Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA KHẨU PHẦN THỨC ĂN HỖN HỢP TỔNG SỐ (TMR) LÊN MỘT SỐ CHỈ TIÊU DỊCH DẠ CỎ, CHẤT LƯỢNG SỮA VÀ MỘT SỐ BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP TRÊN BÒ SỮA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.16 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***************

NGUYỄN THỊ LIỄU KIỀU

ẢNH HƯỞNG CỦA KHẨU PHẦN THỨC ĂN HỖN HỢP
TỔNG SỐ (TMR) LÊN MỘT SỐ CHỈ TIÊU
DỊCH DẠ CỎ, CHẤT LƯỢNG SỮA VÀ
MỘT SỐ BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP
TRÊN BÒ SỮA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 11 năm 2010

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***************

NGUYỄN THỊ LIỄU KIỀU

ẢNH HƯỞNG CỦA KHẨU PHẦN THỨC ĂN HỖN HỢP
TỔNG SỐ (TMR) LÊN MỘT SỐ CHỈ TIÊU
DỊCH DẠ CỎ, CHẤT LƯỢNG SỮA VÀ


MỘT SỐ BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP
TRÊN BÒ SỮA

Chuyên ngành: Thú Y
Mã số:
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. LÊ ĐĂNG ĐẢNH
2. PGS.TS. NGUYỄN VĂN KHANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 11 năm 2010

2


ẢNH HƯỞNG CỦA KHẨU PHẦN THỨC ĂN HỖN HỢP
TỔNG SỐ (TMR) LÊN MỘT SỐ CHỈ TIÊU
DỊCH DẠ CỎ, CHẤT LƯỢNG SỮA VÀ
MỘT SỐ BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP
TRÊN BÒ SỮA
***************

NGUYỄN THỊ LIỄU KIỀU

HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
1. Chủ tịch:

PGS.TS. Bùi Xuân An
Trường Đại học Hoa Sen


2. Thư ký:

TS. Nguyễn Văn Phát
Trường Đại học Nông lâm TPHCM

3. Phản biện 1: PGS.TS. Dương Nguyên Khang
Trường Đại học Nông lâm TPHCM
4. Phản biện 2: TS. Chung Anh Dũng
Viện KHKTNN Miền Nam
5. Ủy viên:

PGS.TS. Lê Đăng Đảnh
Trường Đại học dân lập Bình Dương

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

i
3


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Họ và tên: Nguyễn Thị Liễu Kiều
Ngày sinh: 22 tháng 10 năm 1975 tại thành phố Hồ Chí Minh.
Họ tên cha: Nguyễn Văn Tây
Họ tên mẹ: Nguyễn Thị On
Quá trình học tập và công tác:
- Năm 2000: Tốt nghiệp Đại học ngành Thú Y, hệ chính quy tại trường Đại học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.

- Từ năm 2001 đến nay: làm việc tại Trung tâm Khuyến nông TPHCM, số 43
Đinh Tiên Hoàng, phường ĐaKao, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
- Năm 2007: học khóa Cao học ngành Thú Y tại Trường Đại Học Nông Lâm
thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình:
- Chồng: Huỳnh Kim Khánh, kết hôn năm 2003
- Con: Huỳnh Nguyễn Phước Lộc, sinh năm 2005
- Địa chỉ liên lạc: 313 Lương Định Của, phường An Phú, quận 2, thành phố Hồ
Chí Minh.
- Điện thoại: 08.22406919 - 0983270000; cơ quan: 08.38221131
- Email:

ii
4


LỜI CAM ĐOAN

TÔI XIN CAM ĐOAN đây là công trình nghiên cứu
của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực
và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
hoặc luận văn nào trước đây.

