Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

trình bày những thế mạnh, hạn chế của báo phát thanh tiểu luận phát thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.18 KB, 20 trang )

ĐỀ BÀI

I.

Trình bày những thế mạnh, hạn chế của báo phát thanh? Theo
anh (chị), làm thế nào để khắc phục được những hạn chế đó? Lấy
ví dụ cụ thể để chứng minh?

II.

Trình bày hiểu biết của anh (chị) về nguyên tắc viết cho phát
thanh. Biên tập một tác phẩm báo in hoặc báo mạng thành tác
phẩm dùng cho phát thanh và cho biết nguyên tắc mà anh (chị) áp
dụng.


LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu trao đổi thông tin giữa con người
ngày càng cao. Đây chính là động lực thúc đẩy báo chí phát triển. Báo chí là
bức tranh phản ánh hiện thực, qua lăng kính của nhà báo sự việc, hiện tượng và
con người hiện ra chân thực và sống động. Hiện thực cuộc sống vốn rộng lớn,
chưa đựng nhiều vấn đề phức tạp và luôn hoạt động không ngừng. Bởi vậy, các
nhà báo cần phải “soi chiếu” hiện thực dưới nhiều góc độ, chân thực và hấp dẫn,
đồng thời định hướng được nhận thức công chúng.
Trong hệ thống báo chí, phát thanh được xem là một trong những kênh thông
tin cơ bản của báo chí. Phát thanh mô tả khách quan bức tranh đa chiều trong
quá trình vận động, phát triển của sự kiện kết hợp với phân tích, đánh giá chỉ ra
nguyên nhân, làm sáng tỏ những vấn đề có tính thời sự bức xúc trong đời sống
xã hội bằng cách sử dụng âm thanh và phát qua song điện từ.
Trong xu thế phát triển chung của các loại hình báo chí, phát thanh cần phải phát
huy những lợi thế riêng của mình và bên cạnh đó cần sớm tìm ra những hạn chế


và các phương pháp khắc phục những hạn chế đó để có thể phát triển và cạnh
tranh được với các loại hình báo chí khác.
• Bài tiểu luận có tham khảo và sử dụng một số tài liệu:
- Bài viết của ThS. Nguyễn Lan Phương - Đài Tiếng nói Việt Nam
- Báo Công an Đà Nẵng
- Website Học viện báo chí tuyên truyền.
- Một số thông tin có chọn lọc trên internet.


NỘI DUNG

I.

Trình bày những thế mạnh, hạn chế của báo phát thanh? Theo
anh (chị), làm thế nào để khắc phục được những hạn chế đó? Lấy
ví dụ cụ thể để chứng minh?

A. Thế mạnh:
1- Đối tượng tác động rộng rãi nhất
Người nghe không cần biết chữ, miễn có khả năng nghe và hiểu được ngôn
ngữ lời nói được chuyển tải trên sóng phát thanh. Vì thế phát thanh ít hạn chế
đối tượng tiếp nhận hơn so với các loại hình báo chí khác như báo in, báo mạng
hay thậm chí cả truyền hình đều yêu cầu đối tượng phải biết chữ. Nhưng với
phát thanh chỉ cần có khả năng nghe là có có thể tiếp nhận thông tin từ phát
thanh.
2 – Tính bao quát, rộng lớn
Thông điệp trên sóng phát thanh có thể len lỏi vào mọi tầng lớp dân cư
khắp mọi nơi, đặc biệt là đối với những dân tộc ít người chỉ có tiếng nói mà
chưa có văn tự. Do đó, báo phát thanh có thể cứu sống, nuôi dưỡng hàng ngàn
ngôn ngữ không có ký tự trên thế giới đang có nguy cơ diệt vong.

2-

Do chuyển tải thông điệp nhờ sóng điện từ, cho nên báo phát thanh có
tính tức thì và tính tỏa khắp.

Nghĩa là ngay lập tức, thông điệp có thể tác động đến hàng triệu người trên
khắp hành tinh, vượt qua mọi biên giới quốc gia, lãnh thổ, vượt qua mọi cản trở
của hàng rào thuế vụ, hải quan, biên phòng… Đó là ưu thế lý tưởng của báo phát
thanh. Đây là một lợi thế hơn hẳn so với báo in. Ngay với cả truyền hình hay
báo điện tử ở nước ta thì tình tỏa khắp vẫn kém hơn phát thanh rất nhiều bởi
diện phủ song của phát thanh là lớn hơn.


3- Cơ chế tác động linh hoạt, khả năng tiếp nhận mọi nơi, mọi lúc
Tiện lợi cho người nghe, đặc biệt đối với nhóm công chúng phụ nữ và các
nước nghèo, vùng sâu, vùng xa. Báo phát thanh không chỉ tác động nhanh
chóng, tức thì, tỏa khắp mà còn thuận lợi cho mọi đối tượng. Với một chiếc máy
thu thanh nhỏ gọn, người nghe có thể mang theo bên mình đi khắp nơi. Với các
đối tượng là những người bận rộn thì vẫn có thể nghe phát thanh.
5 – Chi phí thấp
Chưa một loại hình báo chí nào lại rẻ tiền như báo phát thanh. Điều này
đặc biệt có lợi cho các nước nghèo và những nhóm công chúng dân cư nghèo.
Một chiếc máy thu âm tương đối tốt ở thời điểm hiện tại chỉ có giá khoảng 100
nghìn đồng. Như vậy, chi phi để sử dụng phát thanh là rất thấp. Chưa kể đến là
hầu hết các loại điện thoại di động đã có kết hợp tính năng nghe radio.
6- Là kênh truyền thông sinh động, hấp dẫn cho mọi đối tượng, mọi lứa tuổi,
mọi vùng miền
Nhờ việc sử dụng thế giới âm thanh, báo phát thanh có thể tạo dựng lên bức
tranh sống động về cuộc sống hôm nay cả về diện mạo và chiều sâu trong ký ức
con người, kích thích mạnh mẽ trí tưởng tượng của người nghe.

