Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Tìm hiều vai trò của biên tập viên trong công tác cộng tác viên tác giả trong quá trình tổ chức bản thảo sách thiếu nhi của nhà xuất bản KIm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.84 KB, 55 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
"...Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam
có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được
hay không, chính là nhờ một phần vào công học tập của các cháu. "
Lời nói của chủ tịch Hồ Chí Minh đã quá đỗi quen thuộc đối với nhiều thế hệ
người dân Việt Nam, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, nó như một lời căn dặn ân
cần mà rất sâu sắc của Bác Hồ dành cho các cháu của mình và nó đủ để nói
lên niềm tin, niềm hi vọng của Người lên những "chồi non" tương lai của đất
nước - những thiếu nhi Việt Nam ngây thơ, hồn nhiên và trong sáng. Cũng
như đại văn hào người Nga M. Goocki, khi nói tới thiếu nhi,ông đưa ra lời
kêu gọi tha thiết: "Trái đất thuộc về các em. Bao giờ cũng thộc về các em. Chỉ
cói trẻ em là bất tử. Chúng ta, cha anh các em, chúng ta còn nhiều chuyện
không biết, nhưng các thiếu nhi, các em sinh ra đời để biết tất cả. Hãy mở
đường cho các em, kế thừa sự nghiệp hoành tráng của nhân loại".
Bác Hồ của chúng ta, sinh thời, Người không chỉ nhận thấy vai trò to
lớn của thiếu nhi đối với tương lai, vận mệnh đất nước mà Người còn có một
tình yêu nhi đồng sâu sắc, trường tồn như câu hát: " Ai yêu nhi đồng bằng Bác
Hồ Chì Minh", Người đã để lại cho thế hệ sau rất nhiều bài học quý giá. Bài
học ý nghĩa hơn cả là bài học trồng người. Người luôn nhắc nhở chúng ta
rằng: "Vì lợi ích mười năm phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm phải trồng
người". Và cho đến tận bây giờ, Đảng ta vẫn luôn đi theo lời căn dặn ấy, luôn
quan tâm tới trẻ em và coi sự nghiệp chăm sóc, giáo dục trẻ em là mục tiêu
nằm trong chiến lược phát trển lâu dài của đất nước.
Tuy nhiên để hoàn thành tốt sự nghiệp trồng người của Đảng, cần phải
có sự chung tay góp sức của nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực, trong đó có
lĩnh vực xuất bản. Xuất bản đã và đang trong tiến trình vận động phát triển
cùng với cơ chế thị trường, luôn tích cực đóng góp cho sự nghiệp giáo dục
1



Việt Nam trong việc đào tạo những "mầm non" của đất nước. Mỗi NXB là
một cơ quan văn hóa - tư tưởng của Đảng, và những biên tập viên trong NXB
ấy là những cán bộ văn hóa - tưởng.
Và suy cho cùng, đội ngũ BTV trong NXB chính là những người thực
hiện sứ mệnh mà Đảng giao cho. Họ như những "con ong thầm lặng" tìm
kiếm và hoàn thiện những "đứa con tinh thần" của tác giả để chuyển những
"mật ngọt tinh thần" đến với các em thiếu nhi.
Là một điểm đến lý tưởng của bạn đọc nhỏ tuổi, NXB Kim Đồng
không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ lớn lao mà Đảng giao cho mà còn xây dựng
nên cho độc giả nhỏ tuổi Việt Nam một "sân chơi" văn hóa - giáo dục lành
mạnh, bổ ích. Mỗi BTV trong NXB Kim Đồng lại như một người thợ - nghệ
sĩ kiên trì tìm kiếm và lựa chọn ra những "hạt cát sáng" trong những "hạt cát"
bản thảo mà CTV tác giả đến với NXB.
Thực tế cho thấy, làm sách cho thiếu nhi là một công việc rất khó khăn
và phức tạp, nhất là trong thời buổi nền cơ chế thị trường. Điều đó càng đòi
hỏi sự khéo léo hơn, tay nghề cao hơn của các BTV trong NXB Kim Đồng.
Ngoài việc học tập, bồi dưỡng không ngừng về quan điểm chính trị, chuyên
môn, đạo đức, họ phải có một lòng yêu nghề và một tình yêu đối với trẻ em.
Có như vậy họ mới có thể phát hiện và tiếp cận được với tác giả, cái hồn của
bản thảo sách dành cho thiếu nhi để chuyển tải trọn vẹn tư tưởng, ý nghĩa của
cuốn sách tới các em.
Trong hơn thập kỷ qua, với nỗ lực hết mình, NXB Kim Đồng đã đạt
được nhiều thành tựu đáng kể trong hoạt động xuất bản. Theo thống kê, trong
6 tháng đầu năm 2012, nhà xuất bản đã xuất bản được 617 cuốn, tổng sách
nộp lưu chiểu của NXB là 700 cuốn với 4500 triệu bản. Thành công nhất vẫn
là trong công tác CTV tác giả. NXB đã luôn tạo điều kiện và chăm lo đến đội
ngũ sáng tác, luôn quan tâm đến công tác CTV tác giả, thông qua các cuộc
gặp gỡ giao lưu giữa các BTV của NXB với người viết tại các tỉnh, thành, các
chuyến đi thực tế có mời các tác giả tham gia. Đặc biệt mời gọi các tác giả
2



tham gia các cuộc vận động sáng tác. Trong những năm 90 và 2000 cho đến
đầu thế kỷ 21, NXB đã tổ chức liên tục 4 cuộc vận động sáng tác thu hút hàng
nghìn cây bút chuyên và không chuyên trên mọi miền Tổ Quốc. Với 2759 tác
tác phẩm trong đó 164 tác phẩm đoạt giải. Đặc biệt những thành công rất
đáng khen ngợi trong 5 cuộc vận động sáng tác trong dự án hỗ trợ văn học
thiếu nhi Việt Nam - Đan Mạch do NXB Kim Đồng phối hợp với Hội nhà
văn Đan Mạch thực hiện. Và gần đây nhất là cuộc vận động sáng tác văn học
cho thiếu nhi 2010-2011 với chủ đề "Người bạn đầu tiên của tôi" và "Ước mơ
xanh" đã giúp cho các cây bút thỏa sức thả trí tưởng tượng bay bổng, tự do
nới rộng đề tài, tự do lựa chọn phương pháp sáng tác cho riêng mình... NXB
Kim Đồng đã luôn cố gắng tạo không khí sôi nổi trong sáng tác cho các em.
Nhận thức rõ được ý nghĩa ấy, NXB đã xây dựng cho mình một đội ngũ BTV
chuyên nghiệp, tay nghề cao, giỏi tiếp cận thị trường, nắm bắt nhu cầu, thị
hiếu của thiếu nhi. Hơn thế, là đội ngũ CTV tác giả đông đảo, hợp tác lâu dài
và chuyên nghiệp, mang đến những thành công lớn cho sách Kim Đồng. Tuy
nhiên, trong quá trình tổ chức CTV tác giả vẫn khó tránh khỏi những khó
khăn, thiếu sót, cần phải khắc phục kịp thời. Đó là cả quá trình nỗ lực bền bỉ,
lâu dài để tồn tại và phát triển để có được thương hiệu nổi tiếng như ngày
hôm nay.
Nhằm tìm hiểu sâu hơn về công tác CTV tác giả sách thiếu nhi của
NXB Kim Đồng và vai trò của BTV - "bà đỡ" cho những sản phẩm văn hóa tinh thần dành cho thiếu nhi ở NXB Kim Đồng trong thời buổi kinh tế thi
trường, người nghiên cứu đã lựa chọn đề tài: "Tìm hiều vai trò của biên tập
viên trong công tác cộng tác viên tác giả trong quá trình tổ chức bản thảo
sách thiếu nhi của nhà xuất bản KIm Đồng" làm đè tài tiểu luận cho bộ
môn Tổ chức bản thảo của mình, với hi vọng có thể góp phần nâng cao hơn
nữa chất lượng của công tác CTV tác giả cũng như vai trò của BTV trong
công tác CTV tác giả của NXB Kim Đồng.


