Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Quản lý nhà nước về di sản văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (656.32 KB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THỊ THÚY HIỀN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA
CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

ĐẮK LẮK - NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THỊ THÚY HIỀN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA
CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG


MÃ SỐ: 60 34 04 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. ĐINH THỊ MINH TUYẾT

ĐẮK LẮK - NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Học viên xin cam đoan Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành
Quản lý công với đề tài “Quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” là công trình do học viên tự nghiên cứu.
Các thông tin, số liệu được sử dụng có nguồn gốc rõ ràng, việc trích dẫn được
thực hiện đúng theo quy định.
Học Viên

Nguyễn Thị Thúy Hiền

-ii-


LỜI CẢM ƠN
Sau một quá trình nghiên cứu, học viên đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công với đề tài “Quản lý nhà nước về di sản văn hóa
cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”. Đây là thành quả của 02 năm
học tập tại Phân viện khu vực Tây Nguyên - Học viện Hành chính Quốc gia.
Học viên xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô giáo, quý lãnh đạo Học viện đã
giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi để học viên hoàn thành luận văn tốt
nghiệp đúng thời gian, tiến độ và chất lượng. Đặc biệt trong suốt thời gian thực
hiện luận văn, học viên đã nhận được sự hướng dẫn trực tiếp, tận tình với tinh

thần trách nhiệm cao của PGS.TS. Đinh Thị Minh Tuyết, Khoa Quản lý nhà
nước về Xã hội, Học viện Hành chính Quốc gia. Học viên xin gửi lời tri ân và
lòng biết ơn sâu sắc nhất đến quý cô.
Để hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp với đề tài “Quản lý nhà nước về di
sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”, học viên xin
trân trọng cảm ơn Văn phòng UBND tỉnh Đắk Lắk, UBND Thành phố Buôn Ma
Thuột, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk, Hội Văn học Nghệ thuật
tỉnh Đắk Lắk, Phòng Văn hóa Thông tin Thành phố Buôn Ma Thuột đã tạo điều
kiện cung cấp tài liệu, thông tin để luận văn đảm bảo những cơ sở lý luận và
thực tiễn.
Mặc dù học viên đã nỗ lực, cố gắng để hoàn thành luận văn, tuy nhiên
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy cô giáo, quý bạn đọc
thông cảm.
Xin trân trọng cảm ơn!

Đắk Lắk, ngày 12/03/2017
Học viên

Nguyễn Thị Thúy Hiền

-iii-


MỤC LỤC

Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU
1.
Lý do nghiên cứu đề tài
2.
Tình hình nghiên cứu
3.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.
Đóng góp của luận văn
7.
Kết cấu của luận văn
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI
SẢN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN
1.1.
Khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài luận văn
1.1.1. Văn hóa
1.1.2. Di sản văn hóa
1.1.3. Di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây
1.1.4.
Nguyên
Nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng
1.2.
Tây Nguyên
Xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế quản lý nhà nước

1.2.1.
về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn và phát
1.2.2.
triển di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Xây dựng và kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước
1.2.3.
về văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
1.2.4. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và viên

-iv-

ii
iii
iv
viii
1
1
2
5
5
5
6
7
8
8
8
9
11
18

21
21
24
26
30


chức chuyên môn về di sản văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên
Hỗ trợ và huy động các nguồn lực để bảo tồn và phát triển
1.2.5.
văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý nhà nước
1.2.6.
về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Tổng kết và đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về di
1.2.7.
sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Sự cần thiết quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng
1.3.
chiêng Tây Nguyên
Định hướng hoạt động di sản văn hóa cồng chiêng Tây
1.3.1.
Nguyên
Điều chỉnh hoạt động di sản văn hóa cồng chiêng Tây
1.3.2.
Nguyên
Hỗ trợ và tạo điều kiện cho di sản văn hóa cồng chiêng Tây
1.3.3.
Nguyên phát huy giá trị

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng
1.3.4.
Tây Nguyên
Tiểu kết chương 1
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI
SẢN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
Khái quát về điều kiện phát triển và di sản văn hóa cồng
2.1.
chiêng Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk
2.1.1. Khái quát về điều kiện phát triển của tỉnh Đắk Lắk
Khái quát về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ở tỉnh
2.1.2.
Đắk Lắk
Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về di sản văn hóa
2.2.
cồng chiêng Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk
Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế quản lý
2.2.1.
nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách bảo
2.2.2.
tồn và phát triển di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
2.2.3. Thực trạng xây dựng và kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý

