Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Thực hiện chính sách tái định canh, định cư từ thực tiễn xã Đăk Plao, huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.91 KB, 70 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên có tiềm năng thuỷ điện rất lớn,
hàng trăm thuỷ điện đã và đang xây dựng mang lại hiệu quả thiết thực về kinh
tế-xã hội, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi trong khu vực.
Tuy nhiên, việc xây dựng các cơng trình thuỷ điện tác động khơng ít đến đời
sống các mặt của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng nằm trong dự án.
Trong những năm qua, công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số tái
định cư để xây dựng các cơng trình thuỷ điện đã đem lại một số kết quả. Cơng
tác vận động góp phần tạo ra sự đồng thuận của đồng bào dân tộc thiểu số đối
với chủ trương, chính sách tái định cư; tham gia giám sát các vấn đề tái định
cư và chương trình phát triển cộng đồng định cư, định canh dài hạn; góp phần
giảm thiểu những tác động tiêu cực trong quá trình giải toả, di dời, bố trí tái
định cư, ổn định đời sống nhân dân.
Tuy nhiên, thực tế hầu hết các dự án thuỷ điện trong khu vực khi thực
hiện chính sách di dân vẫn còn nhiều vướng mắc; chủ dự án và các cơ quan
hữu quan chưa ứng dụng và thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, theo phương
châm: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, thường đặt nặng các biện
pháp hành chính để đưa ra các quyết sách về di dời, tái định cư nên dẫn đến
vội vàng, duy ý chí, thiếu khoa học. Mặt trận và các đoàn thể vùng dự án chưa
được tham gia ngay từ khâu xây dựng chính sách đền bù, tái định cư mà chỉ
vào cuộc khi phát sinh, khiếu kiện. Mặt khác, phương thức và nội dung vận
động của Mặt trận và các đồn thể cịn xơ cứng, chưa phù hợp tâm lý, tập
quán và ý nguyện của đồng bào dân tộc thiểu số nên hiệu quả đem lại thấp.
Mối quan hệ phối hợp giữa Ban quản lý công trình với địa phương chưa được
chặt chẽ trong quá trình vận động nhân dân. Vì vậy, tâm trạng đơng đảo nhân
dân trong vùng dự án lo lắng, thắc mắc, không an tâm tái định cư, một số nơi
đồng bào dân tộc thiểu số bất bình, khiếu kiện tập thể. Trong số 11 dự án thủy
điện được tỉnh UBND tỉnh Đắk Nơng phê duyệt và thực hiện thì đến nay nổi
cộm là dự án thủy điện Đồng Nai 3 xây dựng tại huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk
Nông và huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng; khởi cơng ngày 21/12/2003 do Tập


đồn điện lực Việt Nam chủ đầu tư đến nay đã hoàn thành và đi vào hoạt


động được hơn 6 năm nhưng việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ vẫn còn một số
tồn tại, vướng mắc, người dân vẫn tiếp tục kiến nghị, khiếu nại (số lượng đơn
thư ngày càng nhiều), cơng tác bố trí đất tái định canh cho nhân dân khi về
nơi ở mới theo quy định chưa hồn thành làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến đời
sống cũng như tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người dân và tình hình an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Trong những năm qua,
UBND huyện và các cơ quan liên quan đã phối hợp với Ban Quản lý dự án
thủy điện 6 thực hiện các cơng việc cịn tồn tại nhưng đến nay cịn rất nhiều
vướng mắc chưa giải quyết được.
Vì vậy, việc thực hiện nghiên cứu đề tài “Thực hiện chính sách tái
định canh, định cư từ thực tiễn xã Đăk Plao, huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk
Nông” là rất cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn thiết thực.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
* Ngồi nước:
Trong khu vực đã có một số nghiên cứu xung quanh vấn đề tái định cư ở các
cơng trình thủy điện như: ở Trung Quốc (Nhà máy thủy điện Tam Hiệp), Đông
Malaixia, Lào (Nhà máy thủy điện Nậm Ngừm) và Campuchia, Thái Lan ….Tuy
rằng, chính sách và vấn đề thực hiện ở từng nước có khác nhau do không đồng nhất
về đặc điểm địa lý dân cư, dân tộc, điều kiện kinh tế và thể chế chính trị. Nhưng đây
là những thơng tin tham khảo cho những mơ hình tái định cư ở nước ta.
* Trong nước:
Từ trước đến nay, đã có một số cơng trình nghiên cứu về chính sách di dân,
tái định canh, định cư liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến chủ đề nghiên cứu
như :
Các tài liệu của các hội nghị, hội thảo: Tài liệu Hội thảo “Kinh nghiệm
thực hiện bồi thường, di dân, tái định cư các cơng trình thuỷ lợi, thuỷ điện
Việt Nam” do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 2/6/2004; tài liệu Hội nghị tổng

