Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

tiểu luận luật báo chí và đạo đức nhà báo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.11 KB, 33 trang )

1

QUY ĐỊNH VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI LÀM BÁO
VIỆT NAM (28/05/2008 16:53)

HỘI NHÀ BÁO VIỆT NAM
--------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do - Hạnh phúc
--------------------------------------

Hà Nội, ngày 13 tháng 8 năm 2005
QUY ĐỊNH VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
CỦA NGƯỜI LÀM BÁO VIỆT

Người làm báo Việt nguyện thực hiện những quy định về đạo đức nghề
nghiệp sau đây:
1.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Luôn gắn bó với nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân.
Hành nghề trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật.


Sống lành mạnh, trong sáng, không lợi dụng nghề nghiệp để vụ lợi và
làm trái pháp luật.
Gương mẫu chấp hành pháp luật, làm tròn nghĩa vụ công dân, làm tốt
trách nhiệm xã hội.
Bảo vệ bí mật quốc gia, nguồn tin và giữ bí mật cho người cung cấp
thông tin.
Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác giúp đỡ đồng nghiệp trong hoạt động
nghề nghiệp.
Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, nghiệp
vụ, khiêm tốn cầu tiến bộ.
Giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc đồng thời tiếp thu có chọn lọc
các nền văn hóa khác.

1


2

Đề bài: Qua vụ việc nhà báo Hoàng Khương – báo tuổi trẻ TP. Hồ Chí
Minh, hãy phân tích những quy định pháp luật về nghiệp vụ hóa thân
giả dạng trong điều tra. Từ đó đưa ra những quy định về đạo đức và
pháp luật của nhà báo với bảo vệ nguồn tin.

Phần mở đầu
Như một cú giáng mạnh lần nữa vào làng báo Việt Nam, ngay những
ngày đầu năm khi ngày mùng 2/1/2012 nhà báo Nguyễn Văn Khương, bút
danh Hoàng Khương, người có nhiều bài viết chống tham nhũng, đã bị cơ
quan điều tra Bộ Công An khởi tố và bắt tạm giam để phục vụ điều tra tội
“đưa hối lộ”. Mới đây Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã
ban hành cáo trạng chính thức truy tố Hoàng Khương cùng 5 bị can khác

trong vụ án “đưa và nhận hối lộ”.
Hoàng Khương là phóng viên chuyên viết mảng nội chính của Báo
Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh, một trong những tờ báo chính trị - xã hội có
lượng phát hành lớn nhất Việt Nam hiện nay. Anh có đến 50 bài phóng sự
điều tra về hành vi nhũng nhiễu, nhận hối lộ của cảnh sát giao thông được
đăng trên Tuổi trẻ trong thời gian qua, rất thu hút sự chú ý của độc giả báo
Tuổi trẻ và dư luận nói chung. Bởi thế, việc bắt tạm giam nhà báo Hoàng
Khương đã gây ra rất nhiều bất ngờ trong dư luận và từ đó cũng xuất hiện
nhiều tranh luận về nghiệp vụ hóa thân, gài bẫy đối tượng trên nhiều phương
tiện truyền thông, mạng xã hội và diễn đàn nghề báo ở cả khía cạnh đạo đức
và pháp luật.
Trên thế giới, nghiệp vụ báo chí điều tra bằng cách nhập vai, giả dạng,
gài bẫy, hay hóa thân nhân vật không phải là điều xa lạ. Theo nhà báo Trần
Lệ Thùy, nghiên cứu báo chí tại Đại học Oxford, Anh Quốc thì “nhập vai để

2


3

viết điều tra là thủ pháp báo chí phổ biến ở Anh, nhưng không phổ biến ở
Mỹ và nhiều nước khác vì thường bị coi là không đạo đức”. Ở Việt Nam, thủ
pháp nghiệp vụ này cũng đã và đang được áp dụng nhiều. Vậy, đâu là giới
hạn pháp luật cho nhà báo khi áp dụng nghiệp vụ này? Và nên chăng cũng
cần một cái nhìn song phẳng về đạo đức nghề nghiệp của nghiệp vụ này.
Bài nghiên cứu nhằm làm rõ hơn những quy định về việc nhập vai
điều tra đối với nhà báo ở Việt Nam. Những ý kiến của các chuyên gia về
việc nhập vai điều tra qua vụ việc nhà báo Hoàng Khương bị bắt. Những quy
định về đạo đức và pháp luật của nhà báo Việt Nam như thế nào.


3


4

Phần I. Thực trạng tình hình giả dạng hay hóa thân nhân vật trong điều
tra.
1. Trên thế giới.
Nhìn lại lịch sử thủ pháp nghiệp vụ điều tra bằng cách giả dạng hay
hóa thân nhân vật ở nền báo chí khá tự do như Mỹ, thì thấy hình thức này rất
phổ biến vào những năm 70, 80 của thế kỉ trước. Ron Smith trong cuốn
Groping for Ethics in Journalism đã đưa ra ba hình thức sử dụng nghiệp vụ
“Dối lừa”.
1. Dối lừa chủ động (Active Deception). Người phóng viên sẽ tạo ra sự
kiện gài bẫy người đang đối tượng của điều tra.
2. Dối lừa bị động (Inactive Deception). Theo Ron, người phóng viên đó
hóa thân như thể là một thành viên nào đó của công chúng để có thể
thu thập thông tin mà đối tượng kia không biết có nhà báo, phóng viên
ở đó.
3. Giả mạo danh tính (Misrepresentation). Người phóng viên giả mạo tên
tuổi họ với một xưng danh khác.
Ở những năm 30, thủ pháp nghiệp vụ này chứng kiến Thời kỳ vàng
sau những bài phóng sự gây tiếng vang của một nữ phóng viên Nellie Bly
của tờ New York World (Thế giới New York), và đây vẫn là một trường hợp,
nghiên cứu điển hình để lý giải vì sao nghiệp vụ này vẫn còn có thể được sử
dụng.
Hay để điều tra về điều kiện sinh hoạt, đối xử với người tâm thần sống
trong trại Lunatic Asylum, Bly giả vờ bị điên để qua mắt được hàng loạt bác
sỹ và được đưa vào khu tị nạn dành cho người điên. Ở đó, bà chứng kiến
những cảnh kinh hoàng nhất về điều kiện sinh hoạt, những cách hành xử rã

man của các y tá và những người có tinh thần bình thường khác với nạn
nhân. Loạt bài điều tra sau đó được xuất bản thành sách, có tên “10 ngày ở
4


