Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

…………/…………

……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LÊ THỊ HỒNG NHUNG

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
CÂY CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

ĐẮK LẮK, NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

…………/…………

……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LÊ THỊ HỒNG NHUNG



QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
CÂY CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
MÃ SỐ: 60 34 04 03

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Tuyên

ĐẮK LẮK, NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan Luận văn thạc sĩ này do chính tôi nghiên cứu và thực hiện.
Các thông tin, số liệu đƣợc sử dụng trong Luận văn này hoàn toàn trung thực
và chính xác. Tất cả sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã đƣợc cảm
ơn và các thông tin trong Luận văn đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả

Lê Thị Hồng Nhung

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này đƣợc thực hiện và hoàn thành tại Học viện Hành chính
Quốc gia – Phân viện Tây Nguyên.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Văn Tuyên là
ngƣời định hƣớng và hƣớng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ tôi trƣởng
thành trong công tác nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.

Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trƣờng, tôi đã nhận đƣợc
sự hƣớng dẫn và giúp đỡ tận tình của tập thể các Thầy, Cô giáo thuộc Học
viện Hành chính Quốc gia – Phân viện Tây Nguyên. Tôi xin ghi nhận và biết
ơn sự đóng góp quý báu của các Thầy, Cô.
Tôi xin trân trọng cám ơn Lãnh đạo các Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Đắk Lắk, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk,
Trung tâm Khuyến Nông tỉnh Đắk Lắk đã nhiệt tình hợp tác và giúp đỡ tôi
thực hiện Luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các đồng nghiệp, bạn bè và gia
đình, đã luôn kịp thời động viên, chia sẻ và tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi
hoàn thành Luận văn thạc sĩ của mình.
BMT, ngày ... tháng ... năm 2017
Tác giả

Lê Thị Hồng Nhung

ii


BẢNG VIẾT TẮT
1BVTV

Bảo vệ thực vật

2CCN

Cây công nghiệp

3CNC


Công nghệ cao

4KH-CN

Khoa học - Công Nghệ

5KH-KT

Khoa học - Kĩ thuật

6KHKTNLN

Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên

7KT-XH

Kinh tế - xã hội

8NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

9PTBV

Phát triển bền vững

10
QLNN

Quản lý nhà nƣớc


11
TT & BVTV

Trồng trọt và Bảo vệ thực vật

12
UBND

Ủy ban nhân dân

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
BẢNG VIẾT TẮT ............................................................................................ iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .................................................................... vi
TÊN SƠ ĐỒ .................................................................................................... vii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu ............................................................................ 2
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài .............................................................. 6
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ............................................................ 6
5. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ......................... 6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn............................................. 7
7. Kết cấu của luận văn ............................................................................. 7
Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG CÂY CÔNG NGHIỆP.................................................... 8

1.1 Phát triển bền vững cây công nghiệp .................................................... 8
1.2 Quản lý nhà nƣớc về cây công nghiệp ................................................ 18
1.3 Một số kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nƣớc về phát triển nông
nghiệp ở một số nƣớc trên thế giới ................................................................. 31
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP VÀ QUẢN
LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK ............................................................... 42
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk ............................. 42
2.2.Tình hình phát triển cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ....... 49
2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về phát triển bền vững cây công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ................................................................................ 61

iv


2.4. Nhận xét và đánh giá.......................................................................... 83
Chƣơng 3 QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK ........................................................................... 89
3.1 Quan điểm và mục tiêu của tỉnh về phát triển cây công nghiệp ......... 89
3.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về phát triển công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. ................................................................... 93
3.3 Kiến nghị giải pháp thực hiện .......................................................... 113
KẾT LUẬN ................................................................................................... 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 118
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 121

v



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Tên bảng

STT

Bảng 1.1 Sản lƣợng và giá trị xuất khẩu một số mặt hàng nông sản

Trang
11

chủ lực của nƣớc ta giai đoạn 2012-2015
Bảng 2.1 Lao động và cơ cấu lao động tỉnh Đắk Lắk

45

Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Đắk Lắk

47

giai đoạn 2010 - 2015
Bảng 2.3 Lƣợng và giá trị xuất khẩu các nông sản chủ lực của Đắk

51

Lắk giai đoạn 2010 - 2015
Bảng 2.4 Kết quả sản xuất các cây công nghiệp chính giai đoạn

53

2010 - 2015

Bảng 2.5 Quy mô diện tích cây trồng lâu năm ở Đắk Lắk năm 2010,

53

2015
Bảng 2.6 Thống kê các Quy hoạch, Đề án của ngành nông nghiệp

61

đã đƣợc UBND tỉnh phê duyệt và đang thực hiện giai
đoạn 2005 - 2015
Bảng 2.7 Rà soát các chỉ tiêu cây trồng theo các quy hoạch đã đƣợc
UBND tỉnh phê duyệt năm 2015

