Bài thảo luận nhóm 3
LỜI MỞĐẦU
Sau nhiều năm đổi mới kinh tế, đất nước ta đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. nền kinh tế thị
trường với đặc trưng là một nền kinh tế mở đã đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh doanh của nhiều
nước trên thế giới. Vì thế, nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng bước đầu đi vào ổn định. Sự tăng
trưởng liên tục, hàng hóa tràn ngập vào thị trường với nhiều loại và giá cả ổn định phục vụ người
tiêu dùng. Đó là một định hướng đúng đắn và cũng là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta.
Đổi mới kinh tế cùng với sự quan tâm của Nhà nước ta tạo nên hàng loạt cơ hội sản xuất,
kinh doanh, hợp tác làm ăn giữa các cơ sở trong và ngoài nước. Hoạt động xuất nhập khẩu từ đó
mà phát triển làm cầu nối trao đổi các loạt hàng hóa giữa các quốc gia với nhau, rút ngắn khoảng
cách, tăng cường giao lưu và là một hoạt động đem lại nguồn ngoại tệ khá lớn cho quốc gia.
Các nước tham gia hoạt động xuất nhập khẩu với nhiều hình thức khác nhau như: xuất,
nhập khẩu gián tiếp, tái xuất khẩu, tái nhập khẩu, tạm xuất tái nhập, xuất khẩu tại chỗ, dịch vụ
xuất khẩu nhập khẩu...Và trong đó, tạm nhập tái xuất là một hình thức của tái xuất. Đây là một
hình thức kinh doanh khá phổ biến song cũng khá lan giải, tông tại nhiều vấn đề bất cập cần
được giải quyết nhanh chóng.
Bởi vậy, bằng những kiến thức được học tại trường đại học Thương Mại cũng như về
chuyên môn xuất nhập khẩu cũng như là các kiến thức được học ở bộ môn Quản Trị Tác Nghiệp
Thương Mại Quốc Tế, nhóm 3 chúng tôi lựa chọn nghiên cứu về phương thức tạm nhập tái xuất
với đề tài: “phân tích kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa trong TMQT và tình hình hoạt động
kinh doanh này tại Việt Nam”.
Mặc dù đã rất cố gắng, tuy nhiên do kiến thức, kĩ năng còn hạn chế nên bài thảo luận có
thể có một số thiếu sót rất mong thày và các bạn nhiệt tình đóng góp ý kiến để bài thảo luận của
nhóm hoàn thiện hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
1
Bài thảo luận nhóm 3
MỤC LỤC
I.Cơ sở lí luận
1.Khái niệm
1.1 Khái niệm tái xuất
1.2 Hình thức phương thức tái xuất
1.3 Khái niệm tạm nhập tái xuất
2.Quy trình hoạt động tạm nhập tái xuất, đặc điểm và vai trò
2.1 Quy trình
2.2 Đặc điểm
2.3 Vai trò
2.4 Đánh giá ưu điểm- hạn chế
II. Cơ sở thực tiễn
1. Xu hướng hoạt động tạm nhập tái xuất trên thế giới hiện nay
2. Nhận xét chung tình hình tạm nhập tái xuất tại Việt Nam hiện nay
3. Tình hình kinh doanh hoạt động tạm nhập tái xuất tại Việt Nam trong một mặt hàng cụ
thể: mặt hàng xăng dầu
4. Giải pháp
III. Kết luận
2
Bài thảo luận nhóm 3
3
Bài thảo luận nhóm 3
Nội dung: Phân tích phương thức kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa trong thương
mại quốc tế và tình hinh kinh doanh hoạt động này tại Việt Nam hiện nay.
I.Cơ sở lí luận
1.Khái niệm
1.1 Khái niệm tái xuất
+ Là hình thức xuất khẩu những hàng hoá trước đây đã nhập khẩu và chưa qua chế biến
ở nước tái xuất.
+ Tái xuất là một phương thức giao dịch buôn bán mà người làm tái xuất không nhằm
mục đích phục vụ tiêu dùng trong nước mà chỉ tạm nhập khẩu sau đó tái xuất khẩu để
kiếm lời.
Tham gia vào phương thức giao dịch tái xuất luôn có 3 nước là nước xuất khẩu, nước
nhập khẩu, và nước tái xuất.
1.2 Hình thức phương thức tái xuất
Tái xuất có hai hình thức:
+ Tạm nhập tái xuất
+ Chuyển khẩu
1.3 Khái niệm tạm nhập tái xuất
+ Tạm nhập tái xuất được quy định trong Quy chế này là việc thương nhân Việt Nam
mua hàng của một nước để bán cho một nước khác, có làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá
vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.
+ Tạm nhập tái xuất được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: hợp đồng mua
hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước xuất khẩu và hợp đồng bán
hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước nhập khẩu. Hợp đồng mua hàng
có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng.
+ Hàng hoá được nhập khẩu vào trong nước tái xuất được lưu tại kho ngoại quan sau đó
được xuất khẩu ra nước ngoài không thông qua chế biến, hoạt động này ở Việt Nam được
điều chỉnh bằng quy chế kho ngoại quan số 212/1998. Nói chung quy định này của Việt
Nam cũng tương tự của nước khác.
2.Quy trình hoạt động tạm nhập tái xuất, đặc điểm và vai trò
2.1 Quy trình
2.1.1 Phương thức thủ công
4
Bài thảo luận nhóm 3
+ Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra điều kiện và đăng ký tờ khai hải quan; kiểm tra hồ
sơ và thông quan đối với lô hàng miễn kiểm tra thực tế hàng hoá
+ Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế
+ Bước 3: Thu thuế, lệ phí hải quan; đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan”; trả tờ khai cho
người khai hải quan.