5

trại điên”, đã tạo lên một làn sóng lớn. Bly sau đó được mời làm nhân chứng
trong đội điều tra của chính phủ về điều kiện sinh hoạt của khu trại này. Trại
tâm thần này có được sự quan tâm, đầu tư hơn về chi phí chăm sóc bệnh
nhân. Việc hóa thân của Bly là vì “lợi ích công”, mỗi bước đi của bà đều có
sự tham vấn và đồng ý của tòa soạn và bà cũng không “lôi kéo” ai khác vào
vụ việc mà chỉ một mình chứng kiến các hành vi hàng ngày và khéo léo tác
nghiệp.
Tuy nhiên, các hình thức này vẫn gây nhiều tranh cãi và rủi ro pháp
lý. Cũng có không ít trường hợp khác phóng viên thân bại danh liệt, tòa báo
bị phạt tiền khi phóng viên của họ áp dụng một cách không suy xét thấu đáo,
đôi khi còn dẫn đến những vụ hầu tòa dai dẳng và tốn kém. Vì thế, các tòa
báo đã trở nên cẩn trọng hơn trong mỗi một lần phóng viên của họ sử dụng
nghiệp vụ này.

Một vụ việc gây khá tốn giấy mực và thời gian của đôi bên là vụ kiện
giữa Siêu thị rau của quả Food Lion và Đài ABC (Mỹ) năm 1992. Hai phóng
viên của Đài ABC đã giả mạo hồ sơ, nộp đơn làm nhân viên của siêu thị rồi

5


6


quay phim, ghi âm lén phanh phui bê bối về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Phóng sự sau khi được phát thu hút sự quan tâm của công chúng. Tuy nhiên,
Đài ABC bị kiện, không phải vì tội bôi nhọ, hạ uy tín siêu thị, mà vì hai
nhân viên của Đài đã mắc tội Dối trá trong hồ sơ xin việc. Ở tòa sơ thẩm,
Đài ABC bị tuyên thua kiện và bị buộc phải nộp phạt 5,5 triệu USD, sau này
là 316.000 USD với lý do phóng viên của Đài dối trá trong hồ sơn xin việc
giả mạo làm nhân viên của siêu thị và đã “xâm nhập trái phép” vào cơ sở
làm việc, vi phạm nội quy và sự trung thành với công ty (là công nhân thì
nhiệm vụ là phải làm việc chứ không phải quay phim phản ánh sự việc), đã
cố tình lôi kéo, xúi giục các nhân viên khác trong công ty vi phạm nội quy
an toàn vệ sinh thực phẩm để quay phim làm tư liệu – điều mà các nhân viên
kia từ chối, và tọi tiết lộ “bí mật công ty”. Tất nhiên vụ việc được đưa lên tòa
phúc thẩm và Đài ABC đã sai nhưng Food Lion không thể chứng minh rằng
họ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những bài phóng sự của ABC. Thực tế chính
những hành vi của Food Lion đã gây ra ảnh hưởng đó chứ không phải việc
công bố những hành động đó. Dù cuối cùng thì Đài ABC cũng được tuyên
thắng thì vụ kiện đã làm mất của Đài này 7 năm ròng theo đuổi hầu tòa.
Nhận thấy vai trò quan trọng của báo chí, luật pháp Mỹ thường đặt ra
ngưỡng rất cao để báo chí có thể bị kết tội. Đó là việc bên bị đơn phải
chứng minh được các thiệt hại cụ thể gây ra bởi các bản tin hay các bài điều
tra, nếu bị đơn cho rằng thông tin trong bài điều tra đó không đúng sự thật.
Hơn nữa, trong trường hợp này các phóng viên đã “liều mình” để điều tra,
mang lại lợi ích chung cho xã hội chứ không phải cho bản thân họ. Lý do
chính mà tòa phúc thẩm xét cho Đài ABC thắng kiện là nhằm khuyến khích
báo chí thực hiện vai trò giám sát đưa ra ánh sáng các thông tin có lợi cho
người dân, phản ánh tình trạng xã hội một cách kịp thời.
2. Ở Việt Nam
6



7

Ở Việt Nam, xã hội không còn xa lạ với việc nhà báo hóa thân, nhập
vai để vào sòng bài, ổ mại dâm, trại xã hội…. viết bài điều tra.Phát biểu tại
một hội thảo về Báo chí điều tra và Lợi ích công, một lãnh đạo Báo Pháp
luật TP.HCM cho biết tòa báo này vẫn phải sử dụng nghiệp vụ này, gần 100
vụ/năm, tức trung bình mỗi tháng 6-8 vụ. Nhiều tòa báo khác khi cho phóng
viên áp dụng nghiệp vụ này rất thận trọng giữ được ranh giới pháp luật và
đạo đức và mọi hành động đều được đặt lên bàn cân “lợi ích công cộng” và
suy xét kết quả thu được có đủ thuyết phục, biện minh cho những biện pháp
đã sử dụng. Trong mọi trường hợp, đạo đức hay không, rõ ràng nghiệp vụ đó
là một thực tế để có được chất liệu quý cho bài viết, nhưng cũng với đó nó
mang lại nhiều nguy hiểm, rủi ro cho nhà báo.
Với vụ Hoàng Khương, trước khi bị đình chỉ công việc và bị bắt giam,
Hoàng Khương đã tường trình rằng để có được những tư liệu và bài phóng
sự đó anh đã sử dụng nghiệp vụ điều tra này bằng cách đóng vai người bị
tạm giam giữ phương tiện để ghi âm, chụp ảnh cảnh dàn xếp chung chi cho
cảnh sát giao thông lấy xe ra khỏi kho giữ. Hàng loạt bài viết đã khiến công
an TP.HCM và Trung ương vào cuộc điều tra. Kết quả là một cảnh sát giao
thông liên quan bị khởi tố, bắt tạm giam về tội “nhận hối lộ”; hai người liên
quan khác trong “nghiệp vụ hóa thân” này cũng bị bắt về tội “Môi giới hối
lộ” và “Đưa hối lộ”. Tuy nhiên, điều tra của cơ quan công an cũng cho thấy
Hoàng Khương đã có hành vi vi phạm pháp luật khi thực hiện loạt bài trên.
Hoàng Khương bị cho rằng đã tiếp tay hối lộ cho cảnh sát giao thông
để giải cứu xe gắn máy vi phạm ra khỏi trạm giữ xe. Anh bị báo Tuổi Trẻ
đình chỉ công việc. Vào ngày 2/1/2012 anh bị khởi tố và bắt tạm giam, liền
sau đó em vợ anh là Nguyễn Đức Đông Anh cũng bị khởi tố, bắt tạm giam
phục vụ điểu tra tội “đưa hối lộ” này. Theo cơ quan điều tra, Đông Anh có