kết 15 năm thực hiện công tác tái định cư các dự án thuỷ lợi, thuỷ điện ngày
17/4/2007 do Bộ NN&PTNT tổ chức; tài liệu Hội thảo “Đánh giá tác động
môi trường chiến lược của việc phát triển thuỷ điện lưu vực sông Vu Gia –
Thu Bồn” do UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức ngày 17/8/2007….
Các bài viết trên các tạp chí: “Tái định cư cho các cơng trình thuỷ điện ở
Việt Nam” của PGS, TS Đặng Nguyên Anh trên Tạp chí Cộng sản ngày
2


01/8/2007; “Chính sách di dân, tái định cư phục vụ các cơng trình quốc gia ở
vùng dân tộc và miền núi - những vấn đề cấp bách đặt ra cần giải quyết” của
đồng chí Lã Văn Lý - Cục HTX và PTNT (Bộ NN&PTNT) trên trang tin điện
tử Uỷ ban Dân tộc; “Một số vấn đề tái định cư liên quan đến đồng bào dân tộc
thiểu số ở các công trình thuỷ điện ở nước ta” của Nguyễn Lâm Thanh - Vụ
Chính sách dân tộc (Uỷ ban Dân tộc) trên Tạp chí lý luận của Uỷ ban Dân
tộc… và một số bài viết trên các báo, tạp chí phản ảnh cơng tác tái định cư ở
cơng trình thuỷ điện Pleil Krông, thuỷ điện Ya Ly (Kon Tum), Sông Tranh 2,
A Vương (Quảng Nam), Đồng Nai 3 (Đăk Nông).
Các đề tài khoa học, điển hình như: đề tài khoa học “Cơng tác vận động
tái định cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong các khu vực có cơng trình
thuỷ điện ở miền Trung và Tây Nguyên - Thực trạng và giải pháp”, mã số
KHBĐ (2009) – 53, tác giả Võ Tưởng, Ban Dân vận Trung ương; “Hệ thống
các văn bản chính sách về cơng tác định canh định cư, di dân phát triển vùng
kinh tế mới” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; “Chinh sach phat
triên xã hôi và quan lý phat triên xã hôi đôi vơi cac vung dân tôc thiêu sô Tây
Băc, Tây Nguyên, Tây Nam Bô – Cơ sở lý luân và thưc tiên”. Đề tai khoa hoc
câp nha nươc KX.10.02/06-10, 2010…
Báo cáo “Tình hình tái định canh, định cư và cơng tác bồi thường, hỗ
trợ, giải phóng mặt bằng dự án thủy điện Đồng Nai 3” của Ủy ban nhân dận
huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông tháng 1/2017 … và nhiều bài báo, bài viết

