Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Đánh giá tài nguyên nước mặt lưu vực sông Vệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT
LƯU VỰC SÔNG VỆ

Hà Nội - 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

LƯU THỊ HIỆP

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT LƯU
VỰC SÔNG VỆ
Chuyên ngành : Quản lý tổng hợp tài nguyên nước
Mã Ngành
: D440224

NGƯỜI HƯỚNG DẪN : T.S HOÀNG THỊ NGUYỆT MINH

Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Với đề tài “Đánh giá tài nguyên nước mặt lưu vực sông Vệ”, tôi xin cam
đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn
của TS.Hoàng Thị Nguyệt Minh. Các số liệu và tài liệu trong đồ án được thu thập
một cách trung thực và có cơ sở.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.



Sinh viên thực hiện

Lưu Thị Hiệp


LỜI CẢM ƠN
Đề tài: “Đánh giá tài nguyên nước mặt lưu vực sông Vệ” được hoàn thành
tại Trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội. Trong quá trình nghiên cứu,
ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, em đã được sự chỉ bảo giúp đỡ tận tình của
các thầy giáo, cô giáo và bạn bè.
Em xin được gửi lời tri ân tới các thầy cô giáo trong Khoa Khí tượng Thủy
văn và Khoa Tài nguyên nước đã giảng dạy, giúp đỡ em trong suốt quá trình em học
tập.
Với tất cả tình cảm của mình, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc
đến TS. Hoàng Thị Nguyệt Minh, Th.S Nguyễn Ngọc Hà và các anh chị Ban điều
tra cơ bản tài nguyên nước mặt, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước
Quốc gia đã nhiệt tình giúp đỡ, chia sẻ và cổ vũ em trong quá trình hoàn thành khóa
luận.
Sau cùng em xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè, những người thân
yêu đã động viên, giúp đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện báo cáo này.
Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên bài báo cáo của em không
tránh khỏi thiếu sót nhất định, vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý từ thầy cô
và các bạn để bài báo cáo của em hoàn thiện hơn.
Em xin kính chúc thầy cô mạnh khỏe và công tác tốt!
Sinh viên thực hiện
Lưu Thị Hiệp


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LƯU VỰC SÔNG VỆ..................................................5
1.1.Đặc điểm tự nhiên................................................................................................5
1.1.1. Vị trí địa lý.......................................................................................................5
1.1.2. Đặc điểm địa hình............................................................................................6
1.1.3. Đặc điểm địa chất - thổ nhưỡng và thảm phủ thực vật.....................................7
1.1.4. Khí hậu............................................................................................................9
1.1.5. Mạng lưới sông ngòi......................................................................................14
1.1.6. Đặc điểm thủy văn.........................................................................................15
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội..................................................................................18
1.2.1. Dân cư và lao động........................................................................................18
1.2.2. Hiện trạng nên kinh tế ...................................................................................19
1.3. Nhu cầu sử dụng nước......................................................................................21
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC......................23
2.1. Phương pháp cân bằng nước.............................................................................23
2.1.1. Phương trình cân bằng nước dạng tổng quát..................................................23
2.1.2. Phương trình cân bằng nước cho một lưu vực sông ......................................24
2.2. Phương pháp tính toán tài nguyên nước – thủy văn..........................................24
2.2.1. Phương pháp thống kê thủy văn.....................................................................24
2.2.2. Phương pháp tương tự thủy văn.....................................................................25
2.2.3. Phương pháp bản đồ và nội suy địa lí............................................................27
2.3. Phương pháp mô hình toán...............................................................................28
2.3.1. Mô hình SCS.................................................................................................28
2.3.2. Mô hình Tank.................................................................................................28
2.3.3. Mô hình Nam.................................................................................................29
2.4. Nhận xét............................................................................................................ 35
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT LƯU VỰC SÔNG VỆ.....37
3.1. Đánh giá tài nguyên nước mưa.........................................................................37



3.1.1. Lượng mưa năm và dao động mưa năm.........................................................37
3.1.2. Phân phối lượng mưa trong năm....................................................................40
3.2. Đánh giá tài nguyên nước mặt..........................................................................42
3.2.1. Phân chia tiểu lưu vực....................................................................................42
3.2.2. Phân phối dòng chảy năm theo mùa và theo tháng........................................50
3.2.3. Tổng dòng chảy năm dòng chảy năm ứng với các mức bảo đảm...................51
3.2.4. Dự báo xu thế biến động tài nguyên nước.....................................................53
3.3. Đánh giá sơ bộ khả năng khai thác sử dụng TNN mặt trên lưu vực sông.........55
3.3.1. Cơ sở đánh giá khả năng khai thác TNN........................................................55
3.3.2. Đánh giá mức độ căng thẳng trong khai thác TNN trên lưu vực sông Vệ......56
3.3.3. Nhận xét.........................................................................................................62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................65


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TNN
LVS
TANK
GIS
HEC
HMS
NAM

Tài nguyên nước
Lưu vực sông
Mô hình bể chứa của Nhật Bản
Geographic Information Systems (Hệ thống thông tin địa lý)
Hydrologic Engineering Center (Trung tâm kỹ thuật thủy văn)
Hydrologic Modeling System (Hệ thống mô hình thủy văn)

Nedbor Afstromming Model


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Nhiệt độ bình quân tháng, năm.....................................................................10
Bảng 1.2: Số giờ nắng bình quân tháng trung bình nhiều năm trạm (giờ)................11
Bảng 1.3: Độ ẩm bình quân tháng trung bình nhiều năm (%).................................11
Bảng 1.4: Phân phối dòng chảy trung bình tháng nhiều năm( m3/s)........................16
Bảng 1.5: Đặc điểm một số trận lũ..........................................................................17
Bảng 3.1: Số liệu tính tổng lượng mưa lưu vực sông Vệ.........................................39
Bảng 3.2: Kết quả phân mùa tại các trạm trong và lân cận LVS Vệ........................40
Bảng 3.3: Đặc trưng phân phối mưa theo tháng.......................................................41
Bảng 3.4: Đặc trưng mưa mùa khô..........................................................................42
Bảng 3.5 : Tổng hợp phân vùng tính toán cân bằng nước trên lưu vực sông Vệ và
các thông tin liên quan.............................................................................................44
Bảng 3.6: Đặc trưng dòng chảy LVS Vệ tính đến trạm An chỉ................................45
Bảng 3.7: Danh sách các trạm mưa và trọng số ảnh hưởng đến các tiểu lưu vực....47
Bảng 3.8: Bộ thông số mô hình Nam.......................................................................47
Bảng 3.9: Các đặc trưng thống kê dòng chảy năm đến các tiểu vùng....................49
Bảng 3.10: Đặc điểm dòng chảy lưu vực sông Vệ……………………………...….47
Bảng 3.11: Kết quả phân mùa dòng chảy đối với các tiểu vùng..............................50
Bảng 3.12: Lưu lượng dòng chảy bình quân tháng của các tiểu vùng......................51
Bảng 3.13: Lưu lượng và tổng lượng dòng chảy năm đến các tiểu vùng theo các tần
suất thiết kế.............................................................................................................. 53
Bảng 3.14: Chỉ tiêu mức độ căng thẳng trong khai thác sử dụng nước....................55
Bảng 3.15: Kết quả đánh giá mức độ căng thẳng trong khai thác sử dụng nước giai
đoạn hiện tại............................................................................................................58
Bảng 3.16: Kết quả đánh giá mức độ căng thẳng trong khai thác sử dụng nước năm
2020…………..............................................................................................................60


DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1. Vị trí lưu vực sông vệ................................................................................5
Hình 1.2. Bản đồ mạng lưới sông và trạm khí tượng thủy văn................................12
Hình 2.1. Sơ đồ cân bằng nước hệ thống.................................................................21
Hình 2.2. Sơ đồ xác định chẩn dòng chảy năm theo sơ đồ.......................................23
Hình 2.3 Cấu trúc mô hình......................................................................................28
Hình 2.4. Sơ đồ hiệu chỉnh mô hình........................................................................31
Hình 3.1. Đường quá trình lượng mưa thời kỹ nhiều năm tại các trạm đo mưa.......35
Hình 3.2. Đường lũy tích sai chuẩn mưa năm tại các trạm quan trắc.......................36
Hình 3.3. Bản đồ đẳng trị mưa năm thời kỳ nhiều năm...........................................37
Hình 3.4. Phân phối lượng mưa theo mùa tại các trạm............................................39
Hình 3.5. Sơ đồ các vùng tính toán trên lưu vực sông Vệ........................................42
Hình 3.6. Xác định trọng số các trạm mưa trên các tiểu lưu vực bằng phương pháp
đa giác Thiesson......................................................................................................44
Hình 3.7. Kết quả_TH hiệu chỉnh mô hình Nam.....................................................46
Hình 3.8. Kết quả_TH kiểm định mô hình Nam......................................................46
Hình 3.9. Phân phối dòng chảy năm ứng với P = 50%............................................50
Hình 3.10. Phân phối dòng chảy năm ứng với P = 85%..........................................50
Hình 3.11. Đường xu thế biến biến tài nguyên nước mưa trung bình nhiều năm tại
trạm An Chỉ(1981 – 2014).......................................................................................51
Hình 3.12. Đường xu thế biến biến tài nguyên nước mưa trung bình nhiều năm tại
trạm Ba Tơ(1981 – 2014)........................................................................................52
Hình 3.13. Đường xu thế biến biến tài nguyên nước mưa trung bình nhiều năm tại
trạm Giá Vực (1981 – 2014)....................................................................................52
Hình 3.14. Đường xu thế biến biến tài nguyên nước mưa trung bình nhiều năm.....53


MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Nằm trong khu vực nhiệt ẩm gió mùa, Việt Nam có lượng mưa lớn đạt trung
bình nhiều năm khoảng 1960mm nhưng phân bố không đều theo không gian và thời
gian. Quảng Ngãi thuộc khu vực trung trung bộ của nước ta, khí hậu thủy văn và
sông ngòi cũng mang những đặc điểm chung của khí hậu thủy văn Việt Nam. Quảng
Ngãi có 4 hệ thống sông lớn tính từ Bắc xuống Nam gồm: sông Trà Bồng, sông Trà
Khúc, sông Vệ và sông Trà Câu. Cũng như các lưu vực sông khác của nước ta,
lượng mưa phân bố không đều theo cả không gian và thời gian, hơn nữa do đặc
điểm lưu vực sông trong tỉnh ngắn và dốc nên dòng chảy tập trung rất nhanh.
Với diện tích khoảng 1263km2 sông Vệ là lưu vực sông lớn thứ hai trong
tỉnh, nằm phía Nam tỉnh Quảng Ngãi. Nguồn nước mặt sông Vệ được đánh giá ở
mức cao nhưng lại tập trung chủ yếu vào mùa lũ, mùa cạn lượng dòng chảy thấp đã
có những biểu hiện thiếu nước bất thường và cục bộ xảy ra ở nhiều khu vực. Trước
đây đã có các nghiên cứu đánh giá liên quan đến tài nguyên nước mặt lưu vực sông
Vệ, nhưng các nghiên cứu tập trung vào vấn đề diễn toán dòng chảy lũ và xây dựng
ứng dụng mô hình dự báo lũ trên lưu vực và cũng chỉ mới xem xét đến tạm An Chỉ
(trạm khống chế được khoảng 67% diện tích lưu cực sông Vệ). Để phục vụ cho
công tác quản lý nguồn nước, quy hoạch tài nguyên nước trên lưu vực, đề tài
“Đánh giá tài nguyên nước mặt lưu vực sông Vệ” sẽ trả lời cho câu hỏi: hiện trạng
tài nguyên nước trên lưu vực sông Vệ là như thế nào? diễn biến xu thế thay đổi ra
sao? Kết quả nghiên cứu sẽ là bộ cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý và quy
hoạch tài nguyên nước.
2. Mục tiêu
Tạo lập bộ dữ liệu, số liệu phản ánh đầy đủ hiện trạng tài nguyên nước mặt
lưu vực sông Vệ, xác định các vấn đề về tình hình khai thác sử dụng nước mặt và
các vấn đề khác có liên quan. Làm cơ sở cho việc lập quy hoạch tài nguyên nước
mặt và quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội tại tỉnh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-


Đối tượng nghiên cứu :
Số lượng, xu thế diễn biến tài nguyên nước mặt lưu vực sông Vệ


-

Phạm vi nghiên cứu :
Lưu vực sông Vệ thuộc phạm vi tỉnh Quảng Ngãi.

4. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu, số liệu dựa trên các nguồn tài
liệu, số liệu có liên quan dến nguồn nước mặt trên lưu vực bao gồm số liệu khí
tượng, thủy văn số liệu dân sinh kinh tế cập nhật đến năm 2014; các đề tài, dự án
nghiên cứu đã có liên quan đến vùng nghiên cứu.
+ Phương pháp mô hình toán: thiết lập mô hình MIKE – NAM, từ đó mô
phỏng dòng chảy đến các tiểu lưu vực, tính toán các đặc trưng dòng chảy trung bình
nhiều năm trong thời kỳ 1981- 2014.
+ Phương pháp viễn thám GIS, thành lập bản đồ: Viễn thám và GIS là một
trong những thành tựu kĩ thuật tiên tiến trong những thập niên gần đây. Nó đã đạt
đến trình độ cao và trở thành kĩ thuật phổ biến cho nhiều nước trên thế giới. Viễn
thám và GIS có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau, trong đó có nghiên
cứu thủy văn và tài nguyên nước.
Một số ứng dụng viễn thám – GIS trong nghiên cứu thủy văn – tài nguyên
nước như : Xác định độ ẩm của đất, thành lập các bản đồ chuyên đề thủy văn,
nghiên cứu mạng lưới thủy văn – lưu vực.
Đề tài đã ứng dụng viễn thám - GIS để thành lập bản đồ đẳng trị mưa, bản đồ
lưu vực.
+ Phương pháp tham vấn chuyên gia : tham vấn ý kiến của chuyên gia để
đảm bảo độ tin cậy của đề tài. Xin ý kiến góp ý của giáo viên hướng dẫn, các nhà
khoa họcvề các vấn đề trong nội dung đồ án.

5. Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận kiến nghị đồ án bao gồm 3
chương chính :
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC SÔNG VỆ
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT LƯU VỰC SÔNG VỆ


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LƯU VỰC SÔNG VỆ.
1.1.Đặc điểm tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý.
Sông Vệ là một trong 4 hệ thống sông lớn của tỉnh Quảng Ngãi, bắt nguồn từ
vùng núi cao Trường Sơn, có tọa độ địa lý là 14032’25’’ vĩ độ Bắc, 108037’4’’ kinh độ
Đông. Sông Vệ chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc qua các huyện Nghĩa Hành,
Mộ Đức rồi đổ ra biển tại cửa Cổ Lũy và cửa Đức Lợi. Sông Vệ nằm gọn trong tỉnh
Quảng Ngãi, phía bắc và phía tây tiếp giáp với sông Trà Khúc, phía nam tiếp giáp
với tỉnh Bình Định và phía đông giáp biển.

Hình 1.1. Vị trí lưu vực sông Vệ
Lưu vực sông Vệ có tổng diện tích khoảng 1263 km 2. Dòng chính sông dài 91
km bắt nguồn từ Nước Vo ở độ cao 1070m và đổ ra biển Đông tại Long Khê. Mật độ
sông suối trong lưu vực đạt 0,79km/km 2 với tổng chiều dài toàn bộ sông suối là


995km. Độ dốc bình quân lưu vực khoảng 19,9%. Hệ thống sông Vệ có 5 phụ lưu
cấp I có chiều dài lớn hơn 10 km phát triển mạnh về bờ trái. Diện tích bờ trái lớn gấp
1,63 lần diện tích bờ phải, nhưng tổng chiều dài sông suối bờ trái lớn gấp 3,5 lần bờ
phải[3][2].
1.1.2. Đặc điểm địa hình
Nằm ở sườn phía đông của dãy Trường Sơn, lưu vực sông Vệ có địa hình

phức tạp bao gồm cả vùng núi cao, trung du và đồng bằng. Địa hình lưu vực sông
Vệ có độ cao trung bình biến động từ 100-1000m, vùng núi cao nằm ở thượng
nguồn sông Vệ có độ cao phổ biến từ 800-1000m, vùng trung du gồm những đồi núi
có độ cao từ 100-500m, từ chân núi ra đến bờ biển địa hình không được bằng phẳng
cao độ phổ biến dưới 30m.
Đặc điểm chung địa hình lưu vực sông Vệ là gradient địa hình theo mặt cắt
từ lục địa ra biển lớn, do đó các sông trong vùng phần lớn ngắn và chủ yếu phát
triển quá trình xâm thực bờ chủ yếu xảy ra ở khu vực đồng bằng ven biển khi mực
cơ sở xâm thực hạ thấp[2].
Từ đặc điểm địa hình này đã tạo dòng chảy của lưu vực khá bất lợi, về
mùa mưa thường gây lũ lụt , còn mùa khô dòng chảy cạn kiệt gây hạn hán. Có
thể chia địa hình ra làm 4 vùng:
- Vùng núi: Nằm phía Tây của tỉnh, chiếm một phần lớn diện tích chạy
dọc ranh giới tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi. Đó chính là sườn núi phía
Đông hoặc nhánh núi kéo dài của dãy Trường Sơn gồm những đỉnh núi có cao độ
trung bình 500-700m, thỉnh thoảng có đỉnh núi cao trên 1000m mà đỉnh cao
nhất là Hòn Bà nằm phía Tây Vân Canh 1146 m. Vùng núi phía Bắc có nhiều
đỉnh núi cao, nhất là vùng núi Trà Bồng, Sơn Hà có những đỉnh núi cao từ 1400
- 1600m. Địa hình phân cách mạnh, sông suối trong khu vực có độ dốc lớn, lớp
phủ thực vật khá dày.
- Vùng địa hình đồi gò: Đây là địa hình trung gian giữa núi và đồng bằng,
độ cao hạ thấp đột ngột gồm nhiều đồi gò nhấp nhô xen kẽ có những đồng bằng
khá rộng. Độ cao nói chung dưới 200m, vùng bằng thường có độ cao 30-40m. Độ
dốc còn tương đối lớn, cây rừng bị tàn phá nhiều.
- Vùng đồng bằng: Trải dài ven biển và tiếp giáp với vùng đồi gò, có độ
dốc từ Tây sang Đông.


- Vùng cát ven biển: Cồn cát, đụn cát phân bố thành một dải hẹp ven biển.
Dạng địa hình này được hình thành do sông ngòi mang vật liệu từ núi xuống