+ Bước 4: Phúc tập hồ sơ
2.1.2 Phương thức điện tử
Thực hiện như đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo hợp đồng mua bán, cụ thể:
Đối với tổ chức:
1. Tạo thông tin khai tờ khai hải quan điện tử trên Hệ thống khai hải quan điện tử theo đúng
các tiêu chí và khuôn dạng chuẩn quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội
dung đã khai.
Trường hợp người khai hải quan là đại lý làm thủ tục hải quan phải khai rõ nội dung uỷ
quyền.
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện được giảm mức thuế suất so với quy định hoặc
hưởng mức thuế xuất ưu đãi đặc biệt người khai hải quan phải khai rõ việc giảm thuế suất
hoặc thuế suất ưu đãi đặc biệt theo quy định nào. Việc khai nội dung này thực hiện trên tiêu
chí “ghi chép khác” của tờ khai hải quan điện tử.
2. Gửi tờ khai hải quan điện tử đến cơ quan hải quan.
3. Tiếp nhận thông tin phản hồi của cơ quan hải quan và thực hiện theo hướng dẫn.
4. Đối với các trường hợp cần xác nhận thực xuất cho lô hàng xuất khẩu, người khai hải quan
khai bổ sung thông tin về chứng từ vận tải chính thức hoặc hoá đơn tài chính (đối với hàng
hóa xuất khẩu đưa vào doanh nghiệp chế xuất) và nhận “Thông báo đã thực xuất” của cơ
quan hải quan.
5. Người khai hải quan được phép chậm nộp/xuất trình bản chính một số chứng từ trong hồ
sơ hải quan trừ giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hoá phải có giấy phép xuất
khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật và phải khai về việc chậm nộp trên tờ khai hải
quan điện tử. Người khai hải quan phải khai hoặc nộp hoặc xuất trình các chứng từ theo yêu
cầu cơ quan hải quan trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan điện tử.
Chi cục trưởng Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử quyết định cho phép
chậm nộp chứng từ.
5
Bài thảo luận nhóm 3
6. Khai tờ khai chưa hoàn chỉnh
Đối với cơ quan hải quan:
1. Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan kiểm tra, tiếp nhận đăng ký tờ khai hải quan điện
tử.
Trường hợp có yêu cầu, công chức hải quan trực tiếp kiểm tra sơ bộ nội dung khai của người
khai hải quan cụ thể
2. Trường hợp không chấp nhận, cơ quan hải quan gửi “Thông báo từ chối tờ khai hải quan
điện tử” trong đó nêu rõ lý do.
3. Đối với tờ khai hải quan điện tử được chấp nhận, cơ quan hải quan cấp số tờ khai hải quan
điện tử và phân luồng.
2.2 Đặc điểm
+ Ngành tạm nhập tái xuất thương nhân Việt được kinh doanh theo ngành hàng ghi trong
giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.
Đặc biệt, đối với hàng cấm xuất, nhập khẩu và xăng dầu thì phải được sự chấp nhận của
bộ Thương mại.
+ Thời hạn hàng hóa tạm nhập tái xuất tại Việt Nam:
Không quá 125 ngày kể từ ngày hoàn thanh thủ tục nhập khẩu( đã tính 3 lần gia
hạn).
Nếu muốn gia hạn thêm thì gửi văn bản về cục hải quan nơi làm thủ tục nhập
khẩu để giải quyết. Mỗi lần gia hạn không quá 30 ngày và không quá 3 lần/ 1 lô.
+ Hàng tạm nhập tái xuất phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu được
sự cho phép của chính phủ và chịu sự giám sát của cơ quan hải quan.
+ Phương thức thanh toán theo quy định của Ngân hàng nhà nước.
+ Hồ sơ, thủ tục như hàng hóa xuất nhập khẩu khác.
2.3 Vai trò
+ Phương thức trên dùng để giải quyết một số khó khăn trong quan hệ buôn bán giữa hai
nước hoặc nhằm phát triển tăng thu ngoại tệ, tạo sự cận bằng xuất nhập khẩu giữa hai
nước để duy trì phát triển quan hệ mậu dịch hoặc để giải quyết trường hợp hàng của nước
này không đáp ứng được nhu cầu phát triển của nước kia trong khi hai bên muốn phát
triển quan hệ thương mại với nhau.
6
Bài thảo luận nhóm 3
+ Tạo đều kiện thuận lợi cho các công ty xuất nhập khẩu thuộc các nước mà quan hệ
thương mại bị cấm đoán như cấm vận (trường hợp: Mỹ áp dụng đối với Việt Nam trước
đây); phân biệt đối xử có thể trao đổi mậu dịch với nhau.
+ Tăng thu ngoại tệ như khi nhập lô hàng lớn lại xuất thànhh các lô hàng nhỏ hơn, có thể
thu được mức chênh lệch giá do được hưởng chiết khấu nhiều khi nhập hàng số lượng lớn
và do có thể thuê tàu trong nước với cước phí hạ.
+ Có thể thu lời do lợi dụng chênh lệch giá giữa các thị trường khác nhau hoặc chênh
lệch giá giữa hai thời điểm mua và bán.
+ Người kinh doanh dùng để đổi mới dự trữ hàng hóa của mình.
3.Ưu – nhược điểm
3.1 Ưu điểm
+ Giải quyết được một số khó khăn trong quan hệ buôn bán giũa hai nước . Giúp cán cân
xuất- nhập khẩu cân bằng, duy trì mậu dịch...