-v-

31
32
33

33
33
35
36
36
39
40

40
40
43
49
49
55
56


nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Thực trạng xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
2.2.4. và viên chức chuyên môn về di sản văn hóa cồng chiêng
Tây Nguyên
Thực trạng hỗ trợ và huy động nguồn lực tài chính và vật
2.2.5. chất để bảo tồn và phát triển di sản văn hóa cồng chiêng
Tây Nguyên
Thực trạng thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động
2.2.6. quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên
Thực trạng tổng kết và đánh giá hoạt động quản lý nhà
2.2.7.
nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về di sản văn hóa
2.3.
cồng chiêng Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk
Kết quả quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng
2.3.1.
Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk
Hạn chế của quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng
2.3.2.
chiêng Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk
Nguyên nhân của hạn chế quản lý nhà nước về di sản văn
2.3.3.
hóa cồng chiêng Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk
Tiểu kết chương 2
Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA CỒNG
CHIÊNG TÂY NGUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
Quan điểm và định hướng về di sản văn hóa cồng chiêng
3.1.
Tây Nguyên
Quan điểm của Đảng về văn hóa và di sản văn hóa cồng
3.1.1.
chiêng Tây Nguyên
Định hướng và mục tiêu về di sản văn hóa cồng chiêng
3.1.2.
Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk
Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa
3.2.
cồng chiêng Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk
Ban hành văn bản áp dụng và tổ chức thực hiện hiệu quả thể
3.2.1.

chế quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây

-vi-

59

60

61

62
63
63
66
67
70
71

71
71
75
79
79


3.2.2.
3.2.3.

3.2.4.


3.2.5.

3.2.6.

3.2.7.

3.3.
3.3.1.
3.3.2.

Nguyên
Cụ thể hóa và tổ chức thực hiện chính sách về di sản văn
hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Kiện toàn và ổn định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về di
sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và bồi dưỡng nghiệp
vụ cho viên chức chuyên môn về di sản văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên
Tăng hỗ trợ từ ngân sách, huy động nguồn lực tài chính và
vật chất để bảo tồn và phát triển di sản văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên
Thanh tra, kiểm tra thường xuyên và xử ký nghiêm vi
phạm về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Cụ thể hóa các tiêu chí tổng kết và đánh giá hoạt động
quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên
Khuyến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước cấp trung
ương và chính quyền địa phương tỉnh Đắk Lắk
Đối với các cơ quan tổ chức cấp Trung ương
Đối với các cơ quan tổ chức của Tỉnh Đắk Lắk

Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

-vii-

80
81

82

84

86

87

88
88
88
90
91
93


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

NSƯT

Nghệ sỹ ưu tú


NNDG

Nghệ nhân dân gian

UBND

Ủy ban nhân dân

QL

Quốc lộ

VHTT & DL

Văn hóa Thể thao và Du lịch

-viii-


MỞ ĐẦU

1.

Lý do nghiên cứu đề tài

Cồng chiêng Tây Nguyên có nguồn gốc từ truyền thống văn hóa và
lịch sử rất lâu đời. Về cội nguồn, có nhà nghiên cứu cho rằng, cồng chiêng là
"hậu duệ" của đàn đá. Trước khi có văn hóa đồng, người xưa đã tìm đến loại
khí cụ đá: cồng đá, chiêng đá, tre rồi đến thời đại đồ đồng, mới có chiêng

đồng. Từ thuở sơ khai, cồng chiêng được đánh lên để mừng lúa mới, xuống
đồng. Cồng chiêng là biểu hiện của tín ngưỡng, là phương tiện giao tiếp với
siêu nhiên, với âm thanh khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc trầm hùng, hòa
quyện với tiếng suối, tiếng gió và với tiếng lòng người, sống mãi cùng đất trời
và con người Tây Nguyên. Tất cả các lễ hội trong năm, từ lễ thổi tai cho trẻ sơ
sinh đến lễ bỏ mả, lễ cúng máng nước, lễ mừng cơm mới, lễ đóng cửa kho, lễ
đâm trâu, hay trong một buổi nghe khan đều phải có tiếng cồng.
Cồng chiêng Tây nguyên là không gian văn hóa có giá trị nổi bật, thể
hiện tài năng đích thực của nghệ nhân trong cộng đồng. Cồng chiêng Tây
Nguyên bắt rễ sâu xa từ phong tục tập quán, truyền thống. Lịch sử, văn hóa,
nghi lễ - lễ hội của cộng đồng. Cồng chiêng Tây Nguyên thể hiện được bản
sắc riêng của từng dân tộc, từng cộng đồng. Nó còn là phương tiện giao lưu
giữa các dân tộc, làm cho dân tộc hiểu nhau hơn, xích lại gần nhau trong mối
quan hệ cộng đồng. Cồng chiêng Tây Nguyên còn là một bí quyết độc đáo
của gia đình, dòng họ, được thể hiện ở một trình độ nghệ thuật cao của nghệ
nhân âm nhạc truyền khẩu dân gian. Đồng thời, cồng chiêng Tây Nguyên
được coi là một minh chứng độc đáo về truyền thống văn hóa đang còn sống
động và tồn tại trong cộng đồng.
Hiện nay trong bối cảnh văn hóa Phương Tây đang xâm nhập mạnh mẽ
vào Việt Nam, cồng chiêng Tây Nguyên đang có nguy cơ biến mất do chưa