TPHCM, ngày 01 tháng 03 năm 2010
Tác giả

NGUYỄN THỊ LIỄU KIỀU

iii
5



LỜI CẢM ƠN
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. LÊ ĐĂNG ĐẢNH và TS. NGUYỄN
VĂN KHANH đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài, đồng thời đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho việc hoàn thành luận
văn tốt nghiệp.
Xin được gửi lời tri ân đến ba, mẹ tôi là ông Nguyễn Văn Tây và bà Nguyễn Thị
On, người đã sinh thành, nuôi dưỡng và cho tôi cuộc sống tốt đẹp ngày hôm nay.
Gủi lời cảm ơn đến ba, mẹ chồng tôi là ông Huỳnh Kim Minh và bà Nguyễn Thị
Bảy, người đã tiếp sức rất nhiều về mặt tinh thần cho tôi trong suốt thời gian theo học
chương trình Cao học này.
Tôi cũng không quên gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến chồng tôi
Huỳnh Kim Khánh và con trai Huỳnh Nguyễn Phước Lộc, những người luôn là chỗ
dựa tinh thần để tôi quyết tâm phấn đấu hoàn thành chương trình Cao học.
Chân thành cảm ơn tất cả Anh Chị Em trong gia đình, đã động viên và giúp đỡ
tôi vượt qua khó khăn để hoàn thành chương trình Cao học một cách thuận lợi.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng Đào Tạo Sau Đại Học, Khoa
Chăn Nuôi - Thú Y cùng quý Thầy - Cô trong Khoa Chăn Nuôi - Thú Y Trường Đại
Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, đã hết lòng giảng dạy, truyền đạt cho tôi vốn
kiến thức, những kinh nghiệm quý báu và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn
thành chương trình học tại trường.
Chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, Phòng Kỹ thuật, Trạm Khuyến nông Củ Chi
và các anh chị đồng nghiệp của Trung tâm Khuyến nông TPHCM đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi về vật chất lẫn tinh thần cho tôi trong suốt thời gian học và thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn sự nhiệt tình hợp tác của BSTY Trần Anh Minh và ba hộ chăn nuôi
bò sữa ở xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, TPHCM trong quá trình triển khai đề tài.
Chân thành cảm ơn các bạn cùng lớp Cao học Thú Y giai đoạn 2007 - 2010 đã
động viên, góp ý kiến và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học và thực hiện đề tài.
iv

6


TÓM TẮT
Đề tài “Ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn hỗn hợp tổng số (TMR) lên một số chỉ
tiêu dịch dạ cỏ, chất lượng sữa và một số bệnh lý thường gặp trên bò sữa” được thực
hiện tại 3 hộ chăn nuôi bò sữa thuộc xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, thành phố Hồ
Chí Minh.
Thí nghiệm trên 27 bò sữa lai 7/8 máu HF trở lên, phân vào 3 lô thức ăn khác
nhau (đối chứng, thí nghiệm 1, thí nghiệm 2), mỗi lô 9 con.
Kết quả đạt được như sau:
Chỉ tiêu dịch dạ cỏ
- pH cao nhất ở lô 1 (pH = 7,34); thấp nhất ở lô 3 (pH = 6,95)
- Hàm lượng NH3 và axít béo bay hơi tổng số thấp nhất ở lô 1 (6,89 mg% và
88,98 mmol/l); cao nhất ở lô 3 (9,85 mg% và 98,22 mmol/l).
- Tổng số lượng protozoa cao nhất ở lô 1 (3,14 x105/ml); thấp nhất ở lô 3 (1,85
x105/ml).
- Tổng số lượng vi khuẩn thấp nhất ở lô 1 (2,98 x 109/ml); cao nhất ở lô 3 (5,95 x
109/ml).
Khả năng sản xuất sữa
- Sản lượng sữa trung bình 305 ngày và sản lượng sữa hiệu chỉnh theo tỷ lệ 4%
béo sữa thấp nhất ở lô 1 lần lượt là 13,70 kg sữa/con/ngày và 12,24 kg sữa/con/ngày;
cao nhất ở lô 3 lần lượt là 16,39 kg sữa/con/ngày và 16,37 kg sữa/con/ngày.
- Lô 3 có hệ số sụt sữa thấp nhất (- 4,68%); cao nhất ở lô 1 (- 8,48%).
- Tỷ lệ béo và vật chất khô trong sữa thấp nhất ở lô 1 (3,29% và 11,87%); cao
nhất ở lô 3 (3,99% và 12,49%).
- Tỷ lệ protein trong sữa cao nhất ở lô 1 (3,30%); thấp nhất ở lô 3 (3,27%).
- Tiêu tốn vật chất khô tổng thể, năng lượng trao đổi tổng thể, protein thô tổng thể
và chi phí thức ăn để sản xuất 1kg sữa cao nhất ở lô 1; thấp nhất ở lô 3.
v

7


Khả năng sinh sản
- Hệ số phối giống cao nhất ở lô 1 (2,23 lần); thấp nhất ở lô 3 (1,44 lần).
- Thời gian phối giống lại sau khi sinh chậm nhất ở lô 1 (111,82 ngày); nhanh
nhất ở lô 3 (85,11 ngày).
- Tỷ lệ đậu thai thấp nhất ở lô 1 (51,39%); cao nhất ở lô 3 (77,78%).
Tình trạng bệnh của đàn bò đang cho sữa
Đàn bò ở các lô thí nghiệm được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt, nên tỷ lệ bệnh là
không đáng kể, chứng tỏ không có sự tác động xấu nào đến thí nghiệm.