vi

65


TÊN SƠ ĐỒ
Tên Sơ đồ

Trang

Mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành nên sự phát triển bền

17

STT
Sơ đồ 1.1


vững CCN
Sơ đồ 2.1

Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp Đắk Lắk giai đoạn

50

2010 - 2015
Sơ đồ 2.2

Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt tỉnh Đắk Lắk giai

50

đoạn 2009 - 2015
Sơ đồ 2.3

Hệ thống cơ quan QLNN ở địa phƣơng về cây công nghiệp

68

tỉnh Đắk Lắk
Sơ đồ 2.4

Những khó khăn chính của hộ sản xuất cà phê khi vay vốn

78

Sơ đồ 3.1


Các yếu tố tác động đến công tác lập quy hoạch CCN bền

103

vững
Sơ đồ 3.2

Các kênh chuyển giao công nghệ cho nông dân

vii

106


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đắk Lắk nằm ở Trung tâm cao nguyên Trung bộ với toạ độ địa lý: Từ
12o10’00” đến 13o24’59” Vĩ độ Bắc và 107o20’03” đến 108o59’43” Kinh độ
Đông, phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đắk
Nông, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà, phía Tây giáp Vƣơng
quốc Campuchia. Diện tích tự nhiên là: 13.125 km2, dân số gần 1,8 triệu
ngƣời gồm 47 dân tộc anh em sinh sống, phân bố trong 15 đơn vị hành chính
gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện [31]. Với tài nguyên đất đai, thủy văn
phong phú đa dạng, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá,
đặc biệt với hơn 298.365,4 ha đất đỏ Bazan, chiếm 22,73% diện tích tự nhiên
toàn tỉnh đây là lợi thế quan trọng để Đắk Lắk trở thành một trong những tỉnh
trọng điểm về sản xuất cà phê, cao su...của cả nƣớc (Theo Phạm Thế Trịnh,
2016). Điều này không những góp phần nâng cao đời sống kinh tế - xã hội
của đồng bào các dân tộc, đẩy mạnh chƣơng trình nông thôn mới mà còn đảm

bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn. Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh và ồ
ạt về cả sản lƣợng và diện tích cây công nghiệp không theo quy hoạch trong
những năm gần đây đã dẫn tới sự suy thóa trầm trọng của đất trồng và các loại
giống cây trồng, diện tích rừng suy giảm nhanh chóng, trữ lƣợng nƣớc ngầm
có nguy cơ cạn kiệt, sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng thấp và công nghệ
chế biến lạc hậu. Thêm vào đó, sự bất ổn về sinh kế của dân di cƣ, đặc biệt là
di cƣ tự do từ các tỉnh phía Bắc vào Đắk Lắk phát nƣơng, làm rẫy một cách tự
phát đã và đang gây nên những tác động tiêu cực cả về khía cạnh môi trƣờng
và xã hội. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự phát triển yếu kém và thiếu bền
vững của cây công nghiệp nhƣ biến đổi khí hậu, áp lực gia tăng dân số, quy
hoạch và khai thác tài nguyên (đất và nƣớc) không hợp lý và yếu tố con
ngƣời…, trong đó, việc thiếu quản lý chặt chẽ và định hƣớng lâu dài của nhà

1


nƣớc đƣợc xem là nguyên nhân chủ yếu bởi suy cho cùng con ngƣời là yếu tố
trung tâm và là căn nguyên đặt ra yêu cầu bức thiết phải đảm bảo phát triển
bền vững cây công nghiệp. Mặc dù, chính quyền địa phƣơng tỉnh Đắk Lắk đã
có những bƣớc triển khai, thực hiện các chính sách nhằm nâng cao năng suất,
chất lƣợng sản phẩm cây công nghiệp và đã đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan,
song vẫn còn nhiều hạn chế nhƣ: sự thiếu bền vững trong công tác định hƣớng
và triển khai các chính sách, công tác quản lý quy hoạch các vùng cây chuyên
canh còn chƣa hợp lý, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức trong công tác
quản lý nhà nƣớc còn hạn chế....Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà
nước về phát triển bền vững cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” có
ý nghĩa lý luận và thực tiễn, góp phần hoàn thiện việc quy hoạch và phát triển
các sản phẩm cây công nghiệp có giá trị cao và bền vững ở tỉnh Đắk Lắk.
2. Tình hình nghiên cứu
Là nƣớc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có nhiều điều kiện tự nhiên

thích hợp cho việc phát triển các loại cây công nghiệp giá trị cao, có rất đề tài
trong và ngoài nƣớc đã chọn cây công nghiệp làm đối tƣợng nghiên cứu theo
những cách tiếp cận khác nhau.
Các công trình quốc tế thƣờng tiếp cận lĩnh vực cây công nghiệp dựa
trên giá trị kinh tế và môi trƣờng mà nó mang lại cho xã hội, đặc biệt là vai
trò quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống
cho ngƣời dân và tác động của các loại cây trồng này đối với tài nguyên đất.
Vì vậy, các giải pháp, kiến nghị của các nghiên cứu quốc tế thƣờng đứng trên
góc độ nhà tƣ vấn, đề xuất các kiến nghị cho chính phủ và chính quyền địa
phƣơng hơn là nghiên cứu trực tiếp về cách thức quản lý nhà nƣớc. Một số
công trình nghiên cứu nhƣ:
-