3


2. Tính chất của đề tài nghiên cứu
Sách thiếu nhi là loại sách khá phổ biến nhưng cũng khá kén chọn độc
giả. Viết sách cho thiếu nhi là một công việc khó khăn phức tạp. Bởi đối
tượng thiếu nhi là lớp đối tượng có đặc điểm tâm lý khá nhạy cảm, hồn nhiên
và ngây thơ. Đôi khi việc nắm bắt tâm lý trẻ thơ là điều không dễ dàng đối với
bất kỳ NXB nào khi bước vào làm sách cho thiếu nhi.Vì "từ lĩnh vực người
lớn sang lĩnh vực trẻ em các vấn đề không phải giản đơn, nhạt nhẽo đi sơ lược
đi. Trái lại càng sắc nhọn hơn" (Pie Gamara).
Xét một cách toàn diện, khi cáng có nhiều sự quan tâm nghiên cứu về
đối tượng độc giả nhỏ tuổi này, thì nhận thức của chúng ta về các em càng
phong phú, chính xác, tù đó công việc làm sách cho các em càng thuận lợi
hơn, hiệu quả hơn. Chính vì biết vận dụng quy luật ấy mà các NXB tham gia
làm sách cho thiếu nhi mới có thể tồn tại vững chắc trong lòng độc giả nhí,
tiêu biểu có NXB Trẻ, NXB Thanh niên, NXB Văn hóa - Thông tin,... Nhưng
chuyên xuất bản sách cho thiếu nhi, phản ánh và phục vụ đời sống tinh thần
phong phú của các em thiếu nhi từ rất lâu đã luôn là thế mạnh của NXB Kim
Đồng. Vì vậy đã có không ít đề tài nghiên cứu về sách thiếu nhi của NXB
Kim Đồng như: Tìm hiểu công tác biên tập - xuất bản sách thiếu nhi qua
khảo sát tủ sách Vàng của nhà xuất bản Kim Đồng (Uông Tố Quyên), Tìm
hiểu công tác biên tập - xuất bản bộ truyện giả tưởng thiếu nhi "Thần Đồng"
ở NXB kim Đồng (Trịnh thị Yến),...hay Hụt hẫng văn học thiếu nhi "made in
Việt Nam",... Song việc nghên cứu công tác CTV tác giả trong khâu tổ chức
bản thảo sách thiếu nhi của NXB Kim Đồng xét ở góc độ vai trò của BTV thì
chưa có đề tà naofddeef cập tới. Vì vậy, có thể nói đây là đề tài mang tính chất
mới lạ. Trong khi nghiên cứu, người nghiên cứu có gặp đôi chút khó khăn về
dữ liệu, tài liệu nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, vậy tác giả
rất mong được cô chủ nhiệm môn góp ý cho đề tài hoàn thiện hơn.


4


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, người nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu sâu
hơn về hoạt động xuất bản sách thiếu nhi ở NXB Kim Đồng trong công tác
CTV tác giả, từ đó tập trung làm nổi bật vai trò của BTV trong công tác CTV
tác giả sách thiếu nhi ở NXB này. Trên cơ sở đó, người nghiên cứu mạnh dạn
đóng góp những ý kiến của mình nhằm nâng cao vai trò của BTV trong công
tác CTV tác giả và rút ra những bài học kinh nghiệm cho các BTV tương lai
nói chung cũng như với bản thân người nghiên cứu trong công tác CTV khi
tiến hành TCBT sách thiếu nhi.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, người nghiên cứu sẽ thực hiện
những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận nghiệp vụ xuất bản cho công tác CTV tá giả
trong quá trình tổ chức bản thảo sách thiếu nhi
- Tiến hành tìm hiểu thực trạng công tác CTV tác giả trong quá trình
TCBT sách thiếu nhi ở NXB Kim Đồng
- Đánh giá được ưu và hạn chế, từ đó ban đầu đưa ra kiến nghị, đề xuất
để nâng cao vai trò của BTV trong công tác CTV tác giả sách thiếu nhi.
4. Phương pháp nghiên cứu và tài liệu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài tiểu luận, người nghiên cứu ngoài việc vận dụng
những kiến thức đã tiếp thu, lĩnh hội được từ các bài giảng của thầy cô trong
khoa Xuất bản, đặc biệt là sự chỉ dạy nhiệt tình của cô Nguyễn Lan Phương
trong bộ môn Tổ chức bản thảo cùng với vận dụng hiểu biết của bản thân, tiểu
luận còn sử dụng một số phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, thu thập tài liệu.
- Phương pháp phân tích, so sánh, tra cứu, thống kê,...
5


4.2. Tài liệu nghiên cứu
Ngoài việc nghiên cứu giáo trình Lý luận xuất bản của thấy Trần Văn
Hải, sử dụng nhũng kiến thức lĩnh hội trong bộ môn Tổ chức bản thảo của cô
Nguyễn Lan Phương và sử dụng hiểu biết chung của bản thân, tiểu luận còn
nghiên cứu một số sách liên quan như: Biên tập các loại sách chuyên ngành tập 2 (PGS. TS Trần Văn Hải),Vào nghề làm sách (Nguyễn Văn Toại) và một
số khóa luận trong trường có liên quan đến đề tài.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu của đề tài là về sách thiếu
nhi của NXB Kim Đồng.
Phạm vi nghiên cứu: Do hạn chế về tài liệu và tiếp cận với NXB, tiểu
luận này mới chỉ đề cập đến vấn đề: công tác CTV tác giả trong khâu tổ chức
bản thảo mảng sách thiếu nhi ở nước ta qua việc nghiên cứu hoạt động biên
tập xuất bản sách thiếu nhi của NXB Kim Đồng xét trên bình diện vai trò của
BTV
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Nội dung của tiểu luận bao gồm 3
chương:
- Chương 1. Cơ sở lý luận chung
- Chương 2. Thực trạng công tác cộng tác viên tác giả trong quá trình
tổ chức bản thảo sách thiêu nhi ở nhà xuất bản Kim Đồng: vai trò của biên tập
viên
- Chương 3. Kiến nghị và đề xuất nâng cao chất lượng công tác cộng
tác viên tác giả sách thiếu nhi ở nhà xuất bản Kim Đồng.