vi
8


SUMMARY
The thesis “The effect of total mixed ration on rumen fluid targets, milk quality
and clinical signs on the cows” was implemented in three dairy-farming households, in
An Nhon Tay commune, Cu Chi district, Ho Chi Minh city.
One experiment was carried out on 27 crossbred cows of 7/8 HF blood or more divided into three treatments. There were 9 cows per treatment.
Rumen fluid
- The pH was highest in treatment 1 (pH = 7,34) and lowest in treatment 3 (pH =
6,95).
- The lowest concentration of NH3 and volaltile fatty acid content was in
treatment 1 (6,89 mg% and 88,98 mmol/l) and highest was in treatment 3 (9,85 mg%
and 98,22 mmol/l).
- The highest number of protozoa was in treatment 1 (3,14 x105/ml) and lowest in
treatment 3 (1,85 x105/ml).
- The amount of bacteria cell was lowest in treatment 1 (2,98 x 109/ml) and the

highest in treatment 3 (5,95 x 109/ml).
Milk quantity and quality
- The average milk production and FCM (4%) production of treatment 1 was
lowest with 13,70 kg of milk/cow/day and 12,24 kg of milk/cow/day; that of treatment
3 was highest with 16,39 kg of milk/cow/day and 16,37 kg of milk/cow/day.
- The milk production pesistency of treatment 1 was highest (- 8,48%) and lowest
in treatment 3 (- 4,68%).
- The fat percentage and dry matter of milk in treatment 1 was lowest (3,29% and
11,87%); and highest in treatment 3 (3,99% and 12,49%).
- The protein percentage in treatment 1 was highest (3,30%); lowest in treatment 3
(3,27%).
vii
9


- The dry matter, energy and protein conversion and feed was highest in
treatment 1; lowest in treatment 3.
The fertility
- Conception rate in treatment 1 was highest (2,23 times) and lowest in treatment
3 (1,44 times).
- The open days in treatment 1 was 111,82 days and in treatment 3 was 85,11
days.
- Pregnancy rate was lowest in treatment 1 (51,39%) and highest was in treatment
3 (77,78%).
The clinical signs in the experiment
Cows in the experiment were received good care and good feed, therefore the
disease rate was not significantly, differently indicating there were no harmful effects
to the cows.