Deutsche Gesellschaft fürTechnische Zusammenarbeit (GTZ) GmbH

(2006), Báo cáo khảo sát thực tế “Hỗ trợ phát triển ngành điều ở Đắk Lắk”,

2


Hà Nội. Báo cáo đã chú trọng đến chuỗi cung ứng điều hiện có của tỉnh và đề
xuất các cơ chế, chính sách để làm cơ sở cho việc phát triển một chiến lƣợc
phát triển ngành điều của tỉnh.
-

Institute for studies of society, economy and environment Cocoa tree in

Đắk Lắk (2012), “Main barriers to development in local ethnic minority
groups”, Hà Nội. Nghiên cứu đã chỉ ra những thách thức trong hoạt động
trồng và sản xuất ca cao bền vững của ngƣời dân tộc M’nông ở hai huyện của

tỉnh Đắk Lắk và một huyện ở Lâm Đồng, trong đó nghiên cứu nhấn mạnh
việc khuyến khích trồng ca cao chƣa đƣợc chuẩn bị kĩ lƣỡng về công tác quy
hoạch, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và cơ chế cung cấp thông tin
đa chiều cho ngƣời dân là những rào cản chính trong việc phát triển cây ca
cao trở thành nguồn thu nhập chính của ngƣời dân địa phƣơng. Điều này dẫn
đến việc “nhiều người dân chưa đủ điều kiện trồng và chăm sóc và chưa được
tham gia các cơ chế hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ca cao nhưng vẫn
được khuyến khích trồng” [30].
Ở Việt Nam, quản lý nhà nƣớc về phát triển bền vững liên quan đến
nông nghiệp cũng là một đề tài đƣợc nhiều nghiên cứu sinh quan tâm. Một số
công trình nghiên cứu tiêu biểu nhƣ:
Về vấn đề phát triển bền vững cây công nghiệp
-

Trần Đức Viên (2009), “Phát triển bền vững ngành cao su Việt Nam

trong hội nhập kinh tế quốc tế”, Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Trong bài viết
của mình, tác giả đã nêu lên thực trạng về tình hình phát triển của ngành cao
su Việt Nam sau 2 năm tham gia WTO, đánh giá những chính sách hiện hành
có liên quan đến ngành cao su Việt Nam, những ảnh hƣởng của hội nhập kinh
tế và gia nhập WTO đến ngành cao su Việt Nam và đƣa ra những giải pháp
phát triển bền vững ngành cao su trong xu thế hội nhập.
-

Nguyễn Thanh Liêm (2003), “Một số giải pháp kinh tế nhằm phát triển

3


cà phê bền vững vùng Tây Nguyên”, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học kinh tế

Quốc dân. Bài nghiên cứu đã nêu lên vai trò của lĩnh vực kinh doanh cà phê
đối với đời sống kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên, những thành tựu và hạn
chế trong việc phát triển kinh doanh cà phê trên địa bàn Tây Nguyên theo
quan điểm phát triển bền vững, trong đó nhấn mạnh các giải pháp phát triển
cà phê bền vững luôn gắn chặt với đƣờng lối, chính sách phát triển nông
nghiệp nông thôn của Đảng và Nhà nƣớc.
-

Từ Thái Giang (2012), “Nghiên cứu phát triển sản xuất cà phê bền

vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”, Luận văn tiến sĩ Kinh tế nông nghiệp,
trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Trong Luận án, tác giả cho rằng “phát
triển cà phê bền vững” là “sự phát triển, hợp lý, hài hòa và gắn kết chặt chẽ
giữa phát triển kinh tế với việc thực hiện tốt các vấn đề xã hộivà môi trường
trong sản xuất cà phê” [8]. Dựa trên ba khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trƣờng
và bài học kinh nghiệm của các nƣớc nhƣ Brazil, Ấn Độ, Kenya, Colombia,
tác giả đã đƣa ra các nhóm giải pháp để phát triển cà phê bền vững phù hợp
với quan điểm phát triển cà phê bền vững của tỉnh, định hƣớng dịch chuyển
cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế
quốc tế và chƣơng trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
-

Nguyễn Văn Hóa (2014), “Phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh

Đắk Lắk”, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học kinh tế, Đại học Huế. Trong bài
nghiên cứu của mình tác giả đánh giá về tính bền vững của sự phát triển cà
phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ở 3 khía cạnh là kinh tế (tăng trƣởng, hiệu quả
kinh tế, ổn định, chất lƣợng, tăng sức cạnh tranh), xã hội (thu nhập, bình
đẳng, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo) và môi trƣờng (khai thác và sử
dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng), từ đó đƣa ra các nhóm giải pháp

nhằm đẩy mạnh phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Về quản lý nhà nƣớc liên quan đến nông nghiệp

