Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Thực hiện chính sách tái định canh, định cư từ thực tiễn xã Đăk Plao, huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.5 KB, 70 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên có tiềm năng thuỷ điện rất lớn,
hàng trăm thuỷ điện đã và đang xây dựng mang lại hiệu quả thiết thực về kinh
tế-xã hội, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi trong khu vực.
Tuy nhiên, việc xây dựng các công trình thuỷ điện tác động không ít đến đời
sống các mặt của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng nằm trong dự án.
Trong những năm qua, công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số tái
định cư để xây dựng các công trình thuỷ điện đã đem lại một số kết quả. Công
tác vận động góp phần tạo ra sự đồng thuận của đồng bào dân tộc thiểu số đối
với chủ trương, chính sách tái định cư; tham gia giám sát các vấn đề tái định
cư và chương trình phát triển cộng đồng định cư, định canh dài hạn; góp phần
giảm thiểu những tác động tiêu cực trong quá trình giải toả, di dời, bố trí tái
định cư, ổn định đời sống nhân dân.
Tuy nhiên, thực tế hầu hết các dự án thuỷ điện trong khu vực khi thực
hiện chính sách di dân vẫn còn nhiều vướng mắc; chủ dự án và các cơ quan
hữu quan chưa ứng dụng và thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, theo phương
châm: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, thường đặt nặng các biện
pháp hành chính để đưa ra các quyết sách về di dời, tái định cư nên dẫn đến
vội vàng, duy ý chí, thiếu khoa học. Mặt trận và các đoàn thể vùng dự án chưa
được tham gia ngay từ khâu xây dựng chính sách đền bù, tái định cư mà chỉ
vào cuộc khi phát sinh, khiếu kiện. Mặt khác, phương thức và nội dung vận
động của Mặt trận và các đoàn thể còn xơ cứng, chưa phù hợp tâm lý, tập
quán và ý nguyện của đồng bào dân tộc thiểu số nên hiệu quả đem lại thấp.
Mối quan hệ phối hợp giữa Ban quản lý công trình với địa phương chưa được
chặt chẽ trong quá trình vận động nhân dân. Vì vậy, tâm trạng đông đảo nhân
dân trong vùng dự án lo lắng, thắc mắc, không an tâm tái định cư, một số nơi
đồng bào dân tộc thiểu số bất bình, khiếu kiện tập thể. Trong số 11 dự án thủy
điện được tỉnh UBND tỉnh Đắk Nông phê duyệt và thực hiện thì đến nay nổi
cộm là dự án thủy điện Đồng Nai 3 xây dựng tại huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk
Nông và huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng; khởi công ngày 21/12/2003 do Tập


đoàn điện lực Việt Nam chủ đầu tư đến nay đã hoàn thành và đi vào hoạt


động được hơn 6 năm nhưng việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ vẫn còn một số
tồn tại, vướng mắc, người dân vẫn tiếp tục kiến nghị, khiếu nại (số lượng đơn
thư ngày càng nhiều), công tác bố trí đất tái định canh cho nhân dân khi về
nơi ở mới theo quy định chưa hoàn thành làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời
sống cũng như tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người dân và tình hình an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Trong những năm qua,
UBND huyện và các cơ quan liên quan đã phối hợp với Ban Quản lý dự án
thủy điện 6 thực hiện các công việc còn tồn tại nhưng đến nay còn rất nhiều
vướng mắc chưa giải quyết được.
Vì vậy, việc thực hiện nghiên cứu đề tài “Thực hiện chính sách tái
định canh, định cư từ thực tiễn xã Đăk Plao, huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk
Nông” là rất cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn thiết thực.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
* Ngoài nước:
Trong khu vực đã có một số nghiên cứu xung quanh vấn đề tái định cư ở các
công trình thủy điện như: ở Trung Quốc (Nhà máy thủy điện Tam Hiệp), Đông
Malaixia, Lào (Nhà máy thủy điện Nậm Ngừm) và Campuchia, Thái Lan ….Tuy
rằng, chính sách và vấn đề thực hiện ở từng nước có khác nhau do không đồng nhất
về đặc điểm địa lý dân cư, dân tộc, điều kiện kinh tế và thể chế chính trị. Nhưng đây
là những thông tin tham khảo cho những mô hình tái định cư ở nước ta.
* Trong nước:
Từ trước đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về chính sách di dân,
tái định canh, định cư liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến chủ đề nghiên cứu
như :
Các tài liệu của các hội nghị, hội thảo: Tài liệu Hội thảo “Kinh nghiệm
thực hiện bồi thường, di dân, tái định cư các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện
Việt Nam” do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 2/6/2004; tài liệu Hội nghị tổng

kết 15 năm thực hiện công tác tái định cư các dự án thuỷ lợi, thuỷ điện ngày
17/4/2007 do Bộ NN&PTNT tổ chức; tài liệu Hội thảo “Đánh giá tác động
môi trường chiến lược của việc phát triển thuỷ điện lưu vực sông Vu Gia –
Thu Bồn” do UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức ngày 17/8/2007….
Các bài viết trên các tạp chí: “Tái định cư cho các công trình thuỷ điện ở
Việt Nam” của PGS, TS Đặng Nguyên Anh trên Tạp chí Cộng sản ngày
2


01/8/2007; “Chính sách di dân, tái định cư phục vụ các công trình quốc gia ở
vùng dân tộc và miền núi - những vấn đề cấp bách đặt ra cần giải quyết” của
đồng chí Lã Văn Lý - Cục HTX và PTNT (Bộ NN&PTNT) trên trang tin điện
tử Uỷ ban Dân tộc; “Một số vấn đề tái định cư liên quan đến đồng bào dân tộc
thiểu số ở các công trình thuỷ điện ở nước ta” của Nguyễn Lâm Thanh - Vụ
Chính sách dân tộc (Uỷ ban Dân tộc) trên Tạp chí lý luận của Uỷ ban Dân
tộc… và một số bài viết trên các báo, tạp chí phản ảnh công tác tái định cư ở
công trình thuỷ điện Pleil Krông, thuỷ điện Ya Ly (Kon Tum), Sông Tranh 2,
A Vương (Quảng Nam), Đồng Nai 3 (Đăk Nông).
Các đề tài khoa học, điển hình như: đề tài khoa học “Công tác vận động
tái định cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong các khu vực có công trình
thuỷ điện ở miền Trung và Tây Nguyên - Thực trạng và giải pháp”, mã số
KHBĐ (2009) – 53, tác giả Võ Tưởng, Ban Dân vận Trung ương; “Hệ thống
các văn bản chính sách về công tác định canh định cư, di dân phát triển vùng
kinh tế mới” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; “Chinh sach phat
triên xã hôi và quan lý phat triên xã hôi đôi vơi cac vung dân tôc thiêu sô Tây
Băc, Tây Nguyên, Tây Nam Bô – Cơ sở lý luân và thưc tiên”. Đề tai khoa hoc
câp nha nươc KX.10.02/06-10, 2010…
Báo cáo “Tình hình tái định canh, định cư và công tác bồi thường, hỗ
trợ, giải phóng mặt bằng dự án thủy điện Đồng Nai 3” của Ủy ban nhân dận
huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông tháng 1/2017 … và nhiều bài báo, bài viết