viii

10


MỤC LỤC
Trang
Trang chuẩn y

i

Lý lịch cá nhân

ii

Lời cam đoan

iii

Lời cảm ơn

iv

Tóm tắt

v

Summary

vii

Mục lục


ix

Danh mục các chữ viết tắt

xiii

Danh mục các bảng

xiv

Danh mục sơ đồ và biểu đồ

xvi

Danh mục các hình

xvii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu của đề tài

2


1.3 Yêu cầu

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1 Sơ lược về dạ cỏ

4

2.2 Vai trò của pH trong dạ cỏ

7

2.3 Vai trò NH3 trong lên men dạ cỏ

7

2.4 Hệ vi sinh vật dạ cỏ và vai trò của vi sinh vật với vật chủ

8

2.4.1 Hệ vi sinh vật dạ cỏ

8

2.4.2 Tương tác giữa các vi sinh vật trong dạ cỏ


10

2.4.3 Vai trò tiêu hóa chất dinh dưỡng của hệ vi sinh vật dạ cỏ

11

2.5 Một số phương thức cho ăn

13

2.5.1 Cho ăn riêng từng loại thực liệu

13
ix
11


2.5.2 Cho ăn theo khẩu phần phối trộn hỗn hợp tổng số (TMR)

14

2.6 Nhu cầu dinh dưỡng cho bò sữa

15

2.7 Sơ lược một số kết quả nghiên cứu về TMR

17


2.7.1 Trên Thế giới

17

2.7.2 Tại Việt Nam

19

2.8 Một số bệnh thường gặp trên bò sữa

21

2.8.1 Chướng hơi dạ cỏ

21

2.8.2 Viêm vú tiềm ẩn

21

2.8.3 Viêm tử cung

23

2.8.4 Bại liệt sau khi sinh

23

2.8.5 Giun sán ký sinh trên đường tiêu hóa bò


24

2.8.5.1 Sán lá gan

24

2.8.5.2 Sán lá dạ cỏ

25

2.8.5.3 Giun tròn

26

2.8.5.3.1 Giun đũa

26

2.8.5.3.2 Giun xoăn dạ múi khế

26

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

28

3.1 Đối tượng và điều kiện thí nghiệm

28


3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

28

3.3 Bố trí thí nghiệm

29

3.4 Khẩu phần thức ăn thí nghiệm

30

3.4.1 Khẩu phần thức ăn lô 1

31

3.4.2 Khẩu phần thức ăn lô 2

31

3.4.3 Khẩu phần thức ăn lô 3 (TMR -Total Mixed Ration)

32

3.5 Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện

33

3.5.1 Một số chỉ tiêu trong dịch dạ cỏ


33

3.5.2 Khả năng sản xuất sữa

37
x
12


3.5.3 Khả năng sinh sản

38

3.5.4 Tình trạng bệnh của đàn bò đang cho sữa

39

3.6 Xử lý số liệu

42

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

43

4.1 Một số chỉ tiêu trong dịch dạ cỏ bò

43

4.1.1 pH


43

4.1.2 Hàm lượng NH3

45

4.1.3 Hàm lượng axít béo bay hơi tổng số

47

4.1.4 Tổng số lượng nguyên sinh động vật (protozoa)

49

4.1.5 Tổng số lượng vi khuẩn

52

4.2 Khả năng sản xuất sữa

54

4.2.1 Sản lượng sữa 305 ngày và sản lượng sữa hiệu chỉnh

54

theo tỷ lệ 4% béo sữa (FCM)
4.2.1.1 Sản lượng sữa 305 ngày


54

4.2.1.2 Đường cong tiết sữa

56

4.2.2 Chất lượng sữa bò

58

4.2.2.1 Tỷ lệ béo trong sữa (%)

58

4.2.2.2 Tỷ lệ protein trong sữa (%)

60

4.2.2.3 Tỷ lệ vật chất khô trong sữa (%)

62

4.2.3 Tiêu tốn thức ăn tổng thể để sản xuất 1kg sữa

64

4.2.4 Chi phí thức ăn cho 1kg sữa sản xuất

66


4.3 Khả năng sinh sản

67

4.3.1 Hệ số phối giống

67

4.3.2 Thời gian phối giống lại sau khi sinh (TGPGLSS)

69

4.3.3 Tỷ lệ đậu thai ở lần phối đầu tiên sau khi sinh

71

4.4 Tình trạng bệnh của đàn bò đang cho sữa
xi

13

72


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

77

5.1 Kết luận


77

5.2 Đề nghị

77

TÀI LIỆU THAM KHẢO

79

PHỤ LỤC 1. Kết quả phân tích thống kê

89

PHỤ LỤC 2. Một số hình ảnh thực hiện đề tài

107

xii
14


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ABBH: Axít béo bay hơi
ATP (Adenosine TriPhosphate): phân tử mang năng lượng
CMT (California Mastitis Test): Thuốc thử viêm vú
CP (Crude Protein): Protein thô
Cv (Coefficient of variation): Hệ số biến động
DM (Dry Matter): Vật chất khô (VCK)
EE (Ether Extract): Béo thô

FCM (Fat Corrected Milk): Sản lượng sữa hiệu chỉnh theo tỷ lệ 4% béo sữa
Feed center: Trung tâm sản xuất thức ăn
HF (Holstein Friesian): Bò sữa Hà Lan
MB (Methylen Blue): Thuốc thử xanh methylen
ME (Metabolizable Energy): Năng lượng trao đổi (NLTĐ)
n: Số bò thí nghiệm
NPN (Non Protein Nitrogen): Nitơ phi protein
NRC (National Research Council): Hội đồng nghiên cứu Quốc gia Hoa Kỳ
NSS: Năng suất sữa
P (Probability): Xác suất thống kê
PMR (Partial Mixed Ration): Thức ăn hỗn hợp từng phần
Protozoa: Nguyên sinh động vật
SD (Standard Deviation): Độ lệch tiêu chuẩn
TMR (Total Mixed Ration): Thức ăn hỗn hợp tổng số
TCGĐTN: Trong cả giai đoạn thí nghiệm
TGPGLSS: Thời gian phối giống lại sau sinh
X: Trị số trung bình

xiii
15


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Số lượng protozoa trong dịch dạ cỏ

