Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Nhận định và bài tập Luật ngân hàng có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.98 KB, 10 trang )

Nhận định Luật Ngân hàng
Câu 1. Mọi TCTD đều hoạt động ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận
Nhận định SAI
Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài
chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
Trong đó có ngân hàng chính sách hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà
nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước.
CSPL: Khoản 1 Điều 4, Khoản 1 Điều 17 Luật các tổ chức tín dụng
2. Tổ chức tín dụng được nộp đơn xin phá sản khi hoạt động thua lỗ mà không
muốn khôi phục hoạt động.
Nhận định SAI.
Theo quy định của pháp luật thì khi NHNN có văn bản về việc chấm dứt kiểm soát
đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục
hồi khả năng thanh toán mà TCTD vẫn lâm vào tình trạng phá sản thì TCTD mới được
nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản.
CSPL: Điều 155 Luật CTCTD.

Câu 3. Ban kiểm soát đặc biệt nộp đơn xin phá sản tổ chức tín dụng khi hết kiểm
soát mà tổ chức tín dụng không thể hoạt động bình thường
Nhận định SAI
Ban Kiểm soát đặc biệt chỉ có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng nộp đơn yêu cầu
Tòa án mở thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản chứ không tự mình nộp
đơn.
CSPL: Điểm đ Khoản 2 Điều 148 Luật các tổ chức tín dụng 2010
Câu 4. Công ty tài chính không được tiến hành mở tài khoản cho khách hàng


Nhận định SAI
Công ty tài chính được mở tài khoản tiền gửi, tài khoản quản lý tiền vay cho khách
hàng.
CSPL: Khoản 4 Điều 109 Luật các tổ chức tín dụng.



Câu 5. Tổ chức tín dụng nước ngoài muốn hoạt động ngân hàng tại Việt Nam thì chỉ
được thành lập dưới hình thức duy nhất là chi nhánh của ngân hàng nước ngoài.
Nhận định SAI
Tổ chức tín dụng nước ngoài muốn hoạt động ngân hàng tại Việt Nam còn có thể
được thành lập dưới hình thức: văn phòng đại diện, ngân hàng liên doanh, ngân hàng
100% vốn nước ngoài, công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước
ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước
ngoài.
CSPL: Khoản 8 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010
Câu 6. Cá nhân có thể nắm giữ 20% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại cổ
phần.
Nhận định sai
Một cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ
chức tín dụng.
CSPL: Khoản 1 Điều 55 Luật CTCTD 2010.
Câu 7. Tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi bằng vàng
Nhận định SAI
Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi
không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ
phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ
tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.
Tổ chức tín dụng chỉ được nhận tiền gửi bằng tiền.


CSPL: Khoản 13 Điều 4 Luật CTCTD 2010
Câu 8. Tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi bằng ngoại tệ.
Nhận định ĐÚNG
Vì đối với các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối thì có thể thực hiện
các giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ trong nước trong đó có hoạt động nhận tiền

gửi bằng ngoại tệ.
CSPL: khoản 1 Điều 1 Thông tư 15/2015/TT-NHNN

Câu 9. Khoản vay đặc biệt không cần hoàn trả khi sau khi hết kiểm soát đặc biệt mà
tổ chức tín dụng phải phá sản hoặc sáp nhập với tổ chức tín dụng khác
Nhận định SAI
Khoản vay đặc biệt được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ khác, kể cả các
khoản nợ có tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng hoặc được chuyển đổi thành phần vốn
góp, vốn cổ phần tại tổ chức tín dụng liên quan quy định tại Điều 149 của Luật CTTCTD
2010.
CSPL: Khoản 2 Điều 151 Luật CTCTD 2010.
Câu 10. Kiểm soát đặc biệt áp dụng đối với TCTD bị mất khả năng thanh toán.
Nhận định SAI
Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp
của Ngân hàng Nhà nước do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán.
CSPL: Khoản 1 Điều 146 Luật CTCTD 2010.
Câu 11. Ban kiểm soát đặc biệt là cơ quan có thẩm quyền quyết định gia hạn hoặc
chấm dứt thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.
Nhận định SAI.