7



8

nhận lời người bạn lấy xe ra khỏi kho giam giữ và nhờ anh rể mình là Hoàng
Khương lo giúp.
Thời điểm khi vụ bắt giam xảy ra và với những người không được
tiếp cận hồ sơ, hoàn toàn có thể thấy Hoàng Khương đang thực hiện chức
năng quan trọng của báo chí: “Đi tìm sự thật” và “đưa sự thật (tiêu cực) ra
ánh sáng”. Hoàng Khương đã viết bài về nạn nhận tiền để “giải cứu” xe vi
phạm luật giao thông, và các bài báo dám vạch mặt nạn đưa và nhận hối lộ,
bao che cho người vi phạm luật giao thông, để rồi biết đâu những chiếc xe
được giải cứu đó và lái xe đó lại ‘dương dương tự đắc’, tiếp tục vi phạm và
ung dung vì được bảo kê hoặc ít ra quan niệm ‘có tiền là có tất cả’
Trong bản tường trình của mình, Hoàng Khương cũng thừa nhận
những “sơ hở đáng tiếc trong quy trình tác nghiệp” đã khiến anh bị can dự
vào vụ việc –từ người chứng kiến sự việc để làm bằng chứng viết thành
‘người trong cuộc’ và thái độ ‘nôn nóng’ và xử lý tình huống vội vã sợ ‘cơ
hội thu thập thông tin, chứng cứ sẽ qua đi’.

8


9

Phần II. Phân tích những quan điểm qua vụ nhà báo Hoàng
Khương về nhập vai – giả dạng hóa thân trong điều tra báo chí.
Theo bản cáo trạng của toàn án nhân dân TP.Hồ Chí Minh cho biết,
nhà báo Hoàng Khương tham gia hối lộ CSGT để “giải cứu” xe đua vi phạm
pháp luật. Theo đó nhà báo Hoàng Khương “giải cứu” xe đua giúp bị cáo

Trần Minh Hòa – bạn của Nguyễn Đức Đông Anh, tức em vợ nhà báo Hoàng
Khương. Là đối tượng từng tham gia nhiều vụ đua xe trái phép và mới bị
TAND TP.Hồ Chí Minh xét xử về tội cướp giật tài sản cách đây ít ngày, Hòa
thừa nhận cuối năm 2009 có tham gia tụ tập cùng nhóm đua xe nên bị công
an quận Gò Vấp giữ xe. Vì có quen biết với Nguyễn Đức Đông Anh nên
Hòa đã gọi cho Đông Anh, nhờ Đông Anh nói với anh rể là nhà báo Hoàng
Khương giúp đỡ. Sau đó chính bị cáo Khương đã điện thoại cho công an xác
nhận vào đơn cho Trần Minh Hòa để Hòa lấy xe ra.
Tương tự như vậy ngày 23/4/2011 Hòa sử dụng xe Suzuki Sport để
đua xe và bị công an quận Bình Thạnh bắt giữ. Hòa tiếp tục nhờ Nguyễn
Đức Đông Anh để Đông anh nhờ nhà báo Hoàng Khương “giải cứu” xe đua
mà không cần phải làm bản kiểm điểm trước tổ dân phố theo quy định. Lúc
đầu Hòa nghe Đông Anh nói lại muốn lấy xe phải chi 21 triệu nhưng vì Hòa
không có tiền nên được giảm xuống còn 15 triệu.
Sau khi đưa cho Huỳnh Minh Đức 15 triệu đồng và lấy được xe ra,
Hoàng Khương nhờ người giao lại cho Trần Minh Hòa. Vì Đức không trả
đăng ký xe nên Tôn Thất Hòa đã nhiều lần gọi điện, thậm chí dọa dẫm nếu
Đức không trả đăng ký thì nhà báo Hoàng Khương sẽ viết bài về vụ Đức
nhận hối lộ 15 triệu đồng. Khi nghe thông tin trên Đức có hứa sẽ trả nhưng
không thực hiện nên Hoàng Khương đã viết bài: “Giải cứu xe đua trái phép”
và được báo Tuổi trẻ đăng này 10/7/2011. Trước đó nhà báo HK đã viết bài:
“Đồng tiền xóa sạch hồ sơ” viết về vụ Huỳnh Minh Đức nhận 3 triệu để
9


10

“giải thoát” cho xe đầu kéo sai quy định. Sau khi hai bài báo được đăng trên
Tuổi trẻ, cơ quan điều tra đã khởi tố bắt giam CSGT Huỳnh Minh Đức vì tội
nhận hối lộ. Tuy nhiên cơ quan công an cũng đã khởi tố, bắt giam Hoàng

