưu đãi tồn tại từ mấy chục năm trong chính sách
BHXH chuyển sang chính sách ưu đãi xã hội (như thâm niên kháng chiến,
phụ cấp đối với cán bộ Lão thành CM, Anh hùng LLVT Nhân dân, Anh hùng
Lao động...).
Để đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, hệ thống chính sách ưu đãi xã
hội đối với NCC không ngừng được bổ sung, sửa đổi phù hợp với tiến trình
đổi mới của đất nước, đồng bộ với những văn bản pháp luật khác có liên quan
trong hệ thống pháp luật. Sau 10 năm thực hiện, ngày 29/06/2005, UBTVQH
ban hành Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 thay thế Pháp lệnh năm
1994, trong đó đặc biệt đã mở rộng đối tượng, bổ sung người HĐKC bị nhiễm
chất độc hóa học trở thành một trong 12 diện đối tượng NCC với CM. Sau 7
năm thực hiện Pháp lệnh ưu đãi NCC với CM năm 2005, để tháo gỡ những
17
vướng mắc phát sinh, đảm bảo chính sách phù hợp với thực tế, UBTVQH đã
ban hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh ưu đãi NCC với CM (Pháp
lệnh số 04/2012/PL-UBTVQH13). Theo đó điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận
NCC đã từng bước được hoàn thiện, phù hợp với thực tiễn, đảm bảo tính
khách quan, công bằng xã hội, phù hợp với tiến trình cải cách hành chính, hài
hoà với hệ thống pháp luật Việt Nam đang trong tiến trình đổi mới. Mỗi diện
đối tượng có điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận cụ thể. Điều kiện xác nhận và chế
độ ưu đãi được mở rộng hơn, bảo đảm kịp thời và đúng đối tượng; thẩm
quyền, trách nhiệm trong quản lý Nhà nước về ưu đãi xã hội đã được quy định
rõ ràng, cụ thể hơn, phù hợp với tiến trình cải cách hành chính nhà nước.
Để triển khai Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13, Bộ Lao động TB&XH và các Bộ, ngành đã trình Chính phủ ban hành 05 Nghị định; Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành 07 Quyết định, 02 Chỉ thị; các Bộ đã ban hành
17 thông tư và thông tư liên tịch. Qua 5 năm triển khai Pháp lệnh số 04/2012,
hầu hết NCC đã được xác nhận và hưởng chế độ ưu đãi đầy đủ và kịp thời.
Đến nay, cả nước có khoảng 9 triệu đối tượng NCC (trong đã có gần 1,2 triệu
liệt sĩ, trên 127 nghìn bà mẹ VNAH, hơn 2 triệu người là thương binh, bệnh
binh, thân nhân liệt sĩ, hàng vạn người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất
độc hóa học...). Từ năm 2011-2016 đã xác nhận và cấp mới Bằng "Tổ quốc
ghi công" cho 2.730 liệt sĩ; cấp lại Bằng “Tổ quốc ghi công” cho 112.000 liệt
sĩ; thực hiện chế độ trợ cấp hàng tháng đối với trên 65.000 người HĐCM
hoặc HĐKC bị địch bắt tù, đày; giải quyết chế độ trợ cấp người phục vụ đối
với gần 8.000 Bà mẹ VNAH còn sống tại gia đình; khoảng 7.000 người
HĐKC bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ
81% trở lên; giải quyết chế độ thờ cúng liệt sĩ đối với trên 410.000 người; chế
độ điều dưỡng luân phiên từ 5 năm sang 2 năm một lần đã được thực hiện với
trên 1,2 triệu người từ ngày 01/01/2013; chuyển đổi mức trợ cấp đối với
18
người HĐKC bị nhiễm chất độc hóa học từ mức 2 cũ sang 3 mức mới cho
153.507 người; xác định được danh tính gần 1.300 hài cốt liệt sĩ bằng
phương pháp thực chứng và phương pháp giám định ADN; lấy mẫu, phân tích
và lưu trữ được gần 11.000 mẫu hài cốt liệt sĩ và gần 4.000 mẫu sinh phẩm
của thân nhân liệt sĩ... Hiện nay có 4 Pháp lệnh, 4 Nghị định, 22 Thông tư và
Thông tư liên tịch, 13 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đang còn hiệu lực
thi hành nhằm giải quyết chế độ, chính sách đối với NCC [18].