liên quan đến những bất cập vùng thủy điện nói trên được nêu trên Báo điện
tử Đăk Nông online ...
Trong thời gian vừa qua việc nghiên cứu nội dung tái định cư, định canh
ở các công trình thủy điện thực hiện chưa nhiều. Một số cơ quan tiến hành
như Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Ngân hàng Thế giới
thông qua các hoạt động dự án tài trợ của quốc tế đối với thủy điện Ialy, Hòa
Bình,... Nội dung mới chỉ dừng lại ở một số chính sách chung, hay khảo sát,
đánh giá vấn đề kinh tế - xã hội, chưa mang tính hệ thống và có sự khái quát,
so sánh. Gần đây Ban chỉ đạo Nhà nước về di dân tái định cư thủy điện Sơn
La và UBND 02 tỉnh Lai Châu và Sơn La đã tiến hành tổng kết thực hiện các
dự án di dân (như Tân Lập, Si Pa Phìn...). Bởi vậy, đây là một nội dung quan
trọng để tham khảo, nghiên cứu nhằm tổng kết những bài học kinh nghiệm và
đưa ra những đề xuất chính sách và giải pháp tổ chức thực hiện phù hợp bối
3


cảnh tình hình và nhu cầu phát triển trên khu vực dự án thủy điện trên địa bàn
tỉnh Đắk Nông.
Như vây, chúng ta thấy công tác tái định cư và vận động đồng bào tái
định cư đã diễn ra nhiều nước trên thế giới, đã có một số công trình nghiên
cứu trên lĩnh vực này, nhưng chưa đề cập chuyên sâu về công tác vận động
đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện chính sách tái định cư ở khu vực xây
dựng các công trình thuỷ điện.
Những tài liệu nói trên chủ yếu đưa ra tình hình, những bất cập khu thủy
điện miền trung nói chung và Đăk Nông nói riêng nhưng chưa có nghiên cứu
khoa học, đánh giá theo hướng chính sách công tại một địa bàn cụ thể là xã
Đăk Plao, huyện Đăk Glong.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài: trên cơ sở cung cấp các thông tin về thực trạng,

kiến nghị, đề xuất các giải pháp để các cấp, các ngành chức năng xem xét chỉ
đạo, tổ chức thực hiện tốt, có hiệu quả chính sách tái định cư do xây dựng các
công trình thủy điện, đảm bảo sự hưởng lợi về mặt tinh thần và vật chất cho
người dân.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số cơ sở lý luận về thực hiện chính sách di dân tái
định cư.
- Vận dụng lý thuyết về chính sách công để phân tích, đánh giá thực
trạng việc thực hiện chính sách di dân tái định canh, định cư làm thủy điện
(qua thực tiễn nghiên cứu việc thực hiện tái định canh, định cư tại dự án Thủy
điện Đồng Nai 3, xã Đăk Plao, huyện Đăk Glong, tỉnh Đặ Nông).
- Đề xuất các giải pháp hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh xã hội và ổn
định tình hình an ninh, chính trị, kinh tế xã họi của địa phương, giúp người
dân sớm ổn định cuộc sống.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác thực hiện chính sách tái định canh, định cư tại xã Đăk Plao,
huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông (dưới góc độ khoa học chính sách công).
4


4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu việc thực hiện chính sách tái định canh, định cư (theo dự án
Thủy điện Đồng Nai 3) tại xã Đăk Plao, huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông.
Thời gian nghiên cứu: Tháng 4/2016 đến tháng 6/2017.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
- Luận văn vận dụng cách tiếp cận đa ngành, liên ngành xã hội học và
phương pháp nghiên cứu chính sách công. Đó là cách tiếp cận quy phạm
chính sách công về chu trình chính sách từ hoạch định đến xây dựng, thực

hiện và đánh giá chính sách công có sự tham gia của các chủ thể chính sách.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin: Phân tích và tổng hợp, được sử dụng
để thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến
đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, tài liệu, nghị quyết, quyết định của
Đảng, Nhà nước, bộ ngành ở Trung ương và địa phương; các công trình nghiên
cứu, các báo cáo, tài liệu thống kê của chính quyền, ban ngành đoàn thể, tổ chức,
cá nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới vấn đề di dân tái định cư làm thủy
điện nói chung và khu vực vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đăk Nông nói riêng.
Đồng thời, thu thập các tài liệu của các tổ chức và học giả quốc tế liên quan đến
đề tài trong thời gian qua.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu là phương pháp được
dùng khá phổ biến trong nghiên cứu xã hội học, đó là phương pháp đối thoại
với một đối tượng nhằm thu thập thông tin. Theo dự kiến phương pháp điều
tra xã hội học (định tính) sử dụng đối với đối tượng là chính quyền và nhân
dân xã Đăk Plao, huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1.Ý nghĩa lý luận
- Đề tài này có ý nghĩa về mặt lý luận, tác giả nghiên cứu và vận dụng
các lý thuyết về chính sách công.
- Kết quả nghiên cứu làm sáng tỏ, minh chứng cho các thuyết liên quan
đến chính sách công, từ đó hình thành việc đề xuất các giải pháp chính sách
nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả chính sách đã ban hành.
6.2.Ý nghĩa thực tiễn
5


- Luận văn cung cấp những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc vận
dụng các lý thuyết về chính sách công để xem xét giữa lý thuyết và thực tiễn
về di dân tái định cư trong các công trình thủy điện nói chung, nhất là vùng

đồng bào dân tộc thiểu số với những phong tục, tập quán riêng, từ đó nâng
cao hiệu quả chất lượng của chính sách trong những năm tiếp theo.
- Góp phần cung cấp thêm những cơ sở khoa học cho các cơ quan, ban
ngành trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách một cách hiệu quả
trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
7. Cơ cấu của luận văn
Luận văn bao gồm phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục
và 3 chương sau đây:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về vấn đề chính sách tái định canh,
định cư
Chương 2: Thực trạng việc thực hiện chính sách tái định canh, định cư
(Qua thực tiễn dự án thủy điện Đồng Nai 3 tại xã Đăk Plao, huyện Đăk
Glong, tỉnh Đăk Nông)
Chương 3: Xây dựng các giải pháp thực hiện chính sách tái định canh,
định cư trên địa bàn xã Đắk Plao.

6


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÁI ĐỊNH CANH, ĐỊNH CƯ
1.1. Một số khái niệm cơ bản
Theo Quyết định 64/2014/QĐ-TTg ngày 18/11/2014 của Thủ tướng
Chính phủ, giải thích một số từ ngữ liên quan đến tái định cư, cụ thể như sau:
* Chính sách
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM, 2010:
- Chính sách là: Chủ trương và các biện pháp của một đảng phái, một
chính phủ trong các lĩnh vực lĩnh vực chính trị - xã hội.
- Ổn định là làm cho trạng thái yên, không biến đổi đáng kể.

- Chính sách công là một trong những công cụ quan trọng của quản lý
nhà nước, thông qua việc ban hành và thực thi các chính sách, những mục tiêu
của Nhà nước được hiện thực hóa. Chủ thể ban hành chính sách công chính là
Nhà nước thông qua các cơ quan quyền lực và các cơ quan thực hiện chức
năng quản lý nhà nước. Do đó, khái niệm chính sách công được diễn đạt như
sau: “Chính sách công là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của
nhà nước nhằm lựa chọn các mục tiêu cụ thể với giải pháp và công cụ thực
hiện giải quyết các vấn đề của xã hội theo mục tiêu xác định của đảng chính trị
cầm quyền” 11. Tr1.
* Thực hiện chính sách
Việc tổ chức thực thi chính sách (Policy Implementation) là quá trình
biến các chính sách thành những kết quả, trên thực tế là các hoạt động có tổ
chức trong bộ máy nhà nước, nhằm hiện thực hóa những mục tiêu mà chính
sách đã đề ra.
* Các bước thực hiện chính sách tái định canh, định cư
 Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách
 Phổ biến, tuyên truyền chính sách
 Phân công, phối hợp thực hiện chính sách
 Duy trì chính sách
 Điều chỉnh chính sách
 Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách
7


 Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách
* Định canh, định cư
Là hình thức canh tác và cư trú đã ổn định, không còn phá rừng làm
rẫy, không còn du cư, không còn đói giáp hạt. Trong đó, hộ định canh, định
cư có đủ tư liệu sản xuất ổn định và thôn, bản, xã định canh, định cư có đủ cơ
sở vật chất thiết yếu đảm bảo sản xuất và đời sống.