Khương vì cho rằng nhà báo Hoàng Khương có liên quan. Viện KSND
TPHCM ra cáo trạng nhận định rằng việc làm của nhà báo Hoàng Khương là
“vượt quá mục đích tác nghiệp báo chí đơn thuần”, là phạm vào tội đưa hối
lộ.
Ngay sau khi Hoàng Khương bị bắt, hàng loạt các bài báo trên các
phương tiện thông tin đại chúng đã bàn bạc, tranh luận về vụ việc “giả dạng
– hóa thân” trong điều tra báo chí được quy định như thế nào?. Hoàng
Khương là một cây bút có nhiều loạt bài về tình trạng “hối lộ” của CSGT, vì
vậy việc Hoàng Khương bị bắt đã gây ra một làn sóng và thu hút sự quan
tâm của đông đảo mọi người, nhất là những người trong lĩnh vực báo chí,
công an và độc giả của báo Tuổi Trẻ.
1. Báo Tuổi trẻ ngày 11/2/2012 có bài “ Vụ nhà báo Hoàng
Khương: Tai nạn nghề nghiệp”.
Trong buổi làm việc trao đổi thông tin với báo chí về vụ án liên quan
đến phóng viên Hoàng Khương trong cuộc gặp gỡ ngày 9-2 của phòng PC46
Công an TP.HCM, ông Lê Xuân Trung, tổng Thư ký tòa soạn báo Tuổi trẻ
cho rằng “vụ việc nhà báo Hoàng Khương là tai nạn nghề nghiệp”. Ông
cũng cho rằng : “Khi Hoàng Khương làm giải trình, thừa nhận có tham gia
đưa tiền cho CSGT, chúng tôi đã xác định phóng viên của mình sai trong quá
trình tác nghiệp. Hoàng Khương đã quá nôn nóng, muốn trực tiếp chứng
kiến và ghi lại hình ảnh việc nhận tiền hối lộ của CSGT. Nếu Hoàng Khương
dừng lại đúng chỗ, đã không xảy ra sự việc đáng tiếc. Đó là tai nạn nghề
nghiệp của phóng viên điều tra. Lỗi của chúng tôi là không thẩm định kỹ

10


11

phương pháp điều tra của phóng viên nên không phát hiện sai sót của Hoàng

Khương. Tôi cho rằng Hoàng Khương không có động cơ, mục đích cá nhân
trong vụ việc này. Chặn đứng “thảm họa giao thông” là tuyến bài lớn của
báo Tuổi Trẻ. Ban biên tập chỉ đạo tòa soạn, tòa soạn chỉ đạo phóng viên đi
thực tế, tìm kiếm đề tài. Phóng viên đã thực hiện theo yêu cầu của ban biên
tập”.
Trong khi đó đại diện lãnh đạo Công an TP.HCM lại cho rằng:
“Hoàng Khương giữ vai trò “cầm đầu” đưa hối lộ trong vụ giải cứu xe đua”.
Bài báo đưa ra 2 ý kiến trái chiều nhau của: một bên là tòa soạn, cơ
quan của PV Hoàng Khương, một bên là cơ quan công an điều tra. Theo đó,
ý kiến của tòa soạn báo Tuổi trẻ cho rằng việc làm của Hoàng Khương là
một tai nạn nghề nghiệp, điều đó cho thấy tòa soạn ủng hộ việc “hóa thân giả
dạng điều tra” của HK là đúng, và biện minh “việc làm đó là do quá nóng
vội, nên sơ suất, và đó chỉ là tai nạn nghề nghiệp chứ không có mục đích
riêng của bản thân. Về phía Công an TP.HCM thì việc làm của Hoàng
Khương cho thấy anh chính là “cầm đầu” trong việc đưa hối lộ giải cứu xe
đua, vì ngay sau khi đã thu được chứng cứ, tư liệu của vụ hối lộ CSGT
Huỳnh Minh Đức, HK lại muốn tìm thêm chứng cứ cho vụ khác nên đã quá
sơ suất, chủ quan và nóng vội vi phạm tai nạn nghề nghiệp.
2. Báo VnExpress.net ngày 6/9/2012 có bài “Vụ nhà báo Hoàng
Khương: Trung úy CSGT nhận tội” của tác giả Mai Phượng.
Theo đó, tháng 7-2011, nhà báo Hoàng Khương cùng một số đồng
nghiệp tại báo Tuổi Trẻ được phân công thực hiện tuyến bài “Chặn đứng
thảm họa giao thông”. Trong quá trình tác nghiệp, Hoàng Khương đã phát
hiện đường dây tiêu cực trong giải quyết xe vi phạm giao thông. Từ các tư
liệu thu thập được, Hoàng Khương viết hai bài điều tra “Đồng tiền xóa sạch
hồ sơ” và “CSGT giải cứu xe đua trái phép”. Sau khi hai bài báo trên được
11


12


đăng trên Tuổi Trẻ, cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt giam CSGT Huỳnh Minh
Đức vì nhận tiền hối lộ của hai chủ xe vi phạm để trả xe không đúng quy
định (tổng cộng 18 triệu đồng). Ngay sau khi hai bài báo được đăng, cơ quan
công an đã bắt tạm giam Hoàng Khương và các bị cáo liên quan.
Phiên xử sơ thẩm nhà báo Hoàng Khương và các bị cáo liên quan diễn
ra ngày 6/9/2012 đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều báo chí và độc giả.
Được biết trước khi phiên sơ thẩm diễn ra Ban biên tập báo Tuổi trẻ
TP.HCM – cơ quan chủ quản của nhà báo Hoàng Khương có gửi công văn
tới TAND TP.Hồ Chí Minh đề nghị được mời tham gia phiên tòa với tư cách
là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án để làm rõ quá trình
hoạt động của NB Hoàng Khương có phải là “tác nghiệp” hay không. Tuy
nhiên VKSND TP.Hồ Chí Minh lại cho rằng: “Ban biên tập báo Tuổi trẻ
không có tư cách tham gia tố tụng”, ngược lại VKSND cho phép Luật sư có
thể thay mặt báo trình bày ý kiến, quan điểm.
Trong khi đó Hoàng Khương khai với HĐXX, anh chỉ tác nghiệp,
không có động cơ cá nhân, bản thân Hoàng Khương thực hiện loạt bài theo
chủ trương của ban biên tập. Số tiền 15 triệu đồng không phải lo lót để lấy
xe ra. Như vậy Hoàng Khương không nhận tội mà VKSND TP.Hồ Chí Minh
kết luận, anh cho rằng đó là quá trình anh tham gia “giả dạng – hóa thân”
trong điều tra báo chí. Anh nói rằng kết luận điều tra và cáo trạng cáo buộc
quá nặng nề. Ban biên tập báo Tuổi Trẻ cũng đã nhiều lần kiến nghị các cơ
quan tố tụng xem xét lại vụ việc.