liên quan đến những bất cập vùng thủy điện nói trên được nêu trên Báo điện
tử Đăk Nơng online ...
Trong thời gian vừa qua việc nghiên cứu nội dung tái định cư, định canh
ở các cơng trình thủy điện thực hiện chưa nhiều. Một số cơ quan tiến hành
như Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Ngân hàng Thế giới
thông qua các hoạt động dự án tài trợ của quốc tế đối với thủy điện Ialy, Hịa
Bình,... Nội dung mới chỉ dừng lại ở một số chính sách chung, hay khảo sát,
đánh giá vấn đề kinh tế - xã hội, chưa mang tính hệ thống và có sự khái quát,
so sánh. Gần đây Ban chỉ đạo Nhà nước về di dân tái định cư thủy điện Sơn
La và UBND 02 tỉnh Lai Châu và Sơn La đã tiến hành tổng kết thực hiện các
dự án di dân (như Tân Lập, Si Pa Phìn...). Bởi vậy, đây là một nội dung quan
trọng để tham khảo, nghiên cứu nhằm tổng kết những bài học kinh nghiệm và
đưa ra những đề xuất chính sách và giải pháp tổ chức thực hiện phù hợp bối
3


cảnh tình hình và nhu cầu phát triển trên khu vực dự án thủy điện trên địa bàn
tỉnh Đắk Nông.
Như vây, chúng ta thấy công tác tái định cư và vận động đồng bào tái
định cư đã diễn ra nhiều nước trên thế giới, đã có một số cơng trình nghiên
cứu trên lĩnh vực này, nhưng chưa đề cập chuyên sâu về công tác vận động
đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện chính sách tái định cư ở khu vực xây
dựng các cơng trình thuỷ điện.
Những tài liệu nói trên chủ yếu đưa ra tình hình, những bất cập khu thủy
điện miền trung nói chung và Đăk Nơng nói riêng nhưng chưa có nghiên cứu
khoa học, đánh giá theo hướng chính sách cơng tại một địa bàn cụ thể là xã
Đăk Plao, huyện Đăk Glong.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài: trên cơ sở cung cấp các thông tin về thực trạng,

kiến nghị, đề xuất các giải pháp để các cấp, các ngành chức năng xem xét chỉ
đạo, tổ chức thực hiện tốt, có hiệu quả chính sách tái định cư do xây dựng các
cơng trình thủy điện, đảm bảo sự hưởng lợi về mặt tinh thần và vật chất cho
người dân.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số cơ sở lý luận về thực hiện chính sách di dân tái
định cư.
- Vận dụng lý thuyết về chính sách cơng để phân tích, đánh giá thực
trạng việc thực hiện chính sách di dân tái định canh, định cư làm thủy điện
(qua thực tiễn nghiên cứu việc thực hiện tái định canh, định cư tại dự án Thủy
điện Đồng Nai 3, xã Đăk Plao, huyện Đăk Glong, tỉnh Đặ Nông).
- Đề xuất các giải pháp hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh xã hội và ổn
định tình hình an ninh, chính trị, kinh tế xã họi của địa phương, giúp người
dân sớm ổn định cuộc sống.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác thực hiện chính sách tái định canh, định cư tại xã Đăk Plao,
huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nơng (dưới góc độ khoa học chính sách cơng).
4


4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu việc thực hiện chính sách tái định canh, định cư (theo dự án
Thủy điện Đồng Nai 3) tại xã Đăk Plao, huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông.
Thời gian nghiên cứu: Tháng 4/2016 đến tháng 6/2017.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
- Luận văn vận dụng cách tiếp cận đa ngành, liên ngành xã hội học và
phương pháp nghiên cứu chính sách cơng. Đó là cách tiếp cận quy phạm
chính sách cơng về chu trình chính sách từ hoạch định đến xây dựng, thực

