Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Đánh giá công tác tuyển dụng tại tổng công ty sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.99 KB, 11 trang )

Đánh giá công tác tuyển dụng tại Tổng Công ty Sông Hồng
Con người luôn là nguồn lực cơ bản và quan trọng nhất quyết định sự tồn
tại, phát triển cũng như vị thế của quốc gia đó trên thế giới. Nếu như trước đây sự
dư thừa lao động phổ thông là một lợi thế thì ngày nay vốn nhân lực có chất lượng
cao của mỗi quốc gia sẽ là lợi thế, là vũ khí hiệu quả nhất để đạt được thành công
một cách bền vững. Trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế sự cạnh tranh giữa các quốc
gia trong mọi lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực kinh tế ngày càng quyết liệt hơn, gay gắt
hơn thì lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về quốc gia nào có nguồn nhân lực chất lượng
cao.
Nguồn nhân lực trong tổ chức cũng giống như nguồn nhân lực của một quốc
gia. Chất lượng nguồn nhân lực quyết định đến sự thành bại cũng như lợi thế cạnh
tranh của tổ chức đó trên thị trường. Để tổ chức có được nguồn nhân sự tốt, đáp
ứng được yêu cầu công việc rất cần thiết phải làm tốt công tác tuyển dụng. Trên
thực tế, các doanh nghiệp không tiếc công sức đầu tư cho công tác tuyển dụng với
mong muốn xây dựng được đội ngũ nhân sự trình độ cao. Trong phạm vi bài viết,
tôi xin được phân tích thực trạng về công tác tuyển dụng tại Tổng Công ty Sông
Hồng, nơi tôi đang công tác.
1. Giới thiệu vài nét về Tổng Công ty Sông Hồng:
Tổng Công ty Sông Hồng là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Xây
dựng, tiền thân là Công ty Kiến trúc Việt Trì được Bộ Kiến trúc thành lập ngày
23/8/1958, trụ sở đóng tại Khu công nghiệp Việt Trì. Là đứa con đầu lòng của
ngành Xây dựng Việt Nam, Tổng Công ty đã trải qua một chặng đường đầy gian


nan thử thách, không ngừng phấn đấu và trưởng thành, hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ xây dựng Khu công nghiệp Việt Trì - Khu công nghiệp đầu tiên của miền Bắc
xã hội chủ nghĩa, góp phần khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, đồng thời góp phần vào thắng lợi của cuộc đấu
tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đây cũng chính là nhiệm vụ
nặng nề và đầy vinh quang của ngành Xây dựng Việt Nam sau hoà bình lập lại ở
Miền Bắc.


Từ bước khởi đầu với 40 cán bộ công nhân viên, đến năm 1959 Công ty
Kiến trúc Việt Trì đã có hơn 6.000 cán bộ công nhân viên hăng say lao động, xây
dựng các nhà máy Đường, Điện, Nhà máy Giấy, Hoá chất, Mỳ chính….
Ngày 20/11/1995, Tổng Công ty Xây dựng Sông Hồng được Bộ Xây dựng
thành lập lại theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ với mô hình mới có Hội
đồng

quản

trị.

Ngày 25/8/2006, Tổng Công ty Xây dựng Sông Hồng được Bộ Xây dựng quyết
định chuyển mô hình tổ chức hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ - Công ty Con,
đổi tên thành Tổng Công ty Sông Hồng.
Ngày 01/01/2007, được sự đồng ý của Bộ Xây dựng và UBND thành phố
Hà Nội, Tổng Công ty Sông Hồng chính thức chuyển trụ sở từ thành phố Việt Trì Tỉnh Phú Thọ về địa chỉ số 70 An Dương - Quận Tây Hồ - Thành phố Hà Nội.
Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, với nhiều biến động gắn liền
với những đổi thay của đất nước; Tổng Công ty Sông Hồng luôn hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Bộ Xây dựng giao cho. Từ một đơn vị nhỏ