Xét về mặt bản chất - báo phát thanh có những ưu điểm:
1 / Kỹ thuật đơn giản, tiện lợi
Chỉ cần một thiết bị thu tín hiệu nhỏ là công chúng đã có thể hưởng thụ các
chương trình phát thanh ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào. Nếu đọc báo in, bạn cần
phải có ánh sáng, xem truyền hình, đọc báo mạng điện tử thì phải có một chiếc
tivi, có máy tính hoặc phương tiện nối mạng internet… Hơn nữa tất cả các
phương tiện này đòi hỏi bạn phải tập trung cao độ trong một điều kiện không
gian tương đối ổn định thì mới có thể hưởng thụ trọn vẹn thông tin. Nhưng phát
thanh đơn giản hơn thế rất nhiều. Chỉ với một chiếc radio nhỏ nhẹ, rẻ tiền và


nguồn năng lượng cũng rất rẻ, bạn có thể vừa nghe chương trình phát thanh vừa
làm mọi công việc , kể cả lái xe ô tô hay đi bộ tập thể dục trong công viên…
Nếu xét ở phương diện phủ sóng rộng thì phát thanh luôn vững vàng ở vị trí số
một so với tất cả các loại hình báo chí khác như báo in, báo hình, báo mạng điện
tử. Chính vì đặc điểm đơn giản về kỹ thuật, rẻ tiền về phương tiện mà ở Việt
Nam, từ miền núi đến hải đảo xa xôi hay nông thôn đều có sự hiện hữu của
chiếc radio.
2/ Khả năng thông tin thời sự nhanh nhạy
Như đã nêu ở trên, ưu thế nổi bật đầu tiên của phát thanh là kỹ thuật đơn giản
tiện lợi. Thế nhưng, ưu thế đặc thù khiến cho phát thanh hiện đại cạnh tranh
được với các loại hình báo chí truyền thông khác là sự nhanh nhạy trong thông
tin.
Thông tin nhanh là một yêu cầu sống còn đối với một đài phát thanh hiện đại. So
với các loại hình báo chí, truyền thông đại chúng khác, sự vượt trội của phát
thanh trước hết là khả năng cung cấp cho bạn nghe đài những thông tin mới
nhất, nóng hổi nhất, những thông tin vừa mới xảy ra, đang xảy ra, hoặc sẽ xảy ra
mà chưa có ai biết. Về ưu thế này, hiện nay chỉ có báo mạng điện tử mới có thể
cạnh tranh được với báo phát thanh mà thôi. Tuy nhiên, do đặc điểm của báo
mạng là phụ thuộc vào đường truyền và phương tiện cồng kềnh, kỹ thuật phức

tạp nên sự tiện lợi của chiếc radio vẫn có những ưu thế do luôn đồng hành cùng
với mỗi cá nhân trong mọi địa hình, mọi hoàn cảnh.
Theo PGS, TS. Đức Dũng thì “trong cuộc cạnh tranh giữa các phương tiện thông
tin đại chúng hiện nay, ai nắm vững thông tin mới nhất và truyền tải thông tin
một cách nhanh nhất thì người đó sẽ chiến thắng”. Riêng với báo phát thanh, xét
về khía cạnh nội dung thông tin và hình thức giao tiếp với thính giả, việc đưa
thông tin nhanh sẽ làm tăng tính trực tiếp, rút ngắn thời điểm sự kiện xảy ra với
thời điểm công chúng tiếp nhận sự kiện. Hiện nay, cũng giống như nhiều Đài
phát thanh trên thế giới. ở Hệ Thời sự - Chính trị tổng hợp của Đài Tiếng nói


Việt Nam, cứ sau mỗi giờ đồng hồ lại có một bản tin 5 phút để cập nhật những
thông tin mới nhất, phản ánh kịp thời về những sự kiện nóng hổi nhất.
3/ Gần gũi công chúng, hiệu quả tác động cao
Một trong những thế mạnh của báo phát thanh được thính giả đánh giá cao là
những người làm báo phát thanh biết cách tôn trọng người nghe và tác động
nhanh, hiệu quả đến công chúng. Nói cách khác, sức hấp dẫn của báo phát thanh
chính là ở là sự thân mật, gần gũi với công chúng thính giả.
Với mục tiêu thu hút thính giả, tạo ra sức sống cho làn sóng phát thanh, những
người làm báo phát thanh hiện đại không chỉ quan tâm đến việc đem lại cho
công chúng những thông tin nóng hổi, bổ ích, gần gũi với cuộc sống thường nhật
của người nghe mà còn là ở cách thể hiện những thông tin đó một cách thân
tình, gần gũi “như nói với một người bạn”. Người làm báo phát thanh ngày này
rất quan tâm đến những thói quen và sở thích của từng nhóm công chúng nghe
đài, không ngừng cải tiến về hình thức để các chương trình phát thanh ngày càng
gần gũi hơn với thính giả, phù hợp với từng đối tượng nghe đài, đáp ứng thị hiếu
ở từng độ tuổi...
B. Hạn chế
Hạn chế của phát thanh có thể dễ nhận thấy nhất là mức độ xác định của
thông tin tiếp nhận. Do cách tiếp nhận duy nhất là nghe nên thông tin xuất hiện