* Tái định định cư
Tái định cư là một vấn đề lớn của quốc gia, đặc biệt là các nước đang
phát triển trong những trường hợp điển hình như xây đập, làm đường, phát
triển đô thị. Một số khái niệm có liên quan đến "Tái định cư":
Thu hồi đất: Thu hồi đất đang sử dụng là hình thức chuyển giao quyền
sử dụng diện tích đất đai nhất định từ chủ thể này sang chủ thể khác. Hay:
Thu hồi đất là việc nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử
dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, UBND xã, phường, thị trấn
quản lý theo quy định của Luật đất đai năm 2003 26, Tr2, Điều 4.
Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất: Là việc Nhà nước trả lại giá trị
quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất.
Bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất là việc khôi phục lại giá trị tài sản, nguồn
sinh sống, lợi ích vật chất và tinh thần theo nghĩa rộng cho người sử dụng đất
bị ảnh hưởng do quá trình triển khai thực hiện dự án – là hình thức trách
nhiệm dân sự để bù đắp những tổn thất về vật chất tinh thần cho bên thiệt hại
nhưng thiệt hại này không phải do hành vi trái pháp luật (của nhà đầu tư hay
của Nhà nước) gây ra, mà thực chất là kết quả của chu trình “phá hủy – tái
tạo” trong quá trình phát triển đô thị và kinh tế – xã hội.
Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất: Là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu
hồi thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời
đến địa điểm mới.
Như vậy, Tái định cư là một khái niệm mang nội hàm khá rộng, dùng để
chỉ những ảnh hưởng tác động đến đời sống của người dân do bị mất tài sản
và nguồn thu nhập trong quá trình phát triển dự án gây ra, bất kể có phải di
chuyển hay không và các chương trình nhằm khôi phục cuộc sống của họ. Tái
8


định cư bao hàm cả việc thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại khi thu hồi
đất. Tái định cư theo nghĩa hẹp là quá trình di chuyển người dân đến nơi ở

mới.
Hộ tái định cư là hộ bị ảnh hưởng trực tiếp khi Nhà nước thu hồi một
phần hoặc toàn bộ diện tích đất để thực hiện dự án thủy lợi, thủy điện phải di
chuyển đến nơi ở mới.
Điểm tái định cư là điểm dân cư được xây dựng theo quy hoạch, bao
gồm: Đất ở, đất sản xuất, đất chuyên dùng, đất xây dựng cơ sở hạ tầng, công
trình công cộng.
Khu tái định cư là khu vực được quy hoạch để bố trí từ các điểm tái
định cư, hệ thống cơ sở hạ tầng, công trình công cộng, vùng sản xuất.
* Vùng dự án thủy điện là vùng ngập lòng hồ, vị trí xây dựng đập, công
trình đầu mối, công trình phụ trợ và nơi xây dựng khu tái định cư
* Phân loại tái định cư:
+ Về hình thức, việc tái định cư có các dạng:
- Di dân vào vùng đô thị hóa
- Chuyển dịch nội ngoại thành, bao gồm từ việc thực hiện các chương
trình cải tạo đô thị cho tới việc chuyển dịch theo sở nguyện của người dân
- Tái định cư tại chỗ khi thực hiện các dự án chỉnh trang khu dân cư
+ Xét về sở nguyện của người dân cũng có nhiều mức độ:
- Tái định cư tự phát: là việc mua bán đất và xây dựng trái phép không
theo quy hoạch. Do việc xây dựng trái phép ở khu vực không có hạ tầng, giá
đất rẻ nên nhiều người có thu nhập thấp, trong đó có nhiều người thuộc diện
giải tỏa từ các dự án nhận tiền bồi thường tự lo chỗ ở.
- Tái định cư tự giác: là việc tái định cư để thực hiện các dự án và
người dân tự giác chấp hành kế hoạch và phương thức tái định cư, kể cả việc
tạo lập chỗ ở mới ở các dự án phát triển nhà
- Cưỡng bức tái định cư: thường là cưỡng bức giải tỏa và bố trí chỗ ở
cho những người bị giải tỏa chưa được sự đồng thuận của họ. Nhiều trường
hợp không kiên quyết đã gây ra ách tắc cho đấu tư phát triển.
+ Xét về tính chất, tái định cư có 2 dạng:


9


- Tái định cư bắt buộc: để thực hiện các dự án phục vụ lợi ích chung.
Nhìn chung các quốc gia trên thế giới đều xác lập quyền ưu tiên của nhà nước
trong việc thu hồi đất để thực hiện các dự án này ví lợi ích quốc gia.
- Tái định cư tự nguyện: thông thường trong các dự án cải tạo đô thị ở
quy mô nhỏ, vì lợi ích trực tiếp của những người tham gia thực hiện dự án.
Trong những năm qua, bên cạnh nhiều kết quả đạt được trong công tác
tái định canh, định cư đối với đồng bào vùng thủy vẫn còn nhiều vấn đề chính
sách cần giải quyết. Việc tái định cánh, định cư, nhất là tái định canh, định cư
của đồng bào dân tộc thiểu số đã làm xáo trộn vấn đề đất đai, tác động xấu
đến môi trường sinh thái, làm phức tạp vấn đề tôn giáo, xã hội, kinh tế... đặt
ra những bài toán phức tạp trong phát triển kinh tế, an sinh xã hội, ổn định an
ninh, quốc phòng.
Trong khi đó, công tác quản lý dân cư; quản lý đất đai, tài nguyên và môi
trường của chính quyền các cấp bộc lộ yếu kém (cả nơi đi và đến). Chính
quyền địa phương ở nơi đến càng thực hiện tốt dự án sắp xếp, ổn định dân tái
định cư thì càng tạo nên sức hút một bộ phận đồng bào hiện còn sinh sống ở
những vùng điều kiện sản xuất và đời sống khó khăn, thiếu nước, thiếu đất ở,
đất sản xuất sẽ tiếp tục di cư đến vùng đất mới, tạo nên sức ép ngày càng lớn
cho công tác quản lý và ổn định đời sống nhân dân. Chính vì thế, cùng với
việc thực hiện đồng bộ các chính sách về đất đai, tôn giáo, kinh tế, văn hóa,
an ninh - chính trị..., để thực hiện tốt công tác ổn định cuộc sống cho đồng
bào tái định cư cần giải quyết được cho được mâu thuẫn vừa ổn định đời sống
kinh tế, văn hóa, tinh thần của đồng bào, vừa đảm bảo thực hiện chính sách
của Nhà nước, nhất là tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định chính trị vùng Tây
Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Nông nói riêng.
1.2. Quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước về di dân tái định cư làm công trình thủy điện

1.2.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng
Quan điểm, nguyên tắc chung của Đảng và Nhà nước ta về công tác tái
định cư là:

10


- Đảm bảo người dân tái định cư có chỗ ở, cuộc sống ổn định, có điều
kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ
tầng; cuộc sống vật chất và văn hóa tinh thần ngày càng tốt hơn nơi ở cũ, ổn
định lâu dài, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc
phòng chung của địa phương.
- Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người dân tái định cư với người dân sở
tại; quá trình thực hiện đảm bảo dân chủ, công khai, công bằng, minh bạch,
đúng mục tiêu, đúng đối tượng và hiệu quả.
- Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc của đồng bào
đến khu tái định cư mới và trong quá trình tái định cư dài hạn.
- Không để xảy ra việc khiếu kiện đông người, phức tạp; phòng chống
âm mưu của các thế lực phản động lợi dụng sơ hở trong công tác di dân tái
định cư để chia rẻ tình đoàn kết dân tộc, kích động biểu tình bạo loạn nhất là
trên địa bàn Tây Nguyên.
1.2.2. Chính sách, pháp luật của Nhà nước
Cơ sở pháp lý để xây dựng chủ trương, chính sách cho việc triển khai
công tác tái định cư ở các công trình thủy điện trên cả nước là Hiến pháp năm
1992, luật đất đai năm 1993 và luật đất đai năm 2003 (sửa đổi), Nghị định
90/NĐ-CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ và tiếp sau đó là Nghị định
22/1998/NĐ-CP, ngày 24/8/1998 của Chính phủ về đền bù thiệt hại khi nhà
nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc
gia, lợi ích công cộng, bao gồm cả đất thu hồi cho dự án phát triển. Đối với
vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thực hiện chính sách dân tộc, lồng ghép chính

sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số
giai đoạn 2007-2010 (Quyết định 33/2007/QĐ-TTg) và các chương trình mục
tiêu quốc gia, các dự án ưu tiên phát triển. Đặc biệt là Quyết định
34/2010/QĐ-TTg ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các
dự án thủy lợi, thủy điện do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Qua nghiên cứu các Nghị định và Quyết định này, cho thấy những nội
dung cơ bản của các chính sách tái định canh, định cư, cụ thể:
11


Chính sách được thực hiện phân cấp mạnh cho cơ sở, quy định rõ nguồn
vốn tái định cư, cả người dân di dời và người dân sở tại phải được tham gia
thảo luận trực tiếp vào quá trình dời chuyển tái định cư theo nguyên tắc dân
biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân được hưởng.
Cơ chế chính sách trong việc quản lý các dự án di dân tái định cư phải
dựa trên cơ sở tạo điều kiện thông thoáng cho quá trình thực hiện, đảm bảo
tiến độ công trình cũng như tạo nên sự đồng thuận cao giữa người dân nơi đi
lẫn người dân sở tại ở nơi đến.
Phục hồi thu nhập cho người dân tái định cư bằng việc các hộ dân được
bàn giao mặt bằng đảm bảo cơ sở hạ tầng và về nơi ở mới, ổn định đời sống,
phát triển sản xuất.
1.3. Những vấn đề cơ bản về chính sách tái định canh, định cư các dự
án thủy điện
Bước đầu tiên quan trọng trong chu trình chính sách là xác định vấn đề
chính sách, bao gồm các hoạt động nhằm xác định được những mong muốn,
những mâu thuẫn nảy sinh trong đời sống xã hội, trong đó nổi lên những vấn
bức xúc đòi hỏi cần được giải quyết bằng chính sách. Để xây dựng chu trình
chính sách hiệu quả nhất thì việc xác định đúng và kịp thời vấn đề chính sách
đóng vai trò hết sức quan trọng. Nếu xác định vấn đề của xã hội sai thì dẫn
đến vấn đề chính sách công sai, dẫn đến chu trình chính sách sai, kéo theo

nhiều tổn thất và hệ lụy trong xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát
triển của đất nước. Do đó, muốn xác định được vấn đề chính sách đòi hỏi chủ
thể xây dựng chính sách phải thường xuyên quan sát và phân tích thực tế để
kịp thời chỉ ra và dự báo được những mâu thuẫn cơ bản nảy sinh trong đời
sống kinh tế - xã hội cần được giải quyết nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển
của xã hội.
Các nội dung của chính sách được cụ thể việc quy hoạch tái định cư, bồi
thường về đất; tài sản trên đất; hỗ trợ xây dựng nhà ở, công trình phụ, vật kiến
trúc kèm theo nhà ở tại điểm tái định cư; hỗ trợ làm đường tạm để di chuyển
người và tài sản; hỗ trợ ổn định đời sống...

12


Cụ thể, hộ tái định cư chuyển đến điểm tái định cư tập trung nông thôn
sẽ được bồi thường về đất (đất ở, đất sản xuất) bằng việc giao đất có cùng
mục đích sử dụng với loại đất thu hồi theo quy hoạch tái định cư được duyệt.
Còn hộ tái định cư xen ghép được bồi thường về đất bằng việc giao đất
ở, đất sản xuất, phù hợp với quỹ đất của điểm tái định cư xen ghép được
duyệt nhưng tối thiểu đảm bảo diện tích đất cho mỗi hộ tái định cư tương
đương với mức trung bình của hộ sở tại.
Về xử lý chênh lệch giá trị đất nơi đi và nơi đến, Quyết định nêu rõ, giá
trị đất nông nghiệp được giao thấp hơn giá trị đất bị thu hồi thì hộ tái định cư
được bồi thường phần giá trị chênh lệch. Giá trị đất nông nghiệp được giao
cao hơn giá trị đất bị thu hồi thì hộ tái định cư không phải nộp bù phần giá trị
chênh lệch.
Bên cạnh đó, hộ tái định cư còn được hỗ trợ bằng tiền để làm nhà ở,
công trình phụ, vật kiến trúc kèm theo nhà ở với mức hỗ trợ như sau: Hộ độc
thân được hỗ trợ tương đương 15m2 xây dựng; Hộ có nhiều người thì người
thứ nhất được hỗ trợ tương đương 15m2 xây dựng, từ người thứ 2 trở lên, mỗi

người tăng thêm được hỗ trợ tương đương 5m2 xây dựng.
Về hỗ trợ sản xuất, Quyết định nêu rõ, hỗ trợ 3 năm kinh phí khuyến
nông cho hộ tái định cư được giao đất sản xuất nông nghiệp là đất xấu phải
cải tạo và đất khai hoang. Mức cụ thể do UBND tỉnh quy định.
Đối với hộ bị ảnh hưởng khi Nhà nước thu hồi đất sản xuất để xây dựng
khu, điểm tái định cư được hỗ trợ một lần theo diện tích đất sản xuất bị thu
hồi. Mức hỗ trợ sản xuất không quá 2.000 đồng cho 1m2 đất thu hồi. Mức hỗ
trợ cụ thể do UBND cấp tỉnh quy định.
1.4. Sự cần thiết phải có chính sách di dân tái định cư làm công trình
thủy điện
Việc di chuyển tái định cư trong các dự án thủy điện rất khác với các dự
án giải phóng mặt bằng ở miền xuôi, đòi hỏi có những quan tâm chính sách
đặc biệt nhằm giảm thiểu tác động. Trong khi đó, chúng ta còn thiếu một quy
hoạch bài bản và tầm nhìn dài hơi cho các công trình thủy điện khi trách
nhiệm và trình độ quản lý của một số ngành liên quan đến công tác di dời, tái
định cư còn nhiều hạn chế
13


