Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

ĐỊNH VỊ DOANH NGHIỆP TỔNG CÔNG TY BIA RƯỢU NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI (HABECO)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.77 KB, 21 trang )

A. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊNH VỊ DOANH NGHIỆP
I.

THỰC CHẤT CỦA ĐỊNH VỊ DOANH NGHIỆP

Định vị Doanh Nghiệp là quá trình phân tích và lựa chọn các
vùng và địa điểm để đặt cơ sở, bộ phận của doanh nghiệp
nhằm đảm bảo thực hiện những mục tiêu chiến lược kinh doanh
của doang nghiệp đã lựa chọn.Vùng ở đây có thể hiểu là một
châu lục, một quốc gia, một tỉnh hoặc một vùng kinh tế. Địa
điểm là một nơi cụ thể nào đó. Định vị doanh nghiệp không chỉ
việc xây dựng các doanh nghiệp mới hoặc các nhà máy mới mà
nó còn diễn ra đối với doanh nghiệp đang hoạt động, đó là việc
tìm thêm những địa điểm mới để xây dựng các chi nhánh, phân
xưởng cửa hàng, đại lý mới. Khi tiến hành, thường đứng trước
các lựa chọn khác nhau tùy vào tình hình cụ thể và mục tiêu
phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như:
 Mở rộng cơ sở hiện tại , có thể mở rộng những bộ phận
quan trọng trong doanh nghiệp
 Duy trì năng lực sản xuất ở địa điểm hiện tại và mở thêm
những bộ phận, chi nhánh , phân xưởng

mới ở các địa

điểm khác.
 Mở thêm chi nhánh, phân xưởng mới trên các địa điểm
mới, đông thời tăng quy mô sản xuất của doang nghiệp;
 Bỏ hẳn cơ sở cũ và di chuyển sang nơi mới
II.

VAI TRÒ CỦA ĐỊNH VỊ DOANH NGHIỆP:



 DVDN hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho DN Hoạt động sau
này
 DVDN hợp lý tạo điều kiện cho DN tiếp xúc trực tiếp với
Khách hàng
 DVDN là biện pháp quan trọng hạ giá thành sản phẩm

1


 ĐVDN hợp lý cho phép DN khai thác các lợi thế môi trường
nhằm tận dụng phát huy tốt bên trong
III.

MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC CỦA ĐỊNH VỊ






Tăng Doanh Số Bán Hàng
Mở Rộng Thị Trường
Huy Động Các Nguồn Nhân Lực Tại chỗ
Tận Dụng Môi Trường Kinh Doanh Thuận Lợi

B. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỊNH VỊ DOANH
NGHIỆP

I. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỌN VÙNG


1. Điều kiện tự nhiên
Những yếu tố thuộc điều kiện tự nhiên bao gồm địa hình, địa
chất, thủy văn, khí tượng, tài nguyên, môi trường sinh thái.
Những điều kiện này phải thỏa mãn yêu cầu xây dựng công
trình, bền vững, ổn định đảm bảo cho DN hoạt động bình
thường .
2. Điều kiện văn hóa- xã hội
 Tình hình dân số, dân sinh, phong tục tập quán, thái độ
của chính quyền địa phương, khả năng cung cấp lao
động, thái độ lao động và năng suất lao động.
 Các hoạt động kinh tế của địa phương về nông nghiệp,
công nghiệp chăn nuôi, buôn bán, khả năng cung cấp
lương thực, thực phẩm, dịch vụ.
 Cơ sỏ hạ tầng của địa phương như điện, cấp và thoát
nước, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, giáo dục,
khách sạn nhà ở...
 Trình độ văn hóa kĩ thuật bao gồm trường học, số học
sinh, kỹ sư, công nhân lành nghề.
 Chính sách phát triển của các ngành bổ trợ.
3. Các nhân tố kinh tế
2


 Gần thị trường tiêu thụ
Các DN thường coi việc định vị gần nơi tiêu thụ là một
bộ phận trong chiến lược cạnh tranh của mình, đặc biệt
là các loại DN:
 Các DN trong lĩnh vực dịch vụ như ngân hàng, siêu
thị, nhà hàng , bệnh viện...