theo chuỗi tín hiệu âm thanh tuyến tính. Người nghe hoàn toàn phụ thuộc và bị
động về tốc độ, trình tự vận hành của dòng âm thanh. Chỉ cần một thời điểm
không tập trung chú ý đã có thể hiểu không đúng hay không đầy đủ nội dung
thông điệp. Mặt khác, những thông tin có logic thường có nhiều mối quan hệ
đan xen phức tạp, nên khi phát trên phát thanh sẽ có hiệu quả thấp. Bởi vì, người
ta rất khó theo dõi những thông tin đó khi mà trí nhớ nhanh của con người có
hạn. Thậm chí, khi sự diễn đạt dài dòng và phức tạp thì người ta không thể ghi
nhớ kịp thời những thông tin đầu tiên nên không thể hình dung đầy đủ toàn bộ


nội dung phán đoán. Để khắc phục những hạn chế đó trong phát thanh, người ta
xây dựng nhiều chương trình xen kẽ, rút ngắn cách diễn đạt câu, đoạn hay cả
bài, không chạy theo chi tiết mà chú ý khái quát thành những mệnh đề phán
đoán dễ nhớ, tạo ấn tượng sâu sắc. Những thông điệp quan trọng thường được
nhắc đi, nhắc lại nhiều lần trong một chương trình và chương trình đó được lặp
lại nhiều lần trong ngày vào những thời điểm khác nhau.
Đưa tin nhanh, các chương trình âm nhạc sinh động tác động, tác động đồng loạt
trong diện rất rộng một cách tức thời- đó là xu hướng chính trong sự phát triển
của phát thanh hiện nay. Đó là con đường để phát thanh giữ lại thính giả của
mình. Điều đó giải thích tại sao chương trình âm nhạc và tin tức của Đài tiếng
nói Việt Nam thường có số lượng người nghe đông nhất.
Thiếu hấp dẫn do không thể hiện bằng hình ảnh
Phát thanh sử dụng âm thanh tổng hợp. Được người khác đọc, kể, thông báo…
cho nghe là một cảm giác rất dễ chịu. Tuy nhiên, “trăm nghe không bằng một
thấy”. Âm thanh có thể sống động, thân mật, riêng tư nhưng chỉ thoảng qua, khó
đọng lại, khó ghi nhớ. Điều đó đã chỉ ra nhược điểm lớn nhất của loại hình báo
nói là “tính thoảng qua”. Nghe nhiều nhưng ấn tượng không thể so sánh được
với một lần được chứng kiến bằng mắt.
Với báo phát thanh truyền thống, do chỉ thông tin qua âm thanh tổng hợp (với 3
yếu tố cơ bản là lời nói, tiếng động, âm nhạc) nên không có ưu thế trong việc tác

động qua thị giác. Tuy nhiên, với phương thức phát thanh có hình (phát thanh
trên mạng), nhược điểm này cũng đã phần nào được khắc phục. Hiện nay, kênh
VOV Giao thông của Đài Tiếng nói Việt Nam đang kết hợp phát trên sóng phát
thanh tần số 91MHz và phát trên Hệ phát thanh có hình vào những giờ cao điểm.
Sự kết hợp mang tính chất đa phương tiện này là một nét mới mẻ, cho thấy ưu
thế của báo phát thanh hiện nay.
Khó khăn khi cần lưu giữ chương trình hoặc tra cứu tư liệu
Đây là điểm yếu cơ bản của phát thanh. So với các loại hình khác như báo in và
báo mạng điện tử. Nếu công chúng của báo in và báo điện tử dễ dàng tra cứu và


sử dụng những thông tin bổ ích, cần thiết trên hai loại hình báo chí này thì công
chúng phát thanh khó lòng làm được như vậy.
Thông tin theo trật tự thời gian
Hạn chế khác của phát thanh là thông tin theo trật tự thời gian. Điều này gây khó
khăn trong tiếp nhận của công chúng, công chúng không được chủ động lựa
chọn chương trình và thứ tự theo sở thích, trình độ, khả năng. Điều này là hạn
chế của phát thanh, đặc biệt là nếu so với báo in và báo điện tử. Tuy nhiên, với
phát thanh trên mạng interrnet, nhược điểm này đã bị hạn chế tối đa vì công
chúng có thể nghe theo ý thích của họ sau khi đã download chương trình.
Khắc phục những hạn chế của báo phát thanh
1. Đổi mới về nội dung
Các đài phát thanh Việt Nam chưa làm tốt nhiệm vụ là người bạn đồng
hành của người nghe; nội dung chương trình chưa phù hợp . Người nghe đài rất
thích nghe nhạc trên đài phát thanh nhưng chương trình ca nhạc chưa đáp ứng
đúng, đủ nhu cầu người nghe. Góc tiếp cận của các đài phát thanh là từ lãnh đạo
nhiều hơn là từ phía người dân. Ngoài ra, cách tiếp cận còn nghèo nàn, và còn bị
“áp đảo” bởi loại hình truyền thông khác.
Mặc dù Đài Tiếng nói Việt Nam có website riêng, nhưng các dịch vụ riêng biệt
của Đài rất ít. Để nghe thử kênh VOV1 trên mạng thì chờ mãi cũng chẳng thấy

tiếng đâu. Báo in của Đài thì không gây được tiếng vang gì đối với xã hội và
đang chìm nghỉm giữa 800 tờ báo và tạp chí của cả nước. Kênh truyền hình thử
nghiệm cũng không có gì đặc biệt và hay hơn Đài Truyền hình Việt Nam. Đấy là
Đài Tiếng nói Việt Nam, còn lại 64 đài khác đều tỏ ra lép vế trước các loại hình
ra đời sau nó và cả trước nó.
Radio cần trở thành phương tiện truyền thông đi cùng với thính giả, cần thực
hiện 2 nhiệm vụ là truyền bá thông tin – kiến thức và giải trí – thư giãn; nên áp
dụng truyền thanh trực tiếp; xây dựng tạp chí phát thanh, với khoảng 4 tạp