Chính sách đền bù, tái định cư của nước ta mới chỉ dừng ở việc đền bù
sử dụng đất và các tài sản bị thiệt hại trực tiếp, chưa tính đến các thiệt hại gián
tiếp (thu nhập, kinh tế như lợi thế từ vị trí kinh doanh, đánh bắt cá, sản phẩm
rừng…). Cần sớm có một chính sách chung, thống nhất cho công tác di dân,
tái định cư trong các công trình thủy điện, thủy lợi. Cần thực hiện phân cấp
mạnh cho cơ sở, quy định rõ nguồn vốn tái định cư, cả người dân di dời và
người dân sở tại phải được tham gia thảo luận trực tiếp vào quá trình dời
chuyển tái định cư. Khuyến khích các hình thức di dân không tập trung theo
phương thức xen ghép và tự nguyện nhằm hạn chế sức ép đất đai tập trung,
tăng cường khả năng tự điều chỉnh, tiến tới hồi phục nhanh cuộc sống của các
hộ dân sau tái định cư. Việc người dân được tham gia đề xuất điểm tái định

cư, lựa chọn thiết kế nhà ở và cơ sở hạ tầng ở khu vực tái định cư cần được
thực hiện nghiêm túc.
1.4.1. Chính sách di dân tái định cư làm công trình thủy điện là sự cụ
thể hóa chính sách dân tộc của Đảng
Chính sách của Nhà nước ổn định cuộc sống cho người dân tái định cư
ở khu vực làm thủy điện, tạo cơ sở pháp lý cho các địa phương thực hiện các
chế độ, chính sách hỗ trợ về kinh tế, đất, vốn sản xuất... đối với người dân.
Chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước là nền tảng để các địa
phương, bộ, ngành xây dựng các chiến lược, kế hoạch, chương trình, dự án bố
trí, ổn định cuộc sống cho người dân tại khu vực tái định cư. Trong đó, đặc
biệt là các chính sách đất đai hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, hỗ trợ
trực tiếp hộ gia đình, các chính sách hỗ trợ khác như đào tạo nghề cho lao
động, vay vốn phát triển sản xuất...
Do phần lớn người dân tộc thiểu số ở các khu vực có dự án thủy điện
trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay có trình độ phát triển thấp nên việc bảo
đảm quyền bình đẳng toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội sau khi
tái định cư là việc làm vô cùng cần thiết và phải thực hiện nghiêm túc, đồng
bộ, kịp thời. Hơn nữa, đây là vùng địa chính trị vô cùng nhạy cảm, rất dễ để
các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá Đảng và Nhà nước ta nên cần phải
rất quan tâm để người dân ổn định đời sống, nhất là điều kiện sống, cơ sở vật
chất, hạ tầng để họ không bị kẻ xấu lợi dụng lôi kéo, kích động.
14


Nội dung của chính sách di dân tái định cư làm công trình thủy điện
được cụ thê hóa các nội dung cơ bản sau đây:
- Chính sách về phát triển kinh tế vùng các dân tộc thiểu số nhằm phát
huy tiềm năng thế mạnh của vùng đồng bào các dân tộc, gắn với kế hoạch
phát triển chung của địa phương. Đây là một trong những vấn đề có vị trí đặc
biệt trong việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tái định cư trong hoàn

cảnh và điều kiện mới với mục tiêu tạo sự chuyển biến căn bản diện mạo và
đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số sau khi tái định cư.
- Chính sách xã hội tập trung vào các vấn đề giáo dục - đào tạo, văn
hóa, y tế... nhằm nâng cao năng lực, tạo tiền đề và các cơ hội để các dân tộc
có đầy đủ các điều kiện tham gia vào quá trình phát triển, để trên cơ sở đó
không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào.
- Chính sách liên quan đến quốc phòng - an ninh, nhằm củng cố các địa
bàn chiến lược, giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc
trong mối liên hệ tộc người, giữa các tộc người và liên quốc gia trong xu thế
toàn cầu hóa.
Chính phủ cũng đã ban hành nhiều cơ chế chính sách và các văn bản
chỉ đạo để hỗ trợ nâng cao đời sống cho các vùng khó khăn nói chung và
giảm thiểu tình trạng dân di cư tự do, ổn định cuộc sống cho người dân sau
khi tái định cư. Các chủ trương của Chính phủ được các bộ, ngành và các địa
phương tích cực triển khai thực hiện đạt hiệu quả; Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đã tham mưu Chính phủ phê duyệt, ban hành các chính sách
về phát triển kinh tế - xã hội, bố trí ổn định dân cư và nhiều văn bản chỉ đạo,
hướng dẫn các địa phương thực hiện các biện pháp ổn định dân cư, phát triển
sản xuất, từng bước ổn định đời sống của nhân dân. Ngoài ra, các bộ, ngành
khác (như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Công
an, Ủy ban Dân tộc, Bộ Lao động - TBXH) cũng đã tham mưu Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ ban hành và chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiều
chương trình, chính sách có liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, ổn định
dân cư bền vững cho người dân tại khu vực có dự án thủy điện, thực hiện xóa
đói giảm nghèo, phát triển văn hóa, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, xây dựng cơ
sở hạ tầng...

15



1.4.2. Chính sách di dân tái định cư làm công trình thủy điện là sự tạo
điều kiện để ổn định, đảm bảo đời sống kinh tế, đời sống tinh thần cho
đồng bào.
Tái định cư (TĐC) là vấn đề tất yếu, khách quan, song hành với quá
trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. Hàng loạt các công trình công cộng, phục
vụ mục đích phát triển kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng và lợi ích quốc gia
khác trong thời gian gần đây đã và đang đặt ra vấn đề tái định cư với phạm vi,
qui mô ngày càng rộng.
Đối với các dự án xây dựng công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, công tác di
dân, TĐC là dự án hợp phần quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu tạo điều
kiện cho người dân tái định cư sớm ổn định chỗ ở và đời sống, trên cơ sở phát
huy tiềm năng về tài nguyên và sức lao động, từng bước thay đổi cơ cấu kinh
tế, phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, cuộc sống vật chất, tinh thần ngày
càng tốt hơn nơi ở cũ góp phần phát triển kinh tế-xã hội trong vùng theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, giữ vững ổn
định chính trị - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái.
Trong quá trình xây dựng các công trình trọng điểm hợp phần di dân, tái
định cư giải phóng mặt bằng các công trình thủy điện, thuỷ lợi có vị trí quyết
định đến sự thành công hay thất bại của công trình. Loại hình di dân mà chủ
yếu là di dân, tái định cư trong nông nghiệp - nông thôn; đồng thời do tính
chất và đặc điểm của công trình thủy điện, thuỷ lợi được xây dựng chủ yếu ở
khu vực thuộc địa bàn khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng rừng đầu
nguồn, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống theo cộng đồng
và có phong tục tập quán canh tác, văn hóa truyền thống đa dạng. Chính vì
vậy có thể nói đối tượng di dân, tái định cư công trình thủy điện, thuỷ lợi đại
đa số là đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và thuộc phạm vi vùng miền núi nói
chung.
Nhìn chung di dân, tái định cư các dự án thủy điện, thủy lợi có những
đặc điểm khác với các dự án giải phóng mặt bằng khác. Di dân, tái định cư
được nhận thức là cơ hội phát triển kinh tế-xã hội của cộng đồng và vùng dự

án. Việc di chuyển những người dân bị ảnh hưởng ra khỏi địa bàn cư trú lâu
đời dẫn đến thay đổi về môi trường sinh sống, văn hoá và tập quán canh tác,
16