khi mới thành lập đến nay đã phát triển mạnh mẽ với hàng chục đơn vị thành viên,
công ty cổ phần, công ty liên kết hoạt động trên khắp mọi miền đất nước; Lĩnh vực
hoạt động từ xây dựng truyền thống chuyển sang hoạt động sản xuất kinh doanh đa
ngành nghề: xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy điện, truyền tải
điện, cấp thoát nước, sản xuất công nghiệp, phát triển đô thị, đầu tư, kinh doanh
bất động sản, xuất nhập khẩu lao động và vật tư cùng nhiều lĩnh vực kinh doanh
khác…
Với sự nỗ lực phấn đấu, cống hiến và không ngừng phát triển, Tổng Công ty
Sông Hồng đã vinh dự được Đảng, Nhà nước và Chính phủ tặng thưởng nhiều

danh hiệu, phần thưởng cao quý, nhiều Huân chương Độc lập, Huân chương
Kháng chiến, Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba, nhiều Bằng khen của
Thủ tướng Chính phủ, Cờ thưởng luân lưu của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Xây dựng, Công đoàn ngành Xây dựng và các Tỉnh,
Thành trong cả nước - nơi những công trình lớn mà Tổng Công ty Sông Hồng đã,
đang thi công và làm việc.
2. Quy trình tuyển dụng tại Tổng Công ty Sông Hồng:
Tổng Công ty Sông Hồng với nhiệm vụ chức năng chính là thi công xây lắp
các công trình dân dụng và hạ tầng đa phần nằm ở các vùng sâu, vùng xa, cách trở
về phương tiện giao thông và thông tin liên lạc. Các dự án thường kéo dài nhiều
năm, lao động sử dụng thường yêu cầu phải chấp nhận điều kiện làm việc khắc
nghiệt, đôi khi phải làm việc với thời gian căng thẳng. Nguồn nhân lực chính của
Công ty là các cán bộ tốt nghiệp tại các trường khối kỹ thuật như: Xây dựng, Kiến


trúc, Thủy lợi và Giao thông…, đồng thời đội ngũ người lao động trực tiếp được
lấy từ các trường đào tạo nghề kỹ thuật như: thợ hàn, thợ bê tông, thợ xây, thợ
điện…
Với những đặc thù của ngành nêu trên nên nguồn nhân lực của một số dự án
của Tổng Công ty là những người lao động ở các địa phương nơi dự án triển khai.
Căn cứ vào cơ cấu nhân sự yêu cầu, số lượng lớn lao động được tuyển dụng tại các
trường nghề và một bộ phận không nhỏ lao động được tuyển dụng là các lao động
phổ thông, sau đó được các công ty trong Tổng Công ty đào tạo tại chỗ để có thể
đảm nhiệm được các công việc liên quan đến kỹ thuật đặc thù của dự án yêu cầu.
Tổng Công ty Sông Hồng cũng thường xuyên tham gia tuyển dụng qua các kênh
báo chí, các trường nghề, các hội chợ việc làm tại Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Ngoài ra, Tổng Công ty còn liên hệ rất mật thiết với các trường đào tạo nghề khối
xây dựng để có thể tuyển chọn đáp ứng yêu cầu sản xuất, đồng thời đối với đội ngũ
cán bộ nhân viên tiềm năng tại các Trường Đại học Xây dựng, Đại học Thủy lợi…
Tổng Công ty cũng có các chính sách liên hệ tuyển dụng như: Trao học bổng, hỗ

trợ việc làm cho sinh viên giỏi khi ra trường được làm tại các phòng ban của Tổng
Công ty. Chính những chính sách này, Tổng Công ty đã có một đội ngũ nguồn
nhân lực tương đối mạnh đáp ứng được định hướng của Tổng Công ty trong sản
xuất kinh doanh.
Quy trình tuyển dụng: theo định kỳ hàng quý, hàng năm, căn cứ vào kế
hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty, phòng tổ chức sẽ cân đối lại nguồn
nhân sự và đưa ra kế hoạch nhân sự bổ sung. Sau khi được Ban Tổng Giám đốc


phê duyệt sẽ tiến hành tuyển dụng. Quy trình tuyển dụng được lược hóa theo sơ đồ
sau:


Xác định nhu cầu
tuyển dụng

(1)

Điều động nội bộ

(2)

Tổng hợp yêu cầu

(3)

(4)
Trình BGĐ
Tuyển dụng


(5)

 Bước 1: Xác định nhu cầu tuyển dụng: định kỳ đầu quý, đầu năm, lãnh đạo
các dự án, phòng ban trong Tổng Công ty sẽ phải trình kế hoạch nhân sự
cho thời gian tới.
 Bước 2: Điều động nội bộ: Căn cứ vào yêu cầu nhân sự, phòng Tổ chức sẽ
tiến hành điều động nội bộ giữa các đơn vị trong Tổng Công ty.
 Bước 3: Trong trường hợp nguồn nhân lực trong Tổng Công ty không đáp
ứng được yêu cầu của các đơn vị, phòng Tổ chức sẽ tổng hợp lại số lượng
nhân sự thiếu có nhu cầu tuyển dụng bên ngoài để trình Ban Tổng Giám
đốc.