chí/ngày, mỗi tạp chí kéo dài 3-4 tiếng, dành cho mỗi đối tượng khác nhau như
phụ nữ, người già, thanh niên; tăng thời lượng âm nhạc; giã từ thói quen sản
xuất những chương trình cố định, thính giả nhất định. Ngoài ra, áp dụng cơ cấu
tổ chức một tờ báo lớn cho đài phát thanh. Trên các đài BBC, VOA người ta có
thể vừa nghe radio vừa xem các video clip, đủ mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi ở khắp
nơi trên thế giới đều có thể nghe được chương trình phát thanh của họ, có thể
học tiếng Anh với sự trợ giúp tuyệt với từ Đài. Điều trái ngược là, ở Việt Nam
hiện nay muốn nghe đài thì thì phải mua đài, muốn học tiếng Việt thì phải tới
các Trung tâm, các trường ngoại ngữ. Có lẽ dạy tiếng Việt không phải là việc
của Đài. Vậy tại sao các Đài thế giới người ta lại làm chuyện ấy? Bởi lẽ khi học
tiếng Anh bắt buộc người ta phải nghe các chương trình radio để thực hành kỹ
năng nghe của mình. Như vậy, có thể thấy, các Đài BBC, VOA đã đầu tư chỉ để
lôi kéo một lượng thính giả cho dù là không lớn, qua đó có thể thấy dù là lượng
thính giả nhỏ cũng có ý nghĩa lâu dài.
Việc phân chia chương trình theo các loại đối tượng khác nhau có tác dụng chia
nhỏ để phục vụ ngày càng tốt hơn. Ví dụ như Đài VOA người ta chia thành
nhiều chủ đề cho người nghe về vấn đề lịch sử, nông nghiệp, văn hoá, giải trí,
chính trị… , còn Đài BBC thì chia làm rất nhiều kênh, mỗi kênh một lĩnh vực.
Báo viết của đài có nội dung hoàn toàn khác với các chương trình phát thanh, kể
cả chương trình truyền hình của Đài cũng vậy.

Chính vì không chú trọng xây dựng những chương trình dành cho những đối
tượng chuyên biệt nên phát thanh Việt Nam không có những bài phân tích, bình
luận sâu về một vấn đề nào đó. Những nội dung trên đài không mang tính xuyên
suốt hoặc thành một “series” như trên báo mạng hoặc báo in. Ví dụ cùng phản
ánh về nạn tham nhũng tại một công ty nào đó thì tính chiến đấu, tính phản biện
của các đài thường không cao. Do đó, cũng dễ hiểu nếu như thấy công chúng có
tâm lý chờ đợi các bài viết kỳ sau trên báo in chứ không phải là háo hức chờ
xem chương trình tới đài sẽ “nói” gì.
“Các chương trình thát thanh của đài Việt Nam còn hơi nặng nề. Nhiều đài phát
18-24 tiếng/ngày, cũng có đài nhỏ phát 1-2 tiếng/ngày”[1]. Nhưng phát để mà


phát vì không có người nghe. Nội dung không theo sát với từng đối tượng nên
không có được lượng thính giả trung thành. Do đó, hiệu quả tác động đối với xã
hội chưa cao. Điều đó dẫn đến việc phát thanh chưa được xem trọng lắm ngay từ
sự nhìn nhận của công chúng cũng như những nhà quản lý.
2. Đội ngũ những người làm phát thanh cần phải năng động hơn
Yếu tố con người luôn mang ý nghĩa quyết định. Bởi cũng giống như Việt
Nam, phát thanh các nước phương Tây sự cạnh tranh còn khắc nghiệt hơn nhiều.
Vậy mà bằng sự cải tổ bộ máy, sự đổi mới nội dung chương trình mạnh mẽ đã
giúp các đài phát thanh nước ngoài không những bị suy giảm công chúng mà họ
còn biết cách tăng lượng người nghe ngày một đông thêm thông qua các chương
trình nghe, xem radio qua internet và mạng di động.
Phát thanh Việt Nam mặc dù đã có nhiều cố gắng và cải biến song vẫn chưa đủ
sự nhanh nhạy cần thiết. Phải chăng là tư duy cũ đã ăn mòn quá sâu, hay sự bao
cấp của Nhà nước đã khiến các đài không sợ bị canh tranh bởi lượng phát hành
như báo in nên phát thanh vẫn cứ “tà tà” chạy theo thị hiếu?
Khi có một sự kiện nóng nào đó bất ngờ diễn ra, bao giờ người ta cũng thấy các
phóng viên báo viết, báo mạng đến đầu tiên sau đó mới thấy phóng viên phát
thanh, truyền hình. Sự chậm chễ do tác phong, do thói quen hay do sự thiếu các

mối quan hệ để có được những mạng lưới cung cấp thông tin nhanh nhạy cho
phóng viên? Khi phỏng vấn lãnh đạo cao cấp hoặc thể hiện chính kiến tham gia
tranh luận, bình luận phóng viên phát thanh chưa thực sự thể hiện hết bản lĩnh
của mình. Nhiều người cho rằng phóng viên phát thanh “lành” quá. Có lẽ vì vậy
mà các nội dung của chương trình thiếu “bản sắc” chăng? Dư luận thường than
phiền về sự “kênh kiệu” của phóng viên truyền hình, sự “ta đây” của phóng viên
báo viết; sự “ thái quá” của phóng viên báo mạng nhưng gần như chả thấy ai
than phiền về “tật xấu” của phóng viên phát thanh. Sự thờ ơ của dư luận hay sự
nhạt nhoà của phóng viên báo phát thanh khiến bị người ta không “thèm” để ý?
Để có được những chương trình tốt nhằm mục đích lấy lại vị thế cho phát thanh,
đòi hỏi những phóng viên vừa thành thạo về một chuyên đề, mặt khác, quan