điều kiện khí hậu, đòi hỏi ngoài việc hưởng lợi từ các chính sách di dân, tái
định cư theo quy định chung, các hộ gia đình còn cần được bổ sung chính
sách hỗ trợ khôi phục lại đời sống và nguồn thu nhập để từng bước phát triển
sản xuất, ổn định đời sống, góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo
và tiến tới phát triển bền vững.
Bên cạnh các giải pháp về kinh tế, việc giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn
hóa của đồng bào tái định cư cũng cần được quan tâm thích đáng trong quá
trình xây dựng chính sách hậu tái định cư. “Những người làm chính sách và
thực hiện chính sách nên đặt mình vào vị trí của bà con đồng bào dân tộc, để
hiểu hơn vai trò của các giá trị văn hóa đối với cộng đồng dân cư ở đó để ban
hành các chính sách đầu tư hợp lý, nhằm giữ gìn và phát triển sự đa dạng
trong bản sắc văn hóa của vùng Tây Nguyên” (Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh
Đắk Nông).
Những chính sách hậu tái định cư các dự án thủy điện cần được xây
dựng trên cơ sở sát thực với lợi ích của người dân, cũng như phù hợp với tâm
tư, nguyện vọng của họ để bảo đảm phát huy được hiệu quả khi triển khai
thực hiện. Những chính sách tái định cư của Nhà nước được triển khai kịp
thời đã giúp cho người dân từng bước thay đổi tập quán nông nghiệp lạc hậu,
phát triển các mô hình nông nghiệp mới.... Lên nơi ở mới, người dân được
hưởng những chính sách bồi thường tài sản, hỗ trợ đất sản xuất, hỗ trợ khai
hoang cũng như được Nhà nước xây dựng, đầu tư cơ sở hạ tầng..., góp phần
không nhỏ giúp cho cuộc sống của người dân ổn định lâu dài.
Giải quyết tốt vấn đề về đất đai, việc làm nhằm giúp người dân nâng cao
thu nhập; đánh giá hiệu quả việc sử dụng đất nông, lâm nghiệp đã giao cho
đồng bào thời gian qua để rút kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng;. Đồng

thời, giải quyết vấn đề, hỗ trợ cây, con giống, làm tốt công tác khuyến nông,
khuyến lâm để đồng bào phát triển sản xuất, cải thiện đời sống ngay trên diện
tích đất được giao.
Làm tốt công tác định canh, định cư và ổn định đời sống đối với đồng
bào dân tộc thiểu số tại chỗ, đặc biệt là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng
căn cứ cách mạng, vùng biên giới và đồng bào kinh tế mới, số di cư tự do
17


đang gặp khó khăn, để hạn chế và tiến tới chấm dứt việc di dân tự do. Quy
hoạch và chuẩn bị xây dựng dự án tái định cư theo hướng xây dựng hoàn
chỉnh cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, đất đai cho sản xuất và đất ở nhằm tiếp
nhận thêm dân địa phương và một bộ phận dân ở vùng khác đến lập nghiệp,
trong đó có dân tái định cư của một số dự án thủy điện.
Tranh thủ nguồn vốn của Nhà nước, lồng ghép các chương trình mục
tiêu quốc gia, phát huy tinh thần tự lực của người dân để vươn lên xóa đói,
giảm nghèo; đẩy mạnh việc tổ chức liên kết sản xuất, khuyến khích các doanh
nghiệp, công ty, nông trường đóng vai trò đỡ đầu, liên kết làm ăn trên cơ sở
đất đai và lao động của nhân dân cộng với vốn đầu tư, khoa học, kỹ thuật,
công nghệ và bao tiêu sản phẩm của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy sản xuất,
chuyển dịch cơ cấu lao động trong vùng dân tộc thiểu số. Quan tâm đầu tư
phát triển các ngành dịch vụ nông nghiệp ở các buôn làng, khôi phục các nghề
thủ công truyền thống, hỗ trợ giúp đồng bào giảm việc làm nông nghiệp, tham
gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp để giải quyết việc
làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư
đào tạo, dạy nghề, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Tây
Nguyên, mở rộng dạy nghề và hỗ trợ hướng dẫn kỹ thuật tại buôn, làng… để
người lao động vận dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời
sống.
Hậu tái định cư là vấn đề đặc biệt quan trọng. Những chính sách hậu tái

định cư được xây dựng trên cơ sở sát thực với lợi ích người dân cũng như sự
quan tâm kịp thời của Nhà nước và chính quyền các cấp, đã và đang đem lại
những hiệu quả tích cực thay đổi cuộc sống của đồng bào tái định cư; phù hợp
với tâm tư, nguyện vọng của họ để bảo đảm gắn bó lâu dài trên vùng quê
mới.
1.4.3. Chính sách di dân tái định cư làm công trình thủy điện là góp
phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an ninh trên địa bàn.
Phát triển kinh tế - xã hội khu vực tái định canh, định cư ổn định, nhanh,
bền vững là cơ sở tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh; hơn nữa, bảo
đảm quốc phòng, an ninh là nền tảng vững chắc cho quá trình xây dựng, phát
18


triển kinh tế - xã hội tại các khu vực này. Thực tiễn cho thấy, do tập trung xây
dựng, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân; giữ
vững an ninh biên giới; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, làm thất bại âm mưu,
hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và bọn phản động, chủ động
giải quyết các vụ việc phức tạp liên quan đến việc thực hiện chính sách nói
chung và chính sách tái định canh, định cư nói riêng cho người dân khu vực
có các dự án thủy điện, không để bọn phản động lợi dụng kích động, gây
phức tạp, nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội,
văn hóa, y tế, giáo dục… ở khu vực tái định cư. Mặt khác, được sự đầu tư của
Trung ương và nỗ lực của các địa phương trong vùng, kinh tế khu vực tái định
cư đã có bước phát triển quan trọng, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có bước
phát triển; hệ thống đường sá đã được đầu tư, xây dựng, nâng cấp, mở rộng hệ
thống trường lớp, hình thành hệ thống cơ sở y tế; công tác xóa đói, giảm
nghèo, giải quyết việc làm được triển khai liên tục; đã quan tâm xây dựng đời
sống văn hóa ở buôn làng, loại bỏ dần hủ tục lạc hậu, hình thành nếp sống văn
minh… Sự phát triển toàn diện của các tỉnh Tây Nguyên đã góp phần giữ
vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an

ninh biên giới.
Để giữ vững an ninh, trật tự, phục vụ có hiệu qủa nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội trên địa bàn tái định cư, chính quyền địa phương tổ chức tốt
công tác nắm tình hình, phân tich va dự báo đúng tình hình, đặc biệt la nắm
tình hình từ xa, từ bên ngoài và tại cơ sở để kịp thời đề xuất các chủ trương,
giải pháp, đối sách chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu,
hoạt động chống phá của các thế lực thù địch. Khẩn trương giải quyết các vụ
việc tranh chấp khiếu kiện đất đai có liên quan đến tôn giáo, dân tộc; kiên
quyết xử lý các hoạt động lợi dụng khiếu kiện để gây rối, phá hoại. Kết hợp
biện pháp giáo dục, thuyết phục, vận động quần chúng với huy động lực
lượng đấu tranh, trấn áp, xử lý dứt điểm những vụ việc phức tạp tại chỗ, ngay
tại cơ sở, không để lan rộng, kéo dài, không để trở thành “điểm nóng”, không
để địch lợi dụng chống phá.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I
19