 Các DN sản xuất các mặt hàng khó vận chuyển, dễ
vỡ, sản phẩm đông lạnh, hoa tươi...
 Các DN mà sản phẩm tăng trọng trong quá trình
sản xuất như rượu, bia, nước giải khát
Để xác định địa điểm đặt DN cần thu thập, phân
tích xử lý các thông tin về thị trường
 Xu hướng phát triển của thị trường ;
 Tính chất và mức độ cạnh tranh;
 Đặc điểm của sản phẩm và loại hình kinh doanh;
 Quy mô của thị trường ;
 Gần nguồn nguyên liệu
Khi xác định định vị DN cần phân tích các yếu tố sau:
 Chủng loại, số lượng và quy mô nguồn nguyên liệu.
 Chất lượng và đặc điểm của nguyên liệu sử dụng
trong quá trình SXKD;
 Khả năng sẵn có của Nguyên liệu.
 Nhân tố lao động
Chi phí lao động là một trong những yếu tố cần được
tính tới tuy nhiên chi phí thuê nhân công rẻ không phải
là yếu tố quyết định định vị DN mà là thái độ lao động
và chất lượng nguồn lao động , trình độ chuyên môn .
 Nhân tố vận chuyển
Chi phí vận chuyển thường chiếm tỉ trọng lớn trong giá
thành sản phẩm . Chi phí vận chuyển bao gồm có chi phí
vận chuyển nguyên liệu và vận chuyển sản phẩm. Nguyên
tắc chung là khi chi phí vận chuyển nguyên liệu lớn hơn

3



chi phí vận chuyển sản phẩm thì vị trí đặt DN được lựa
chọn gần vùng nguyên liệu và ngược lại.
 Gần các đối thủ cạnh tranh.
Nhiều DN có xu thế định vị gần đối thủ cạnh tranh.
II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỌN ĐỊA ĐIỂM







Điều kiện giao thông nội vùng;
Hệ thống cấp và thoát nước;
Hệ thống điện;
Yêu cầu về môi trường , chỗ đổ chất thải ;
Diện tích mặt bằng và khả năng mở rộng sản xuất , mở

rộng kinh doanh;
 Điều kiện về an toàn , bảo vệ phòng cháy chữa cháy;
 Tình hình trật tự, an ninh;
 Quy định của chính quyền địa phương về lệ phí trong
vùng , đóng góp cho địa phương, những ngành nghề ưu
tiên phát triển.

III. XU HƯỚNG ĐỊNH VỊ DOANH NGHIỆP

 Định vị ở nước ngoài
 Định vị trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp
 Xu hướng chia nhỏ DN đặt tại thị trường tiêu thụ.

IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH VỊ DOANH NGHIỆP

1.
2.
3.
4.

Phương pháp đánh giá theo nhân tố
Phân tích điểm hòa vốn chi phí theo vùng
Phương pháp tọa độ trung tâm
Phương pháp vận tải

4


C. ĐỊNH VỊ DOANH NGHIỆP TỔNG CÔNG TY BIA - RƯỢU NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI (HABECO)
I.

GIỚI THIỆU HABECO

Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco)
có trụ sở chính tại 183 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội được
thành lập ngày 16 tháng 5 năm 2003 theo Quyết định số
75/2003/QĐ – BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ
Công Thương) trên cơ sở sắp xếp lại Công ty Bia Hà Nội và các
đơn vị thành viên; chính thức chuyển sang tổ chức và hoạt
động theo mô hình công ty mẹ - công ty con tại Quyết định số
36/2004/QĐ-BCN ngày 11/05/2004 của Bộ trưởng Bộ Công
nghiệp.
Ngành nghề chủ yếu của Tổng công ty gồm: Sản xuất,

kinh doanh Bia, Rượu, Nước giải khát và Bao bì; Xuất nhập khẩu
nguyên liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hoá chất; Dịch
vụ khoa học công nghệ, tư vấn đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư, tổ
chức vùng nguyên liệu, kinh doanh bất động sản, các dịch vụ
và ngành nghề khác theo luật định.
Tiền thân của Tổng công ty Habeco là Nhà máy Bia
Hommel có quy mô 30 nhân công, do một người Pháp tên là
Hommel thành lập năm 1890 với mục đích phục vụ quân viễn
chinh Pháp. Năm 1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, quân
Pháp rút lui, tháo dỡ toàn bộ máy móc để lại nhà máy bia
Hommel ở trong tình trạng hoang phế. Năm 1957, nhà máy bia
Hommel được khôi phục theo chính sách phục hồi kinh tế của
Chính phủ và đổi tên thành Nhà máy bia Hà Nội. Ngày 1 tháng
5 năm 1958, mẻ bia thử đầu tiên được thực hiện thành công do
ông Vũ Văn Bộc - một công nhân lành nghề của nhà máy bia
5