trọng hơn là có khả năng truyền bá thông tin, nói có sức thuyết phục, truyền
cảm, được khán giả chấp nhận.
Các sinh viên khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần được đào tạo thêm các nội
dung về cách viết thể loại phóng sự, hình thức viết ngắn gọn, súc tích, cách dẫn
chương trình, tạo cầu nối với thính giả, ngoài ra cần biết khai thác tính tương tác
giữa đài phát thanh với thính giả; cách dẫn dắt, gợi mở tại các diễn đàn; xây
dựng và sử dụng các tính năng hữu ích của phát thanh qua internet.
Hiện nay, nhiều phóng viên, biên tập viên của Đài được đào tạo từ các chuyên
ngành khác. Cách trình bày, biên tập, sử dụng ngôn ngữ vẫn theo kiểu của báo
viết nên sự hấp dẫn chưa cao.
Để người làm phát thanh ngày càng chuyên nghiệp thì chắc chắn phải có khâu
đào tạo lại. Việc cử phóng viên đi thực tập, học nghề tại các đài phát thanh lớn
trên thế giới là một yêu cầu bức thiết nhằm đổi mới nội dung cũng như phương
thức sáng tạo tác phẩm của các chương trình phát thanh.
Mặc dù luôn gặp phải những bức xúc từ sự cạnh tranh, từ đòi hỏi phải đổi mới,
từ sự khai thác và chuyển tải thông tin nhưng nếu biết quan tâm, giải quyết các
bức xúc đó một cách triệt để thì phát thanh Việt Nam sẽ không mất công chúng.

Tăng cường hội nhập quốc tế, tạo hành lang cho phát triển, mở rộng các loại
hình dịch vụ sẽ góp phần tăng tính ưu việt của đài từ đó xây dựng các chương
trình phát thanh ngày càng bổ ích, hấp dẫn.
Áp dụng những thành tựu kỹ thuật số hiện đại để nâng cao chất lượng chương
trình phát thanh. Phát thanh kỹ thuật số sẽ cho chất lượng âm thanh cao hơn lại
có khả năng chống nhiễu cao. Dữ liệu âm thanh sẽ được lưu giữ và chia sẻ một
cách dễ dàng rất thuận lợi cho việc quản lý.

II.

Trình bày hiểu biết của anh (chị) về nguyên tắc viết cho phát
thanh. Biên tập một tác phẩm báo in hoặc báo mạng thành tác
phẩm dùng cho phát thanh và cho biết nguyên tắc mà anh (chị) áp
dụng.


A. Nguyên tắc viết cho phát thanh
- Không mở đầu bằng từ riêng, con số quan trọng
- Các chi tiết quan trọng được đưa lên đầu
Sử dụng văn nói (viết cho người nghe) - phong cách khẩu ngữ, đời thường
- Văn nói: đơn giản và gần gũi.
- Văn kể chuyện: nói những cái gì mà nhà báo vừa thấy hoặc vừa nghe.
- Hãy dùng các câu ngắn, đơn giản, dùng động từ ở dạng chủ động. Tránh dùng
động từ ở thế bị động.
- Không nói vòng vo, dài dòng.
- Cho phép sử dụng những yếu tố (từ) đưa đẩy, để thính giả dễ tiếp nhận:
Giản dị, ngắn gọn
Đây là một nguyên tắc quan trọng, một yếu tố quyết định của loại hình báo nói.
Tránh những từ dài, phức tạp và sáo rỗng.
Đơn giản hóa từ ngữ bất cứ chỗ nào có thể đươc.

Mỗi ý một câu.câu ngắn, ý rõ.
Viết những đoạn dễ đọc, dễ nói.
Phải viết ngắn gọn, súc tích.
Cắt bỏ tính từ và trạng từ.
Hạn chế đến mức tối đa dạng bị động. Dùng các động từ mạnh ở dạng chủ động.
Thời sự, thân mật
Tiêu chí cao nhất của giá trị tin tức phát thanh: tính cấp thời, tức thời
Phát thanh là là nói cái vừa xẩy ra, đang xảy ra.
Tầm quan trọng của tính cấp thời chi phối việc đưa tin phát sóng, từ việc tường
thuật cái gì cho đến tường thuật như thế nào.
Khi có một sự kiện nổi bật xảy ra thì một chương trình thường lệ có thể bị ngắt
giữa chừng.
Diễn đạt rõ ràng
- Viết rõ ràng và chính xác.
- Không viết, nếu thông điệp đó không hiểu được hoặc khó hiểu.


- Sự rõ ràng đòi hỏi phải viết đơn giản trong những câu ngắn.
- Hạn chế viết câu có mệnh đề phụ.
Một số nguyên tắc cụ thể:
- Hãy viết nhu khi bạn nói
- Hãy viết cô động nhưng đừng ngắn quá
- Hãy viết bằng giọng văn của mình
- Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng và câu đơn giản
- Đừng đưa quá nhiều chi tiết, sự kiện vào một câu
- Hãy viết câu mở đầu cho hấp dẫn
- Hãy lấy thông tin cho chính xác
- Tên riêng luôn quan trọng
- Chủ thể của hành động luôn được nói trước
- Đừng quá trau chuốt