-1-


có chính sách bảo vệ thiết thực, hoặc do quá trình giao lưu văn hóa, quá trình
đô thị hóa thay đổi xã hội quá nhanh. Do đó, vấn đề bảo tồn nguyên trạng và
phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói chung, trên địa bàn tỉnh
Đắc Lắc nói riêng, đã và đang đặt ra nhiều thách thức trong giai đoạn hiện
nay, vì vậy quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk là rất cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực

tiễn.
Xuất phát từ lý do trên và đam mê tìm hiểu về văn hóa cồng chiêng,
học viên đã chọn đề tài “Quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” là cấp thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và
thực tiễn. Qua đó, góp phần vào việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về
giá trị của di sản và đặc biệt đề xuất những giải pháp quản lý nhà nước để bảo
tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di sản
văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, thông qua việc nghiên cứu, phân tích, đánh
giá thực trạng, từ cơ sở đó góp phần đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản
lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk. Kết
quả nghiên cứu đề tài sẽ góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về di sản văn
hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Quản lý nhà nước về văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói riêng ở
nước ta nói chung trong giai đoạn hiện nay vẫn đang là vấn đề thu hút sự quan
tâm của các nhà lãnh đạo, quản lý, các nhà khoa học. Chính vì vậy trong thời
gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu đã được văn bản hóa bằng chữ
viết, in thành sách giới thiệu rộng rãi đối với công chúng trong và ngoài nước
dưới dạng xuất bản phẩm, băng đĩa, phim khoa học để giới thiệu các giá trị
của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

-2-


Giá trị của cồng chiêng đó là sự tổng hòa các giá trị văn hóa đa dạng:
giá trị biểu thị đặc trưng và bản sắc văn hóa vùng; giá trị biểu thị đặc trưng
văn hóa người hoặc nhóm tộc người; giá trị phản ánh đa chiều; giá trị nghệ
thuật; giá trị sử dụng đa dạng; giá trị vật chất; giá trị biểu thị sự giàu sang và
uy quyền; giá trị tinh thần; giá trị cố kết cộng đồng và giá trị lịch sử. Cồng

chiêng đại diện cho văn hóa tây nguyên là nguồn sống là tín ngưỡng tâm linh
của người dân, nhạc cụ này được dùng trong nhiều nghi lễ, tín ngưỡng quan
trọng.
Các dân tộc bản địa Đắk Lắk hiện có hai hệ thống lễ hội, đó là hệ
thống lễ hội vòng đời người; hệ thống lễ hội nông nghiệp. Các nghi lễ này
được tổ chức sau mùa rẫy (từ tháng 11 đến tháng 4). Đặc biệt các lễ hội
thường gắn với văn hóa cồng chiêng, văn hóa rượu cần, nuwong, bến nước
với ước vọng vươn đến cuộc sống bình đẳng hạnh phúc. Từ xa xưa người Ê
Đê đã nhận thức rằng nghi lễ và lễ hội chính là những sinh hoạt văn hóa có
tác dụng to lớn trong việc củng cố và tăng cường sức mạnh của tình đoàn kết,
sự gắn bó của cộng đồng nenn những nghi lễ, lễ hội đặc sắc độc đáo như: lễ
trưởng thành của chàng trai, lễ bỏ mã, lễ cúng bến nước, lễ cúng lúa mới, lễ
cúng nhà mới, lễ rước Kpan, luôn luôn hiện diện trong đời sống sinh hoạt
truyền thống cung với sự góp mặt của những nhạc cụ truyền thống do chính
người Ê Đê chế tác chiêng, trống, Krơng.
Ở nước ta, đã có nhiều công trình nghiên cứu, xây dựng hệ thống lý
luận về quản lý văn hóa trong đó đặc biệt lưu ý đến văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên. Nhiều cuốn sách, nhiều đề tài khoa học, nhiều luận văn nghiên cứu
về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dưới nhiều góc độ khác
nhau đã được công bố, nhiều học phần đã được đưa vào giảng dạy chính thức
ở một số trường. Trong đó có một số công trình tiêu biểu như:

-3-


NXB Thế giới, Viện Văn hóa - Thông tin, Hà Nội (2006), Kiệt tác di
sản truyền miệng và phi vật thể của nhân loại Không gian văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên [47].
Viện Văn hóa - Thông tin, Hà Nội (2007), Bảo tồn và phát huy di
sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam [51].

Nhiều tác giả, Hà Nội (2008), Bảo vệ không gian văn hóa cồng chiêng
Tây nguyên, kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại [35].
Dương Thị Hưởng, Đỗ Đình Hãng, Đậu Tuấn Nam (2006), Một số vấn
đề về Văn hóa – Xã hội các dân tộc thiểu số ở Tây nguyên hiện nay, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội [22].
Đỗ Hồng Kỳ (2012), Văn hóa cổ truyền ở Tây Nguyên trong phát triển
bền vững, NXB Từ điển bách khoa Viện khoa học xã hội Việt Nam, Viện
Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên [23].
Linh Nga Niê Kdam, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội (2012), Văn hóa
Tây Nguyên giàu và đẹp [24];
Nguyễn Chí Bền, Nguyễn Tri Nguyên, Võ Hoàng Lan, NXB Văn hóa
Dân tộc, Hà Nội (2006), Các nhạc cụ gõ bằng đồng những giá trị văn hóa [4].
Tuy nhiên, về góc độ quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng
Tây Nguyên vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa có nhiều công trình nghiên
cứu sâu cho lĩnh vực quản lý nhà nước một các cụ thể, toàn diện, nhất là trong
giai đoạn phát triển hiện nay, vì vậy học viên cập nhật những kiến thức lý
luận và thực tiễn hiện nay, kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đó để làm
hướng nghiên cứu và giải quyết những yêu cầu đặt ra cho đề tài luận văn. Vì
vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng
Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” là không trùng với các công trình đã
nghiên cứu.

-4-


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài luận văn góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về
di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

+ Phân tích cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên.
+ Phân tích, đánh giá và xác định nguyên nhân thực trạng quản lý nhà
nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk.
+ Đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về di
sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý nhà nước về di sản văn
hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu một số nội dung quản lý
nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên cấp tỉnh.
- Không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
- Thời gian: Nghiên cứu thực trạng được thực hiện từ năm 2005, thời
điểm không gian văn hóa cồng chiêng được UNESCO chính thức công nhận
là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại đến nay, đồng thời
nghiên cứu định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa

-5-


Mác Lênin về phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ
Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về văn hóa và di sản
văn hóa phi vật thể nói chung, di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói
riêng.

5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Để giải quyết những nội dung nghiên cứu, luận văn sử dụng kết hợp
tương thích các phương pháp nghiên cứu, cụ thể như sau:
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: được sử dụng với việc tìm hiểu
các công trình nghiên cứu đi trước, qua đó bổ sung các luận cứ khoa học khi
đi vào nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng
Tây Nguyên. Trên cơ sở đó tập trung giải quyết những vấn đề còn vướng mắc
về lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa
cồng chiêng Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: tập trung vào thống kê, báo cáo
thực tế nhằm làm phong phú hơn các tài liệu nghiên cứu, đây là phương pháp
giúp tác giả tiếp cận và thu lượm được những thông tin chính xác, bổ sung
nguồn số liệu định lượng cho luận văn.
Phương pháp chuyên gia: thu thập và tiếp thu ý kiến của các chuyên
gia, các nhà nghiên cứu am hiểu về chủ đề này là hết sức cần thiết cho luận
văn.
Phương pháp xử lý thông tin, số liệu, tư liệu: thống kê, phân tích, tổng
hợp số liệu, so sánh, xử lý thông tin một cách khoa học và có hệ thống bằng
phần mềm tin học.
6. Đóng góp của luận văn
6.1. Về lý luận
Đề tài góp phần tổng hợp và hệ thống lý luận cơ bản quản lý nhà nước
về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