Hommel cũ kết hợp với sự giúp đỡ từ các chuyên gia bia của
Tiệp Khắc. Ngày 15 tháng 8 năm 1958, chai bia đầu tiên của
Việt Nam mang nhãn hiệu Trúc Bạch ra đời, đánh dấu một bước
ngoặt lớn trong ngành công nghiệp sản xuất bia tại Việt Nam.
Cũng từ đây, ngày 15 tháng 8 hàng năm trở thành ngày truyền
thống của Tổng công ty Habeco.
Năm 1993, nhà máy Bia Hà Nội chuyển đổi mô hình hoạt
động, đổi tên thành Công ty Bia Hà Nội và đẩy mạnh quá trình
đổi mới thiết bị nâng công suất lên 50 triệu lít/năm. Đến năm
2001, công ty thực hiện dự án nâng công suất lên 100 triệu
lít/năm. Sau khi được chuyển thành Tổng công ty nhà nước năm
2003, sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong mở rộng quan hệ hợp

tác quốc tế là việc Tổng công ty ký kết hợp tác chiến lược với
Tập đoàn bia Carlberg vào năm 2007. Ngày 16 tháng 6 năm
2008, Habeco chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động sang
Tổng công ty cổ phần với tên chính thức là Tổng công ty cổ
phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco).
Năm 2010, với việc hoàn thành dự án đầu tư xây dựng
Nhà máy bia công suất 200 triệu lít/năm tại Mê Linh, Hà Nội, với
hệ thống thiết bị đồng bộ hiện đại bậc nhất Đông nam Á đã đưa
Tổng công ty đạt công suất gần 400 triệu lít bia/năm. Habeco
trở thành một trong hai Tổng công ty sản xuất bia lớn nhất của
Việt Nam.
Hiện tại, Tổng công ty có 25 công ty thành viên, với các
sản phẩm chủ lực là Bia hơi Hà Nội, Bia chai Hà Nội 450ml nhãn
đỏ, HANOI BEER Premium, Bia Hà Nội 450ml nhãn xanh, Bia Hà
Nội lon, Bia Trúc Bạch, Rượu Hà Nội. Tốc độ tăng trưởng bình
6


quân trong những năm gần đây bình quân là 20%. Doanh thu
bình quân tăng mỗi năm 30%. Nộp ngân sách cho nhà nước
bình quân tăng hơn 20%. Lợi nhuận tăng bình quân mỗi năm
12%.
Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Quy hoạch phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát
Hà Nội đến năm 2010- 2015, Tổng công ty Bia - Rượu - Nước
giải khát Hà Nội sẽ được xây dựng thành một trong những Tổng
công ty vững mạnh, giữ vai trò chủ đạo trong ngành công
nghiệp sản xuất Bia, Rượu, Nước giải khát, đáp ứng yêu cầu hội
nhập, đóng góp tích cực cho nền kinh tế đất nước. Trong suốt
quá trình hoạt động, Tổng công ty Habeco đã được Nhà nước

trao tặng nhiều huân, huy chương và nhiều giải thưởng cao quý
khác.
Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề chủ yếu của Tổng công ty gồm: Sản xuất,
kinh doanh Bia - Rượu - Nước giải khát và Bao bì; Xuất nhập
khẩu nguyên liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hoá chất.
Dịch vụ khoa học công nghệ, tư vấn đầu tư, tạo nguồn vốn đầu
tư, tổ chức vùng nguyên liệu, kinh doanh bất động sản, các dịch
vụ và ngành nghề khác theo luật định. Tốc độ tăng trưởng bình
quân trong những năm gần đây bình quân là 20%. Doanh thu
bình quân tăng mỗi năm 30%. Nộp ngân sách cho nhà nước
bình quân tăng hơn 20%. Lợi nhuận tăng bình quân mỗi năm
12%.
Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải
7


khát Hà Nội đến năm 2010, Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải
khát Hà Nội sẽ xây dựng thành một trong những Tổng công ty
mạnh, giữ vai trò chủ đạo trong ngành Công nghiệp sản xuất
Bia, Rượu, Nước giải khát, tiếp tục có những bước chuyển mình,
đáp ứng yêu cầu hội nhập, đóng góp tích cực cho nền kinh tế
đất nước.
Những thành tích đạt được
Trong chặng đường hình thành và phát triển, tập thể CBCNV
Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội đã được Đảng
và Nhà nước trao tặng :
-