- Sử dụng thì hiện tại và thể chủ động
- Hãy viết rõ các từ, con sô, chữ cái được viết tắt để thuận tiện cho người
đọc
- Không chỉ đọc mà cần phải nghe lại những gì bạn viết
- Sửa chữa , biện tập phải rõ ràng.
B. Biên tập một tác phẩm báo in hoặc báo mạng thành tác phẩm dùng
cho phát thanh và cho biết nguyên tắc mà anh (chị) áp dụng.
Bài gốc đăng trên báo Công an Đà Nẵng
Link: />TÌNH YÊU & TỘI ÁC

(Cadn.com.vn) - Biết người yêu cũ sắp lấy chồng trong khi trái tim mình vẫn
còn vẹn nguyên tình cảm mỗi lúc nghĩ về người con gái đó nên Ngô Truy Lĩnh


(1989, trú thôn Bầu Cầu, xã Hòa Châu, H. Hòa Vang, TP Đà Nẵng) tìm mọi
cách không để người con trai khác “cướp” đi “một nửa” của mình. Và cũng chỉ
vì lòng ghen tuông, ích kỷ mà Lĩnh đã đánh mất tương lai, nhốt những ngày
tháng tươi đẹp sau song sắt nhà giam.
TÌNH YÊU ĐÁNH MẤT
Ngày 12-1-2013, trong cái lạnh tái tê của mùa đông, nhưng hàng trăm người dân
vẫn đổ về hội trường UBND xã Hòa Phong, Hòa Vang, TP Đà Nẵng theo dõi
phiên tòa xét xử Ngô Truy Lĩnh về tội “Giết người”. Người đến tham dự phiên
xét xử ngày một đông thêm, đứng tràn ra hành lang ba phía, thậm chí những
người đến muộn phải ngồi ngoài sân theo dõi qua loa phát thanh.
Trong phòng xử, Ngô Truy Lĩnh đứng cúi mặt trước HĐXX và một biển người.
Với Lĩnh, ngay giờ này, cái lạnh của thời tiết không đáng sợ bằng sự ghẻ lạnh
mà những ánh mắt đang hướng về mình. Nhiều người tiếc cho bị cáo vì Lĩnh
vốn là thanh niên hiền lành, tham gia lực lượng dân quân tự vệ. Vậy mà chỉ vì
tình yêu, vì lòng ích kỷ và sự ghen tuông mù quáng, Lĩnh đã đóng sập cánh cửa
tương lai của mình.


Vợ sắp cưới của nạn nhân quặn lòng khi nhắc lại sự việc đau
lòng.
Mặc dù Liên, bạn gái đã nói lời chia tay vì lý do Lĩnh hay ghen tuông vô cớ nên
không thể gắn bó trọn đời với nhau. Vậy nhưng, Lĩnh lại luôn cho rằng chỉ vì


giận hờn nên Liên mới nói vậy. Cũng vì còn yêu nên khi thấy Liên thường đến
nhà chơi, thăm ba mẹ mình nên Lĩnh càng ngày càng tin hai người sẽ lại như
xưa. Tin và hy vọng rất nhiều nên khi biết tin người mình yêu sắp lên xe hoa
cùng anh Trần Văn Tư thì Lĩnh vô cùng “sốc”, đau khổ và hạ quyết tâm ngăn
cản đến cùng. Tìm gặp Liên để nói cho người mình yêu biết “anh không thể
sống thiếu em”, nhưng chị Liên rõ ràng trắng đen “giữa hai ta giờ chỉ là bạn”
nên Lĩnh đã có ngay một kế hoạch mới. Theo Lĩnh, nguyên cớ đều là do “người
thứ ba” xuất hiện nên “cuộc tình đâm dang dở”, muốn giữ được người yêu thì
chỉ có cách duy nhất là tìm gặp Tư để giải quyết...
Đêm 30-10-2012, Lĩnh tìm gặp anh Tư trên quãng đồng vắng vẻ và kết cục là
xảy ra màn rượt đuổi, đánh đấm rồi Lĩnh đã dìm anh Tư xuống ruộng. Lĩnh đã
sai lầm khi nghĩ rằng làm như vậy y lại có được tình yêu như xưa, nhưng không
ngờ kết cục lại thảm đến thế, một người vĩnh viễn mất đi, một người ném tương
lai tươi sáng của mình xuống vực...

Bị cáo Lĩnh trước vành móng ngựa.
NỖI ĐAU CÒN LẠI
Trước tòa, một mực cho rằng mình không cố ý giết chết anh Trần Văn Tư,
nhưng những câu hỏi từ HĐXX liên tục xoáy sâu đến nguyên nhân, tình tiết
cuộc gặp của hai người “giữa cánh đồng vắng đêm 30-10” khiến Lĩnh lúng túng,
trán vã mồ hôi. Trước những lập luận sắc bén của HĐXX, Lĩnh đuối lý, thừa



nhận toàn bộ tội lỗi mà mình đã gây ra.
Nén nỗi đau thương con, bố nạn nhân Trần Văn Tư tâm sự: “Tư là lao động
chính trong gia đình. Mẹ Tư bị bệnh tim rất nặng, nhà nghèo không có tiền chữa
trị nên cứ phải sống chung với những cơn đau chết đi sống lại. Ngày bác sĩ yêu
cầu mẹ Tư nhập viện để phẫu thuật cũng là ngày Tư vĩnh viễn ra đi. Tư chết đi,
gia đình chúng tôi chìm ngập trong nỗi đau. Bà nội Tư vì thế đổ bệnh nằm liệt
giường... Chúng tôi chẳng mong gì, chỉ mong sao pháp luật trừng trị thích đáng
kẻ có tội để vong linh con tôi được mỉm cười nơi chín suối”.