6



B. NỘI DUNG
Chương 1 Cơ Sở Lý Luận chung
1.1. Khái niệm biên tập viên, bản thảo và tổ chức bản thảo Sách
1.1.1. Biên tập viên
Hiện nay trên thế giới, có không ít những quan niệm khác nhau về
BTV. Sở dĩ có sự khác nhau đó là do quan niệm của công tác biên tập của mỗi
nước, mỗi khu vực mỗi khác, mỗi giai cấp, mỗi thời kỳ mỗi khác. Tiểu luận
xin đưa ra một vài quan niệm khác nhau của một vài nước tiêu biểu về người
biên tập.
Người Mỹ quan niệm rằng biên tập không can thiệp sâu vào nội dung
tác phẩm, người biên tập ngoài tri thức chuyên môn khoa học thì họ chỉ cần
giỏi marketing và tin học để đề xuất được nhiều đề tài, khai thác được nhiều
bản thảo, bán chạy với số lượng lớn để thu được nhiều lợi nhuận.
Người Pháp lại quan niệm rằng biên tập chỉ là việc sửa lỗi chính tả,
BTV chủ yếu là người tổ chức, làm dịch vụ sản xuất hàng hóa XBP để kiếm
lời, họ chủ yếu có tri thức về tổ chức kinh doanh, marketing văn hóa.
Ở Nhật thì nghề biên tập được chú ý như một nghề kinh doanh thương
mại. BTV là những người khai thác, chọn đề tài, tổ chức bản thảo, lựa chọn
phương án xuất bản tối ưu. Biên tập là công việc tổ chức có sức mạnh đối với
đội ngũ tác giả. Người biên tập chủ yếu có kiến thức biên tập ngôn ngữ, biết
trình bày sách, tuyên truyền sách và nắm bắt nhu cầu thị trường.
Như chúng ta biết, XBP là một sản phẩm đặc thù của một quá trình sản
xuất đặc thù. Nó không chỉ là một sản phẩm văn hóa mà còn là sản phẩm
mang tính kinh doanh, thương mại. Như vậy nó là một loại hàng hóa đặc thù.
Chính vì vậy mà người làm công tác biên tập cũng là một "nhân vật" đặc thù.

7



Nếu như ở các nước TBCN, quan niệm về biên tập theo quy luật của
sản xuất TBCN thì người biên tập được nhấn mạnh với chức năng của người
tổ chức kinh doanh, dịch vụ kinh tế và coi nhẹ chức năng hoạt động văn hóa
tinh thần của biên tập, thì đối với các nước phương Đông, trong đó có Việt
Nam thì luôn đề cao trước tiên chức năng văn hóa tinh thần của công tác biên
tập, do đó BTV là người đạo diễn, là "bà đỡ", là những chiến sĩ trên mặt trận
văn hóa - tư tưởng chính trị của Đảng và Nhà nước giao cho. Tuy nhiên, từ
trước đến nay thực tế đã không thể bỏ qua chức năng kinh tế, thương mại của
XBP, đặc biệt trong thời kỳ mới hiện nay. Vì đó là điều kiện cần và đủ đảm
bảo cho nhà xuất bản hoàn thành nhiệm vụ văn hóa - tư tưởng.
Như vậy, BTV không chỉ là người "đỡ đẻ", ngồi chờ đợi tác giả sáng
tạo tác phẩm, không chỉ là "thợ chữ" cặm cụi trên bản thảo để tìm sai sót,...
mà BTV là người làm công tác tổ chức, sáng tạo và khai thác tác phẩm phục
vụ cho nhu cầu truyền bá văn hóa, đồng thời làm công tác, dịch vụ sản xuất
hàng hóa văn hóa. Nói một cách khác, BTV là người làm công tách truyền bá
văn hóa, văn hóa tư tưởng của Đảng song cũng là những người hoạt động
kinh doanh, biết nắm bắt nhu cầu thị trường và biết làm marketing, giải quyết
đầu ra cho NXB. Bởi lẽ, hiệu quả công tác văn hóa tư tưởng của người làm
biên tập chỉ có được nếu họ biết kinh doanh có hiệu quả, biết kết hợp công tác
tư tưởng với vận dụng các quy luật thị trường vào việc nâng cao chất lượng
biên tập - xuất bản, để đưa XBP đến được với công chúng có yêu cầu.
Công việc mà một người biên viên phải làm gốm có:
* Lựa chọn, gia công, chỉnh lý đối với tác phẩm đã có và sẽ có. BTV
không thể là người sáng tác và không thể thay thế cho khâu sáng tác của tác
giả.
* Trong quá trình xuất bản, biên tập nằm trong các hoạt động sản xuất
tinh thần, tạo ra những sản phẩm văn hóa tinh thần.

8



* Sáng tạo ra những điều kiện cần thiết để các tác phẩm tinh thần, các
tri thức có thể truyền bá và để hoạt động xuất bản làm tốt chức năng văn hóa
của mình.
Như vậy, người biên tập là người làm công tác truyền bá văn hóa thông
qua việc tổ chức sản xuất. Trước kia, hiên tại và cả trong tương lai thì BTV luôn
là cầu nối giữa tác giả và độc giả, là người điều hòa giữa sản xuất và tiêu dùng
XBP, là người "chiến sĩ" làm công tác tư tưởng - văn hóa của Đảng, của giai cấp.
1.1.2. Bản thảo là gì?
Theo như "từ điển thuật ngữ xuất bản - in - phát hành", bản thảo là
những "văn bản được tác giả viết, soạn ra trong quá trình hình thành tác
phẩm. Bản thảo cũng là văn bản đang trong quá trình biên tập, sửa chữa và
hoàn thiện để công bố". Tuy nhiên, xét trên phạm vi rộng hơn thì bản thảo có
thể là các bản vẽ nháp, các tác phẩm nghệ thuật ở các dạng ngôn ngữ khác
nhau, đang trong quá trình sáng tạo của tác giả,... chưa hoàn thiện, có thể
được bổ sung, sửa chữa, chỉnh lý trước khi đưa đến công chúng.
Sản phẩm sáng tạo của tác giả nếu được lựa chọn để công bố, truyền bá
cho công chúng dưới hình thức XBP thì sẽ trở thành bản thảo xuất bản. Lúc
đó, nó mới chỉ dừng lại ở dạng bản thảo thô. Bản thảo xuất bản là văn bản, tác
phẩm được đưa vào quá trình xuất bản, đang trong quá trình sáng tạo của
BTV để trở thành bản thảo mẫu đưa in - bản thảo ở giai đoạn cuối của quá
trình biên tập, nó đã qua khâu gia công biên tập về nội dung, ngôn ngữ, kỹ
thuật, mĩ thuật, qua nhiều lần thẩm định và được phê duyệt của tông biên tập.
Đó còn gọi là bản thảo tinh.
Như vậy bản thảo trong công tác xuất bản là các dạng văn bản, tác
phẩm được hình thành trong quá trình gia công, chỉnh lý của BTV, việc sửa
chữa, hoàn chỉnh tác phẩm và các phụ bản trong các NXB sẽ được xuất bản.

9



1.1.3. Công tác tổ chức bản thảo
Là công tác thể hiện nhiệm vụ tổ chức, khai thác, sáng tạo bản thảo của
NXB, công tác TCBT còn là khâu vô cùng quan trọng trong quá trình xuất
bản. Nó thể hiện rất cụ thể vai trò quan trọng của BTV, đặc biệt là trong công
tác TCBT. Một BTV có trình độ phải là người am hiểu lĩnh vực đề tài mà
mình phụ trách, hiểu CTV, khai thác bản thảo đúng với yêu cầu của Ban biên
tập, nói khác đi là bản thảo tìm được phải phù hợp với nhiệm vụ và tôn chỉ
của NXB, sau đó là công việc thẩm định tác phẩm.
Thông thường, công tác TCBT bao gồm hai khâu: khâu kế hoạch đề tài
và khâu tổ chức CTV. Trong đó, kế hoạch đề tài là khâu mở đường cho hoạt
động xuất bản. Và sau đó là khâu tổ chức CVT. Tuy nhiên tổ chức CTV
thường được tiến hành ngay sau khi nắm được đề tài, BTV đã phải tìm chọn
được những CTV phù hợp với đề tài đã xây dựng đó, khai thác tác phẩm đã
có hoặc tổ chức sáng tạo các tác phẩm mới, biên soạn lại các tác phẩm đã có
nhằm tạo nguồn đầu vào quan trọng cho NXB; không ngừng mở rộng đội ngũ
CTV; sau đó là tiến hành định hướng giúp đỡ tác giả sáng tạo tác phẩm nhằm
hướng dẫn họ thực hiện kế hoạch đề tài đã xây dựng.
Mỗi một đề tài lại cần có những loại bản thảo khác nhau, có đề tài thiên
về bản thảo sáng tác, có đề tài thiên về mảng bản thảo dịch, hay mảng sưu
tầm,...nhằm những mục đích tuyên truyền, giáo dục hay giải trí,... Khi đó lại
cần đến những cách thức tổ chức bản thảo tương ứng khác nhau, và tương
ứng lại có cách thức tổ chức CTV khác nhau như: tổ chức biên soạn và biên
tập bản thảo sưu tầm, các sách nhiều tập, toàn tập, tổ chức biên tập bản thảo
do Nhà nước đặt hàng,....
Như vậy công tác CTV là một trong những nhiệm vụ cơ bản và then
chốt quyết định tính khả thi của đề tài, thành công của công tác biên tập xuất
bản cũng như chất lượng của XBP tương lai.