9

Bảng 2.2 Nhu cầu vật chất khô của bò sữa


16

Bảng 2.3 Nhu cầu dinh dưỡng cho duy trì

16

Bảng 2.4 Nhu cầu dinh dưỡng cho sản xuất 1kg sữa

16

với tỷ lệ mỡ sữa khác nhau
Bảng 2.5 Các nhu cầu duy trì và tăng trọng 500g/ngày

17

của bò đang cho sữa
Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm

30

Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng các thực liệu thí nghiệm

31

Bảng 3.3 Khẩu phần thức ăn lô 1

31

Bảng 3.4 Khẩu phần thức ăn lô 2


32

Bảng 3.5 Đọc kết quả thử CMT

40

Bảng 4.1 Trị số pH trong dịch dạ cỏ

43

Bảng 4.2 Hàm lượng NH3 (mg%) trong dịch dạ cỏ

45

Bảng 4.3 Hàm lượng axít béo bay hơi tổng số trong dịch dạ cỏ

48

Bảng 4.4 Số lượng protozoa trong dịch dạ cỏ

50

Bảng 4.5 Số lượng vi khuẩn trong dịch dạ cỏ

52

Bảng 4.6 Sản lượng sữa 305 ngày

54


Bảng 4.7 Sản lượng sữa của bò sữa lai 7/8 máu HF

55

do một số tác giả ghi nhận
Bảng 4.8 Sản lượng sữa hiệu chỉnh theo tỷ lệ 4% béo sữa của các lô

56

Bảng 4.9 Sản lượng sữa qua từng tháng cho sữa

56

Bảng 4.10 Hệ số sụt sữa trong chu kỳ sữa của các lô

57

Bảng 4.11 Tỷ lệ béo trong sữa ở các lô thí nghiệm

58

Bảng 4.12 Tỷ lệ béo bình quân trong sữa do một số tác giả ghi nhận

60

xiv
16


Bảng 4.13 Tỷ lệ protein trong sữa ở các lô thí nghiệm


60

Bảng 4.14 Tỷ lệ protein bình quân trong sữa do một số tác giả ghi nhận

61

Bảng 4.15 Tỷ lệ vật chất khô trong sữa ở các lô thí nghiệm

62

Bảng 4.16 Tỷ lệ vật chất khô bình quân trong sữa do một số

63

tác giả ghi nhận
Bảng 4.17 Tiêu tốn thức ăn tổng thể để sản xuất 1kg sữa của các lô

64

Bảng 4.18 Chi phí thức ăn cho 1kg sữa sản xuất

66

Bảng 4.19 Hệ số phối giống (lần) của đàn bò sữa

67

Bảng 4.20 Hệ số phối giống của bò sữa lai 7/8 máu HF do


68

một số tác giả ghi nhận
Bảng 4.21 Thời gian phối giống lại sau khi sinh của các lô

69

Bảng 4.22 Thời gian phối giống lại sau khi sinh của bò sữa lai

71

7/8 máu HF do một số tác giả ghi nhận
Bảng 4.23 Tỷ lệ đậu thai ở lần phối đầu tiên sau khi sinh của đàn bò sữa