4


-

Hoàng Sỹ Kim (2007), “Đổi mới quản lý nhà nước đối với nông nghiệp

trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận án tiến sĩ Quản lý kinh tế, Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Trong bài nghiên cứu, tác giả đã làm rõ
những lý luận chung về quản lý nhà nƣớc đối với nông nghiệp, trong đó
khẳng định vai trò và sự cần thiết phải đổi mới quản lý nhà nƣớc đối với nông
nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Tác giả cho rằng mặc dù đã
có nhiều thành tựu nhƣng nông nghiệp Việt Nam vẫn là ngành phát triển
chậm, năng suất và khả năng cạnh tranh thấp, do đó việc đổi mới trong cách
thức sản xuất và quản lý là yếu tố tất yếu và then chốt. Xuất phát từ vai trò
của nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, tác giả nhấn mạnh “vai
trò quản lý nhà nước là nhân tố quyết định thành công trong từng bước tiến
tới mục tiêu chiến lược” [13].
Ngoài ra, về vấn đề quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp còn có các nghiên
cứu liên quan nhƣ: Trần Thị Thu Hà (2015),“Quản lý nhà nước về Nông
nghiệp tại thành phố Buôn Ma Thuột”, Luận văn thạc sĩ Quản lý công, Học
viện Hành chính Quốc gia; Bùi Thanh Tuấn (2014), “Quản lý nhà nước về
nông nghiệp ở tỉnh Tuyên Quang”, Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế, Đại học
kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Các nghiên cứu đã nêu lên cơ sở lý luận về
quản lý nhà nƣớc và một số vấn đề cơ bản của quản lý nhà nƣớc đối với nông
nghiệp hiện nay và khẳng định vai trò không thể thiếu của nhà nƣớc trong
việc định hƣớng và phân bổ nguồn lực địa phƣơng nhằm đảm bảo sự phát

triển bền vững của ngành nông nghiệp.
Tuy nhiên, đối với vấn đề quản lý nhà nƣớc đối với cây công nghiệp nói
chung của tỉnh Đắk Lắk lại chƣa có công trình nào đi sâu nghiên cứu cụ thể.
Vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước về phát triển bền
vững cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” không trùng lặp với các
công trình và bài viết khoa học đã công bố.

5


3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
- Mục đích nghiên cứu: thông qua phân tích, đánh giá thực trạng quản lý
nhà nƣớc về phát triển cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, bài học
kinh nghiệm của một số quốc gia để đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả của `quản lý nhà nƣớc về cây công nghiệp chủ lực theo
hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Một là, hệ thống hoá cơ sở lý luận về phát triển cây bền vững công
nghiệp và nội dung về quản lý nhà nƣớc đối với cây công nghiệp theo hƣớng
bền vững, thông qua các kinh nghiệm của một số quốc gia thành công trong
việc sử dụng công cụ quản lý nhà nƣớc để định hƣớng phát triển cây công
nghiệp theo hƣớng bền vững để rút ra bài học phù hợp với tình hình thực tiễn
ở địa phƣơng.
Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động quản lý cây công
nghiệp của cơ quan quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng địa phƣơng hiện nay.
Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nƣớc về cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động quản lý của cơ quan quản lý nhà
nƣớc về phát triển cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

-

Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Quản lý nhà nƣớc về các loại cây công nghiệp chủ lực trên

địa bàn tỉnh Đắk Lắk (cà phê, ca cao, cao su, tiêu và điều).
Thời gian nghiên cứu: thu thập số liệu tƣ̀ 2010 – 2015 trên cơ sở đó đề
xuất đị nh hƣớng sự phát triển đến năm 2020.
5. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
-

Cơ sở lý luận: Các quan điểm và định hƣớng của Đảng và nhà nƣớc về

6


phát triển cây công nghiệp; các quan điểm về phát triển bền vững cây công
nghiệp của các tổ chức tiến bộ và khoa học trên thế giới.
-

Phƣơng pháp luận: Phƣơng pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa

Mác - Lê Nin.
-

Phƣơng pháp nghiên cứu: Phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp so

sánh, phƣơng pháp thống kê.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
-


Về mặt lí luận: Luận văn đã góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ

những vấn đề lý luận về phát triển bền vững cây công nghiệp, quản lý nhà
nƣớc về cây công nghiệp theo nghĩa hẹp, nội dung và yêu cầu về quản lý nhà
nƣớc đối với sự phát triển bền vững của cây công nghiệp.
-

Về mặt thực tiễn: Luận văn đã phân tích thực trạng về quản lý nhà nƣớc

đối với cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk làm cơ sở cho việc đánh
giá những mặt tích cực và hạn chế trong công tác quản lý nhà nƣớc hiện nay.
Trên cơ sở đó, Luận văn cũng có những kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao
hoạt động quản lý nhà nƣớc của địa phƣơng về cây công nghiệp theo hƣớng
bền vững trong giai đoạn hiện nay và định hƣớng đến năm 2020.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở khoa học về quản lý nhà nƣớc về phát triển bền vững
cây công nghiệp
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển cây công nghiệp và quản lý nhà nƣớc về
cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Chƣơng 3: Quan điểm và một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà
nƣớc về cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