Nội dung của chương 1 nhằm làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về chính
sách và chính sách tái định canh, định cư dự án thủy điên, ổn định cuộc sống
cho người dân khu vực có dự án, tập trung xem xét các khái niệm cơ bản về
chính sách và chính sách tái định canh, định cư các lý thuyết định canh, định
cư, hỗ trợ, bồi thường,… đã được kiểm chứng qua nhiều nghiên cứu của các
học giả trong và ngoài nước. Đây là những lý thuyết được vận dụng và do đó
có thể xem xét cho việc nghiên cứu việc thực hiện chính sách tái định canh,
định cư khu vực có dự án thủy điện tại Đắk Nông.
Việc tái định canh, định cư của người dân khu vực có dự án thủy điện
trong thời gian qua với những tác động tích cực và tiêu cực đối với đời sống
kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã được nghiên cứu thông qua một chu
trình chính sách bồi thường, hỗ trợ với tổng thể đầy đủ các vấn đề, giải pháp,

công cụ, chủ thể và thể chế chính sách.
Để có tầm nhìn rộng hơn trong thực hiện chính sách ổn định cuộc sống
cho đồng bào khu vực có dự án thủy điện, chương 1 cũng tìm hiểu phân loại
các loại hình tái định canh, định cư, các dự án thủy điện cụ thể đang triển khai
trên địa bàn tỉnh Đắk Nông và những tác động của nó tới đời sống người dân
tại khu vực này sau khi tái định canh, định cư.
Cần phải có sự chuẩn bị, điều chỉnh kịp thời và ứng phó với các vấn đề
phát sinh trong việc thực hiện chính sách tái định canh, định cư cho người dân
khu vực có dự án thủy điện. Những gì mà các quốc gia đi trước đã trải nghiệm
thì Việt Nam cần xem xét, tham khảo, thử nghiệm và ứng dụng để có thể rút
ngắn được thời gian xây dựng và hoàn thiện chính sách ổn định cuộc sống
cho đồng bào khu vực này, góp phần phát triển bền vững Tây Nguyên nói
chung và Đắk Nông nói riêng.

20


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DI DÂN
TÁI ĐỊNH CANH, ĐỊNH CƯ Ở TỈNH ĐĂK NÔNG
(QUA THỰC TIỄN DỰ ÁN THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 3
TẠI XÃ ĐĂK PLAO, HUYỆN ĐĂK GLONG, TỈNH ĐĂK NÔNG)
2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
Đắk Nông là một tỉnh miền núi có diện tích tự nhiên 6.515 km2; dân số
gần 490 ngàn người, gồm 40 dân tộc sinh sống, đồng bào dân tộc thiểu số
chiếm 32,45%; (dân tộc thiểu số tại chỗ: Mạ, M’Nông, Ê đê có 52.580 người
chiếm 11%). Tỉnh có 07 huyện, 01 thị xã, với 71 xã, phường, thị trấn; 733
thôn, buôn, bon, tổ dân phố, trong đó có 132 buôn, bon đồng bào dân tộc
thiểu số. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong những năm qua tương đối
đồng đều; tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh còn gần 23%, tỷ lệ hộ nghèo vùng

đồng bào dân tộc thiểu số còn khoảng trên 40% so với tổng số hộ nghèo toàn
tỉnh; trình độ dân trí trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp; đời sống
của đồng bào tuy được cải thiện, xong vẫn còn nhiều khó khăn.
Sau năm 1975, huyện Đắk Nông thuộc tỉnh Đắk Lắk, gồm thị trấn Gia
Nghĩa và 15 xã: Đắk Búk So, Đắk Ha, Đắk Nia, Đắk Plao, Đắk Rmăng, Đạo
Nghĩa, Kiến Đức, Nhân Cơ, Quảng Khê, Quảng Sơn, Quảng Tân, Quảng Tín,
Quảng Thành, Quảng Trực, Trường Xuân.
Ngày 20-4-1978, thành lập xã Đắk Rung.
Ngày 22-2-1986, tách 7 xã: Đắk Búk So, Đạo Nghĩa, Kiến Đức, Nhân
Cơ, Quảng Tân, Quảng Tín, Quảng Trực để thành lập huyện Đắk R'lấp.
Huyện Đắk Nông còn lại thị trấn Gia Nghĩa và 9 xã: Đắk Ha, Đắk Nia, Đắk
Plao, Đắk Rmăng, Đắk Rung, Quảng Khê, Quảng Sơn, Quảng Thành, Trường
Xuân.
Ngày 24-3-1998, thành lập xã Đắk Som trên cơ sở 7.500 ha diện tích tự
nhiên và 1.315 nhân khẩu của xã Đắk Plao.

21


Ngày 21-6-2001, hai xã Đắk Rung và Trường Xuân chuyển sang trực
thuộc huyện Đắk Song, huyện Đắk Nông còn lại 8 xã: Quảng Khê, Đắk Ha,
Đắk R'măng, Quảng Thành, Đắk Plao, Đắk Som, Đắk Nia, Quảng Sơn và thị
trấn Gia Nghĩa.
Ngày 26-12-2003, tỉnh Đắk Nông được tái lập từ tỉnh Đắk Lắk, huyện
Đắk Nông thuộc tỉnh cùng tên. Thị trấn Gia Nghĩa thuộc huyện Đắk Nông là
tỉnh lỵ.
Ngày 27-6-2005, thị xã Gia Nghĩa (tỉnh lỵ tỉnh Đắk Nông) được thành
lập trên cơ sở một phần diện tích và dân số của huyện Đăk Nông (bao gồm thị
trấn Gia Nghĩa và 2 xã: Quảng Thành, Đắk Nia), nên phần còn lại của huyện
Đắk Nông được đổi tên và lập nên huyện Đắk Glong ngày nay, gồm 6 xã:

Quảng Khê, Đắk Ha, Đắk R'Măng, Đắk Plao, Đắk Som, Quảng Sơn.
Ngày 18-10-2007, thành lập xã Quảng Hòa trên cơ sở điều chỉnh 8.665
ha diện tích tự nhiên và 3.721 nhân khẩu của xã Quảng Sơn.
Ngày 6-7-2010, giải thể xã Đắk Plao (cũ); điều chỉnh toàn bộ 22.974 ha
diện tích tự nhiên và 712 nhân khẩu của xã Đắk Plao về xã Đắk Som thuộc
huyện Đắk Glong để quản lý; thành lập xã Đắk Plao (mới) trên cơ sở điều
chỉnh 10.480 ha diện tích tự nhiên của xã Quảng Khê và 2.113 nhân khẩu của
xã Đắk Plao (cũ); điều chỉnh 3.108 ha diện tích tự nhiên của xã Quảng Sơn về
xã Đắk R’măng, huyện Đắk Glong để quản lý.[1]
Đắk Plao là một xã thuộc huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, Tây
Nguyên Việt Nam. Xã rộng 104,8 km2 và có 2.113 người (tháng 7/2010).
Đắk Plao giáp với các xã Đắk R'măng và Đắk Som ở phía đông, các xã Đắk
Ha, Quảng Khê, Đắk Nia ở phía tây, các xã Quảng Khê, Đắk Som ở phía
nam, các xã Đắk R'măng và Đắk Ha ở phía bắc.
Trước thời điểm ngày 06 tháng 7 năm 2010, Đắk Plao bao gồm một phần
diện tích và dân số của xã Đắk Som hiện nay, còn Quảng Khê lại bao gồm
một phần diện tích và dân số của Đắk Plao ngày nay.