71

Bảng 4.24 Tỷ lệ bò mắc bệnh sản khoa

72

Bảng 4.25 Tỷ lệ bò mắc bệnh ký sinh trùng

73

xv
17


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Trang

Sơ đồ 2.1 Tác động của môi trường trong dạ cỏ đến các sản phẩm

6

lên men trung gian

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Trị số pH qua các thời điểm

43

Biểu đồ 4.2 Hàm lượng NH3 qua các thời điểm

46

Biểu đồ 4.3 Hàm lượng axít béo bay hơi tổng số qua các thời điểm

49

Biểu đồ 4.4 Số lượng protozoa qua các thời điểm

51

Biểu đồ 4.5 Số lượng vi khuẩn qua các thời điểm

53

Biểu đồ 4.6 Biến đổi sản lượng sữa qua các tháng cho sữa của các lô

57


Biểu đồ 4.7 Tỷ lệ béo trong sữa của các lô thí nghiệm

59

Biểu đồ 4.8 Tỷ lệ protein trong sữa của các lô thí nghiệm

60

Biểu đồ 4.9 Tỷ lệ vật chất khô trong sữa của các lô thí nghiệm

62

Biểu đồ 4.10 Hệ số phối giống của các lô thức ăn

67

Biểu đồ 4.11 Thời gian phối giống lại sau khi sinh của các lô

69

Biểu đồ 4.12 Tỷ lệ đậu thai ở lần phối đầu tiên sau khi sinh

71

xvi
18


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Khả năng tiêu hóa ở dạ cỏ

5

Hình 2.2 Thu gom thực liệu và phân phối thức ăn TMR

19

Hình 2.3 Phối trộn thức ăn TMR

20

Hình 2.4 Các nguyên nhân gây bệnh viêm vú

22

Hình 2.5 Một số vi khuẩn gây bệnh viêm vú tiềm ẩn trên bò

22

Hình 2.6 Sán lá gan Fasciola gigantica và Fasciola hepatica

24

Hình 2.7 Sán lá dạ cỏ và trứng sán lá dạ cỏ Paramphistomum cervi

25

Hình 2.8 Sán lá bên trong dạ cỏ


25

Hình 2.9 Giun đũa Toxocara vitulorum

26

Hình 2.10 Trứng giun đũa Toxocara vitulorum

26

Hình 2.11 Trứng giun xoăn Haemonchus

26

Hình 2.12 Giun xoăn bên trong dạ múi khế

27

Hình 3.1

Bò HF nuôi tại hộ Nguyễn Thị Ba

28

Hình 3.2

Bò HF nuôi tại hộ Hoàng Nam Tiến

29


Hình 3.3

Bò HF nuôi tại hộ Phạm Văn Vũ

29

Hình 3.4

Băm thái cỏ và phối trộn thủ công

33

Hình 3.5

Dụng cụ đo pH dạ cỏ

34

Hình 3.6

Dụng cụ và thuốc thử CMT

40

Hình 4.1

Lấy mẫu sữa thử CMT và điều trị viêm vú tiềm ẩn

74


xvii
19


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, chăn nuôi bò sữa ở TPHCM phát triển khá mạnh, góp
phần đáng kể trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tạo việc làm, tăng thu
nhập, cải thiện đời sống nông thôn ngoại thành.
Hiện nay, do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, diện tích đất nông nghiệp ngày
càng thu hẹp, người chăn nuôi chưa chủ động được nguồn cung cấp thức ăn thô xanh
cho bò sữa. Thông thường, để khai thác được nhiều sữa, các hộ chăn nuôi có xu hướng
“bồi bổ” cho bò như tăng nhiều thức ăn tinh (cám hỗn hợp, hèm bia, xác mì,….), giảm
thức ăn thô xanh hoặc thêm thức ăn tinh để bù vào lượng thức ăn thô bị thiếu hụt. Kết
quả điều tra của Lã Văn Kính và ctv (2002) cho thấy hàm lượng protein của tất cả các
khẩu phần đều vượt từ 15 – 34% so với nhu cầu. Khi hàm lượng protein trong khẩu
phần vượt quá 25% so với nhu cầu sẽ ảnh hưởng bất lợi đến sinh sản ở bò sữa, cụ thể là
tỷ lệ đậu thai ở lần phối đầu tiên chỉ đạt 45,6% (Nguyễn Ngọc Tấn, 2003). Như vậy,
khẩu phần ăn không cân đối sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lên men ở dạ cỏ, từ
đó ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sữa (% mỡ sữa thấp hơn 3,5%, độ axít sữa
cao) và kèm theo là hàng loạt bệnh do sự mất cân đối dinh dưỡng (viêm hà móng, sưng
khớp, tiêu chảy, chướng hơi,…), suy giảm khả năng sinh sản (chậm động dục, khó thụ
thai, tăng khoảng cách lứa đẻ, sẩy thai, sót nhau,…) (Lê Đăng Đảnh, 2004).
Ngoài ra, tập quán cho bò ăn của nông hộ thường tách riêng từng loại thức ăn (cỏ,
cám, hèm bia, xác mì,…). Điều này làm cho môi trường dạ cỏ thay đổi theo số lượng
bữa ăn ăn vào, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ vi sinh vật dạ cỏ, nếu mỗi lần cung cấp
thức ăn gây xáo trộn môi trường dạ cỏ sẽ ảnh hưởng ngay đến kết quả tiêu hóa (Vũ
Duy Giảng, 2004). Do đó, nuôi dưỡng bò sữa có hiệu quả là phải tạo môi trường dạ cỏ