Nỗi đau mất con khiến bệnh tim của mẹ Tư thêm nặng.
Khi nghe đại diện VKSND, người giữ quyền công tố tại phiên tòa đề nghị mức
án 18 đến 20 năm tù đối với bị cáo Ngô Truy Lĩnh, khán phòng bỗng chộn rộn
hẳn lên, mọi người tỏ thái độ không đồng tình với mức án này. Ông Trần Thanh
Bình - ông nội bác của Tư cho rằng, mức án mà VKSND đề nghị là quá thấp.
Hành vi giết người của Lĩnh chưa đến mức phải loại trừ ra khỏi đời sống xã hội,
nhưng cũng không thể chỉ dừng lại ở khung hình phạt nêu ra.


Không nói được nhiều như những người thân khác trong gia đình, suốt quá trình
xét xử, mẹ của nạn nhân chỉ biết ôm ngực như cố nén những cơn đau. Nỗi lòng
người mẹ thương con và những giọt nước mắt khóc con đã gần như cạn khô
trong bà. Mỗi lời khai của Lĩnh tại tòa là thêm mỗi mũi kim đâm vào trái tim
đang run rẩy vì bệnh tật khiến cho bà không còn đủ sức để nói, để than. Phần lớn
những người tham dự phiên tòa hôm ấy đồng tình với quan điểm của người nhà
nạn nhân Tư. Họ cho rằng cần phải có một khung hình phạt thích đáng đối với
hành vi giết người của Lĩnh.
Trong giây phút ngắn ngủi để nói lời nói sau cùng, Lĩnh đã khóc: “Con cúi lạy
gia đình của Tư. Con xin các ông, các bà, các chú tha lỗi cho con. Con đã biết
lỗi của mình rồi, trong suốt những ngày ngồi trong trại tạm giam con đã suy nghĩ
rất nhiều, con ân hận lắm. Con biết giờ con có nói gì, làm gì thì cũng không thể

mang Tư trở lại cuộc sống này được. Con chỉ mong...”.
HĐXX TAND TP Đà Nẵng đã tuyên phạt Lĩnh 20 năm tù về tội “Giết người” và
buộc bồi thường cho gia đình nạn nhân hơn 100 triệu đồng. Trước khi tra tay
vào còng, Lĩnh ngẩng mặt nhìn Liên lần cuối, ánh mắt vẫn đầy yêu thương trong
tuyệt vọng...
Bài, ảnh: Phương Trang
Biên tập thành một tác phẩm dùng cho phát thanh
TÌNH YÊU VÀ TỘI ÁC
Cũng chỉ vì lòng ghen tuông, ích kỷ mà Ngô Truy Lĩnh (1989, trú thôn
Bầu Cầu, xã Hòa Châu, H. Hòa Vang, TP Đà Nẵng) đã cướp đi một cuộc đời
khác và tự đánh mất tương lai mình, nhốt những ngày tháng tươi đẹp sau song
sắt nhà giam.
Ngày 12-1-2013, tại hội trường UBND xã Hòa Phong, Hòa Vang, TP Đà Nẵng
có rất nhiều người đổ về để chứng kiến phiên tòa xét xử Ngô Truy Lĩnh về tội
“Giết người”.


Trong phòng xử, Ngô Truy Lĩnh đứng cúi mặt trước Hội đồng xét xử và một
biển người. Với Lĩnh, ngay giờ này, cái lạnh của thời tiết không đáng sợ bằng sự
ghẻ lạnh mà những ánh mắt đang hướng về mình. Nhiều người tiếc cho bị cáo vì
Lĩnh vốn là thanh niên hiền lành, tham gia lực lượng dân quân tự vệ. Vậy mà chỉ
vì tình yêu, vì lòng ích kỷ và sự ghen tuông mù quáng, Lĩnh đã đóng sập cánh
cửa tương lai của mình.
Trước đó, mặc dù Liên - bạn gái của Lĩnh - đã nói lời chia tay vì lý do Lĩnh hay
ghen tuông vô cớ nên không thể gắn bó trọn đời với nhau. Vậy nhưng, Lĩnh lại
luôn cho rằng chỉ vì giận hờn nên Liên mới nói vậy. Khi thấy Liên thường đến
nhà chơi, thăm ba mẹ mình nên Lĩnh càng ngày càng tin hai người sẽ lại như
xưa. Tin và hy vọng rất nhiều nên khi biết tin người mình yêu sắp lên xe hoa
cùng anh Trần Văn Tư thì Lĩnh vô cùng “sốc”, đau khổ và hạ quyết tâm ngăn
cản đến cùng. Tìm gặp Liên để níu kéo tình yêu nhưng không thành Lĩnh cho

rằng nguyên nhân là tại “người thứ ba” nên đã tìm gặp Tư để giải quyết.
Đêm 30-10-2012, Lĩnh tìm gặp anh Tư trên quãng đồng vắng vẻ và xảy ra
màn rượt đuổi, đánh đấm rồi Lĩnh đã dìm anh Tư xuống ruộng. Kết quả dẫn đến
việc anh Tư tử vong.
Trước tòa, Lĩnh một mực cho rằng mình không cố ý giết chết anh Trần
Văn Tư, Nhưng trước những lập luận sắc bén của Hội đồng xét xử, Lĩnh đuối lý,
thừa nhận toàn bộ tội lỗi mà mình đã gây ra.
Nén nỗi đau thương con, bố nạn nhân Trần Văn Tư tâm sự: “Tư là lao động
chính trong gia đình. Mẹ Tư bị bệnh tim rất nặng, nhà nghèo không có tiền chữa
trị nên cứ phải sống chung với những cơn đau chết đi sống lại. Ngày bác sĩ yêu
cầu mẹ Tư nhập viện để phẫu thuật cũng là ngày Tư vĩnh viễn ra đi. Tư chết đi,
gia đình chúng tôi chìm ngập trong nỗi đau. Bà nội Tư vì thế đổ bệnh nằm liệt
giường... Chúng tôi chẳng mong gì, chỉ mong sao pháp luật trừng trị thích đáng
kẻ có tội để vong linh con tôi được mỉm cười nơi chín suối”.
Khi nghe đại diện Viện kiểm sát, đề nghị mức án 18 đến 20 năm tù đối với
bị cáo Ngô Truy Lĩnh, thì mọi người tỏ thái độ không đồng tình với mức án này.