10


1.2. Cộng tác viên tác giả và công tác CTV
* Cộng tác viên tác giả
Trong hoạt động xuất bản, CTV là khái niệm chỉ những người có quan
hệ cộng tác với NXB để làm ra sách, tuyên truyền và phát huy tác dụng của
sách.
Trong quá trình tổ chức biên tập xuất bản, có bao nhiêu khâu thì có bấy
nhiêu loại CTV. Từ khâu xây dựng kế hoạch đề tài cho tới khi XBP ra đời,
tương ứng với mỗi công đoạn, đều có các CTV giúp việc cho NXB. Có CTV
gợi ý giới thiệu đề tài, có CTV viết bản thảo, có CTV đọc thẩm định bản thảo,
CTV gia công bản thảo,..còn có cả CTV phát hành sách, CTV liên kết với
NXB để in sách,... Trong số các CTV thì CTV tác giả là lực lượng đông đảo
nhất và chủ chốt nhất của NXB. Họ chính là đội ngũ những người sáng tác,
dịch giả, biên soạn... - những người tạo ra các tác phẩm văn hóa tinh thần,
nguồn bản thảo dồi dào cho kế hoạch đề tài của NXB, đảm bảo lượng đầu vào
quan trọng cho NXB. Nếu không có CTV tác giả thì kế hoạch của NXB sẽ
không thể thực hiện được thậm chí có thể sẽ phải hủy bỏ. Hơn nữa, trong quá
trình biên tập xuất bản, giữa BTV và CTV tác giả có mối quan hệ khá chặt
chẽ, để có một bản mẫu đưa in hoàn chỉnh thì luôn có sự đồng hành giữa BTV
và CTV tác giả, sự giúp đỡ của BTV trong quá trình sáng tác của tác giả là ko
thể phủ nhận. Và ngược lại, nhờ có CTV tác giả mà BTV cũng hoàn thành
nhiệm vụ quan trọng của mình. Gặp được một CTV có trình độ thì vai trò của
người biên tập sẽ nhẹ đi rất nhiều.
Như vậy, CTV tác giả không chỉ là những người giúp cho kế hoạch của
NXB thành hiện thực mà còn giúp cho BTV hoàn thành được tốt nhiệm vụ
của mình là tổ chức khai thác, sáng tạo ra nhiều tác phẩm văn hóa và lựa chọn
ra những tác phẩm có gái trị để chế bản, nhân bản thành XBP, đưa chúng đến
nơi bạn đọc có nhu cầu. Vấn đề CTV tác giả đối với đối tượng độc giả nhỏ

tuổi càng là một vấn đề khó khăn và phức tạp hơn.
* Công tác cộng tác viên tác giả
11


Sau khi xây dựng được kế hoạch đề tài, thì công tác tổ chức CTV là
khâu mang ý nghĩa then chốt của vì nó quyết định đến việc biến những chỉ
tiêu kê hoạch của NXB thành hiện thực. Để chuẩn bị cho cả một kế hoạch đề
tài thì NXB phải tổ chức cho mình một đội ngũ những CTV phù hợp và hiệu
quả. Trước hết là hoạt động lựa chọn tổ chức các tác giả, dịch giả, soạn giả ;
hướng dẫn, giúp đỡ họ đạt hiệu quả và chất lượng cao trong việc hoàn thiện
bản thảo; nhân bản và đưa XBP đến với công chúng bạn đọc.
CTV tác giả theo như đã nói ở trên đây là những người cung cấp đầu
vào cho NXB, giúp NXB biến kế hoạch đề tài thành hiện thực, đảm bảo mục
tiêu cơ bản của hoạt động xuất bản là truyền bá văn hóa , làm sao có được
nhiều tác phẩm tốt, hay để nhân bản thành XBP truyền bá rộng rãi trong xã
hội. Họ chính là những người nghiên cứu sáng tác, luôn trăn trở và phát huy
bút lực để tạo ra những "đứa con tinh thần" - những tác phẩm văn hóa tinh
thần để mang đến cho độc giả.
Đồng thời nhưng không đồng nhất với hoạt động sáng tác là hoạt động
khai thác, tổ chức và sử dụng những thành quả sáng tác vào việc truyền bá
phục vụ nhu cầu của bạn đọc. Để tổ chức những người sáng tạo bản thảo trở
thành một đội ngũ đông đảo, chất lượng nhằm thực hiện tốt đề tài, các BTV
phải có một " mắt xanh biên tập" nhạy bén, tinh nhanh và biết phát huy đúng
lúc khả năng của mình trong công việc để có thể thực hiện theo đúng tôn chỉ,
mục đích của NXB, quyết định thắng lợi kế hoạch đề tài của NXB.
Công tác tổ chức CTV gồm có những nội dung sau:
* Lựa chọn CTV tác giả phù hợp
Mỗi đề tài tùy theo tính chất nội dung tương ứng, đều "chọn" cho mình
đội ngũ những tác giả phù hợp để có những bản thảo phù hợp với chính đề tài

ấy.Vì vậy, lựa chọn chính xác CTV tác giả là rất quan trọng, là điều kiện tiên
quyết cho sự thành công của công tác TCBT, tính khả thi của đề tài, cũng như
thành công của XBP tương lai.

12


Trước hết, cần xác định rõ yêu cầu, đặc điểm của đề tài. Biên tập viên
phải là người nắm rõ chủ đề, tư tưởng của đề tài, đặc điểm về tính khoa học
hoặc phạm vi cuộc sống mà đề tài hướng đến, đối tượng mà đề tài phục vụ,
ngôn ngữ sử dụng trong bản thảo yêu cầu. Từ đó tăng sức thuyết phục đối với
tác giả, để tác giả nhìn thấy rõ hơn ý nghĩa của đề tài, nhu cầu thị trường, của
bạn đọc cũng như tính thực tế, khả thi của đề tài nhằm tạo niềm tin và sự
hứng khởi trong sáng tác.
Cần phải nghiên cứu kỹ tác giả để đưa ra lựa chọn đúng là điểm mấu
chốt để quyết định việc tổ chức đề tài có thành công hay không. Những thông
tin về tác giả cơ bản đó là những thông tin mang tính hình thức nhưng nó lại
ảnh hưởng lớn đến chất lượng của bản thảo và ảnh hưởng đến quá trình cộng
tác lâu dài giữa tác giả với BTV cũng như với NXB. Trước hết tác giả phải là
người có đủ phẩm chất của một người cán bộ cách mạng trong sáng tạo tác
phẩm văn hóa tinh thần, tham gia vào công tác tư tưởng, nhất trí theo quan
điểm đường lối của Đảng và Nhà nước. Từ đó am hiểu chức năng, nhiệm vụ
của NXB, trung thành với tôn chỉ của NXB. Tác giả còn phải là người có đủ
những điều kiện về tri thức, khả nắng thể hiện thành công đối với nhiệm vụ
chuyên môn mà đề tài đó đòi hỏi. Như vậy, nghiên cứu kỹ tác giả, người BTV
không chỉ nghiên cứu những điều kiện về trình độ học thuật, quan điểm tư
tưởng, năng lực sáng tác mà còn phải là người am hiểu đầy đủ về yêu cầu của
đề tài, có hứng thú và sở trường phù hợp với đề tài, có những am hiểu về trình
độ, thị hiếu, vốn sống của độc giả.
Nghiên cứu đội ngũ tác giả, những BTV cần phải thường xuyên chú ý đến