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty xuất nhập khẩu thuộc các nước có quan hệ
thương mại bị cấm đoán như cấm vận, phân biệt đối xử có thể quan hệ mậu dịch với
nhau.
+ Tăng thu ngoại tệ
+ Thu lợi do chênh lệch giá giữa hai thị trường khác nhau hay ở hai thời điểm khác nhau.
+ Giúp người kinh doanh đổi mới dự trữ hàng hóa.
3.2 Nhược điểm
+ Thời hạn ngắn, chỉ không quá 120 ngày
+ Các doanh nghiệp khác đầu cơ nên có thể bị mua với giá cao.
+ Đối với hàng tam nhập xuất khẩu thông thường doanh nghiệp có thể mang hàng về bảo
quản trong thời gian lưu trữ tại Việt Nam cũng mang lại không ít rủi ro cho cơ quan Hải
quan trong việc giám sát, quản lí, thanh toán và theo dõi nợ thuế.
7
Bài thảo luận nhóm 3
II. Cơ sở thực tiễn
1. Xu hướng hoạt động tạm nhập tái xuất trên thế giới
Theo quan sát và các số liệu nghiên cứu, hoạt động kinh doanh theo hình thức tạm nhập
tái xuất là khá phổ biến tại các nước trên Thế giới.
Một số loại hình hàng hóa tạm nhập - tái xuất trên thế giới hiện nay như:
+ Hàng hóa là thiết bị, máy móc phương tiện thi công, khuôn, mẫu tạm nhập - tái xuất
theo các hợp đồng thuê, mượn của thương nhân của 1 quốc gia với bên nước ngoài để sản
xuất, thi công.
+Hàng hóa là linh kiện, phụ tùng tạm nhập (có hoặc không có hợp đồng) để phục vụ thay
thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài.
+Hàng hóa tạm nhập - tái xuất: thiết bị chuyên ngành, các trang thiết bị phục vụ để tham
gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm...
+Hàng hóa là trang thiết bị dùng cho biểu diễn văn hóa nghệ thuật,thi đấu thể dục thể
thao,phương tiện giao thông,vàng bạc trang sức.đồ cổ,…
+Các phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng
+ Phương thức kinh doanh tạm nhập ,tái xuất trở thành cầu nối hiệu quả giữa các nền
kinh tế,vừa là phương tiện của thương mại quốc tế vừa trở thành động lực cho sự phát
triển của thế giới.
Tạm nhập tái xuất cũng liên quan đến hội chợ thương mại, triển lãm, dự án đầu tư, các
hoạt động ngoại giao và viện trợ nhân đạo. Nhờ tạm nhập tái xuất, nhiều quốc gia và
vùng lãnh thổ như Singapore và Hồng Kông-Trung Quốc đã góp phần vào sự phát triển
của cơ sở hạ tầng giao thông, cảng biển và dịch vụ hậu cần. Ở Trung Quốc: Sau khi
Trung Quốc gia nhập WTO, các hoạt động tạm nhập khẩu và xuất khẩu đã trở thành
nhiều hơn và thường xuyên hơn.
Xuất phát từ những lợi ích có được từ phương thức kinh doanh này trong hoạt động
thương mại quốc tế,các quốc gia đã thành lập : ATA CARNET.
+ Sổ ATA là chứng từ hải quan quốc tế được chấp nhận thay thế cho chứng từ hải quan
quốc gia trong tạm xuất - tạm nhập và quá cảnh hải quan.
+ Hệ thống sổ ATA là một hệ thống bảo lãnh hải quan quốc tế đối với hàng hoá tạm nhập
tái xuất đã được thẩm định, chấp nhận và đang có hiệu lực tại nhiều quốc gia. Hệ thống là
công cụ rất đắc lực và hữu ích trong xúc tiến thương mại, thúc đẩy quá trình hội nhập của
các quốc gia vào cộng đồng kinh doanh quốc tế và đem lại nhiều lợi ích cho những đối
tượng tham gia, cụ thể là Hải quan các nước thành viên. ATA Carnet đã được chấp nhận
8
Bài thảo luận nhóm 3
và thẩm định bởi hệ thống bảo lãnh hải quan quốc tế và đang có hiệu lực tại 55 quốc gia,
trong đó có cả những quốc gia thương mại quốc tế lớn và xuất khẩu vốn như Trung Quốc,
Ấn Độ, Singapore, Srilanka, EU, Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Thái Lan, Malaysia, Mỹ…
+ Trên thế giới hiện có 62 quốc gia tham gia Công ước tạm quản và sử dụng hình thức
giao dịch này.Bất kỳ quốc gia nào khi tham gia ATA CARNET đều được hỗ trợ đẩy mạnh
xúc tiến thương mại, nâng cao năng lực cạnh tranh trong tiến trình hội nhập, toàn cầu
hoá. ATA Carnet sẽ giúp các quốc gia trên thế giới mở rộng thị trường xuất khẩu, giúp hệ
thống hải quan hoạt động thuận lợi hơn, hỗ trợ doanh nghiệp quốc gia phát triển thương
mại.
+ Với hệ thống này, cộng đồng doanh nghiệp quốc tế được hưởng lợi từ sự đơn giản hoá
thủ tục hải quan. Sổ tạm quản đóng vai trò như tờ khai hàng hoá xuấkhẩu, quá cảnh và
nhập khẩu. Ngoài ra, việc tạm nhập hàng hoá theo hệ thống tạm quản sẽ không thu thuế
nhập khẩu hoặc thuế khác kể từ khi các tổ chức phát hành sổ tạm quản quốc gia xây dựng
sự đảm bảo có hiệu lực quốc tế. Các tổ chức quốc gia này được Hải quan chấp thuận và là
thành viên trong một dây chuyền bảo lãnh quốc tế do Tổ chức quốc tế của các Phòng
Thương mại (IBCC) quản lý.