bồi lắng ven biển, sóng đẩy dạt vào bờ và gió thổi vun cao thành cồn, đụn.
1.1.3. Đặc điểm địa chất - thổ nhưỡng và thảm phủ thực vật
a) Đặc điểm địa chất
Theo tài liệu nghiên cứu thì lãnh thổ Quảng Ngãi nằm trên đới cấu tạo Kon
Tum, gồm hai loại chính:
- Khối mac ma axit, điển hình là đá granit, thành phần chủ yếu là thạch anh,
ngoài ra có mica. Đất hình thành trên đá granit thường có thành phần cơ giới nhẹ.
- Đá trầm tích thuộc dạng sa thạch, phiến thạch và phiến sa. Đất hình thành
trên sa thạch, kết cấu thường rời rạc, giữ nước kém.
Địa chất vùng nghiên cứu cũng mang đặc điểm địa chất của tỉnh, bao gồm
nhiều cấu trúc địa chất với chế độ kiến tạo thành phần thạch học khác nhau. Đặc
điểm địa chất ảnh hưởng lớn đến đặc điểm sông ngòi, chế độ thủy văn. Một số đặc
điểm chính về địa chất của vùng nghiên cứu. Thành phần đất đá nền bao gồm:
granulit mafic, gownai granat, crodierit, hypersten, đá gơnai, đá phiến amphibol,
biotit, amphibotit, migmatit, đá xâm nhập granit, migmatit (phức hệ Chu Lai- Ba Tơ
γ2cb). Thành tạo đệ tứ ở lưu vực gồm: đệ tứ không phân chia (aQ): cuội, cát, bột
phân bố dọc theo thung lung sông và hỗ hợp cuội, sỏi dăm cát, bột (adpQ) ở Tây
Nam Đức Phổ. Phần còn lại của lưu vực là các thành tạo, cát, bột có nguồn gốc biển
(mQm, vmQm2-3, mvQtv 1-2).
b)Đặc điểm thổ nhưỡng
Lưu vực nghiên cứu có nhiều loại đất khác nhau, thích hợp cho nhiều loại
cây trồng phát triển và sinh trưởng.
- Đất vùng núi nói chung rất dốc, những vùng còn cây cối có lớp màu khá
dày do tích tụ lá cây qua nhiều năm. Đất vùng thung lũng hình thành trong quá trình
bào mòn từ núi xuống, những chỗ có nước đất thường bị lầy và chua.
- Đất vùng đồi gò bị bào mòn, bạc màu, tầng đất canh tác mỏng chủ yếu tập
trung trong các huyện: Sơn Hà, Sơn Tây, Nghĩa hành và Minh Long.
- Vùng đồng bằng chủ yếu là đất phù sa, hàm lượng NPK khá, đây là nhóm
đất màu mỡ được hình thành do tích tụ phù sa của các sông rất thích hợp với các
loại cây lương thực và hoa màu. Loại đất này được phân bố rộng rãi ở hạ lưu sông



Trà Bồng, Trà Khúc và Sông Vệ trong phạm vi các huyện: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư
Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ và thị xã Quảng Ngãi.
- Đất ven biển phần lớn là đất cát rời rạc và kém dinh dưỡng.
Đất trên lưu vực rất đa dạng, gồm 6 nhóm đất. Ở vùng đồi núi có các loại đất
như đất đỏ trên đá biến chất và đất sét, chiếm phần lớn diện tích, ở vùng đồng bằng
có các loại đất như: cát, phù sa, đất xám và đất đỏ vàng. Đất xám và đất xám bạc
màu nằm ở vùng cao, đất đen, đất đỏ vàng là loại đất phân bố rộng rãi ở miền núi,
thành phần cơ giới nhẹ thích hợp để trông các loại cây công nghiệp [6][7].
c) Thảm phủ thực vật
Thảm phủ thực vật có tác dụng quan trọng trong việc điều hòa khí hậu
và điều tiết dòng chảy. Đặc biệt rừng có tác dụng làm giảm dòng chảy lũ và tăng
lượng dòng chảy mùa kiệt.
Rừng ở Quảng Ngãi tuy ít so với cả nước, chủ yếu là rừng nghèo và rừng
trung bình nhưng trữ lượng rừng rất phong phú và có nhiều loại gỗ quý như gõ,
sơn, dổi, và có nhiều quế … như ở Minh Long, Ba Tơ, Sơn Tây, Sơn Hà. Vùng
núi cao có nhiều lâm thổ sản quý. Vùng đồi núi còn rất ít rừng, đại bộ phận là đồi
núi trọc và đất trồng cây công nghiệp, cây bụi, ngoài ra ở vùng hạ lưu có đất trồng
nương rẫy xen dân cư. Trên lưu vực có các loại lớp phủ thực vật và tỉ lệ che phủ so
với diện tích lưu vực (%) tương ứng như sau: rừng rậm thường xanh cây lá rộng
nhiệt đới gió mùa đã bị tác động (12,27%),rừng thưa rụng lá hoặc trảng cây bụi có
cây gỗ rải rác (50,5%),cây trồng nông nghiệp ngắn ngày (37,23%).
Rừng trong lưu vực chủ yếu tập trung ở vùng thượng nguồn trên các
o
o
vùng núi cao, độ dốc lớn (5 – 30 ). Việc trồng cây gây rừng vẫn chưa hàn gắn
được những tổn thất về rừng trong thời kỳ chiến tranh và hậu quả của việc khai
thác bừa bãi, chưa hợp lý và tệ chặt phá rừng lấy gỗ và làm nương rẫy. Hiện nay
có xu thế giảm rừng giàu và trung bình, tăng diện tích rừng nghèo. Độ che phủ

của rừng thấp làm cho xói mòn đất, suy thoái nguồn nước làm cho tình hình lũ
lụt hạn hán ngày càng gia tăng.
1.1.4. Khí hậu
Lưu vưc sông Vệ có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nội chí tuyến, chịu
ảnh hưởng sâu sắc của địa hình dãy Trường sơn và các nhiễu động thời tiết
ngoài biển Đông. Chế độ gió mùa cùng với dải Trường Sơn đã tạo ra sự tương phản


sâu sắc giữa mùa không và mù mưa trên toàn vùng nghiên cứu. Cũng do hoạt động
cảu gió mùa, tín phong Đông Bắc và các nhiễu động thời tiết ở biển Đông cùng với
địa hình đã tọa ra mùa mưa phong phú, dồi dào từ tháng IX đến tháng XII. Do sự
xâm nhập sâu sắc về phía Nam của gió mùa Đông Bắc nên khu vực tương đối lạnh
trong thán XII, I. Do hiệu ứng “phơn” của dãy Trường Sơn đối với gió mùa Tây
Nam nên ở vùng nghiên cứu xuất hiện một thời kỳ nắng nóng và khô hạn trong suốt
các tháng mùa hạ. Trong vùng nghiên cứu có hai mùa khí hậu khác nhau rõ rệt:
-Khí hậu mùa Đông: từ tháng XI đến tháng IV là thời kỳ hoạt động của gió
mùa Đông Bắc và tín phong Đông Bắc. Gió mùa Đông Bắc mang không khí lạnh
(tuy đã biến tính trong quá trình di chuyển qua các dãy núi Bạch Mã, Hải Vân) làm
cho nhiệt độ của vùng nghiên cứu thời kỳ này tương đối lạnh. Nhiệt độ thấp nhất tại
một số trạm xuống đến 10 oC - 13oC. Tín phong Đông Bắc mà nguồn gốc là không
khí lạnh cực đới đã nhiệt đới hoá (ấm và ẩm hơn nhiều so với ban đầu) luân phiên
với gió mùa Đông Bắc chi phối thời tiết trong suốt mùa đông[7].
a) Chế độ nhiệt
Do được thừa hưởng chế độ bức xạ mặt trời nhiệt đới đã dẫn đến một nền
nhiệt độ cao trong toàn vùng. Nhiệt độ có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam và từ
miền núi xuống đồng bằng. Nhiệt độ bình quân hàng năm vùng núi: 25,3 oC, vùng
đồng bằng ven biển: 25,7 oC.
Tháng có nhiệt độ bình quân cao nhất là tháng VI, VII có thể đạt tới 28 oC 29oC, tháng có nhiệt độ bình quân nhỏ nhất là tháng I đạt 22 oC - 23 oC. Chênh lệch
nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất từ 6 - 7 oC.
Trong ngày biên độ nhiệt thường đạt từ 6 - 11 oC. Đối với vùng núi (Ba Tơ),