việc thu thập thông tin về tác giả, xây dựng kho tư liệu về tác giả, làm giàu lên kho
tư liệu ấy với tinh thân kiên trì, chu đáo, tỷ mỷ,... Không chỉ đối với những tác giả
lâu năm là lực lượng chủ lực trong đội ngũ tác giả, mà còn cần phải chú ý đến
những tác giả trẻ tuổi, mới sáng tác, chú trọng phát hiện, khai thác tài năng của họ.
Nhờ đó mà BTV có thể có đủ cơ sở để lựa chọn được những tác giả phù hợp nhất
để tạo được những bản thảo tốt nhất cho đề tài.
13


* Xây dựng đội ngũ cộng tác viên tác giả
Đội ngũ CTV tác giả là đội ngũ đông đảo nhất trong các CTV của nhà
xuất bản, lại là lực lượng nằm ngoài biên chế của nhà xuất bản. Vì vậy để thu
hút họ thành một đội ngũ đông đảo thích hợp cho từng đề tài, BTV cần phải
có những kế hoạch cụ thể và thực tế để các CTV thấy được khả năng phát huy
được khả năng của mình. Công việc này đòi hỏi năng lực vận động tổ chức,
khả năng quan hệ rộng, năng lực vận động đội ngũ tri thức của nhà biên tập.
Như chúng ta biết ở trên, CTV tác giả có thể được xây dựng từ nhiều
nguồn khác nhau. Gần nhất với NXB chính là các CTV tác giả nằm ngay
trong cơ quan chủ quản của NXB hay các ban ngành liên quan trực tiếp với
NXB. Hay CTV tác giả có thể qua giới thiệu, hay qua việc nghiên cứu thị
trường, qua các phương tiện thông tin đại chúng hay qua các phương tiện
thông tin đại chúng hiện đại và qua các mỗi quan hệ xã hội khác. Sau khi đã
lựa chọn được tác giả, các BTV cần không ngừng tạo mối quan hệ tốt đẹp với
những tác giả viết bản thảo, giao lưu với tác giả để hiểu tâm lý tác giả hơn,
vận động tác giả sáng tác cho đề tài của NXB.
Nhằm tạo sự thuận lợi cho mối quan hệ giữa tác giả với BTV , để tạo
tiếng nói chung giữa BTV với CTV tác giả, BTV thực sự phải cố gắng trở
thành những người bạn thực sự của CTV tác giả, luôn lắng nghe và hiểu tâm
lý sáng tác của họ để đưa họ vào thực hiện những đề tàì gần nhất với sở
trường, với năng lực của họ giúp họ thực hiện tốt đề tài.

Tổ chức công tác CTV tác giả, không chỉ dừng lại ở việc thu hút CTV
tác giả vào thực hiện đề tài mà BTV còn cần phải làm tốt công tác tham mưu
cho tác giả trong quá trình sáng tác.Với vai trò nằm ngoài công việc sáng tác,
xem xét vấn đề ở góc độ đánh giá, phê bình thì BTV luôn là người "tỉnh táo"
nhất, vẫn là người định hình hướng đi cho tác giả không đi chệch đường. Từ
việc kích thích mong muốn sáng tác, tạo sự sáng tạo của tác giả cho đến khi
xây dựng một đề cương bản thảo hoàn chỉnh, BTV luôn là người làm tròn
nhiệm vụ tham mưu cho tác giả. Điề này thể hiện ở sự hợp tác, kết hợp làm
14


việc giữa BTV và CTV, cùng nhau bàn bạc, thảo luận, BTV còn đưa ra ý kiến
sưa chữa để hoàn thàn hbản đề cương hoàn thiện nhất trong năm nay.
* Bồi dưỡng, giúp đỡ tác giả trong quá trình sáng tạo bản thảo
Quy trình sáng tạo của các CTV tác giả là vô cùng khó khăn, căng
thẳng, đòi hỏi tác giả cần phải hết sức tập trung. Vì vậy mà rất cần đến sự
giúp đỡ của các BTV. Vì chỉ có BTV mới là người hiểu được tác giả hơn ai
hết, vời đúng nghĩa là "cầu nối" giữa độc giả và tác giả. Để hoàn thành bản
thảo như yêu cầu, họ phải làm mọi việc nhằm bồi dưỡng và giúp đớ tác giả
trên các phương diện sau:
- Kịp thời cung cấp thông tin, tư liệu mới về những quan điểm, đường
lối chính sách mới của Đảng và Nhà nước có liên quan đến đề tài cuốn sách
- Có thể mở tọa đàm trưng cầu ý kiến về bản đề cương, bản thảo viết
thử, góp ý trả lời cho tác giả.
- Cung cấp cho tác giả những thông tin mới về đối tượng độc giả,
những thị hiếu đặc biệt giúp tác giả có phương án thể hiện bản thảo hiệu quả
nhất.
- Cung cấp những cuốn sách có liên quan đến đề tài đã xuất bản được
đánh giá cao, những kinh nghiệm viết đã được đúc kết để tác giả tham khảo.
- Cung cấp bảng chữ cái, phiên âm chính tả chuẩn, biên soạn các văn

bản phụ,...
- Sự quan tâm, giúp đỡ về vật chất, tài chính cho tác giả một cách chân
thành có thẻ là nguồn động viên, khích lệ tác giả vượt qua được những khó
khăn, giành thành công trong sáng tạo giúp cho quan hệ giữa tác giả và NXB
thêm bền vững.
Bồi dưỡng, giúp đỡ CTV tác giả là công việc thường xuyên của toàn
NXB trong đó BTV là những người quan trọng nhất để thực hiện nhiệm vụ
đó. Một số hình thức bồi dưỡng, giúp đỡ tác giả thường xuyên diễn ra như:
- Tổ chức hội ghị CTV tác giả theo định kỳ hàng năm và hội nghị CTV
chuyên đề theo yêu cầu từng loại sách, bộ sách. Qua đó, các CTV trau dồi,
15


học hỏi thêm của nhau những kỹ năng, chuyên môn học thuật, kinh nghiệm
thể hiện,..
- Tổ chức hội nghị bạn đọc, gặp gỡ giao lưu giữa tác giả với bạn đọc để
tác giả hiểu hơn, gần hơn với độc giả của mình. Đây còn là dịp để tuyê truyền,
quảng cáo sách, xây dựng hình tượng của NXB, củng cố " thương hiệu", tiếp
thu ý kiến phản hồi về sách của NXB của độc giả.
- Cá nhân BTV trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với CTV tác giả, có thể đọc và
góp ý cho họ trong quá trình sáng tác. Đó phải là những ý kiến khách quan,
đại diện cho tiếng nói của cả một NXB, cần phải được chuẩn bị chu đáo, kỹ
lưỡng.
Có thể thấy rằng, việc giúp đỡ, động viên, bỗi dưỡng cho tác giả để tác
giả có thể hoàn thành trọn vẹn tác phẩm tinh thần là một công việc rất quan
trọng đặt lên vai các BTV của NXB. Hơn nữa, để tạo một quan hệ tốt đẹp, bền
vững giữa hai chủ thể này, đòi hỏi công việc này phải được thực hiện một
cách linh hoạt, mềm dẻo, có tính nghệ thuật. Mối quan hệ giữa BTV và CTV
tác giả rất đa dạng, để có thể linh động trong công tác CTV, người biên tập
không chỉ có trình độ chuyên môn khoa học cao, thành thạo nghiệp vụ biên