Huân chương Lao động hạng Ba (1960 – 1962)

-

Huân chương Lao động hạng nhì (1960 – 1962)

-

Huân chương chiến công hạng Ba (1997)

-

Huân chương Lao động hạng Nhất (2000)

-

Huân chương Độc lập hạng Ba (2006)

-

Chính Phủ tặng cờ luân lưu (1992, 1993, 1996, 1998,

1999, 2000, 2002, 2003)
-

Bộ công nghiệp tặng cờ thi đua (1998, 1999, 2000,

2002, 2003). Năm 2005, 2006 được nhận Cờ thi đua của chính
phủ.
-


Đảng Bộ Tổng Công ty 14 năm liên tục (1990 – 2003)

được Thành ủy và Đảng Bộ Khối Công nghiệp khen tặng cờ thi
đua và công nhận Đảng bộ trong sạch, vững mạnh.

8


-

Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tặng cờ thi đua Công

đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc (1999, 2000, 2003 - 2006) và
nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tháng 6/2007.
-

5 năm liên tục (1998 – 2002), Đoàn thanh niên Tổng

Công ty được Thành đoàn và Trung ương đoàn tặng bằng khen.
-

10 năm liên tục (1988 – 1998), đại đội tự vệ liên tục giữ

cờ thi đua luân lưu của Quân khu Thủ đô tặng đơn vị tiên tiến
xuất sắc, dẫn đầu phong trào dân quân, tự vệ trong toàn quân
và Quân khu.
-

Ngoài ra, Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà


Nội đón nhận nhiều bằng khen, giấy khen của các ngành, các
cấp cho các mặt công tác sản xuất, kinh doanh, xã hội, quốc
phòng, đời sống …..
-

Tháng 6/2002, hệ thống quản lý chất lượng của Tổng

Công ty được tổ chức TUV NORD của CHLB Đức chứng nhận đạt
tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
-

Năm 2005, HABECO được chấp nhận áp dụng hệ thống

quản lý môi trường đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO
14000:2004.
-

Năm 2006, HABECO xây dựng và áp dụng hiệu quả hệ

thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO
22000:2005
-

Đạt Cúp Vàng chất lượng Việt Nam năm 2002, 2005.

-

Topten Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2005.


-

Cúp Sao Vàng Đất Việt năm 2003, 2005, 2007
9


-

Cúp vàng Thương hiệu nổi tiếng năm 2004 tại Madrid.

-

Giải thưởng Vàng châu Âu về chất lượng và uy tín thương

hiệu năm 2005 tại Bỉ.
-

Giải thưởng chất lượng quốc tế Châu Á Thái Bình Dương

(IAPQA) năm 2006.
II.

PHÂN TÍCH THEO CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỌN
VÙNG CỦA HABECO

 Các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam: Vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ, Đồng Bằng sông
Cửu Long.
 Công ty chuyển sang Tổng công ty, hoạt động theo mô
hình tổ chức Công ty mẹ - Công ty con. Từ đó đã tạo điều

kiện cho HABECO phát triển mạnh hơn, nhanh hơn, hiệu
quả hơn. Gồm trụ sở chính tại 183 Hoàng Hoa Thám quận Ba Đình - Hà Nội, Công ty CP Bia Hà Nội - Hải Dương,
Công ty CP Bia Hà Nội - Quảng Bình, Công ty CP Bia Hà Nội
- Hải Phòng, Công ty CP Bia Hà Nội - Thái Bình, CP Bia Hà
Nội – Nam Định, Công ty CP Bia Hà Nội – Hồng Hà...
Tại Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Tổng công ty Bia – rượu - nước giải khát Hà Nội (Habeco) tại
miền Bắc gồm các công ty sau:
 Trụ sở chính tạo 183 Hoàng Hoa Thám - Ba Đình - Hà Nội
 Công ty CP Bia Hà Nội - Hải Dương (HADUBECO) tại Phố
Quán Thánh, Phường Bình Hàn, Tp Hải Dương. Công ty có
tiền thân là xí nghiệp chế biến mỳ sợi, lương thực và thực
phẩm được thành lập và hoạt động từ năm 1972. Ngày
10