12


13

Nhà báo Hoàng Khương tại tòa phiên sơ thẩm

“Bị cáo đã đánh giá sai động cơ của hành động. Bị cáo khẳng định
đây chỉ là tác nghiệp báo chí nhằm tìm ra chính xác sự việc hành vi của Đức.
15 triệu đồng không phải lo lót mà là đóng phạt. Bị cáo có đến quán cà phê
và quán nhậu nhưng chính Tôn Thất Hòa là người đặt vấn đề cứu xe” –
Hoàng Khương khai.
3. Báo Tiền Phong online ngày 6/9/2012 có bài: “Hoàng Khương
chỉ biết dấn thân vào sự nghiệp” của tác giả Hữu Vinh.
Sau khi nghe tòa hỏi , “tại sao bị cáo nói rằng làm việc mà không lấy
tiền của tổ chức mình làm việc mà lại lấy tiền của Minh Hòa?”. “Chỉ muốn
tìm hiểu quy trình xử lý xe vi phạm sai phạm thế nào để phục vụ cho bài
viết” – Khương khai. Anh khẳng định không gọi cho Đức xưng mình là nhà
báo.

13


14

Nhà báo Hoàng Khương trả lời trước tòa
Bên công tố hỏi tiếp: “Bị cáo khai nhờ Thất Hòa giúp tác nghiệp
nhưng Thất Hòa khai không tham gia vào việc tác nghiệp và ghi âm giùm bị
cáo”. Khương trả lời, luật báo chí không quy định phạm vi tác nghiệp của
nhà báo nên bị cáo không tránh khỏi những tình huống khó khăn, chỉ biết
dấn thân vào dòng sự kiện, không lường hết hậu quả của hành động trên
mang lại. Hoàng Khương nói: anh được phân công làm tuyến bài về giảm
thiểu những vụ tai nạn giao thông. Anh lên kế hoạch phân tích, nguyên nhân
của tai nạn giao thông là do CSGT xử lý sai phạm không đúng quy định.
Anh gọi Thất Hòa về việc có biết vụ tai nạn giao thông nào không để tìm
hiểu rõ ràng. Thất Hòa gọi khắp nơi và biết tối 23-6 mới xảy ra một vụ và
dẫn tôi theo cùng để tìm hiểu. Tôi theo mục đích để tác nghiệp cho đề tài

được giao. Tôi không có thời gian la cà tìm hiểu những vụ đó ngoài mục
đích công việc.

14


15

Kết thúc phiên hỏi đầu tiên của buổi sơ thẩm, Hoàng Khương cho
rằng những việc anh làm là để thực hiện tuyến bài về giảm thiểu tại nạn giao
thông của Ban biên tập giao cho, ngoài ra không có mục đích cá nhân nào.
4.

Báo Tuổi trẻ ngày 7/9/2012 có bài: “Nhà báo Hoàng

Khương: sai sót trong tác nghiệp” của tác giả Chi Mai.
Trước những cáo buộc về việc làm của mình, tuy nhiên trước tòa
Hoàng Khương luôn khẳng định rằng “từ đầu đến cuối mục đích của ông chỉ
là thực hiện các biện pháp tác nghiệp, thu thập tư liệu cho bài điều tra”. Theo
Hoàng Khương, từ tháng 5-2011 ông được lãnh đạo báo Tuổi Trẻ triển khai
tham gia tuyến bài “Chặn đứng thảm họa giao thông”. Qua ghi nhận thực tế,
ông thấy nạn đua xe trái phép diễn biến phức tạp nên muốn tìm hiểu quy
trình xử lý của cơ quan chức năng.
“Trong buổi xét xử sáng ngày 7/9/2012, tòa hỏi Hoàng Khương về lý
do đưa 15 triệu đồng cho ông Huỳnh Minh Đức, ông Khương đáp: “Nhờ
Đức đóng phạt để lấy xe”. Tòa hỏi: “CSGT có chức năng đóng phạt giùm
hay không mà bị cáo nhờ?”. Ông Khương đáp: “Chính vì muốn có tư liệu
viết bài nên tôi mới bàn với Tôn Thất Hòa đưa tiền nhờ Đức đóng phạt
giùm. Tôi muốn tìm ra các tiêu cực trong giải quyết trả xe sai quy trình.
Thực tế thì Đức đã trả xe cho Hòa mà không cần có biên bản nộp phạt”.

Chủ tọa hỏi H.Khương: “Bị cáo nói là mình tác nghiệp nhưng có
chứng cứ gì là tác nghiệp?”. H.Khương khẳng định quá trình đề xuất đề tài,
triển khai thực hiện đến đâu đều có báo cáo tiến độ với ban biên tập, nhưng
ông cũng thừa nhận không báo cáo việc đưa tiền. Trả lời thẩm vấn,
H.Khương nói: “Bị cáo đã nhận thức được mình cũng có cái sai là đã trực
tiếp tham gia vào việc đưa tiền. Đáng lẽ chức năng của nhà báo chỉ là chứng
kiến sự việc nhưng vì nôn nóng, không muốn bỏ lỡ sự kiện phát hiện đường
15


16

dây tiêu cực nên bị cáo đã đi quá sâu”. Theo ông Khương, đó là sai sót về
nghiệp vụ mắc phải trong quá trình tác nghiệp. Cáo trạng quy kết ông có
động cơ cá nhân là không đúng, chưa nhìn nhận đúng bản chất của sự việc”.
Bài viết đã cung cấp thông tin về phiên xét xử của nhà báo Hoàng
Khương, theo đó việc HK khai rằng những việc làm của mình chỉ nhằm mục
đích điều tra, phục vụ tác nghiệp chứ không có mục đích cá nhân nào. Vậy
việc HK hóa thân, giả dạng khi giới thiệu với Đức tên là Hùng lái xe của
Hòa, chỉ là việc phục vụ cho quá trình điều tra tác nghiệp. Có hay không
mục đích cá nhân ở đây?
5. Báo VnExpress.net ngày 7/9/2012 có bài: Nhà báo Hoàng
Khương bị đề nghị 6 – 7 năm tù”, của tác giả Hải Duyên.
Bị VKS kết luận “đưa tiền cho CSGT để lấy xe vi phạm là xuất phát
từ mục đích cá nhân”, nhà báo Hoàng Khương khẳng định anh “chỉ muốn
đấu tranh phònh chống tiêu cực” và “vì nóng vội mà phải nhận hậu quả”.
Kết thúc phiên hỏi sáng ngày 7/9/2012 VKS cho rằng, Hoàng Khương đã
“lợi dụng tư cách nhà báo, cùng lúc nắm được quan hệ của Đức và Tôn Thất
Hòa để lấy chiếc xe cho Trần Minh Hòa, bạn của Đông Anh em vợ Hoàng
Khương. Nếu thực sự chỉ vì mục đích viết bài thì H.Khương hoàn toàn có