Kết luận Chương 1
Hệ thống văn bản pháp luật về ưu đãi NCC từng bước được hoàn thiện
và trở thành công cụ pháp lý quan trọng trong việc quản lý và tổ chức thực
hiện những vấn đề liên quan đến NCC; đảm bảo cho NCC được hưởng những
quyền ưu tiên, ưu đãi, từng bước có được cuộc sống ổn định. Với việc ban
hành Pháp luật về ưu đãi NCC, nhiều vấn đề còn tồn tại trong chính sách
trước đây được điều chỉnh phù hợp với tình hình mới như việc thực hiện công
bằng giữa NCC thoát ly và không thoát ly, giữa thương binh đang công tác
hay thương binh về địa phương có cùng tỉ lệ thương tật...
Pháp luật ưu đãi NCC đã nêu rõ một nguyên tắc chung là chế độ ưu đãi
phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và được bảo đảm bằng ngân sách nhà
nước. Các nội dung ưu đãi NCC được luật pháp hóa, trở thành một chính sách
bao gồm nhiều mặt của đời sống như chăm sóc sức khỏe, ưu đãi về giáo dụcđào tạo, việc làm...
19
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
TỪ THỰC TIỄN TỈNH BẮC GIANG
2.1- Thực trạng các quy định pháp luật về ưu đãi đối với người có
công với cách mạng ở Việt Nam
Hiện nay pháp luật về ưu đãi NCC được điều chỉnh bởi 4 Pháp lệnh và
được quy định chi tiết tại các Nghị định và Thông tư hướng dẫn: Pháp lệnh về
Ưu đãi NCC với CM số 26/2005/PL- UBTVQH11, ngày 29/6/2005 của
UBTVQH; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi
NCC với CM số 04/2012/PL-UBTVQH13, ngày 16/7/2012 của UBTVQH;
Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ VNAH", ngày
29/8/1994 của UBTVQH và Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp
lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ VNAH" số
05/2012/UBTVQH13, ngày 20/10/2012 của UBTVQH.
Quy định chi tiết các pháp lệnh này có 4 Nghị định của Chính phủ gồm:
Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 Quy định chi tiết, hướng dẫn
thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi NCC với CM (sau đây gọi tắt là
Nghị định số 31/2013/NĐ-CP của Chính phủ); Nghị định số 56/2013/NĐ-CP,
ngày 22/5/2013 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định
danh hiệu vinh dự nhà nước "Bà mẹ VNAH"; Nghị định số 70/2017/NĐ-CP
ngày 06/6/2017 Quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với NCC với CM;
Nghị định số 23/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 Quy định một số chế độ đối
với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở
Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 có từ đủ 20 năm trở lên phục
vụ trong quân đội, công an đã phục viên, xuất ngũ.
20
Thông tư của các Bộ hướng dẫn thực hiện gồm: Thông tư số
05/2013/TT-BLĐTBXH, ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động TB&XH Hướng
dẫn thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi NCC với CM và
thân nhân (sau đây gọi tắt là Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH); Thông tư
liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP, ngày 22/10/2013 của Bộ Lao
động TB&XH và Bộ Quốc phòng Hướng dẫn xác nhận liệt sỹ, thương binh,
người hưởng chính sách như thương binh không còn giấy tờ (sau đây gọi tắt
là Thông tư liên tịch số 28/TTLT-BLĐTBXH-BQP); Thông tư số
16/2014/TT-BLĐTBXH, ngày 30/7/2014 Hướng dẫn một số nội dung xác
nhận và thực hiện chế độ ưu đãi NCC; Thông tư liên tịch số 46/2013/TTLTBYT-BLĐTBXH ngày 18/11/2013 của Bộ Y tế và Bộ Lao động TB&XH
Hướng dẫn khám giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi
nhiễm chất độc hóa học đối với người HĐKC và con đẻ của họ; Thông tư liên
tịch số 16/2006/TTLT/BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày 20/11/2006 của Bộ Y
tế, Bộ Lao động TB&XH, Bộ Tài chính Hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong
giáo dục và đào tạo đối với NCC với CM và con của họ; Thông tư liên tịch số
13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC, ngày 30/6/2014 của Bộ Lao động TB&XH,
Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương
tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với NCC với CM và thân nhân, quản lý
các công trình ghi công liệt sỹ; Thông tư số 09/2013/TT-BXD ngày 01/7/2013
của Bộ Xây dựng về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày
26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ NCC với CM về nhà ở…; đặc
biệt, ngày 19/7/2017, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 14CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác NCC
với CM.
Bên cạnh các văn bản chủ yếu nêu trên, hiện nay thực hiện chế độ ưu
đãi đối với NCC còn được quy định ở một số điều khoản của văn bản quy
21