biên độ nhiệt trong ngày cao nhất đạt 11,4 oC xảy ra vào tháng IV, thấp nhất đạt
6.1oC vào tháng I. Đối với vùng đồng bằng (Quảng Ngãi) biên độ nhiệt trong ngày
cao nhất đạt 9 oC xảy ra vào tháng IV, biên độ nhiệt trong ngày thấp nhất đạt từ
6.4oC vào tháng I.
Bảng 1.1: Nhiệt độ bình quân tháng, năm(oC)
Tháng
Ba Tơ

I

II

III

IV

21.4 22.7 24.6 26.8

V

VI

VII

VIII

27.7

28.1


28

27.8

IX

X

26.5 25.1

XI

XII

Năm

23.5 21.6

25.3


Quảng
Ngãi

21.7 22.5 24.4 26.7

28.3

28.8 28.7


28.6

27.1 25.8

24.1

22

25.7

Nhiệt độ tối cao trung bình tháng đạt trên 30oC, có cực đại vào tháng V
o
o
đạt từ 37-38 C. Nhiệt độ tối thấp trung bình tháng đạt từ 15 - 24 C, trị số thấp
o
nhất rơi vào tháng I với nhiệt độ đạt từ 15-16 C
b)Số giờ nắng
Vùng nghiên cứu có nền nhiệt độ tương đối cao nhưng ít biến động, tổng số
giờ nắng trên vùng nghiên cứu khoảng 2000 - 2200 giờ/năm. Tháng có số giờ nắng
nhiều nhất là tháng V, ở vùng núi (Ba Tơ) đạt 222 giờ/tháng đạt bình quân 7,2
giờ/ngày, vùng đồng bằng ven biển 242 giờ/tháng đạt bình quân 8,2 giờ/ngày.
Tháng có số giờ nắng ít nhất là tháng XII, ở vùng núi 72 giờ/tháng đạt bình
quân 2,3 giờ/ngày. Ở đồng bằng ven biển: 90 giờ/tháng bình quân đạt: 2,9 giờ/ngày.
Bảng 1.2: Số giờ nắng bình quân tháng trung bình nhiều năm trạm (giờ)

Tháng

I

II


III

IV

V

VI

VII VIII

IX

X

XI

XII Năm

Ba Tơ

114

155

206 216 223 210 222 202 167 132

92

71


2008

Quảng Ngãi 130

155

211 224 251 230 241 225 183 156 111

85

2201

c)Chế độ ẩm
Độ ẩm không khí có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ không khí và lượng
mưa. Biến trình năm của độ ẩm không khí tương tự như biến trình mưa và tỷ lệ
nghịch với biến trình của nhiệt độ không khí.
Độ ẩm tương đối trung bình năm trong vùng khoảng 85%. Vào các tháng
mùa mưa (từ tháng IX tới tháng XII) độ ẩm không khí đạt từ 85% - 90%, vào
các tháng mùa khô chỉ còn đạt trên dưới 80%. Độ ẩm không khí thấp nhất có thể
xuống tới mức 35%. Ở Ba Tơ trị số độ ẩm thấp nhất quan trắc được 34%, ở
Quảng Ngãi trị số này là 37 % [7].
Bảng 1.3: Độ ẩm bình quân tháng trung bình nhiều năm (%)


Tháng

I

II


III

IV

V

VI VII VIII IX

X

XI XII Năm

Ba Tơ

88

87

84

82

83

81

80

80


86

89

90

90

85

Quảng Ngãi
d)Bốc hơi

88

87

86

84

82

81

80

80


85

88

89

89

85

Khả năng bốc hơi trên lưu vực phụ thuộc vào điều kiện mặt đệm và các
yếu tố khí hậu như nhiệt độ không khí, nắng, gió, độ ẩm ... Theo tài liệu bốc
hơi bằng ống piche tại các trạm trong lưu vực vùng nghiên cứu cho thấy lượng
bốc hơi ống piche hàng năm khoảng 800 mm - 900 mm, Vùng núi bốc hơi
khoảng 800mm/năm. Vùng đồng bằng ven biển bốc hơi nhiều hơn, khoảng
900mm/năm.
Vào các tháng mùa khô lượng bốc hơi có thể đạt tới 95 - 100 mm/tháng.
Tháng có lượng bốc hơi lớn nhất là tháng VII đạt 101.8 mm/tháng tại Ba
Tơ, 103.9 mm/tháng tại Quảng Ngãi. Tháng có lượng bốc hơi nhỏ nhất là tháng
XI, XII, chỉ đạt 33,6 mm/tháng tại Ba Tơ, 47,8 mm/tháng tại Quảng Ngãi.
e) Chế độ mưa
+ Biến động của mưa năm theo không gian: Nhìn chung trong lưu vực
lượng mưa có xu hướng giảm dần từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông. Vùng
mưa lớn chủ yếu ở vùng núi cao như Trà Bồng, Ba Tơ, Giá Vực từ 3200 - 4000mm
và vùng trung du, đồng bằng ven biển lượng mưa chỉ còn 1700 - 2200 mm.
+ Biến động của mưa năm theo thời gian: Theo thời gian, sự biến động
của mưa năm ở vùng nghiên cứu khá lớn. Hệ số biến sai Cv lượng mưa năm đạt
từ 0,30 đến 0,50, nguyên nhân là do khu vực này chịu ảnh hưởng trực tiếp của
bão và các nhiễu động thời tiết từ biển Đông làm cho lượng mưa hàng năm
không ổn định. Năm mưa nhiều có thể gấp 3-4 lần năm mưa ít, năm 1996, 1998

và năm 1999 là năm mưa nhiều và đều khắp vùng nghiên cứu, năm 1999 đạt
5095 mm tại Giá Vực, 4557.7 mm tại Sơn Hà, 6520 mm tại Ba Tơ, 5157 mm
tại Sơn Giang và 3947 mm tại Quảng Ngãi. Nhưng năm 1982 là năm mưa ít
nhất với lượng mưa đo được ở tại Giá Vực 1299 mm, tại Sơn Hà 2007.9 mm,
tại Trà Bồng 2671.2 mm, tại Ba Tơ 1952.6 mm, tại Sơn Giang 1975.6mm và
1373.9 mm tại QuảngNgãi.