20


luôn ổn định, góp phần tăng sinh khối hệ vi sinh vật để chuyển hóa hiệu quả nhất thức
ăn thành sữa, nâng cao khả năng sinh sản, giảm thiểu bệnh tật. Lê Đăng Đảnh (2004)
và Nguyễn Quốc Đạt (2004) khuyến cáo nên sử dụng khẩu phần thức ăn hỗn hợp tổng
số (TMR) trong chăn nuôi bò sữa, mà nhiều nước có nền chăn nuôi bò sữa tiên tiến đã
ứng dụng.
Kết quả thử nghiệm tại Trung Quốc, Thái Lan cho thấy phương thức nuôi áp dụng
khẩu phần TMR đã giúp tăng năng suất sữa của đàn bò 30 – 50% so với phương thức
cho ăn tinh và thô riêng. Theo tài liệu của Hiệp hội bò HF Israel, nếu sử dụng phương
thức cho ăn TMR có thể giảm khoảng 30% chi phí thức ăn để sản xuất 1kg sữa, giá
thành sản xuất sữa cũng giảm tới 20%/lít sữa. Theo kết quả thử nghiệm khẩu phần thức
ăn TMR tại trại bò sữa An Phước, Long Thành – Đồng Nai của Lê Đăng Đảnh và Lê
Thị Thu Hà (2006) cho thấy năng suất sữa tăng so với không sử dụng là 1,94
kg/con/ngày; tiết kiệm 14,52% chi phí để sản xuất 1kg sữa.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự chấp thuận của Khoa Chăn Nuôi Thú Y trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Lê Đăng
Đảnh và PGS.TS. Nguyễn Văn Khanh chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Ảnh
hưởng của khẩu phần thức ăn hỗn hợp tổng số (TMR) lên một số chỉ tiêu dịch dạ
cỏ, chất lượng sữa và một số bệnh lý thường gặp trên bò sữa”.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Đánh giá tác động của khẩu phần TMR đối với môi trường dạ cỏ, khả năng sản
xuất và sức khỏe của bò sữa.
1.3 Yêu cầu
Đánh giá ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn đến:
- Một số chỉ tiêu trong dịch dạ cỏ của bò: pH, hàm lượng NH3, hàm lượng axít
béo bay hơi tổng số, số lượng nguyên sinh động vật và vi khuẩn.
- Khả năng sản xuất sữa: sản lượng sữa thực tế, chất lượng sữa, hệ số sụt sữa.….

21



- Khả năng sinh sản: hệ số phối giống, thời gian phối giống lại sau khi sinh, tỷ lệ
đậu thai ở lần phối giống đầu tiên sau khi sinh.
- Tình trạng bệnh lý: bệnh chướng hơi dạ cỏ, viêm vú tiềm ẩn, viêm tử cung, bại
liệt sau khi sinh, ký sinh trùng…..
- So sánh hiệu quả của các khẩu phần thức ăn khác nhau trên đàn bò sữa.

22


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1 Sơ lược về dạ cỏ
Dạ cỏ chiếm 85 - 90% dung tích dạ dày, 70 - 75% dung tích đường tiêu hóa. Chia
làm 2 phần: túi nang lưng và nang bụng; gồm 3 lớp: lớp trên chứa đầy hơi, lớp giữa
chứa thức ăn thô, lớp dưới cùng chứa chất lỏng. Khi thức ăn vào dạ cỏ, tùy thuộc vào
thành phần (chất xơ, chất lỏng) mà thức ăn đi vào nơi cố định. Nhờ hoạt động của dạ
cỏ, thức ăn sẽ được trộn đều và tạo thành môi trường lý tưởng cho hoạt động của hệ vi
sinh vật dạ cỏ, đặc biệt là vi khuẩn tiêu hóa chất xơ. Theo Đinh Văn Cải và ctv (1995),
dạ cỏ là trung tâm tiêu hóa quan trọng nhất của loài nhai lại. Dạ cỏ chứa thức ăn thô và
không có enzym tiêu hóa, sự tiêu hóa thức ăn ở dạ cỏ chủ yếu nhờ vào hoạt động của
hệ vi sinh vật dạ cỏ (vi khuẩn, protozoa và nấm men). Thức ăn được lên men ở dạ cỏ
tạo thành các axít béo bay hơi (ABBH) và một lượng năng lượng đáng kể dưới dạng
ATP, nhờ nguồn năng lượng này giúp hệ vi sinh vật dạ cỏ sinh trưởng và phát triển. Tỷ
lệ giữa các axít béo bay hơi phụ thuộc vào tỷ lệ giữa thức ăn tinh và thô trong khẩu
phần. Khẩu phần nhiều xơ thì axít acetic nhiều làm tăng độ béo trong sữa; khẩu phần
nhiều đường hòa tan hay tinh bột thì nồng độ axít propionic và butyric nhiều làm tăng
glucose và năng suất sữa.
Theo Vũ Duy Giảng (2004), dạ cỏ vừa là nơi dự trữ thức ăn, vừa là nơi xảy ra