22/01/1997, Công ty đã đổi tên thành Công ty Bia - Nước
giải khát Hải Dương.
 Nhà máy bia Hà Nội - Thái Bình tại khu công nghiệp Sông
trà tỉnh Thái Bình, có công suất giai đoạn 1 là 50 triệu
lít/năm, có thể mở rộng lên 100 triệu lít/năm, tổng mức
đầu tư trên 490 tỷ đồng.
 Nhà máy bia Hà Nội - Mê Linh tại xã Tiền Phong - Huyện
Mê Linh - Hà Nội Khởi công xây dựng ngày 20/07/2006 trên
diện tích 264.880 m2 và năm 2010 hoàn thành.
 Ưu điểm
- Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ được đánh giá là khu vực
hội tụ nhiều lợi thế nhất trong cả nước.
- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ của Việt Nam gồm
7 tỉnh và thành phố: Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh (hạt nhân

của vùng), Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc. Đây là
trung tâm kinh tế năng động và là đầu tàu kinh tế quan trọng
của miền Bắc và của cả nước Việt Nam.
- Vị trí địa lý thuận lợi
- Có thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học…
- Cơ sở hạ tầng phát triển; giao thông thuận lợi cả đường
hàng không (sân bay Nội Bài, Cát Bi), đường bộ (quốc lộ 1 A, 5,
18, cao tốc…), đường biển (cảng Hải phòng, Cái Lân..)
Vùng kinh tế này là một trong những trung tâm năng lượng
hàng đầu của cả nước, là nơi sản xuất và xuất khẩu than đá
(Quảng Ninh), nhiệt điện (Phả Lại-Hải Dương, Uông Bí - Quảng
Ninh).

11


- Nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao: Ưu thế lớn nhất của
vùng kinh tế này là nhân lực có đào tạo tốt, trình độ cao. Hơn
60% dân số là dân số trẻ ở khu vực miền bắc. Nguồn lao động
dồi dào với đội ngũ tri thức trẻ - sinh viên sắp ra trường(Miền
bắc là khu vực có nhiều trường đại học nhất).
- Các ngành kinh tế phát triển sớm, cơ cấu tương đối đa dạng
 Nhược điểm
- Tỷ lệ thất nghiệp cao. Sức ép dân số
- Ô nhiễm môi trường nước,không khí và đất nặng nề đặc biệt ở
các khu công nghiệp.
- Khí hậu: Bất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng
chảy sông ngòi và tính bất ổn định cao của thời tiết là những
trở ngại lớn trong quá trình sử dụng tự nhiên của miền. Vào
mùa đông do sự tác động của gió mùa Đông Bắc nên nhiều lúc

nhiệt độ xuống quá thấp, kéo dài trong nhiều ngày dẫn đến rét
đậm, rét hại, sương muối, sương giá,... ảnh hưởng đến sức khoẻ
con người và sản xuất.
T ại Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ
- Nhà máy bia Hà Nội - Quảng Trị tại Khu công nghiệp Quán
Ngang - xã Gio Quang, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Khởi
công xây dựng nhà máy vào ngày 9/7/2009 với số vốn đầu tư
trên 120 tỷ đồng, trong đó Habeco đóng góp vốn 71%, Tổng
công ty cơ điện lạnh Ereeson 20%, số vốn còn lại do các cổ
đông khác đóng góp. Diện tích là 80.000m2

12


* Ưu điểm: Khu công nghiệp Quán Ngang ở xã Gio Quang,
huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị; cách trung tâm thị xã tỉnh lỵ
Đông Hà 7km về phía Bắc, cách cảng Cửa Việt 5km, nằm cạnh
ga Hà Thanh và Quốc lộ 1A; cách sân bây Phú Bài Huế 87km;
cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 177km. Đặc biệt, Khu công
nghiệp Quán Ngang nằm trên đường xuyên Á và cách Khu kinh
tế thương mại đặc biệt Lao Bảo 55 km. Khu công nghiệp Quán
Ngang có lợi thế rất cơ bản nữa là có quỹ đất rộng, bằng phẳng
(giai đoạn 1 diện tích 139ha, giai đoạn 2: 66ha), lại gần với các
nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng cao của tỉnh như cao su,
cà phê, hồ tiêu, thủy hải sản... Khu công nghiệp Quán Ngang đã
có quy hoạch chi tiết và đã được đầu tư một số cơ sở hạ tầng
thiết yếu như đường bê tông nhựa vào khu công nghiệp, điện,
nước. Tại đây thu hút mọi ngành nghề, lĩnh vực, trong đó quan
tâm đến chế biến nông, lâm, thủy sản, rượu, nước giải khát,
thức ăn công nghiệp, các ngành dịch vụ, dệt, may mặc, cơ khí