+ Biến động của mưa theo mùa: Theo chỉ tiêu phân mùa, nếu coi thời gian
mùa nhiều mưa bao gồm những tháng có lượng mưa lớn hơn lượng mưa bình quân
tháng trong năm và đạt trên 50% tổng số năm quan trắc. Theo chỉ tiêu này phân
bố của mưa theo mùa của vùng nghiên cứu có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô:
- Mùa mưa ngắn chỉ từ 3 - 4 tháng, từ tháng IX đến tháng XII hàng
năm, Mùa mưa phù hợp với mùa lũ trên các lưu vực sông và trùng với thời kỳ gió
mùa Đông Bắc và bão hoạt động trên biển Đông. Lượng mưa trong mùa mưa ở
đây chiếm từ 70% -80% lượng mưa cả năm. Tháng có lượng mưa lớn nhất
thường xảy ra vào tháng X, XI có thể đạt từ 600 đến 900 mm/tháng như tại Giá
Vực lượng mưa trung bình tháng XI đạt 904.2 mm, tại Ba Tơ đạt 887.5mm, tại
Sơn Giang 923.6 mm, lượng mưa trung bình tháng X tại An Chỉ 666.7mm, tại
Quảng Ngãi 649.9 mm.
Trong khi đó mùa khô kéo dài 8 - 9 tháng, từ tháng I đến tháng VIII với
lượng mưa chỉ chiếm 30% - 35% tổng lượng mưa năm. Thời kỳ ít mưa nhất
trong vùng thường tập trung vào 3 tháng từ tháng II đến tháng IV lượng mưa
trong 3 tháng chỉ chiếm khoảng 3-5% lượng mưa năm.Tháng có lượng mưa nhỏ
nhất thường là tháng II với lượng mưa chỉ chiếm xấp xỉ 1%-2% lượng mưa năm
Và do địa hình trong vùng nghiên cứu xuất hiện các đỉnh mưa phụ vào
tháng V và tháng VI, ở thời kỳ này gió mùa mùa hạ hướng Tây Nam hoặc Đông
Nam thổi tới, càng về phía Tây của tỉnh lượng mưa này càng rõ nét hơn với
lượng mưa trung bình tháng chiếm khoảng 4-7% lượng mưa năm, tuy nhiên giá
trị bình quân của tháng V và tháng VI cũng không vượt quá giá trị bình quân các

tháng trong năm.
Như vậy quá trình mưa trên lưu vực cho thấy sự chênh lệch giữa các tháng
mưa nhiều và mưa ít khoảng 400- 800mm. Hay tháng mưa nhiều có tổng lượng mưa
gấp 1,5 – 20 lần tháng mưa ít. Sự phân phối mưa trong năm rất không đều, điều này
không thuận lợi cho việc phát triển, sản xuất nông nghiệp.


1.1.5. Mạng lưới sông ngòi
Lưu vực sông Vệ có tổng diện tích khoảng 1263 km 2. Dòng chính sông dài
91 km bắt nguồn từ Nước Vo ở độ cao 1070m và đổ ra biển Đông tại Long Khê.
Mật độ sông suối trong lưu vực đạt 0,79km/km2 với tổng chiều dài toàn bộ sông
suối là 995 km. Độ dốc bình quân lưu vực khoảng 19,9%. Hệ thống sông Vệ có 5
phụ lưu cấp I có chiều dài lớn hơn 10 km phát triển mạnh về bờ trái. Diện tích bờ
trái lớn gấp 1,63 lần diện tích bờ phải, nhưng tổng chiều dài sông suối bờ trái lớn
gấp 3,5 lần bờ phải. Thực vật che phủ bề mặt lưu vực vùng thượng lưu phần lớn là
rừng già, bụi rậm, vùng hạ lưu chủ yếu là vùng đất canh tác nông nghiệp. Các phụ
lưu không lớn, đáng kể[10]:

Hình 1.2 Bản đồ mạng lưới sông và trạm khí tượng thủy văn


Sông Liên (sông Nước Lếch) bắt nguồn từ vùng núi Tây Nam huyện Ba Tơ.
Sông chảy theo hướng Tây Nam- Đông Bắc, hợp nước với sông Tô ở thị trấn Ba Tơ.
Sông Trà Nô hay sông Tô chảy từ đồng Bia xã Ba Tô có độ cao trên 200m, theo
hướng Tây- Đông, hợp với sông chính cách huyện lỵ Ba Tơ 18km về phía hạ lưu.
Sông Mễ chảy từ vùng núi Mum, phần tiếp giáp giữa hai huyện Ba Tơ và
Minh Long theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, hợp lưu tại khoảng làng Teng xã Ba
Thành, dài khoảng 09km. Dòng chính cơ bản chảy theo hướng Tây Nam- Đông
Bắc, dọc huyện Nghĩa Hành đến hết xã Hành Thiện thì sông thoát khỏi núi, chảy
trên vùng đồng bằng. Tại điểm này có trạm bơm Nam sông Vệ. Đến qua đường sắt,