thể nói cho Hòa và Đông Anh biết việc làm của mình trước và việc tác
nghiệp đã dễ dàng hơn nhiều. Hơn nữa, tại cơ quan điều tra ban đầu
H.Khương hoàn toàn không khai rằng hành vi của mình là nằm trong hoạt
động tác nghiệp viết bài. Mà sau này khi cơ quan điều tra vào cuộc làm rõ
thì bị cáo mới khai là đang thực hiện các loạt bài viết theo yêu cầu của Ban
biên tập Báo Tuổi trẻ.

16


17

Tòa tuyên án chiều ngày 7/9/2012
Cơ quan công an cho rằng trong sự việc này H.Khương đã vi phạm
pháp luật chứ không phải sai sót trong thực hiện nghiệp vụ báo chí. Ngoài ra
phía cơ quan cũng cho rằng: “Với kinh nghiệm 15 năm làm báo, H.Khương
phải biết được theo luật báo chí phạm vi tác nghiệp của mình như thế
nào.Tôi cho rằng bị cáo đã không tuân thủ pháp luật”. VKS cũng cho rằng:
“nếu việc đưa tiền cho CSGT Đức là nhằm mục đích viết bài thì phải báo
cáo sự việc này với cơ quan chủ quản. Mặc dù Báo Tuổi trẻ đã có công văn
khẳng định H.Khương đang thực hiện loạt đề tài được giao, nhưng việc đưa
tiền để giải cứu xe cho Hòa thì hoàn toàn không báo cáo. Số tiền 15 triệu
đồng cũng không phải của cơ quan chủ quản mà là của người vi phạm”. Từ
những lý lẽ đó, VKS cho rằng H.Khương đã phạm tội đưa hối lộ cho CSGT
Đức để giải cứu xe vi phạm giao thông. Sau khi xem xét, VKS tuyên Hoàng
Khương mức án 4 năm tù về tội đưa hối lộ.

17



18

6. Báo Tuổi trẻ ngày 8/9/2012 có bài: “Phiên xét xử nhà báo
Hoàng Khương: Hoàng Khương sẽ kháng cáo”, của tác giả Chi Mai.
Khi bào chữa cho Hoàng Khương, luật sư Phan Trung Hoài cho rằng
ranh giới trong tác nghiệp và vi phạm của nhà báo rất mong manh. Để có
được những bài điều tra công phu (được đăng nhiều trên báo Tuổi Trẻ), nhà
báo Hoàng Khương đã phải dấn thân để thâm nhập điều tra, nhập vai, trang
bị nhiều máy móc, thiết bị kỹ thuật để thu thập tư liệu, chứng cứ cho bài
viết.
Cũng như nhiều nước trên thế giới, báo chí là một trong những nghề
nguy hiểm nên rất cần việc chuẩn hóa các tiêu chí, xác định đâu là ranh giới
an toàn cho hoạt động tác nghiệp báo chí. Hiện nay Hội Nhà báo VN, các
hội nhà báo địa phương chưa xây dựng được các tiêu chuẩn về quy trình tác
nghiệp báo chí, nên nảy sinh vấn đề về ranh giới hợp pháp trong việc “dấn
thân” của nhà báo thông qua việc đóng giả vai nhằm thâm nhập, tiếp xúc với
các đối tượng tiêu cực cần phanh phui.
Theo luật sư bào chữa cho H.Khương, vụ tiêu cực đêm 31-7-2011 của
nhóm cán bộ tổ tuần tra của Trạm CSGT quốc lộ 1A Công an tỉnh Thanh
Hóa được phát hiện (Viện KSND tối cao đã có cáo trạng truy tố) cũng nhờ
Hoàng Khương đã nhập vai tài xế để điều tra (loạt bài “Nhức nhối nạn mãi
lộ”. Trong vụ án này, nhà báo Hoàng Khương được xác định là nhân chứng
và chủ xe, tài xế đã giúp sức nhà báo để điều tra, dù cũng có hành vi đưa hối
lộ nhưng không bị truy tố vì đã tích cực hợp tác, chủ động tố cáo tiêu cực.
Tuy nhiên trong vụ này, trong bản cáo trạng VKS không hề nhắc tới công
trạng của việc điều tra vụ việc mà H.Khương thực hiện.
Về vấn đề này, kiểm sát viên Thu Hà tranh luận: cáo trạng không nhắc
đến việc xử lý thông tin vi phạm của các bị cáo xuất phát từ hai bài báo là vì
18