hiện và đánh giá chính sách cơng có sự tham gia của các chủ thể chính sách.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thơng tin: Phân tích và tổng hợp, được sử dụng
để thu thập, phân tích và khai thác thơng tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến
đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, tài liệu, nghị quyết, quyết định của
Đảng, Nhà nước, bộ ngành ở Trung ương và địa phương; các công trình nghiên
cứu, các báo cáo, tài liệu thống kê của chính quyền, ban ngành đồn thể, tổ chức,
cá nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới vấn đề di dân tái định cư làm thủy
điện nói chung và khu vực vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đăk Nơng nói riêng.
Đồng thời, thu thập các tài liệu của các tổ chức và học giả quốc tế liên quan đến
đề tài trong thời gian qua.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu là phương pháp được
dùng khá phổ biến trong nghiên cứu xã hội học, đó là phương pháp đối thoại
với một đối tượng nhằm thu thập thông tin. Theo dự kiến phương pháp điều
tra xã hội học (định tính) sử dụng đối với đối tượng là chính quyền và nhân
dân xã Đăk Plao, huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1.Ý nghĩa lý luận
- Đề tài này có ý nghĩa về mặt lý luận, tác giả nghiên cứu và vận dụng
các lý thuyết về chính sách cơng.
- Kết quả nghiên cứu làm sáng tỏ, minh chứng cho các thuyết liên quan
đến chính sách cơng, từ đó hình thành việc đề xuất các giải pháp chính sách
nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả chính sách đã ban hành.
6.2.Ý nghĩa thực tiễn
5


- Luận văn cung cấp những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc vận
dụng các lý thuyết về chính sách cơng để xem xét giữa lý thuyết và thực tiễn
về di dân tái định cư trong các công trình thủy điện nói chung, nhất là vùng

đồng bào dân tộc thiểu số với những phong tục, tập quán riêng, từ đó nâng
cao hiệu quả chất lượng của chính sách trong những năm tiếp theo.
- Góp phần cung cấp thêm những cơ sở khoa học cho các cơ quan, ban
ngành trong q trình hoạch định và thực thi chính sách một cách hiệu quả
trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
7. Cơ cấu của luận văn
Luận văn bao gồm phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục
và 3 chương sau đây:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về vấn đề chính sách tái định canh,
định cư
Chương 2: Thực trạng việc thực hiện chính sách tái định canh, định cư
(Qua thực tiễn dự án thủy điện Đồng Nai 3 tại xã Đăk Plao, huyện Đăk
Glong, tỉnh Đăk Nông)
Chương 3: Xây dựng các giải pháp thực hiện chính sách tái định canh,
định cư trên địa bàn xã Đắk Plao.

6


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÁI ĐỊNH CANH, ĐỊNH CƯ
1.1. Một số khái niệm cơ bản
Theo Quyết định 64/2014/QĐ-TTg ngày 18/11/2014 của Thủ tướng
Chính phủ, giải thích một số từ ngữ liên quan đến tái định cư, cụ thể như sau:
* Chính sách
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM, 2010:
- Chính sách là: Chủ trương và các biện pháp của một đảng phái, một
chính phủ trong các lĩnh vực lĩnh vực chính trị - xã hội.
- Ổn định là làm cho trạng thái yên, không biến đổi đáng kể.

- Chính sách cơng là một trong những cơng cụ quan trọng của quản lý
nhà nước, thông qua việc ban hành và thực thi các chính sách, những mục tiêu
của Nhà nước được hiện thực hóa. Chủ thể ban hành chính sách cơng chính là
Nhà nước thơng qua các cơ quan quyền lực và các cơ quan thực hiện chức
năng quản lý nhà nước. Do đó, khái niệm chính sách cơng được diễn đạt như
sau: “Chính sách cơng là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của
nhà nước nhằm lựa chọn các mục tiêu cụ thể với giải pháp và công cụ thực
hiện giải quyết các vấn đề của xã hội theo mục tiêu xác định của đảng chính trị
cầm quyền” 11. Tr1.
* Thực hiện chính sách
Việc tổ chức thực thi chính sách (Policy Implementation) là quá trình
biến các chính sách thành những kết quả, trên thực tế là các hoạt động có tổ
chức trong bộ máy nhà nước, nhằm hiện thực hóa những mục tiêu mà chính
sách đã đề ra.
* Các bước thực hiện chính sách tái định canh, định cư
 Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách
 Phổ biến, tuyên truyền chính sách
 Phân cơng, phối hợp thực hiện chính sách
 Duy trì chính sách
 Điều chỉnh chính sách
 Theo dõi, đơn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách
7


 Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách
* Định canh, định cư
Là hình thức canh tác và cư trú đã ổn định, khơng cịn phá rừng làm
rẫy, khơng cịn du cư, khơng cịn đói giáp hạt. Trong đó, hộ định canh, định
cư có đủ tư liệu sản xuất ổn định và thôn, bản, xã định canh, định cư có đủ cơ
sở vật chất thiết yếu đảm bảo sản xuất và đời sống.

* Tái định định cư
Tái định cư là một vấn đề lớn của quốc gia, đặc biệt là các nước đang
phát triển trong những trường hợp điển hình như xây đập, làm đường, phát
triển đơ thị. Một số khái niệm có liên quan đến "Tái định cư":
Thu hồi đất: Thu hồi đất đang sử dụng là hình thức chuyển giao quyền
sử dụng diện tích đất đai nhất định từ chủ thể này sang chủ thể khác. Hay:
Thu hồi đất là việc nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử
dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, UBND xã, phường, thị trấn
quản lý theo quy định của Luật đất đai năm 2003 26, Tr2, Điều 4.
Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất: Là việc Nhà nước trả lại giá trị
quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất.
Bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất là việc khôi phục lại giá trị tài sản, nguồn
sinh sống, lợi ích vật chất và tinh thần theo nghĩa rộng cho người sử dụng đất
bị ảnh hưởng do quá trình triển khai thực hiện dự án – là hình thức trách
nhiệm dân sự để bù đắp những tổn thất về vật chất tinh thần cho bên thiệt hại
nhưng thiệt hại này không phải do hành vi trái pháp luật (của nhà đầu tư hay
của Nhà nước) gây ra, mà thực chất là kết quả của chu trình “phá hủy – tái
tạo” trong q trình phát triển đơ thị và kinh tế – xã hội.
Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất: Là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu
hồi thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời
đến địa điểm mới.
Như vậy, Tái định cư là một khái niệm mang nội hàm khá rộng, dùng để
chỉ những ảnh hưởng tác động đến đời sống của người dân do bị mất tài sản
và nguồn thu nhập trong quá trình phát triển dự án gây ra, bất kể có phải di
chuyển hay khơng và các chương trình nhằm khơi phục cuộc sống của họ. Tái
8


định cư bao hàm cả việc thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại khi thu hồi
đất. Tái định cư theo nghĩa hẹp là quá trình di chuyển người dân đến nơi ở