Ban kiểm soát đặc biệt không quyền quyết định gia hạn hoặc chấm dứt thời hạn
kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng mà chỉ có thể kiến nghị Ngân hàng Nhà nước
quyết định gia hạn hoặc chấm dứt thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.
CSPL: điểm d, khoản 2, Điều 148 Luật CTCTD
Câu 12. Ban kiểm soát đặc biệt được quyền quyết định cho TCTD vay khoản vay
đặc biệt.
Nhận định SAI.
Ban kiểm soát đặc biệt không có quyền quyết định cho TCTD vay khoản vay đặc
biệt mà chỉ có quyền kiến nghị Ngân hàng Nhà nước quyết định cho vay đặc biệt đối với

TCTD.
CSPL: Điểm d, Khoản 2, Điều 148 Luật CTCTD
13. Chỉ có Thống đốc NHNNVN mới có quyền ra quyết định đặt TCTD vào tình
trạng kiểm soát đặc biệt.
Nhận định SAI.
Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh cũng có quyền ra quyết định đặt TCTD
(cụ thể là quỹ tín dụng nhân dân) vào tình trạng kiểm soát đặc biệt khi được Thống đốc
NHNNVN ủy quyền.
CSPL: Điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 5 Thông tư số 07/2013/TT-NHNN.
Câu 14. Mọi TCTD đều phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Nhận định SAI.
Theo Điều 6 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 thì các TCTD được nhận tiền gửi thì
phải tham gia bảo hiểm ngoại trừ ngân hàng chính sách. Như vậy, không phải mọi TCTD
đều phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
CSPL: Điều 6 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012.
Câu 15. Người gửi tiền là thành viên HĐQT thì không được bảo hiểm theo chế độ
bảo hiểm tiền gửi.
Nhận định SAI.


Người gửi tiền phải là thành viên của HĐQT của chính TCTD đó thì mới không
được bảo hiểm theo chế độ bảo hiểm tiền gửi.
CSPL: Điều 19 Luật bảo hiểm tiền gửi 2012.
Câu 16. Mọi loại tiền gửi của cá nhân đều được bảo hiểm tiền gửi.
Nhận định SAI.
Vì không phải mọi khoản tiền gửi của cá nhân đều được bảo hiểm tiền gửi mà các
khoản tiền gửi sau đây sẽ không được bảo hiểm tiền gửi:
1. Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ
của chính tổ chức tín dụng đó.
2. Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên,

thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó
Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính tổ chức tín dụng đó; tiền gửi tại chi nhánh
ngân hàng nước ngoài của cá nhân là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc
(Phó Giám đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.
3. Tiền mua các giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát
hành.
CSPL: Điều 19 Luật bảo hiểm tiền gửi 2012.
Câu 17. Bảo hiểm tiền gửi chỉ áp dụng cho TCTD có nhận tiền gửi.
Nhận định SAI.
Vì căn cứ vào Điều 2 thông tư số 24/2014/TT-NHNN hướng dẫn về một số nội
dung về hoạt động bảo hiểm tiền gửi thì: Đối tượng áp dụng được quy định tại Điều 2 là:
1. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
2. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi gồm: ngân hàng thương mại, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính
vi mô.
3. Người được bảo hiểm tiền gửi.
4. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động bảo hiểm tiền gửi
Điều đó cho thấy ngoài TCTD thì còn có các chủ thể khác là đối tượng áp dụng
của bảo hiểm tiền gửi.
CSPL: Điều 2 thông tư số 24/2014/TT-NHNN.
Câu 18: Tổ chức có thể sở hữu 50% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.
Nhận định ĐÚNG


Đối với TCTD là công ty TNHH hai thành viên trở lên thì nếu tổ chức là pháp
nhân thì có thể sở hữu tối đa lên đến 50% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.
CSPL: khoản 1 Điều 70 LTCTD
Câu 19 : Tổ chức tín dụng không được sở hữu giấy tờ có giá do TCTD khác phát
hành.
Nhận định SAI