-6-


6.2. Về thực tiễn
Đề tài phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về di sản văn
hóa cồng chiêng Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk; Đề xuất những giải pháp góp

phần hoàn thiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
ở tỉnh Đắk Lắk.
Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý địa phương
trong việc nghiên cứu và hoàn thiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk.
7. Kết cấu nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của đề tài được kết cấu gồm 03 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về di
sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

-7-


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI SẢN
VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN
1.1. Khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài luận văn
1.1.1. Văn hóa



Khái niệm

Văn hóa là một khái niệm rộng, cùng với quá trình phát triển, văn hóa
ngày càng có nội dung phong phú và có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tổng

giám đốc UNESCO đưa ra khái niệm: Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt
động dân tộc trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng
tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống giá trị, các truyền thống và các thị hiếu
- những yếu tố xác định đặc tính riêng biệt của mỗi dân tộc [46].
Ở Việt Nam, trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đã có một số
học giả trong và ngoài nước nghiên cứu về văn hóa Việt Nam. Văn hóa được
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ những giá
trị vật chất, những giá trị tinh thần và phương thức sinh hoạt của con người:
“Vì sự sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và
phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn
hóa, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ở và các
phương thúc sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn
hóa” [17].
Như vậy, văn hóa có nhiều khái niệm khác nhau dưới các góc độ khác
nhau. Từ những quan niệm đó, ta nhận thấy:
Theo nghĩa rộng, văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất, tinh thần do con
người sáng tạo ra trong hoạt động thực tiễn lịch sử - xã hội, mang tính chất

-8-


chân, thiện, mỹ và phục vụ cho sự sinh tồn, phát triển của con người, xã hội
loài người.
Theo nghĩa hẹp, văn hóa là toàn bộ các giá trị tinh thần do con người
sáng tạo, tích lũy trong quá trình lịch sử xã hội.
Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ V (khóa VIII,
1998), Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của
xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội.
Văn hóa Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động, sáng tạo, đấu tranh
kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là

kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để
không ngừng hoàn thiện mình. Văn hóa đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách,
bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc [9].

 Vai trò
Văn hóa là sản phẩm của loài người nó được tạo ra và phát triển trong
quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Tuy nhiên chính văn hóa lại tham
gia vào việc tạo nên con người, duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa
được truyền từ thế hệ này sang thế khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn
hóa được tái tạo, phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của
con người. Văn hóa là trình độ phát triển con người của xã hội được biểu hiện
trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người
vũng như trong giá trị vật chất tinh thần mà do con người tạo ra và được con
người thừa nhận bao gồm trong đó có cái Chân, cái Thiện, cái Mỹ. Xây dựng
và phát triển tốt những thành tố cấu thành khái niệm văn hóa chính là để tạo
ra nền tảng tinh thần cho xã hội góp phần khai thác và phát huy sức mạnh nội
sinh.
1.1.2. Di sản văn hóa

 Khái niệm

-9-


Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên, Hà
Nội - Đà Nẵng, xuất bản năm 1998, khái niệm di sản được chú thích là tài sản
của người chết để lại; cái của thời trước để lại.
Theo Từ điển Hán Việt Từ Nguyên của Bửu kế - Nhà xuất bản Thuận
Hóa, 1999 thì khái niệm Di sản được giải thích là: di là để lại, sản là của cải của cải giá trị của người chết của người trước để lại. Ví dụ: những giá trị quý
báu của cha ông chúng ta cần giữ gìn, tiếp thu và phát triển.

Theo Luật Di sản văn hóa Việt Nam [27] và Luật Di sản văn hóa sửa
đổi, bổ sung năm 2009 [29], Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của
cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân
loại có vai trò lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.

 Vai trò
Di sản văn hóa dân tộc bao hàm nhiều giá trị và tinh hoa do các thế hệ
tiền nhân để lại và lưu truyền. Các thế hệ người Việt Nam, ngay từ buổi đầu
dựng nước đã biết tôn trọng, sáng tạo và giữ gìn các giá trị văn hóa, đặc biệt
đã biết sáng tạo và phát huy sức mạnh văn hóa vào sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Trước những thử thách của thời gian và lịch sử của thiên tai và
địch họa ông cha ta đã biết khơi nguồn sức mạnh từ chiều sâu của nền văn
hóa dân tộc, biết chắc lọc tinh hoa từ nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc, thấm đượm tính nhân văn. Chúng ta khẳng định di sản văn hóa là
những giá trị vật chất và tinh thần do ông cha đã đúc kết, xây dựng và truyền
lại cho chúng ta đến ngày nay. Nước ta với hơn 54 dân tộc anh em có một kho
tàng di sản văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng như Hồ Chủ Tịch đã nói,
nó là những “hòn ngọc quý”. Cho nên, quản lý nhà nước về di sản văn hóa
của ông cha để lại là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bánh nhằm giữ gìn và
phát huy bản sắc dân tộc.