hàng loạt các phản ứng hóa học, quá trình lên men, tổng hợp và hấp thu các chất dinh
dưỡng. Những vi sinh vật trong dạ cỏ là những vi sinh vật có lợi, chúng sống cộng sinh
và phân chia chức năng với nhau. Dựa trên hoạt động sinh lý và sự lên men một số chất
dinh dưỡng chủ yếu, người ta chia hệ vi sinh vật dạ cỏ thành bốn nhóm:
+ Nhóm phân giải xơ (chủ yếu là cellulose).
+ Nhóm phân giải tinh bột và đường.
+ Nhóm phân giải protein và NPN (non protein nitrogen).

23


+ Nhóm phân giải và tổng hợp các sản phẩm trung gian từ q trình phân giải xơ,
tinh bột, đường.
Theo Lê Đăng Đảnh (2004), khoảng 65% nguồn dưỡng chất cung cấp cho bò sữa
từ sự chuyển hóa các chất do q trình lên men thức ăn và sinh khối từ xác của hệ vi
sinh vật trong dạ cỏ, phần thức ăn còn lại sẽ được tiêu hóa bởi chính men tiêu hóa của
bò ở dạ múi khế và trong ruột non. Với sự đa dạng về chủng lồi vi sinh vật, phát triển
nhanh chóng về sinh khối, sẽ cung ứng nguồn dưỡng chất có phẩm chất cao cho bò, để
sản xuất sữa có giá trị về dinh dưỡng cao cấp dễ tiêu cho con người. Mỗi lồi vi sinh
vật sẽ phân giải và sử dụng một số chất chun biệt trong nguồn thức ăn của bò, trong
một mơi trường độ pH ổn định sẽ tạo ra nguồn sinh khối tối ưu cho bò.
Hấp thu các dưỡng chất

60-70% tổng số các chất hữu cơ
được tiêu hóa xảy ra ở dạ cỏ và dạ tổ ong

30-40% tổng số các chất hữu cơ
được tiêu hóa xảy ra ở đường ruột

Hấâp thu các dưỡng chất


Hình 2.1. Khả năng tiêu hóa ở dạ cỏ
(Nguồn: Lê Đăng Đảnh, 2007)
Theo Phùng Quốc Quảng và Nguyễn Xn Trạch (2003), hệ vi sinh vật sống và
phát triển mạnh trong dạ cỏ nhờ các điều kiện thích hợp sau:
- Nhiệt độ ln duy trì ở 38 - 420C, ẩm độ 80 - 90%.
- Tuyến mang tai ln tiết nước bọt, đảm bảo cho chất chứa dạ cỏ được thấm ướt
và giữ cho pH ổn định (pH dạ cỏ = 6,5 – 7,1), thích hợp cho vi sinh vật hoạt động.
- Sự hình thành các chất khí: CH4, CO2, N2, H2 , H2S tạo nên mơi trường yếm khí

24


(hàm lượng O2 nhỏ hơn 1%).
- Dạ cỏ vận động yếu, thức ăn đưa vào liên tục và dừng lại lâu nên tạo điều kiện
cho vi sinh vật khai thác và sử dụng.
- Nhào trộn thức ăn theo chu kỳ thông qua sự co bóp của dạ cỏ, kết hợp với việc
nhai lại sẽ làm cho môi trường dạ cỏ luôn ổn định.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp môi trường dạ cỏ có thể thay đổi làm ảnh
hưởng rất lớn đến sự lên men thức ăn trong dạ cỏ. Các nguyên nhân chủ yếu là:
- Tỷ lệ thức ăn tinh thô không phù hợp.
- Đặc điểm của nguồn thức ăn thô.
- Phương pháp cho ăn không thích hợp.
- Đặc điểm của những thức ăn bổ sung nhất là thức ăn cung protein.
- Sự thiếu hay thừa một số khoáng chất cũng làm pH dạ cỏ tăng hoặc giảm.
Như vậy, tạo được môi trường dạ cỏ thích hợp cho hệ vi sinh vật dạ cỏ tồn tại,
hoạt

động




phát

triển



điểm

mấu

chốt

để

nâng

cao

hiệu

quả

tiêu

hóa

thức


ăn.

25


×