I.
Hoạt động tạm nhập,tái xuất là một phương thức kinh doanh quốc tế phổ
biến,được hình thành từ những yêu cầu khách quan và ngày càng đóng vai trò quan
trọng trong sự phát triển của kinh tế xã hội của các quốc gia.
2. Nhận xét chung tình hình tạm nhập tái xuất tại Việt Nam hiện nay
Tạm nhập tái xuất ở Việt Nam chủ yếu là các hàng hóa như thiết bị, máy móc, phương
tiện thi công, khuôn, mẫu không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng
xuất khẩu, hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
+ Tạm nhập, tái xuất linh kiện, phụ tùng tạm nhập không có hợp đồng để phục vụ thay
thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài; linh kiện, phụ tùng tạm nhập để sửa chữa tàu
biển, tàu bay theo hợp đồng ký giữa chủ tàu nước ngoài với nhà máy sửa chữa tại Việt
Nam.
+ Tạm nhập, tái xuất máy móc, trang thiết bị, dụng cụ khám chữa bệnh của các tổ chức
nước ngoài để khám, chữa bệnh tại Việt Nam vì mục đích nhân đạo,ngoài ra còn tạm
nhập tái xuất xăng dầu, đồ dông lạnh... do Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục.
+ Đối với các mặt hàng rượu, bia, xì gà, thuốc lá điếu, xe ô tô du lịch dưới 9 chỗ ngồi và
gỗ nguyên liệu gửi kho ngoại quan được tái xuất qua cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính,
không được tái xuất qua cửa khẩu phụ, lối mở (kể cả cửa khẩu, lối mở nằm trong Khu
kinh tế cửa khẩu); riêng gỗ từ Lào và Campuchia tạm ngừng kinh doanh gửi kho ngoại
quan dưới mọi hình thức. Mặt hàng tạm nhập, tái xuất có thuế suất thuế nhập khẩu bằng
0% (mặt hàng gỗ); hàng tạm nhập tái xuất không thuộc đối tượng phải nộp thuế VAT.
9
Bài thảo luận nhóm 3
Tái xuất chủ yếu qua các : cửa khẩu Mường Khương ( Lào Cai), cửa khẩu phụ Bản
Vược, lối mở Nà Lạn thuộc xã Đức Long, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, cửa khẩu
Tân Thanh(Lạng Sơn), cửa khẩu Móng Cái ( Quảng Ninh), các cảng Hải Phòng..
Tình hình hoạt động tm nhập tái suất:
+ Trong năm qua tổng số phí bến bãi, mặt nước, hạ tầng đã thu trong tháng 6, tháng 7
năm 2014 đối với mặt hàng tạm nhập tái xuất thu đạt 5,4 tỷ đồng với 1.657 xe.
+ Hoạt động tạm nhập tái xuất qua cửa khẩu Mường Khương và cửa khẩu phụ Bản Vược,
kim ngạch tái xuất hàng hóa tạm nhập tái xuất đạt 88 triệu USD, với số lượng 1.589
container. Trong đó, mặt hàng tạm nhập, tái xuất: thực phẩm đông lạnh là 1.467
container, bông nguyên liệu 47 container, hàng điện tử 3 container, lốp ô tô 30 container,
đường 26 container, tạp hóa 16 container.
Thời gian qua, hàng hóa tạm nhập, tái xuất có dấu hiệu bị tồn đọng tại các cảng biển.
+ Hàng hóa và phương tiện bị dồn ứ, ách tắc tại các khu vực biên giới.
+ Doanh nghiệp không chấp hành quy định về hàng hóa tạm nhập, tái xuất như:
Sau khi làm thủ tục để tái xuất khỏi các khu vực kiểm soát của hải quan ở Hải
Phòng, Quảng Trị đã đi sai tuyến đường, xuất hàng sai địa điểm tái xuất ở cửa
khẩu.
Lợi dụng sự sơ hở của các cơ quan chức năng phá dỡ container, tẩu tán hàng, đưa
vào nội địa tiêu thụ.
Đặc biệt là thực hiện hành vị tẩu tán hàng hóa ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe cộng
đồng gây bức xúc trong dư luận.
Tờ khai tái xuất đã có xác nhận thực xuất của Hải quan cửa khẩu nhưng doanh
nghiệp không đến thanh khoản..,dẫn đến còn nhiều hồ sơ tạm nhập, tái xuất quá
hạn chưa thanh khoản. Thực trạng lợi dụng hàng tạm nhập tái xuất để trục lợi
đang ngày càng xảy ra nhiều. Nguy hại nhất khi chính những lô hàng không đảm
bảo chất lượng này lại phục vụ nhu cầu của một bộ phận không nhỏ người tiêu
dùng trong nước.
Ưu điểm:
+ Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ nên vấn đề
về nguồn vốn, cơ sở hạ tầng,nguồn nguyên vật liệu,...là một vấn đề khá lớn.
Trong khi đó, đặc thù của hoạt động tạm nhập tái xuất là đối tượng tham gia không cần
trực tiếp sản xuất ra hàng hóa đó, không cần có cơ sở sản xuất, nguồn nhân lực dồi dào,...
Bởi vậy, điều này hoàn toàn có lợi cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động tạm nhập tái
xuất của Việt Nam.