19

“cáo trạng chỉ truy tố hành vi phạm tội của bị cáo”. Tuy nhiên, theo luật sư
Hoài, cáo trạng đã “cắt khúc” toàn bộ quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin
trên báo Tuổi Trẻ của Công an quận Bình Thạnh mà sau đó cơ quan điều tra
đã khởi tố vụ án, dẫn đến việc đánh giá sai lệch bản chất vụ án và làm cho
việc hiểu về hành vi của nhà báo Hoàng Khương không đúng với diễn biến
và các tài liệu thu thập được trong quá trình điều tra. Cũng theo bào chữa
của luật sư, cáo trạng và kết luận của đại diện Viện KSND TP.HCM tại phiên
tòa không hề đề cập về chủ trương của báo Tuổi Trẻ, quá trình tác nghiệp
báo chí và không làm rõ được mục đích, động cơ của nhà báo Hoàng
Khương liên quan hai bài báo.
Luật sư cũng phân tích nhiều chứng cứ để chứng minh rằng việc truy
tố nhà báo Hoàng Khương về hành vi “đưa hối lộ” do liên quan đến quá
trình tác nghiệp là chưa đủ căn cứ pháp lý, không phù hợp với đường lối xử
lý đối với tin báo tố giác tội phạm, đi ngược lại chính sách hình sự đối với
người có công phát hiện, tố giác tội phạm tiêu cực, tham nhũng.
Với việc nhà báo Hoàng Khương đã thừa nhận có sai sót trong nghiệp
vụ khi thực hiện bài điều tra, đối chiếu các điều khoản của Bộ luật hình sự,
Luật phòng chống tham nhũng, luật sư đề nghị HĐXX tuyên miễn trách
nhiệm hình sự, trả tự do cho Hoàng Khương tại phiên tòa.
7. Báo Vietnamnet.vn ngày 21/9/2012 có bài: “Hội nhà báo lên
tiếng về vụ Hoàng Khương”, của tác giả Đàm Đệ - Mai Phượng.
Sau khi kết thúc phiên xử sơ thẩm diễn ra ngày 6 và 7/9/2012 nhà báo
Hoàng Khương bị tuyên phạt 4 năm tù về tội đưa hối lộ cho CSGT để giải
cứu xe đua vi phạm pháp luật. Phiên xử kết thúc, H.Khương làm đơn kháng
cáo đề nghị xem xét lại quá trình điều tra, giảm nhẹ hình phạt bởi những

19



20

việc làm của anh là “hóa trang – giả dạng” phục vụ cho loạt bài điều tra về
vấn đề giao thông.

Hội nhà báo TP.HCM và Hội nhà báo Việt Nam chính thức lên tiếng
về vụ của H.Khương – PV báo Tuổi trẻ TP.HCM
Hội nhà báo Việt Nam và hội nhà báo TP.Hồ Chí Minh chính thức lên
tiếng về vụ nhà báo H.Khương (báo Tuổi trẻ TP.HCM). Sau 3 ngày tòa tuyên
án Báo Tuổi trẻ TP.HCM đã có bản kiến nghị gửi đến Hội nhà báo Việt Nam,
Hội nhà báo TP.HCM đề nghị 2 tổ chức này có ý kiến với cơ quan chức
năng, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nhà báo H.Khương, người
vừa bị TAND TP.HCM xử 4 năm tù về tội “đưa hối lộ”. Trong văn bản kiến
nghị của Báo Tuổi trẻ có viết: “báo có đầy đủ bằng chứng để chứng minh
rằng H.Khương đã thực hiện theo yêu cầu của Ban biên tập và tòa soạn khi
triển khai tuyến bài “Chặn đứng thảm họa giao thông” … Các bài viết này
đã được thực hiện theo đúng quy trình biên tập trước khi xuất bản”.

20


21

Trong văn bản của mình Báo Tuổi trẻ cũng thừa nhận việc H.Khương
không báo cáo là có tham gia vào quá trình chuyển tiền và biên bản của chủ
xe cho CSGT… “ Và như thế H.Khương vô tình trở thành mắt xích bất đắc
dĩ trong chuỗi hành vi chung chi cho CSGT”. Hành vi của H.Khương là tai
nạn nghề nghiệp, chỉ đáng xử lý hành chính, H.Khương không hề có động

cơ, mục đích cá nhân trong việc này, cho nên việc xử phạt vi phạm Luật hình
sự và mức án 4 năm tù giam là quá nặng cho H.Khương.
Sau khi nhận được kiến nghị của Báo Tuổi trẻ TP.HCM, Hội nhà báo
TP.HCM cũng có công văn gửi tới cơ quan điều tra trong đó “Kiến nghị tòa
án nhân dân và VKSND TP.HCM xem xét các tình tiết giảm nhẹ hình phạt
cho H.Khương trong phiên tòa phúc thẩm, trên cơ sở bản thân H.Khương
chưa có tiền án, tiền sự, đây là sai phạm lần đầu, sai phạm trong khi thực
hiện công việc của cơ quan phân công”. Trong kiến nghị có đề cập đến việc
hơn 10 năm làm báo H.Khương đã có nhiều bài viết về truyền thống, chiến
công của ngành công an.
Trong khi đó văn bản kiến nghị của Hội nhà báo Việt Nam cũng nói: “
Đề nghị các cơ quan tố tụng thành phố xem xét, giảm án nhẹ cho nhà báo
H.Khương trong lần xử phúc thẩm tới”. Hội cũng đề nghị cơ quan bảo vệ
pháp luật, xem xét yếu tố nhân đạo, dẫn giải cho H.Khương ra thăm mẹ đang
lâm trọng bệnh.

8. Báo Tuổi trẻ ngày 27/12/2012 có bài: “Xử phúc thẩm Hoàng
Khương”, của tác giả Chi Mai.

21


22

Sau phiên tòa sơ thẩm vụ nhà báo Hoàng Khương diễn ra ngày
6&7/9/2012 kết thúc, 3 ngày sau H.Khương gửi đơn kháng cáo lên tòa án
nhân dân; ngày 21/9/2012 Hội nhà báo TP.Hồ Chí Minh và Hội nhà báo Việt
Nam lên tiếng bảo vệ Hoàng Khương, có công văn gửi đến cơ quan điều tra
kiến nghị giảm nhẹ hình phạt cho H.Khương.
Trước khi diễn ra phiên tòa phúc thẩm này, ngày 7-12-2012, ông