Ông Trần Thanh Bình - ông nội bác của Tư cho rằng, mức án mà Viện kiểm sát
nhân dân đề nghị là quá thấp. Hành vi giết người của Lĩnh chưa đến mức phải
loại trừ ra khỏi đời sống xã hội, nhưng cũng không thể chỉ dừng lại ở khung hình
phạt nêu ra. Phần lớn những người tham dự phiên tòa hôm ấy đồng tình với quan
điểm của người nhà nạn nhân Tư. Họ cho rằng cần phải có một khung hình phạt
thích đáng đối với hành vi giết người của Lĩnh.
Không nói được nhiều như những người thân khác trong gia đình, suốt
quá trình xét xử, mẹ của Tư chỉ biết ôm ngực như cố nén những cơn đau. Nỗi
lòng người mẹ thương con và những giọt nước mắt khóc con đã gần như cạn
khô trong bà.
Trong giây phút ngắn ngủi để nói lời nói sau cùng, Lĩnh đã khóc: “Con
cúi lạy gia đình của Tư. Con xin các ông, các bà, các chú tha lỗi cho con. Con đã

biết lỗi của mình rồi, trong suốt những ngày ngồi trong trại tạm giam con đã suy
nghĩ rất nhiều, con ân hận lắm. Con biết giờ con có nói gì, làm gì thì cũng không
thể mang Tư trở lại cuộc sống này được. Con chỉ mong...”.
HĐXX TAND TP Đà Nẵng đã tuyên phạt Lĩnh 20 năm tù về tội “Giết người” và
buộc bồi thường cho gia đình nạn nhân hơn 100 triệu đồng.



Các nguyên tắc đã được áp dụng trong phẩn biên tập
- Ngắn gọn.
Những câu dài trong bài đã được rút gọn ngắn hơn, giúp phát thanh viên

dễ đọc, dễ ngắt và người nghe khi tiếp nhận không bị ngập thông tin. Ví dụ:
“Đêm 30-10-2012, Lĩnh tìm gặp anh Tư trên quãng đồng vắng vẻ và kết cục là
xảy ra màn rượt đuổi, đánh đấm rồi Lĩnh đã dìm anh Tư xuống ruộng. Lĩnh đã
sai lầm khi nghĩ rằng làm như vậy y lại có được tình yêu như xưa, nhưng không
ngờ kết cục lại thảm đến thế, một người vĩnh viễn mất đi, một người ném tương
lai tươi sáng của mình xuống vực...” được sửa thành “Đêm 30-10-2012, Lĩnh
tìm gặp anh Tư trên quãng đồng vắng vẻ và xảy ra màn rượt đuổi, đánh đấm rồi
Lĩnh đã dìm anh Tư xuống ruộng. Kết quả dẫn đến việc anh Tư tử vong.”


- Đưa chi tiết quan trọng lên đầu
Chi tiết quan trọng đã được đưa ngay lên đầu bài viết “Cũng chỉ vì lòng
ghen tuông, ích kỷ mà Ngô Truy Lĩnh (1989, trú thôn Bầu Cầu, xã Hòa Châu, H.
Hòa Vang, TP Đà Nẵng) đã cướp đi một cuộc đời khác và tự đánh mất tương lai
mình, nhốt những ngày tháng tươi đẹp sau song sắt nhà giam.”
- Bài biên tập cũng sử dụng câu kiểu văn nói nhiều hơn
- Sử dụng câu chủ động
Như đoạn “Tìm gặp Liên để nói cho người mình yêu biết “anh không thể sống

thiếu em”, nhưng chị Liên rõ ràng trắng đen “giữa hai ta giờ chỉ là bạn” nên
Lĩnh đã có ngay một kế hoạch mới. Theo Lĩnh, nguyên cớ đều là do “người thứ
ba” xuất hiện nên “cuộc tình đâm dang dở”, muốn giữ được người yêu thì chỉ có
cách duy nhất là tìm gặp Tư để giải quyết…” được thay thế bằng câu “Tìm gặp
Liên để níu kéo tình yêu nhưng không thành Lĩnh cho rằng nguyên nhân là tại
“người thứ ba” nên đã tìm gặp Tư để giải quyết.”
- Các câu văn quá trau chuốt được biên tập lại đơn giản hơn
VD: “Khi nghe đại diện VKSND, người giữ quyền công tố tại phiên tòa đề nghị
mức án 18 đến 20 năm tù đối với bị cáo Ngô Truy Lĩnh, khán phòng bỗng chộn
rộn hẳn lên, mọi người tỏ thái độ không đồng tình với mức án này.” Được sửa
thành “Khi nghe đại diện Viện kiểm sát, đề nghị mức án 18 đến 20 năm tù đối
với bị cáo Ngô Truy Lĩnh, thì mọi người tỏ thái độ không đồng tình với mức án
này.”
- Gạch bỏ những chi tiết không quá cần thiết. Trong bái viết cho báo
mạng có sử dụng nhiều chi tiết miêu tả và kể lể rườm rà, không quá
cần thiết đã được cắt đi
- Hạn chế tối đa viết tắt. Nhiều từ viết tắt trong bài đã được viết lại
nhằm mục đích thuận tiện hơn khi đọc văn bản
- Sử dụng các loại câu đơn giản



×