+ Theo quy định ban hành, hàng hóa tạm nhập tái xuất được hưởng mức thuế Nhập khẩu
là 0% và không thuộc đối tượng phải nộp thuế VAT nếu hàng hóa đó tạm nhập trong
khoảng thời gian quy định là không quá 130 ngày.
10
Bài thảo luận nhóm 3
Do đó các doanh nghiệp Việt Nam có thể dễ dàng tiếp cận với hàng hóa tạm nhập vì giảm
được một lượng thuế Nhập khẩu khá lớn khi nắm bắt được cơ hội kinh doanh. Đồng thời,
giảm chi phí hàng tái xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
+ Hàng hóa trong tạm nhập tái xuất di chuyển thông qua trung gian là Việt Nam nên
không xảy ra hiện tượng rò rỉ dòng tiền ra nước ngoài mà thay vì đó Việt Nam có thể thu
thêm ngoại tệ.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển hàng hóa ở các nước mà quan hệ thương
mại bị cấm vận hoặc không được hưởng đặc quyền giao thương,... Tiêu biểu như theo
quy định của WTO, chỉ có các quốc gia thành viên mới được áp dụng những chính sách
ưu tiên đặc biệt khi kinh doanh với nhau. Do đó, khi có cơ hội Việt Nam có thể trở thành
trung gian hưởng lợi nhuận thông qua hoạt động tạm nhập từ một quốc gia khác không
thuộc WTO.
Nhược điểm:
+ Do hàng tạm nhập chỉ được tạm giữ ở Việt Nam trong một khoảng thời gian giới hạn,
nếu quá hạn thì buộc phải đóng thuế Nhập Khẩu vào Việt Nam như bình thường, nên điều
này gây không ít khó khăn cho những doanh nghiệp tạm nhập nhằm mục đính tích trữ
chờ giá.
+ Tại Việt Nam, hiện tượng gian lận thương mại dưới nhiều hình thức khó lường diễn ra
khá phổ biến và đang là một trong những vấn đề nhức nhối. Tiểu biểu là một số doanh
nghiệp tạm nhập các mặt hàng chất lượng cao nhưng với mọi biện pháp che dấu cơ quan
chức năng để tẩu hàng hóa, sử dụng để tiệu thụ trong nước nhằm trốn thuế và thay thế
vào đó là những mặt hàng kém chất lượng để tái xuất.
+ Đối với một số trường hợp không cần thiết phải vận chuyển thông qua trung gian là
Việt Nam thì hình thức tạm nhập tái xuất là không hữu hiệu.
+ Có thể xảy ra rủi ro từ phía đối tác như lỡ hẹn giao hàng cho nước mà các doanh nghiệp
Việt Nam tái xuất do chưa chuẩn bị kịp hàng hoặc do sự thiếu chặt chẽ trong thiết lập và
kí kết hợp đồng nên đối tác mà Việt Nam tái xuất từ chối mua hàng, khi đó rủi ro thuộc
về phía các doanh nghiệp của ta.
+ Trong khoảng thời gian gần đây, hàng hóa tạm nhập tái xuất đang có dấu hiệu tồn đọng,
bị dồn ứ, các phương tiện ách tắc tại các cảng biển, khu vực biên giới do hàng hóa có vấn
đề cần kiểm tra hoặc do sự tắc trách của một số doanh nghiệp mặc dù có tờ khai tái xuất
nhưng chưa đến thanh khoản.
+ Một số vấn đề thường gặp như sau khi làm thủ tục xuất khỏi khu vực kiểm soát, có thể
đi sai tuyến đường, xuất hàng sai địa điểm tái xuất ở của khẩu,...
11
Bài thảo luận nhóm 3
3. Tình hình kinh doanh hoạt động tạm nhập tái xuất tại Việt Nam trong một mặt hàng cụ
thể: mặt hàng xăng dầu
3.1 Thực trạng
Trước mắt, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Công Thương cùng với Bộ Tài chính
đã thống nhất ban hành quy định chỉ cho phép các hoạt động tạm nhập, tái xuất theo
yêu cầu đối với hoạt động đối ngoại, đối với tàu thuyền và máy bay của nước ngoài,
còn các trường hợp khác thì tạm dừng.
Tại phiên thảo luận tại hội trường sáng 30/10/2012, có ý kiến cho rằng theo Công ước
Kyoto về hải quan mà Việt Nam là thành viên và khuyến cáo của tổ chức hải quan quốc
tế thì xăng, dầu không nằm trong danh mục hàng hóa được tạm nhập, tái xuất. Vì vậy,
việc Bộ Công Thương cho phép được tạm nhập, tái xuất đối với xăng, dầu vô hình
chung đã hợp pháp hóa hành vi buôn lậu để doanh nghiệp trốn thuế, v.v…
Do không có điều kiện địa lý, điều kiện kinh nghiệm trong quản lý xăng, dầu nên có
yêu cầu chúng ta cung cấp xăng, dầu. Mỗi năm chúng ta vẫn phải tạm nhập xăng, dầu
để xuất lại cho nước bạn Lào và Campuchia.
Thứ hai là hoạt động của máy bay, tàu thuyền nước ngoài vào Việt Nam, cũng có nhu cầu
mua xăng, dầu tại Việt Nam để phục vụ di chuyển.
Hồi tháng 11/2013, Bộ Công thương đã đề nghị Chính phủ cho phép tiếp tục thí điểm
sử dụng xăng dầu mua từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất để tái xuất sang thị trường Lào
đúng với chủng loại, số lượng đã tạm nhập khẩu trước đó với thời gian đến hết năm
2015.
Hoạt động này đã được Chính phủ cho phép hai đầu mối kinh doanh xuất nhập khẩu xăng
dầu là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV
Oil) triển khai từ tháng 6/2012 đến đến hết năm 2012.