Hoàng Khương đã được tòa cho tại ngoại (trước đó ông Hoàng Khương bị
bắt tạm giam ngày 2-1-2012) để về chịu tang mẹ (mẹ ông Hoàng Khương đã
mất vào ngày 6-12-2012 sau một thời gian lâm bệnh nặng).
Tham gia phiên tòa phúc thẩm lần này, Ban biên tập báo Tuổi Trẻ
được tòa chấp thuận cho tham gia phiên tòa (cấp sơ thẩm không cho triệu tập
ban biên tập báo Tuổi Trẻ ra tòa). Ông Lê Xuân Trung, ủy viên ban biên tập,
đã được ban biên tập ủy quyền làm đại diện tham dự phiên tòa phúc thẩm.
Theo đơn kháng cáo của Hoàng Khương, trong quá trình tác nghiệp
thực hiện bài điều tra về xử lý vi phạm giao thông, ông đã có sai sót là tham
gia quá sâu vào việc đưa và nhận tiền giữa người vi phạm với bị cáo Huỳnh
Minh Đức (nguyên cán bộ đội CSGT trật tự phản ứng nhanh Công an
Q.Bình Thạnh).
Tuy nhiên, ông Hoàng Khương khẳng định ông không có động cơ cá
nhân, không phải nhằm lấy xe cho người thân như bản án của TAND
TP.HCM đã nhận định, mà mục đích của ông chỉ là có bài điều tra chống
tiêu cực. Theo ông Hoàng Khương, với sai sót trong khi tác nghiệp như trên,
bản án quy kết ông phạm tội “đưa hối lộ” là quá nặng nề.
Theo đó trong suốt quá trình tranh luận, H.Khương vẫn khẳng định là
“tác nghiệp”, khi trả lời câu hỏi, đại diện Ban biên tập báo Tuổi trẻ cho biết:

22


23

“ Trong cái sai về nghiệp vụ của H.Khương, có cái sai của ban biên tập và
tòa soạn báo Tuổi Trẻ vì đã quyết định cho đăng hai bài báo này mà chưa
làm hết những biện pháp cần thiết để tránh rủi ro về pháp lý cho H.Khương.
Báo Tuổi Trẻ đã kiểm điểm trách nhiệm của các khâu có liên quan. Hoàng
Khương cũng đã bị ban biên tập xử lý kỷ luật khiển trách và chuyển công tác

khác”. Lời giải thích của ban biên tập về chủ trương triển khai cho Hoàng
Khương tham gia tuyến bài ngăn chặn tai nạn giao thông, việc xử lý tin bài
sau đó cho thấy Hoàng Khương có mục đích tác nghiệp.

Bị cáo Hoàng Khương bị dẫn giải sau phiên tòa
Sau những phần tranh luận hội đồng xét xử đã tuyên bác kháng cáo
của Hoàng Khương, giữ nguyên bản án sơ thẩm xử phạt Khương 4 năm tù
về tội “đưa hối lộ”, đồng thời quyết định bắt tạm giam Hoàng Khương ngay
sau khi tuyên án.

Phần III. Kết luận.
1. Những khó khăn của báo chí điều tra

23


24

Sau khi phiên xử án sơ thẩm vụ án Hoàng Khương kết thúc có rất
nhiều ý kiến tỏ ra khá băn khoăn về câu hỏi: “Liệu báo chí nhập vai thực
hiện điều tra có được luật pháp bảo vệ hay không?”. Chúng ta không lạ gì
với việc phóng viên đóng vai trong điều tra khi tác nghiệp, thức tế cho thấy
có rất nhiều vụ án hối lộ, ma túy, hay mại dâm được phát hiện là nhờ những
nhà báo đã “hóa thân trong điều tra báo chí”. Tuy nhiên việc “hóa thân – giả
dạng” nó gần với dah giới của pháp luật, nên phóng viên nếu không cẩn thận
sẽ mắc phải sai lầm.
Trên thế giới việc báo chí hóa thân – giả dạng trong điều tra cũng có
nhiêu ý kiến, xung quanh: Ở Mỹ, các chuyên gia báo chí tỏ ra bi quan trước
câu hỏi: “Liệu báo chí nhập vai có là chuyện của quá khứ?”. Trên IJNET,
Bill Buzenberg, Tống giám đốc của Trung tâm Liêm chính công chúng, một

tổ chức báo chí điều tra độc lập, cho rằng nếu một nhà báo tác nghiệp mà lại
giới thiệu mình không là nhà báo thì “không phải là một ý tưởng hay”. Còn
Howard Kurtz, nhà phê bình truyền thông của Washington Post nhận định,
ngày càng ít nhà báo làm công việc báo chí nhập vai điều tra như những năm
1970, 1980 hay 1990. Những chương trình điều tra riêng ngày nay có xu
hương để nhà báo đi theo chân các lực lượng thi hành pháp luật. Lý giả về
sự suy giảm trong báo chí điều tra Kurtz cho rằng: Lý do là cho dù đó là bài
điều tra công phu, nhưng vì nhà báo nhập vai, giả danh nên có thể gây ra
nhiều sự nghi ngờ.
Nhưng đó không hẳn là toàn bộ câu chuyện. Kutz cho rằng những
năm 70, và 80,Chicago chứng kiến thời đại vàng của báo chí nhập vai, nhờ
sự nỗ lực của một phụ nữ tên Pam Zekman. Bà và cộng sự tại truyền hình
WBBM đã sử dụng nghiệp vụ điều tra báo chí nhập vai để đưa ra một loạt
các câu chuyện động trời. Bà trở thành người điều dưỡng viết bài về ý tế,

24


25

thầy dạy khiêu vũ, trợ lý trong một chạm y tế để viết bài về tình trạng phá
thai, thậm chí còn kiếm việc ở sân bay để biết người ta kiểm tra hành lý ra
sao.

Nhưng bài báo lớn nhất của Zekman là khi bà làm việc cho Chicago
Sun Time. Ai cũng biết chính quyền Chicago tham nhũng, nhưng Zekman
mới là người chứng minh việc đó. Bà mua một quán rượu và cố tình vi phạm
về quy định an toàn điện nước, sau đó lưu lại hàng loạt những hóa đơn, bằng
chứng cho thấy những nhân viên công quyền, từ đơn vị kiểm tra thực hiện
phòng cháy chữa cháy, tới thông hơi, tới hành chính, kế toán…đều nhận hối

lộ để làm ngơ các vi phạm của bà. Loạt bài 25 kỳ, bởi vậy, đầy những chi
tiết đắt giá. Hàng loạt du khách tới quán rượu vì nó trở nên quá nổi tiếng, và
hàng trăm người gọi điện đến tòa soạn để thông báo về trường hợp của họ,

25


×