-10-


Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 – Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa VIII về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc đã nêu rõ: Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng
dân tộc là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và
giao lưu văn hóa [9]. Ngoài ra, di sản văn hóa góp phần thỏa mãn nhu cầu văn
hóa của nhân dân, nâng cao ý thức tự hào dân tộc, góp phần phát triển kinh tế

- xã hội đất nước.

 Phân loại
Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa
vật thể là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học
được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị
lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền bằng trí nhớ, chữ viết được lưu
truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ,
lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói chữ viết, tác phẩm, văn học nghệ thuật,
khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ
hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y dược học cổ truyền,
về văn hóa ẩm thực về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân
gian khác. Di sản văn hóa thường gắn kết với cộng đồng xã hội ở những cấp
độ khác nhau. Có di sản văn hóa của một gia đình, một dòng họ của làng, bản,
tộc người nhưng quan trọng hơn là di sản văn hóa của dân tộc - quốc gia.
1.1.3. Di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

 Khái niệm
Cồng chiêng là nhạc cụ dân tộc thuộc bộ gõ, được làm bằng đồng thau,
hình tròn như chiếc nón quai thao, đường kính khoảng từ 20 cm đến 60 cm, ở
giữa có hoặc không có núm. Người ta dùng dùi gỗ có quấn vải mềm (hoặc dùng
tay) để đánh cồng, chiêng. Cồng, chiêng càng to thì tiếng càng trầm, càng nhỏ thì

-11-


tiếng càng cao. Cũng như các dân tộc Tây Nguyên khác: Cồng Chiêng được xem
là nhạc cụ linh thiêng nên thời kỳ đầu, chinh Ê-đê sử dụng để kết nối giữa con
người và thần linh, về sau mới được sử dụng trong các lễ hội dân gian.

Trong cuốn Nhạc khí dân tộc Việt, xuất bản năm 2001, định nghĩa:
Cồng, Chiêng là loại nhạc khí tự thân vang gõ phổ biến tại Việt Nam, đồng
thời ở một số nước khác ở Châu Á cũng có. Cồng, Chiêng làm bằng đồng
thau hoặc hợp kim đồng thiếc, với tỷ lệ các hợp kim rất khác nhau tùy theo
nơi đúc, hình tròn ở giữa hơi phồng lên, chung quanh có gờ gọi là thành.
Cồng luôn luôn có núm ở giữa, Chiêng có hai loại: Chiêng có núm ở giữa gọi
là Chiêng núm và Chiêng không có núm gọi là Chiêng bằng [42].
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon
Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn
hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên: Bana, Xêđăng, Mnông,
Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai. Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của
người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả
niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của
họ.
Người Tây Nguyên chơi cồng chiêng với nhiều phong cách khác nhau,
rất phong phú, rát bài bản. Nếu người Giarai và người Bana có phương pháp
đánh chỉ điệu một bài trầm đánh trên một vài giai điệu thì người Êđê đánh
theo cách thức từng chùm. Trong đó, chiêng núm làm bè trầm, chiêng bằng
đánh giai điệu. Khi biểu diễn vòng tròn các nghệ nhân đánh và di chuyển dàn
cồng chiêng từ phải sang trái với ý nghĩa ngược chiều với thời gian, hướng về
cội nguồn. Tiếng cồng chiêng hòa nhịp âm vang gợi cho người nghe thấy
được cả không gian săn bắn, không gian làm rẫy, không gian lễ hội, những âm
thanh ngân nga, sâu lắng, khi thối thúc khi hòa quyện với suối nguồn với