sông chảy giữa hai huyện Tư Nghĩa- Mộ Đức. Trên sông Vệ xưa kia cũng có rất
nhiều guồng xe nước. Cuối nguồn, sông Vệ đổ ra cửa Lở và cửa Đại Cổ Lũy.
Sông Vệ có một chi lưu đáng kể nhất là sông Thoa. Sông Thoa bắt đầu từ
thôn Mỹ Hưng (xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành) và thôn Phú An (xã Đức Hiệp,
huyện Mộ Đức) theo hướng Tây Bắc- Đông Nam đến Sa Bình (xã Phổ Minh, huyện
Đức Phổ) thì nhập với sông Trà Câu rồi đổ ra biển qua cửa Mỹ Á.
Ngoài ra, còn có các nhánh sông khác như sông Cây Bứa dài 15km, sông
Phú Thọ dà 16km, hợp lưu với sông chính gần vùng cửa sông tạo thành hình nan
quạt. Sông Phú Thọ thực chất là đoạn sông Vệ ở cuối nguồn. Nguồn của chúng chủ
yếu là nước mưa của vùng tiếp giáp giữa rừng núi và đồng bằng
1.1.6. Đặc điểm thủy văn
a) Dòng chảy năm
Căn cứ vào tài liệu thực đo tại trạm Sơn Giang và An Chỉ cho thấy lượng
dòng chảy năm trên lưu vực rất phong phú với mô đuyn dòng chảy bình quân nhiều
năm đạt từ 70 – 80l/s/km 2. Trạm An Chỉ trên lưu vực sông vệ khống chế diện lưu
vực 854km2, lưu lượng dòng chảy năm đạt 64,6 m 3/s ứng với mô đuyn dòng chảy
76,0 l/s/km2.
+Biến động dòng chảy năm: sự biến đổ dòng chảy năm trong nhiều năm khá
lớn, hệ số biến đổi Cv dòng chảy năm đạt 0,46 ở trạm Sơn Giang, năm nhiều nước
gấp 5 – 6 lần năm ít nước. Năm 1982 – 1983 lưu lượng năm chỉ đạt 63,7 m 3/s tương
ứng với mô đun dòng chảy 26,11 l/s/km2. Năm 1996 – 1997, dòng chảy năm đạt 359
m3/s tương ứng với mô đuyn dòng chảy là 132,6 l/s/km2.


+Phân phối dòng chảy năm: Theo chỉ tiêu vượt trung bình, mùa lũ bao gồm
những tháng liên tục có lượng dòng chảy vượt quá 8% lượng dòng chảy năm với
xác suất xuất hiện >= 50%, mùa cạn bao gồm những tháng còn lại trong năm. Theo
chỉ tiêu này thì mùa mưa lũ ở lưu vựcsông Vệ kéo dài từ 3 tháng từ tháng X tới
tháng XII, mùa kiệt kéo dài 9 tháng,từ tháng I đến tháng IX. Mùa mưa ở đây kéo dài
4 tháng, nhưng mùa lũ chỉ có 3 tháng và thường mùa lũ chậm hơn mùa mưa 1

tháng. Vào tháng IX hàng năm tuy đã bước vào mùa mưa thực sự nhưng do lưu vực
vừa trải qua một thời kỳ nắng nóng, lượng mưa rơi xuống chủ yếu tăng độ ẩm lưu
vực, dòng chảy chỉ tăng thêm chút ít, phải sang tháng X lượng mưa lớn dồn tập
trung lúc đó mới thực sự bước vào mùa lũ.
Trong năm, dòng chảy phân bố không đều, lượng dòng chảy mùa lũ chiếm
65% -70% tổng lượng dòng chảy cả năm trong khi đó lượng dòng chảy mùa kiệt từ
tháng I tới tháng IX chỉ chiếm 30,35 %.
Bảng 1.4: Phân phối dòng chảy trung bình tháng nhiều năm( m3/s)
Trạm

I

An Chỉ 55.3

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX


29.1

20.8

15.5

17.5

17.5

12.4

13.6

25.5

X

XI

XII

146

245

178

b) Đặc điểm dòng chảy lũ
+ Chế độ lũ: Mùa lũ hàng năm trên lưu vực sông Vệc kéo dài từ tháng X tới

tháng XII. Tuy nhiên mùa lũ ở đây cũng không ổn định. Nhiều năm lũ xảy ra từ
tháng IX và cũng nhiều năm sang tháng I năm sau vẫn có lũ. Điều này chứng tỏ lũ
lụt ở Quảng Ngãi có sự biến động khá mạnh mẽ.
Trong những thập kỷ gần đây lũ lụt xảy ra ngày một thường xuyên hơn, bất
bình thường hơn với những trận lũ lụt rất lớn và gây hậu quả rất nặng nề như lũ lụt
những năm 1986, 1996, 1998, 1999...
Lượng dòng chảy 3 tháng mùa lũ chiếm tới 65-75% tổng lượng dòng chảy
năm, lượng nước biến đổi của mùa lũ giữa các năm khá lớn, năm nhiều nước lượng
nước của mùa lũ có thể gấp 10 lần lượng nước của mùa lũ năm ít nước (năm 1996
có tổng lượng nước 3 tháng mùa lũ 3401m3/s trong khi đó tổng lượng nước 3 tháng
mùa lũ của năm 1982 chỉ là 355 m3/s).


+ Mực nước lũ: Đặc điểm dòng chảy lũ là biên độ, cường suất lũ lớn, thời gian lũ
ngắn dạng lũ nhọn: Đặc điểm này là do cường độ mưa lớn, tập trung nhiều đợt tâm mưa
nằm ở thượng mưu các lưu vực sông, độ dốc sông lớn, nước tập trung nhanh.
Bảng 1.5: Đặc điểm một số trận lũ
Thời
Sông

Trạm

Ngày tháng
năm

Biên độ
(cm)

Cường


Thời

gian lũ

suất lũ

gian lũ

duy trì

(cm/h)

lên (h)

trên BĐ
III (h)

Sông Vệ

Sông

19/XI/87

Vệ

4/XII/99

371
375


39

60

12

105

60

Hạ du các sông chịu ảnh hưởng thủy triều mạnh, một số cơn bão mạnh đã
làm nước dâng lên ở vùng ven biển rất lớn, nên lũ có cơ hội gặp đỉnh triều thì sẽ gây
lũ lớn ở hạ du các sông.
+Tổng lượng lũ : Do đặc điểm địa hình các sông Miền Trung ngắn, dốc, thời
gian duy trì các trận lũ thường chỉ 3 - 5 ngày. Tổng lượng lũ 1 ngày lớn nhất chiếm
tới 30 - 35% tổng lượng của toàn trận lũ. Tại An Chỉ, tổng lượng lũ 5 ngày đạt tới
946,1 triệu m3 lũ năm 1999, đạt 551,6 triệu m3 lũ năm 1998[10].
.
Quan hệ giữa lưu lượng đỉnh lũ và tổng lượng lũ 1 ngày max tương đối chặt
chẽ, thể hiện hệ số tương quan đạt R=0,96 tại An Chỉ.
c) Dòng chảy kiệt
Về mùa kiệt, dòng chảy trong sông nhỏ, nguồn cung cấp nước chủ yếu là
nước ngầm. Mùa kiệt trên sông Vệ kéo dài từ tháng I đến tháng IX với tổng lượng
dòng chảy chỉ chiếm 30 % - 35 % tổng lượng dòng chảy năm. Trong năm có 2 thời
kì kiệt, thời kì kiệt nhất xuất hiện vào tháng IV.
Theo số liệu quan trắc từ 1977-2001 thì năm kiệt nhất là năm 1982-1983.
Đây là năm kiệt nhất trong vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Lưu lượng nhỏ nhất
tuyệt đối quan trắc được thời kì 1976-2001 cho thấy khả năng xuất hiện ngày nhỏ
nhất trong năm chủ yếu xảy ra vào tháng VIII.
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