mới.
Hộ tái định cư là hộ bị ảnh hưởng trực tiếp khi Nhà nước thu hồi một
phần hoặc tồn bộ diện tích đất để thực hiện dự án thủy lợi, thủy điện phải di
chuyển đến nơi ở mới.
Điểm tái định cư là điểm dân cư được xây dựng theo quy hoạch, bao
gồm: Đất ở, đất sản xuất, đất chun dùng, đất xây dựng cơ sở hạ tầng, cơng
trình công cộng.
Khu tái định cư là khu vực được quy hoạch để bố trí từ các điểm tái
định cư, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơng trình cơng cộng, vùng sản xuất.
* Vùng dự án thủy điện là vùng ngập lịng hồ, vị trí xây dựng đập, cơng
trình đầu mối, cơng trình phụ trợ và nơi xây dựng khu tái định cư
* Phân loại tái định cư:
+ Về hình thức, việc tái định cư có các dạng:
- Di dân vào vùng đơ thị hóa
- Chuyển dịch nội ngoại thành, bao gồm từ việc thực hiện các chương
trình cải tạo đơ thị cho tới việc chuyển dịch theo sở nguyện của người dân
- Tái định cư tại chỗ khi thực hiện các dự án chỉnh trang khu dân cư
+ Xét về sở nguyện của người dân cũng có nhiều mức độ:
- Tái định cư tự phát: là việc mua bán đất và xây dựng trái phép không
theo quy hoạch. Do việc xây dựng trái phép ở khu vực khơng có hạ tầng, giá
đất rẻ nên nhiều người có thu nhập thấp, trong đó có nhiều người thuộc diện
giải tỏa từ các dự án nhận tiền bồi thường tự lo chỗ ở.
- Tái định cư tự giác: là việc tái định cư để thực hiện các dự án và
người dân tự giác chấp hành kế hoạch và phương thức tái định cư, kể cả việc
tạo lập chỗ ở mới ở các dự án phát triển nhà
- Cưỡng bức tái định cư: thường là cưỡng bức giải tỏa và bố trí chỗ ở
cho những người bị giải tỏa chưa được sự đồng thuận của họ. Nhiều trường
hợp không kiên quyết đã gây ra ách tắc cho đấu tư phát triển.
+ Xét về tính chất, tái định cư có 2 dạng:


9


- Tái định cư bắt buộc: để thực hiện các dự án phục vụ lợi ích chung.
Nhìn chung các quốc gia trên thế giới đều xác lập quyền ưu tiên của nhà nước
trong việc thu hồi đất để thực hiện các dự án này ví lợi ích quốc gia.
- Tái định cư tự nguyện: thông thường trong các dự án cải tạo đơ thị ở
quy mơ nhỏ, vì lợi ích trực tiếp của những người tham gia thực hiện dự án.
Trong những năm qua, bên cạnh nhiều kết quả đạt được trong công tác
tái định canh, định cư đối với đồng bào vùng thủy vẫn cịn nhiều vấn đề chính
sách cần giải quyết. Việc tái định cánh, định cư, nhất là tái định canh, định cư
của đồng bào dân tộc thiểu số đã làm xáo trộn vấn đề đất đai, tác động xấu
đến môi trường sinh thái, làm phức tạp vấn đề tôn giáo, xã hội, kinh tế... đặt
ra những bài toán phức tạp trong phát triển kinh tế, an sinh xã hội, ổn định an
ninh, quốc phịng.
Trong khi đó, công tác quản lý dân cư; quản lý đất đai, tài ngun và mơi
trường của chính quyền các cấp bộc lộ yếu kém (cả nơi đi và đến). Chính
quyền địa phương ở nơi đến càng thực hiện tốt dự án sắp xếp, ổn định dân tái
định cư thì càng tạo nên sức hút một bộ phận đồng bào hiện còn sinh sống ở
những vùng điều kiện sản xuất và đời sống khó khăn, thiếu nước, thiếu đất ở,
đất sản xuất sẽ tiếp tục di cư đến vùng đất mới, tạo nên sức ép ngày càng lớn
cho công tác quản lý và ổn định đời sống nhân dân. Chính vì thế, cùng với
việc thực hiện đồng bộ các chính sách về đất đai, tơn giáo, kinh tế, văn hóa,
an ninh - chính trị..., để thực hiện tốt cơng tác ổn định cuộc sống cho đồng
bào tái định cư cần giải quyết được cho được mâu thuẫn vừa ổn định đời sống
kinh tế, văn hóa, tinh thần của đồng bào, vừa đảm bảo thực hiện chính sách
của Nhà nước, nhất là tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định chính trị vùng Tây
Ngun nói chung và tỉnh Đắk Nơng nói riêng.
1.2. Quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước về di dân tái định cư làm cơng trình thủy điện

1.2.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng
Quan điểm, nguyên tắc chung của Đảng và Nhà nước ta về công tác tái
định cư là:

10


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full
















×