Vì căn cứ Điều 104 LCTCTD thì ngân hàng thương mại (thuộc một trong các đối
tượng của TCTD) được quyền tham gia thị trường tiền tệ, được tham gia đấu thầu tín
phiếu kho bạc, mua, bán công cụ chuyển nhượng, trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc,
tín phiếu NHNN và các giấy tờ có giá khác trên thị trường.Và pháp luật về các TCTD
không cấm trường hợp này.
CSPL: Điều 104 LCTCTD
Câu 20. Hoạt động tín dụng của NHNN và hoạt động tín dụng của TCTD là giống nhau.

Nhận định SAI

- Về nội dung hoạt động tín dụng:
Hoạt động tín dụng của ngân hàng gồm: tái cấp vốn cho các TCTD (Điều 11 Luật
Ngân hàng NNVN), tạm ứng cho NSNN (Điều 26 Luật NHNNVN), bảo lãnh cho các
TCTD (Điều 25 Luật NHNNVN).
Hoạt động tín dụng của TCTD gồm: hoạt động huy động vốn và hoạt động cấp tín
dụng (Khoản 14 Điều 4 Luật các TCTD)
- Về đối tượng cấp tín dụng: NHNN hạn chế hơn. VD: Cho vay chỉ cho các đối
tượng như TCTD là ngân hàng hoặc TCTD lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả và có
nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống TCTD (Điều 24 Luật NHNNVN). Chỉ bảo lãnh
cho các tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài (Điều 25 Luật NHNNVN).
TCTD: rộng hơn, có khả năng thực hiện đối với các đối tượng như của NHNN, đối
tượng của TCTD là mọi tổ chức cá nhân có nhu cầu và đủ điều kiện được cấp tín dụng
Câu 21. Khi TCTD tổ chức bầu các chức danh Tổng giám đốc, thành viên HĐQT, thành
viên Ban Kểm soát phải được NHNN chấp thuận danh sách dự kiến
Nhận định SAI

Vì chỉ đối với tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, công ty TNHH thì mới có quy định về
việc chấp thuận danh sách dự kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước trước khi bầu,
bổ nhiệm các chức danh Tổng giám đốc, thành viên HĐQT, thành viên Ban Kiểm Soát.
CSPL: Khoản 1 Điều 51 Luật Các tổ chức tín dụng.



Bài tập 1.
Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tây Dương được ngân hàng cấp phép thành lập
và hoạt động năm 2005. Tới đầu năm 2013, Ngân hàng có vốn điều lệ là 5.000 tỷ
đồng. Trong năm 2013, Ngân hàng Đại Tây Dương có một số hoạt động sau:
1. Phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn 6 tháng với số tiền huy động lên đến 20 tỷ
đồng.
Hoạt động ĐÚNG
Ngân hàng thương mại được phát hành chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn
CSPL: Khoản 2 Điều 98 Luật CTCTD 2010
2. Ký hợp đồng cho thuê tài chính với công ty vận tải Đại An để cho công ty Đại An
thuê 10 xe vận tải 50 chỗ theo chỉ định của công ty Đại An trong thời hạn 10 năm.
Hoạt động SAI
Ngân hàng thương mại Đại Tây Dương không được tự mình ký hợp đồng cho thuê
tài chính với công ty vận tải Đại An. Ngân hàng thương mại Đại Tây Dương phải thành
lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết để thực hiện hoạt động cho thuê tài chính.
CSPL: Điểm b Khoản 2 Điều 103 Luật các TCTD 2010


3. Sử dụng 20 tỷ trong phần vốn huy động từ hoạt động nhận tiền gửi tiết kiệm để
thành lập công ty An Tín nhằm kinh doanh trong lĩnh vực in ấn các loại giấy tờ.
Hoạt động SAI
Ngân hàng thương mại chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua
cổ phần. Ngân hàng không được dùng vốn huy động để thành lập công ty và cũng không
được quyền thành lập công ty để in ấn giấy tờ, vì không thuộc trường hợp được thành lập,
góp vốn quy định Điều 103 Luật CTCTD
CSPL: Điều 103 Luật CTCTD 2010