điện tử và kho hàng quá cảnh...
Khu công nghiệp Quán Ngang với tiềm năng dồi dào, vị trí thuận lợi đã và
đang được ưu tiên phát triển, là địa chỉ đầu tư đáng tin cậy vì mục tiêu phát triển
bền vững, hiệu quả của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Habeco đặt nhà
máy bia tại đây hoàn toàn tận dụng được các lợi thế của vùng, đưa nhà máy trở
thành một trong những công ty sản xuất bia lớn nhất tại khu vực vùng kinh tế
miền Trung.
* Nhược điểm
- Hạn chế về lực lượng lao động:Nguồn nhân lực địa phương:
nguồn nhân lực chủ yếu xuất phát từ nông dân. Hiện cơ cấu lực
lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 47%(tỷ lệ cả
13


nước 52%). Số trường đại học cao đẳng chiếm khoảng 10%
toàn quốc.
- Hạn chế cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông thường
bị ảnh hưởng bởi thiên tai lũ lụt.
- Khí hậu: có điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất trong cả nước.
Hàng năm thường xảy ra nhiều thiên tai như bão, lũ, gió Lào,
hạn hán, mà nguyên nhân cơ bản là do vị trí, cấu trúc địa hình
tạo ra. Vùng này cũng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc
lạnh, tuy nhiên không nhiều như ở Bắc Bộ.
III. PHÂN TÍCH THEO CÁC NHÂN TỐ ẢNH H ƯỞNG ĐẾN CHỌN ĐỊA ĐIỂM
CỦA HABECO

1. Habeco đặt nhà máy sản xuất tại Mê Linh, Hà Nội.
Mê Linh có các ưu thế về nhân tố ảnh hưởng đến chọn địa điểm. Nếu như
những nhân tố chọn vùng được đánh giá ở phạm vi rộng lớn hơn thì những nhân
tốt địa điểm lại rất cụ thể. Chẳng hạn tại Mê Linh có điều kiện giao thông nội

vùng tốt, thuận lợi cho vận chuyển sản phẩm bằng nhiều cách thức khác nhau.
Tại đây có đường ô tô, đường sắt, đường sông, gần sân bay quốc tế Nội Bài và
có đường cao tốc Hà Nội - Nội Bài chạy qua nối đường 18 đi qua cảng nước sâu
Cái Lân, đồng thời nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hệ thống cấp và
thoát nước ở Mê Linh dễ dàng, mạng lưới điện đầy đủ. Mê Linh có khuôn viên
rộng lớn, thuận lợi cho mở rộng sản xuất kinh doanh. Tình hình trật tự an ninh
cũng được đảm bảo tốt. Đây được coi là một địa điểm mang đầy đủ các thuận
lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, Mê Linh còn mang nhiều ưu điểm trong đánh giá theo các
tiêu chí về các loại chi phí, về địa điểm tiêu thụ hay nhà cung ứng. Chẳng hạn
khi xem xét theo phương pháp phân tích điểm hòa vốn chi phí, với Habeco các
14