-12-


tiếng gió đại ngàn và với cả lòng người sẽ là nguồn gốc của những áng sử thi
huyền thoại và lãng mạn.
Như vậy, văn hóa cồng chiêng Tây nguyên là tổng thể những mối liên

hệ của con người với cồng chiêng thông qua sử dụng cồng chiêng đa dạng với
nhiều mục đích và chức năng khác nhau, gắn bó thường xuyên, lâu dài với đời
sống thường ngày cũng như đời sống tín ngưỡng của con người.
Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam đã được UNESCO
chính thức công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân
loại vào ngày 25-11-2005. Sau Nhã nhạc Cung đình Huế, Cồng chiêng Tây
Nguyên là di sản văn hóa phi vật thể thứ hai của Việt Nam được tôn vinh là di
sản của thế giới. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt
5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của
loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên: Bana,
Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai. Cồng chiêng gắn bó mật thiết
với cuộc sống của người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con
người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh
hoạt hàng ngày của họ. Theo quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi
chiếc cồng, chiêng đều ẩn chứa một vị thần. Cồng chiêng càng cổ thì quyền
lực của vị thần càng cao. Cồng chiêng còn là tài sản quý giá, biểu tượng cho
quyền lực và sự giàu có. Đã có thời một chiếc chiêng giá trị bằng hai con voi
hoặc 20 con trâu. Vào những ngày hội, hình ảnh những vòng người nhảy múa
quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang
vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian lãng mạn và huyền ảo.
Cồng chiêng do vậy góp phần tạo nên những sử thi, những áng thơ ca đậm
chất văn hóa Tây Nguyên vừa lãng mạn, vừa hùng tráng. Tồn tại trên mảnh
đất Tây Nguyên hùng vĩ đã hàng ngàn đời nay, nghệ thuật cồng chiêng ở đây

-13-


đã phát triển đến một trình độ cao vì thế mà cồng chiêng Tây Nguyên rất đa
dạng, phong phú.


 Đặc điểm đặc trưng
Cồng chiêng là tên gọi chung cho loại nhạc khí thân vang gõ, có nhiều
tên gọi khác nhau (theo vùng hoặc theo tộc người) với các đặc điểm: Chất liệu
hợp kim đồng; Dạng phiến mỏng, bề mặt hình tròn; Có núm hoặc không có
núm; Có thành ở vành ngoài; Đơn âm, đơn chiếc hoặc kết cấu thành dàn,
nhiều kích cỡ.
Nếu Từ điển Bách khoa Việt Nam coi “cồng” là tên chung và Từ điển
Văn hóa cổ truyền Việt Nam coi “chiêng” là tên chung cho hai dạng có nắm
và không nắm, thì tài liệu trên đã cố gắng tách biệt rạch ròi hai dạng đó gắn
với việc định danh cụ thể: Cồng luôn luôn có núm ở giữa, Chiêng có hai loại:
Chiêng có núm ở giữa gọi là Chiêng núm và Chiêng không có núm gọi là
Chiêng bằng”. Theo đó, người ta hoàn toàn có thể gọi cồng là “chiêng núm”
và ngược lại, gọi chiêng núm là “cồng”.
Cũng có thuyết cho rằng cồng chiêng Tây Nguyên có nguồn gốc
truyền thống lịch sử lâu đời, là “hậu duệ” của đàn đá trước khi có văn hóa
đồng, người xưa đã tìm được loại khí cụ bằng đá: cồng đá, chiêng đá, rồi tới
thời đại đồ đồng mới có chiêng đồng, cồng đồng. Từ thuở sơ khai cồng
chiêng được đánh lên để mừng hội lúa mới, hội xuống đồng, đó là một biểu
hiện của tín ngưỡng, là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên. Âm thanh cồng
chiêng khi sâu lắng, khi thôi thúc trầm hùng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng
gió của đất trời và tiếng lòng của con người Tây Nguyên. Vì vậy mà tất cả các
lễ hội trong năm từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, đến lễ bỏ mả, lễ cúng máng
nước, lễ cúng cơm mới, lễ đâm trâu, đều phải có cồng chiêng bởi tiếng chiêng
chính là chiếc cầu nối liền con người với đất trời, kết dính các thế hệ.

-14-


Dân gian không có từ “cồng chiêng”. Mỗi tộc người có cách gọi riêng
của mình về loại nhạc khí này. Đây là loại nhạc khí có hình thù thô phác, cấu