Tình hình phát triển:
+ Theo báo cáo của PV Oil, trong thời gian thí điểm, tổng lượng xăng dầu mà
doanh nghiệp đã tạm nhập khẩu là khoảng 24.482 tấn, trị giá 23,56 triệu USD nhưng
cũng chỉ có 6.212 tấn với trị giá hơn 6 triệu USD được tái xuất sang Lào.
+ Số liệu của PV Oil cũng cho hay, việc thực hiện tái xuất xăng dầu Dung Quất
sang Lào này cũng giúp PV Oil có hiệu quả khoảng 500 triệu đồng/tháng.
+ Còn với Petrolimex, dù nằm trong danh sách được thí điểm nhưng cũng chưa
tiến hành thực hiện việc tái xuất xăng dầu sang Lào từ nguồn hàng của Nhà máy lọc dầu
Dung Quất, dù có một công ty con đang hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu tại Lào.
Được biết, Petrolimex nhập khẩu xăng dầu từ nước ngoài về khu vực miền Trung Việt
Nam, sau đó vận chuyển sang Lào bằng ô tô.
+ Tuy vậy, Petrolimex cũng có đề nghị tiếp tục được là đối tượng được kinh
doanh thí điểm bởi việc cho phép dùng xăng dầu của Nhà máy lọc dầu Dung Quất để tái
12
Bài thảo luận nhóm 3
xuất sang Lào, thay thế cho lô hàng tương đương về chủng loại, số lượng được tạm nhập
đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 124/2014/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan
đối với xăng, dầu có nguồn gốc mua từ nước ngoài tạm nhập khẩu để sử dụng hoán đổi
đối với xăng, dầu mua từ nhà máy lọc dầu Dung Quất tái xuất sang Lào.
Đối tượng áp dụng của Thông tư này là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu
Việt Nam, Tổng công ty Dầu Việt Nam và cơ quan Hải quan, công chức hải quan. Thông
tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2014 đến hết ngày 31/12/2015.
Tạm nhập nhiều tái xuất ít: khó kiểm soát
+ Từ 1/1/2009 đến 31/6/2012, chỉ riêng Petrolimex là có lượng tạm nhập - tái xuất còn lại
dưới 10% đúng theo quy định của pháp luật về hoạt động này, còn hầu hết các DN đều có
lượng tái xuất xăng dầu ít hơn lượng tạm nhập.
+ Riêng đối với mặt hàng xăng tạm nhập mà chưa tái xuất của Petrolimex là hơn 136 nghìn
tấn; Công ty cổ phần dầu khí Mê Kông là 48,5 nghìn tấn, lượng dầu diesel đơn vị này tạm
nhập nhưng chưa tái xuất cũng ở mức hơn 110 nghìn tấn; Công ty TNHH một thành viên
Hàng không Việt Nam: 10,9 nghìn tấn, xăng máy bay là 164,8 nghìn tấn.Các DN đầu mối
khác như Công ty cổ phần hóa dầu Quân đội, Tổng công ty xăng dầu Quân đội, Tổng công ty
dầu Việt Nam (PV Oil), Công ty cổ phần lọc hóa dầu Nam Việt... cũng có trong danh sách
những đơn vị tạm nhập nhiều tái xuất ít. Đặc biệt, Công ty TNHH vận tải thủy bộ Hải Hà tạm
nhập 13 ngàn tấn xăng nhưng không xuất đi tấn nào.
Tuy nhiên, trong thời gian qua có một số trường hợp lợi dụng cơ chế tạm nhập, tái xuất
để buôn lậu, để trục lợi. Hải quan và các cơ quan chức năng đã phát hiện. Chính phủ đã
yêu cầu phải xử lý nghiêm túc.
13
Bài thảo luận nhóm 3
+ Mánh khóe của các doanh nghiệp chính là tạm nhập rồi... nhập thật cho nội địa; từ đó,
họ "ăn không" tiền thuế lên tới cả ngàn đồng mỗi lít.
+ Lợi dụng quy định cho phép xăng dầu tạm nhập, tái xuất được lưu ở Việt Nam dài
ngày, có thể được gia hạn tới hai lần, các doanh nghiệp xăng dầu đã "vô tình" "quên" hẳn
tái xuất để trốn thuế?
Những tháng đầu năm 2012, thuế nhập khẩu xăng dầu chỉ dao động từ 0 - 3%, từ thời
điểm giữa năm đến cuối năm mức thuế đã tăng lên 10 - 12%.
Như vậy, nếu tính từ thời điểm ngày 10/3/2012 về trước, mức thuế nhập khẩu của xăng
dầu là 0% và tính thêm 180 ngày xăng dầu tạm nhập tái xuất được phép lưu ở Việt Nam,
thì ngày 10/6/2012 thuế nhập khẩu đã tăng lên 7%. Đến đây, thay vì phải tái xuất xăng
dầu, doanh nghiệp đầu mối lại chuyển sang tiêu thụ nội địa. Vì vậy, doanh nghiệp không
phải nộp đồng thuế nào mà bỏ túi hàng tỷ đồng (7% thuế). Bên cạnh đó, doanh nghiệp
còn áp dụng thủ đoạn tạm nhập mà“quên” tái xuất để trốn thuế.
Cụ thể:
Theo Tổng cục Hải quan, từ năm 2006 đến tháng 10/2011 đã xảy ra nhiều vụ việc, như Cục Hải
quan Quảng Ninh phát hiện 13 vụ vận chuyển dầu diezel tạm nhập - tái xuất không đúng tuyến
đường với số lượng 660,76 tấn.