7


Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT

TRIỂN BỀN VỮNG CÂY CÔNG NGHIỆP
1.1. Phát triển bền vững cây công nghiệp
1.1.1 Định nghĩa và phân loại cây công nghiệp
1.1.1.1 Định nghĩa
Hiện nay, vẫn chƣa có văn bản nào của chính phủ đề cập một cách chính
thức về định nghĩa của cây công nghiệp (CCN). Trong Thông tƣ Số
18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 4 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp &
Phát triển nông thôn (NN & PTNN) về “Quy định về quản lý sản xuất, kinh
doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm” có đề cập đến định
nghĩa về cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm nhƣng không đề cập đến
định nghĩa về cây công nghiệp. Theo đó, CCN và cây ăn quả lâu năm là
“những loài cây công nghiệp, cây ăn quả có thời gian kiến thiết cơ bản và
thời gian kinh doanh trong nhiều năm” [4]. Cách định nghĩa phổ biến nhất
đƣợc sử dụng trong các giáo trình hiện nay là dựa trên mục đích sử dụng các
sản phẩm của CCN là cho sản phẩm dùng để làm nguyên liệu cho ngành
công nghiệp chế biến. Theo đó, có thể định nghĩa về CCN nhƣ sau: “Cây
công nghiệp là cây cho sản phẩm chủ yếu dùng làm nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến như mía, bông, cà phê, ca cao, chè, cao su…” [15, tr.16].
1.1.1.2 Phân loại
- Dựa vào giá trị sử dụng kinh tế, bao gồm: cây lấy đƣờng (mía, củ cải
đƣờng, thốt nốt… ), cây lấy sợi (bông, lanh,…), cây lấy dầu (đậu tƣơng,
ôliu…), cây lấy nhựa (cao su, thông,…), cây cho chất kích thích (cà phê, ca
cao, thuốc lá…).
-

Xét theo chu kì phát triển:

8



Cây công nghiệp ngắn ngày (hay nhóm cây công nghiệp hàng năm)
là nhóm cây công nghiệp có thời gian sinh trƣởng, phát triển và cho thu
hoạch trong thời gian dƣới một năm nhƣ mía, bông, lạc, đậu tƣơng…
Cây công nghiệp dài ngày (hay nhóm cây công nghiệp lâu năm) có
chu kì kinh doanh dài, trồng một lần cho thu hoạch (nhựa, lá, quả) nhiều năm
nhƣ cà phê, cao su, thông, sơn, ca cao, hồi….
Trong phạm vi của đề tài, tác giả sẽ chỉ tập trung vào đối tƣợng là cây
công nghiệp lâu năm, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế Đắk Lắk
bao gồm: cà phê, cao su, tiêu, ca cao và điều.
1.1.2 Vai trò của cây công nghiệp
Là quốc gia có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển nông
nghiệp nói chung, CCN lâu năm nói riêng, CCN đã có những đóng góp không
nhỏ trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và môi trƣờng.
Cây công nghiệp giúp tận dụng lợi thế cạnh tranh của khu vực, góp phần
thúc đẩy sự phát triển kinh tế của một quốc gia
Cây công nghiệp đóng góp vào nền kinh tế quốc dân và tận dụng lợi thế
cạnh tranh thông qua các khía cạnh sau:
Sử dụng hợp lí tài nguyên: nƣớc ta có nhiều điều kiện tự nhiên thích hợp
cho việc trồng và phát triển các loại cây công nghiệp có giá trị cao nhƣ: khí
hậu nhiệt đới nóng ẩm, hệ thống thủy văn phong phú và diện tích đất nông
nghiệp dồi dào, đặc biệt là ở các khu vực miền núi và trung du. Việc phát
triển cây công nghiệp dựa trên các điều kiện tự nhiên của từng vùng sẽ giúp
khai thác thế mạnh tự nhiên của các khu vực này, đồng thời phá thế độc canh
trong sản xuất nông nghiệp của các khu vực đồng bằng. Bên cạnh đó, nguồn
lao động trẻ, dồi dào, nhiều kinh nghiệm cũng là một trong những thế mạnh
của quốc gia. Vì vậy, việc phát triển các loại cây công nghiệp có giá trị cao
nhƣ mía, lạc, chè, cà phê, ca cao, cao su… sẽ giúp Việt Nam tận dụng đƣợc