tập, mà còn phải là người có bản lĩnh, có hiểu biết về nhiều mặt: trình độ
chính trị văn hóa, sự từng trải, kỹ năng ngôn ngữ, nhất là phải có một thế giới
quan khoa học biện chứng, có khả năng thẩm mỹ.
Công tác tổ chức CTV tác giả là một công việc vô cùng quan trọng với
bất kỳ một NXB nào, nó còn là công việc có ý nghĩa lớn trong hoạt động biên
tập xuất bản. Nó không chỉ là nhân tố thúc đẩy cho tác phẩm ra đời nhanh hơn
mà còn giúp cho được ra đời những tác phẩm thực sự kết tinh tinh thần của
tác giả, giúp mỗi cuốn sách tương lai có được vị trí trong lòng độc giả, xây
dựng tên tuổi cho tác giả, sự thành công của các BTV và củng cố "thương
hiệu" của NXB, mở rộng uy tín ngày càng lớn cho NXB.

16


1.3. Vai trò của BTV trong công tác cộng tác viên tác giả trong quá
trình tổ chức bản thảo
Khi cầm một cuốn sách trên tay, việc đầu tiên mà bạn đọc quan tâm hẳn
phải là tên tác giả, tác giả nam hay nữ, trong nước hay sách dịch,... ít ai chú ý
đến và nhớ đến cái tên "biên tập viên" được ghi chú ở cuối trang sau cùng của
XBP theo luật định. Trong số hàng ngàn cuốn sách mỗi năm, có không ít cuốn
mà BTV đã phải bỏ công theo đuổi từ đầu đến cuối. Cũng có những cuốn
sách nổi tiếng mà bản thảo đã từng có lúc bị khước từ, không cho xuất bản,
hay bị coi là không hay, thậm chí là "dẻ rách". Nhưng có một "nhân vật thầm
lặng" đã cứu vớt cho số phận của những bản thảo ấy và trở nên kinh điển.
Những nhân vật đó là ai? Đó chính là những BTV chân chính. Mấy ai biết
được bản thảo " Cuốn theo chiều gió" của Margaret Mitchell đã bị hầu hết các
NXB lớn ở Paris từ chối, chỉ vì nội dung của nó khác thường quá, nhưng nhờ
"con mắt xanh" của BTV ở NXB Gallimard, tiểu thuyết này mới được đưa
xuống nhà in và trở nên nổi tiếng như ngày hôm nay.
Sự thật không thể phủ nhận được rằng, công việc của người biên tập là

một thứ lao động tỷ mỷ và căng thẳng, đòi hỏi phải tiêu hao nhiều tâm trí và
bút lực chẳng kém bất kỳ một người lao động trí óc nặng nhọc chân chính nào
khác! Cái tên "bà đỡ" theo nghĩa chuyển đã nói lên đúng vai trò của BTV đối
với tên tuổi của một XBP, dẫu là việc sửa chữa một dấu chấm, dấu phẩy hay
một sơ xuất do lỗi đánh máy cho đến lỗi đoạn văn, văn bản, dẫu là tác phẩm
mới in lần đầu và cả những tác phẩm văn học cổ điển được tái bản nhiều lần
như Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chiến tranh và hòa bình của Lep
Tônxtôi,..càng không thể phủ nhận được bóng dáng của người biên tập. Vậy
thì người biên tập thực ra có vai trò quan trọng như thế nào?
Biên tập viên trước hết là người phát hiện và tìm ra những tác giả tiềm
năng cho đề tài của NXB đề ra. Ngay sau khi có kế hoạch đề tài, BTV phải là
người nắm được rõ yêu cầu của đề tài, hiểu đề tài, nắm bắt được đối tượng
độc giả của đề tài, phạm vi đời sống mà đề tài hướng đến, hiểu được những ai
17


là tác giả cần thiết cho việc thực hiện đề tài nhằm tạo tiền đề cho việc tổ chức
công tác CTV tác giả. Để làm được điều đó, đòi hỏi BTV phải có một "con
mắt xanh" biên tập biết tìm tòi và khám phá ra những tác giả tiềm năng giữa
những tác giả, phát hiện những "hạt cát sáng" giữa "sa mạc". Trước hết không
thể bỏ qua những tác giả lâu năm có sở trường liên quan đến đề tài, bên cạnh
đó là tìm kiếm bên ngoài NXB, kể cả những tác giả mới chưa từng đến với
NXB cũng như những bản thảo có liên quan nhưng chưa có dịp tỏa sáng, nhìn
thấy "linh hồn" của bản thảo ấy, tiềm năng để đưa bản thảo ấy trở thành một
tác phẩm hay, thực sự ý nghĩa trong lòng độc giả.
Người biên tập cũng luôn phải tìm hiểu về tác giả của mình thông qua
việc xây dựng kho tư liệu về họ, kiên trì, tỉ mỉ, chu đáo và nhạy bén trong việc
phát hiện tác giả mới. Bất luận ngay cả khi xem báo, hội họp hay bất kể
những hoạt động ngoài đời sống cá nhân, thì người làm công tác biên tập luôn
không quên rèn luyện "con mắt xanh" biên tập để phát hiện được những đầu

mối CTV giá trị.
Lựa chọn được những CTV tác giả cho đề tài, không dừng lại ở đó,
BTV còn phải theo sát tác giả trong quá trình hình thành tác phẩm. Muốn tạo
một không gian làm việc tự nhiên và hiệu quả, BTV cần phải tăng cường mối
quan hệ với tác giả. Luôn khéo léo trong ứng xử, có thái độ thân thiện khi
giao tiếp với những tác giả mới, đặc biệt là những tác giả trẻ lại mới nổi tiếng
vì có một số các tác phẩm mới nổi trên thị trường. Cùng với đó là luôn đặt tôn
chỉ và uy tín của NXB lên hàng đầu, nhằm tạo cho tác giả có một cái nhìn tốt
đẹp và thân thiện về con người và tổ chức XB, nơi mà họ đang giao tiếp. Một
khi đã quen thân với tác giả, BTV sẽ có thể giúp được tác giả nhiều hơn. Và
sự giúp đỡ chân thành, nhiệt tình của BTV sẽ có tác dụng to lớn đới với CTV
tác giả. 50% thời gian của BTV Nhật Bản dùng để giao lưu với tác giả và
nghiên cứu thị trường. Họ luôn cố gắng để trở thành những người bạn gần
gũi, chân tình của các tác giả. Có như vậy BTV mới hiểu hơn về tác giả của