 Bước 4: Căn cứ vào nhu cầu thực sự lao động thiếu, Ban Tổng Giám đốc sẽ
phê duyệt theo phương án tuyển dụng từ nguồn bên ngoài hay thuê thầu
phụ.
 Bước 5: Trong trường hợp quyết định tuyển dụng lao động bên ngoài được
phê duyệt, phòng Tổ chức sẽ tiến hành tuyển dụng theo trình tự sau:
 Xét tuyển qua hồ sơ;
 Kiểm tra trình độ;


Phỏng vấn;

 Quyết định tuyển chọn;
 Khám sức khỏe;
 Ký hợp đồng thử việc.
3.

Một số tồn tại và phương án khắc phục:


Ngành xây dựng là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân, có
nhiệm vụ đi trước mở đường trong công cuộc phát triển đất nước, để hoàn thành
trọng trách của mình, cần tăng cường về mọi mặt, trước hết là nguồn nhân lực theo
hướng hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, nâng cao mức thu nhập của người lao
động, đổi mới việc cung ứng nhân lực cho phù hợp với các nguyên tắc của thị
trường lao động.
Song, hiện nay tiến độ xây dựng của nhiều công trình, nhất là công trình lớn
bị chậm, một trong những nguyên nhân cơ bản là do thiếu nhân công. Các cơ sở


đào tạo nghề xây dựng thì lại đang gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh. Thực
tế này phần nào phản ánh những bất cập, nhược điểm về nhân sự ngành xây dựng
hiện nay khi mà tốc độ xây dựng, sự đổi mới trong khoa học công nghệ đang thay
đổi từng ngày.
Theo đánh giá của Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và Đô thị (Bộ Xây
Dựng): “Đội ngũ công nhân, những người trực tiếp lao động tạo ra thực thể công
trình, sản phẩm cuối cùng của ngành xây dựng còn thiếu về số lượng, ít về chất
lượng. Tỷ lệ lao động thủ công, lao động nông nhàn chưa qua đào tạo còn khá
cao. Mức độ thành thạo, kỹ năng nghề nghiệp, tai nạn rủi ro trong hoạt động xây
dựng còn nhiều. Sự gắn bó, lòng yêu nghề của người thợ xây dựng chưa cao”.
Theo Bộ Xây dựng, số lượng lao động qua đào tạo bổ sung cho ngành hàng
năm mới chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu, trong khi đó, tốc độ đầu tư xây dựng
hàng năm tăng từ 15 – 20%. Cơ cấu nguồn nhân lực của ngành (tỷ lệ cơ cấu kỹ sư,
trung cấp chuyên nghiệp, công nhân học nghề) là 1: 1,3: 3; trong khi đó, với các
nước trên thế giới, tỷ lệ này là 1:4:10. Với tỷ lệ này, ngành xây dựng đang tồn tại
tình trạng thừa thầy thiếu thợ. Vì thế, tại nhiều công trình lớn đang tồn tại cảnh lao
động là nông dân chưa qua đào tạo làm việc thay cho công nhân kỹ thuật.
Qua nghiên cứu quy trình tuyển dụng của Tổng Công ty Sông Hồng, tôi
nhận thấy có một số những tồn tại như sau:

Một là, do các dự án được thực hiện chủ yếu ở các địa phương, khó khăn
cách trở về giao thông, thông tin liên lạc nên một số lượng lớn lao động khi tuyển


dụng đã không hình dung được môi trường làm việc, không thích nghi được môi
trường nên đã bỏ về.
Hai là, do cách trở về địa lý nên người lao động thường có tâm lý ngại đi
làm xa, có người thường chấp nhận với mức thu nhập thấp hơn là một công việc tại
địa phương.
Ba là, một số công việc không cần thiết phải tuyển những người đã tốt
nghiệp Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ như: Văn thư, lữu trữ, đánh máy, kho quĩ.... Việc
sử dụng nguồn nhân lực có trình độ cao vào những vị trí này gây lãng phí nguồn
nhân lực và tốn kém.
Bốn là, đa số lực lượng lao động trong ngành xây dựng đến từ nông thôn,
nên nhiều lao động chưa qua đào tạo bài bản, thậm chí chưa qua đào tạo, sức khỏe
không đồng đều, ý thức chấp hành kỷ luật công nghệ chưa cao, thiếu chu đáo cẩn
thận, dễ dàng bằng với kết quả đạt được và cũng dễ bị sa ngã vào những tiêu cực,
tệ nạn xã hội vốn đồng hành với nhiều công trường. Hiện nay, rất khó tìm được
một người thợ biết đọc bản vẽ, biết tính sắt thép, kết cấu. Các công nhân phần lớn
chỉ biết những công việc đơn thuần như xây, trát, nếu có thâm niên thì tay nghề
khéo léo hơn.
Năm là, vẫn còn có rất nhiều trường hợp người được tuyển thẳng vào Tổng
Công ty là do quen biết hoặc người nhà của các lãnh đạo cơ quan mà không thông
qua tuyển dụng.


Sáu là, tình trạng thiếu trầm trọng nhân sự cao cấp tại tất cả các ngành đã
đẩy doanh nghiệp bước vào một "cuộc chiến" giành giật nhân lực thực sự gay gắt
và Tổng Công ty Sông Hồng cũng không phải là ngoại lệ.
Để khắc phục được những hạn chế trên, theo tôi cần phải cải thiện những

vấn đề sau:
Thứ nhất: Tổng Công ty Sông Hồng luôn xác định phát triển nguồn nhân
lực là chiến lược quan trọng và là nhiệm vụ trọng tâm vì vậy tùy theo khả năng,
yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của mình, Tổng Công ty cần chủ động trong
khâu đào tạo, nâng cao chất lượng lao động.
Thứ hai: để đáp ứng cơ bản yêu cầu của người lao động và người sử dụng
lao động, Tổng Công ty phải phối hợp với các trường đại học, các trung tâm đào
tạo, các trường dạy nghề để đào tạo, tuyển dụng, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý,
cán bộ, công nhân kỹ thuật theo đúng tiêu chuẩn bằng cấp ngành nghề, bậc thợ phù
hợp với cơ chế quản lý mô hình phát triển của Tổng Công ty.
Thứ ba: song song với việc đào tạo trong nước, Tổng Công ty và các đơn
vị thành viên tổ chức cho nhiều cán bộ kỹ thuật, quản lý tham quan thực tập ở
nước ngoài để học tập kinh nghiệm xây dựng nhà cao tầng, làm tầng hầm, hoàn
thiện công trình, chống thấm, xử lý nền đất yếu…
Thứ tư: Đối với một số địa phương có khó khăn về địa lý giao thông, cần
áp dụng biện pháp tuyển dụng lao động địa phương nhằm chủ động về nguồn nhân
lực.


Thứ năm: giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu nhân sự cấp cao, Tổng
Công ty Sông Hồng có thể thuê nhân sự cấp cao người nước ngoài.
Thứ sáu: Tận dụng tối đa các phần mềm hỗ trợ tuyển dụng miễn phí. Thời
đại công nghệ thông tin phát triển, các nhà tuyển dụng có thể sử dụng một loạt các
ứng dụng hỗ trợ quá trình tuyển dụng hoàn toàn miễn phí.
KẾT LUẬN
Tuyển dụng nhân viên là một tiến trình thu hút những người có khả năng từ
nhiều nguồn khác nhau, song muốn chọn được đúng người, bố trí họ đúng vị trí
vào đúng thời điểm cần thiết là rất quan trọng. Chính vì thế, thông qua môn học
này tôi nhận thấy rằng để có được có được nguồn nhân lực chất lượng cao thì công
tác tuyển dụng nguồn nhân lực cần được chú trọng và đầu tư đúng mức.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Tài liệu tham khảo:
- Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực - Chương trình đào tạo thạc sỹ Quản
trị kinh doanh quốc tế, Griggs University;
- Website:



×