9



những lợi thế này để phát triển kinh tế.
Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến và sản xuất
hàng tiêu dùng: sản phẩm từ cây công nghiệp là nguồn nguyên liệu đầu vào
quan trọng và đa dạng, góp phần tạo nên sự phong phú trong cơ cấu ngành
công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng nƣớc ta. Sự đa dạng và chất
lƣợng cao của các sản phẩm nông sản không chỉ giúp cho ngành công nghiệp
chế biến có đƣợc nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định mà còn mở rộng khả
năng cung ứng hàng hóa trên thị trƣờng với mẫu mã, hình thức đa dạng, kích
thích nhu cầu mở rộng khả năng tiêu dùng của xã hội. Bên cạnh đó, hiện tại
giá trị sản phẩm nông sản xuất khẩu của nƣớc ta chƣa cao và vẫn có thể tiếp
tục đƣợc chế biến sâu, tạo sản phẩm có giá trị cao hơn, đem lại nguồn thu lớn
(các sản phẩm cà phê chế biến sâu mới chỉ chiếm tỷ lệ 4,1-6% trong tổng sản
lƣợng cà phê xuất khẩu hàng năm). Vì vậy, đây là lĩnh vực còn rất nhiều tiềm
năng để tạo thêm việc làm và mở rộng công nghiệp chế biến cho quốc gia.
Tạo nguồn hàng xuất khẩu quan trọng: sản phẩm từ CCN ở nƣớc ta
không chỉ đáp ứng đƣợc nhu cầu trong nƣớc mà còn đóng góp vào kim ngạch
xuất khẩu hàng năm của quốc gia. Các sản phẩm từ cây cà phê, chè, cao su đã
trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, xuất khẩu ra nhiều thị
trƣờng trên thế giới, đặc biệt là mặt hàng cà phê đƣợc đánh giá có chất lƣợng
cao và ổn định. Giai đoạn 2012-2015, cà phê liên tục là mặt hàng đứng thứ 2
về sản lƣợng xuất khẩu nông sản (chỉ đứng sau mặt hàng gạo) (năm 2012, sản
lƣợng cà phê xuất khẩu đạt 1.736 nghìn tấn, năm 2015 là 1.293 nghìn tấn).
Sản lƣợng xuất khẩu của các loại sản phẩm khác nhƣ tiêu, điều, cao su liên
tục tăng và tiềm năng phát triển vẫn còn rất lớn (Bảng 1.1). Điều này đã góp
phần tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn, cân bằng cán cân xuất nhập khẩu, từ đó
thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

10



Bảng 1.1: Sản lƣợng và giá trị xuất khẩu một số mặt hàng nông sản
chủ lực của nƣớc ta giai đoạn 2012-2015

Năm
STT

2013

2012
Sản
lƣợng

Đơn vị: Sản lượng: nghìn tấn
Trị giá: triệu USD
Tỉ trọng : %
2014
2015

Trị Tỉ trọng Sản
giá (trị giá) lƣợng

Trị Tỉ trọng Sản
giá (trị giá) lƣợng

Trị
giá

Tỉ trọng
(trị giá)


6.331

2.935

2,0%

6.689

2.849

1,8%

2,4%

1.691

3.557

2,4%

1.293

2.589

1,6%

1.646

1,4%


303

1.993

1,3%

332

2.426

1,5%

1.075 2.487

2,2%

1.072

1.780

1,2%

1.160

1.563

1,0%

0,8%


155

1.202

0,8%

134

1.278

0,8%

1

Mặt
hàng
Gạo

8.017 3.673 3,2%

6.587 2.922

2,6 %

2

Cà phê

1.736 3.674 3,2%


1.301 2.717

3

Hạt điều

4

Cao su

5

Hạt tiêu

222

1.470 1,3%

1.024 2.860 2,5%
117

794

0,7%

262

133


890

Sản
lƣợng

Trị giá

Tỉ trọng
(trị giá)

Nguồn: Tổng cục thống kê 2015
Bảo vệ môi trường
Cây công nghiệp thuộc nhóm thực vật, phát triển dựa vào nền tảng của
hệ sinh thái nên có sự phụ thuộc chặt chẽ vào môi trƣờng và ngƣợc lại những
tác động của cây công nghiệp đến môi trƣờng là rất lớn. Sự phát triển hợp lí
cây công nghiệp trên lãnh thổ sẽ giúp khai thác có hiệu quả các nguồn lực tự
nhiên nhƣ sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất, chống xói mòn rửa trôi, điều tiết
nƣớc, phòng chống lũ lụt, xói mòn, điều hòa khí hậu…, từ đó góp phần quan
trọng bảo vệ môi trƣờng.
Đảm bảo ổn định xã hội, an ninh quốc phòng
Phát triển cây công nghiệp có vai trò quan trọng đối với xã hội và an
ninh quốc phòng bởi nó không chỉ góp phần giải quyết việc làm cho ngƣời lao
động, nâng cao đời sống nhân dân mà còn phân bổ lại dân cƣ và lao động trên
cả nƣớc. Các vùng chuyên canh quy mô lớn đƣợc hình thành góp phần giải
quyết việc làm, nâng cao thu nhập ngƣời dân, nhất là khu vực trung du, miền
núi, hạn chế nạn du canh du cƣ, giảm khoảng cách chênh lệch và tạo sự bình
đẳng giữa các dân tộc. Bên cạnh đó, cây công nghiệp không chỉ giải quyết
việc làm cho ngƣời lao động ở khu vực nông nghiệp mà còn tạo điều kiện cho
11