tạo đơn giản (dạng phiến mỏng, hình tròn, chất liệu đồng, có thành ở vành
ngoài, có núm hoặc không có núm ở giữa), với nhiều kích cỡ khác nhau, khi
không sử dụng tồn tại ở dạng đơn lẻ.
Người Kinh, người Mường dùng cả tên “cồng” và “chiêng” gọi loại
nhạc khí nêu trên. Đó là hai tên gọi dành cho một dạng hình thù: có núm,
(núm chiêng người Mường gọi là “ngôi”), dạng không núm gọi là “thanh la”
(người Mường còn gọi là “lệnh” hoặc “phèng la”). Người Mường dùng tên
“chiêng” làm cách gọi phổ biến nhất, tên “cồng” đôi khi cũng được dùng.
Người Khmer Nam Bộ gọi loại nhạc khí trên như sau: nếu không có
núm là “Khmuôs”, và nếu có núm là “Kôông Môôn” hoặc “Kôôn Skô” [4].
Người Gia Lai gọi là “chinh”, “chêng”, trong đó “chêng” là loại có
núm... Nếu “tròn 1 bộ 16 cái” thì gọi là “Chinh chêng” [4].
Người Ê Đê không phân biệt có núm, không có núm họ đều gọi là
“chinh” [4] hay còn có tên gọi khác là Ching Knăh. Ching Ê-đê: Được gọi là
nhạc cụ thuộc bộ gõ định âm vì khi diễn tấu phát ra cao độ, tiết tấu, trường độ và
âm sắc. Đó là những thuộc tính của âm thanh có tính nhạc.
Người M’nông gọi loại có núm là “goong”, loại không núm là
“cheeng” [6]. Theo đó, cách gọi “chêng” của người M’nông, căn cứ hình thù,
ngược lại với người Gia Rai, (đối với người Gia Rai, “chênh” có núm).
Ngoài ra, các tộc người Tây Nguyên tương đối phổ biến cách gọi mỗi
chiếc cồng (hoặc chiêng) theo tên riêng hoặc theo thứ bậc trong gia đình, như
chiêng chồng chiêng vợ (bộ chiêng Tha của người Brâu), chiêng mẹ chiêng chị
chiêng em.
Như vậy, trong dân gian, rất ít tộc người sử dụng từ ghép để gọi tên
loại nhạc khí trên, đa số họ chỉ dùng từ đơn. Có tộc, theo tên gọi, người ta

-15-


phân biệt hình thù có núm hay không núm, có tộc chỉ dùng một tên, không

phân biệt hình thù và có tộc thì dùng tới hai cái tên cho một dạng hình thù.
Từ điển Văn hóa dân gian của các tác giả Vũ Ngọc Khánh, Phạm
Minh Thảo, Nguyên Vũ có định nghĩa liên quan đến cồng chiêng:
- Chinh chiêng – Tên gọi bộ chiêng, cổng nhạc cụ của người Ba Na
(Tây Nguyên). Một bộ chinh chiêng hoàn chỉnh thường gồm 5 chiếc có núm
và 8 chiếc chiêng bằng không có núm. Chinh chiêng chỉ được phép dùng
trong các nghi lễ lớn, trọng thể của làng như lễ đâm trâu, bò mả, cúng bến
nước, lên nhà mới, cưới [ 4 ].
- Cồng (cũng gọi: chiêng) – Nhạc cụ thuộc bộ gõ, nguồn gốc phương
Đông, làm bằng đồng, kích thước lớn hình lòng chảo, treo trên một cái giá gỗ,
dùng dùi của trống lớn để gõ. Cồng Tây Nguyên gồm 20 chiếc, đường kính 25-30
cm trở lên đến hơn 1m, có thể tạo thành những âm điệu phong phú, độc đáo [4].
Cồng chiêng là vật có giá trị vật chất rất lớn. Những chiêng lâu đời, có
thể có giá trị như nhiều con trâu, con voi đã thuần dưỡng. Trong một số luật
tục của một số dân tộc Tây Nguyên, khi thành viên trong cộng đồng vi phạm
quy định nào đó thật lớn, thật nặng, cộng đồng sẽ xử phạt người ấy bằng một
hay nhiều chiếc cồng chiêng. Người ta đánh giá sự giàu có hay nghèo khổ
thông qua số lượng cồng chiêng mà họ sở hữu.
Như vậy cồng chiêng là loại nhạc khí gõ của đồng bào dân tộc ít
người trong cả nước. Nhiều buôn làng, bản mường có số lượng cồng chiêng
rất lớn (hàng ngàn bộ). Cồng chiêng được sử dụng trong các lễ hội lớn nhỏ:
cầu mưa, đâm trâu, đám tang, bỏ mả. Cồng chiêng quy tụ quanh mình nhiều
loại hình nghệ thuật dân gian: nhảy múa, ca hát, tạo hình. Cồng chiêng không
riêng gì ở Việt Nam mà địa bàn phân bố rất rộng trong cả vùng Đông Nam Á.
Con người tin rằng trong mỗi cái cồng chiêng đều có một vị thần trú
ngụ. Vị thần này là nữ tính hay nam tính tùy theo niềm tin của từng tộc người.

-16-



×