Đặc biệt, ngày 28/7/2012, Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan đã bắt giữ 1.360 tấn
xăng tạm nhập từ kho xăng Vũng Áng, tái xuất đi Trung Quốc nhưng lại tiêu thụ ngay trên biển;
lô hàng vi phạm trị giá 40 tỷ đồng, đã tạm giữ 4 tàu và 27 thuyền viên.
Cuối năm 2012, Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan đã lật tẩy những chiêu trò gian
lận trốn thuế 422.000 lít xăng Ron92 của Tổng công ty Xăng dầu Hàng không (Vinapco) thông
qua hình thức kinh doanh tạm nhập tái xuất. Thay vì phải tái xuất lô hàng này, Vinapco lại lén lút
đưa xăng dầu vào nội địa để tiêu thụ, trốn nghĩa vụ đóng thuế.
Ngày 28/8/2013, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can,
lệnh khám xét nơi ở và bắt tạm giam đối với Nguyễn Thế Dũng (Tổng giám đốc Công ty TNHH
MTV dầu khí Đồng Tháp) và Trương Hữu Có (Giám đốc Công ty cổ phần thương mại vận tải
biển Đông Á) để điều tra về hành vi buôn lậu.
Các đối tượng nói trên đã lợi dụng vào chính sách tạm nhập tái xuất để buôn lậu hơn 6.600 tấn
dầu trị giá gần 7 triệu USD với thủ đoạn tạm nhập dầu từ nước ngoài rồi vận chuyển về để ở kho
nổi thuộc cảng Vạn Gia, TP.Móng Cái, sau đó bán cho khách hàng người Trung Quốc.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, cơ quan Hải quan quyết định ấn định
thuế với các lô hàng xăng dầu TNTX nhưng không tái xuất mà chuyển sang tiêu thụ nội
địa của nhiều doanh nghiệp. Tạm nhập không xuất xăng dầu: sẽ công khai
14
Bài thảo luận nhóm 3
+ Đầu tháng 6/2013, dư luận cả nước "sốc" trước thông tin: các doanh nghiệp đầu mối
xăng dầu nhận được văn bản của Tổng cục Hải quan yêu cầu truy thu gần 350 tỉ đồng tiền
thuế liên quan đến tạm nhập, tái xuất.
3.2 Ưu – Nhược điểm
Nhìn chung, tại Việt Nam, cũng giống như hầu hết các hình thức khác, tạm nhập tái xuất
cũng mang lại không ít những thuận lợi cũng như khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp cũng như hoạt động quản lí của Nhà Nước và các cơ quan chức năng có thẩm
quyền.
3.2.1 Ưu điểm
+ Đối với mặt hàng xăng dầu của Việt Nam:
Do xăng dầu là mặt hàng thiết yếu, có mức độ tiêu thụ lớn nên khoản tiết kiệm từ việc
miễn thuế Nhập khẩu là khá lớn góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của các
doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự chênh lệch về giá xăng bán lẻ giữa Việt Nam và các
nước đối tác là khá lớn do sự khác nhau về mức thuế chính sách,...
Lào, Campuchia do không có điều kiện địa lý, điều kiện kinh nghiệm trong quản lý
xăng, dầu nên có yêu cầu chúng ta cung cấp xăng, dầu cho họ. Vì thế hoạt động tái
xuất xăng dầu của các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều thuận lợi.
Không những vậy, Việt Nam tái xuất chủ yếu sang các nước Trung Quốc, Lào,
Camuchia. Đây là ba nước láng giềng của Việt Nam nên việc tái xuất thuận lợi hơn về
vị trí địa lý do có chung đường biên giới, mức độ am hiểu về nhu cầu, thị hiếu, giao
thông,...
3.2.2 Nhược điểm
15
Bài thảo luận nhóm 3
+ Đối với mặt hàng xăng dầu của Việt Nam:
Như đã biết, xăng dầu là một loại hàng hóa có một số đặc điểm hạn chế cho hoạt động
kinh doanh tạm nhập tái xuất cũng như quản lí ở Việt Nam nói riêng và hầu hết các quốc
gia kinh doanh xăng dầu nói chung.
Tại Việt Nam xăng dầu là một trong những mặt hàng được kiểm tra kĩ càng nhất khi
tiến hành tạm nhập bởi các cơ quan chức năng. Do đó, các thủ tục, yêu cầu, tiêu chuẩn
cho mặt hàng này là tương đối cao, chính điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp
kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu.
Việc đưa ra các gói tạm nhập xăng dầu nhỏ lẻ vô hình chung tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp xăng dầu gian lận.
Do đặc thù của mặt hàng xăng dầu là lỏng, dễ bay hơi, hao hụt nhiều, nếu không bảo
quản tốt thì việc hao hụt là khá lớn. Điều này gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp bởi điều kiện bảo quản, cơ sở vật chất của Việt Nam vẫn còn rất
nhiều hạn chế.
Nhận thức được điều này ban quản lí đưa ra mức hao hụt xăng cho tái xuấtlà 10%,
nhưng một số doanh nghiệp Việt lại lợi dụng việc này để tiến hành gian lân thương
mại. Thực trạng ở Việt Nam là hầu hết các doanh nghiệp đều tái xuất ít hơn lượng
xăng dầu tạm nhập.
Có rất nhiều loại xăng dầu khác nhau. Mà, trong quá trình tạm nhập xăng dầu vào Việt
Nam, hàng được bơm chung với bể chứa xăng dầu trong nước có sẵn, do đó chúng
phải cùng chủng loại với nhau. Vì thế, việc kiểm tra, kiểm soát yêu cầu này là vô cùng
khó khăn đối với cơ quan chức năng.