1.2.1. Dân cư và lao động
Tính đến năm 2009 dân số trung bình toàn vùng là 936.553 người, với mật
độ dân số là: 730 người/km2. Dân cư trong vùng phân bố không đồng đều, tập trung


nhiều ở thành phố, các thị trấn, dọc theo đường quốc lộ. Thành phố Quảng Ngãi có
mật độ dân số cao nhất với 3.394 người/km 2. Huyện Nghĩa Hành có mật độ dân số
thấp nhất 431người/km2.
Sự gia tăng dân số dẫn đến tăng nhu cầu sinh hoạt và các nhu cầu thiết yếu
khác, trong lúc đó nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn hẹp, nhất là tài nguyên đất
dùng cho sản xuất nông nghiệp và đất ở. Hậu quả tất yếu là phải mở rộng đất nông
nghiệp vào đất rừng, nạn phá rừng làm rẫy xảy ra khắp các địa phương trong toàn
tỉnh. Sự gia tăng mật độ dân số cùng với nạn phá rừng chính là một trong các
nguyên nhân trực tiếp gây ra sự hình thành lũ quét.
Vùng có nguồn lao động dồi dào với 495.598 người trong độ tuổi lao động,
chiếm 53% dân số. Lao động tham gia làm việc trong nền kinh tế là 451.875 người
chiếm 48% dân số, trong đó lao động hoạt động trong ngành nông - lâm nghiệp
chiếm 68%, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 15%, ngành dịch vụ chiếm 18%.
Lao động trong vùng đa phần là lao động phổ thông, chủ yếu làm việc trong
ngành nông - lâm - ngư nghiệp. Do tính chất thời vụ trong sản xuất nông nghiệp,
bình quân đất nông nghiệp trên đầu người thấp, nên thường xảy ra tình trạng thiếu
việc làm, năng suất lao động thấp. Việc làm hiện nay đang là vấn đề khá bức xúc,
lao động nông nghiệp phải đi các nơi khác để tìm việc làm thêm, tình trạng không
có việc làm ngày càng tăng. Đây là vấn đề cần phải tìm cách tháo gỡ bằng cách mở
rộng, đa dạng hoá ngành nghề công nghiệp, ngành nghề truyền thống. Chú trọng
phát triển các ngành du lịch - dịch vụ, tạo điều kiện để người lao động chuyển từ
nông nghiệp sang phi nông nghiệp, giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động
Khi nền kinh tế phát triển mạnh trong tương lai, các ngành phi nông nghiệp
chiếm ưu thế trong cơ cấu kinh tế, sẽ đòi hỏi một lực lượng lao động có trình độ
chuyên môn là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu nhằm đáp ứng nhu cầu ngày

càng cao của xã hội.
1.2.2. Hiện trạng nên kinh tế [13].
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ướt tính đạt 12.808,5 tỷ đồng (theo
giá so sánh năm 1994), tăng 10,4% so vơi năm 2014, vượt 3,2% kế hoạch. Trong đó
khu vực công nghiệp – xây dựng đạt 6.397,9 tỷ đồng tăng 11,1% so với năm 2014
vượt 4,6% kế hoạch; khu vực dịch vụ đạt 4.272,6 tỷ đồng tăng 12% so với năm
2014 đạt 100% kế hoạch; khu vực nông nghiệp và thủy sản đạt 2.137,9 tỷ đồng tăng
5,3% so với năm 2014 vượt 5,6% kế hoạch. Nếu không tính sản phẩm lọc hóa dầu


thì tổng sản phẩm trong tỉnh phần còn lại ước tính đạt 9.021,7 tỷ đồng tăng 9,4% so
với năm trước vượt kế hoạch đề ra.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ
trọng 61,4%; dịch vụ 23,2%; nông, lâm nghiệp và thủy sản 15,4% trong tổng
GRDP, GRDP bình quân đầu người tăng 52,6 triệu đồng/năm, tương đương 2.447
USD/người.
a) Về công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 23.262,2 tỷ đồng, tăng 11,9% so
với2014, vuợt 4,6% kế hoạch năm. Trong đó, khu vực kinh tế nhà nước đạt
17.421,9 tỷ đồng tăng 12,9%; kinh tế ngoài nhà nước đat 5.342,7 tỷ đồng tăng
9,92%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 497,8 tỷ đồng, tăng 1,4%. Đa số
sản phâm công nghiệp đều tăng so với năm 2014, trong đó có nhiều sản phẩm tăng
khá: thủy sản chế biến, nước khoáng và nước khoáng tinh khiết, lọc hóa dầu, phân
hóa học.
Riêng sản lượng lọc hóa dầu ước tính đạt 6,6triệu tấn tăng 12,8% so với năm
2014, vượt 6.5% kế hoạch. Trong năm tỉnh đã thành lập được 03 cụm công nghiệp
tại cá huyện Mộ Dức, Bình Sơn và Ba Tơ, góp phần phát triển kinh tế xã hội tại các
địa phương. Đồng thời kiến nghị Chính phủ bổ sung KCN Phổ Khánh
(huyện Đức Phổ) và Đồng Dinh (Huyện Nghĩa Hành) vào Quy hoạch phát triển các
KCN tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020.

b) Về thương mại và giá cả thị trường
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ước đạt 37.968,9 tỷ đồng
tăng 12,5% so với năm 2014 và xấp xỉ đạt kế hoạch năm.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2015 tăng 0,14% so với tháng trước;
tăng 1,51% so với cùng kỳ năm trước và tăng 1,62% so với tháng 12/2014, bình
quân 11 tháng tắng 1,84% so với cùng kỳ năm trước.
Kin ngạch xuất khẩu ước đạt 400 triệu USD, giảm 32,1% so với năm 2014,
đạt 43,9% kế hoạch năm. Kim ngạch xuất khẩu giảm chủ yếu là do giá dầu thô
giảm, đồng thời sản lượng nhập khẩu vào nhà máy lọc dầu Dung Quất giảm; thuế
xuất nhập khẩu giảm.
Hoạt động vận tải (không kể vận tải đường sắt) tiếp tục tăng trưởng ổn định,
chất lượng và dịch vụ vẩn tải tiếp tục tăng lên. Doanh thu vẩn tải các dịch vụ vận tải
ước đạt 2.2264,8 tỷ đồng tăng 23,7% so với năm 2014.


×