chi phí cố định chẳng hạn thuế tài sản, tiền bảo hiểm hoặc chi trả lãi vay… là
các khoản chi phí không đổi. Bên cạnh đó, chi phí biến đổi có thể kể đến như
lao động, nguyên vật liệu…đều thay đổi khi quy mô sản xuất thay đổi. Habeco
là doanh nghiệp lớn, việc thay đổi quy mô sản xuất là tất yếu, dẫn đến sự thay
đổi trong các yếu tố trên. Ví dụ như với yếu tố lao động, Mê Linh năm 2010 có
dân số của huyện là 193.727 người (thành thị chiếm 9,77%, nông thôn chiếm
90,23%), chiếm 0,3% dân số toàn thành phố. Trong đó nữ chiếm 51,09%, nam
chiếm 48,91%. Đây còn là vùng có nguồn lao động dồi dào từ các tỉnh ngoài
tới. Đặt nhà máy tại Mê Linh đã giúp Habeco chủ động rất nhiều trong việc điều
hành nhân sự và lao động chi phí thấp.
Ưu điểm lớn nhất của Mê Linh có thể kể đến chính là vị trí thuận tiện tới
các điểm tiêu thụ, tiết kiệm rất lớn trong chi phí vận chuyển hàng hóa. Ở Việt
Nam, các doanh nghiệp nói chung và Habeco nói riêng thì phương thức vận
chuyển hàng trong nước chủ yếu vẫn là đường bộ bằng ô tô, nên chi phí chuyển
chở cao hay thấp quan trọng nhất vẫn dựa vào khoảng cách giữa hai nơi vận
chuyển. Bởi vậy việc lập ra danh sách các địa điểm nguồn sản xuất và điểm tiêu

thụ là rất quan trọng. Nhà máy phải được đặt ở vị trí sao cho thuận lợi cả quá
trình nhập và xuất. Habeco đã chọn Mê Linh gần trung tâm thủ đô nhộn nhịp
với nhịp sống cao, là một trong những nơi có nhu cầu tiêu thụ lớn nhất, tiết
kiệm một lượng lớn chi phí trong phân phối sản phẩm, đảm bảo cả về thời gian
và chất lượng sản phẩm.
2. Các chi nhánh khác
- Trụ sở chính tại 183 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội được thành lập
ngày 16 tháng 5 năm 2003. Một trong những tài sản hấp dẫn nhà đầu tư
nhất của Habeco là việc sở hữu "khu đất vàng" rộng 49.960 m2 tại số 183
Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, TP. Hà Nội. Khu đất này đang được
Habeco đặt trụ sở Tổng Công ty và các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong tổng diện tích 49.960 m2 này có đến 34.976 m2 là diện tích nhà,
15


xưởng, kho tàng. Được biết, khu đất này được Habeco ký hợp đồng thuê
đất dài hạn, trả tiền thuê đất hàng năm theo quy định.
- Habeco còn quản lý 258.130 m 2 tại xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, tỉnh
Vĩnh Phúc. Đây là đất được Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc cho thuê 49
năm từ năm 2007 để thực hiện dự án đầu tư nhà máy bia với công suất
200 triệu lít/năm.
- Tại khu công nghiệp Tiên Sơn- Bắc Ninh, Habeco sở hữu khu đất
15.000m2 làm Trụ sở Viện nghiên cứu và trung tâm đào tạo. Trong đó,
diện tích nhà xưởng là 800 m2. Đây là đất thuê lại của khu công nghiệp,
thời hạn thuê là 49 năm 8 tháng. Khu đất này đã có hợp đồng thuê đất,
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đã trả phí hạ tầng (17 USD/ m2)
cho Công ty đầu tư phát triển hạ tầng.
- Quỹ đất mà Habeco đang nắm giữ còn nằm rải rác tại Hưng Yên và Phú
Thọ. Cụ thể, Habeco đang quản lý lô đất có diện tích 26.854 m2 tại
phường Vân Cơ, Tp. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ theo hình thức thuê 50 năm.

Khu đất này được UBND tỉnh Phú Thọ giao cho Habeco theo Quyết định
giao đất số 3578/QD-UBND ngày 31/12/2007 để làm Trung tâm thương
mại, văn phòng, nhà ở cho thuê
- Tại Văn Lâm, Hưng Yên, Habeco cũng sở hữu khu đất rộng 13.958 m2
(5.816 m2 là diện tích được sử dụng làm nhà, kho tàng) làm trung tâm
kho và chi nhánh phục vụ khu vực đường 7, Hải Phòng và Quảng
Ninh.Khu đất này đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên giao đất cho
Habeco từ 25/11/2004 với thời hạn thuê đất là 35 năm và trả tiền thuê đất
hàng năm.
IV.XU H ƯỚNG ĐỊNH VỊ CỦA HABECO

Hiện nay trong tình hình quốc tế hoá các hoạt động sản xuất kinh doanh, sự
hợp tác kinh tế giữa các nước, các khu vực cùng với cạnh tranh ngày càng gay
gắt trên thế giới đang diễn ra những xu thế định vị doanh nghiệp chủ yếu sau:

16


1. Định vị trong khu công nghiệp, khu chế xuất
Đây là một xu thế hiện đang rất được sự quan tâm chú ý của các doanh
nghiệp. Đưa các doanh nghiệp vào các khu công nghiệp tạo ra rất nhiều thuận
lợi cho hoạt động và phát triển của bản thân doanh nghiệp. Nơi được chọn làm
doanh nghiệp sản xuất cần hội tụ đầy đủ các yếu tố thuận lợi về cơ sở hạ tầng,
kinh tế, xã hội. Lợi ích đó là :
 Ứng dụng hình thức tổ chức kinh doanh hiện đại: khu công nghiệp
thường là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp nằm trong một chuỗi sản xuất
hoàn chỉnh. Bao gồm các doanh nghiệp trong các nghành công nghiệp
phụ trợ đi kèm theo như : sản xuất bao bì, thiết kế sản phẩm, kho bãi…
Từ đó nâng cao khả năng hợp tác, liên kết nhằm tăng tính cạnh tranh, tiết
giảm chi phí.

 Tiết kiệm chi phí: Các chi phí về môi trường như xử lí chất thải, nước thải
, phòng cháy chữa cháy được giảm thiểu đáng kể nhờ xử lý tập trung. Chi
phí nhân công tại chỗ rẻ nhờ tận dụng nguồn lao động phổ thông tại chỗ.
Ngoài ra, các chi phí vận tải và thời gian vận chuyển cũng được rút ngắn
nhờ gần vị trí nguồn nhiên liệu và thị trường tiêu thụ.
 Hiệu quả của hoạt động được nâng cao: Nhờ kiểm soát được mọi nguồn
lực của doanh nghiệp giúp cho thời gian sản xuất, vận chuyển được rút
ngắn, tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp. Trong khi đó, chất lượng sản
phẩm vẫn được đảm bảo, ngày càng được cải tiến. Do đó, hiệu quả sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm được tăng cao
2. Xu hướng chuyển dịch, mở rộng nhà máy sản xuất của Habeco
CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI HẢI DƯƠNG

17


Thành lập 2003
Sản lượng 50 triệu lít/năm

CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ
NỘI - HẢI PHÒNG

Thành lập 23/10/2005
Danh mục sản phẩm : bia hơi, bia chai, bia Hải Hà

CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI - THÁI BÌNH

Thành lập 12/10/2005
Sản xuất kinh doanh bia rượu nước giải khát
Sản


lượng

50

triệu

CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI - THANH HÓA

18

lít

bia/năm.


Thành lập Tháng 2/2001
Sản xuất và kinh doanh bia các loại, đóng chai rượu
vang các loại
Sản

lượng 40

triệu

lít

năm

3. Xu hướng chia nhỏ các doanh nghiệp đưa đến

đặt ngay tại thị trường tiêu thụ
Cạnh tranh ngày càng gay gắt dòi hỏi các doanh nghiệp ngày càng quan tâm
hơn, chú ý nhiều hơn đến lợi ích của khách hàng. Khách hàng có quyền lựa
chọn người cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho mình, vì vậy những điều kiện
thuận lợi trong giao hàng và thời gian giao hàng nhanh, kịp thời, đã và đang trở
nên có ý nghĩa quyết định trong kinh doanh.
Dựa trên cơ sở định vị các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, Tổng công
ty Habeco ngày càng mở rộng phạm vi ảnh hưởng, chiếm lĩnh thị trường mới.
Các sản phẩm của Habeco ngày càng đến gần hơn với người tiêu dùng. Từ đó
nâng cao khả năng cạnh tranh, xây dựng hình ảnh trong tâm trí người tiêu dùng.
Xu hướng chuyển dịch đến các vùng xa, nhu cầu sử dụng cao được thể hiện
bằng các nhà máy ở các tỉnh miền trung gồm Quảng Bình, Quảng Trị
CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI - QUẢNG BÌNH

19


Được sự đồng ý của Bộ Công nghiệp, UBND tỉnh Quảng Bình, Công ty CP Bia
Rượu Quảng Bình đã sáp nhập về là thành viên của Tổng Công ty Bia - Rượu NGK Hà Nội
CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI QUẢNG TRỊ

20


21



×