ngƣời lao động trong các ngành công nghiệp khác bởi nó là nguồn nguyên
liệu đầu vào của nhiều ngành công nghiệp quan trọng nhƣ công nghiệp chế
biến và sản xuất hàng tiêu dùng….Vai trò quan trọng của cây công nghiệp, cụ
thể là cây cà phê đối với sự ổn định xã hội và an ninh quốc phòng cũng đƣợc
Tỉnh ủy Đắk Lắk đề cập trong Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 08 tháng 10
năm 2008 về “Phát triển cà phê bền vững trong thời kì mới” nhƣ sau:
Cà phê là cây trồng chỉ thích nghi đối với những vùng nhất
định, có thể trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Nghệ An nhƣng
đặc biệt phù hợp với các tỉnh Tây Nguyên. Các tỉnh này có chung
đƣờng biên giới với nhiều quốc gia láng giếng, an ninh - quốc
phòng khá phức tạp. Dân cƣ sống ở vùng này chủ yếu là đồng bào
dân tộc thiểu số và dân di cƣ từ mọi miền đất nƣớc.Nhận thức và sự
hiểu biết của các tộc ngƣời rất khác nhau, dân tộc thiểu số thƣờng
trình độ dân trí thấp, trình độ canh tác lạc hậu, mức sống thƣờng
thấp hơn so với ngƣời kinh di cƣ từ nơi khác đến. Do vậy, họ dễ bị
kẻ xấu kích động gây mất an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Phát triển cà phê bền vững, nhất là ở các tỉnh thuộc vùng biên giới
thì bên cạnh các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trƣờng cũng cần phải
quan tâm đặc biệt đến việc ổn định trật tự an ninh - quốc phòng
biên giới phía Tây nƣớc ta. [22]
1.1.3 Phát triển bền vững cây công nghiệp
1.1.3.1 Khái niệm phát triển bền vững
Khái niệm “phát triển bền vững” (PTBV) xuất hiện đầu tiên vào năm
1980 trong ấn phẩm “Chiến lược bảo tồn thế giới” (công bố bởi Hiệp hội Bảo
tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN, Chƣơng trình
Môi trƣờng Liên Hợp Quốc (UNEP) và Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới
(WWF)). Theo đó, “phát triển bền vững” ban đầu đƣợc định nghĩa khá đơn

12



giản: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh
tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến
môi trường sinh thái học” [6].
Tƣ duy về phát triển bền vững bắt đầu đƣợc quan tâm khi quá trình sản
xuất ngày càng phát triển, những bất ổn trong xã hội và thảm họa thiên nhiên
ngày càng gia tăng đã dẫn tới sự ra đời của nhiều tổ chức quốc tế về các vấn
đề môi trƣờng nhằm kêu gọi sự hành động của các quốc gia trong việc giảm
thiểu những tác động tiêu cực tới môi trƣờng. Vì vậy, Hội nghị thƣợng đỉnh
về Môi trƣờng và Phát triển năm 1992 của Liên Hợp Quốc (UNCED) đƣợc tổ
chức ở Rio de Janeiro, Brazil đã thống nhất những nguyên tắc cơ bản và phát
động một chƣơng trình hành động vì sự phát triển bền vững có tên “Chƣơng
trình Nghị sự 21” (Agenda 21). Trong Chƣơng trình này, khái niệm “phát
triển bền vững” đƣợc xác định là: “Một sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu
của thế hệ hiện tại mà không làm hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu
của thế hệ tương lai”. Kế thừa nội dung này, tại Hội nghị Johannesburg năm
2002, khái niệm này đã đƣợc bổ sung một cách đầy đủ hơn: “Phát triển bền
vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba
mặt của sự phát triển, đó là: tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ
môi trường” [6]. Nhƣ vậy, ba trụ cột của phát triển bền vững đƣợc xác định:
thứ nhất, bền vững về mặt kinh tế hay phát triển kinh tế, tức phát triển nhanh
và an toàn, chất lƣợng; Thứ hai, bền vững về mặt xã hội là công bằng xã hội
và phát triển con ngƣời, nâng cao trình độ dân trí, giáo dục, sức khỏe, tuổi
thọ, mức hƣởng thụ về văn hóa và văn minh; Thứ ba, bền vững về sinh thái
môi trƣờng là khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi
trƣờng và cải thiện chất lƣợng môi trƣờng sống.
Ở Việt Nam, chủ đề PTBV cũng nhận đƣợc nhiều sự chú ý của giới
nghiên cứu và các nhà hoạch định đƣờng lối, chính sách. Năm 1992, đoàn đại