18


mình, đồng thời CTV tác giả mới có tinh thần thoải mái nhất để sáng tạo nên
tác phẩm - "đứa con tinh thần" đẹp đẽ nhất về đề tài này.
Thông thường khi bắt tay vào viết, các tác giả đôi khi bị rơi vào tình
trạng " không tỉnh táo" dẫn đến xa rời đề tài. Công việc của BTV lúc này là
luôn tỉnh táo "đánh thức" ý chí của tác giả, định hướng con đường đi đúng
đắn cho tác giả, vì đây là bước khá quan trọng trong quá trình hình thành bản
thảo. Để cùng nhau xây dựng một đề cương bản thảo hoàn chỉnh nhất, BTV
và CTV tác giả cần phải vượt qua giai đoạn khó khăn này để từng bước xây
dựng được bản thảo.
Không những thế, trong quá trình sáng tạo bản thảo, BTV phải luôn
theo sát động viên tác giả tránh để tác giả cảm thấy nhàm chán hay đi lạc đề
tài. Muốn vậy, BTV phải tăng cường gặp gỡ tác giả, trao đổi, góp ý hay đưa ra

những ý kiến bổ sung hoặc thay đổi cho tác giả hoàn thiện tác phẩm, có điều
những ý kiến ấy phải mang tính khách quan, đại diện cho trí tuệ của NXB. Có
như vậy mới tạo ra hiệu quả thự sự cho bản thảo tương lai. Đồng thời tạo
được mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện giữa BTV và CTV tác giả cũng như với
NXB. Có như vậy, BTV mới có thể hoàn thành được chỉ tiêu nhiệm vụ đề ra,
và CTV tác giả cũng mãn nguyện gửi gắm công sức và "đứa con tinh thần" để
cùng nhau hợp tác tạo nên những thành công về sau.

19


Chương 2 Thực trạng công tác cộng tác viên tác giả trong quá
trình tổ chức bản thảo sách thiếu nhi ở nhà xuất bản Kim Đồng
2.1. Vài nét về công tác xuất bản sách thiếu nhi ở NXB Kim Đồng
2.1.1. Những nét chung về công tác xuất bản sách thiếu nhi ở NXB Kim
Đồng
Khái quát một số thông tin về NXB Kim Đồng
Tên giao dịch: Nhà xuất bản Kim Đồng
Tên giao dịch quốc tế: Kimdong Publishing House
Ngày thành lập: 17-6-1957
Cơ quan chủ quản: Trung Ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Tiền thân: Tủ sách Kim Đồng của NXB Thanh Niên
Trụ sở chính:
Địa chỉ: 55 Quang Trung, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: (040 943730 - (040 9428653
Email: kimdong@hn,vnn.vn
Website: www.nxbkimdong.com.vn
NXB Kim Đồng là NXB được Trung Ương Đoàn giao nhiệm vụ xuất
bản sách và văn hóa phẩm phục vụ thiếu nhi và các bậc phụ huynh trong cả
nước, quảng bá và giới thiệu văn hóa Việt Nam ra thế giới. Hơn nửa thế kỷ

qua, từ làm sách trong thời kỳ bao cấp đến khi mở ra trong cơ chế thị trường
rồi hòa nhập trong thời kỳ đất nước đổi mới, chiến lược và sách lược của
NXB luôn chí hướng vươn tới làm sách hay, sách đẹp thì luôn khát khao cháy
bỏng trong lòng các thế hệ cán bộ NXB.
NXB Kim Đồng có nhiệm vụ tổ chức bản thảo, biên soạn, biên dịch ,
xuất bản và phát hành các xuất bản phẩm có nội dung giáo dục truyền thống
dân tộc, giáo dục về tri thức, kiến thức,...trên các lĩnh vực văn học, nghệ
thuật, khoa học - kỹ thuật nhằm cung cấp cho các em thiếu nhi cũng như các
20


bậc phụ huynh những kiến thức cần thiết trong cuộc sống, những tinh hia của
tri thức nhân loại nhằm góp phần giáo dục và hình thành nhân cách thế hệ trẻ
- những người chủ nhân tương lai của đât nước.
Đối tượng phục vụ của NXB là các em từ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo(1 đến
5 tuổi), tuổi nhi đồng (6 đến 9 tuổi), thiếu niên (10 đến 15 tuổi) đến đối tượng
tuổi mới lớn (16 đến 18 tuổi) và các bậc phụ huynh.
Từ ngày thành lập đến nay, đã hơn nửa thế kỷ sách Kim Đồng đã góp
phần bồi dưỡng, đào tạo những người chủ nhân tương lai của đất nước bằng
những xuất bản phẩm có đề tài phong phú, thể loại đa dạng: văn xuôi, thơ,
kịch, nhạc, tranh truyện,....với các loại văn hóa phẩm khác: tranh ảnh, băng
hình,...,nội dung trong sáng và lành mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc, chứa đựng
nhiều tri thức văn hóa, khoa học phản ánh nhiều mặt của cuộc sống đất nước
trong lịch sử, trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm cũng như trong cuộc
sống mới công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Ước mơ vươn tới 1000 đầu sách mới và trung tâm sách thiếu nhi của cả
nước luôn là niềm khát khao mong mỏi của nhiều thế hệ cán bộ NXB Kim
Đồng.
Bước vào thời kỳ đởi mới, cùng với sự phát triển kinh tế chính trị xã
hội của cả nước, NXB đã nỗ lực vươn lên, tự bứt phá trong cơ chế thị trường,

mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài, đẩy mạnh sáng tác trong nước khiến
diện mạo sách Kim Đồng đổi mới về số lượng cũng như chất lượng.

21


Số sách xuất bản của NXB Kim Đồng trong 6 năm (2002-2007)

Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng

Số cuốn
1.071
1.194
1.402
1.282
1.465
1.500
7.914

Số bản
14.519.142
16.161.224
18.434.741
16.165.187

16.410.313
16.850.125
98540.705

Trong 55 năm qua, NXB Kim Đồng đã xuất bản được hơn 15.000 đầu
sách với trên 300 triệu bản in. Theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2012,
nhà xuất bản đã xuất bản được 617 cuốn, tổng sách nộp lưu chiểu của NXB là
700 cuốn với 4500 triệu bản. Những con số biết nói đã thầm lặng nói lên hiệu
quả hoạt động của NXB. Một khối lượng sách đồ sộ với hơn 50 loại bộ sách
đa dạng, mẫu mã trình bày, phạm vi và biên độ tuổi phục vụ bạn đọc, mảng đề
tài ngày càng mở rộng, chuyên sâu hơn, mở rộng thêm các tủ sách mới,...đặc
biệt là sự xuất hiện của Phòng Bản quyền đã mang đến cho NXB bước phát
triển vượt bậc.
Đây là kết quả của quá trình kiên trì phấn đấu của tập thể cán bộ NXB
cùng với đội ngũ cộng tác viên đông đảo gồm các nhà văn, nhà thơ, họa sĩ,
các nhà khoa học, nhà giáo dục có tâm, có tài lớn dần theo thời gian trong đó
có nhiều tên tuổi trong mọi lĩnh vực hoạt động của nhà nước,....Một bộ máy
cán bộ làm việc vơi nhiều thế hệ cán bộ, biên tập viên kế tiếp nhau, ngày càng
phát triển, miệt mài tâm huyết trong mọi khâu công việc để có thêm nhiều
sách hay, sách đẹp cho thiếu nhi
* Các mảng sách chính của của Nhà xuất bản Kim Đồng:
- Mảng sách văn học
- Mảng sách giáo dục truyền thống
- Mảng sách kiến thức khoa học
- Mảng sách doanh nhân
22


- Mảng sách truyện tranh
* Các tủ sách của Nhà xuất bản Kim Đồng:

- Tủ sách vàng: Các tác phẩm ( trong và ngoài nước) hay và có giá trị
- Tủ sách tác giả
- Tủ sách tác phẩm
- Tủ sách danh tác thể giới
- Tủ sách thơ với tuổi thơ
- Tủ sách Bác Hồ kính yêu
- Tủ sách nghệ thuật: hội họa - điện ảnh - kiến trúc - âm nhạc
- Tủ sách kiến thức thế hệ mới
- Tủ sách tranh truyện
- Tủ sách công tác Đội
- Tủ sách hướng nghiệp nhất nghệ tinh
Từ nhiều năm nay sách Kim Đồng luôn đạt tiêu chuẩn hàng Việt Nam
chất lượng cao, nằm trong tốp dẫn đầu do người tiêu dùng bình chọn (Báo Sài
Gòn tiếp thị tổ chức). Đặc biệt trong năm 2003, 2004, 2005, sách Kim Đồng
được bình chọn là một trong 100 thương hiệu ấn tượng của năm và dẫn đầu
top 5 ngành hàng văn hóa phẩm, năm 2006 thì dẫn đầu ngành xuất bản.
Sự ra đời của phòng Bản quyền của Nhà xuất bản Kim Đồng đã đánh
dấu một bước đi mới trong việc mở rộng đề tài, giao lưu văn hóa với các nước
trên thế giới. Trong kế hoạch xuất bản hàng năm phòng Bản quyền đã cung
cấp tới 40% đầu sách trong kế hoạch xuất bản. Hiện Nhà xuất bản Kim Đồng
có quan hệ mật thiết với hơn 70 Nhà xuất bản của nước ngoài và nhiều tổ
chức như Trung tâm văn hóa Châu Á - Thái Bình Dương, Quỹ Tokyo, Hội
Nhà văn Đan Mạch. Hiện sách Kim Đồng cũng đã có mặt tại Thái Lan (10
cuốn tranh màu dân gian), Pháp, Mỹ (Bộ tranh màu dân gian), Đức, Nhật (Dế
mèn phiêu lưu ký) góp phần phục vụ công cuộc tuyên truyền và vận động định
hướng lý tưởng cho thiếu nhi ở các nước này.

23



Từ năm 2006 Nhà xuất bản đã phối hợp với Hội nhà văn Hà Nội, Hội
Nhà văn Đan Mạch và Đại sư quán Đan Mạch thực hiện dự án hỗ trợ văn học
thiếu nhi đã tổ chức cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi với chủ đề "Tình
bạn tuổi thơ". Đây là món quà hết sức có ý nghĩa với trẻ em Việt Nam.
Giờ đây, sách Kim Đồng mỗi năm xuất bản tới gần 2000 đầu sách. Để
sách đến với trẻ em khắp mọi miền đất nước, Nhà xuất bản đã chú trọng xây
dựng đội ngũ cán bộ năng động, nhiệt huyết, các trung tâm phát hành, cửa
hàng... được phủ khắp từ Nam ra Bắc. Góp phần lớn cho sự thành công của
Nhà xuất bản, không thể không nói đến đội ngũ cộng tác viên là họa sĩ, biên
soạn, dịch giả, nhà văn, nhà thơ,... những người nhiệt thành tâm huyết mang
đến nhứng nét đẹp cả về hình thức và nội dung cho cuốn sách, những người
làm nên gương mặt riêng, cá tính riêng đầy ấn tượng cho cuốn sách của Nhà
xuất bản Kim Đồng.
Có thể nói 55 năm qua, sách Kim Đồng có vị trí đặc biệt trong đời sống
tinh thần của nhiều thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam, luôn được bạn đọc trân
trọng đón nhận. Nhà xuất bản Kim Đồng đã liên tuc phấn đấu hoàn thành
nhiệm vụ, góp phần tích cực vào sự nghiệp nuôi dưỡng, bồi dướng, giáo dục
thế hệ trẻ Việt Nam.
2.1.2 Vai trò của sách thiếu nhi ở Nhà xuất bản Kim Đồng
Nhà xuất bản Kim Đồng mang tên của một người anh hùng nhí rất anh
dũng và kiên cường. Có lẽ cái tên đã rất thân thuộc với độc giả nhỏ tuổi Việt
Nam và cũng chính vì thế mà nó quy định chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ hành
động của Nhà xuất bản: Xuất bản sách dành cho sự nghiệp giáo dục đạo đức
và lý tưởng sống của thiếu nhi, phản ánh đời sống tinh thần phong phú của
các em. Nó đã trở thành mục tiêu lý tưởng để Nhà xuất bản luôn tồn tại trong
lòng độc giả hơn nửa thế kỷ qua và đặc biệt để vững vàng trước những khó
khăn, phức tạp của cơ chế thị trường. Nhất là từ khi Việt Nam gia nhập Công
ước Berne (năm 2004). Để đến hôm nay thương hiệu Kim Đồng đã thực sự
có một vị trí tương đối trong lòng độc giả Việt Nam.
24



Sách thiếu nhi là mảng sách lớn và nó đã mang lại cho Nhà xuất bản
Kim Đồng những thành công lớn không chỉ trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng
mà cả trong lĩnh vực thương mại. Trong 55 năm hoạt động, Kim Đồng luôn
quan tâm tới việc xuất bản những cuốn sách trong và ngoài nước thuộc nhiều
thể loại phong phú, đa dạng như văn xuôi, truyện tranh, truyện giả tưởng, thơ,
nhạc, kịch,... để góp phần tích cực vào việc hình thành nhân cách và giáo dục
lý tưởng cho nhiều thế hệ thiếu nhi Việt Nam. Để làm được điều đó, mỗi một
biên tập viên, mỗi cán bộ trong Nhà xuất bản đều phải có tâm huyết, một lòng
yêu nghề thực sự, họ còn phải là người rất yêu quý trẻ em và luôn quan tâm
tới sự nghiệp tuyên truyền giáo dục trẻ em. Điều đó được thể hiện qua các
công việc cụ thể của biên tập viên. Từ việc tìm hiểu tâm lý trẻ em, tìm hiểu
nhu cầu đọc sách của trẻ em, thị hiếu đọc sách của trẻ em; ý thức tìm tòi để
phát hiện những bản thảo sách tốt và hay cho thiếu nhi, góp phần tích cực làm
phong phú thêm đời sống tinh thần của thiếu nhi Việt Nam.
Sách thiếu nhi ở Nhà xuất bản Kim Đồng tập hợp rất nhiều các thể loại
phong phú, đa dạng như chính thế giới đa dạng, phong phú của các em thiếu
nhi. Với chức năng nhận thức giáo dục, sách Kim Đồng thực sự là một người
bạn giúp trẻ em tiếp xúc, tìm hiểu và từng bước nhận thức thế giới, từ những
điều đơn giản nhất, mới lạ nhất xung quanh các em cho đến nhận thức về
chính bản thân các em; giúp giáo dục tình cảm, đạo đức, trí tuệ, tư tưởng, văn
hóa truyền thống dân tộc. Với chức năng giải trí đối với thiếu nhi, sách Kim
Đồng cũng không quên đan cài vào đó những bài học, triết lý sống giản đơn
nhưng thực tế nhằm vừa tạo tiếng cười bổ ích, vừa mở ra cho các em một sân
chơi lành mạnh, vui vẻ và quan trọng là phù hợp với từng độ tuổi phát triển.
Tương ứng với các thời ký phát triển của trẻ em, sách Kim Đồng luôn
bao gồm nhiều mảng được phân theo lứa tuổi, tâm sinh lý của trẻ em, giúp
định hướng giáo dục các em trong học tập cũng như trong nhu cầu giải trí.
Với lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo ( từ 1 đến 5 tuổi) có các sách tranh, ảnh về đồ

vật, con vật, cây cối, chữ cái... (bộ sách Khởi đầu thông minh, Truyện hay cho
25


×