4. Thành lập trung tâm môi giới bất động sản để thực hiện hoạt động môi giới bất

động sản
Hoạt động SAI.
Hoạt động thành lập trung tâm môi giới bất động sản để thực hiện hoạt động môi
giới bất động sản không nằm trong các hoạt động được quy định hoạt động của ngân
hàng thương mại thuộc điều 103 Luật CTCTD.
CSPL: Điều 103 Luật CTCTD

Bài tập 2:
Công ty tài chính X được thành lập năm 2004 theo đúng quy định của pháp luật
hiện hành. Đến cuối năm 2006, vốn tự có của X là 1.000 tỷ đồng.
Công ty tài chính là tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Đối với các hoạt động năm
2013 của công ty tài chính X thì:
1. Nhận tiền gửi tiết kiệm với kỳ hạn 6 tháng của các cá nhân, tổ chức trên địa bàn
với số tiền 50 tỷ.
Hoạt động trên là sai. Vì công ty tài chính là tổ chức tín dụng phi ngân hàng không
được nhận tiền gửi của cá nhân, chỉ được nhận tiền gửi của các tổ chức.


CSPL: Điểm a Khoản 1 Điều 108 Luật các tổ chức tín dụng.
2. Phát hành chứng chỉ tiền gửi với kỳ hạn 18 tháng để huy động vốn của dân chúng
với tổng giá trị đợt phát hành là 60 tỷ.
Hoạt động trên là sai.
Vì công ty tài chính X chỉ được phát hành chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn từ
các tổ chức. Không được huy động vốn từ cá nhân.
CSPL: Điểm b Khoản 1 Điều 108 Luật các tổ chức tín dụng.
3. Cho công ty M vay 20 tỷ đồng để đầu tư xây dựng nhà máy chế biến xuất khẩu.
Hoạt động trên là đúng.
Vì hoạt động cho vay là hoạt động của công ty cho thuê tài chính (bao gồm cả vay
trả góp và vay tiêu dùng) được pháp luật quy định.
CSPL: Điểm d khoản 1 Điều 108 Luật các tổ chức tín dụng.

4. Bảo lãnh phát hành trái phiếu cho công ty cổ phần Hoàng Hà.
Hoạt động trên là đúng.
Công ty tài chính X có thể bảo lãnh phát hành trái phiếu cho Chính phủ và cho
doanh nghiệp (Công ty cổ phần là doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp) do đó công ty X
có thể bảo lãnh phát hành trái phiếu cho công ty cổ phần Hoàng Hà.
CSPL: Khoản 4 Điều 111 Luật các tổ chức tín dụng.
5. Bảo lãnh phát hành cổ phiếu cho công ty xây dựng Minh Hoàng.
Hoạt động trên là sai.
Công ty tài chính X chỉ được bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp, không có
hoạt động bảo lãnh phát hành cổ phiếu (Công ty tài chính chỉ có hoạt động phát hành cổ
phiếu không có hoạt động bảo lãnh phát hành cổ phiếu).
CSPL: khoản 4 Điều 111 luật các tổ chức tín dụng.
6. Nhập khẩu máy móc, thiết bị dây chuyền từ nước ngoài để cho các công ty thành
viên thuê lại theo phương thức thuê vận hành.
Hoạt động trên là sai.
Theo quy định của pháp luật về các hoạt động kinh doanh của công ty tài chính thì
không có hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị dây chuyền để cho các công ty thành
viên thuê lại theo phương thức thuê vận hành. Mà hoạt động này là hoạt động chỉ quy
định trong hoạt động của công ty cho thuê tài chính.


CSPL: Khoản 6 Điều 112 Luật các tổ chức tín dụng.



×