Do một số hoạt động gian lận diễn ra ngày càng lớn và tình vi hơn làm thất thu ngân
sách của Nhà Nước do trốn thuế Nhập khẩu.
4. Giải pháp
Tạm nhập tái xuất (TNTX) là một hoạt động thương mại quốc tế đơn thuần với nhiều loại
hình cụ thể khác nhau và được thực hiện theo quy định của pháp luật. Nhằm tăng cường quản lý
đối với loại hình kinh doanh TNTX, một phương án đang được Bộ Công Thương soạn thảo tại
Khoản 8 Điều 11 dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 12/2015/NĐ-CP của Chính phủ là quy
định về cửa khẩu tái xuất.
- Bộ Công Thương dự kiến quy định hàng hóa TNTX thuộc danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập
khẩu, hàng hóa thuộc diện theo giấy phép được Tái xuất qua cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính và
cửa khẩu, điểm thông quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu được Thủ tướng Chính phủ cho phép
thành lập đã có đủ cơ quan kiểm tra chuyên ngành.
- Cơ sở để Bộ Công Thương đưa ra phương án trên là nếu quy định những mặt hàng TNTX theo
giấy phép chỉ được tái xuất qua cửa khẩu quốc tế (trừ hàng hóa là thực phẩm đông lạnh, hàng
16
Bài thảo luận nhóm 3
hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt được tái xuất qua cửa khẩu trong khu kinh tế cửa khẩu) thì trên thực
tế, phương thức kinh doanh TNTX không thể thực hiện được.
- Ở góc độ quản lý, hàng hóa kinh doanh TNTX cần quản lý chặt khi tạm nhập còn khi tái xuấtlại
cần mở rộng thông thoáng để tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho hàng hóa tái xuất nhanh ra khỏi
Việt Nam. Hơn nữa, những lo ngại về việc lợi dụng gian lận thuế trong hoạt động này được xử lý
bằng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Quản lý thuế.
- Theo quy định tại Luật này, kể từ ngày 1/7/2013, hàng hóa TNTX phải nộp thuế hoặc phải có
bảo lãnh thuế trước khi thông quan. Do đó, những lo ngại về vấn đề gian lận thuế căn bản đã
được giải quyết.
- Thực tế thời gian qua, nhiều địa phương đã kiến nghị cho tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu
phụ, lối mở để đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa và giúp ứng phó linh hoạt trong điều hành
khi có những thay đổi bất thường trong chính sách quản lý xuất nhập hàng hóa của một số nước
láng giềng.Vì vậy, cần điều chỉnh theo hướng đối với các loại hàng hóa thông thường, ngoài cửa
khẩu quốc tế, cảng quốc tế, cửa khẩu chính, được tái xuất qua các cửa khẩu phụ, điểm thông
quan được Thủ tướng Chính phủ thành lập đã có đủ cơ quan kiểm soát chuyên ngành, không
phân biệt cửa khẩu phụ nằm trong hay ngoài khu kinh tế cửa khẩu.
- Ngoài ra, để đảm bảo cải cách thủ tục hành chính, giảm cơ chế xin-cho trong việc quản lý
đường đi của hàng hóa TNTX, theo Bộ Công Thương cần quy định cơ chế xác định công bố rõ
ràng, cụ thể là UBND cấp tỉnh nơi có cửa khẩu chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ,
ngành liên quan để xác định và công bố công khai để hàng hóa của thương nhân được tái xuất,
không phải xin phép.
- Theo Tổng cục Hải quan, phương án quy định về cửa khẩu tái xuất hàng hóa tại Khoản 8 Điều
11 Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 12/2006/NĐ-CP là phù hợp. Tuy nhiên, Tổng cục Hải
quan cho rằng, Bộ Công Thương cần làm rõ thế nào là “hàng hóa khác” để tránh các cách hiểu
khác nhau. đồng thời, cần quy định rõ ngoài điều kiện có đủ lực lượng kiểm tra chuyên ngành thì
phải đảm bảo cơ sở vật chất để các lực lượng có thể thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước
đối với lĩnh vực, nhiệm vụ được phân công.
- Hiện nay, các bộ, ngành đang chỉnh sửa các văn bản pháp luật liên quan theo hướng cho phép
TX hàng hóa qua các cửa khẩu đã có đủ cơ quan kiểm soát chuyên ngành theo quy định. Bộ
Quốc phòng đang dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 32/2005/NĐ-CP quy chế cửa khẩu biên
giới đất liền theo hướng cho phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua các loại cửa khẩu (kể cả
cửa khẩu phụ). Bộ Tài chính cũng đang soạn thảo dự thảo Thông tư thay thế Thông tư
194/2010/TT-BTC, trong đó đề xuất hàng TNTX được tái xuất qua các cửa khẩu điểm thông
quan được Thủ tướng Chính phủ thành lập, có đủ cơ quan kiểm soát chuyên ngành.
17
Bài thảo luận nhóm 3
III. Kết luận
18
Bài thảo luận nhóm 3
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, trường đh Thương mại.
2...
19
Bài thảo luận nhóm 3
BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG LÀM VIỆC NHÓM
CỦA CÁC THÀNH VIÊN
STT
Họ và tên
Lớp
1
Đoàn Thị Hồng
( nhóm trưởng)
K48E
2
K48E
3
K48E
4
K48E
5
K48E
6
K48E
7
K48E
8
K48E
9
K48E
10
K48E
Điểm
thành Điểm
nhóm Ghi chú
viên tự đánh đánh giá
giá
20