2.2. Khái quát các dự án thuỷ điện trên địa bàn tỉnh Đăk Nông
22


Tổng dự án thuỷ điện nhỏ trên địa bàn tỉnh được quy hoạch và đang vận
hành là 70 dự án với tổng công suất 214,07 MW. Đến thời điểm hiện tại có 18
đơn vị được UBND tỉnh cho phép đầu tư xây dựng và quản lí vận hành 26 dự
án với tổng công suất 184,7MW. Trong đó có 05 dự án đưa vào vận hành; 06
dự án đang thi công; 03 dự đã được giao đất, đang tiến hành bồi thường; 03
dự án đang hoàn chỉnh các thủ tục xin giao đất; 05 dự án đã hoàn chỉnh hồ sơ
dự án đầu tư, được xem xét góp ý thiết kế cơ sở theo quy định; 02 dự án đã
lập hồ sơ dự án đầu tư; 01 dự án đang trong thời gian lập dự án đầu tư; 01 dự

án đang điều chỉnh quy mô dự án.
Thuỷ điện khác trên địa bàn tỉnh tổng số là 11 dự án, trong đó đã và
đang xây dựng 7 dự án, còn lại 4 dự án đang lập hồ sơ, được xây dựng trên
các địa bàn sau:
Dự án thuỷ điện Đắk R’Tih địa điểm xây dựng tại địa bàn huyện Đắk
R’lấp và thị xã Gia Nghĩa, khởi công tháng 02/2007, diện tích chiếm đất
1.380 ha, công suất lắp máy: 144MW, tổng mức đầu tư 4.200 tỷ đồng, do
Tổng công ty xây dựng số 1 làm chủ đầu tư.
Dự án thuỷ điện buôn Tua Srah địa điểm xây dựng tại địa bàn huyện
Krông Nô, tỉnh Đăk Nông và địa bàn huyện Lăk, tỉnh Đắk Lăk, khởi công
ngày 25/12/2004; dự kiến hoàn thành trong năm 2010; công suất lắp máy 86
MW; tổng mức đầu tư: 3.388,162 tỷ đồng, do Tập đoàn Điện lực Việt Nam
làm chủ đầu tư.
Dự án thuỷ điện Sêrêpôk 3: địa điểm xây dựng huyện Cư Jút, Đắk
Nông và huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lăk, khởi công ngày 24/02/2005; công
suất lắp máy: 220 MW; tổng mức đầu tư: 4.855,664 tỷ đồng, do Tập đoàn
Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư.
Dự án thuỷ điện Sêrêpôk 4: địa điểm xây dựng tại xã EaWer, xã Tân
Hoà, huyện Buôn Đôn, Đắk Lăk, xã Eapô, huyện Cư Jút; công suất lắp máy
80 MW; tổng mức đầu tư: 1.737 tỷ đồng, do Công ty cổ phần và phát triển
điện Đại Hải làm chủ đầu tư.
Dự án thuỷ điện Buôn Kuốp: xây dựng tại huyện Krông Na, Đắk Lăk
và huyện Krông Nô, Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, khởi công 21/12/2003; công suất
23


lắp máy 280 MW; tổng mức đầu tư 4.990,793tỷ đồng, do Tập đoàn Điện lực
Việt Nam làm chủ đầu tư.
Dự án thuỷ điện Đồng Nai 3: xây dựng tại huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk
Nông và huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng; khởi công ngày 21/12/2003; công

suất lắp máy 180 MW; tổng mức đầu tư: 5.676,4 tỷ đồng, do Tập đoàn điện
lực Việt Nam chủ đầu tư.
Dự án thuỷ điện Đồng Nai 4: xây dựng tại huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk
Nông và huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng; khởi công ngày 26/12/2004; công
suất lắp máy: 340 MW; tổng mức đầu tư: 6720 tỷ đồng, do Tập đoàn Điện lực
Việt Nam làm chủ đầu tư.
Dự án thuỷ điện Đồng Nai 5: xây dựng tại xã Đắk Sin huyện Đắk Rlấp,
Đắk Nông và xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng; hiện nay đang lập hồ
sơ dự án; công suất lắp máy: 150 MW, do Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam làm chủ đầu tư.
Dự án thuỷ điện Đồng Nai 6: xây dựng tại xã Hưng Bình, huyện Đắk
Rlấp, Đắk Nông và xã Đồng Nai Thượng, huyện Cát Tiên, Lâm Đồng; hiện
đang lập hồ sơ dự án; công suất lắp máy: 135 MW, do Công ty cổ phần Tập
đoàn Đức Long Gia Lai làm chủ đầu tư.
Dự án thuỷ điện Hoà Phú: xây dựng tại xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút,
Đắk Nông và xã Hoà Phú, thành phố Buôn Ma Thuột; hiện đang lập hồ sơ dự
án; công suất lắp máy: 29 MW, do Công ty Cổ phần Điện Tam Long làm chủ
đầu tư.
Dự án thuỷ điện Đức Xuyên: xây dựng tại huyện Krông Nô, Đắk Nông
và huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng; hiện đang lập hồ sơ dự án; công suất
lắp máy 21 MW; do Công ty TNHH Thành Bưởi làm chủ đầu tư.

Đối với dự án thuỷ điện Đồng Nai 3, 4:

24


- Dự án Đồng Nai 3: Tổng số hộ dân bị ảnh hưởng: 619 hộ; số hộ phải
di dời: 527 hộ; số hộ dân tái định cư, định canh: 527 hộ;
- Dự án thuỷ điện Đồng Nai 4: Tổng số hộ bị ảnh hưởng: 545 hộ;
(không phải di dời, tái định cư và định canh).

Đối với dự án thuỷ điện ĐăkR Tih (xây dựng tại huyện Dak R’lấp và thị
xã Gia Nghĩa.
Tổng số hộ bị ảnh hưởng: 1.751 hộ; số hộ phải di dời: 583 hộ; số hộ
dân phải tái định cư 54 lô/30 hộ; số hộ dân phải tái định canh: không có.
* Dự án thuỷ điện Buôn Kuốp: Xây dựng tại huyện Krông Nô và huyện
Cư Jút.
Tổng số hộ bị ảnh hưởng: 1.975 hộ; số hộ phải di dời: 87 hộ; số hộ phải
tái định cư: 87 hộ; số hộ phải tái định canh: 58 hộ.
Việc đầu tư các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh đang được các cấp, các
ngành và tầng lớp nhân dân đặc biệt quan tâm. Việc triển khai thực hiện xây
dựng các thủy điện trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch đã góp phần bổ sung
nguồn điện vào hệ thống điện quốc gia, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần xóa đói giảm nghèo trong vùng
đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn, vướng mắc
trong quá trình triển khai thực hiện, như: công tác bồi thường giải phóng mặt
bằng còn chậm, giá bồi thường luôn biến động, việc vận động thỏa thuận với
các hộ dân trong vùng dự án gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp; tiến độ thi
công của các dự án còn chậm, làm ảnh hưởng đến việc sản xuất của những hộ
dân có diện tích thâm canh và đất thổ cư trong vùng dự án.
Với những dự án thủy điện lớn cụ thể như thủy điện Đồng Nai 3, bắt đầu
khảo sát từ năm 1991 đến năm 2004 mới tiến hành khởi công xây dựng. Nhìn
chung người dân trong vùng đều nhiệt tình hưởng ứng việc xây dựng thủy
điện Đồng Nai 3. Nhưng trong quá trình từ khi công trình được khảo sát và
quy hoạch cho đến khi khởi công xây dựng đã làm cho đời sống của bà con
gặp không ít khó khăn. Đồng bào nhân dân xã Đắk Plao (khu quy hoạch dự án
thủy điện Đồng Nai 3) không yên tâm lao động sản xuất và phát triển các loại
25



×