13


biểu Chính phủ Việt Nam đã tham dự Hội nghị thƣợng đỉnh Trái đất về môi
trƣờng ở Brazil và ký Tuyên bố chung của thế giới về môi trƣờng và phát
triển. Để thực hiện các cam kết của mình, thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2004 về“Định hướng
chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” (còn gọi là Chƣơng trình nghị sự
21 của Việt Nam), nêu bật những vấn đề đang đặt ra trong ba lĩnh vực kinh tế,
xã hội và môi trƣờng, những thách thức mà nƣớc ta đang phải đối phó và xây
dựng Chiến lƣợc khung, bao gồm các cơ sở pháp lý để các Bộ, địa phƣơng, tổ
chức và cá nhân triển khai thực hiện và phối hợp hành động nhằm đảm bảo
phát triển bền vững đất nƣớc trong thế kỉ XXI. Đặc biệt, trong Văn kiện của
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam và trong
Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, PTBV càng đƣợc chú
trọng hơn, nhấn mạnh nhiều lần trên nhiều góc độ tiếp cận và đã trở thành cơ
sở để định hƣớng phát triển: "Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng
trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi
trường" và "Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi
trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên
nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học". [1]
Nếu xét về khía cạnh mục tiêu của PTBV đƣợc đề cập trong Văn kiện thì
mục tiêu tổng quát là đạt đƣợc sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần
và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự
hài hòa giữa con ngƣời và tự nhiên, mục tiêu cụ thể là phải đảm bảo kết hợp
chặt chẽ, hợp lý và hài hòa đƣợc ba mặt là kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Cụ
thể, mục tiêu PTBV về kinh tế là đạt đƣợc sự tăng trƣởng ổn định với cơ cấu
kinh tế hợp lý, đáp ứng đƣợc yêu cầu nâng cao đời sống của nhân dân, tránh
đƣợc sự suy thoái hoặc đình trệ trong tƣơng lai, tránh để lại gánh nặng nợ nần
lớn cho các thế hệ mai sau; mục tiêu PTBV về xã hội là đạt đƣợc kết quả cao


14


trong việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, chế độ dinh dƣỡng và chất
lƣợng chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao, giảm tình trạng
đói nghèo và khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp và nhóm xã hội, giảm
các tệ nạn xã hội, nâng cao mức độ công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa
các thành viên và giữa các thế hệ trong một xã hội, duy trì và phát huy đƣợc
tính đa dạng và bản sắc văn hóa dân tộc; mục tiêu PTBV về môi trƣờng là
khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, phòng
ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trƣờng, bảo vệ
tốt môi trƣờng sống, bảo vệ các vƣờn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu
dự trữ sinh quyển và bảo tồn đa dạng sinh học; khắc phục suy thoái và cải
thiện chất lƣợng môi trƣờng. Nhƣ vậy, nhìn chung “phát triển bền vững” theo
quan điểm và đƣờng lối của Đảng cũng thống nhất với mục tiêu của “phát
triển bền vững” do các tổ chức thế giới đề cập, đó là sự cân bằng và hài hòa
giữa 3 yếu tố: kinh tế, môi trƣờng và xã hội.
Đối với định nghĩa về PTBV đƣợc đề cập đến trong văn bản chính thức
thì trong mục 4, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trƣờng 2005, đã đƣa ra định nghĩa
thể hiện đầy đủ mục tiêu và quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về PTBV
phù hợp với điều kiện và tình hình ở Việt Nam, theo đó “Phát triển bền vững
là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại
đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp
chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ
môi trường” [14]. Đây cũng là khái niệm tác giả có cùng quan điểm và sử
dụng trong luận văn này.
1.1.3.2 Khái niệm về phát triển bền vững cây công nghiệp
Dựa trên khái niệm “phát triển bền vững”, có thể hiểu “phát triển bền
vững cây công nghiệp” là việc khai thác và sử dụng nguồn lực hiện tại (tài

nguyên, nhân lực, vật lực…) để phát triển các loại cây công nghiệp phục vụ

15


nhu cầu quốc gia hiện tại mà không làm ảnh hƣởng đến khả năng sử dụng các
nguồn lực đó của thế hệ tƣơng lai, đảm bảo sự phát triển của cây công nghiệp
phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội quốc gia và bảo vệ môi
trƣờng.
Nhƣ vậy, việc phát triển bền vững cây công nghiệpphải đảm bảo đƣợc
kiến tạo một hệ thống bền vững về ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trƣờng.
Trong đó, về kinh tế, phát triển nền sản xuất sản phẩm cây công nghiệp bền
vững phải đảm bảo góp phần thúc đẩy sự tăng trƣởng kinh tế của địa phƣơng
và ngƣời nông dân. Điều này đòi hỏi các hoạt động sản xuất phải đạt hiệu quả
cao, ổn định, không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, nguồn nguyên liệu đầu
vào cho công nghiệp chế biến mà còn xuất khẩu ra thị trƣờng quốc tế. Về xã
hội, một lĩnh vực cây công nghiệp phát triển bền vững phải đảm bảo cho
ngƣời dân địa phƣơng, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số có đầy đủ công ăn
việc làm, có thu nhập ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng đƣợc
nâng cao. Về khía cạnh môi trƣờng là không hủy hoại nguồn tài nguyên thiên
nhiên, sử dụng các nguồn lực tự nhiên một cách hợp lý, bền vững; bảo vệ môi
trƣờng sinh thái và giữ nguồn nƣớc ngầm trong sạch và không gây ô nhiễm
môi trƣờng. Kết hợp ba yếu tố này sẽ giúp giảm thiểu các ảnh hƣởng tiêu cực
về kinh tế, xã hội và môi trƣờng sinh thái, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh
tế, xã hội, nhằm thỏa mãn nhu cầu sản phẩm cây công nghiệp ổn định,
chấtlƣợng cao cho thế hệ hôm nay và mai sau. Mối quan hệ của phát triển bền
vững cây công nghiệp đối với ba yếu tố nêu trên có thể đƣợc khái quát hóa
qua mô hình bên dƣới:

16



×